Mô hình Việt Nam phù hợp với mục
tiêu lý tưởng về vai trò của Nhà nước trong
bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, bảo
đảm trật tự xã hội. Tuy nhiên, do không phân
biệt giữa pháp nhân và thể nhân nên một cơ
chế tố tụng chung được áp dụng đồng đều
chắc chắn sẽ gây nên những khó khăn trong
điều tra, khởi tố vụ án đối với pháp nhân -
bởi những khó khăn đặc thù của quy trình tố
tụng đối với pháp nhân chưa được xử lý. Cơ
quan điều tra, công tố sẽ phải đương đầu với
áp lực khó cân bằng - giữa một bên là đòi
hỏi về sự tôn trọng bảo đảm các quyền của
pháp nhân (không phân biệt với thể nhân);
nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong điều tra
- và một bên là mục tiêu đấu tranh phòng
chống tội phạm nghiêm minh, triệt để,
kịp thời.
Rõ ràng việc phân biệt những đặc thù
của pháp nhân trong TTHS là quan trọng
để thiết kế nên quy trình tố tụng phù hợp
cho pháp nhân. Khi không tạo nên các quy
trình riêng thì chắc chắc, việc điều tra, truy
tố pháp nhân sẽ khó hơn nhiều so với thể
nhân. Đổi lại, cơ quan tố tụng - thậm chí cơ
quan hành chính - có thể được tăng cường
những quyền can thiệp nhất định. Cũng có
thể dự liệu về những thủ tục hành chính phát
sinh đối với pháp nhân như đòi hỏi báo cáo
định kỳ, nghĩa vụ công khai hồ sơ trong một
số trường hợp hay lĩnh vực nhất định. Trước
mắt, điều này có thể khắc phục được phần
nào những khó khăn trong tố tụng, nhưng lại
tăng gánh nặng thủ tục, giảm năng lực cạnh
tranh trong kinh tế, và xét trên lý thuyết,
thậm chí có thể gây tổn hại ít nhiều đến
nguyên tắc pháp quyền. Tuy nhiên, cũng có
thể thấy rằng, việc lựa chọn hướng đi nào sẽ
hoàn toàn dựa trên các cân nhắc về chính trị
và kinh tế, các nhà lập pháp sẽ phải lựa chọn
giữa ưu tiên phát triển kinh tế hay duy trì sự
công bằng, bình đẳng trong xã hội. Nhưng
trong mọi trường hợp, sự lựa chọn phải dựa
trên bối cảnh thực tiễn của quốc gia, trong
đó nền tảng là hệ thống tư pháp và chế độ
pháp quyền■
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ở một số quốc gia và những gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỦ TỤC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP
NHÂN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Tóm tắt:
Nhiều quốc gia trên thế giới quy định trách nhiệm hình sự của
pháp nhân, nhưng với thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự của
pháp nhân khác biệt, thể hiện qua hai mô hình: Mỹ và các quốc
gia Civil Law. Sự khác biệt này được lý giải từ những triết lý khác
nhau về vai trò của nhà nước, của cơ quan tư pháp, từ lịch sử và từ
mục tiêu thực dụng hay lý tưởng của pháp luật. Hai mô hình trên
có thể gợi mở về triển vọng áp dụng ở Việt Nam, khi Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015 quy định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình
sự của pháp nhân cơ bản vẫn dựa trên thủ tục truy cứu trách nhiệm
hình sự chung.
Nguyễn Hoàng Anh*
* PGS.TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Abstract
Several countries around the world recognize the criminal liability
of a legal entity with different criminal procedures for prosecuting
the criminal liability, based on two basic models: the United
States and the continental countries. This distinction is explained
by different philosophies on the role of the state, the judiciary,
on the history and the purposes of legal system. The two models
may be suggestive of the prospects for application in Vietnam, as
the Criminal Procedure Code of 2015 provides regulations on the
procedure for prosecuting the criminal liability of legal entities
based on general criminal proceedings.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: pháp nhân; truy cứu trách
nhiệm hình sự của pháp nhân; thoả
thuận hoãn tuy tố, thoả thuận miễn
truy tố; các quyền tố tụng.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 28/02/2018
Biên tập : 17/03/2018
Duyệt bài : 22/03/2018
Article Infomation:
Keywords: legal entity; corporate
criminal procedure; deferred prosecution
agreement, non-prosecution agreement;
procedure rights.
