Thực hành quyền công tố và kiểm sát trong giai đoạn truy tố các vụ án về mua bán người

Quyết định tạm đình chỉ vụ án Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 247 BLTTHS năm 2015, theo đó: Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo (có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y) thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố; Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn truy tố, trường hợp này phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án; Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố, trường hợp này thì việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả. Đối với các vụ án MBN, việc tạm đình chỉ vụ án thường do Viện kiểm sát ra Quyết định truy tố bị can nhưng chưa giao Bản cáo trạng cho bị can mà bị can bỏ trốn, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can tuy nhiên hết thời hạn truy tố mà việc truy nã vẫn không có kết quả; hoặc vụ án đã yêu cầu định giá tài sản, tương trợ tư pháp nhưng chưa có sự thống nhất trong việc định giá tài sản, chưa có sự phản hồi trong việc tương trợ tư pháp mà đã hết thời hạn truy tố thì quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ tạm đình chỉ vụ án cũng như các vấn đề khác có liên quan, theo đúng biểu mẫu hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra Quyết định, Kiểm sát viên phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết, giao Quyết định cho bị can và lập biên bản giao nhận, đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu một bản vào hồ sơ kiểm sát.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành quyền công tố và kiểm sát trong giai đoạn truy tố các vụ án về mua bán người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
84 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT... TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ CÁC VỤ ÁN VỀ MUA BÁN NGƯỜI NGUYỄN ĐỨC HẠNH* Cũng giống như các vụ án hình sự khác, sau khi Cơ quan điều tra (CQĐT) kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát (VKS) đề nghị truy tố và Viện kiểm sát thụ lý thì giai đoạn điều tra kết thúc, đồng thời mở ra giai đoạn tố tụng mới là giai đoạn truy tố. Cho đến khi Viện kiểm sát ban hành, tống đạt cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án và được Tòa án thụ lý thì giai đoạn truy tố kết thúc. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng duy nhất gồm có các chủ thể tiến hành tố tụng như Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên (KSV) và Kiểm tra viên. Tuy nhiên, đối với các vụ án mua bán người (MBN), bao gồm các vụ án mua bán người theo quy định của Điều 150 và mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định của Điều 151 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, bên cạnh những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động truy tố, còn có những nét đặc thù mà các chủ thể tiến hành tố tụng cần chú ý. Từ khóa: Thực hành quyền công tố, truy tố, mua bán người. Ngày nhận bài: 20/7/2020; Ngày biên tập xong: 23/7/2020; Ngày duyệt đăng: 23/7/2020. Similar to other criminal cases, after Investigation Agency concludes investigations, hand over the criminal profile to the Procuracy to propose prosecuting, the Procuracy accepts them, the investigation period shall end. Concurrently, it opens a new proceeding stage called prosecution period. The Procuracy issues, serves the indictment and transfers the criminal profile to the Court. It is accepted by the Court then the prosecution period shall end. The Procuracy is the only procedure agency in prosecution period including subjects conducting legal proceedings namely the Director, Deputy Director, Prosecutor and Prosecutor assistant. However, in human trafficking cases prescribed in Article 150 and trafficking in persons under 16 years old person cases in Article 151 of the 2015 Penal Code, besides foundamental requirements in prosecuting, agencies conducting legal proceedings need to pay attention to some other features. Keywords: Exercing prosecution rights, prosecution, human trafficking. 