Sreenan và cộng sự đã tìm thấy thở
cannula mũi với lưu lượng 1- 2,5 l/ph có thể tạo áp
lực dương tương đương NCPAP ở nhóm trẻ nặng
1256 66 g và lưu lượng đủ để tạo ra PEEP
(l/ph) = 0,92 + 0,68 x cân nặng (kg)(4). Trong
nghiên cứu chúng tôi sử dụng lưu lượng chung
1,6 – 2,1 l/ph cho nhóm trẻ có cân nặng trung
bình 1602 388g với cannula 1-2mm có thể tạo
ra PEEP ≤ 4,5cm H2O. Thực tế có 3 trẻ chỉ thở air
2l/ph 2-3 ngày mới ngưng được cannula, có lẽ
một số trẻ sanh non thất bại trong việc ổn định
đường thở nên cần áp lực dương liên tục trong
đường thở chứ không cần oxy. Do đó, việc dùng
oxy trộn tránh sử dụng oxy cao quá mức vốn
làm tăng nguy cơ loạn sản phổi và bệnh lý võng
mạc trẻ sanh non. Mặc dù sử dụng lưu lượng
chung tối đa 2,1 l/ph nhưng chúng tôi không ghi
nhận bất cứ biến chứng nào như nghẹt mũi do
chất tiết, loét mũi, xuất huyết niêm mạc mũi hay
chướng bụng. Tuy nhiên, nếu dùng lưu lượng
cao hơn thì phải sử dụng bình làm ẩm và ấm
như NCPAP để tối ưu hóa độ ẩm tránh gây khô
niêm mạc mũi khi thở lâu dài(
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thở oxy trộn qua cannula mũi trong cai oxy trẻ sanh non tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 132
THỞ OXY TRỘN QUA CANNULA MŨI TRONG CAI OXY
TRẺ SANH NON TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phạm Lê Mỹ Hạnh*,Nguyễn Thu Tịnh**, Cam Ngọc Phượng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định kết quả của thở oxy trộn qua cannula mũi trong cai oxy trẻ sanh non.
Phương pháp: tiền cứu, mô tả có phân tích. Những trẻ ≤ 32 tuần tuổi thai, lâm sàng ổn định 24 giờ với
NCPAP: P ≤ 5cmH2O, FiO2 < 30%, được thở oxy trộn qua cannula mũi hoặc thở chuyển đổi với oxy nguyên
chất khi thiếu bộ trộn khí. FiO2 bộ trộn khí được đo mỗi 8 giờ. Khi FiO2 ≤ 25% và SpO2 ≥ 95%, cai oxy 30 phút,
nếu SpO2 ≥ 88% thì tiếp tục cai 24 giờ. Nghiên cứu sẽ chấm dứt khi cai oxy thành công 24 giờ hay lúc trẻ 40
tuần tuổi thai hiệu chỉnh.
Kết quả: 30/32 (93,8%) trường hợp cai oxy thành công. Số ngày thở cannula mũi và số ngày điều trị oxy ở
nhóm thở oxy trộn (14,9 ± 4,7 và 18,5 ± 7,7) và nhóm có thở oxy nguyên chất < 7 ngày (10,6 ± 3,9 và 13,2 ± 4,6)
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có thở oxy ngyên chất ≥ 7 ngày (21,6 ± 6,8 và 30 ±11,4) với p lần lượt
0,01 và 0,001. Không có biến chứng nào được ghi nhận.
Kết luận: Trong quá trình cai oxy trẻ sanh non, thở oxy trộn và có thở oxy nguyên chất < 7 ngày rút ngắn
thời gian thở cannula mũi và điều trị oxy so với có thở oxy ngyên chất ≥ 7 ngày.
Từ khóa: oxy trộn, cannula mũi, loạn sản phổi, sanh non.
ABSTRACT
USING COMBINATION OXYGEN AND AIR VIA NASAL CANNULA
FOR OXYGEN WEANING TO PRETERM INFANTS IN CHILDREN’S HOSPITAL N0 I.