Article History:
Received : 28 Feb. 2018
Edited : 17 Mar. 2018
Approved : 22 Mar. 2018
1. Đặt vấn đề
Pháp nhân, do tính trừu tượng và sáng
tạo của nó, luôn là chủ đề say mê trong giới
luật học. Lần đầu tiên, sự ra đời của khái
niệm pháp nhân ở các nước châu Âu lục
địa đã gây nên những tranh luận lớn lao. Ở
Pháp, bày tỏ nghi ngờ về sự hiện hữu của
pháp nhân, Gaston Jèze đã có câu nói nổi
tiếng: “Tôi không bao giờ ăn trưa với một
pháp nhân”; để phản bác lại, Jean Claude
Soyer - một học giả Pháp - đã tuyên bố:
“Tôi cũng không (ăn trưa) cùng pháp nhân,
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
58 Số 21(373) T11/2018
nhưng lại thường xuyên phải chi trả các hoá
đơn của nó”1.
Cho đến nay, những tranh luận về việc
nên thừa nhận hay không thừa nhận sự tồn
tại của pháp nhân đã trôi qua. Càng ngày,
cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế -
xã hội, vai trò của pháp nhân ngày càng mở
rộng, những tranh luận về trách nhiệm hình
sự (TNHS) của pháp nhân cũng lắng dần.
Trên thực tế, cho đến nay, hầu hết các quốc
gia trên thế giới đã ghi nhận về TNHS của
pháp nhân2.
Tuy nhiên, mặc dù cùng ghi nhận về
TNHS của pháp nhân, nhưng không phải các
quốc gia đều có những quy định thống nhất
về thủ tục truy cứu TNHS của pháp nhân.
Đặc biệt là trong việc quy định các quyền,
nghĩa vụ của pháp nhân trong tố tụng hình
sự (TTHS). Sự khác biệt này xuất phát từ
việc cần phải giải quyết hai mâu thuẫn: một
bên là các khó khăn trong truy cứu TNHS
pháp nhân, bên kia là những đòi hỏi bảo đảm
các quyền tố tụng.
Tự do và nhân phẩm con người là
những giá trị thiêng liêng, bền vững và gắn
bó với xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền.
Trong TTHS, quyền, tự do của con người là
lĩnh vực dễ bị tổn thương hơn cả và cũng
có nguy cơ chịu những tổn hại lớn lao nhất.
Bởi vậy, bảo vệ quyền của người tham gia
tố tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS. Tuy
nhiên, không phải bao giờ việc tuân thủ các
đòi hỏi về quyền tố tụng cũng đồng nhất với
sự dễ dàng trong điều tra, truy tố tội phạm,
đặc biệt trong trường hợp của pháp nhân.
So với truy cứu trách nhiệm của thể
nhân, việc truy cứu trách nhiệm của pháp
nhân là phức tạp vì lý do sau:
1 Tham khảo: Florance BOUVARD, “L'écran de la personnalité morale à l'épreuve du droit des procédures collectives”,
These, Paris XIII, 2000; L’ecran de la personnalite moralle”, https://www.doc-du-juriste.com/droit-public-et-interna-
tional/droit-administratif/dissertation/ecran-personnalite-morale-479034.html
2 TS. Phan Thị Nhật Tài, Trịnh Tuấn Anh, “TNHS của pháp nhân dưới góc độ luật học so sánh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật , truy cập ngày 22/2/2018.
3 Bài viết chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu: Dominik Brodowski, Manuel Espinoza de los Monteros de la Parra, Klaus Tiedemann,
Joachim Vogel; “Regulating Corporate Criminal Liability”, Springer International Publishing Switzerland, 2014.
Thứ nhất, do tội phạm trong môi
trường kinh doanh thường không liên quan
đến hành vi đơn lẻ của một người; chúng
thường là kết quả của sự kết hợp của nhiều
hành động hoặc lỗi lầm thuộc về những
người khác nhau. Đây là hệ quả của sự phân
chia lao động và sự phân cấp quá trình ra
quyết định. Từ đó, việc xác định cá nhân nào
có lỗi và chứng minh cá nhân nào chịu trách
nhiệm cũng rất khó khăn;
Thứ hai, khả năng che giấu hành vi
phạm tội của pháp nhân rất lớn: một thành
viên làm sai có thể được nhiều thành viên
khác “che giấu”, và "luật im lặng", văn hoá
ngầm của công ty có thể trở thành rào cản
không thể vượt qua được đối với cơ quan
nhà nước khi thu thập chứng cứ, điều tra
vụ việc;
Thứ ba, chứng cứ, tài liệu thuộc về
pháp nhân nắm giữ nên rất khó phát hiện và
từ đó cản trở việc điều tra hình sự;
Thứ tư, các vi phạm của pháp nhân
thường diễn ra trong các lĩnh vực phức tạp
như chứng khoán, tài chính, đầu tư, thuế
v.v.. nên việc điều tra một số vụ án hình sự
của công ty tốn kém hàng triệu đô la do sự
phức tạp về mặt kỹ thuật và thời gian dài.
Giải pháp nào khả dĩ dung hoà cả hai
yêu cầu trên? Các quốc gia trên thế giới với
hai mô hình tố tụng tiêu biểu: mô hình Mỹ
và mô hình của các nước thuộc hệ thống
pháp luật châu Âu lục địa (Civil law) đã có
những giải pháp khác nhau về vấn đề này3.
Sự khác biệt này được lý giải từ những triết
lý khác nhau về vai trò của Nhà nước, của cơ
quan tư pháp, từ xuất xứ và từ mục tiêu thực
dụng hay lý tưởng của pháp luật.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 21(373) T11/2018
2. Mô hình Mỹ: thoả thuận truy tố
và việc hạn chế các quyền tố tụng đối với
pháp nhân và thành viên của pháp nhân
Tại Hoa Kỳ, các công ty có thể bị buộc
tội về hình sự đối với những tội phạm do cá
nhân giám đốc, giám đốc điều hành và nhân
viên cấp thấp thực hiện. Khả năng người đại
diện pháp luật có thể bị buộc tội về hình sự
đã tồn tại từ hơn 100 năm nay. Nền kinh tế
phát triển ở Hoa Kỳ dẫn đến những cuộc
điều tra vi phạm của pháp nhân sẽ đặc biệt
phức tạp, khó khăn. Nhưng bù lại, các công
tố viên Hoa Kỳ, người được hướng dẫn bởi
nguyên tắc hợp lý, có thể quyết định trừng
phạt hay không đối với hành vi phạm tội của
pháp nhân.
Các công tố viên Hoa Kỳ sử dụng
quyền hạn của họ để bắt buộc các công ty
phải hợp tác trong việc xác định, truy tố và
kết án người có trách nhiệm cá nhân. Để
đổi lại nghĩa vụ hợp tác, các công ty được
hưởng sự thương lượng - hoặc là một thỏa
thuận hoãn truy tố (DPA), thậm chí cả một
thỏa thuận miễn truy tố (NPA), kèm theo
một khoản tiền phải nộp4.