1. Tiếp nhận hồ sơ vụ án Khi tiếp nhận hồ sơ vụ án MBN, việc đầu tiên KSV phải chú ý là xác định thẩm quyền truy tố có thuộc VKS cấp mình hay không. Theo đó, thẩm quyền truy tố của VKS được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Căn cứ Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 về thẩm quyền xét xử của Tòa án; căn cứ khung hình phạt của các tội Mua bán người và Mua bán người dưới 16 tuổi tại Điều 150, 151 BLHS năm 2015 và căn cứ Điều 9 BLHS năm 2015 về phân loại tội phạm, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử đối với các vụ án Mua bán người tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 150, các vụ án Mua bán người dưới 16 tuổi tại Khoản 1 Điều 151. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử đối với các vụ án Mua bán người tại Khoản 3 Đều 150, các vụ án Mua bán người dưới 16 tuổi tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 151.1 Đối với các vụ án MBN có yếu tố nước * Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. 85Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát NGUYỄN ĐỨC HẠNH ngoài, cụ thể là tội phạm được thực hiện ở nước ngoài, bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc có tài sản liên quan đến vụ án ở nước ngoài, thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Từ thẩm quyền xét xử của Tòa án như trên, thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát cũng sẽ được xác định tương ứng. Bên cạnh thẩm quyền truy tố, thời hạn truy tố cũng là một trong những điểm mới của BLTTHS năm 2015 quy định tại Điều 240. Khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đề nghị truy tố kèm theo vật chứng do CQĐT chuyển đến, KSV (hoặc cán bộ thụ lý) phải kiểm tra từng trang tài liệu, so sánh đối chiếu với bản kê tài liệu xem có đầy đủ, phù hợp không. Cần lưu ý các loại tài liệu: biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản thu giữ vật chứng (trong đó có vật chứng là công cụ, phương tiện dùng để phạm tội đã được sử dụng để tác động vào thể chất, tinh thần bị hại như gây thương tích, tổn hại sức khỏe, rối loại tinh thần, dùng để lấy bộ phận cơ thể, xâm hại hoặc bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động). Đặc biệt chú ý tới bản ảnh chụp hiện trường, tử thi, thương tích (nếu có), tài liệu về giám định, giấy tờ tùy thân của bị hại, các tài liệu về xuất, nhập cảnh hoặc tài liệu khác thể hiện sự gian dối của bị can đối với bị hại... Người nhận hồ sơ cần kiểm tra nội dung ở các trang tài liệu có bị sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa không. Nếu có thì yêu cầu người giao hồ sơ giải thích và ghi rõ vào biên bản giao, nhận, có xác nhận bằng chữ ký của người giao để làm căn cứ xác định trách nhiệm giữa các bên. Người nhận hồ sơ phải kiểm tra vật chứng (nếu có) của vụ án. Trong các vụ án về MBN, có thể có nhiều loại vật chứng khác như phương tiện chuyên chở bị hại, điện thoại di động, tư trang của bị hại, tiền, séc, chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe Khi đó, phải so sánh thông tin, đặc điểm vật chứng với ghi chép trong tài liệu, tránh trường hợp vật chứng được giao khác với vật chứng ghi nhận trong hồ sơ. Đặc biệt chú ý đến vật chứng là tài sản có giá trị để xem xét đề xuất việc bồi thường cho các bị hại sau này. KSV hoặc cán bộ thụ lý cần kiểm tra xem bị can có đang áp dụng biện pháp ngăn chặn nào không, thời hạn áp dụng còn hay hết, bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hay chưa. Trong trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, vật chứng chưa đủ, bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can, người bào chữa (nếu có); các tài liệu có dấu hiệu tẩy, xóa, thêm, bớt nhưng người giao hồ sơ không xác nhận; thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn hết trước khi chuyển hồ sơ, nhưng không có văn bản nào thể hiện bị can được tại ngoại thì KSV hoặc cán bộ thụ lý chưa nhận hồ sơ vụ án cũng như yêu cầu CQĐT bổ sung. Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, vật chứng đủ so với bản kê tài liệu, bản kết luận điều tra đã được giao cho người có liên quan thì ký nhận và vào sổ thụ lý hồ sơ vụ án và báo cáo ngay với cấp trên. Việc giao nhận hồ sơ giữa người giao hồ sơ với KSV phải lập thành biên bản theo quy định. Về thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố, KSV chú ý thời hạn quyết định việc truy tố là 30 ngày đối với vụ án MBN tại Điều 150 và MBN dưới 16 tuổi tại Điều 151. Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố không quá 15 ngày đối với vụ án MBN tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 150 và MBN dưới 16 tuổi tại Khoản 1 Điều 151; hoặc gia hạn không quá 30 ngày đối với vụ án MBN tại Khoản 3 Điều 150 và MBN dưới 16 tuổi tại Khoản 2, 3 Điều 151. Quyết định việc truy tố cũng phải được gửi cho Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo. Sau khi ra một trong các quyết định tại Điều 240 BLTTHS, KSV cần lưu ý việc thông báo hoặc giao quyết định cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong thời hạn 3 ngày (hoặc tối đa 10 ngày đối với vụ án phức tạp). Việc giao nhận quyết định phải 86 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT... được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án theo Điều 133 BLTTHS năm 2015. 2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án Nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn truy tố nhằm giúp KSV đưa ra những đề xuất với Lãnh đạo Viện để ra quyết định truy tố bị can trước Tòa án hay không. KSV kiểm tra lại thủ tục tố tụng của vụ án nhằm phát hiện những sai sót, vi phạm, mâu thuẫn trong lời khai, mâu thuẫn trong tài liệu buộc tội và gỡ tội để có biện pháp khắc phục. Một số lỗi thường gặp liên quan đến hình thức của các lệnh, quyết định, biên bản do CQĐT lập như: người lập biên bản chưa ký hoặc không có thẩm quyền ký; Điều tra viên (ĐTV) không ký vào biên bản lấy lời khai; các bản tự khai không có xác nhận của ĐTV, Cán bộ điều tra tiến hành hỏi cung bị can; ngày giờ lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giữ không đúng; giờ, ngày tháng lập biên bản không phù hợp với giờ kết thúc; nhiều biên bản do một ĐTV tiến hành được ghi cùng một giờ; biên bản hỏi cung, lấy lời khai có những chỗ trống hoặc tẩy xoá, thiếu chữ ký... KSV nghiên cứu bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của CQĐT xem nội dung bản kết luận điều tra có phản ánh đúng hồ sơ hay không, đồng thời phát hiện những vi phạm của CQĐT. Trong kết luận điều tra phải thể hiện: Hành vi tiếp nhận hoặc chuyển giao được thực hiện như thế nào; mục đích của đối tượng phạm tội đã rõ chưa; thủ đoạn cụ thể mà tội phạm được thực hiện ra sao; không gian, thời gian, địa điểm; người thực hiện hành vi, đối tượng bị xâm hại; vấn đề xử lý vật chứng... Trong các vụ án về MBN, có thể có nhiều tội phạm khác phái sinh đi kèm như tội phạm rửa tiền, tham nhũng, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, giết người, cưỡng dâm, hiếp dâm, KSV cần lưu ý các tội phạm này đã được xem xét để xử lý một cách đầy đủ hay chưa. Đối với những vụ án phức tạp, KSV phải đọc kĩ từng tài liệu, trích cứu nội dung đầy đủ, ngắn gọn. Qua việc đọc, nghiên cứu và trích cứu tài liệu, KSV phải xác định được các hành vi và các lần phạm tội, số lượng người bị mua bán. Trong đó, chú ý nhiều trường hợp mục đích phạm tội thường xuất phát từ lợi ích vật chất, có thể vận chuyển thuê để lấy tiền, mua bán nhằm vụ lợi nhưng núp dưới vỏ bọc tinh vi của việc môi giới hôn nhân, xuất khẩu lao động, hiến tạng, nhận nuôi con nuôi Việc thu giữ, xử lý vật chứng, cần xác định có những vật chứng nào được thu giữ, có những vật chứng loại nào đã được CQĐT kê biên, trả lại hay giao cho cơ quan chuyên môn quản lý? Việc thu giữ, kê biên, xử lý của CQĐT có đúng quy định của pháp luật hay không? Cần chú ý đến cách thức xử lý vật chứng có giá trị lớn hoặc tài sản của bị can do thu lời bất chính mà có, tài sản khác có khả năng bảo đảm nghĩa vụ bồi thường của bị can sau này đã được kê biên chưa, tài khoản đã được phong tỏa chưa. 3. Phúc cung bị can Trong các vụ án MBN, phúc cung bị can là một trong những biện pháp củng cố chứng cứ quan trọng và thường được áp dụng. Trước khi thực hiện việc phúc cung bị can, KSV cần nghiên cứu kĩ hồ sơ, nghiên cứu lí lịch bị can, nghiên cứu các biên bản hỏi cung bị can mà CQĐT đã lập trong giai đoạn điều tra. Nghiên cứu nhân thân của từng bị can cũng sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch phúc cung bị can và nắm bắt tâm lý để đấu tranh với bị can khi tiến hành phúc cung, đảm bảo để không có việc phản cung tại Tòa khi xét xử. Khi nghiên cứu nhân thân của bị can, cần so sánh giữa các tài liệu: Lý lịch bị can, trích lục tiền án, tiền sự, bản án, lời khai của bị can. Đối với tiền án, tiền sự, cần xác định bị can trước đây đã phạm tội lần nào chưa, thuộc loại tội phạm nào, xóa án tích hay chưa? Trong các vụ án về MBN, có bị can vừa mới bị Tòa án xét xử về hành vi mua bán MBN; nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn sau đó lại tiếp tục thực hiện hành vi này. Như vậy, rõ ràng bị can đã nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã 87Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát NGUYỄN ĐỨC HẠNH hội và vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện. Quá trình hỏi cung bị can cần chú ý đến đặc điểm tâm lý của bị can để có biện pháp đấu tranh hiệu quả. Có nhiều trường hợp, để thực hiện được việc MBN, các đối tượng phải di chuyển qua nhiều tỉnh, nhập cảnh và ở lại nước ngoài trái phép. Bên cạnh đó, đối tượng phạm tội thường là người được thuê vận chuyển nạn nhân nên khi tiến hành phúc cung có thể làm rõ hơn ý thức chủ quan của những người vận chuyển thuê thông qua lời khai của bị can để phát hiện đồng phạm. Đối với các vụ án MBN có nhiều đối tượng có liên quan nhưng không xác định được lai lịch, cần kiểm tra lại một lần nữa các tài liệu về quá trình xác minh xem đã đầy đủ chưa, có cần thiết phải áp dụng biện pháp xác minh nào nữa không. Quá trình phúc cung bị can cũng là cơ hội để xác định lại một lần nữa các thông tin về các đối tượng liên quan này. Trong giai đoạn truy tố, KSV không chỉ phúc cung bị can trong một số trường hợp mà còn phải chú ý triệu tập để lấy lời khai lại đối với bị hại, người làm chứng để xác định sự phù hợp giữa các chứng cứ từ các nguồn khác nhau trước khi truy tố. Trường hợp có mâu thuẫn giữa các lời khai này, có thể tiến hành đối chất để làm rõ. 4. Trưng cầu giám định, trưng cầu định giá tài sản Trong nhiều vụ án MBN, hoạt động giám định rất quan trọng. Thông qua hoạt động giám định, có thể xác định được tỷ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe, rối loạn tâm thần của nạn nhân. Bên cạnh đó, đối với những vật, tài sản có giá trị mà bị can vụ lợi thì cũng cần định giá để làm căn cứ để xử lý. Cùng với đó, việc trưng cầu định giá tài sản phải theo đúng quy định của BLTTHS năm 2015. 5. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong các vụ án mua bán người Thực tiễn giải quyết các vụ án MBN ở Việt Nam cho thấy, hoạt động truy tố chủ yếu dựa trên các chứng cứ là lời khai của người bị hại và nhân chứng, những chứng cứ vật chất thu được còn hạn chế. Trong bối cảnh BLHS năm 2015 đã bổ sung và thừa nhận hình thức MBN nhằm cưỡng bức lao động, việc thu thập chứng cứ trong những vụ án MBN sẽ trở nên khó khăn hơn bởi đặc trưng của quan hệ lao động trong xã hội hiện đại thường gắn liền với các định chế tài chính và có xu hướng tinh vi, phức tạp hơn hành vi MBN vì những mục đích khác. Vì vậy, phải chú ý chứng minh hành vi MBN không chỉ dựa trên lời khai của người bị hại. Đánh giá chứng cứ trong các vụ án mua bán người trong giai đoạn truy tố là rất quan trọng trước khi ban hành cáo trạng. Đây là hoạt động tư duy của KSV trong việc xác định giá trị của các chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ vụ án mua bán người để sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án, trong đó xác định được chứng cứ nào có giá trị hơn, chứng cứ nào có giá trị buộc tội, gỡ tội... Trên cơ sở phân tích hành vi của tội phạm MBN, KSV nên chú ý xác định và đánh giá chứng cứ đối với 03 giai đoạn thực hiện tội phạm: giai đoạn tuyển mộ, giai đoạn vận chuyển và giai đoạn bóc lột. Mỗi giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội này đều để lại những chứng cứ nhất định, điều này đòi hỏi