Đánh giá thực nghiệm
Thiết bị hoạt động ổn định: Sau khi tiến hành
nhiều phép thử đồng thời giữa thiết bị sử
dụng cảm biến XD-58 và thiết bị Omron
Hem-7200 giá trị đo thu được khá gần nhau.
Không có sự chênh lệch lớn kết quả của hai
thiết bị trong cùng 1 lần đo. Độ tin cậy phép
đo nhịp tim sử dụng cảm biến XD-58 tương
đương với phép đo sử dụng thiết bị Omron
Hem-7200. Các yếu tố có thế gây sai số có
thể ảnh hưởng đến kết quả đo như: nhiễu ánh
sáng, tiến hành phép đo chưa chính xác, nhiệt
độ môi trường. Và đặc biệt là trạng thái của
cơ thể như vận động, suy nghĩ. cũng dẫn tới
sự thay đổi của nhịp tim, trong khoảng thời
gian 1 phút giá trị của nhịp tim có thể bị ảnh
hưởng bởi yếu tố kể trên. Dù có sự sai số là
do các yếu tố khách quan gây ra nhưng giá trị
đo có thể chấp nhận được
Thiết bị hoạt động liên tục trong thời gian 7,5
tiếng không cần sạc, thời gian sử dụng sẽ tăng
lên nếu chỉ bật thiết bị lên khi cần lấy dữ liệu.
Kết luận
Bài báo nghiên cứu thiết kế thiết bị theo dõi
nhịp tim cầm tay ứng dụng cho việc theo dõi
sức khỏe tim mạch khi vận động giải quyết
được yêu cầu của bài toán về độ tin cậy cũng
như giá thành sản phẩm. Hỗ trợ phục hồi chức
năng cũng như tăng tầm vận động, đảm bảo
an toàn cho sức khỏe. Thiết bị được thiết kế
có độ ổn định cao, cho kết quả nhanh chóng,
dễ sử dụng phù hợp với mọi đối tượng. Bài
báo có thể mở rộng tùy vào yêu cầu đặc thù
đối với việc theo dõi sức khỏe. Nghiên cứu và
nâng cấp hệ thống theo hướng có thể kết nối
với thiết bị di động, theo dõi tình trạng tim
mạch từ xa và đưa ra cảnh báo khi có dấu
hiệu bất thường. Vì chi phí chỉ khoảng 250
nghìn đồng, thấp hơn rất nhiều so với các sản
phẩm hiện có trên thị trường phù hợp với mức
thu nhập của nhiều người.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế thiết bị theo dõi nhịp tim cầm tay ứng dụng cho việc theo dõi sức khỏe tim mạch khi vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNU Journal of Science and Technology 225(09): 118 - 124
118 Email: jst@tnu.edu.vn
THIẾT KẾ THIẾT BỊ THEO DÕI NHỊP TIM CẦM TAY ỨNG DỤNG
CHO VIỆC THEO DÕI SỨC KHỎE TIM MẠCH KHI VẬN ĐỘNG
Phùng Trung Nghĩa, Nguyễn Sỹ Hiệp*
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bệnh liên quan tới tim mạch là một trong những nguyên nhân gây ra số lượng người chết hàng đầu
mỗi năm ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về thiết bị đo có
thể cho kết quả đo nhịp tim trong thời gian ngắn, có chi phí rẻ hơn nhiều so với các thiết bị hiện có
trên thị trường, nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác của phép đo. Do sử dụng các linh kiện sẵn có, rẻ
tiền như Arduino UNO, cảm biến nhịp tim, màn hình LCD, nên sản phẩm sau khi hoàn thiện có
chi phí rẻ hơn nhiều thiết bị có sẵn trên thị trường mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Thiết bị có thể
được sử dụng cho cá nhân, chẳng hạn người tham gia vận động thể thao, hỗ trợ tập phục hồi chức
năng tránh việc vận động quá sức gây nguy hại tới cơ thể. Dữ liệu được hiển thị trực tiếp trên
màn hình và có thể được lưu lại vào cơ sở dữ liệu thuận tiện cho việc kiểm tra và theo dõi hiệu quả
của vận động cũng như phương pháp tập luyện.
Từ khóa: Thiết bị theo dõi sức khỏe tim mạch; chăm sóc sức khỏe; hỗ trợ vận động và phục hồi
chức năng; nhịp tim; thiết bị đo nhịp tim.