Pham Le My Hanh, Nguyen Thu Tinh, Cam Ngoc Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 132 - 136
Objective: To determine the results of using combination oxygen and air via nasal cannula for oxygen
weaning to preterm infants.
Method: prospective, descriptive and analyzed study. Preterm infants born at ≤ 32 weeks gestation who were
clinically stable on NCPAP of 5 cmH2O with FiO2 < 30% for at least 24 h were weaned off NCPAP to nasal
cannula diluted oxygen followed by gradual weaning from oxygen, switched to nasal cannula undiluted 100%
oxygen for lack of air/oxygen blender. FiO2 of blender measured every 8 hours per day. When FiO2 is 21-25%
and SpO2 ≥ 95%, the trial of room air in 30 minutes performed. If SpO2 ≥ 90% weaning would continue in 24
hours. The end point of study is successful weaning in 24 hours or when 40 weeks postmentrual age (PMA)
reach.
Results: 30/32 (93.8%) infants were successfully weaned in 24 hours. In comparison with the group “
undiluted 100% oxygen ≥ 7 days”, the group “diluted oxygen” and the group “ undiluted 100% oxygen < 7
days” had fewer days on cannula (14.9 ± 4.7 and 9.6 ± 4 vs 21.6 ± 6.8; p = 0.02 and 0.000), shorter oxygen days
(18.5 7.7 and 13.2 4.6 vs 30 11.4; p = 0.02 and 0.000). No complications were recorded.
Conclusions: using diluted oxygen and undiluted 100% oxygen < 7 days via nasal cannula decrease
unnecessary duration on respiratory support and days of oxygen delivery in comparision with using undiluted
100% oxygen ≥ 7 days.
* Khoa Hồi sức sơ sinh BV Nhi Đồng 1 ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên hệ: BS Phạm Lê Mỹ Hạnh, ĐT: 0976888652, Email: phamlemyhanh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 133
Key words: diluted oxygen, nasal cannula, bronchopulmonary dysplasia, preterm.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hàng năm khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện
Nhi Đồng 1 nhận trung bình khoảng 900 trẻ
sanh non, 2/3 là trẻ sanh non rất nhẹ cân. Ngày
nay, với những tiến bộ trong hồi sức sơ sinh,
nhóm trẻ này được cứu sống ngày càng nhiều,
đưa đến tỉ lệ loạn sản phổi ngày càng cao. Theo
nghiên cứu của NICHD, tỉ lệ này là 14% ở trẻ
cân nặng lúc sanh 1001 – 1240g và lên đến 33% ở
nhóm 751 – 1000g(1). Những trẻ này thường thở
oxy qua cannula mũi và việc cai oxy cũng rất
khó khăn. Trên thực tế hay gặp tình huống trẻ
thở oxy có độ bảo hòa oxy qua da (SpO2) 100%
nhưng ngưng oxy thì tím. Mặt khác, FiO2 không
thể giảm thấp hơn được vì cột oxy hiện tại sử
dụng oxy nguyên chất 100% và chỉ chỉnh xuống
tới 0,5 lít/phút nên cung cấp FiO2 hiệu quả tối
thiểu là 40% cho trẻ nặng dưới 2kg(7). Nếu cho
trẻ tiếp tục thở NCPAP nhằm đạt FiO2 thấp thì
có thể gặp các biến chứng như tràn khí màng
phổi, loét vách mũi, chướng bụnghơn nữa
không phải tất cả các đơn nguyên sơ sinh đều có
đủ NCPAP để thở, thậm chí những nơi không
có NCPAP thì tất cả các trẻ sanh non suy hô hấp
đều phải thở oxy qua cannula mũi. Mặt khác,
một số nghiên cứu cho thấy chiến lược cai oxy
sử dụng lưu lương ổn định và giảm dần FiO2 có
hiệu quả hơn ở trẻ sơ sinh, nhất là các trường
hợp loạn sản phổi (3,6). Vì vậy, việc thay thế oxy
nguyên chất bằng oxy trộn qua cannula mũi là
cần thiết nhằm cung cấp oxy thấp nhất có thể,
tránh nguy cơ loạn sản phổi và bệnh lý võng
mạc trẻ sanh non(2), đồng thời giúp tiến trình cai
oxy thuận lợi hơn(7). Hệ thống thở oxy trộn qua
cannula mũi lần đầu tiên được ứng dụng ở khoa
Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1, vì vậy
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục
tiêu là xác định kết quả của hệ thống này trong
cai oxy trẻ sanh non.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả có phân tích, tiền cứu.
