Lạm phát được kiểm soát theo
mục tiêu
Tính theo tháng, CPI trong 8 tháng có
4 tháng giảm, trong đó giảm ngay trong
tháng 2 có Tết Nguyên đán, thường có
nhu cầu tiêu dùng cao nhất trong năm - là
hiếm thấy trong nhiều năm qua. Trong 8
tháng, CPI có 4 tháng tăng, trong đó tăng
cao nhất là tháng 1 do tác động của đà tăng
trưởng và kết quả tích cực của năm 2019,
trong tháng có sơ, tổng kết, có Tết Dương
lịch, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, , còn
mới tăng nhẹ trong mấy tháng gần đây.
CPI so với tháng 12 năm trước chỉ
tăng trong 3 tháng đầu năm, đã giảm trong
5 tháng gần đây và tính chung sau 8 tháng
vẫn còn giảm- hiện tượng hiếm thấy trong
nhiều năm qua. Theo đó, CPI bình quân
giảm dần qua các kỳ và đã xuống thấp
hơn mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc
hội (khoảng 4%).
Nếu tính CPI theo nhóm mặt hàng,
thì giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống cao,
nhưng đang có xu hướng giảm, nhất là giá
thực phẩm. Giá giao thông (chủ yếu là giá
xăng dầu) có xu hướng tăng cao lên trong
mấy tháng nay, nhưng tính chung tháng
8 so với tháng 12/2019 và bình quân 8
tháng vẫn còn giảm. Giá giáo dục, y tế
bình quân tăng cao, nhưng không cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng chung (y tế tăng
2,96%, giáo dục tăng 4,36%). Một số mặt
hàng bình quân 8 tháng vẫn còn giảm
(như bưu chính viễn thông giảm 0,59%,
văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,76%,
giao thông giảm 10,42%).
Xét theo các yếu tố của lạm phát cho
đến cuối tháng 8 nhìn chung còn yếu, thể
hiện rõ nhất là tài chính, tiền tệ. Tăng
trưởng tín dụng chậm lại; trong nhiều
tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng thấp
hơn tốc độ tăng huy động vốn, làm cho
tiền từ lưu thông vào ngân hàng nhiều hơn
tiền từ ngân hàng ra lưu thông. Dòng tiền
chuyển mạnh vào vàng, làm cho giá vàng
vượt qua đỉnh cũ. Tỷ giá VND/USD sau 8
tháng chỉ tăng 0,16%, bình quân 8 tháng
so với cùng kỳ chỉ tăng 0,02%- thấp rất xa
so với định hướng tăng 2%.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội: Từ 8 tháng nhìn đến cả năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY
14Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Kinh tế tăng trưởng dương
Tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt
Nam được xem xét dưới các góc độ khác
nhau. Xét theo thời gian so với cùng kỳ
năm trước, tăng trưởng GDP của quý I ở
mức thấp (3,68%) quý II còn thấp hơn nữa
(tăng 0,36%), nên tính chung 6 tháng chỉ
tăng 1,81%, thấp nhất so với tốc độ tăng
của cùng kỳ trong nhiều năm trước. Dù
sao đó cũng là tăng trưởng dương, trong
khi so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng
trong quý II của nhiều nước còn mang dấu
âm (Hàn Quốc - 3,3%, Indonesia - 5,3%,
Đức - 10,1%, EU - 12,1%, Thái Lan -
12,2%, Italia - 12,4%, Pháp - 13,8%, Bồ
Đào Nha - 14,1%, Philippines - 16,1%,
Malaysia - 17,1%, Mỹ - 32,9%,).
Căn cứ diễn biến 8 tháng, các yếu
tố tác động trong những tháng còn lại và
tham khảo các giải pháp điều hành của
Chính phủ, nhiều chuyên gia kinh tế đưa
ra dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 sẽ
đạt khoảng 2,0%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê, GDP tính theo giá so sánh trong 6
tháng đầu năm 2020 đạt 1594,14 nghìn tỷ
đồng, tăng 1,81% so với cùng kỳ. Với tốc
độ tăng của năm 2020 theo dự báo trên
(2,0%), thì GDP giá so sánh sẽ là 3813,3
nghìn tỷ đồng; nếu trừ đi số đã đạt trong 6
tháng đầu năm thì 6 tháng cuối năm 2020
còn phải đạt 2219,2 nghìn tỷ đồng, cao
gấp 1,39 lần quy mô GDP trong 6 tháng
đầu năm. Theo đó, GDP 6 tháng cuối năm
THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI:
TỪ 8 THÁNG NHÌN ĐẾN CẢ NĂM 2020
Đào Ngọc Lâm *
Tóm tắt: Năm 2020 đã đi qua hơn 2/3 thời gian với nhiều khó khăn, thách thức
do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng về tổng thể nền kinh tế nước ta vẫn duy
trì tăng trưởng dương. Từ kết quả của những tháng đầu năm và các yếu tố tác động
trong những tháng còn lại, có thể dự báo kết quả khả quan về một số chỉ tiêu kinh tế
chủ yếu cho năm 2020.
Từ khóa: nền kinh tế, tăng trưởng, chỉ tiêu kinh tế.