Ngày nhận bài: 04/6/2020; Ngày hoàn thiện: 31/8/2020; Ngày đăng: 31/8/2020
DESIGNING DEVICE TO KEEP TRACK OF THE HEART RATE WHICH IS
SUITABLE FOR MONITORING HEART HEALTH DURING EXERCISE
Phung Trung Nghia, Nguyen Sy Hiep*
TNU – University of Information and Communication Technology
ABSTRACT
Cardiovascular diseases are one of the main causes of deaths each year in Vietnam and around the
world. This paper presents the results of a research to design a personal device which can measure
heart rate quickly, with a lower cost compaired to devices available on the market, but still
ensuring the accuracy of the measurement. Using low-cost and available components such as
Arduino UNO, heart rate Sensor, LCD monitor , the proposed product is cheaper than many
other devices available on the market but still ensures the accuracy required. The device can be
used for people participating in sports activities, doing exercise and rehabilitation ... to avoid
excessive movements that cause harm to their body. The data are displayed directly on the screen
and can be saved to a convenient database to check and track the effectiveness of the movement as
well as the training method.
Keywords: Devices for monitoring cardiovascular health; health care; mobility support and
rehabilitation; heartbeat; heart rate monitor.
Received: 04/6/2020; Revised: 31/8/2020; Published: 31/8/2020
* Corresponding author. Email: nshiep@ictu.edu.vn
Phùng Trung Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(09): 118 - 124
Email: jst@tnu.edu.vn 119
1. Giới thiệu
Thực trạng bệnh tim mạch hiện nay đang trở
thành vấn đề được quan tâm bởi nhiều người.
Có nhiều ca đột quỵ được ghi nhận khi chơi
thể thao, chạy bộ để lại di chứng nặng cho
người bệnh, thậm chí tử vong. Theo dõi thông
số nhịp tim khi vận động là điều cần thiết để
phòng ngừa rủi ro cũng như tăng tầm vận
động cải thiện sức khỏe. Trên thị trường hiện
có nhiều loại thiết bị giám sát nhịp tim phục
vụ nhu cầu người sử dụng. Đặc điểm chung
của các thiết bị ghi đo nhịp tim đối với đối
tượng vận động là:
-Thiết kế nhỏ gọn: Có thể đeo lên người khi
vận động mà không gây trở ngại;
- Hiển thị tức thời: Thời gian hiển thị kết quả
ngắn, chỉ kéo dài sau vài giây khi tiến hành đo;
- Đơn giản dễ sử dụng: Mọi đối tượng đều có
thể sử dụng;
- An toàn khi dùng: Không xâm lấn, không
tiềm ẩn nguy hại tới sức khỏe.
Bài báo giới thiệu về thiết bị có tính ứng dụng
cao trong thực tiễn đối với việc theo dõi sức
khỏe tim mạch với độ chính xác cao cùng chi
phí thấp.
2. Mô hình hệ thống
Mô hình hệ thống được mô tả trên hình 1 bao
gồm cảm biến nhịp tim thu nhận dữ liệu gửi
về Arduino xử lí dữ liệu sau đó hiển thị kết
quả lên LCD theo thời gian thực.
Hình 1. Mô hình khái niệm hệ thống
Sơ đồ khối
Hình 2. Sơ đồ khối hệ thống
Trên hình 2 thiết bị đo nhịp tim sử dụng
nguồn từ Pin lithium 3,7 V nhỏ gọn, [1] có
thể sạc được nhiều lần. Cảm biến sẽ cung cấp
dữ liệu về nhịp tim hiện thời của người đo.
Sau đó khối điều khiển có nhiệm vụ tính toán
ra số nhịp trên một phút, đưa ra cảnh báo
bằng đèn led khi có bất thường.
3. Thiết kế hệ thống
3.1. Cơ sở việc thu nhận tín hiệu
Trên hình 6 là lưu đồ thuật toán của thiết bị
đo nhịp tim, tác giả sử dụng module cảm biến
nhịp tim XD-58C đo được sự thay đổi về
cường độ ánh sáng sau khi đi qua cơ thể
người, phát ra xung tín hiệu khi có nhịp tim
như trong hình 4, tín hiệu này được đưa tới bộ
vi xử lí để tính toán và hiển thị kết quả lên
màn hình.
Hình 3. Dạng tín hiệu nhịp đập của nhịp tim [2]
Khi chúng ta thở oxy sẽ vào phổi. Máu -
thành phần quan trọng nhất của máu là
Hemoglobine (Hb) sẽ vận chuyển oxy từ phổi
đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo
sự sống [3].
