Một là, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về vai trò của giáo dục dân tộc, nâng
cao ý thức tự học của mọi tầng lớp nhân dân
Triển khai và nâng cao các hoạt động
tuyên truyền, vận động đổi mới trong toàn
xã hội về vai trò của giáo dục dân tộc đối với
công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao tri
thức, nâng cao chất lượng cuộc sống trong
vùng đồng bào dân tộc, thúc đẩy sự phát
triển bền vững Tây Nguyên. Theo đó, phát
triển bền vững phải trên cơ sở nền giáo dục
- đào tạo toàn diện, tiên tiến luôn luôn được
đổi mới. Cần tăng cường phối hợp với các cơ
quan thông tấn báo chí của trung ương và địa
phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền
về các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với phát triển giáo dục dân tộc
để có được sự thống nhất từ nhận thức đến
hành động của lãnh đạo các cấp và người
ân quan tâm, nâng cao ý thức học tập, thúc
đẩy sự phát triển giáo dục dân tộc.
Hai là, rà soát các chính sách phát
triển giáo dục dân tộc; điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Tiếp tục thực hiện đầy đủ và kịp thời
các chính sách hiện hành về phát triển giáo
dục nói chung, các chính sách giáo dục đối
với học sinh DTTS ở Tây Nguyên nói riêng.
Rà soát lại các chính sách hiện hành, trên cơ
sở đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành
liên quan sửa đổi, bổ sung, ban hành các
chính sách phát triển giáo dục và đào tạo vùng
DTTS giai đoạn mới cho phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn, chú ý đến những chính sách đặc
thù cho giáo dục dân tộc Tây Nguyên.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - Những kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN - NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Tóm tắt:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đầu tư nguồn lực
lớn để phát triển kinh tế - xã hội gắn với chính sách dân tộc ở
Tây Nguyên. Xác định “giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu”,
nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo cho Tây
Nguyên được Đảng, Nhà nước ta ban hành, tạo tiền đề, động lực
cho sự phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, chính sách giáo
dục đối với học sinh dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên nói riêng vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, cần
phải được tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
Đào Thị Tùng*
* Học viện Chính trị Khu vực III
Abstract
The Communist Party and State have used huge resources for
socio-economic developments in association with the ethnic policy
in the Central Highlands. It is defined "education and training as
the top national policy", and a series of specific guidelines and
policies on ethnic minority education have been released to
support and encourage the sustainable developments of Central
Highlands. However, the ethnic education policy is still facing
many challenges, still cannot solve all the local difficulties and it
needs to be further reviewed and improved in coming time.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: chính sách giáo dục, giáo
dục dân tộc, học sinh dân tộc thiểu số,
Tây Nguyên
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/03/2018
Biên tập : 13/05/2018
Duyệt bài : 23/05/2018
Article Infomation:
Keywords: Education policy; ethnic
education; pupils of ethnic minorities;
Central Highlands
Article History:
Received : 20 Mar. 2018
Edited : 21 May 2018
Approved : 23 May 2018
1. Chính sách phát triển giáo dục đối với
học sinh dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Hệ thống chính sách về phát triển giáo
dục, đào tạo của Nhà nước được ban hành và
thực hiện đối với học sinh dân tộc thiểu số
(DTTS) ở Tây Nguyên gồm 2 nhóm: chính
sách quốc gia có phạm vi, hiệu lực trên toàn
quốc (trong đó có các đối tượng điều chỉnh
hoạt động trên địa bàn Tây Nguyên) và
chính sách đặc thù được ban hành và có hiệu
lực riêng đối với Tây Nguyên.