Các thoả thuận DPA và NPA được thiết
kế theo mức độ của sự hợp tác của các công
ty và các công tố viên có quyền tự quyết rất
lớn trong việc thoả thuận với pháp nhân để
miễn, hoãn truy tố - đến mức có thể coi đây
là cơ chế mặc cả nhận tội. Nhưng để đổi
lại cơ hội miễn/hoãn truy tố này, các công
tố viên đặt ra các điều kiện ràng buộc pháp
nhân - nhằm đảm bảo pháp nhân bắt buộc
phải hợp tác với họ. Các thoả thuận này hữu
hiệu đến mức các công ty ở Mỹ hợp tác đầy
đủ với cơ quan công tố bằng cách từ bỏ các
4 Ana Marıa Neira Pena, “Corporate Criminal Liability: Tool or Obstacle to Prosecution?”, trong “Regulating Corporate
Criminal Liability”, Chủ biên: Dominik Brodowski, Manuel Espinoza de los Monteros de la Parra, Klaus Tiedemann,
Joachim Vogel; Springer International Publishing Switzerland, 2014, tr.198.
quyền của mình, và không chỉ quyền của họ
mà cả quyền của nhân viên của họ.
Như vậy, đối mặt với những khó khăn
trong truy cứu TNHS của pháp nhân, hệ
thống tư pháp Mỹ có giải pháp nhằm hạn
chế khá nhiều các quyền của pháp nhân và
cá nhân liên quan trong quá trình điều tra vụ
việc. Đổi lại, chế độ mặc cả truy tố tạo ra ưu
đãi lớn cho pháp nhân trong việc thoả thuận
dàn xếp để hoãn hoặc miễn truy cứu TNHS.
Sự hạn chế các quyền của nhân viên
trong công ty - mà Nhà nước gián tiếp tác
động thông qua vai trò của chủ doanh nghiệp
- thể hiện như sau:
Thứ nhất, nhân viên trong công ty sẽ
bị buộc phải hợp tác với cơ quan công tố.
Hầu như trong mọi trường hợp điều tra vụ
việc của pháp nhân, khi công tố viên yêu
cầu thì nhân viên không có quyền im lặng.
Việc nhân viên từ chối không hợp tác, không
cung cấp chứng cứ sẽ dẫn đến hậu quả là anh
ta sẽ bị đuổi việc. Như vậy chủ sử dụng lao
động đã thay mặt Nhà nước mà buộc người
lao động phải cung cấp bằng chứng trong
điều tra.
Hậu quả là nhân viên bị đặt trước hai
tình huống: hoặc là hợp tác với cơ quan điều
tra hoặc là mất việc làm. Trên thực tế, họ
không có sự lựa chọn tự do, do các công ty
ép buộc họ phải hợp tác. Nhân viên công ty
hầu như không được sử dụng quyền im lặng,
thậm chí giữ bí mật công việc, nghề nghiệp.
Thứ hai, để đổi lại thoả thuận miễn /
hoãn truy tố, pháp nhân có thể buộc nhân
viên của mình phải cung cấp chứng cứ cho
cơ quan điều tra, ngay cả khi những thông
tin, chứng cứ là bất lợi cho chính nhân viên
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 21(373) T11/2018
đó. Rõ ràng, trong trường hợp này, quyền
của nhân viên đã bị hạn chế: một cá nhân
thông thường nếu như biết rằng thông tin họ
cung cấp có thể được sử dụng chống lại họ
trong quá trình TTHS thì họ có thể từ chối
làm chứng hay giữ im lặng để ngăn ngừa
nguy cơ bị kết tội. Trên thực tế, việc người
sử dụng lao động buộc người lao động phải
cung cấp bằng chứng sẽ là được coi là một
hành động nhân danh Nhà nước. Sự ép buộc
này đối với nhân viên nên được quy cho Nhà
nước, người sử dụng lao động có thể được
coi là cánh tay điều hành của Chính phủ.
Thứ ba, sự hạn chế và từ bỏ quyền
bào chữa. Để được coi là hợp tác với Chính
phủ, công ty có thể cắt giảm những chi phí
liên quan đến luật sư hay người bào chữa
cho nhân viên của mình. Quyền được bào
chữa, được thuê luật sư hay người bào chữa
là quyền cơ bản của các cá nhân ở Hoa Kỳ.
