KẾT LUẬN
Trong số 300 bệnh nhân tham gia nghiên
cứu: Có 71,13% trẻ nam, trẻ béo phì nhiều nhất
là độ tuổi từ 6 – 11 tuổi (60,56%), có 49,30% trẻ
béo phì sống ở TPHCM, 30,99% ở các khu vực
thuộc thị xã, thị trấn của các tỉnh, 19,72% sống
ở nông thôn.
Thói quen ăn uống
Có 58,45% trẻ béo phì thích ăn béo so với
32,28% ở trẻ không béo phì. Đa số trẻ thích ăn
vặt, nhưng tỉ lệ ở nhóm béo phì trội hơn (80,99%)
so với (67,72%). Có 56,34% trẻ béo phì còn uống
sữa thường xuyên, nhóm không béo phì 86,71%.
85,21% trẻ béo phì ăn nhanh và 78,17% kết thúc
bữa ăn trong vòng 5-10 phút.
Thói quen vận động
48 % trẻ béo phì và 84,81% trẻ không béo phì
hay vận động.
Yếu tố gia đình ở trẻ béo phì
Cha hoặc mẹ béo phì là yếu tố gia đình quan
trọng nhất gặp ở nhóm béo phì (37,32%), trong
khi nhóm không béo phì là 3,16%.
KIẾN NGHỊ
Để phòng ngừa và điều trị béo phì hiệu
quả, cần hạn chế phần năng lượng dư thừa
cung cấp cho trẻ, chú trọng phần do chất béo
và do ăn vặt. Chú ý tìm cách giảm tốc độ ăn
của trẻ và cho trẻ uống loại sữa thích hợp, giáo
dục thêm cho phụ huynh về chăm sóc trẻ béo
phì, cho trẻ năng vận động. Những đối tượng
có nguy cơ cao bị béo phì như gia đình có
cha/mẹ béo phì, nam, lứa tuổi 6-11 tuổi, sống ở
trung tâm hoặc thành phố lớn nên được tuyên
truyền giáo dục phòng bệnh.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thói quen ăn uống, vận động và yếu tố gia đình ở trẻ béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1
THÓI QUEN ĂN UỐNG, VẬN ĐỘNG
VÀ YẾU TỐ GIA ĐÌNH Ở TRẺ BÉO PHÌ
Lê Thị Kha Nguyên*, Dương Công Hoàng Như Quỳnh**, Nguyễn Thị Thu Hậu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ về thói quen ăn uống, vận động, yếu tố gia đình của trẻ béo phì và không béo phì
đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 300 trẻ đến khám lần đầu tại khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2,
gồm 142 trẻ béo phì và 158 trẻ không béo phì. 71,13% trẻ béo phì là nam, trẻ béo phì nhiều nhất là độ tuổi từ 6 –
11 tuổi (60,56%), 49,30% ở Thành Phố Hồ Chí Minh, 30,99% ở các khu vực thuộc thị xã, thị trấn của các tỉnh.
58,45% trẻ béo phì thích ăn béo so với 32,28 % ở trẻ không béo phì. Đa số trẻ đều thích ăn vặt nhưng tỉ lệ ở nhóm
béo phì trội hơn (80,99% so với 67,72%). Chỉ có 56,34% trẻ béo phì được cho uống sữa thường xuyên, còn ở
nhóm còn lại là 86,71%. Có tới 85,21% trẻ béo phì ăn nhanh và 78,17% kết thúc bữa ăn trong vòng 5-10
phút.46,48 % trẻ béo phì và 84,81% trẻ không béo phì hay vận động. Cha hoặc mẹ béo phì là yếu tố gia đình quan
trọng nhất gặp ở nhóm béo phì (37,32%).
Kết luận: Lứa tuổi gặp béo phì nhiều nhất là 6-11 tuổi, ở thành thị cao hơn nông thôn, nam nhiều hơn nữ.