Hình 4. Vị trí đặt nguồn sáng và cảm biến
Hình 5. Sơ đồ mạch cảm biến dựa trên cảm biến xung
Phùng Trung Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(09): 118 - 124
Email: jst@tnu.edu.vn 120
Cảm biến được gắn trên cơ thể người sử dụng
cảm biến nhịp tim được gắn ở đầu ngón tay
và mạch hỗ trợ cảm biến nhịp tim được gắn
quanh cổ tay. IR LED trong hình 5 được sử
dụng để chiếu sáng vào ngón tay của người sử
dụng bằng ánh sáng hồng ngoại. Khi đó
cường độ ánh sáng hồng ngoại phản xạ lại
Photo Transistor sẽ thay đổi theo huyết áp
trong các đầu ngón tay [4]. Mỗi nhịp tim, máu
sẽ đẩy ra các mao mạch ở ngón tay làm thay
đổi cường độ phản xạ hồng ngoại, khiến điện
áp đầu ra phía trên Photo Transistor thay đổi.
Điện áp thay đổi sẽ được đưa qua một mạch
lọc thông cao để lọc thành phần một chiều
vào mạch với tần số cắt cao [3].
Sau khi được lọc thông cao, tín hiệu (theo
nhịp tim) sẽ được khuếch đại lên với hệ số
khuếch đại tối đa K.
Sau đó được lọc thông thấp với mục đích loại
bỏ tạp nhiễu ở tần số cao (do ánh sáng,
rung) với tần số cắt thấp:
Tín hiệu cuối cùng được đưa vào so sánh với
điện áp chuẩn qua mạch so sánh để chuyển
đổi từ dạng điện áp tương tự sang dạng điện
áp số để đưa về xử lý trong khối điều khiển.
Tín hiệu cuối cùng tại đầu ra là tín hiệu mức 0
và 1, tương ứng với khi có nhịp đập thì đầu ra
mức 1. Xung nhịp tim được đưa về tạo ngắt trên
Arduino uno, mỗi khi có ngắt, Arduino sẽ đếm
thời gian giữa hai lần xung nhịp đưa về để tính
số nhịp tim mỗi phút. Nếu số nhịp tim tính được
có dấu hiệu bất thường [5] thì hệ thống sẽ phát
tín hiệu cảnh báo thống qua LED.
Sau khi phân tích các yêu cầu của đề tài, vi
điều khiển phải thực hiện các công việc nhận
và xử lí dữ liệu được gửi về từ cảm biến nhịp
tim. Sau đó truyền dữ liệu, hiển thị giá trị cảm
biến đo được lên LCD. Từ đó thuật toán điều
khiển chương trình sẽ được biển hiện qua lưu
đồ sau.
3.2. Module cảm biến nhịp tim XD-58C
Cảm biến nhịp tim XD- 58C hình 7 sử dụng
cảm biến ánh sáng APDS9008 trong hình 8
được sử dụng để kiểm tra nhịp tim xây dựng
trên mạch cảm biến xung bằng hồng ngoại.
Mặt trước của cảm biến tiếp xúc với da.
Hình 6. Lưu đồ thuật toán
Hình 7. Module XD-58C
Hình 8. Cảm biến ánh sáng APDS9008
Bộ cảm biến ánh sáng môi trường xung
quanh, các đèn LED chiếu ánh sáng vào đầu
ngón tay, hoặc mô mao mạch khác và cảm
Phùng Trung Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(09): 118 - 124
Email: jst@tnu.edu.vn 121
biến APDS9008 đọc ánh sáng mà bị phản xạ
lại. Hình 9 là sơ đồ mạch bên trong của cảm
biến APDS9008 [3].
Hình 9. Mạch cảm biến APDS9008
Ban đầu LED và cảm biến đều đặt song song
với nhau. Khi đặt ngón tay lên phía trên cảm
biến, ánh sáng từ LED đến tay ta phản chiếu
trở lại APDS9008, cảm biến phát hiện sự thay
đổi ánh sáng này. Do mỗi lần tim đập lượng
máu thay đổi (đột ngột) làm ánh sáng cảm
biến nhận được thay đổi. Mỗi khi phát hiện
được sự thay đổi, chân Output của cảm biến
được kéo lên VCC, kích mở Opamp đưa một
xung vuông ra chân Output của cảm biến.