Dân số nghiên cứu
Tất cả trẻ điều trị tại khoa Hồi sức sơ sinh
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 04/2011 đến
tháng 05/2012. Dân số chọn mẫu là những trẻ có
thở oxy trộn qua cannula mũi.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu kiểu thuận tiện.
Tiêu chí chọn bệnh
Trẻ sanh non ≤ 32 tuần thở NCPAP với
P≤5cm H2O, FiO2< 30% và ổn định 24 giờ:
- Nhịp thở < 60 lần/phút, không co lõm ngực
nặng (trừ trường hợp loạn sản phổi).
- Không có cơn ngưng thở nặng: cơn ngưng
thở kèm tím tái và hoặc chậm nhịp tim (<100
lần/phút) phải kích thích hoặc hồi sức.
Phương pháp tiến hành
Những trẻ thỏa tiêu chí chọn bệnh được thử
cai NCPAP. Khi không có cơn ngưng thở nặng
nhưng có biểu hiện tăng công thở và hoặc SpO2
< 88%, trẻ được thở oxy trộn qua cannula mũi.
Những trẻ cân nặng ≤ 1,5kg thở air 1,5 l/ph và
oxy 0,1-0,2 l/ph. Trẻ nặng > 1,5kg thở air 2l/ph và
oxy 0,1 l/ph.
Nồng độ oxy qua cannula được kiểm tra
bằng dụng cụ đo FiO2 OxiQuant B của ENVITE
C gắn ở đầu ra của bình làm ẩm và ghi lại mỗi 8
giờ. Với lưu lượng như trên thì FiO2 đo cũng là
FiO2 hiệu quả (FiO2 thực sự đến phế nang)(7).
FiO2 được giảm thấp nhất có thể nhằm duy trì
SpO2 khoảng 88-92%. Khi không thể hạ thấp
FiO2 được nữa và lâm sàng ổn định (SpO2 ≥
95%), thử cai oxy trong 30 phút, nếu SpO2 > 88%,
tiếp tục cai oxy 24 giờ. Nếu không được thì thở
air 2 lít/phút (FiO2 21%). Những trường hợp
thỏa tiêu chí chọn bệnh mà không có sẵn bộ trộn
khí chỉ chuyển sang thở oxy nguyên chất khi
không đủ NCPAP, sau đó thở oxy trộn khi có
thể. Trẻ chỉ thở lại NCPAP khi gặp tiêu chí thất
bại với oxy qua cannula mũi: Thở gắng sức kéo
dài > 1giờ (co lõm ngực nặng hoặc co kéo gian
sườn và nhịp thở > 75 lần/phút hoặc thở rên) ; có
hơn 2 cơn ngưng thở kèm tím tái (SpO2<85%) và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 134
hoặc chậm nhịp tim (<100 lần/phút) trong 1 giờ
cần kích thích hoặc 1 cơn ngưng thở phải bóp
bóng qua mặt nạ, tăng nhu cầu oxy: FiO2 ≥ 40%
kéo dài > 30 phút(5).