Trẻ béo phì có liên quan nhiều đến chế độ ăn nhiều béo, hay ăn vặt, ăn quá nhanh ít vận động. Trẻ béo phì thường
bị ngưng uống sữa. Cần tăng cường giáo dục cách phòng ngừa, chăm sóc trẻ béo phì cho đối tượng có nguy cơ
cao cũng như cho người chăm sóc trẻ.
Từ khóa: béo phì trẻ em, thói quen ăn uống, vận động thể lực, yếu tố gia đình.
ABSTRACT
NUTRITIONAL HABITS, PHYSICAL ACTIVITIES AND FAMILY INFLUENCE OF CHILDHOOD
OBESITY
Le Thi Kha Nguyen, Duong Cong Hoang Nhu Quynh, Nguyen Thi Thu Hau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 212 – 217
Objectives: Determine the rate of nutritional habits, physical activities and family influence of childhood
obesity population who come to Consultation Department of Nutrition of Children’s hospital 2.
Methods: Descriptive cross section.
Results: The study was conducted on 300 children, 142 obeses and 158 non-obeses for the first nutritional
consultation at Nhi Dong 2 hospital. Obese group: 71.13% were male, and the most were 6-11 years old
(60.56%), 49.30% lived in Ho Chi Minh city and 30.99% lived in town. 58.45% obeses liked fat food vs 32.28%
of non-obeses. Most of children liked snacks, but it was more popular in obeses (80.99% vs 67.72%). Only
56.34% of obeses had regular milk but 86.71% of the others. 85.21% of obeses ate fastly and 78.17% finished meal
within 5-10 minutes. 46.48% of obeses and 84.81% non-obeses had usual physical activities. Obese father/ mother
seemed to be the most related family influence in obeses group.(37.32%).
Conclusions: Peak of childhood obesity were 6-11 years old, occurred more in urban population, and more in
* Bệnh viện Nhi Đồng 2, ** Trường cao đẳng Kinh tế Công nghệ
Tác giả liên lạc: KS. Lê Thị Kha Nguyên, ĐT: 01687593657, Email: lesuong75@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2
male.Obesity were associated with high fat intake, a lot of snacks, hasty meals and lack in physical activities.
Obese children often stopped drinking milk. It’s necessary to train high risk children and their care givers how to
prevent and manage obesity.
Key words: nutritional habits, physical activities, family influence.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng thừa cân và béo phì ngày càng gia
tăng ở trẻ em Việt nam và gây ra nhiều vấn đề
về sức khỏe (đau khớp, ảnh hưởng tâm lý, hội
chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, tiểu
đường), làm hao tốn tiền của của gia đình và
xã hội(1,2,3,6). Tỉ lệ trẻ béo phì ngày càng tăng cao,
đặc biệt ở những thành phố lớn(8). Phòng khám
Dinh dưỡng của bệnh viện Nhi đồng 2 (BVNĐ2)
tiếp nhận số lượng trẻ béo phì ngày càng
nhiều(5). Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy béo
phì là hậu quả của chế độ ăn mất cân đối, quá
dư năng lượng, của giảm vận động và có liên
quan đến yếu tố gia đình(1,6,7). Việc phát hiện sớm
những yếu tố nguy cơ sẽ giúp có chiến lược
phòng ngừa và điều trị cho bệnh nhân tốt.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm khảo sát tỉ lệ khác biệt về thói quen ăn
uống, vận động của trẻ béo phì và không béo
phì, sự khác biệt về yếu tố gia đình ở những trẻ
béo phì, từ đó có thể đưa ra những biện pháp
thích hợp trong can thiệp điều trị béo phì trẻ em
có hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ về thói quen ăn uống, vận
động, yếu tố gia đình của trẻ béo phì và không
béo phì.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ các thói quen ăn uống ở nhóm
trẻ béo phì và không béo phì: thích ăn béo, thích
ăn vặt, uống sữa thường xuyên, tốc độ ăn, thời
gian hoàn tất bữa ăn.
