Qua đây có thể thấy, rằng pháp luật
trọng tài các nước đều có vẻ mềm dẻo và
linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ việc.
Một điểm chung cơ bản được pháp luật các
nước ghi nhận là tôn trọng tối đa quyền tự
do thỏa thuận giải quyết vụ việc của các
bên. Nếu các bên đã thống nhất được với
nhau về cách giải quyết toàn bộ vụ việc
thì các lý lẽ mà Hội đồng trọng tài đưa ra
nếu đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của
các bên sẽ là trái pháp luật, ngoại trừ thỏa
thuận của các bên vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc ảnh
hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên
thứ ba. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được
Luật TTTM minh thị một cách rõ ràng. Do
đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu Trọng tài không
có thẩm quyền công nhận kết quả thương
lượng, hòa giải thành tiền tố tụng khi các
bên có thỏa thuận trọng tài và yêu cầu
trọng tài tôn trọng ý chí đó.
Những ưu thế vượt trội của Trọng tài
so với phương thức giải quyết tranh chấp
bằng Tòa án là tính linh hoạt, tạo quyền chủ
động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết
kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục
tố tụng trọng tài. Nếu Trọng tài không có
thẩm quyền công nhận sự kết quả thương
lượng, hòa giải thành ngoài tố tụng thì sẽ
rất không công bằng, nếu không muốn nói
là hạn chế sự phát triển của Trọng tài. Lẽ
dĩ nhiên, khi nói đến Trọng tài là nói đến
quyền tự định đoạt của các bên, mà tôn
trọng quyền tự định đoạt của các bên tức
là tôn trọng thỏa thuận trọng tài, đó là bản
chất cốt lõi của tài phán tư. Suy cho cùng,
việc mở rộng thẩm quyền trọng tài cũng
chỉ nhằm mục đích tạo thêm sự lựa chọn
cách tiếp cận công lý cho người dân, doanh
nghiệp. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay
là cần thiết phải sửa đổi, bổ sung mở rộng
phạm vi thẩm quyền giải quyết các loại
việc của Trọng tài để đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đời sống kinh tế - xã hội, từ đó sẽ định
hình cấu trúc những vấn đề pháp lý khác
liên quan trong Luật TTTM hiện hành.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ tục tiền tố tụng trọng tài - Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong việc mở rộng phạm vi thẩm quyền trọng tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Xã hội phát triển, tranh chấp ngày càng gia tăng và phức tạp. Pháp luật
cần phải có những cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt để tiết kiệm
thời gian, chi phí và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên. Luật
Trọng tài thương mại năm 2010 chỉ ghi nhận thủ tục hòa giải trong
quá trình tố tụng trọng tài mà không tôn trọng sự cần thiết thỏa thuận
thương lượng, hòa giải trong giai đoạn tiền tố tụng trọng tài. Hơn nữa,
pháp luật trọng tài đã giới hạn phạm vi thẩm quyền của trọng tài, tạo
nên sự không đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam
và không tương thích với pháp luật các nước.
THỦ TỤC TIỀN TỐ TỤNG TRỌNG TÀI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN ĐẶT RA TRONG VIỆC MỞ RỘNG PHẠM VI
THẨM QUYỀN TRỌNG TÀI
Cao Anh Nguyên*
Abstract:
Due to social developments, the fact that disputes get growths in
size as well as their complexity by nature is common. The legal
regulations also need to have flexibility in resolving the disputes
so as to save times, money, and to protect the eligible rights and
legitimate interests of all involved parties. The Commercial
Arbitration Law of 2010 only recognizes the conciliation during
the arbitral proceeding but does not necessarily acknowledge
the negotiations or conciliations in pre-arbitral proceedings.
Additionally, the arbitration law limits its jurisdiction, which creates
asynchronization in Vietnam legal system and incompatibility to
other countries’ laws worldwide.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật trọng tài thương mại,
tranh chấp, giải quyết tranh chấp,
trọng tài thương mại.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 07/06/2017
Biên tập: 07/08/2017
Duyệt bài: 15/08/2017
Article Infomation:
Keywords: The Commercial
Arbitration Law, disputes,
resolvement of disputes, commercial
arbitration.
Article History:
Received: 07 Jun 2017
Edited: 07 Aug. 2017
Appproved: 15 Aug. 2017
* ThS. LS. thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hoà
1. Đặt vấn đề
Pháp luật Việt Nam và các nước đều
ghi nhận các phương thức giải quyết tranh
chấp, bao gồm: thương lượng, hòa giải,
trọng tài và tòa án. Theo đó, khi phát sinh
tranh chấp, các bên có thể giải quyết thông
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 21(349) T11/2017
qua thương lượng trực tiếp với nhau hoặc
giải quyết thông qua phương thức hòa giải,
trọng tài hoặc tòa án. Bên thứ ba chỉ tham
gia nếu một hoặc các bên tranh chấp có
yêu cầu. Trong hoạt động kinh doanh, để
giữ hòa khí, các bên thường cân nhắc kỹ
lưỡng từng loại hình giải quyết tranh chấp,
cũng như tính chất đơn giản hay phức tạp
của tranh chấp để đưa ra quyết định lựa
chọn phù hợp. Nhưng việc giải quyết tranh
chấp theo phương thức nào cũng dựa trên
nguyên tắc nền tảng là quyền tự định đoạt
của các bên.
