Thiết lập khuôn khổ chính sách, pháp luật thống nhất cho phát triển tài chính xanh ở Việt Nam

Kết luận Nguồn tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế xanh ở nước ta được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và được thiết kế lồng ghép vào các chương trình phát triển một số ngành nghề được nhìn nhận là “sạch”, thân thiện với môi trường; là một trong những biện pháp khuyến khích, biện pháp ưu đãi từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình sản xuất, kinh doanh “sạch”, thân thiện với môi trường mà chưa được thể chế hóa trong một khuôn khổ pháp luật thống nhất. Thực tế này được minh chứng bằng sự lệ thuộc vào nguồn tài chính nhà nước trong phát triển kinh tế xanh, đồng thời, việc thúc đẩy doanh nghiệp chuyển sang sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh chưa được quan tâm thích đáng. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp với lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm giải quyết triệt để. Đây là những lực cản to lớn cần phải tập trung khắc phục thì mới có thể chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo hướng phát triển kinh tế xanh một cách bền vững chỉ có thể được giải quyết nếu xây dựng được khuôn khổ chính sách, pháp luật cho hệ thống tài chính xanh cụ thể, rõ ràng, thống nhất.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết lập khuôn khổ chính sách, pháp luật thống nhất cho phát triển tài chính xanh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 1 Original Article Establishing Policies and Legal Frameworks for Developing Green Finance in Vietnam Vien The Giang* University of Economics Ho Chi Minh City, 59C Nguyen Dinh Chieu Street, Ward 6, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam Received 17 February 2020 Revised 06 March 2020; Accepted 06 March 2020 Abstract: The roles of green finance in developing green economics by providing geen capital services. In Vietnam, the content of the policies and legal frameworks for developing green finance gét preferential treatment area that causes disunion and difficulties for establishing policies and legal frameworks for developing green finance in Vietnam. Keywords: Policy, Law, green finance, green economics. * _______ * Corresponding author. E-mail address: giangvt@ueh.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4328 VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 2 Thiết lập khuôn khổ chính sách, pháp luật thống nhất cho phát triển tài chính xanh ở Việt Nam Viên Thế Giang* Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 17 tháng 02 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 06 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 3 năm 2020 Tóm tắt: Trong nền kinh tế xanh, các định chế tài chính vừa đóng vai trò là cung cấp nguồn lực đáp ứng cho các ngành kinh tế theo tiêu chí tăng trưởng xanh bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính theo tiêu chí tăng trưởng xanh. Ở Việt Nam, nội dung chính sách, pháp luật cho phát triển hệ thống tài chính xanh chủ yếu là các chính sách ưu đãi dành riêng cho một số ngành, lĩnh vực nên chưa bảo đảm được tính thống nhất. Thực tế này đặt ra đòi hỏi cần nhanh chóng xây dựng, triển khai chính sách, pháp luật thống nhất cho phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam. Từ khóa: Chính sách, pháp luật, tài chính xanh, kinh tế xanh. 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu * Chuyển đổi mô hình kinh tế “nâu” sang nền kinh tế “xanh” là xu hướng tất yếu. Trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi, nguồn lực tài chính đống vai trò thúc đẩy nhanh và có hiệu quả thông qua việc đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho các mục tiêu phát triển kinh tế xanh. Song song với hoạt động trên, các định chế tài chính cũng không ngừng đổi mới để “xanh hóa” hoạt động của mình thông qua các sản phẩm dịch vụ tài chính xanh. Theo ADB, tài chính xanh bao gồm việc thu hút sự tham gia của thị trường tài chính truyền thống trong việc cung cấp và phối phối các sản phẩm dịch vụ tài chính vừa mang lại lợi nhuận, vừa mang lại các hiệu quả tích cực cho môi trường liên quan đến _______ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: giangvt@ueh.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4328 nội bộ hóa các yếu tố môi trường bên ngoài trong việc điều chỉnh nhận thức rủi ro nhằm tăng trường các hoạt động đầu tư thân thiện với môi trường và giảm các tác nhân gây hại cho môi trường. Thúc đẩy tài chính xanh ở quy mô lớn và đạt hiệu quả kinh tế đòi hỏi các khoản đầu tư xanh cần được ưu tiên hơn là duy trì các mô hình tăng trưởng không bền vững [1]. Tài chính xanh nhấn mạnh khả năng gia tăng các nguồn tài chính như ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm và đầu tư không chỉ ở khu vực công (nguồn ngân sách nhà nước) mà còn cả nguồn tài chính tư nhân cũng như các quỹ phi lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là cần thiết lập khuôn khổ pháp luật nhằm định hướng các nguồn tài chính tập trung đầu tư theo hướng tăng trưởng xanh. Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới đất nước theo cơ chế thị trường việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu [2]. Chiến lược quốc gia về V.T. Giang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 3 tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành kèm theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh khẳng định quan điểm phát triển theo hướng tăng trưởng xanh: i) là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; ii) phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; iii) dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Một trong những nhiệm vụ của Bộ Tài chính được thể hiện trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành kèm theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ là: chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện chiến lược tại các Bộ, ngành theo quy định hiện hành; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Để thực hiện được thành công quan điểm, mục tiêu tăng trưởng xanh ở nước ta đòi hỏi phải huy động được nguồn tài chính phục vụ cho quan điểm, mục tiêu tăng trưởng xanh. Nói cách khác, hình thành và phát triển được hệ thống tài chính xanh là chìa khóa cho việc thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng xanh. Sự kết hợp hài hòa giữa nguồn tài chính nhà nước, sản phẩm tín dụng xanh của tổ chức tín dụng, nguồn tài chính doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự đồng thuận của toàn xã hội vì mục tiêu tăng trưởng xanh là nội dung cốt yếu của chính sách, pháp luật về hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này cần thiết lập khuôn khổ pháp lý nhằm huy động rộng rãi các nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng xanh. Khi dòng chảy tài chính cho các dự án xanh phát triển sẽ dần từng bước định hình cấu trúc nguồn tài chính xanh, từ đó giúp chính phủ phân bổ hợp lý và định hướng nguồn tài chính xanh đồng bộ cho tất cả các ngành kinh tế. 2. Khuôn khổ pháp luật cho phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam: Đa dạng nguồn tài chính nhưng vẫn dựa vào nguồn tài chính nhà nước và các ưu đãi của Chính phủ Cũng như các nước đang phát triển, Việt Nam đã trải qua giai đoạn phát triển lệ thuộc vào nguồn lực tài nguyên, mang bản chất của kinh tế “nâu” thông qua việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong nền kinh tế nâu, lợi thế khai thác tài nguyên cộng với nguồn nhân lực giá rẻ đã tạo ra sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Đảng ta nhận định: kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu; thiếu bền vững [3]. Nhận thức lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn nhiều hạn chế, bất cập như: Chưa có chiến lược tổng thể phát triển các ngành công nghiệp [3], có biểu hiện ỷ lại vào nguồn tài nguyên thiên nhiên [3], việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn lỏng lẻo và gây lãng phí nghiêm trọng. Những khiếm khuyết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã bộc lộ sự phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường [3]. Các vấn đề liên quan đến yêu cầu tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường được đặt ra như một trong những nội dung của phát triển bền vững được đặt ra như yêu cầu tất yếu diễn ra trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường trong V.T. Giang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 4 các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã và đang nỗ lực đàm phán, tham gia cũng như hiện thực hóa. Khác với hiệp định thương mại tự do truyền thống, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới điều chỉnh cả những vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững, quản trị [4]. Để đáp ứng các yêu cầu của các hiệp thương mại tự do thế hệ mới, khuôn khổ pháp luật cho phát triển bền vững, tăng trưởng xanh dựa trên nguồn tài chính xanh cũng đang dần từng bước hình thành. Luật bảo vệ môi trường quy định đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường (Khoản 5 Điều 5 Luật bảo vệ môi trường 2014), ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường (Khoản 5 Điều 5 Luật bảo vệ môi trường 2014) là một trong những chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường đã có nhiều nội dung bảo đảm nguồn tài chính cho phát triển kinh tế xanh. Với vai trò là đạo luật “quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài”, Luật Đầu tư 2014 đã dành nhiều quy định thể hiện yêu cầu phát triển bền vững của hoạt động đầu tư kinh doanh như: Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế; hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển; sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng là những ngành nghề ưu đãi đầu tư. Thể chế hóa quan điểm phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để cụ thế hóa, triển khai các quan điểm phát triển bền vững của Đảng