Nhận xét:
‐ Trong các bệnh nhân NKH đáp ứng với
điều trị kháng sinh (KS) ở 24 giờ đầu, có 38/95
TH (40%) nồng độ PCT2 thay đổi trước sự thay
đổi của tri giác hoặc sốt hoặc sốt và tri giác.
‐ Trong 38/95 TH (40%) nồng độ PCT thay
đổi sớm so với DHLS có:
<0,5ng/ml: 2/5 TH = 40%
≥0,5 – 2ng/ml: 9/14 = 64%
>2 – 10ng/ml: 10/31 = 32%
>10ng/ml: 17/45 = 37%
‐ Trong nhóm không đáp ứng với điều trị
KS, lúc đầu nồng độ PCT thay đổi theo chiều
hướng giảm nhẹ (3/55 TH = 5,5%), nhưng sau vài
ngày điều trị thì nồng độ PCT không giảm nữa
Tuy có sự khác biệt về nồng độ PCT giữa
2 nhóm vi khuẩn Gram (+), Gram (‐), nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p=0,06).
‐ Schetz P và CS(8): trên các bệnh nhân
NKH nặng không đáp ứng với điều trị KS,
nồng độ PCT thay đổi rất ít và sự khác biệt
nồng độ giữa các lần xét nghiệm không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
So sánh sự thay đổi giữa nồng độ PCT và
DHLS (tri giác, nhiệt độ) trên các bệnh nhân
NKH có đáp ứng và không đáp ứng với điều trị
kháng sinh.
Thay đổi giữa nhóm đáp ứng và không đáp
ứng với điều trị kháng sinh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Theo dõi kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết ‐ choáng nhiễm khuẩn bằng động học của Procalcitonin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
107
THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT‐
CHOÁNG NHIỄM KHUẨN BẰNG ĐỘNG HỌC CỦA PROCALCITONIN
Lê Xuân Trường*, Nguyễn Thanh Bảo*, Nguyễn Thị Băng Sương*, Vũ Kiều Diễm Trinh**,
Trần Thị Hương Lý***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH)‐choáng nhiễm khuẩn là một bệnh lý nặng, tỷ lệ tử vong cao. Để
đánh giá điều trị kháng sinh có đáp ứng hay không trong thời gian sớm nhất trước khi có những dấu hiệu đáp
ứng lâm sàng, y văn thế giới đề cập đến procalcitonin (PCT), một chỉ tố sinh học mới có thể theo dõi việc đáp ứng
hay không đáp ứng trong sử dụng kháng sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hàng loạt trường hợp và tiến cứu ở các bệnh
nhân có tuổi từ 16 đến 94 đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang tỉnh
Kiên giang từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2014. Gồm các bệnh nhân NKH, cấy máu dương tính (n=150 TH).
Định lượng PCT bằng phương pháp miễn dịch phát quang (ILMA), thuốc thử hãng BRAHMS‐PCT, máy
Lumat LB 9507 của Đức.
Kết quả: Giá trị trung vị của PCT ở nhóm NKH = 12,58 (0,09‐448,2)ng/ml. Ở nhóm NKH đáp ứng với
điều trị KS: trung vị của PCT thay đổi từ 11,46 (0,10‐182,0)ng/ml → 8,41 (0,2‐135,1)ng/ml → 3,01 (0,08‐
78,26)ng/ml → 0,90 (0,07‐23,11)ng/ml. Sự thay đổi giữa các lần xét nghiệm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Ở
nhóm NKH không đáp ứng với điều trị KS: trung vị của PCT thay đổi từ 21,02 (0,09‐448,2)ng/ml → 19,61
(0,11‐310,0)ng/ml → 3,19 (0,68‐87,88)ng/ml → 4,12 (0,82‐92,35)ng/ml. Sự thay đổi giữa các lần xét nghiệm
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết luận: Có thể theo dõi kết quả điều trị kháng sinh trên các bệnh nhân NKH bằng động học của PCT.