Theo quy định của pháp luật nhiều
nước và pháp luật Việt Nam hiện hành thì
cho dù đã có thỏa thuận hòa giải, Tòa án
hay Trọng tài vẫn có thể thụ lý vụ việc tranh
chấp của các bên để giải quyết. Trong khi
đó, pháp luật một số nước (như Anh, Úc,
Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản) lại
quy định Tòa án hoặc Trọng tài không
được thụ lý vụ việc để giải quyết nếu các
bên đã có thỏa thuận hòa giải1. Tuy nhiên,
việc xác định vị thế của thỏa thuận hòa giải
cần phải được đặt trong những điều kiện,
bối cảnh vụ việc cụ thể và sự đồng bộ hóa
các quy định của pháp luật liên quan. Hiện
nay, Luật Trọng tài thương mại (TTTM)
năm 2010 quy định thủ tục tố tụng có phần
cứng nhắc và sự không linh hoạt này dẫn
đến bó hẹp phạm vi thẩm quyền giải quyết
các loại việc của trọng tài và gây cản trở
quyền tự định đoạt của các bên.
2. Hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại là việc hòa giải
viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được
thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau
các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh thương mại. Cho
nên, hòa giải mang tính chất thân thiện
1 Xem: Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Thị Anh Thơ, Pháp luật về hòa giải thương mại và một số khuyến nghị hoàn thiện, trên
2 Điều 416 Bộ luật TTDS năm 2015.
nhằm tiếp tục duy trì và phát triển các mối
quan hệ kinh doanh giữa các bên. Kết quả
hòa giải thành hay bại phụ thuộc vào sự
thiện chí của các bên tranh chấp và không
có tính cưỡng chế bắt buộc thi hành như
phán quyết của Trọng tài hay Tòa án, có
lẽ vì nhược điểm này mà phương thức giải
quyết tranh chấp thông qua hòa giải tiền tố
tụng chưa phát huy được hiệu quả tích cực
trong thực tiễn.
Thể chế hóa chủ trương, đường lối
của Đảng về cải cách tư pháp (Nghị quyết
số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW
và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI) về
việc khuyến khích việc giải quyết một số
tranh chấp thông qua thương lượng, hòa
giải, Trọng tài, Tòa án hỗ trợ bằng quyết
định công nhận việc giải quyết đó. Trên cơ
sở đó và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn,
nhiều đạo luật được ban hành mới nhằm
tôn trọng sự tự do thỏa thuận lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp của các
bên như Luật TTTM, Luật Hòa giải ở sơ sở
năm 2013 (Luật HGCS), Bộ luật Tố tụng
dân sự (TTDS) năm 2015,
Lần đầu tiên, Bộ luật TTDS quy định
thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án. Theo đó, kết quả hòa giải
vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem
xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa
giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ
chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người
có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã
hòa giải thành theo quy định của pháp luật
về hòa giải2. Quy định mới này phù hợp
với xu hướng phát triển của xã hội, giảm
tải cho hoạt động xét xử của Tòa án. Thực
tiễn cho thấy nhu cầu giải quyết tranh chấp
ngày càng đa dạng và gia tăng trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội; các cá nhân,
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 21(349) T11/2017
tổ chức thường sử dụng phương thức hòa
giải để giải quyết tranh chấp trước khi khởi
kiện đến Tòa án hoặc Trọng tài. Tuy nhiên,
kết quả hòa giải thành của họ chỉ nằm trên
giấy tờ, chưa có giá trị pháp lý cưỡng chế
thi hành án. Nhưng kể từ khi Bộ luật TTDS
có hiệu lực thi hành thì kết quả hòa giải
thành sẽ được Tòa án ra quyết định công
nhận khi một hoặc cả hai bên có đơn yêu
cầu công nhận. Quyết định công nhận kết
quả hòa giải thành của Tòa án sẽ không bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm và được thi hành theo pháp luật thi
hành án dân sự3.
Bộ luật TTDS ghi nhận thủ tục công
nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
là bước nối tiếp khoa học để đưa những
quy định trong Luật HGCS đi vào thực tiễn
cuộc sống. Tuy nhiên, Luật HGCS chỉ giải
quyết những tranh chấp mang tính chất
nhỏ lẻ ở cơ sở, mà không điều chỉnh hoạt
động hòa giải thương mại. Để đáp ứng yêu
cầu thực tiễn hoạt động hòa giải thương
mại và tương thích với pháp luật các nước,
Dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại
năm 2015 do Bộ Tư pháp soạn thảo ghi
nhận Tòa án với tư cách là cơ quan đại diện
cho quyền lực nhà nước được quyền công
nhận thỏa thuận hòa giải thành: “Một hoặc
các bên được yêu cầu Tòa án công nhận
thỏa thuận hòa giải thành. Trình tự, thủ
tục công nhận thỏa thuận hòa giải thành
được thực hiện theo quy định của pháp luật
TTDS” (Điều 26). Tinh thần của Dự thảo
Nghị định về hòa giải thương mại năm
2015 là tôn trọng quyền tự định đoạt của
đương sự, khi đương sự có yêu cầu thì Tòa
án có trách nhiệm chuyển hóa ý chí của
đương sự thành quyết định công nhận kết
quả hòa giải thành mang tính cưỡng chế thi
hành trong thực tiễn. Nhưng Nghị định số
22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về hòa
3 Khoản 8, khoản 9 Điều 419 Bộ luật TTDS năm 2015.
giải thương mại có sự thay đổi về cách tiếp
cận khi trao cho Tòa án quyền chủ động
xem xét thụ lý, giải quyết yêu cầu công
nhận kết quả hòa giải thành: “Văn bản về
kết quả hòa giải thành được xem xét công
nhận theo quy định của pháp luật TTDS”.