Đếm số xung vuông này trong 1 khoảng thời
gian sẽ thu được nhịp tim cần đo.
3.3. Khối vi xử lý
Đồ thị hình 10 cho biết kết quả của bài test giữa
Arduino so với các đối thủ khác, ta biết Beagle-
Bone đứng đầu trong bài test này. Trong khi
arduino Uno thấp hơn so với đối thủ.
Hình 10. Đồ thị test của Benchmark giữa arduino
so với các dòng khác [6]
Tuy nhiên, tác giả chọn Arduino Uno vì giá
thành thấp nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu bài
toán đưa ra.
Hình 11. Arduino UNO
Trên hình 11 là Khối vi xử lý Arduino Uno có
chức năng thu thập và xử lý dữ liệu từ cảm
biển, đồng thời hiển thị dữ liệu lên màn hình
LCD. Kit có sẵn các jump kết nối dễ dàng với
thiết bị ngoại vi.
3.4. Khối hiển thị
LCD 16x2 là loại màn hình tinh thể lỏng nhỏ
dùng để hiển thị các dòng chữ hoặc số trong
bảng mã ASCII hình 12, Dữ liệu thu về được
xử lí và hiển thị trên. Text LCD được chia sẵn
thành từng ô và ứng với mỗi ô chỉ có thể hiển
thị một ký tự ASCII. Kích thước nhỏ gọn, tiêu
tốn ít điện năng.
Hình 12. LCD 16x2
3.5. Khối nguồn
Khối nguồn sử dụng pin 3,7V trong hình 13
litium để cung cấp điện áp cho hệ thống, đảm
bảo tính nhỏ gọn, tiện lợi khi di chuyển, vận
động có thể sử dụng được nhiều lần.
Hình 13. Pin lithium 3000mAh
4. Kết quả thực nghiệm
4.1. Kiểm thử thực tế
Tiến hành thử nghiệm: quấn miếng dính chặt
vào ngón tay, đảm bảo sao cho cảm biến nhịp
tim XD-58 được tiếp xúc tốt nhất với da,
không bị kênh, hở khiến ánh sáng bên ngoài
lọt vào. Tiến hành quấn vòng bít của máy
Omron Hem-7200 vào bắp tay còn lại như
hình 14. Vòng tròn bít nằm ở vị trí ngang tim.
Dán miếng dính và cố định lại vòng bít.
Phùng Trung Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(09): 118 - 124
Email: jst@tnu.edu.vn 122
Tiến hành 30 phép đo ngẫu nhiên với đối
tượng được đo trong trạng thái nghỉ, suy nghĩ
và vận động, kết quả thu được hiển thị đồng
thời như trong hình 15. Nhịp tim có sự thay
đổi tùy vào trạng thái hoạt động của cơ thể để
đáp ứng đủ lượng nhu cầu Oxy và dinh
dưỡng. Dữ liệu thu được lưu vào bảng 1 và
bảng 2 với hai trường hợp để lấy dữ liệu.
Hình 14. Đo đồng thời với thiết bị của Omron
Hình 15. Kết quả đồng thời trên hai thiết bị
Trường hợp 1: Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ
ngơi, ta tiến hành đo lấy số liệu. Các lần đo
được liệt kê trong bảng 1.
Bảng 1. Thử nghiệm đối với cơ thể ở trạng thái nghỉ
Lần
đo
Cảm
biến
XD-
58
Omron
Hem
7200
1 70 6,76 73 0,09
2 69 12,96 73 0,09
3 72 0,36 74 0,49
4 65 57,76 64 86,49
5 73 0,16 75 2,89
6 72 0,36 75 2,89
7 70 6,76 68 28,09
8 75 5,76 75 2,89
9 68 21,16 68 28,09
10 67 31,36 66 53,29
11 80 54,76 77 13,69
12 75 5,76 73 0,09
13 74 1,96 75 2,89
14 71 2,56 74 0,49
15 76 11,56 78 22,09
16 70 6,76 69 18,49
Lần
đo
Cảm
biến
XD-
58
Omron
Hem
7200
17 75 5,76 76 7,29
18 78 29,16 79 32,49
29 79 40,96 79 32,49
20 76 11,56 77 13,69
21 68 21,16 69 18,49
22 70 6,76 72 1,69
23 70 6,76 73 0,09
24 78 29,16 80 44,89
25 76 11,56 74 0,49
26 77 19,36 76 7,29
27 70 6,76 74 0,49
28 72 0,36 73 0,09
29 71 2,56 69 18,49
30 73 0,16 72 1,69
GTTB 72,6 13,96 73,3 14,75
Từ bảng 1 ta thấy, độ sai lệch khi đo bằng
cảm biến XD-58 với thiết bị Omron Hem-
7200 với mỗi kết quả đo tương ứng từ 0 - 4
nhịp. Và giá trị kì vọng, tức giá trị nhịp tim
trung bình các lần đo sử dụng cảm biến XD-
58 là 72,6 nhịp/phút. Còn với thiết bị Omron
Hem-7200 là 73,3 nhịp/phút. Dựa vào
phương sai đo mức độ tin cậy của kì vọng. Ta
tiến hành tính phương sai của phép đo thu
được ở bảng trên. Phương sai khi sử dụng
cảm biến XD-58 là:
Dn = 13,96
Tương tự áp dụng công thức trên tính phương
sai khi sử dụng thiết bị Omron Hem-7200.