Nồng độ PCT giảm khi bệnh nhân đáp ứng với điều trị kháng sinh. Khi không đáp ứng với điều trị kháng sinh,
nồng độ PCT tăng hoặc thay đổi nhưng sự khác biệt giữa các lần xét nghiệm không có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: procalcitonin, nhiễm khuẩn huyết.
ABSTRACT
DIAGNOSTIC VALUE AND TREATMENT MONITORING OF PROCALCITONIN IN SEPSIS
AND SEPTIC SHOCK
Le Xuan Truong, Nguyen Thanh Bao, Nguyen Thi Bang Suong, Vu Kieu Diem Trinh,
Tran Thi Huong Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ No 4 ‐ 2014: 107 ‐ 111
Back ground: Sepsis and septic shock is the serious illness and mortality rate is high. Diagnosis depends on
blood culture but it is slow and low positive. On the other way, antibiotic treatment almost depends on physical
experience at the first time. This problem leads non response to antibiotic treatment. In order to estimate antibiotic
treatment have response or haven’t response in early time before clinical signals change in order to change early
antibiotic treatment. The aim of the study is to confirm diagnostic value of procalcitonin and follow‐up in sepsis
and septic shock by the kinetic of procalcitonin.
Material and method: Research 150 septic patients (positive blood culture) with ages from 16 to 94 at Cho
Ray Hospital, HoChiMinh City and General Hospital Kien Giang, Kien Giang province from Jan 2013 to Jun
2014. Procalcitonin quantitative analysis by BRAHMS‐PCT‐LIA, Lumat LB 9507, Germany.
* Đại học Y Dược TP.HCM, ** Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang, *** Trường Cao Đẳng Y tế Kiên Giang
Tác giả liên lạc: TS. Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong57@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
108
Results: Mean value of serum PCT in septic patients is 12.58ng/ml. Follow‐up of kinetic of PCT
who respond well to antibiotic treatment, mean value of PCT1 before antibiotic treatment is 11.46ng/ml
(10‐182); after 1 day of antibiotic treatment PCT2 is 8.41ng/ml (0.2‐135.1); after 2 days of antibiotic
treatment PCT3 is 3.01ng/ml (0.08‐78.26); after 6 days of antibiotic treatment PCT4 is 0.90ng/ml
(0.07‐23.11). The changes of kinetic of PCT at group non response to antibiotic treatment: PCT1: 21.02
ng/ml (0.09‐448.2) → PCT2: 19.61 ng/ml (0.11‐310) → PCT3: 3.19 ng/ml (0.68‐87.88) → PCT4: 4.12
ng/ml (0.82‐92.35). There are no differences in PCT levels between groups, (p>0.05).
Conclusion: Mean value of serum PCT in septic patients is high. The kinetic of PCT can follow‐up
treatment in sepsis, septic shock. PCT concentration decreases when patients response to antibiotic
treatment and PCT concentration increases or change but no differences when patients non response to
antibiotic treatment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một bệnh lý
nặng, tỷ lệ tử vong cao, triệu chứng lâm sàng đa
dạng, đôi khi không điển hình. Chẩn đoán xác
định dựa vào cấy máu, nhưng kết quả cấy máu
thì chậm và dương tính thấp. Mặc khác, những
nghiên cứu gần đây cho thấy việc xuất hiện các
chủng vi khuẩn kháng thuốc đối với một số
kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện nói
chung và NKH‐choáng nhiễm khuẩn nói riêng
ngày một gia tăng(1,3,4,5,6,9,11).