Việc từ bỏ các quyền đó phải là hoàn toàn
tự nguyện, do cá nhân thực hiện theo ý chí
của mình. Tuy nhiên, trong điều tra nội bộ
các tội phạm doanh nghiệp, các pháp nhân
hầu như từ bỏ đặc quyền thuê luật sư bào
chữa. Liên quan đến chi phí luật sư, từ phía
các công tố viên thì việc các công ty tạm
ứng hay thanh toán phí luật sư cho nhân viên
cũng có thể được coi là dấu hiệu của hành vi
phi hợp tác. Bởi vậy, trước áp lực của công
tố viên, các công ty thường cắt các khoản
thanh toán liên quan đến chi phí pháp lý của
nhân viên.
Năm 1906, Toà án Tối cao Hoa Kỳ đã
tuyên rằng, một công ty không được hưởng
đặc quyền của Tu chính án lần thứ năm (sửa
đổi Hiến pháp lần thứ năm) liên quan đến
quyền tự bào chữa vì đây là quyền áp dụng
cho cá nhân chứ không phải cho các công
5 Ana Marı´a Neira Pena, “Corporate Criminal Liability: Tool or Obstacle to Prosecution?”, sdd.
ty. Đồng thời, Toà án cho phép các công ty
kiện Chính phủ về việc tịch thu hồ sơ của
công ty (trên cơ sở sửa đổi Tu chính án thứ
tư). Để giải thích cách đối xử khác biệt này,
Toà án thừa nhận rằng phạm vi của quyền
của pháp nhân không rộng rãi như các quyền
được công nhận cho các cá nhân.
Tại sao ở Mỹ, các công ty lại gây sức
ép buộc nhân viên của mình phải hợp tác với
cơ quan điều tra? Lý do chính là, ở Mỹ, một
bản cáo trạng đồng nghĩa với việc tuyên bố
khai tử công ty. Sự hợp tác của pháp nhân
chỉ có thể lý giải được từ lợi ích mang đến
bởi các thoả thuận hoãn truy tố và thoả thuận
không truy tố. Các công ty tìm mọi cách để
có thể được miễn hay hoãn truy tố, đến mức
tự chấp nhận từ bỏ rất nhiều quyền tố tụng.
Bởi vậy, ở đây việc hợp tác không phải là tự
nguyện mà thực hiện do sức ép.
Thực tế ở Hoa Kỳ cho thấy, hầu như
trong mọi trường hợp, điều tra đều kết thúc
mà không có một phiên toà chống lại công
ty5. Đổi lại cơ hội miễn hoặc hoãn truy tố,
công ty phải cam kết tự khắc phục hậu quả
vi phạm và phải nộp một khoản tiền phạt
khổng lồ.
Nhưng ưu điểm lớn của mô hình Mỹ là
tránh rủi ro phá sản doanh nghiệp, giữ vững
việc làm cho người lao động trong các công
ty, tập đoàn, và bởi vậy có lợi cho sự phát
triển kinh tế. Hạn chế lớn nhất của mô hình
này là công tố viên được trao quyền quá lớn,
và hầu như các vi phạm của pháp nhân chỉ
nằm trong tầm kiểm soát của công tố viên
mà không bị giám sát bởi Toà án. Điều này
có thể dẫn đến khả năng lạm dụng quyền lực
của công tố viên. Bên cạnh đó, mô hình này
cũng không khuyến khích sự phát triển của
án lệ và pháp luật.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 21(373) T11/2018
2. Mô hình châu Âu lục địa: nguyên tắc
pháp quyền và sự bình đẳng giữa pháp
nhân với thể nhân trong quá trình tố tụng
Trong truyền thống, các quốc gia
Civil Law vốn không thừa nhận việc người
đại diện pháp lý của pháp nhân bị truy cứu
TNHS. Nhưng hiện tại, các hệ thống trách
nhiệm pháp lý của pháp nhân đang lan rộng
khắp Châu Âu và một số nước châu Mỹ
Latinh. Thủ tục truy cứu TNHS của pháp
nhân ở các quốc gia châu Âu lục địa khác
biệt với mô hình Mỹ: ở đây không có quyền
thoả thuận giữa công tố viên với pháp nhân;
công tố viên không được tuỳ nghi quyết định.