như: Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Quyết định số 1032/QĐ- TTg ngày 27-9-2005 Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng Phát triển bền vững Quốc gia, sau đó là Ban Chỉ đạo/Hội đồng phát triển bền vững; Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12-4-2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25-9-2012 về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050”; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19-2-2013 phê duyệt “Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020”; Quyết định số 1250/QĐ-TTG ngày 31-7-2013 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02-12-2008 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP);Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05-12-2011 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu (VCCS); Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05-10-2012 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 (NAP). Từ khuôn khổ chính sách, pháp luật về tăng trưởng xanh cho thấy, nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng cho việc hình thành các mục tiêu tăng trưởng xanh. Nguồn tài chính bảo đảm cho thực thi chính sách phát triển kinh tế xanh bao gồm: Thứ nhất, nguồn tài chính nhà nước. Nguồn tài chính nhà nước đóng vai trò quan trọng cho việc cung ứng các nguồn đầu tư. Tại Anh, nguồn tài chính nhà nước được cung cấp thông qua các nguồn đầu tư xanh do ngân hàng xanh (Green Investment Bank) đảm nhận. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng bảo đảm các khoản V.T. Giang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 5 vay cho phát triển hạ tầng bên cạnh đó là những quỹ riêng cho các dự án năng lượng cộng đồng [5]. Nguồn tài chính nhà nước ở Việt Nam được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước và Luật bảo vệ môi trường. Theo đó, Luật Ngân sách nhà nước quy định chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (Điểm i Khoản 3 Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước 2015) và ngân sách địa phương (Điểm h Khoản 2 Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước 2015). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường 2014, chi hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường gồm: - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường; - Thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; - Hoạt động quan trắc môi trường; xây dựng hệ thống thông tin môi trường và báo cáo môi trường; - Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; kiểm soát ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; quản lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học; đào tạo, truyền thông về bảo vệ môi trường; phổ biến và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; - Các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường khác. Ngoài chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, pháp luật còn quy định chi đầu tư phát triển bảo vệ môi trường gồm chi cho các dự án xây dựng, cải tạo công trình xử lý chất thải, xây dựng và trang bị trạm quan trắc và phân tích môi trường do Nhà nước quản lý; đầu tư phương tiện, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn đa dạng sinh học; cải tạo nguồn nước bị ô nhiễm, trồng và chăm sóc cây xanh tại nơi công cộng, khu vực công ích (Khoản 2 Điều 147 Luật bảo vệ môi trường 2014). Thứ hai, nguồn tài chính hỗ trợ từ phía nhà nước thông qua chính sách ưu đãi thuế, đất đai đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thân thiện với môi trường. Nguồn tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thân thiện với môi trường giúp cho các doanh nghiệp này giảm thiểu nguồn tài chính phải nộp cho ngân sách nhà nước từ đó doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Các nguồn tài chính hỗ trợ từ phía nhà nước phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh bao gồm: - Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14-2-2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định rõ: Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường. Mức độ và phạm vi ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được điều chỉnh bảo đảm phù hợp với chính sách về bảo vệ môi trường từng thời kỳ. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường. - Hỗ trợ dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch theo Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2-8-2007 về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM) là dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính được Ban chấp hành quốc tế về CDM (là tổ chức được các nước tham gia Công ước Khí hậu thành lập và uỷ quyền giám sát các dự án CDM) chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Phát thải khí nhà kính là phát thải các khí gây biến đổi khí hậu bị kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto gồm: CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs, SF6 và các loại khí khác được quy định trong Nghị định thư Kyoto. Doanh