Nghiên cứu chấm dứt khi cai oxy thành
công, được định nghĩa là trẻ ngưng cannula mũi
hoặc NCPAP trong 24 giờ với SpO2 ≥ 88%, hoặc
đến 40 tuần PMA. Ghi nhận lại các biến chứng
khi thở oxy qua cannula mũi như: nghẹt mũi do
chất tiết, loét mũi, xuất huyết niêm mạc mũi hay
chướng bụng.
Dữ liệu được ghi lại theo phiếu thu thập
số liệu in sẵn. Nhập liệu và thống kê bằng
phần mềm SPSS 13.0 for Window. Sử dụng
phép kiểm t, ANOVA cho phân phối bình
thường, Kruskal – Wallis H cho phân phối
không bình thường và χ2. Giá trị p < 0,05 được
xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tổng cộng có 32 trẻ tham gia nghiên cứu, 18
(56,3%) nam và 14 (43,7%) nữ. Trong đó, 14
(43,8%) trẻ chỉ thở oxy trộn (nhóm 1), 10 (31,2%)
trẻ thở xen kẽ oxy trộn và oxy nguyên chất ngắn
hạn (<7ngày) (nhóm2), 8 (25%) trẻ thở xen kẽ
oxy trộn và oxy nguyên chất dài hạn (≥7ngày)
(nhóm 3). Phần lớn trẻ có cân nặng lúc sanh ≤
1500 gram: 30/32 (93,8%).
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm
Nhóm 1
(n=14)
Nhóm 2
(n=10)
Nhóm 3
(n=8)
P
CNLS (g)
1117,9 ±
205,3
1210 ±
213,2
1250 ±
377
0,48
< 1000 g (%) 3 (21,4) 1(10) 2 (25) 0,35
1000- <1500 g
(%)
11 (78,6) 7 (70)
4 (50)
1500-2000 g (%) 0 (0) 2 (20) 2 (25)
Tuổi thai (tuần) 28 (25-31)
30 (26,5-
30)
27,5 (25-
32)
0,51*
Bệnh màng trong
(%)
13 (92,9) 6 (60) 5 (62,5) 0,12
Surfactant (%) 7 (50) 3 (30) 3 (37,5) 0,6
Diaphyline (%) 8 (57,1) 5 (50) 3 (37,5) 0,3
Nhiễm trùng
huyết (%)
8 (57,1) 4 (40) 4 (50) 0,71
Viêm phổi (%) 11 (78,6) 6 (60) 6 (75) 0,59
Đặc điểm
Nhóm 1
(n=14)
Nhóm 2
(n=10)
Nhóm 3
(n=8)
P
Còn ống động
mạch (%)
4 (28,6) 4 (40)
3 (37,5)
0,89
* Phân phối không bình thường dùng phép
kiểm Kruskal – Wallis H ; còn lại là phân phối
bình thường dùng phép kiểm ANOVA.
Đa số trẻ tham gia nghiên cứu đều bệnh
nặng đòi hỏi phải hỗ trợ hô hấp kéo dài > 30
ngày trước khi chuyển sang thở cannula mũi.
FiO2 qua cannula mũi trung bình đo được khi
thở oxy trộn qua cannula mũi là 26,8 2,5.
Bảng 3: Đặc điểm dân số lúc chuyển sang thở
cannula mũi lần đầu:
Nhóm 1(N=14) 2(N=10) 3(N=8) P
Cân nặng tb
(g)
1500 (800-
1950)
1300 (1100-
2500)
1500 (1150-
2100)
0,51*
Tuần tuổi thai
(tuần)
33,4 ± 1,7 33,4 ± 1,9 33,5 ±3 0,99
Tuổi (ngày) 36,9 ±13,9 31,1 ±17,9 35,7 ±13,2 0,6
Số ca thở
máy (%)
9 (64,3) 7 (70) 5 (62,5) 0,44
Thở máy
(ngày)
17,1 ±12,1 12,8 ±13,4 11,2 ±5,3 0,51
Thở NCPAP
(ngày)
25,7 ±12,9 22 ±13,1 27,1 ±15,9 0,71
Điều trị oxy
(ngày)
11 (4-61) 13 (2-55) 18 (9-31) 0,16*
Loạn sản phổi
(%)
2 (14,3) 2 (20) 3 (37,5) 0,44
* Phân phối không bình thường dùng phép
kiểm Kruskal – Wallis H ; còn lại là phân phối
bình thường dùng phép kiểm ANOVA.