(Điều 16). Cách lập pháp cẩn trọng này
tạo ra lối mở để Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết
hướng dẫn Bộ luật TTDS cho phép hoặc
không cho phép Tòa án công nhận kết
quả hòa giải thành của đương sự phát sinh
trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Ngày nay, xu hướng xóa bỏ ranh giới mong
manh phân định tranh chấp dân sự và tranh
chấp kinh doanh thương mại chỉ là tương
lai gần.
Tinh thần lập pháp hiện nay là không
thừa nhận thẩm quyền công nhận kết quả
hòa giải thành ngoài tố tụng đối với Trọng
tài. Nhưng nếu so sánh giữa thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
(Khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật TTTM)
với phạm vi giải quyết tranh chấp bằng
hòa giải thương mại (Khoản 1, khoản 2
Điều 2 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày
24/02/2017) sẽ không tìm thấy sự khác
nhau. Vậy lý lẽ nào để bác bỏ thẩm quyền
của trọng tài trong việc công nhận kết quả
hòa giải thành ngoài tố tụng nếu các đương
sự có thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu
công nhận? Phải chăng, phạm vi thẩm
quyền của trọng tài chỉ giới hạn trong việc
giải quyết các loại tranh chấp, trong khi Bộ
luật TTDS xác định thủ tục công nhận kết
quả hòa giải thành ngoài Tòa án là việc dân
sự, nghĩa là yếu tố tranh chấp đã mất đi khi
kết quả hòa giải thành của các bên thể hiện
rõ sự đồng thuận.
Từ điển Tiếng Việt giải thích từ
ngữ “tranh chấp” nghĩa là giành nhau, cãi
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 21(349) T11/2017
nhau, đôi co nhau4. Từ điển Tiếng Anh
giải thích “tranh chấp” nghĩa là tranh
cãi hoặc không thỏa thuận được giữa hai
người, hai tập thể hoặc hai quốc gia; thảo
luận về một vấn đề mà không thỏa thuận
được5. Khoản 3 Điều 3 Luật TTTM định
nghĩa thuật ngữ “các bên tranh chấp” là
cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc
nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với
tư cách nguyên đơn, bị đơn. Theo quy
định pháp luật Việt Nam, có nhiều tiêu
chí để phân định tranh chấp về dân sự và
yêu cầu về dân sự, tiêu chí cơ bản nhất để
phân biệt là vụ việc có tranh chấp xảy ra
hay không có tranh chấp6. Đối với yêu cầu
về dân sự thì không có nguyên đơn, bị đơn
mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết
và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Xuất phát từ yêu cầu của đương sự, Tòa
án mở phiên họp giải quyết việc dân sự để
công nhận hoặc không công nhận một sự
kiện pháp lý nào đó. Điều 2 Luật TTTM
đã giới hạn thẩm quyền trọng tài chỉ được
phép giải quyết các tranh chấp phát sinh
khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Nếu
các bên có thỏa thuận trọng tài giải quyết
vụ việc nhưng loại việc này không thuộc
trường hợp Trọng tài có thẩm quyền giải
quyết thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu7.
Do đó, đây là sự bất cập, hạn chế lớn của
Luật TTTM hiện hành. Qua đây, có thể
thấy rằng Bộ luật TTDS đã có những bước
tiến mới trong việc điều chỉnh giải quyết
các quan hệ dân sự dựa trên nền tảng tôn
trọng sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận của các bên.
4 Từ điển Tiếng Việt (2014), Khoa học - Xã hội - Nhân văn, Nxb. Văn hóa - Thông tin, tr. 1306.
5 Từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary New 8th Edition, p. 439.
6 Điều 361 Bộ luật TTDS năm 2015: “Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu
cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án
công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.
7 Khoản 1 Điều 18 Luật TTTM năm 2010.
8 Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby và Constantine Partasides (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương
mại quốc tế, tái bản lần thứ 4, Nxb. Sweet & Maxwel, London, tr. 23.