Xác định tỉ lệ thói quen thích vận động ở
nhóm trẻ béo phì và không béo phì.
Xác định tỉ lệ người thân bị béo phì ở ở
nhóm trẻ béo phì và không béo phì.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 2-15 tuổi và người trực tiếp nuôi
dưỡng trẻ đến khám tại Phòng khám dinh
dưỡng BVNĐ2. Đồng thời, kết hợp với việc thu
thập hồi cứu trên bệnh án béo phì trong những
năm 2007 – 2009 của khoa Dinh dưỡng BVNĐ2.
Thời gian
Tháng 8/2009-8/2010.
Phương pháp lấy mẫu
Thuận tiện.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Trẻ 2-15 tuổi đến khám dinh dưỡng lần đầu,
không mắc các bệnh mạn tính, bẩm sinh, có
người chăm sóc trực tiếp đi cùng, đồng ý trả lời
phỏng vấn.
Tiêu chuẩn phân loại tình trạng dinh
dưỡng của trẻ: Theo WHO Standard 2007
Trẻ cao < 110cm: theo chỉ số CN/CC
<-3SD : Suy dinh dưỡng độ 2
3SD đến -2SD : Suy dinh dưỡng độ 1
- 2SD đến -1SD : Dọa suy dinh dưỡng
- 1SD đến +1SD : Bình thường
+1SD đến +2SD : Thừa cân
≥ +2SD: Béo phì
Trẻ cao >110cm: Xếp loại theo chỉ số BMI:
BMI < 5 percentile (-2SD): Suy dinh dưỡng
BMI > 85 percentile (+1SD): Dư cân
BMI > 95 percentile (+2SD): Béo phì
Tiêu chuẩn loại trừ: ngoài lứa tuổi trên,
không có người chăm sóc trực tiếp đi cùng, có
bệnh lý mạn tính bẩm sinh, bệnh gây sai lệch
chỉ số nhân trắc (tim mạch, bệnh lý gan thận,
phù, cổ chướng), không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Tính theo công thức
Z2 1-α/2 P(1-P)
N= ------------------------
d2
Với α: xác suất sai lầm loại 1, α =0.05
d: sai số cho phép, d= 0.05
P: trị số mong muốn của tỉ lệ
với P= 64,8% cho thói quen ăn béo, 7-17% cha
mẹ béo phì, 75,5% ít vận động [4] cỡ mẫu: 350,
216, 284 lấy cỡ mẫu lớn nhất là 350 bệnh
nhân.
Thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và thu
thập dữ kiện lưu trên hồ sơ tái khám của khoa.
Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
10.0 for Windows.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, có 300 bệnh nhân
thỏa điều kiện được nhận vào lô nghiên cứu,
trong đó có 158 bệnh nhân không béo phì và 142
bệnh nhân béo phì. Tỉ lệ phân bố theo tình trạng
dinh dưỡng của trẻ đến khám như sau:
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Xếp loại Số lượng Phần trăm (%)
Dọa suy dinh dưỡng 41 13,67
Suy dinh dưỡng 50 16,67
Bình thường 67 22,33
Béo phì 142 47,33
Tổng số 300 100
Biểu đồ 1. Phân bố trẻ béo phì theo giới tính
Nhận xét: Trong số 142 trẻ béo phì, tỉ lệ trẻ
nam là 101/142 (chiếm 71,13%), nữ là 42/142 trẻ
(chiếm 28,87%).
Biểu đồ 2. Phân bố trẻ béo phì theo tuổi:
Nhận xét: Tập trung nhiều nhất là độ tuổi từ
6 – 11 tuổi có 86/142 trẻ (chiếm 60,56%), độ tuổi
đông trẻ béo phì tiếp theo là từ 2 – 6 tuổi có
37/142 trẻ (chiếm 26,06%), với độ tuổi còn lại là
từ 11 – 15 tuổi có 19/142 trẻ (chiếm 13,38%).