1.1 Nhóm chính sách quốc gia được
thực hiện ở Tây Nguyên
Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ
CHÑNH SAÁCH
46 Số 11(363) T6/2018
sung 2009), Luật Phổ cập giáo dục tiểu học
năm 1991, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục
trẻ em năm 2004, Luật Trẻ em năm 2016
đều có các quy định để bảo đảm quyền được
giáo dục của học sinh DTTS. Bên cạnh đó,
Nhà nước còn ban hành nhiều chính sách,
quy định liên quan đến phát triển giáo dục,
đào tạo như chính sách miễn, giảm học phí,
hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị
định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
của Chính phủ; các chính sách đối với trẻ
em và học sinh mẫu giáo, giáo viên mầm
non theo Quyết định số 60/2011-QĐ-TTg
ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
chính sách ưu tiên cử tuyển vào các trường
đại học, cao đẳng, dự bị đại học, các trường
chuyên nghiệp đối với học sinh sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông ở các trường
phổ thông dân tộc nội trú (DTNT); chính
sách dạy nghề đối với học sinh DTTS nội
trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg
ngày 31/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
chính sách khuyến khích nhà giáo dạy học ở
các vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS và
giáo dục hòa nhập theo Nghị định số 35/209/
QH12 của Quốc hội khóa XII; Các chính
sách đó đã góp phần động viên, tạo điều kiện
cho con em các DTTS đến trường, nâng cao
chất lượng học tập.
1.2 Nhóm chính sách dành riêng cho
Tây Nguyên
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta
đã ban hành những chính sách về phát
triển giáo dục, đào tạo dành riêng cho Tây
Nguyên. Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày
18/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) về
“Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc
phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ
2001- 2010”; Quyết định số 1951/QĐ-TTg
ngày 01/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về phát triển giáo dục, đào tạo và
dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện
miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai
đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 276/QĐ-
TTg ngày 18/2/2014 của Thủ tướng về Kế
hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 12-
KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị
về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-LK/
TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển
vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020; Nghị
quyết số 46/NQ-CP ngày 09/6/2017 của
Chính phủ về tiếp tục thực hiện các chính
sách được quy định tại Quyết định số 1951/
QĐ-TTg đến hết ngày 31/12/2020. Đó là
những chủ trương, chính sách lớn của Đảng,
Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo vùng
Tây Nguyên.
Bên cạnh các chính sách của trung
ương, chính quyền địa phương các tỉnh Tây
Nguyên còn ban hành các chính sách hỗ
trợ riêng của mình (với nguồn tài chính từ
ngân sách tỉnh). Điển hình là Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh Kon Tum trong việc thực
hiện Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg hỗ
trợ tiền ăn cho học sinh trong các trường
dân tộc bán trú; Quyết định số 143/QĐ-
UB ngày 26/01/2010 của UBND tỉnh Đăk
Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học
sinh, sinh viên người DTTS tỉnh Đăk Nông;
Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày
06/9/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
việc ban hành chính sách hỗ trợ học sinh,
sinh viên DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận
nghèo tỉnh Đăk Nông từ năm học 2016-2017
đến năm học 2020-2021; tỉnh Đăk Lăk triển
khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học
sinh ở các trường phổ thông DTNT, bán trú,
học sinh học tiếng Êđê, giáo viên dạy tiếng
Êđê, thực hiện chính sách hỗ trợ sách giáo
khoa cho học sinh nghèo
Những chính sách trên đã thể hiện sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với sự
CHÑNH SAÁCH
47Số 11(363) T6/2018
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục dân
tộc ở Tây Nguyên nói riêng, thực hiện công
bằng trong giáo dục, nâng cao mặt bằng dân
trí, là động lực quan trọng nhằm thúc đẩy sự
phát triển bền vững Tây Nguyên.
2. Kết quả thực hiện chính sách giáo dục
đối với học sinh dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên
2.1 Những kết quả đạt được
Nhìn chung, các chính sách phát triển
giáo dục dân tộc đã được các địa phương
tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp
thời; vì vậy thời gian qua mặc dù còn đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng
sự nghiệp giáo dục Tây Nguyên đã thu được
nhiều kết quả quan trọng.