Thực tiễn pháp luật một số nước,
trong đó có Anh, khi nội luật hóa Công
ước New York là thêm một số từ mà
không có trong Công ước, để cho phép
Tòa án giải quyết vụ kiện nếu Thẩm phán
có căn cứ cho rằng “thật sự không có bất
kỳ một tranh chấp nào giữa các bên liên
quan đến vấn đề được thỏa thuận để đưa
ra xem xét”. Về sau, có thể vì tránh việc
đưa ra trọng tài và tránh việc ban hành
một bản án chiếu lệ nếu Tòa án có căn cứ
cho rằng không có sự biện hộ đáng tranh
cãi, nên luật của Anh quy định theo đúng
câu chữ trong Công ước New York. Hiện
nay, ở Anh không còn phải tranh cãi về
việc không có một tranh chấp “xác thực”,
do vậy, vấn đề không phải đưa ra Trọng
tài, nhưng ở những nước khác vẫn còn
tranh cãi về vấn đề này8. Điều I Công ước
New York quy định: Công ước này áp
dụng đối với việc công nhận và thi hành
các quyết định trọng tài được ban hành
xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể
nhân hay pháp nhân. Trên thực tế, để đi
đến Trọng tài giải quyết, các bên thường
trải qua một quá trình thương lượng, hòa
giải tranh chấp. Vậy cụm từ “xuất phát từ
các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp
nhân” theo Công ước New York được hiểu
là điểm khởi đầu quy trình Alternative
Dispute Resolution (ADR) - Trọng tài hay
chỉ có thể là điểm khởi đầu tố tụng trọng
tài, là vấn đề cần phải bàn luận. Ngoài ra,
nếu có thể, chỉ nên đặt ra sự lo lắng sẽ
ảnh hưởng đến việc công nhận và cho thi
hành phán quyết trọng tài của Việt Nam
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 21(349) T11/2017
ở nước ngoài. Bởi vì, Điều V Công ước
New York quy định việc công nhận và
thi hành quyết định trọng tài có thể bị từ
chối nếu như cơ quan có thẩm quyền của
nước, nơi việc công nhận và thi hành đó
được yêu cầu, cho rằng: (a) Đối tượng của
vụ tranh chấp không thể giải quyết được
bằng trọng tài theo luật pháp của nước
đó; hoặc (b) Việc công nhận và thi hành
quyết định sẽ trái với trật tự công cộng
của nước đó. Nhưng vấn đề thẩm quyền
trọng tài theo quy định trên là vấn đề pháp
luật của quốc gia thi hành án và trên cơ sở
chính sách công từng quốc gia, nên mỗi
quốc gia sẽ có cách giải quyết khác nhau.
Tuy nhiên, án lệ các nước khuyến nghị
rằng việc vận dụng “chính sách công” của
Công ước New York nên được hiểu trong
phạm vi hẹp. Hơn nữa, từ ngữ “có thể”
bị từ chối nêu tại Điều V Công ước New
York được hiểu rằng ngay cả khi chứng
minh được sự tồn tại của căn cứ từ chối
công nhận và thi hành quyết định trọng
tài thì Tòa án cũng không có trách nhiệm
bắt buộc phải từ chối việc thi hành. Điều
36 Luật Mẫu UNCITRAL cũng quy định
tương tự như vậy. Thực tiễn án lệ các nước
cho thấy, việc thi hành quyết định trọng
tài nước ngoài chỉ có thể bị từ chối nếu
việc thi hành đó vi phạm nguyên tắc cơ
bản nhất của quốc gia về đạo đức và công
lý. Trên thực tế, vai trò lịch sử của Công
ước New York là rất to lớn trong việc quốc
tế hóa trọng tài thương mại quốc tế, nhưng
ngày nay, nhiều học giả cho rằng, Công
ước New York đã có phần lỗi thời và nó
không được áp dụng thống nhất ở các quốc
gia tham gia Công ước.
3. Điều khoản trọng tài đa tầng
Điều khoản trọng tài đa tầng là các
9 Xem: Domitille Baizeau, Anne-Marie Loong, “Điều khoản trọng tài đa tầng (Multi – Tiered) và kết hợp (Hybrid)”, Kỷ
yếu Tọa đàm Kỹ năng và kinh nghiệm TTTM quốc tế do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tổ chức tại TP. Hồ Chí
Minh ngày 18/12/2015.
điều khoản hợp đồng mà qua đó các bên
đồng ý rằng, khi một tranh chấp phát sinh,
họ sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp bằng
các cơ chế ADR trước khi tiến hành tố tụng
trọng tài, các cơ chế này có thể bao gồm
thương lượng, trung gian hoặc hòa giải,
phân xử hoặc quyết định của chuyên gia.
Điều khoản này có thể được soạn thảo theo
hướng cơ chế cuối cùng sẽ có giá trị ràng
buộc, trừ khi một bên đưa tranh chấp đến
tầng tiếp theo, ví dụ như quyết định của
chuyên gia hoặc quyết định của ban phân
xử tranh chấp, cho đến khi dần tiến đến
thỏa thuận trọng tài9. Sự phức tạp của điều
khoản giải quyết tranh chấp đa tầng là việc
xác định khi nào một giai đoạn của quá
trình giải quyết tranh chấp đã hoàn thành
để cho phép các bên có thể tiếp tục tiến
hành các giai đoạn tiếp theo.
Trong hoạt động kinh doanh, thiết
lập được mối quan hệ làm ăn bền vững
là rất khó, nên việc duy trì hòa khí giữa
các bên là ưu tiên hàng đầu ngay cả khi
phát sinh tranh chấp, nhất là đối với loại
hợp đồng dài hạn. Do đó, nỗ lực đạt được
thỏa thuận giải quyết tranh chấp một cách
thân thiện là rất cần thiết. Pháp luật các
nước tiếp cận điều khoản trọng tài đa
tầng theo hai hướng: “Hòa giải - Trọng
tài” tức là hòa giải trước khi tiến hành tố
tụng trọng tài và “Trọng tài - Hòa giải”
tức là tố tụng trọng tài trước khi tiến hành
hòa giải. Ở Việt Nam, về mặt tố tụng, hòa
giải là thủ tục bắt buộc trong TTDS đối
với mọi tranh chấp sau khi Tòa án thụ lý
vụ việc. Nếu Tòa án bỏ qua thủ tục hòa
giải thì phán quyết sẽ bị tuyên hủy vì lý
do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Nhưng hòa giải không mang tính bắt buộc
trong tố tụng trọng tài, Hội đồng trọng tài
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 21(349) T11/2017
không nhất thiết phải tiến hành hòa giải,
việc hòa giải được tiến hành theo yêu cầu
của các bên10.