Dn= 14,75
Kết quả thu được ta thấy giá trị phương sai
của phép đo sử dụng cảm biến XD-58 và thiết
bị Omron Hem-7200 xấp xỉ bằng nhau. Và
lần lượt bằng 13,96 và 14,75. Điều đó có
nghĩa, kì vọng của hai giá trị có độ tin cậy
tương đương nhau. Trong khi kì vọng chính
là giá trị trung bình của hai phép đo sử dụng
Cảm biến XD-58 và thiết bị Omron Hem-7200
có giá trị lần lượt là 72,6 nhịp/phút và 73,3
nhịp/phút cũng xấp xỉ bằng nhau. Phương sai
Phùng Trung Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(09): 118 - 124
Email: jst@tnu.edu.vn 123
nào có giá trị nhỏ hơn thì có mức độ tin cậy
hơn. Ở bảng số liệu này dễ dàng nhận thấy
phương sai của phép đo sử dụng cảm biến XD-
58 có độ tin cậy kì vọng cao hơn.
Trường hợp 2: Khi cơ thể vừa mới vận
động xong.
Từ bảng 2 ta thu được giá trị nhịp tim trung
bình của 2 giá trị đo xấp xỉ bằng nhau, giá trị
nhịp tim trung bình đo bằng cảm biến XD-58
và thiết bị Omron Hem-7200 lần lượt bằng
103,1 nhịp/phút và 102,6 nhịp trên phút.
Bảng 2. Thử nghiệm với đối tượng vận động
Lần
đo
Cảm
biến
XD-58
Omron
Hem
7200
1 87 259 84 345,9
2 87 259 87 243,3
3 88 228 87 243,3
4 89 198,8 88 213,1
5 90 171,6 89 184,9
6 90 171,6 90 158,7
7 90 171,6 93 92,16
8 95 65,61 95 57,76
9 95 65,61 95 57,76
10 96 50,41 96 43,56
11 96 50,41 97 31,36
12 98 26 97 31,36
13 98 26 97 31,36
14 98 26 98 21,16
15 99 16,81 98 21,16
16 99 16,81 100 6,76
17 100 9,61 105 5,76
18 105 3,61 105 5,76
29 107 15,21 107 19,36
20 109 34,81 109 40,96
21 110 47,61 110 54,76
22 111 62,41 112 88,36
23 115 141,61 114 129,9
24 116 166,41 115 153,7
25 117 193,21 116 179,5
26 120 285,61 117 207,3
27 120 285,61 117 207,3
28 121 320,41 120 302,7
29 122 357,21 120 302,7
30 125 479,61 121 338,5
GT
TB
103,1 140,2 102,6 127,4
Áp dụng công thức tính phương sai
Ta thu được phương sai khi sử dụng cảm biến
XD-58 là:
Dn =140,2
Và phương sai khi sử dụng thiết bị Omron
Hem-7200
Dn = 127,4
Giá trị nhịp tim có độ chênh lệch lớn hơn so
với bảng 1 do cường độ vận động thay đổi từ
vận động nhẹ cho tới vận động nặng dẫn tới
nhịp tim cũng có giá trị thay đổi theo. Giá trị
nhịp tim trung bình lần lượt khi sử dụng cảm
biến XD-58 và Omron 7200 là 103,1
nhịp/phút và 102,6 nhịp/phút. Dựa vào
phương sai có thể thấy rõ giá kì vọng của
phép đo khi sử dụng thiết bị Omron Hem-
7200 đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, 2 giá trị
phương sai chênh nhau ít.