KSV phải có những đánh giá phù hợp như: - Khi tuyển mộ, đa số các đối tượng thường đến các bản làng, nơi điều kiện kinh tế và việc làm khó khăn, thu nhập thấp để dụ dỗ, rủ rê, tiếp cận những phụ nữ có hoàn cảnh éo le, tình duyên trắc trở, hôn nhân đổ vỡ, những em gái mới lớn để lừa gạt... hoặc đến các khách sạn, vũ trường để dụ dỗ, lừa gạt gái mại dâm; Lợi dụng môi giới kết hôn hoặc thành lập công ty môi giới kết hôn, xuất khẩu lao động trá hình; Lợi dụng chính sách cho và nhận con nuôi của Nhà nước để đưa trẻ em ra nước ngoài khai thác, bóc lột dưới các hình thức khác nhau; Chủ động làm quen, nhận kết nghĩa anh em, bố con, 88 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT... mẹ con hoặc giả vờ yêu để bán; Lợi dụng các dịch vụ mạng internet để làm quen với các em gái mới lớn giả vờ yêu để “cứu nét” rồi thực hiện mua bán hay đến các vườn hoa, công viên, để tìm kiếm các em nhỏ lang thang, bụi đời dụ dỗ, bắt cóc mang đi bán... Hành vi tuyển mộ thường được thực hiện dưới hình thức tuyển mộ công khai (quảng cáo trên phương tiện truyền thông, các đối tượng “cò” môi giới xuất khẩu lao động, tờ rơi, văn bản của cơ quan, tổ chức, hợp đồng thuê địa điểm... ) hoặc tuyển mộ bí mật (lấy lòng tin của nạn nhân và tiến hành việc lừa đảo...). Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để xác định hành vi tuyển mộ, KSV phải đánh giá được các chứng cứ thể hiện rõ nét các hành vi thông qua lời khai của bị hại, những giấy tờ khác thể hiện như giấy tờ cho và nhận con nuôi, đơn xin kết hôn, giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài, giấy tờ liên quan khác như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy thông hành qua biên giới, giấy xin đăng ký tạm trú - Khi vận chuyển, các đối tượng phạm tội thường phải sử dụng các phương tiện vận chuyển như ô tô, tàu hoả, máy bay... Tuy nhiên, để tránh phát hiện, các đối tượng có thể sử dụng các hành vi như: Lừa nạn nhân đến nơi sẽ làm việc; cho uống thuốc ngủ, thuốc mê; cho vào xe bịt kín, thậm chí còn cho vào cả công-ten-nơ để vận chuyển... hoặc cho nạn nhân đi bằng con đường hợp pháp khi qua biên giới như xuất khẩu lao động, tham quan, du lịch... Có thể thấy, chứng cứ thể hiện rõ nhất việc vận chuyển mà những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải thu thập và đánh giá chính là các giấy tờ được các đối tượng phạm tội sử dụng để di chuyển như: hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân, tài liệu thị thực, thẻ hạ cánh hoặc xuất cảnh, giấy tờ đi lại, thẻ lên tàu bay, vé tàu, xe, hợp đồng thuê xe... Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đối với những tài liệu thể hiện hướng di chuyển của đối tượng và nạn nhân như: khu vực nhà ga, xe ôm, taxi, chủ khách sạn phòng trọ... Những chứng cứ này có thể thu thập qua lời khai của quần chúng nhân dân, lời khai của nạn nhân hoặc qua nhận dạng của quần chúng nhân dân, qua hình ảnh camera an ninh tại các sân bay, nhà ga, bến xe, trạm xăng, camera hành trình của các phương tiện trên tuyến đường... - Để chứng minh hành vi bóc lột với các nội dung nạn nhân là phụ nữ bị bán vào các ổ mại dâm để bóc lột tình dục, một số nạn nhân bị bán để làm vợ cho những người nghèo, thậm chí làm vợ chung cho cả gia đình, một số khác bị bán vào cơ sở sản xuất để bóc lột sức lao động, một số khác làm con nuôi, một số bị lấy các bộ phận trong cơ thể để bán..., cần các chứng cứ là các giấy tờ liên quan đến việc mua bán, thuê hoặc cho thuê của cơ sở được sử dụng để bóc lột nạn nhân như nhà máy, nhà hàng, mạng lưới các toà nhà, mỏ khai khoáng, ổ mại dâm, đơn vị bệnh viện tư nhân, phòng thí nghiệm... Bên cạnh đó, cũng có các tài liệu như các hợp đồng, phương thức thanh toán, các loại máy móc nông nghiệp, tàu thuyền đánh cá, máy móc thiết bị bóc lột mỏ, thiết bị thí nghiệm, máy cắt vải, máy may, dược phẩm, máy tính để bàn, máy tính xách tay...; hay chứng cứ thể hiện điều kiện nơi nạn nhân sống hoặc bị bọc lột như: điện, khí đốt, nước, các hợp đồng, phương thức thanh toán... 6. Xây dựng dự thảo Cáo trạng (Quyết định truy tố), Luận tội Hình thức và nội dung Cáo trạng phải thực