Thủ tục thương lượng, hòa giải có
ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó giúp tiết
kiệm thời gian, chi phí và nhằm duy trì
mối quan hệ thân thiết của các bên. Nhưng
nguyên nhân sâu xa hơn có lẽ do văn hóa
truyền thống kinh doanh của nhiều nước
Châu Á không ưa chuộng hình thức giải
quyết tranh chấp thông qua đối đầu trực
tiếp. Triết lý sống của Nho giáo đã đi sâu
vào tâm thức người dân trong việc kinh
doanh và giải quyết các mâu thuẫn. Việc
giải quyết tranh chấp sẽ theo đạo “Lễ”
là hòa bình, hòa giải hơn là “Pháp” bằng
cách áp dụng các quy định pháp luật cứng
nhắc. Xưa nay, Nho giáo cũng là một trong
những nền tảng quan trọng hình thành nên
tư tưởng của người Việt Nam. Tuy nhiên,
việc sử dụng hình thức thương lượng, hòa
giải thương mại ở Việt Nam hiện nay chỉ
mới được xem là việc làm tùy nghi của các
bên. Luật TTTM hiện hành không ghi nhận
sự thỏa thuận thương lượng, hòa giải mang
tính rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn tiền
tố tụng trọng tài là thiếu sót lớn, gây cản
trở quyền tự định đoạt của đương sự11. Từ
trước đến nay, theo quy định của pháp luật
TTDS Việt Nam, thủ tục hòa giải sẽ được
thực hiện sau khi thụ lý vụ việc, nên mặc
nhiên không xem trọng yếu tố thỏa thuận
thương lượng, hòa giải của các bên trong
giai đoạn tiền tố tụng. Nhưng cần phải hiểu
rằng Trọng tài là tài phán tư, nền tảng pháp
lý của nó dựa trên nguyên tắc quyền tự
định đoạt của các bên, cho phép các bên
được tự tạo ra một quá trình thương lượng,
10 Điều 58 Luật TTTM năm 2010: “Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận
với nhau về việc giải quyết tranh chấp”.
11 Điều 9 Luật TTTM năm 2010: “Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với
nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết tranh chấp”.
12 Điều 417 Bộ luật TTDS năm 2015.
hòa giải và tố tụng trọng tài phù hợp với ý
chí của mình. Các bên trong tố tụng trọng
tài không bị giới hạn bởi những quy tắc tố
tụng cứng nhắc thường thấy ở Tòa án. Do
đó, quy trình tố tụng của Luật TTTM cần
linh hoạt hơn để thích nghi với nền văn hóa
pháp lý của các bên và thực tiễn đời sống
kinh tế - xã hội.
4. Điều kiện để công nhận kết quả
thỏa thuận tiền tố tụng
Bộ luật TTDS quy định về điều kiện
công nhận kết quả hòa giải thành ngoài
Tòa án, bao gồm: (1) Các bên tham gia
thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự; (2) Các bên tham gia thỏa
thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa
vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải.
Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải
thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của
người thứ ba thì phải được người thứ ba
đồng ý; (3) Một hoặc cả hai bên có đơn
yêu cầu Tòa án công nhận; (4) Nội dung
thỏa thuận hòa giải thành của các bên là
hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội,
không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà
nước hoặc người thứ ba12. Xét các yếu tố
vốn có trong hoạt động tố tụng trọng tài sẽ
không thấy sự khác biệt so với điều kiện
để được Tòa án công nhận kết quả hòa giải
thành ngoài Tòa án, ngoại trừ trường hợp
nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên
quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba
thì phải được người thứ ba đồng ý, vì Luật
TTTM hiện hành không quy định thẩm
quyền trọng tài đối với người thứ ba.
Luật Công chứng năm 2014 quy
định: “Hợp đồng, giao dịch được công
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 21(349) T11/2017
chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết,
sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được
công chứng không phải chứng minh, trừ
trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”.
(Khoản 3 Điều 5); và Bộ luật TTDS quy
định: “những tình tiết, sự kiện đã được ghi
trong văn bản và được công chứng, chứng
thực hợp pháp” là một trong những tình
tiết, sự kiện không cần phải chứng minh.
(Điểm c Khoản 1 Điều 92). Văn bản công
chứng được công chứng viên chứng nhận
đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp về mặt nội
dung và hình thức. Về mặt tố tụng, nếu
tranh chấp phát sinh mà các bên thương
lượng đạt kết quả trên cơ sở tự nguyện và
được ghi nhận bởi văn bản công chứng hợp
pháp thì Tòa án hoặc Trọng tài sẽ không
thể viện dẫn ra được bất cứ lý lẽ nào để bác
bỏ kết quả thương lượng của các đương sự,
ngoại trừ trường hợp kết quả thương lượng
đạt được vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội hoặc nhằm trốn tránh
nghĩa vụ đối với bên thứ ba. Theo phép suy
luận logic, cơ quan tài phán có trách nhiệm
ra phán quyết tuyên bố văn bản công chứng
vô hiệu nếu một trong các bên có yêu cầu
thì mặc nhiên cơ quan tài phán cũng phải
có trách nhiệm ra phán quyết công nhận
tính hợp pháp của văn bản công chứng nếu
các bên có yêu cầu, nghĩa là công nhận tính
hợp pháp về mặt nội dung và hình thức của
kết quả thương lượng thành được thể hiện
trong văn bản công chứng.