Cũng như vậy, không có sự khác biệt nhiều
giữa pháp nhân và cá nhân trong quy trình
tố tụng. Nói cách khác, các quyền, nghĩa vụ
tố tụng của pháp nhân về cơ bản giống các
quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân.
Mô hình Châu Âu lục địa áp dụng
nguyên tắc hợp pháp trong truy cứu TNHS
của pháp nhân. Theo nguyên tắc này, mọi
tội phạm phải bị truy tố và bị trừng phạt. Do
đó, công tố viên không có quyền đàm phán
và quyết định đưa ra các khoản phí cho pháp
nhân để đổi lại việc miễn/ hoãn truy tố. Đặc
trưng ở một số quốc gia châu Âu lục địa là
các quyền tố tụng của pháp nhân là rất rộng,
về cơ bản ít khác biệt so với cá nhân. Ví dụ,
ở Tây Ban Nha và Đức6:
- Mô hình Tây Ban Nha. Theo quy
định của pháp luật hình sự Tây Ban Nha,
pháp nhân được hưởng các quyền sau:
+ Quyền không buộc phải nhận mình
6 Các thông tin được tham khảo từ: Ana Marı´a Neira Pena, “Corporate Criminal Liability: Tool or Obstacle to
Prosecution?”; Dominik Brodowski, “Minimum Procedural Rights for Corporations in Corporate Criminal
Procedure”,trong “Regulating Corporate Criminal Liability”, Chủ biên: Dominik Brodowski, Manuel Espinoza de los
Monteros de la Parra, Klaus Tiedemann, Joachim Vogel; Springer International Publishing Switzerland, 2014
có tội. Ở Tây Ban Nha, phạm vi chủ thể của
quyền không buộc phải nhận mình có tội
đã được mở rộng theo luật sửa đổi gần đây,
bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. Quyền
không buộc phải nhận mình có tội sẽ không
cho phép áp dụng một quy tắc về thủ tục tố
tụng dân sự cho phép đưa ra những kết luận
tiêu cực từ những câu trả lời không rõ ràng
hoặc lẩn tránh của bị đơn hoặc người đại
diện của pháp nhân trong vụ việc hình sự.
+ Quyền không buộc phải khai báo.
Luật pháp của về TNHS của pháp nhân đã
theo xu hướng trao cho pháp nhân quyền
tự vệ, chống lại sự buộc tội. Theo quy định
của pháp luật hình sự Tây Ban Nha, trong
quá trình TTHS, người đại diện của pháp
nhân có quyền không buộc phải khai báo.
Quy định này dẫn đến trường hợp, một nhân
chứng tiềm năng có thể được chỉ định làm
người đại diện và do đó được bảo vệ bởi
quyền không làm chứng. Để khắc phục hạn
chế này, luật TTHS của Tây Ban Nha đặt ra
quy định về sự không tương thích giữa nhân
chứng và đại diện của công ty (Điều 786 bis
1. II Le Crim).
+ Quyền bất khả xâm phạm về nơi cư
trú. Quyền này dẫn đến sự hạn chế trong
điều tra, khám xét văn phòng hoặc trụ sở
hoạt động của công ty.
+ Quyền giữ bí mật nghề nghiệp của
luật sư. Trong luật pháp Tây Ban Nha,
quyền bảo vệ thông tin cung cấp cho luật
sư bào chữa, quyền giữ bí mật nghề nghiệp
hoặc bảo mật của luật sư chỉ bảo vệ các nội
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 21(373) T11/2018
dung tư vấn pháp lý liên quan đến việc bào
chữa thủ tục tố tụng của các bên, có thể bao
gồm cả tư vấn trước khi xét xử hoặc thủ tục
ngoài tố tụng. Tuy nhiên, nguyên tắc bảo
mật không bảo vệ các thông tin liên quan
đến tài chính dịch vụ, dịch vụ đại lý - như tư
vấn thuế, kế toán tài chính v.v.. Hệ quả của
những quy định này là mang lại sự bảo vệ tốt
hơn cho pháp nhân. Pháp nhân có xu hướng
từ chối cung cấp các thông tin được bảo mật
bởi quy tắc nghề nghiệp để nhằm mục đích
tránh việc bị buộc tội.