Cai oxy thành công, số ngày hỗ trợ hô hấp,
số ngày điều trị oxy trung bình:
Tỉ lệ cai oxy thành công chung là 30/32
(93,8%). Trong quá trình thở cannula mũi, 2 ca
thất bại phải đặt nội khí quản thở máy thuộc
nhóm 3, đây cũng là 2 ca cai oxy thất bại tính
đến 40 tuần PMA, trong đó 1 ca khỏi bệnh xuất
viện sau 29 ngày, ca còn lại tiếp tục nằm viện và
tử vong 4 tháng sau trong bệnh cảnh loạn sản
phổi nặng và nhiễm trùng bệnh viện. Hai ca
phải thở lại NCPAP sau đó thở máy thuộc
nhóm 2 và 3, sau đó đều cai được oxy. Nhóm 1
không có trường hợp nào phải thở máy khi thất
bại cannula mũi. Số ca chuyển sang thở cannula
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 135
mũi thành công ngay lần đầu tiên cho đến lúc
cai oxy 24 giờ là 13/32 (40,6%). Có 3 trẻ chỉ thở
air qua cannula mũi 2-3 ngày trước khi ngưng
hẳn cannula mũi.
Bảng 4: Kết quả hô hấp sau thở cannula mũi
Đặc điểm
Nhóm
1(n=14)
Nhóm
2(n=10)
Nhóm
3(n=8)
P
Cai oxy thành công
(%)
14 (100) 10 (100) 6 (75) 0,04
Oxy nguyên chất
(ngày)
0 2,75 (1-6) 16 (7-23) 0,000*
Oxy trộn (ngày) 15 (7-21) 5,7 (2-14) 5,5 (1-9) 0,000*
Thời gian thở
cannula mũi (ngày)
14,9 ± 4,7 10,6 ± 3,9 21,6 ± 6,8 0,001
NCPAP (ngày) 9,9 (2-38) 9,5 (6-15)
11,7 (8-
17)
0,94*
Thở máy (ngày) 0 8
13,3
12,7
0,75
Điều trị oxy (ngày)** 18,5 7,7 13,2 4,6 30 11,4 0,001
Thời gian hỗ trợ hô
hấp (ngày)
19,9
11,1
16,5 6,5 31 10,9 0,01
Loạn sản phổi (%) 8 (57,1) 4 (40) 8 (100) 0,02
Lasix (%) 10 (71,4) 2 (20) 4 (50) 0,04
Dexamethasone
(%)
1 (7,1) 1 (10) 2 (25) 0,46
* Phân phối không bình thường dùng phép
kiểm Kruskal – Wallis H ; còn lại là phân phối
bình thường dùng phép kiểm ANOVA.
** Số ngày trẻ được hỗ trợ hô hấp với FiO2 >
21% từ lúc chuyển qua cannula mũi.
Hiệu chỉnh Bonferroni cho kết quả khác biệt
có ý nghĩa thống kê xảy ra ở 3 biến: thời gian
thở cannula mũi, ngày điều trị oxy và tỉ lệ loạn
sản phổi ở nhóm 1 và nhóm 3 (p lần lượt là 0,01;
0,01 và 0,03), nhóm 2 và nhóm 3 (p lần lượt là
0,001; 0,001; 0,007), khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở tỉ lệ cai oxy thành công ở mỗi 2
nhóm (p>0,05) và cả 4 biến này ở nhóm 1 và
nhóm 2 (p>0,05). Khi phân tầng theo loạn sản
phổi trước thở cannula và sử dụng Lasix, chỉ
còn thời gian thở cannula mũi, ngày điều trị oxy
là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm 1 và
nhóm 3 (p = 0,006 và 0,02, nhóm 2 và nhóm 3 (p
= 0,000 và 0,003). Tỉ lệ sử dụng Lasix chỉ khác
biệt ở nhóm không loạn sản phổi (p = 0,04),
nhưng ở nhóm loạn sản phổi thì không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,37).