Một trong những hậu quả của việc gia tăng
kháng thuốc là do điều trị kháng sinh không
phù hợp và đây là một yếu tố quan trọng
quyết định tỷ lệ tử vong ở bệnh viện. Việc lựa
chọn kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả
xét nghiệm vi sinh, các nhà lâm sàng thường
dựa vào kinh nghiệm tức là dựa vào tần suất
các loại vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn bệnh
viện đang lưu hành và tình hình kháng thuốc
của chúng. Chiến lược sử dụng kháng sinh ban
đầu theo kinh nghiệm hiện nay là lựa chọn
kháng sinh phổ rộng đủ mạnh, bao phủ phần
lớn các tác nhân gây bệnh. Sau khi có kết quả
xét nghiệm, kháng sinh sẽ điều chỉnh lại cho
phù hợp. Tuy nhiên trong NKH‐choáng nhiễm
khuẩn vấn đề chẩn đoán đúng và việc lựa
chọn đúng kháng sinh là yếu tố quan trọng
hàng đầu, khẩn cấp(7,10,12).
Để giải quyết vấn đề trên, gần đây y văn thế
giới đã đề cập đến một chỉ điểm sinh học mới là
procalcitonin (PCT), PCT có thể giúp các nhà
lâm sàng có thể theo dõi được việc đáp ứng hay
không đáp ứng trong việc sử dụng kháng sinh,
Để đánh giá đầy đủ vai trỏ của PCT trong chẩn
đoán cũng như theo dõi đáp ứng điều trị kháng
sinh (KS) trong nhiễm khuẩn huyết‐choáng
nhiễm khuẩn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này(2,7,8,9,10).
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm những bệnh nhân NKH có tuổi ≥ 16.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2013 đến
tháng 6/2014 tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.Hồ Chí
Minh và Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang‐Tỉnh
Kiên Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang hàng
loạt trường hợp và tiến cứu.
Cỡ mẫu được tính là những bệnh nhân NKH
nhập vào 2 bệnh viện ở khoảng thời gian trên.
Lấy mẫu 4 lần để làm động học, lần 1: lúc mới
nhập viện trước khi điều trị kháng sinh (PCT1),
lần 2: sau 24 giờ điều trị kháng sinh (PCT2), lần
3: sau 48 giờ điều trị kháng sinh (PCT3), lần 4:
sau 6 ngày điều trị kháng sinh (PCT4).
Phương pháp định lượng: sử dụng test
BRAHMS‐PCT LIA. Máy Lumat LB 9507 của
Đức.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
109
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Theo dõi động học của PCT để xem việc sử
dụng kháng sinh ban đầu có phù hợp không
để thay đổi phát đồ điều trị trong thời gian
sớm nhất.
Nồng độ PCT ở nhóm NKH đáp ứng với điều
trị kháng sinh
Bảng 1. Nồng độ PCT (ng/ml) thay đổi trước và sau
điều trị ở nhóm NKH đáp ứng với điều trị kháng sinh
PCT T1 T2 T3 T4
N 95 95 95 93
Trung
bình
22,23 ±
32,84
15,25 ±
24,72
7,92 ±
12,97
2,76 ±
4,96
Trung vị 11,46 8,41 3,01 0,90
Nhỏ nhất 0,10 0,20 0,08 0,07
Lớn nhất 182,0 135,1 78,26 23,11
p <0,001 <0,001 <0,001
Biểu đồ 1. Đường biểu diễn động học của nhóm bệnh
nhân NKH đáp ứng với điều trị kháng sinh
‐ Ở lần xét nghiệm thứ 2 sau 24 giờ điều trị
kháng sinh có 83/95 TH, chiếm 88% nồng độ
PCT2 giảm ngay so với PCT1. Chỉ có 12/95 TH,
chiếm 12% nồng độ PCT2 còn tăng. Tuy nhiên
tất cả các TH này (95/95 TH=100%) sau 48 giờ
điều trị KS đều có nồng độ PCT3 giảm.
‐ Nhóm BN đáp ứng có thời gian nhập viện
sớm, trung bình là 5,5 ngày sau khi bệnh khởi
phát, 54/95 TH (chiếm 56%) có điều trị KS tiêm
và 31/95 TH (chiếm 32%) có bệnh lý nền kèm
theo như đái tháo đường, viêm đa khớp, gout,
cao huyết áp...