Bảng 2. Phân bố trẻ béo phì theo nơi sinh sống
Khu vực Béo phì N = 142 Tỉ lệ %
TP.HCM 70 49,30%
Khu vực thuộc thị xã, thị trấn
của các tỉnh 44 30,99%
Nông thôn 28 19,72%
Bảng 3. Thói quen ăn chất béo
Thói quen Béo phì(%) Không béo phì (%)
Thích ăn béo 58,45 32,28
Không ăn béo 32,39 51,90
Bình thường 9,15 15,82
Bảng 4. Thói quen ăn vặt
Thói quen Béo phì (%) Không béo phì (%)
Thích ăn vặt 80,99 67,72
Không ăn vặt 17,61 23,42
Bình thường 1,41 8,86
Bảng 5. Thói quen uống sữa
Thói quen Béo phì (%) Không béo phì (%)
Còn uống ñều 56,34 86,71
Thỉnh thoảng 4,93 8,86
Ngưng sữa 38,73 4,43
Bảng 6. Tốc độ ăn của trẻ
Thói quen Béo phì (%) Không béo phì (%)
Nhanh 85,21 22,78
Chậm 7,04 65,82
Bình thường 7,75 11,39
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4
Bảng 7. Thời gian hoàn tất bữa ăn
Thói quen Béo phì (%) Không béo phì (%)
< 5 phút 1,41 0,63
5 – 15phút 78,17 16,46
15 - 30phút 19,01 30,38
trên 30phút 1,41 52,53
Bảng 8. Thói quen vận động của trẻ
Thói quen Béo phì (%) Không béo phì (%)
Hay vận ñộng 46,48 84,81
Ít vận ñộng 53,52 15,19
Bảng 9. Yếu tố gia đình
Người béo phì Béo phì (%) Không béo phì (%)
Ba/mẹ 37,32 3,16
Anh/chị em ruột 2,11 2,53
Ông bà 0,70 0,63
Họ hàng gần 4,23 1,90
Không có ai béo phì 55,63 91,77
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu có hiện diện đầy đủ các
tình trạng dinh dưỡng (trẻ bình thường, trẻ bị
dọa suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng) và trẻ bị
béo phì. Từ đó, cho phép chúng tôi khảo sát
được sự khác biệt về chế độ ăn cũng như thói
quen sinh hoạt, yếu tố gia đình của trẻ béo phì
và không béo phì.
Tỉ lệ béo phì ở trẻ nam cao hơn hẳn trẻ nữ,
phù hợp với các nghiên cứu của Trung tâm dinh
dưỡng TPHCM, BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2
trước đây, BV Bạch Mai cũng như các nghiên
cứu về béo phì trẻ em khác trên thế giới(2,3,5,6,4,7).