Biến chứng
Không có biến chứng nào được ghi nhận
như: nghẹt mũi do chất tiết, loét mũi, xuất huyết
niêm mạc mũi hay chướng bụng.
BÀN LUẬN
Vì thiếu bộ trộn khí nên có một số trẻ thỏa
tiêu chí chọn bệnh hoặc vẫn tiếp tục thở NCPAP
đến lúc cai oxy và loại khỏi nghiên cứu, hoặc
chuyển thở oxy nguyên chất qua cannula mũi
khi không còn đủ NCPAP và sẽ chuyển thở oxy
trộn ngay khi có bộ trộn khí. Một số trường hợp
ngưng oxy trộn, nhưng chưa đến 24 giờ phải
thở lại, nếu thiếu bộ trộn sẽ thở oxy nguyên chất
chứ không quay lại NCPAP trừ khi có tiêu chí
thất bại cannula mũi. Vì vậy, trong quá trình
nghiên cứu phát sinh nhóm thở chuyển đổi giữa
oxy trộn và oxy nguyên chất (18/32). Để tiện cho
phân tích số liệu, chúng tôi phân thành 3 nhóm
dựa vào thời gian thở oxy nguyên chất. Không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 1
và 2 về thời gian thở cannula mũi và điều trị
oxy: 14,9 ± 4,7 so 10,6 ± 3,9 và 18,5 7,7 so 14,3
3,6 (p=0,5). Điều này chứng tỏ thở oxy nguyên
chất < 7 ngày không ảnh hưởng nhiều đến kết
quả hỗ trợ hô hấp. Tuy nhiên thở oxy nguyên
chất ≥ 7 ngày thì khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết quả cho thấy nhóm 3 có thời gian thở
cannula mũi cao hơn nhóm 1 và 2 lần lượt 6,7 và
11 ngày, điều trị oxy dài hơn lần lượt 11,5 và
16,8 ngày
(p = 0,01 và 0,001). Thời gian cai oxy càng dài, trẻ
nằm viện càng lâu, càng tăng chi phí điều trị,
mặt khác nguy cơ bội nhiễm cao, càng khó cai
oxy, cứ vậy tạo thành vòng lẩn quẩn. Điển hình
có 3 ca ở nhóm 3 trong thời gian thở oxy
cannula mũi phải thở máy vì viêm phổi và
nhiễm trùng huyết bệnh viện, trong đó có 2 ca
cai oxy thất bại, 1 ca tử vong sau 6 tháng 24
ngày nằm viện. Kết quả cũng tương tự như
nghiên cứu của Jodi K.Jackson và cộng sự khi so
sánh với nhóm ổn định lưu lượng, tức là thở
oxy trộn, nhóm ổn định oxy, nghĩa là thở oxy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 136
nguyên chất có số ngày điều trị oxy kéo dài hơn
(36,7 ± 45 so 9,4 ±14 ngày; p=0.008; 95% CI: 6–
49)(3). Sreenan và cộng sự đã tìm thấy thở
cannula mũi với lưu lượng 1- 2,5 l/ph có thể tạo áp
lực dương tương đương NCPAP ở nhóm trẻ nặng
1256 66 g và lưu lượng đủ để tạo ra PEEP
(l/ph) = 0,92 + 0,68 x cân nặng (kg)(4). Trong
nghiên cứu chúng tôi sử dụng lưu lượng chung
1,6 – 2,1 l/ph cho nhóm trẻ có cân nặng trung
bình 1602 388g với cannula 1-2mm có thể tạo
ra PEEP ≤ 4,5cm H2O. Thực tế có 3 trẻ chỉ thở air
2l/ph 2-3 ngày mới ngưng được cannula, có lẽ
một số trẻ sanh non thất bại trong việc ổn định
đường thở nên cần áp lực dương liên tục trong
đường thở chứ không cần oxy. Do đó, việc dùng
oxy trộn tránh sử dụng oxy cao quá mức vốn
làm tăng nguy cơ loạn sản phổi và bệnh lý võng
mạc trẻ sanh non. Mặc dù sử dụng lưu lượng
chung tối đa 2,1 l/ph nhưng chúng tôi không ghi
nhận bất cứ biến chứng nào như nghẹt mũi do
chất tiết, loét mũi, xuất huyết niêm mạc mũi hay
chướng bụng. Tuy nhiên, nếu dùng lưu lượng
cao hơn thì phải sử dụng bình làm ẩm và ấm
như NCPAP để tối ưu hóa độ ẩm tránh gây khô
niêm mạc mũi khi thở lâu dài(4).