hiện theo hướng dẫn viết Cáo trạng số 107, ban hành kèm theo Quyết định số 07 ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời cũng cần đáp ứng được yêu cầu của Điều 243 BLTTHS năm 2015 như: Phải “ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội”, “những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can”, “tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”, “việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế”, “đặc điểm nhân thân của bị can”, “việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng”, “nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội”. Thông thường, bố cục của bản Cáo 89Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát NGUYỄN ĐỨC HẠNH trạng gồm có 4 phần: Phần nêu căn cứ pháp lý xác định việc truy tố của Viện kiểm sát; Phần mô tả hành vi phạm tội của bị can (các bị can); Phần kết luận; Phần quyết định. Đối với Cáo trạng các tội phạm liên quan đến MBN, cần lưu ý một số vấn đề, cụ thể: - Phần mô tả hành vi phạm tội cần chú trọng những vấn đề: Về động cơ, mục đích phạm tội: đây là vấn đề thuộc mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm. Trong thực tiễn, người thực hiện hành vi phạm tội trong quá trình bị khởi tố, điều tra thường có tâm lý che giấu động cơ, mục đích phạm tội của mình, vì vậy KSV cần phải đánh giá, phân tích hành vi khách quan để từ đó chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội. Động cơ, mục đích phạm tội còn là tình tiết định tội, định khung tăng nặng trong một số loại tội. Cần ghi rõ người phạm tội thực hiện hành vi nuôi, nhốt nhằm mục đích mua bán; thực hiện hành vi vận chuyển, mua bán để kiếm lời hay vì mục đích khác Diễn biến hành vi phạm tội của bị can cần phải được mô tả chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, không kể lể lan man, không phân tích quá sâu các hành vi cụ thể. Nếu vụ án có đồng phạm thì phải chứng minh vai trò của từng người đồng phạm; tính chất, mức độ thực hiện hành vi phạm tội của từng người đồng phạm để cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người đó. Trong vụ án liên quan đến hành vi MBN, có thể có đối tượng rủ rê, lôi kéo người quen, bạn bè cùng thực hiện hành vi phạm tội. Có những bị can không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội mà chỉ nghe theo lời người khác mà thực hiện. Vì vậy, cần xác định rõ hành vi của từng đối tượng để có cơ sở xử lý. Đối với những vụ án đơn giản, ít nghiêm trọng, có thể nêu đầy đủ diễn biến của tội phạm theo thời gian. Nếu vụ án có một bị can phạm nhiều tội thì có thể trình bày diễn biến của từng tội phạm theo thời gian hoặc trình bày các tội theo tính chất của từng tội phạm, từ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng đến tội phạm ít nghiêm trọng. Nếu vụ án có nhiều bị can phạm nhiều tội có thể trình bày theo diễn biến của từng tội phạm hoặc nêu từng bị can (phạm tội bao nhiêu lần, các hành vi phạm tội cụ thể...), sau đó tổng hợp, đánh giá vai trò của từng bị can trong vụ đồng phạm. - Phần kết luận lưu ý những vấn đề: Cần tổng hợp ngắn gọn cấu thành tội phạm từ sự mô tả hành vi phạm tội ở phần trên, tính chất, mức độ, hậu quả của tội phạm, xác định vai trò của bị can trong vụ án (chú ý sắp xếp theo trật tự từ bị can chính, nguy hiểm nhất đến các bị can có vai trò thấp hơn. Nếu bị can phạm nhiều tội thì phải phân tích, đánh giá theo thứ tự từ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đến tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng). Về lý lịch bị can, tiền án, tiền sự: Nêu lý lịch của từng bị can (chú ý sắp xếp theo thứ tự từ bị can có vai trò chính đến bị can có vai trò thứ yếu). Cần ghi đúng theo lý lịch tư pháp, chú ý tên đệm; nếu có tên gọi khác cũng cần ghi rõ. Trong các vụ án liên quan đến MBN, có những bị can là người dân tộc thiểu số, có trình độ văn hoá thấp nên hiểu biết pháp luật còn hạn chế; nhưng cũng có bị can trước đó đã thực hiện nhiều lần phạm tội. KSV cần nghiên cứu kỹ lý lịch bị can để có biện pháp đấu tranh và làm căn cứ đề xuất mức hình phạt. Trong những trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can thì phải xem xét, làm rõ các căn cứ để cho bị can được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Phần quyết định lưu ý phải ghi rõ không chỉ tội danh và điều khoản của BLHS được áp dụng, mà cả điểm của điều khoản đó (trích dẫn đầy đủ điểm, điều khoản, tội danh). 