Theo một số tác giả:
‐ N.N.Tuấn(6): trước và sau 72 giờ điều trị KS
trung vị PCT của nhóm NKH thay từ 9,9ng/ml
→ 6,3ng/ml và nhóm choáng nhiễm khuẩn thay
đổi từ 62,9ng/ml → 7,1ng/ml.
‐ L.X.Trường(5): trước và sau điều trị KS 2
ngày, 6 ngày trung vị của PCT thay đổi từ
7,13ng/ml → 1,23ng/ml → 0,35ng/ml.
Nồng độ PCT ở nhóm NKH không đáp ứng với
điều trị kháng sinh
Bảng 2. Nồng độ PCT (ng/ml) thay đổi trước và sau
điều trị KS ở nhóm NKH không đáp ứng điều trị
kháng sinh
PCT T1 T2 T3 T4
N 55 46 24 19
Trung
bình
48,73 ±
84,57
41,84 ±
64,73
16,96 ±
23,94
15,31 ±
22,78
Trung vị 21,02 19,61 3,19 4,12
Nhỏ nhất 0,09 0,11 0,68 0,82
Lớn nhất 448,2 310,0 87,88 92,35
p 0,589 0,132 0,082
Biểu đồ 2. Đường biểu diễn động học của nhóm bệnh
nhân NKH không đáp ứng với điều trị kháng sinh
‐ Có 27/55 TH (chiếm 49%) nồng độ PCT2
cao hơn PCT1 sau 24 giờ điều trị KS. Có 14/27
TH (chiếm 52%) nồng độ PCT3 cao hơn PCT2
sau 48 giờ điều trị KS. Có 8/14 TH (chiếm 57%)
nồng độ PCT4 tăng cao hơn PCT3 sau 6 ngày
điều trị KS.
‐ Theo dõi trung vị của PCT giữa các lần xét
nghiệm cho thấy nồng độ PCT4 tăng cao hơn
PCT3 trên nhóm bệnh nhân không đáp ứng với
điều trị KS.
‐ Nhóm BN không đáp ứng có thời gian
nhập viện hơi muộn, trung bình là 8,5 ngày sau
0
5
10
15
20
25
T1 T2 T3 T4
Trung bình Trung vị
0
20
40
60
T1 T2 T3 T4
Trung bình Trung vị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
110
khi bệnh khởi phát, 46/55 TH (chiếm 83%) có
điều trị KS tiêm và 41/55 TH (chiếm 75%) có
bệnh lý nền kèm theo như đái tháo đường, viêm
đa khớp, gout.
Theo một số nghiên cứu:
‐ L.X.Trường(2): nghiên cứu 24 trường hợp
NKH không đáp ứng với điều trị KS, trung vị
của PCT thay đổi trước và sau 2 ngày, 6 ngày
điều trị như sau: 19,36ng/ml → 22,74ng/ml →
17,23 → 52ng/ml.
‐ Schetz P và CS(8): trên các bệnh nhân
NKH nặng không đáp ứng với điều trị KS,
nồng độ PCT thay đổi rất ít và sự khác biệt
nồng độ giữa các lần xét nghiệm không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
So sánh sự thay đổi giữa nồng độ PCT và
DHLS (tri giác, nhiệt độ) trên các bệnh nhân
NKH có đáp ứng và không đáp ứng với điều trị
kháng sinh.
Thay đổi giữa nhóm đáp ứng và không đáp
ứng với điều trị kháng sinh.
Bảng 3. Tỷ lệ % PCT và DHLS thay đổi giữa 2 nhóm đáp ứng và không đáp ứng với điều trị kháng sinh
% PCT Đáp ứng với điều trị KS (N=95
TH)
Không đáp ứng với điều trị KS (N=55) Tổng số (n=150)
Thay đổi sớm so với DHLS 38 (40%) 3 (5,5%) 41 (27,3%)
Thay đổi tương ứng với DHLS 57 (60%) 52 (94,5%) 109 (72,7%)
Phép kiểm 2, p = 0,074.