- Mô hình Cộng hoà Liên bang Đức.
Hiến pháp (Luật Cơ bản) của Đức không
có các quy định trực tiếp liên quan đến các
quyền, bảo đảm trong TTHS. Nhưng Toà
án Hiến pháp và các học giả Đức thường
xuyên dẫn chiếu đến các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật, trong đó có nguyên tắc “lỗi cá
nhân” (nulla poena sine culpa).
Tính đặc thù của tội phạm pháp nhân
kéo theo các yêu cầu đặc biệt về truy cứu
TNHS của công ty, nhưng sự đặc thù đó
không bao giờ được biện minh cho việc vi
phạm các quyền tố tụng. Một công ty không
giống như một cá nhân, nhưng những cá
nhân có hành vi vi phạm trong một công
ty phải có các quyền tố tụng như những cá
nhân bất kỳ khác. Theo các nhà nghiên cứu,
dù Hiến pháp Đức không quy định nhưng về
phía các nhà lập pháp hoàn toàn có những
khả năng để tự do cấp cho các pháp nhân
một tiêu chuẩn bảo vệ cao hơn hơn là những
gì quy định trong Hiến pháp7. Việc dành cho
pháp nhân các quyền tố tụng ở mức độ bảo
vệ cao hơn là sự lựa chọn được thực hiện bởi
7 Dominik Brodowski, Minimum Procedural Rights for Corporations in Corporate Criminal Procedure, tr. 219.
8 Dominik Brodowski, Minimum Procedural Rights for Corporations in Corporate Criminal Procedure, tr. 218-220.
các lý do sau:
Thứ nhất, việc trừng phạt pháp nhân
gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng đối
với người vô tội trong công ty. Tuy nhiên,
một mối nguy hiểm khác biệt nằm ở sự xói
mòn các tiêu chuẩn chung trong hệ thống
công lý hình sự: sự khác biệt ở mức độ bảo
vệ sẽ đòi hỏi lý giải về sự bất bình đẳng
này; hoặc bất kỳ sự khác biệt nào liên quan
đến TTHS đối với pháp nhân có thể tạo ra
quy tắc và áp lực thực tế để hạ thấp các tiêu
chuẩn khác trong thủ tục tố tụng đối với
thể nhân.
Thứ hai, TNHS của pháp nhân có thể
gây ra các hậu quả khá nghiêm trọng. Nếu
tất cả tài sản của một người đang bị đóng
băng hoặc nếu tất cả các cơ hội việc làm của
anh ta đã biến mất, điều này có thể gây ra
nhiều thiệt hại hơn cả việc phải đóng một
khoản tiền phạt. Do đó, TNHS của pháp
nhân - chủ yếu liên quan đến tài sản và tự
do nghề nghiệp, sẽ có nhiều khả năng gây
ra "sự cố tràn dầu" và do đó, cần được có
những bảo vệ thủ tục tốt cho thể nhân.
Thứ ba, đó là lý do đảm bảo tính chuẩn
xác của công lý hình sự. Hầu hết các nền văn
hoá trên thế giới đều đề cao các quyết định
hình sự, tính chính xác và tính toàn vẹn về
đạo lý, so với các loại hình quyết định pháp
luật khác. Hệ thống tư pháp hình sự phải
đáp ứng được những mong đợi này. Và đảm
bảo thủ tục rộng rãi là chìa khóa nền tảng để
cung cấp nền tảng công lý, từ đó có thể có
phán quyết hình sự với chất lượng và tính
xác thực cao8.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 21(373) T11/2018
3. Những gợi mở đối với Việt Nam
Ở Việt Nam, lần đầu tiên, Bộ luật
TTHS năm 2015 đã đưa quy định về thủ tục
truy cứu TNHS pháp nhân (Chương XXIX).