Yếu tố giới tính ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát
triển thể chất của trẻ. Trẻ nam thường háu ăn
hơn, đồng thời có thể do khác biệt về yếu tố tâm
lý giữa nam và nữ. Các em nữ có đặc trưng tâm
lý khác biệt hơn,nhất là ở lứa tuổi tiền dậy thì và
dậy thì, thường mong muốn mình có một ngoại
hình đẹp nên sẽ dễ dàng tiếp thu cũng như lắng
nghe lời khuyên của cha mẹ và có thể tự kiềm
chế thói quen ăn uống của bản thân mình hơn
các em nam. Tỉ lệ thừa cân và béo phì cao nhất ở
lứa tuổi tiểu học (6-11 tuổi), cũng giống như số
liệu về béo phì ở các nghiên cứu khác. Báo cáo
năm 2006 về thể lực của trẻ ở một trường điểm
tại TPHCM cũng cho kết quả tương tự: béo phì
cao ở các khối lớp 1 (32,5%), khối 2 (28,6%), giảm
bớt ở khối 5 (17,8%), dư cân tăng dần từ khối 1-4
(16,3 -26%) và giảm ở khối 5 (21%). Ở trường
này, tổng số học sinh bị dư cân và béo phì là
47,6%, nam nhiều hơn nữ(7). Đây là lứa tuổi trẻ
đã bắt đầu đi học ở trường, trẻ có thể chọn
những thức ăn có nhiều năng lượng như bánh
kẹo, nước ngọt mà chính bản thân trẻ không
thể kiềm chế được nên trẻ cứ vô tư dung nạp
vào cơ thể. Chính điều này đã dẫn đến nguy cơ
phát triển bệnh béo phì. Đồng thời, ngày nay trẻ
có nhiều cơ hội và bị thu hút bởi các sản phẩm
ăn liền, các thực phẩm quảng cáo hướng đến trẻ
không chỉ trên phương tiện thông tin đại chúng
mà còn trên cả các mặt báo, tạp chí, tờ rơi, những
nơi trẻ tập trung vui chơi, sinh hoạt. Trẻ béo phì
ở lứa tuổi này sẽ có nguy cơ dậy thì sớm và nguy
cơ thiếu chiều cao trong tương lai. Chính vì vậy,
các bậc cha mẹ nên chú ý và quan tâm đến trẻ
nhiều hơn, đặc biệt là lứa tuổi 6 – 11 tuổi để có
thể phòng tránh béo phì ngay lứa tuổi còn nhỏ
trước khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì.
Trẻ sống tại thành phố do có điều kiện sống
tốt, bố mẹ chăm lo cho bữa ăn con mình nhiều
hơn, cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo
động vật, chưa kể đến sự xuất hiện hàng loạt các
của hàng thức ăn nhanh giàu năng lượng như:
KFC, Lotteria, Joillibe, pizza Hut Không chỉ
thu hút trẻ nhỏ mà còn thuận tiện cho bố mẹ
những lúc công việc bận rộn, không có thời gian.
Thêm vào đó, trẻ ít có cơ hội hoạt động thể lực
đầy đủ, vận động chưa tương xứng với năng
lượng nạp vào, trẻ không có đủ không gian để
chơi các trò chơi vận động, có xu hướng thích
ngồi vi tính, xem Ti vi...Vì vậy, tỉ lệ trẻ béo phì ở
thành phố cao hơn ở tỉnh, ở trung tâm cao hơn ở
vùng xa(3,6).
Chúng tôi thấy tỉ lệ thích ăn vặt ở trẻ béo phì
và không béo phì đều rất cao, nhưng nổi trội
hơn trong nhóm béo phì. Đối với trẻ nhỏ, ăn vặt
không phải là một thói quen xấu nếu được áp
dụng hợp lý bởi bữa ăn chính không thể cung
cấp đủ lượng dinh dưỡng mà cơ thể bé cần. Nếu
cha mẹ không kiểm soát liều lượng thức ăn thì
bé có thể ăn uống tùy thích, nhất là khi có sẵn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5
bánh kẹo, nước ngọt trong tầm tay. Khi đã có
béo phì, việc áp dụng chế độ ăn giảm kalo cho
bé sẽ gặp khó khăn(6). Đối với những trẻ không
có nguy cơ béo phì thì việc ăn vặt những thức ăn
có quá nhiều kalo làm cho bé chán ăn và có cảm
giác no khi bắt đầu vào bữa ăn chính.
Qua khảo sát tỉ lệ cung cấp sữa cho trẻ,
chúng tôi nhận thấy ở nhóm không béo phì, tỉ lệ
cho uống sữa thường xuyên cao hơn hẳn, trong
khi ở nhóm trẻ béo phì, tỉ lệ ngưng sữa đến
38,7%. Điều này chứng tỏ các bậc phụ huynh còn
cần được trang bị thêm kiến thức về chăm sóc trẻ
nói chung và về vai trò của sữa trong dinh
dưỡng trẻ em nói riêng. Phụ huynh có quan
điểm sai lầm trong cách cho trẻ béo phì uống
sữa. Các bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng, trong sữa có
hàm lượng chất béo cao nên không cho trẻ uống
để giảm lượng chất béo trẻ hấp thu vào cơ thể.