Nhận xét:
‐ Trong các bệnh nhân NKH đáp ứng với
điều trị kháng sinh (KS) ở 24 giờ đầu, có 38/95
TH (40%) nồng độ PCT2 thay đổi trước sự thay
đổi của tri giác hoặc sốt hoặc sốt và tri giác.
‐ Trong 38/95 TH (40%) nồng độ PCT thay
đổi sớm so với DHLS có:
<0,5ng/ml: 2/5 TH = 40%
≥0,5 – 2ng/ml: 9/14 = 64%
>2 – 10ng/ml: 10/31 = 32%
>10ng/ml: 17/45 = 37%
‐ Trong nhóm không đáp ứng với điều trị
KS, lúc đầu nồng độ PCT thay đổi theo chiều
hướng giảm nhẹ (3/55 TH = 5,5%), nhưng sau vài
ngày điều trị thì nồng độ PCT không giảm nữa
hoặc tăng trở lại trước khi bệnh nhân tử vong
hoặc xin về vì suy đa cơ quan (12/55 TH = 22%).
So sánh sự thay đổi của PCT so với DHLS
(tri giác, nhiệt độ).
Bảng 4. So sánh sự thay đổi của PCT so với DHLS
(tri giác, nhiệt độ)
PCT Bệnh nhân Tỷ lệ%
PCT thay đổi sớm so với tri giác 8 19,5
PCT thay đổi sớm so với nhiệt độ 27 65,9
PCT thay đổi sớm so với tri giác
và nhiệt độ
6 14,6
Tổng cộng 41 100
PCT thay đổi sớm hơn dấu hiệu thân nhiệt
(sốt) chiếm tỷ lệ cao nhất (27/41 TH = 65,9%).
So sánh nồng độ PCT theo vi khuẩn Gram
(+), Gram (‐)
Bảng 5. So sánh nồng độ PCT theo loại vi khuẩn
Nồng độ (ng/ml) Gram (+) (N = 73) Gram (-) (N = 77) Tổng (N = 150)
Trung bình 22,86 ± 30,87 40,56 ± 75,37 31,95 ± 58,62
Trung vị 11,46 14,08 12,58
Nhỏ nhất 0,09 0,10 0,09
Lớn nhất 128,97 448,2 448,2
p = 0, 064
‐ Tuy có sự khác biệt về nồng độ PCT giữa
2 nhóm vi khuẩn Gram (+), Gram (‐), nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p=0,06).
Tỷ lệ % vi khuẩn nhạy và không nhạy với
kháng sinh đồ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
111
Bảng 6 Tỷ lệ % vi khuẩn nhạy và không nhạy với kháng sinh đồ
Nhóm bệnh KSĐ Tiến triển bệnh
Đáp ứng với điều trị KS: 95/150 TH Nhạy KSĐ 76 TH (80%) Tốt, xuất viện.
Không nhạy KSĐ 19 TH (20%) Đổi KSĐ → tốt, xuất viện.
Không đáp ứng với điều trị KS: 55/150 TH Nhạy KSĐ 19 TH (34%) - Suy đa cơ quan
- Có điều trị dài ngày trước đó
- Bệnh lý nền kèm theo
Không nhạy KSĐ 36 TH (66%) - Tử vong, xin về
Trong 55 TH không đáp ứng với điều trị có
28/55 TH xin về hoặc chuyển viện trước khi có
kết quả KSĐ (chỉ ≤ 3 ngày nằm viện):
‐ Cấy máu cho thấy có 6 TH phù hợp với
KSĐ nhưng không đáp ứng với điều trị, chúng
tôi thấy các BN này có thời gian dài điều trị tại
nhà (tự mua thuốc uống hoặc đến bác sĩ tư điều
trị), có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng do suy đa cơ
quan hoặc có bệnh lý nền khác kèm theo như
ĐTĐ, gout, viêm đa khớp.