Tuy nhiên, pháp luật thực định không
công nhận kết quả tự nguyện thương lượng
thành của các bên trong giai đoạn tiền tố
tụng nếu tranh chấp phát sinh. Do đó, kết
quả thương lượng thành được thể hiện bởi
văn bản công chứng, nếu muốn được Tòa
án hoặc Trọng tài công nhận tính pháp lý
của nó để có giá trị cưỡng chế thi hành
án thì một trong các bên buộc phải “miễn
cưỡng kích hoạt tranh chấp” khởi kiện yêu
cầu Tòa án hoặc Trọng tài ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
dựa trên cơ sở thỏa thuận thống nhất của
các bên sau khi thụ lý vụ án. Câu chuyện
có vẻ hơi hài hước nhưng là sự thật đối
với thủ tục TTDS và tố tụng trọng tài hiện
hành. Nếu đưa ra sự so sánh, sẽ không
ai cho rằng văn bản hòa giải thành được
lập theo thủ tục hòa giải có giá trị pháp lý
cao hơn so với văn bản công chứng chứng
nhận kết quả thương lượng thành của các
bên. Bộ luật TTDS chỉ mở rộng công nhận
kết quả hòa giải thành tiền tố tụng, tức là
kết quả thỏa thuận thống nhất của các bên
tranh chấp bắt buộc có sự hiện diện của
bên trung gian là cơ quan, tổ chức, người
có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa
giải thành theo quy định của pháp luật về
hòa giải. Hiện nay, tố tụng trọng tài vẫn
đang rơi vào hoàn cảnh tương tự như trên.
Mặc dù, Tòa án nhân dân tối cao vẫn chưa
có hướng dẫn cụ thể những trường hợp
được công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài tố tụng, nhưng tinh thần pháp luật
cho thấy xu thế ngày càng tôn trọng sự tự
do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các
bên là rõ rệt. Qua đây thấy rằng, pháp luật
đề cao vai trò của bên trung gian nhằm
khuyến khích, thuyết phục các bên tranh
chấp sớm đi đến thỏa thuận thống nhất giải
quyết triệt để mâu thuẫn phát sinh.
Bộ luật TTDS mở rộng phạm vi chủ
thể hòa giải, bao gồm cả các cá nhân, tổ
chức miễn là được pháp luật hòa giải trao
thẩm quyền hòa giải, điển hình trên thực
tế là hòa giải viên cơ sở và hòa giải viên
thương mại. Nếu so sánh tiêu chuẩn để
trở thành hòa giải viên theo Điều 7 Luật
HGCS và hòa giải viên thương mại theo
Điều 7 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày
24/02/2017 về hòa giải thương mại thì tiêu
chuẩn công chứng viên có phần khắt khe
hơn. Trên thực tế, khi cá nhân, tổ chức có
yêu cầu công chứng thì rất nhiều trường
hợp, công chứng viên với sự am hiểu pháp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 21(349) T11/2017
luật của mình trở thành bên thứ ba hòa giải
tranh chấp, đưa ra những đề xuất tối ưu và
chứng nhận kết quả thỏa thuận thống nhất
của các bên. Xét ở khía cạnh nhất định,
đây cũng được xem là hoạt động hòa giải
thương mại vụ việc nếu tranh chấp của các
bên phát sinh trong hoạt động thương mại
và công chứng viên cũng có thể là hòa giải
viên thương mại độc lập. Bên cạnh hoạt
động kinh doanh, công chứng viên còn
thực hiện chức năng xã hội cung cấp dịch
vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện
nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên
tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa
tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội13. Do đó, vai
trò của công chứng viên còn lớn hơn hòa
giải viên. Tuy nhiên, văn bản công chứng
chứng nhận kết quả thương lượng thành
dựa trên nền tảng thỏa thuận tự nguyện
của các bên tranh chấp chỉ được xem là
chứng cứ, mà không được cơ quan tài phán
ra phán quyết công nhận kết quả thương
lượng thành ngoài tố tụng, là sự bất cập,
hạn chế của pháp luật.
5. Sự cần thiết mở rộng phạm vi
thẩm quyền trọng tài đối với loại việc
công nhận kết quả thương lượng, hòa
giải thành tiền tố tụng trọng tài
Nguyên tắc chủ đạo khi xây dựng
Luật TTTM hiện hành là phải đảm bảo
hơn nữa quyền tự định đoạt của các bên
trong việc lựa chọn Trọng tài. Quyền tự
định đoạt của các bên cũng được xem là
một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật
Mẫu UNCITRAL và Luật Trọng tài nhiều
nước trên thế giới. Tuy nhiên, Luật TTTM
quy định sau khi thụ lý vụ kiện, nếu các
13 Điều 3 Luật Công chứng năm 2014.
14 Điều 58 Luật TTTM năm 2010.