4.2. Đánh giá thực nghiệm
Thiết bị hoạt động ổn định: Sau khi tiến hành
nhiều phép thử đồng thời giữa thiết bị sử
dụng cảm biến XD-58 và thiết bị Omron
Hem-7200 giá trị đo thu được khá gần nhau.
Không có sự chênh lệch lớn kết quả của hai
thiết bị trong cùng 1 lần đo. Độ tin cậy phép
đo nhịp tim sử dụng cảm biến XD-58 tương
đương với phép đo sử dụng thiết bị Omron
Hem-7200. Các yếu tố có thế gây sai số có
thể ảnh hưởng đến kết quả đo như: nhiễu ánh
sáng, tiến hành phép đo chưa chính xác, nhiệt
độ môi trường... Và đặc biệt là trạng thái của
cơ thể như vận động, suy nghĩ... cũng dẫn tới
sự thay đổi của nhịp tim, trong khoảng thời
gian 1 phút giá trị của nhịp tim có thể bị ảnh
hưởng bởi yếu tố kể trên. Dù có sự sai số là
do các yếu tố khách quan gây ra nhưng giá trị
đo có thể chấp nhận được
Thiết bị hoạt động liên tục trong thời gian 7,5
tiếng không cần sạc, thời gian sử dụng sẽ tăng
lên nếu chỉ bật thiết bị lên khi cần lấy dữ liệu.
Phùng Trung Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(09): 118 - 124
Email: jst@tnu.edu.vn 124
5. Kết luận
Bài báo nghiên cứu thiết kế thiết bị theo dõi
nhịp tim cầm tay ứng dụng cho việc theo dõi
sức khỏe tim mạch khi vận động giải quyết
được yêu cầu của bài toán về độ tin cậy cũng
như giá thành sản phẩm. Hỗ trợ phục hồi chức
năng cũng như tăng tầm vận động, đảm bảo
an toàn cho sức khỏe. Thiết bị được thiết kế
có độ ổn định cao, cho kết quả nhanh chóng,
dễ sử dụng phù hợp với mọi đối tượng. Bài
báo có thể mở rộng tùy vào yêu cầu đặc thù
đối với việc theo dõi sức khỏe. Nghiên cứu và
nâng cấp hệ thống theo hướng có thể kết nối
với thiết bị di động, theo dõi tình trạng tim
mạch từ xa và đưa ra cảnh báo khi có dấu
hiệu bất thường. Vì chi phí chỉ khoảng 250
nghìn đồng, thấp hơn rất nhiều so với các sản
phẩm hiện có trên thị trường phù hợp với mức
thu nhập của nhiều người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. M. Essalat, M. Boloursaz Mashhadi, and F.
Marvasti, “Supervised Heart Rate Tracking
using Wrist-Type Photoplethysmographic
(PPG) Signals during Physical Exercise
without Simultaneous Acceleration Signals,”
IEEE Global Conference on Signal and
Information Processing (GlobalSIP 2016),
USA, Dec. 2016.
[2]. P. Davey, “A new physiological method for
heart rate correction of the QT interval,”
Heart, vol. 82, no. 2, pp. 183-186, 1999.
[3]. H. K. Azman, and A. Hafiz, “Development of
a Low-Power Heart Rate Monitor Device for
Observation of Heart Rate Variability,” IEEE
International Conference on Smart
Instrumentation, Measurement and
Application (ICSIMA), 2019.
[4]. C. J. Deepu et al., “An ECG-SoC with
535nW/channel lossless data compression for
wearable sensors,” in Proc. IEEE Asian Solid-
State Circuits Conf, 2013, pp. 145-148.
[5]. M. B. Mashhadi, M. Essalat, and M. Ahmadi,
“An Improved Algorithm for Heart Rate
Tracking during Physical Exercise Using
Simultaneous WristType Photoplethysmographic
(PPG) and Acceleration Signals,” 23rd
Iranian Conference on Biomedical
Engineering and 2016 1st International
Iranian Conference on Biomedical
Engineering (ICBME), 2016.
[6]. D. S. R. Krishnan, and S. C. Gupta, “An IoT
based Patient Health Monitoring System,”
International Conference on Advances in
Computing and Communication Engineering,
2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
thiet_ke_thiet_bi_theo_doi_nhip_tim_cam_tay_ung_dung_cho_vie.pdf