Trong vùng DTTS, nhận thức về giáo
dục ngày càng chuyển biến rõ nét. Với
phương châm có dân sinh là có trường lớp,
đến nay phần lớn các thôn, buôn, làng, các
xã ở các tỉnh Tây Nguyên đều có nhà trẻ,
trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học
cơ sở thu hút ngày càng đông các cháu trong
độ tuổi đến trường. Phần lớn các trường học
ở vùng đồng bào DTTS tại chỗ đều được
xây dựng kiên cố, bán kiên cố, không còn
tranh tre nứa lá, không còn tình trạng học 3
ca, mà số trường tiểu học tổ chức học 2 buổi/
ngày ngày càng tăng lên. Riêng về hệ thống
các trường phổ thông DTNT những năm gần
đây được đặc biệt quan tâm. Hiện nay tất cả
các huyện có từ 10.000 người DTTS trở lên
đều có trường phổ thông DTNT. Năm học
2016 - 2017, Tây Nguyên có 59 trường phổ
thông DTNT (tăng 15 trường so với năm học
2011 - 2012), trong đó 06 trường cấp tỉnh và
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Báo cáo tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên năm 2017.
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Tài liệu Hội nghị phát triển giáo
dục và đào tạo vùng Tây Nguyên tổ chức ngày 17/10/2017 tại Đà Lạt, trang 04.
53 trường cấp huyện. Tổng số học sinh phổ
thông DTNT Tây Nguyên năm học 2016 -
2017 là 14.454 học sinh (trong đó cấp tỉnh
là 3.249 học sinh và cấp huyện là 11.205 học
sinh). Tỷ lệ học sinh học trường phổ thông
DTNT so với học sinh DTTS cấp trung học
của vùng là 7,23% (tăng 0,57% so với năm
học 2010 - 2011)1.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho con
em đồng bào DTTS ở các địa bàn vùng sâu,
vùng xa đến trường, các tỉnh Tây Nguyên
cũng chú trọng phát triển về quy mô, mạng
lưới trường phổ thông dân tộc bán trú
(DTBT). Nếu năm học 2012 -2013, toàn
vùng có 5 tỉnh có trường phổ thông DTBT,
gồm 81 trường và 10.682 học sinh bán trú,
thì đến năm học 2016 -2017, toàn vùng có
97 trường và 12.753 học sinh bán trú. Chất
lượng giáo dục của hệ thống trường phổ
thông DTBT ngày càng được nâng lên. Năm
học 2016-2017, số học sinh hoàn thành cấp
tiểu học đạt 98,9%; cấp trung học cơ sở 92%;
số học sinh đạt thành tích từ cấp huyện trở
lên chiếm 3% ở cả 2 cấp học; số trường đạt
chuẩn quốc gia ở cấp tiểu học là 05 trường,
cấp trung học cơ sở 01 trường. Kết quả này
đã khẳng định chất lượng giáo dục của các
trường phổ thông DTBT ở Tây Nguyên đã
đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt, mặt bằng chất
lượng có thể đặt ngang bằng với các trường
có điều kiện thuận lợi của vùng2. Hệ thống
trường phổ thông DTBT đã và đang làm
thay đổi tích cực chất lượng giáo dục ở Tây
Nguyên hiện nay. Sự phát triển ổn định về
quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng đã
góp phần huy động tối đa học sinh trong độ
tuổi tới trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học,
CHÑNH SAÁCH
48 Số 11(363) T6/2018
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; góp
phần quan trọng vào việc cũng cố và duy trì
kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập
giáo dục trung học cơ sở, nâng cao dân trí
và phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS ở
Tây Nguyên.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng phối hợp
chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan nghiên
cứu, biên soạn nhiều tài liệu, sách giáo
khoa bằng tiếng DTTS (tiếng nói, chữ
viết của người DTTS có đông dân số nhất
ở từng địa phương) đưa vào giảng dạy ở
các trường tiểu học tại các vùng đồng bào
DTTS, các trường phổ thông DTNT. Tính
đến năm học 2016 -2017, toàn vùng Tây
Nguyên có 107 trường, 626 lớp, với 14.964
học sinh học tiếng Ê Đê, 84 trường, 392 lớp
với 8.726 học sinh học tiếng Jrai; 26 trường,
68 lớp với 1.991 học sinh học tiếng Bana3.
Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng giáo viên dạy
tiếng dân tộc và bồi dưỡng phương pháp dạy
học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho
học sinh DTTS được các cơ sở giáo dục và
đào tạo triển khai tích cực, góp phần quan
trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các
dân tộc Tây Nguyên.
Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề
và đại học cũng được phát triển mạnh. Đến
nay, Tây Nguyên có 05 trường đại học, 04
phân hiệu/cơ sở của các trường đại học và
9 trường cao đẳng. Với quy mô sinh viên
chính quy tại các trường trên địa bàn của
vùng năm học 2016-2017 là 31.386 sinh
viên, chiếm 1,77 tổng số sinh viên cả nước
(trong đó sinh viên đại học là 19.980 và cao
đẳng là 11.406), tỷ lệ sinh viên người DTTS
đạt từ 18% -20% trở lên trong tổng số sinh
3 Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Sđd, tr. 04.
4 Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh:Sđd, tr. 06.
viên của các trường đại học, cao đẳng trong
vùng4.
Một trong những chính sách phát triển
giáo dục dân tộc là thực hiện chế độ cử tuyển
học sinh dân tộc tốt nghiệp trung học phổ
thông vào theo học tại các trường đại học,
cao đẳng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
học sinh dân tộc được tiếp cận giáo dục trình
độ cao và tạo nguồn cán bộ DTTS tương lai.
Trong những năm qua, đã có hàng nghìn con
em đồng bào dân tộc Tây Nguyên được cử
tuyển vào học tại các trường đại học, cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong vùng
và trên cả nước.
Các tỉnh Tây Nguyên thực hiện đầy
đủ các chế độ, chính sách đối với học sinh
DTTS như cấp miễn phí sách, vở, đồ dùng
học tập, bảo hiểm y tế, cấp học bổng, tín
dụng cho học sinh, sinh viên, ưu tiên trong
tuyển sinh, đào tạo theo địa chỉ sử dụng
Nhờ có các chính sách hỗ này, nhiều con em
đồng bào DTTS được học tập, đào tạo, góp
phần tăng tỷ lệ các em đến trường. Con em
các dân tộc đều có người học đại học, cao
đẳng và các trường dạy nghề. Nhiều em đã
có những nỗ lực và đạt thành tích cao trong
học tập, qua đó đã bổ sung thêm một nguồn
lực được đào tạo cơ bản phục vụ cho các
vùng đồng bào DTTS.
2.2 Những hạn chế, khó khăn
Thực tế cho thấy, các chính sách của
Nhà nước đã đi vào cuộc sống và đạt được
nhiều kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác giáo dục, đào tạo vùng
DTTS Tây Nguyên phát triển. Tuy nhiên,
chính sách giáo dục dân tộc hiện nay vẫn
đang đối diện với nhiều thách thức, vẫn chưa
CHÑNH SAÁCH
49Số 11(363) T6/2018
thể giải quyết được hết những khó khăn của
địa phương, cụ thể như:
Nhìn chung chất lượng học tập của
học sinh DTTS trên địa bàn Tây Nguyên còn
thấp, còn có sự chênh lệch lớn về chất lượng
giáo dục giữa học sinh người DTTS và học
sinh người Kinh. Ở nhiều vùng sâu, vùng xa,
khoảng cách từ nhà ở đến trường học còn
lớn, nhiều hộ đồng bào dân tộc nghèo còn
thói quen đưa con đi rẫy, chưa quan tâm,
chăm lo đến việc học tập của con cái.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
đối với giáo dục mầm non còn thiếu và chưa
đồng bộ. Tỷ lệ phòng bán kiên cố còn chiếm
quá nửa tổng số phòng học, còn nhiều điểm
trường nhỏ lẻ, phân tán. Tỷ lệ nhập học ở bậc
mẫu giáo thấp, chỉ đạt 33%, bằng 2/3 mức
trung bình của cả nước (khoảng 46,4%)5. Tỷ
lệ đi học mẫu giáo của các em DTTS thấp
dẫn đến việc các cháu chưa được chuẩn bị
tốt về kỹ năng nói tiếng Việt trước khi vào
lớp 1, khiến các cháu gặp rất nhiều khó khăn
khi đi học, làm hạn chế khả năng tiếp thu
kiến thức và học tập hòa nhập, là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao
và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học
tập của những năm học tiếp theo.