15 Điểm a, c Khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao v/v hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM.
bên thỏa thuận được với nhau về việc giải
quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng
trọng tài lập biên bản hòa giải thành có
chữ ký của các bên và xác nhận của các
Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Quyết định này là chung thẩm và có giá
trị như phán quyết trọng tài14. Điều này
có nghĩa việc thừa nhận kết quả hòa giải
thành giữa các bên chỉ được đặt ra trong
quá trình tố tụng trọng tài, mà tố tụng trọng
tài chỉ phát sinh khi và chỉ khi các bên có
tranh chấp và khởi kiện ra Trọng tài. Như
vậy, theo phép suy luận logic thì kết quả
hòa giải thành trong giai đoạn tiền tố tụng
trọng tài sẽ không được Trọng tài thừa
nhận, vì yếu tố không còn tranh chấp đã
loại bỏ thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ
việc của Trọng tài. Nếu Hội đồng trọng tài
công nhận kết quả hòa giải thành tiền tố
tụng trọng tài thì phán quyết sẽ có nguy
cơ bị Tòa án tuyên hủy vì vượt quá thẩm
quyền15. Thực tế cho thấy, trong thời gian
qua, phán quyết của Trọng tài bị Tòa án
tuyên hủy chiếm tỷ lệ cao với những lý do
không rõ ràng. Nếu Luật TTTM không sửa
đổi, bổ sung kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến
niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối
với phương thức giải quyết bằng trọng tài.
Pháp luật nhiều nước hoặc các quy
tắc trọng tài quốc tế hoặc quy chế không
đặt ra hạn chế nào cho thấy rằng, một khi
tố tụng trọng tài đã bắt đầu, các bên không
thể chấm dứt tố tụng trọng tài bằng thỏa
thuận. Ngược lại, một thỏa thuận hòa giải
lúc nào cũng được phép; và khả năng ghi
nhận thỏa thuận hòa giải dưới dạng một
quyết định trọng tài trên cơ sở thỏa thuận
được đề nghị bởi những người tán thành.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 21(349) T11/2017
Luật Mẫu quy định về quyết định trọng tài
trên cơ sở thỏa thuận như vậy16. Điều 34.1
Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL quy
định: “Nếu, trước khi quyết định trọng tài
được lập, các bên đồng ý về một thỏa thuận
hòa giải đối với vụ tranh chấp, hội đồng
trọng tài sẽ ban hành một mệnh lệnh chấm
dứt tố tụng trọng tài hoặc, nếu được cả hai
bên yêu cầu và được hội đồng trọng tài
chấp thuận, ghi nhận thỏa thuận hòa giải
dưới dạng một quyết định trọng tài về các
điều khoản thỏa thuận. Hội đồng trọng tài
không bắt buộc phải đưa ra các lý do cho
một quyết định trọng tài như vậy”17.
Tương tự, Điều 29.1 Quy tắc tố tụng
trọng tài quốc tế ICDR, Điều 26 Quy tắc
tố tụng trọng tài ICC, Điều 26.8 Quy tắc tố
tụng trọng tài LCIA18 chỉ ra rằng, các bên
có quyền tự do thỏa thuận thương lượng,
hòa giải tranh chấp trước khi phán quyết
trọng tài được ban hành và thỏa thuận hòa
giải sẽ được Hội đồng trọng tài công nhận
giá trị pháp lý, ràng buộc trách nhiệm đối
với các bên và có tính cưỡng chế thi hành
trên thực tế. Tuy nhiên, Hội đồng trọng
tài không có trách nhiệm phải viện dẫn lý
do công nhận kết quả thương lượng, hòa
giải thành của các bên. Pháp luật các nước
chỉ đưa ra điểm giới hạn kết thúc sự tự do
thương lượng, hòa giải thành của các bên là
phải trước khi phán quyết được ban hành,
nhưng dường như không xem trọng điểm
khởi đầu của quá trình thương lượng, hòa
giải, đây được xem như việc làm tùy nghi
của các bên. Nếu cho rằng điểm khởi đầu
của quá trình thương lượng, hòa giải thành
để kết quả thỏa thuận được công nhận bởi
phán quyết trọng tài là ngay sau khi trọng
tài thụ lý vụ việc thì sẽ rất cứng nhắc và
16 Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby và Constantine Partasides (2004), tlđd, tr. 455.
17 Điều 34.1 Quy tắc Tố tụng trọng tài UNCITRAL.
18 Phục lục G, H, J, Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby và Constantine Partasides (2004), tlđd, tr. 695, 710, 760.
thiếu thuyết phục, vì nền tảng pháp lý của
trọng tài dựa trên nguyên tắc quyền tự định
đoạt của các bên. Sự thật rằng, pháp luật
các quốc gia mang những bản sắc pháp lý
khác nhau nhưng tựu chung lại, nền tảng
pháp lý cơ bản của nó, đặc biệt các luật tư
là không có sự khác biệt.