Theo quy định của Điều 431, “Thủ tục tố
tụng đối với pháp nhân bị tố giác, báo tin
về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành
theo quy định của Chương này, đồng thời
theo những quy định khác của Bộ luật này
không trái với quy định của Chương này”.
Tuy nhiên, Chương XXIX không tồn tại quy
định nào thể hiện sự khác biệt giữa cá nhân
và pháp nhân trong thực hiện các quyền,
nghĩa vụ tố tụng. Từ đó có thể suy luận rằng,
các quyền, bảo đảm và nghĩa vụ của pháp
nhân hay thành viên của pháp nhân trong tố
tụng được áp dụng ngang bằng như đối với
thể nhân. Như vậy, chỉ trên bình diện pháp
luật, có thể khẳng định rằng, việc quy định
quyền, nghĩa vụ tố tụng của pháp nhân trong
TTHS ở Việt Nam nghiêng về xu hướng của
các quốc gia châu Âu lục địa - nghĩa là không
có sự phân biệt nhiều giữa pháp nhân với thể
nhân. Cơ chế thoả thuận truy tố hoàn toàn
không hiện diện - do sự đòi hỏi của nguyên
tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng và trách
nhiệm của Nhà nước trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm.
Mô hình Việt Nam phù hợp với mục
tiêu lý tưởng về vai trò của Nhà nước trong
bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, bảo
đảm trật tự xã hội. Tuy nhiên, do không phân
biệt giữa pháp nhân và thể nhân nên một cơ
chế tố tụng chung được áp dụng đồng đều
chắc chắn sẽ gây nên những khó khăn trong
điều tra, khởi tố vụ án đối với pháp nhân -
bởi những khó khăn đặc thù của quy trình tố
tụng đối với pháp nhân chưa được xử lý. Cơ
quan điều tra, công tố sẽ phải đương đầu với
áp lực khó cân bằng - giữa một bên là đòi
hỏi về sự tôn trọng bảo đảm các quyền của
pháp nhân (không phân biệt với thể nhân);
nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong điều tra
- và một bên là mục tiêu đấu tranh phòng
chống tội phạm nghiêm minh, triệt để,
kịp thời.
Rõ ràng việc phân biệt những đặc thù
của pháp nhân trong TTHS là quan trọng
để thiết kế nên quy trình tố tụng phù hợp
cho pháp nhân. Khi không tạo nên các quy
trình riêng thì chắc chắc, việc điều tra, truy
tố pháp nhân sẽ khó hơn nhiều so với thể
nhân. Đổi lại, cơ quan tố tụng - thậm chí cơ
quan hành chính - có thể được tăng cường
những quyền can thiệp nhất định. Cũng có
thể dự liệu về những thủ tục hành chính phát
sinh đối với pháp nhân như đòi hỏi báo cáo
định kỳ, nghĩa vụ công khai hồ sơ trong một
số trường hợp hay lĩnh vực nhất định. Trước
mắt, điều này có thể khắc phục được phần
nào những khó khăn trong tố tụng, nhưng lại
tăng gánh nặng thủ tục, giảm năng lực cạnh
tranh trong kinh tế, và xét trên lý thuyết,
thậm chí có thể gây tổn hại ít nhiều đến
nguyên tắc pháp quyền. Tuy nhiên, cũng có
thể thấy rằng, việc lựa chọn hướng đi nào sẽ
hoàn toàn dựa trên các cân nhắc về chính trị
và kinh tế, các nhà lập pháp sẽ phải lựa chọn
giữa ưu tiên phát triển kinh tế hay duy trì sự
công bằng, bình đẳng trong xã hội. Nhưng
trong mọi trường hợp, sự lựa chọn phải dựa
trên bối cảnh thực tiễn của quốc gia, trong
đó nền tảng là hệ thống tư pháp và chế độ
pháp quyền■
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 21(373) T11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_tuc_truy_cuu_trach_nhiem_hinh_su_doi_voi_phap_nhan_o_mot.pdf