Nguồn lực đầu tư cho giáo dục dân
tộc nội trú chưa đáp ứng yêu cầu. Đa số các
trường phổ thông DTNT cấp huyện được
5 PGS.TS. Bùi Tất Thắng (chủ nhiệm) (2015), Đề tài mã số TN3/X08: Vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực cho phát triển bền vững Tây Nguyên, tr. 46.
6 Chính sách cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng đang có những bất cập: học sinh cử tuyển được hưởng nhiều ưu
đãi trong thời gian học tập và được phân công công tác (bố trí việc làm) sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trong khi
những học sinh DTTS khác sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tự thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học công lập
không được hưởng chế độ ưu đãi trong quá trình học tập và không được ưu tiên bố trí việc làm, điều đó dường như tạo
ra sự không công bằng trong cùng đối tượng học sinh DTTS. Mặt khác, khi tiến hành cử tuyển, không có quy định điều
kiện về chọn ngành học, mà để học sinh cử tuyển tự chọn ngành, nên các em chọn những ngành chưa thực sự cần thiết
đối với địa phương hoặc những ngành hiện được đào tạo nhiều trong xã hội, nên sau khi tốt nghiệp khó bố trí việc làm.
Bên cạnh đó, quy trình chọn học sinh cử tuyển chưa được tuân thủ nghiêm nên chất lượng (kiến thức) của sinh viên cử
tuyển không đảm bảo dẫn đến kết quả tốt nghiệp của một số sinh viên cử tuyển thấp, đó là nguyên nhân nhiều cơ quan,
đơn vị không muốn tuyển dụng sinh viên cử tuyển vào làm việc.
đầu tư xây dựng từ những năm 80, 90 của
thế kỷ trước, nên hầu hết các hạng mục
công trình đã xuống cấp trầm trọng; nhiều
hạng mục phục vụ cho hoạt động giáo dục
và nuôi dưỡng học sinh chưa được đầu tư
như: phòng học bộ môn, thư viện, nhà tập đa
năng, phòng y tế, công trình vệ sinh, nước
sạch Vì vậy, nhu cầu xây mới, bổ sung,
nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất trường phổ
thông DTNT của các tỉnh Tây Nguyên rất
lớn, trong khi nguồn vốn chủ yếu bố trí từ
Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục
đào tạo hàng năm rất hạn hẹp. Điều này ảnh
hưởng đến chất lượng dạy học và các hoạt
động giáo dục của nhà trường.
Việc thực hiện một số chính sách đặc
thù về giáo dục, đào tạo ở vùng đồng bào
DTTS chưa tốt. Đặc biệt là các chính sách
như: cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ mặc dù
rất thiết thực nhưng triển khai kém, chất
lượng đào tạo và sử dụng chưa cao6. Nhận
thức về chính sách này còn khác nhau nên
một số địa phương không mặn mà khi triển
khai thực hiện các chính sách này.
Việc triển khai một số chính sách
có lúc, có nơi còn chậm trễ, thiếu đồng bộ,
thực hiện chưa tốt; một số chính sách đối
với giáo viên, nhân viên, học sinh vùng
DTTS khó khăn vẫn còn hạn chế, bất cập
về đối tượng được hưởng, định mức, thời
CHÑNH SAÁCH
50 Số 11(363) T6/2018
gian hưởng, phương thức hỗ trợ7 hầu hết
các địa phương vùng DTTS tỷ lệ hộ nghèo
cao, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, nên mặc dù đã được ưu tiên, nhưng do
nguồn lực ngân sách có hạn nên chưa đáp
ứng được nhu cầu kinh phí đầu tư thực hiện
các mục tiêu giáo dục và đào tạo; vẫn còn
thiếu cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển
giáo dục dân tộc Tây Nguyên.