Quy tắc tố tụng ICSID có vẻ linh
hoạt và minh thị hơn với quy định: “Bất kỳ
quốc gia thành viên nào hoặc bất kỳ công
dân nào của một quốc gia thành viên muốn
bắt đầu hòa giải hoặc tố tụng trọng tài theo
Công ước phải nộp đơn yêu cầu bằng văn
bản cho Tổng thư ký của Trung tâm. Đơn
yêu cầu phải nêu rõ đề nghị liên quan đến
hòa giải hay tố tụng trọng tài. Đơn yêu cầu
có thể được các bên trong vụ tranh chấp
cùng lập” (Quy tắc 1). Theo đó, Quy tắc
tố tụng ICSID khuyến khích các bên tranh
chấp thiết lập điều khoản trọng tài đa tầng
ngay từ đầu, các bên có quyền lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp cho
phù hợp với ý chí của mình. Trong trường
hợp hòa giải không thành thì tranh chấp sẽ
được chuyển đến tầng tiếp theo là tố tụng
trọng tài. Quy tắc 43 quy định: “(1) Nếu,
trước khi quyết định trọng tài được ra, các
bên đồng ý hòa giải vụ tranh chấp hoặc
đình chỉ tố tụng trọng tài, hội đồng trọng
tài, hoặc tổng thư ký nếu hội đồng trọng
tài chưa được thành lập, phải ra một mệnh
lệnh quyết định đình chỉ tố tụng trọng tài
theo yêu cầu bằng văn bản của các bên; (2)
Nếu các bên nộp cho Tổng thư lý biên bản
hòa giải thành có nội dung đầy đủ và có
chữ ký và yêu cầu bằng văn bản, hội đồng
trọng tài đưa biên bản hòa giải thành đó
vào trong quyết định trọng tài, hội đồng
trọng tài có thể ghi lại biên bản hòa giải
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 21(349) T11/2017
thành dưới hình thức của quyết định trọng
tài”19. Theo Quy tắc tố tụng ICSID, vai
trò của Tổng thư ký là quan trọng và được
xem như cầu nối chuyển tiếp ý chí của các
bên đương sự đến Hội đồng trọng tài. Có
lẽ vì thế, khi các bên đệ trình biên bản hòa
giải thành được thỏa thuận thống nhất ở
tầng thứ nhất thì Tổng thư ký sẽ chuyển
tiếp đến Hội đồng trọng tài ra phán quyết
công nhận kết quả hòa giải thành trước
hoặc trong quá trình tố tụng trọng tài của
các bên.
Qua đây có thể thấy, rằng pháp luật
trọng tài các nước đều có vẻ mềm dẻo và
linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ việc.
Một điểm chung cơ bản được pháp luật các
nước ghi nhận là tôn trọng tối đa quyền tự
do thỏa thuận giải quyết vụ việc của các
bên. Nếu các bên đã thống nhất được với
nhau về cách giải quyết toàn bộ vụ việc
thì các lý lẽ mà Hội đồng trọng tài đưa ra
nếu đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của
các bên sẽ là trái pháp luật, ngoại trừ thỏa
thuận của các bên vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc ảnh
hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên
thứ ba. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được
Luật TTTM minh thị một cách rõ ràng. Do
đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu Trọng tài không
có thẩm quyền công nhận kết quả thương
lượng, hòa giải thành tiền tố tụng khi các
bên có thỏa thuận trọng tài và yêu cầu
trọng tài tôn trọng ý chí đó.
Những ưu thế vượt trội của Trọng tài
so với phương thức giải quyết tranh chấp
bằng Tòa án là tính linh hoạt, tạo quyền chủ
động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết
kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục
tố tụng trọng tài. Nếu Trọng tài không có
thẩm quyền công nhận sự kết quả thương
lượng, hòa giải thành ngoài tố tụng thì sẽ
rất không công bằng, nếu không muốn nói
19 Phụ lục I, Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby và Constantine Partasides (2004), tlđd, tr. 721, 739.
là hạn chế sự phát triển của Trọng tài. Lẽ
dĩ nhiên, khi nói đến Trọng tài là nói đến
quyền tự định đoạt của các bên, mà tôn
trọng quyền tự định đoạt của các bên tức
là tôn trọng thỏa thuận trọng tài, đó là bản
chất cốt lõi của tài phán tư. Suy cho cùng,
việc mở rộng thẩm quyền trọng tài cũng
chỉ nhằm mục đích tạo thêm sự lựa chọn
cách tiếp cận công lý cho người dân, doanh
nghiệp. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay
là cần thiết phải sửa đổi, bổ sung mở rộng
phạm vi thẩm quyền giải quyết các loại
việc của Trọng tài để đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đời sống kinh tế - xã hội, từ đó sẽ định
hình cấu trúc những vấn đề pháp lý khác
liên quan trong Luật TTTM hiện hành.
6. Kết luận
Luật TTTM hiện hành đang tồn tại
những hạn chế, bất cập về phạm vi thẩm
quyền giải quyết các loại việc của trọng tài
cả về mặt nội dung lẫn thủ tục tố tụng. Với
cách xác định thẩm quyền trọng tài hiện
nay, Trọng tài đang đánh mất đi những nét
ưu việt vốn có của mình, làm giảm niềm
tin của người dân, doanh nghiệp vào sự
lựa chọn Trọng tài. Những lỗ hổng pháp lý
cần sớm khắc phục kịp thời để đảm bảo tối
đa quyền tự định đoạt của các bên khi lựa
chọn phương thức giải quyết bằng trọng
tài và sự an toàn của phán quyết trọng tài.
Vì vậy, việc khẩn trương sửa đổi, bổ sung
Luật TTTM hiện hành là yêu cầu cấp thiết
trong tình hình hiện nay để mở rộng phạm
vi thẩm quyền giải quyết của trọng tài đối
với các loại yêu cầu về dân sự nhất định
đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo sự đồng bộ,
thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt
Nam và tương thích với pháp luật các nước
trên thế giới, từ đó, tạo thêm yếu tố hấp dẫn
mới cho hoạt động trọng tài ở Việt Nam
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 21(349) T11/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_tuc_tien_to_tung_trong_tai_nhung_van_de_ly_luan_va_thuc.pdf