Tuy nhiên, sữa là nguồn cung cấp canxi quan
trọng nhất cho trẻ nhỏ để phát triển xương.
Đồng thời sữa còn phòng ngừa bệnh lý có liên
quan đến tim mạch, một số chất dinh dưỡng
khác hiện hữu trong sữa như magie còn giúp
giảm lượng cholesterol trong máu đồng thời
giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, đặc biệt là sữa
tách béo.Vì vậy, trẻ dù bị béo phì, nhưng vẫn
trong giai đoạn phát triển chiều cao, cân nặng,
các bậc cha mẹ vẫn nên cung cấp đủ lượng sữa
cho trẻ để đảm bảo đầy đủ lượng Calci cho phát
triển. Việc lựa chọn loại sữa phù hợp (sữa không
béo hay giảm béo) sẽ giúp bé phát triển tốt nhất.
Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng hay béo phì
cũng có liên quan đến tốc độ ăn và thời gian ăn
của trẻ. Nhưng đặc biệt khi ăn quá nhanh, hệ
thống truyền tín hiệu cho não (chỉ dẫn cho cơ thể
biết khi nào nên ngừng ăn uống) không kịp
phản ứng. Thói quen ăn nhanh thường được
hình thành ngay từ khi còn nhỏ và có thể thay
đổi được, mặc dù rất khó. Như vậy, ngay từ bây
giờ, các bậc cha mẹ hãy dạy trẻ cách ăn uống
chậm rãi, cho phép trẻ dừng nếu bé cảm thấy no.
Nếu những trẻ đã béo phì thì các bậc cha mẹ nên
cho trẻ ăn từ từ, ít một, ăn chậm, nhai kỹ ngay cả
khi trẻ đói. Bữa ăn của trẻ thì cha mẹ nên cho
thêm vào các loại rau xanh, các loại đậu hạt, ngũ
cốc để cung cấp nhiều chất xơ cho trẻ vì chất xơ
còn tác dụng giúp điều chỉnh cân nặng. Chất xơ
có tính nhớt như pectin, lignin, chất nhầy sẽ
tạo cảm giác no, làm giảm lượng ăn, cản trở khả
năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, sẽ
giúp trẻ giảm bớt tốc độ ăn.
Yếu tố gia đình rất ảnh hưởng việc trẻ béo
phì. Lối sống của gia đình sẽ hình thành nên thói
quen ăn uống, thói quen vận động và ảnh hưởng
đến loại cũng như số lượng thức ăn cung cấp
cho trẻ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng
tôi nhận thấy, sống trong cùng trong gia đình
nhưng tỉ lệ anh chị em ruột bị béo phì cũng
không khác biệt nhiều giữa 2 nhóm trẻ có béo
phì hay không béo phì. Trong khi đó, trẻ béo phì
lại có tỉ lệ cha/ mẹ bị béo phì cao hơn hẳn, điều
này chứng tỏ vai trò của gene gây béo phì quan
trọng hơn là cách sinh hoạt đơn thuần. Vì vậy,
vai trò giáo dục, phát hiện phòng ngừa sớm béo
phì cho trẻ em trong các gia đình có cha mẹ béo
phì là rất quan trọng.
KẾT LUẬN
Trong số 300 bệnh nhân tham gia nghiên
cứu: Có 71,13% trẻ nam, trẻ béo phì nhiều nhất
là độ tuổi từ 6 – 11 tuổi (60,56%), có 49,30% trẻ
béo phì sống ở TPHCM, 30,99% ở các khu vực
thuộc thị xã, thị trấn của các tỉnh, 19,72% sống
ở nông thôn.