nghiệp thực hiện dự án CDM được miễn thuế nhập khẩu V.T. Giang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 6 đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án; được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; được phép huy động vốn dưới hình thức hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính trong và ngoài nước để xây dựng dự án CDM, đầu tư thực hiện dự án CDM. Ngoài các ưu đãi trên, sản phẩm của dự án CDM được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau: i) Trong danh mục sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh vực ưu tiên; ii) Chi phí thực tế để sản xuất ra sản phẩm lớn hơn giá bán thực tế theo hợp đồng được ký kết. - Nhà nước hỗ trợ qua tín dụng nhà nước đối với các dự án sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; các dự án đầu tư áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi tài chính theo quy định tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 7-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”. - Cơ chế chính sách hỗ trợ các sản phẩm năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học như: chính sách hỗ trợ phát triển các dự án diện gió tại Việt Nam (Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29-6-2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án diện gió tại Việt Nam); cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam (Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam ); đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20-11-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”). Thứ ba, nguồn tài chính doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh. Nguồn tài chính doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu phát triển xanh đang được tập trung vào việc thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã ý thức được vị trí, tầm quan trọng của việc cung cấp các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc xây dựng nền kinh tế xanh tại Việt Nam. Bởi lẽ, khi ý thức được vai trò của phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, các doanh nghiệp dễ dàng chiếm được cảm tình, niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời, thông qua việc phát triển sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng góp phần hình thành các ngành kinh doanh thân thiện với môi trường, là một trong những lợi thế cạnh tranh có thể làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng. Thứ tư, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các khoản viện trợ phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. Đây là nguồn vốn “ngoại” có vai trò quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất xanh tại Việt Nam. Với nguồn vốn đầy tư nước ngoài, Việt Nam có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư, có thể “nhập khẩu” công nghệ sản xuất xanh vào từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, các khoản viện trợ phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất xanh, thân thiện với môi trường gúp cho việc định hình rõ hơn ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn nền kinh tế xanh. Thứ năm, nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn tín dụng được cung cấp thông qua hai hình thức: nguồn vốn tín dụng nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và nguồn vốn tín dụng được thưc hiện thông qua nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng. Ở giai đoạn đầu khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, nguồn vốn tín dụng thông qua các chương trình ưu đãi của Nhà nước chiếm ưu thế. Khi nền kinh tế đã phát triển theo tiêu chí V.T. Giang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 7 tăng trưởng xanh, nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chiếm ưu thế. Trong giai đoạn này, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường là một trong những tiêu chí để được cấp tín dụng. Pháp luật về cấp tín dụng hiện hành dành quyền chủ động cho tổ chức tín dụng trong việc lựa chọn khách hàng, dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cấp tín dụng. 3. Định hướng nội dung chính sách, pháp luật góp phần hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam 3.1. Xây dựng tiêu chí lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn phát triển nền kinh tế xanh để hình thành chính sách tài chính xanh Nghiên cứu cơ chế pháp lý về các nguồn tài chính phục vụ cho việc thực thi chính sách phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam cho thấy, các cơ chế, chính sách này không có sự thống nhất về tiêu chí. Các quy định về nguồn tài chính phục vụ cho việc thực thi chính sách phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam vừa được thiết kế theo những chính sách ưu đãi chung, vừa xây dựng riêng trong một số ngành nghề nhất định. Một trong những giải pháp được Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đề cập là: Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành tác động nhiều tới tài nguyên, môi