KẾT LUẬN
Thở oxy trộn và có thở oxy nguyên chất < 7
ngày có thời gian thở cannula mũi và điều trị
oxy ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với có thở
oxy ngyên chất ≥ 7 ngày. Nên thở oxy trộn qua
cannula mũi đối với các trường hợp trẻ sanh
non tiên lượng phải hỗ trợ hô hấp lâu dài nhằm
rút ngắn thời gian cai oxy và tránh tiếp xúc oxy
quá mức không cần thiết.
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN
CỨU TRONG TƯƠNG LAI
Cỡ mẫu nhỏ và thời gian theo dõi nghiên
cứu ngắn, chỉ dừng lại ở kết quả cai oxy 24 giờ,
nên cần tiếp tục nghiên cứu để có cỡ mẫu lớn
hơn và thời gian theo dõi lâu hơn nhằm xác
định các kết quả lâu dài và những yếu tố liên
quan để phát triển mô hình tiên đoán cai oxy
thành công ở trẻ sơ sinh non tháng, đặc biệt
những trẻ có loạn sản phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fanaroff AA, Stoll BJ, Wright LL, et al. Trends in neonatal
morbidity and mortality for very low birthweight infants. Am J
Obstet Gynecol 2007; 196:147.e1.
2. Higgins RD, Bancalari E, Willinger M, Raju TN. Executive
summary of the workshop on oxygen in neonatal therapies:
controversies and opportunities for research. Pediatrics 2007;
119:790.
3. Jackson JK, Ford SP, Meinert KA et al. Standardizing Nasal
Cannula Oxygen Administration in the Neonatal Intensive Care
Unit. Pediatrics 2006;118;S187-S196.
4. Sreenan C, Lemke RP, Hudson-Mason A, et al. High-flow nasal
cannula in the management of apnea of prematurity: a
comparison with conventional nasal continuous positive airway
pressure. Pediatrics 2001;107:1081–3.
5. Todd D, Shadbolt B, Wright A et al. CPAP Weaning: Impact on
time of CPAP and oxygen duration?. Abstracts of the 14th
Annual Congress of the Perinatal Society of Austalia and New
Zealand 28-31 March 2010, Wellington, New Zealand. Journal of
Paediatrics and Child Health. March 2010; Vol. 46, issue 1:A143.
6. Vain NE, Prudent LM, Stevens DP et al. Regulation of Oxygen
Concentration Delivered to Infants Via Nasal Cannulas. Am J Dis
Child. 1989;143(12):1458-1460.
7. Walsh M, Engle W, Laptook A, et al. Oxygen delivery through
nasal cannulae to preterm infants: can practice be improved?
Pediatrics 2005; 116:857.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tho_oxy_tron_qua_cannula_mui_trong_cai_oxy_tre_sanh_non_tai.pdf