Thói quen ăn uống
Có 58,45% trẻ béo phì thích ăn béo so với
32,28% ở trẻ không béo phì. Đa số trẻ thích ăn
vặt, nhưng tỉ lệ ở nhóm béo phì trội hơn (80,99%)
so với (67,72%). Có 56,34% trẻ béo phì còn uống
sữa thường xuyên, nhóm không béo phì 86,71%.
85,21% trẻ béo phì ăn nhanh và 78,17% kết thúc
bữa ăn trong vòng 5-10 phút.
Thói quen vận động
48 % trẻ béo phì và 84,81% trẻ không béo phì
hay vận động.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6
Yếu tố gia đình ở trẻ béo phì
Cha hoặc mẹ béo phì là yếu tố gia đình quan
trọng nhất gặp ở nhóm béo phì (37,32%), trong
khi nhóm không béo phì là 3,16%.
KIẾN NGHỊ
Để phòng ngừa và điều trị béo phì hiệu
quả, cần hạn chế phần năng lượng dư thừa
cung cấp cho trẻ, chú trọng phần do chất béo
và do ăn vặt. Chú ý tìm cách giảm tốc độ ăn
của trẻ và cho trẻ uống loại sữa thích hợp, giáo
dục thêm cho phụ huynh về chăm sóc trẻ béo
phì, cho trẻ năng vận động. Những đối tượng
có nguy cơ cao bị béo phì như gia đình có
cha/mẹ béo phì, nam, lứa tuổi 6-11 tuổi, sống ở
trung tâm hoặc thành phố lớn nên được tuyên
truyền giáo dục phòng bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Academy of Pediatrics (2009) Pediatric Obesity.
Pediatric Nutrition. 6th ed. P.733-782.
2. Heude B, Lafay L, Borys JM, Thibult N, Lommez A, Romon
M, Ducimetiere P, Charles MA (2003). Time trend in height,
weight and obesity prevalence in school children from
Northern France, 1992-2000. Diabetes Metab; 29: 235-40.
3. Hoàng Thị Tín, Nguyễn Thị Hoa.( 8/2007) Đặc điểm của trẻ
thừa cân béo phì siêu âm có gan nhiễm mỡ tại khoa Dinh
dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2005-2006. Báo cáo hội
nghị: Thừa cân, béo phì- Mối nguy cơ của các bệnh thời đại. tr
123-130.
4. Lê Thị Kim Quý, Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trần Quốc
Cường, Phạm Gia Tiến (2006). Kết quả lượng giá hồ sơ béo
phì trẻ em tại phòng khám Trung tâm Dinh dưỡng thành phố
HCM năm 2005-2006. Hội nghị: Thừa cân, béo phì- Mối nguy
cơ của các bệnh thời đại. tr 140-145.
5. Nguyễn Thanh Hương, Lê Thị Ngọc Dung (2004). Kiến thức,
thái độ, thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trẻ béo phì tại
bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2003. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật
Nhi khoa bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2004. tr.142-151.
6. Nguyễn Thị Hoa. (2002) Đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa
Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2000-2002. Luận án
chuyên khoa cấp 2. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phạm Thị Thục (2002). Nhận xét tình trạng thừa cân, béo phì
ở trẻ em trong 2 năm 1996-1997 tại phòng khám tư vấn Dinh
dưỡng BV Bạch Mai. HN thừa cân, béo phì với sức khỏe cộng
đồng. Bộ Y tế- Viện Dinh dưỡng. Hà nội. tr. 71-75
8. Tống Thanh Sơn, Pham Lê An, Võ Cộng Đồng (2006). Đánh
giá khuynh hướng thể lực của học sinh trường trọng điểm
Lương Định Của từ 2001-2005. Luận án tốt nghiệp BSCK2.
Đại học Y dược TPHCM.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thoi_quen_an_uong_van_dong_va_yeu_to_gia_dinh_o_tre_beo_phi.pdf