trường, có hiệu quả sử dụng vốn và tài nguyên không cao, để xác định yêu cầu xanh hóa sản xuất, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách có hiệu quả vào các quy hoạch ngành hiện có và quy hoạch mới. Các ngành kinh tế phải xây dựng và thực hiện chương trình hành động theo hướng tăng trưởng xanh, chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động theo kinh nghiệm thực hành tốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải và xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái. Tuy nhiên, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đòi hỏi “Thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm” với những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 - 45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 - 4% GDP, nhưng lại chưa đề cập đến các tiêu chí về sản xuất xanh. Theo chúng tôi, những tiêu chí dưới đây cần được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc lựa chọn ngành nghề sản xuất xanh và là điều kiện để được tiếp cận nguồn tài chính: - Sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch, có trên 70% nguồn năng lượng được sử dụng từ nguồn năng lượng tái tạo. - Xả thải ra môi trường ở mức thấp nhất. Các doanh nghiệp bảo đảm được quy trình xử lý chất thải công nghiệp khép kín, không gây thiệt hại cho môi trường. - Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp 3.2. Giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính nhà nước và phát huy được nguồn tài chính doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ phía các tổ chức quốc tế để bảo đảm tính bền vững cho hệ thống tài chính xanh Thực tế cho thấy, nếu nguồn tài chính phục vụ cho phát triển nền kinh tế xanh nếu lệ thuộc vào nguồn tài chính nhà nước sẽ làm tăng gánh nặng chi tiêu công và cũng có thể là nguyên nhân gây nền tình trạng gia tăng nợ công. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do Việt Nam chưa có một quan niệm thống nhất, rõ ràng về phát triển kinh tế xanh là yêu cầu bắt buộc hay chỉ là chính sách khuyến khích từ phía nhà nước. V.T. Giang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 8 Nếu phát triển kinh tế xanh là bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì sẽ tạo ra sự chủ động trong việc chuyển dịch chiến lược kinh doanh, thay đổi chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tăng cường các sản phẩm thân thiện với môi trường khi đó mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu. Tuy nhiên, nếu phát triển kinh tế xanh là bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể vấp phải sự phản ứng, làm đối phó của cộng đồng doanh nghiệp, giảm số lượng nhà đầu tư tiềm năng do những đòi hỏi của phát triển kinh tế xanh. Ngược lại, nếu phát triển kinh tế xanh là khuyến khích đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thì các doanh nghiệp không hưởng ứng hoặc nếu có hưởng ứng cũng chỉ là sự “lạm dụng” những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hoạt động theo hướng tăng trưởng xanh. Từ thái độ, cách hành động của cộng đồng doanh nghiệp dẫn đến sự hình thành nền kinh tế xanh ở nước ta cũng chỉ mang tính hình thức, không bền vững. Để bảo đảm sự đa dạng của nguồn tài chính phục cho hoạt động phát triển kinh tế xanh, chúng tôi kiến nghị: - Nhà nước cần xây dựng, công bố lộ trình thực hiện nền kinh tế xanh ở Việt Nam từ nay đến năm 2020, trong đó phải xác định được những ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển theo hướng kinh tế xanh. - Bổ sung quy định trích quỹ dự phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh trong các doanh nghiệp là bắt buộc. - Cụ thể hóa các chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí, đất đai cho doanh nghiệp tham gia mạng lưới doanh nghiệp phát triển xanh, sản xuất xanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ thân thiện với môi trường. - Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ cho phát triển kinh tế xanh. 3.3. Phát huy vai trò của nguồn vốn tín dụng trong hệ thống tài chính xanh Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định khi xét duyệt cấp tín dụng, tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng (Khoản 1 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng 2010). Ngoài quy định về bảo đảm tiền vay, Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010). Tăng trưởng tín dụng xanh mới chỉ dừng lại ở các biện pháp mang tính khuyến nghị chủ động triển khai xây dựng chương trình, chính sách tín dụng xanh nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng của tổ chức tín dụng. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới chỉ ban hành các văn bản điều hành để triển khai nhiệm vụ của mình liên quan đến phát triển kinh tế xanh như Chỉ thị số 03/CT- NHNN ngày 24-3-2015 về việc thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 tại Quyết định số 403/QĐ- TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Các quy định về cấp tín dụng chưa có quy định bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng [6]. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đòi hỏi các tổ chức tín dụng tập trung phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. V.T. Giang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 9 Để từng bước xây dựng sản phẩm tín dụng xanh phục vụ yêu cầu tăng trưởng xanh ở nước ta trong thời gian tới, chúng tôi kiến nghị: Thứ nhất, bổ sung yêu cầu bảo vệ môi trường trong phần các quy định chung về hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thứ hai, bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng được thu hồi vốn trước hạn nếu tổ chức, cá nhân trong quá trình sử dụng vốn thực hiện hành vi xâm hại môi trường. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng tiêu chí tín dụng xanh và quy định cụ thể tiêu chí tín dụng xanh trong Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quy chế bảo lãnh ngân hàng và hoạt động cho thuê tài chính. 3.4. Thiết lập chính sách hỗ trợ để thay đổi hành vi tiêu dùng hướng tới tiêu dùng bền vững giúp phát huy hiệu quả của hệ thống tài chính xanh [7] Tiêu dùng bền vững là “việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050). Đây là xu hướng tiêu dùng cần được khuyến khích. Để bảo đảm tiêu dùng bền vững cần xem xét đối với cả nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn tiêu dùng bền vững và hành vi của người tiêu dùng. Đối với người kinh doanh, việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Để có được lợi nhuận tối đa đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ cung ứng phải được tiêu dùng với chi phí kinh doanh là thấp nhất. Trong khi đó, để có thể thực hiện sản xuất xanh, các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và cũng kéo theo giá cả của hàng hóa dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn Đối với người tiêu dùng, khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng còn phải cân nhắc đến tính hợp lý của việc tiêu dùng với mức thu thập, khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng bền vững. Người tiêu dùng khó có thể đáp ứng tiêu chí tiêu dùng bền vững nếu các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn tiêu dùng bền vững có giá cả cao. Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải có sự tham gia hỗ trợ từ phía nhà nước theo hướng: - Nhà nước có chính sách trợ giá đối với sản phẩm sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. - Thiết lập hệ thống phân phối công hàng hóa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng bền vững. 4. Kết luận Nguồn tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế xanh ở nước ta được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và được thiết kế lồng ghép vào các chương trình phát triển một số ngành nghề được nhìn nhận là “sạch”, thân thiện với môi trường; là một trong những biện pháp khuyến khích, biện pháp ưu đãi từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình sản xuất, kinh doanh “sạch”, thân thiện với môi trường mà chưa được thể chế hóa trong một khuôn khổ pháp luật thống nhất. Thực tế này được minh chứng bằng sự lệ thuộc vào nguồn tài chính nhà nước trong phát triển kinh tế xanh, đồng thời, việc thúc đẩy doanh nghiệp chuyển sang sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh chưa được quan tâm thích đáng. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp với lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm giải quyết triệt để. Đây là những lực cản to lớn cần phải tập trung khắc phục thì mới có thể chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo hướng phát triển kinh tế xanh một cách bền vững chỉ có thể được giải quyết nếu xây dựng được khuôn khổ chính V.T. Giang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10 10 sách, pháp luật cho hệ thống tài chính xanh cụ thể, rõ ràng, thống nhất. Tài liệu tham khảo [1] ADB, Green Finance, explained, https://development.asia/explainer/green-finance- explained. [2] Vien The Giang, Green economic development in Vietnam from the law and policy perspective, Jurisprudence Journal 211(12) (2017). [3] The Communist Party of Vietnam, Report on theoretical and practical in 30 - years of Do Moi (1986 - 2016), National Publishing House, Hanoi, 2015. [4] Vu Kim Ngan, Pham Hong Son, Some theoretical issues regarding new generation free trade agreement: When the objective is not just free trade, Vietnamese Journal of Legal Sciences 124(3) (2019) 3-15. [5] House of Commons Environmental Audit Committee, Green Finance, Twelfth Report of Session 2013-14, Volume I, Additional written evidence is contained in Volume II, 2014. [6] Vien The Giang, Vo Thi My Huong, Policy for developing green credit and legal issues, Banking Review 23(12) (2019) 20-24. [7] Vien The Giang, Policy for green consumer credit in green growth strategy, Banking special issue, 2019. H h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthiet_lap_khuon_kho_chinh_sach_phap_luat_thong_nhat_cho_phat.pdf
Tài liệu liên quan