3. Một số kiến nghị phát triển giáo dục
đối với học sinh dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về vai trò của giáo dục dân tộc, nâng
cao ý thức tự học của mọi tầng lớp nhân dân
Triển khai và nâng cao các hoạt động
tuyên truyền, vận động đổi mới trong toàn
xã hội về vai trò của giáo dục dân tộc đối với
công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao tri
thức, nâng cao chất lượng cuộc sống trong
vùng đồng bào dân tộc, thúc đẩy sự phát
triển bền vững Tây Nguyên. Theo đó, phát
triển bền vững phải trên cơ sở nền giáo dục
- đào tạo toàn diện, tiên tiến luôn luôn được
đổi mới. Cần tăng cường phối hợp với các cơ
quan thông tấn báo chí của trung ương và địa
phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền
về các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với phát triển giáo dục dân tộc
để có được sự thống nhất từ nhận thức đến
hành động của lãnh đạo các cấp và người
7 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về
hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông DTNT và các trường dự bị đại học dân tộc
quy định: học sinh đang học tại các trường trên được hưởng học bổng chính sách bằng 80% mức lương cơ sở của Nhà
nước và được hưởng 12 tháng trong năm. Với mức trợ cấp như vậy là thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về ăn ở và sinh
hoạt của học sinh hiện nay. Học sinh lưu ban chỉ được hưởng 50% suất học bổng, quy định này có tác dụng trong việc
khuyến khích học sinh chăm chỉ và tập trung học tập để đạt được kết quả học tập cao, song đối với học sinh nội trú nhà
nghèo khi lưu ban, nếu được hưởng 50% học bổng thì cuộc sống sẽ khó khăn dễ dẫn đến bỏ học giữa chừng. Đối với
trường phổ thông DTBT: với mức hỗ trợ tiền ăn cho cho học sinh bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày
18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được
hưởng không quá 9 tháng/năm/học sinh là quá thấp.
dân quan tâm, nâng cao ý thức học tập, thúc
đẩy sự phát triển giáo dục dân tộc.
Hai là, rà soát các chính sách phát
triển giáo dục dân tộc; điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Tiếp tục thực hiện đầy đủ và kịp thời
các chính sách hiện hành về phát triển giáo
dục nói chung, các chính sách giáo dục đối
với học sinh DTTS ở Tây Nguyên nói riêng.
Rà soát lại các chính sách hiện hành, trên cơ
sở đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành
liên quan sửa đổi, bổ sung, ban hành các
chính sách phát triển giáo dục và đào tạo vùng
DTTS giai đoạn mới cho phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn, chú ý đến những chính sách đặc
thù cho giáo dục dân tộc Tây Nguyên.