‐ 22 TH còn lại cho kết quả không nhạy với
kháng sinh đồ.
KẾT LUẬN
Động học của PCT có thể giúp theo dõi kết
quả điều trị kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết‐choáng nhiễm khuẩn. Nồng độ
PCT giảm khi bệnh nhân đáp ứng với điều trị
kháng sinh. PCT thay đổi không có ý nghĩa
thống kê khi kháng sinh điều trị không thích
hợp hoặc bệnh nhân suy đa cơ quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barbie J. et al (2013). “Kinetics of changes in serum
concentrations of procalcitonin, interleukin‐6, and C‐reactive
protein after elective abdominal surgery. Can it be usedto
detect postoperative”. Coll Antropol. 2013 Mar; 37(1): 195‐201.
2. Koivula L. and col. (2011). “Elevated procalcitonin predicts
Gram‐negative sepsis in haematological patients with febrile
neutropenia”. Scand J Infect Dis. 2011 Jul; 43(6‐7): 471‐8.
3. Kopterides P, Tsangaris I. (2012). “Procalcitoni and sepsis:
recent data on diagnostic utility prognostic potential and
therapeutic implications in critically ill patients”. Minerva
Anestesiol. 2012 Jul; 78(7): 823‐35.
4. Lê Xuân Trường (2009). “Giá trị chẩn đoán và tiên lượng của
procalcitonin huyết thanh trong nhiễm trùng huyết”. Tạp chí
Y học TP.HCM, tập 13, phụ bản số 1, tr.189‐194.
5. Lê Xuân Trường (2009). “Theo dõi kết quả điều trị nhiễm
trùng huyết và choáng nhiễm trùng bằng động học của
procalcitonin”. Tạp chí Y học TP.HCM, tập 13, phụ bản số 1,
tr.213‐221.
6. Nguyễn Nghiêm Tuấn (2008). “Vai trò của procalcitonin trong
chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết”. Luận văn Thạc sĩ
Y học. Chuyên ngành Nội khoa – Đại học Y Dược TP.Hồ Chí
Minh.
7. Ruiz‐Rodriguez JC, Rello J (2013). “Predicting treatment
failure in severe sepsis and septic shock: looking for the Holy
Grail”. Crit Care. 2013 Sep 4; 17(5): 180.
8. Schuetz P, Maurer P (2013). ”Procalcitonin decease over 72
hours in US critical care units predicts fatal outcome in sepsis
patients”. Crit Care. 2013 Jun 20; 17(3): R115.
9. Theodorou VP and col. (2012). “Procalcitonin and
procalcitonin kinetics for diagnosis and prognosis of
intravascular catheter‐related bloodstream infections in
selected critically ill patients: a prospective observational
study”. BMC Infect Dis. 2012 Oct 8; 12:247.
10. Venkatesh B, Kennedy D, Kruger DS, Looke D (2011).
“Changes in serum procalcitonin and C reactive protein
following antimicrobialtherapy as a guide to antibiotic
duration in the critically ill: a prospective evaluation”.
Anaesth Intensive Care, 2011 Jan, 37(1), pp. 20‐26.
11. Weidner W, Wagenlehner FM (2014), “Procalcitonin as a
diagnostic marker for sepsis”, Eur Urol, 66(1), pp. 178.
12. Yukioka H., Yoshida G., Kurita S., Kato N (2012). ”Plasma
procalcitonin in sepsis and organ failure”. Ann Acad Med
Singapore. 30(5). pp. 528‐531.
Ngày nhận bài báo: 03/08/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/08/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- theo_doi_ket_qua_dieu_tri_nhiem_khuan_huyet_choang_nhiem_khu.pdf