7. Quyết định đình chỉ vụ án Đình chỉ vụ án là một quyết định chấm dứt toàn bộ mọi hoạt động tố tụng đối với một vụ án. Vụ án đã có quyết định đình chỉ thì sẽ không được phục hồi điều tra, truy tố hay xét xử. Theo quy định tại Điều 248 90 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT... BLTTHS năm 2015, thẩm quyền ra Quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị truy tố thuộc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Căn cứ để ra Quyết định đình chỉ vụ án quy định tại Khoản 2 Điều 155 và Điều 157 BLTTHS, hoặc tại Điều 16, Điều 29, Khoản 2 Điều 91 BLHS. Viện kiểm sát cấp dưới ra Quyết định đình chỉ vụ án phải được gửi lên Viện kiểm sát cấp trên. Trong trường hợp Quyết định đình chỉ vụ án bị phát hiện là không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát cấp trên sẽ trực tiếp ra Quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ đó và yêu cầu Viện Kiểm sát cấp dưới tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của BLTTHS. Đối với tội phạm về MBN, nhiều trường hợp bị hại ở nước ngoài thời gian dài không được giải cứu hoặc về nước, hoặc đối tượng phạm tội bỏ trốn ở nước ngoài nên vụ án phải đình chỉ vụ án dựa trên căn cứ đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà không thể điều tra, xác minh được bị can. Khi đó, trong Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, cách xử lý vật chứng, các tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có). Hình thức phải theo đúng thể thức, biểu mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra Quyết định, KSV phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết, giao Quyết định cho bị can và lập biên bản giao nhận, đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu một bản vào hồ sơ kiểm sát. 8. Quyết định tạm đình chỉ vụ án Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 247 BLTTHS năm 2015, theo đó: Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo (có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y) thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố; Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn truy tố, trường hợp này phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án; Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố, trường hợp này thì việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả. Đối với các vụ án MBN, việc tạm đình chỉ vụ án thường do Viện kiểm sát ra Quyết định truy tố bị can nhưng chưa giao Bản cáo trạng cho bị can mà bị can bỏ trốn, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can tuy nhiên hết thời hạn truy tố mà việc truy nã vẫn không có kết quả; hoặc vụ án đã yêu cầu định giá tài sản, tương trợ tư pháp nhưng chưa có sự thống nhất trong việc định giá tài sản, chưa có sự phản hồi trong việc tương trợ tư pháp mà đã hết thời hạn truy tố thì quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ tạm đình chỉ vụ án cũng như các vấn đề khác có liên quan, theo đúng biểu mẫu hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra Quyết định, Kiểm sát viên phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết, giao Quyết định cho bị can và lập biên bản giao nhận, đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu một bản vào hồ sơ kiểm sát. 9. Xử lý vật chứng Vật chứng là một trong các loại nguồn chứng cứ mà BLTTHS ghi nhận bên cạnh các loại nguồn chứng cứ khác. Vật chứng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình chứng minh vụ án hình sự do chúng không bị chi phối bởi các yếu tố tình cảm, tâm lý như các loại nguồn chứng cứ khác. Các quy định về xử lý vật chứng trong BLTTHS đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp cơ quan, người tiến hành tố tụng xử lý vật chứng, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_hanh_quyen_cong_to_va_kiem_sat_trong_giai_doan_truy_to.pdf
Tài liệu liên quan