Ba là, rà soát, quy hoạch lại mạng
lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo
Tập trung đầu tư nguồn lực sớm kiên
cố hóa, chuẩn hóa cơ sở vật chất trường lớp
ở tất cả các cấp học đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các địa
phương trong vùng cần rà soát lại mạng lưới
các cơ sở giáo dục. Trước mắt cần ưu tiên
đầu tư xây dựng trường học mới cho các xã
chưa có trường mầm non, khắc phục tình
trạng trường học xuống cấp, chú trọng đầu
tư cơ sở vật chất các điểm trường lẻ để tăng
quy mô huy động trẻ đến lớp, cần phát triển
hệ thống trường lớp mầm non đến tận cụm
CHÑNH SAÁCH
51Số 11(363) T6/2018
điểm dân cư để tăng tỷ lệ các cháu được đi
học mẫu giáo trước khi được vào học lớp 1;
ưu tiên nguồn vốn để từng bước hoàn thiện
mạng lưới các trường học phổ thông, bảo
đảm đáp ứng nhu cầu đi học của học sinh
trong độ tuổi. Quy hoạch giáo dục mầm non,
phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
đại học phải đảm bảo tính liên thông, gắn
chặt với các chỉ số phân luồng giáo dục, đáp
ứng nhu cầu học tập của học sinh DTTS và
yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bốn là, xây dựng đội ngũ giáo viên,
giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà giáo phù
hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nâng dần
đội ngũ, cán bộ, giáo viên là người DTTS ở
các cấp quản lý giáo dục và trong các cơ sở
giáo dục; làm tốt công tác cử tuyển; gắn đào
tạo với sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, cơ
cấu, ngành nghề, trình độ, chức danh theo
địa chỉ, đảm bảo yêu cầu công tác, xây dựng
đội ngũ giáo viên là người DTTS đạt chuẩn.
Ở cấp học mầm non, tiểu học có số lượng
lớn học sinh DTTS theo học nên bố trí giáo
viên đứng lớp là người DTTS, điều này là
cần thiết và hợp lý khi nhiều học sinh dân
tộc vào lớp Một còn chưa nói thạo hoặc thậm
chí chưa biết nói tiếng Việt. Bố trí một phần
kinh phí phù hợp từ nguồn ngân sách chi
cho đào tạo, bồi dưỡng của địa phương để
ưu tiên bồi dưỡng tiếng DTTS cho giáo viên
bậc học mầm non và tiểu học công tác tại
các vùng đồng bào DTTS. Thực hiện đúng,
đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho
giáo viên và cán bộ quản lý, đặc biệt phải ưu
tiên tối đa cho các nhà giáo đang công tác tại
vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.
Năm là, đổi mới chương trình giáo
dục các cấp học và nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo
Tập trung nghiên cứu cải tiến phương
pháp, nội dung, chương trình học và các bộ
sách giáo khoa phù hợp với học sinh DTTS.
Cả chương trình học cũng như nội dung kiến
thức trong sách giáo khoa cần được điều
chỉnh theo hướng phù hợp với khả năng của
học sinh DTTS, nhất là cấp tiểu học, tạo
điều kiện cho các em được tiếp cận ngay với
tiếng Việt từ cấp học mầm non và tiểu học
nhằm nâng khả năng tiếp thu của các em,
góp phần giải quyết tình trạng học sinh bỏ
học và không nắm được kiến thức cơ bản.
Từng bước đổi mới phương pháp, nâng cao
chất lượng dạy học theo hướng phát triển
năng lực, phẩm chất người học, tăng cường
các hoạt động xã hội, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh DTTS.
Sáu là, nâng cao chất lượng đời sống
mọi mặt cho đồng bào DTTS
Trong thời gian tới, các tỉnh Tây
Nguyên đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo
các bộ, ngành xây dựng chính sách về dân
tộc, miền núi nói chung, Tây Nguyên nói
riêng mang tính tập trung, có nhiều nội dung,
giải quyết nhiều mục tiêu với nguồn lực đủ
mạnh cho từng vùng. Nhất là ưu tiên giải
quyết đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt,
đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm,
xuất khẩu lao động; thực hiện chính sách
giao đất, giao rừng cho cộng đồng DTTS
quản lý để phát triển trồng, chăm sóc, bảo vệ
và khai thác rừng hiệu quả; hỗ trợ phát triển
sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, kết nối
thị trường tiêu thụ; hỗ trợ đầu tư, nâng cấp
và xây dựng mới hồ chứa, công trình thủy
lợi, hỗ trợ khai hoang mở rộng diện tích đất
sản xuất để góp phần nâng cao chất lượng
đời sống đồng bào DTTS Tây Nguyên■
CHÑNH SAÁCH
52 Số 11(363) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_hien_chinh_sach_giao_duc_doi_voi_hoc_sinh_dan_toc_thieu.pdf