Summary: The year 2020 has passed more than 2/3 of the time with many
difficulties and challenges due to the impact of the Covid-19 pandemic, but overall
our economy still maintains positive growth. From the results of the first months of the
year and the impact factors in the remaining months, positive results can be forecasted
for a number of key economic indicators for 2020.
Keywords: economy, growth, economic indicators.
* Nguyên Vụ trưởng Tổng cục Thống kê
VẤN ĐỀ HÔM NAY
15Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
2020 sẽ tăng 2,14% so với cùng kỳ năm
trước- cao gấp 1,2 lần tốc độ tăng của 6
tháng đầu năm (1,81%), cao gấp 5,9 lần
tốc độ tăng của quý II (0,36%). Theo ý
nghĩa đó, dự báo cả năm 2020 cũng được
coi là “cân tươi”- tức là khó thực hiện,
nếu dịch Covid-19 chưa được kiểm soát ở
trong nước và trên thế giới.
Nếu dự báo tăng 2,0% là đúng, với
giả thiết chỉ số lạm phát khoảng 4%,
thì GDP tính theo giá thực tế năm 2020
sẽ tăng 6,1% so với năm 2019, hay đạt
6404,4 nghìn tỷ đồng. Với tốc độ tăng
khoảng 1,15%, thì dân số trung bình
năm 2020 đạt 97593,6 nghìn người; GDP
bình quân đầu người tính bằng VND đạt
khoảng 65,62 triệu đồng, tương ứng với
2834 USD (năm 2019 đạt 2715 USD).
Nếu tỷ lệ GNI/GDP khoảng 94%, thì
GNI bình quân đầu người đạt khoảng
2664 USD, cao hơn mức 2557 USD của
năm 2019.
Xét theo nhóm ngành, thì nông, lâm
nghiệp, thủy sản đạt kết quả tích cực: quý
II tăng cao hơn quý I (1,72% so với 0,04%)
và tăng cao nhất trong 3 nhóm ngành, tiếp
tục là bệ đỡ của các ngành công nghiệp-
xây dựng và dịch vụ, mặc dù gặp hạn,
mặn, dịch bệnh lớn. Khả năng cả năm sẽ
tăng cao hơn 6 tháng đầu (1,19%) và có
thể không kém nhiều so với tốc độ tăng
của 2019 (2,01%), nếu tận dụng được cơ
hội xuất khẩu gạo tăng cao về đơn giá so
với cùng kỳ năm trước (8 tháng là 488,8
USD/tấn so với 435,3 USD/tấn). Trong
khi đó, vụ mùa, vụ đông và vụ đông xuân
của Việt Nam có cơ hội tăng tốc do Trung
Quốc có dân số đông, có biên giới chung,
mấy tháng nay bị mưa, lũ, bão, dịch bệnh
hoành hành có nhu cầu về nông, lâm, thủy
sản rất lớn. Nên, xuất khẩu sẽ tăng cao về
lượng, tăng cao về đơn giá và mở rộng về
thị trường.
GDP nhóm ngành công nghiệp –
xây dựng của quý II tăng thấp hơn nhiều
so với quý I (1,38% so với 5%), trong
đó công nghiệp còn bị sụt giảm nhiều
hơn (0,74% so với 5,1%), đặc biệt công
nghiệp khai khoáng giảm khá sâu (giảm
6,35% so với giảm 4,18%); công nghiệp
chế biến, chế tạo- ngành có tỷ trọng lớn
nhất trong toàn ngành công nghiệp cũng
bị sụt giảm lớn (3,2% so với 7,12%). Chỉ
số sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ
của toàn ngành công nghiệp, nếu 6 tháng
tăng 2,8%, thì tháng 7 chỉ còn tăng 1,8%,
tháng 8 giảm 0,6%, nên tính chung 8
tháng chỉ tăng 2,2% - thấp xa so với tốc
độ tăng của cùng kỳ 2019 (9,5%). Điều
đó cho thấy, công nghiệp quý II sẽ tiếp
tục tăng thấp hơn của 6 tháng và khả năng
9 tháng cũng như cả năm sẽ thấp hơn của
6 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do công
nghiệp còn mang nặng tính gia công, lắp
ráp, giá trị gia tăng thấp.
GDP nhóm ngành dịch vụ còn đáng
lưu ý hơn. So với cùng kỳ năm trước, nếu
quý I còn tăng 3,26%, thì quý II bị giảm
1,76%, nên tính chung 6 tháng chỉ tăng
0,57% - thấp nhất so với cùng kỳ nhiều
năm qua. Trong nhóm này, những ngành
giảm là vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú
và ăn uống, hoạt động kinh doanh bất
động sản và dịch vụ hỗ trợ. Trong tháng
7, tháng 8, nhóm ngành dịch vụ vẫn chưa
có khởi sắc. Thương mại bán lẻ tính theo
giá thực tế vẫn còn bị giảm, trong đó du
lịch lữ hành giảm tới 54,4%, dịch vụ lưu
trú, ăn uống giảm 16,4%,
Đảm bảo cân đối giữa tích lũy và
tiêu dùng
Tích lũy tài sản là tiền đề của đầu
tư, là điều kiện của tái sản xuất mở rộng.
Tích lũy của Việt Nam có điểm vượt trội
là tỷ lệ tích lũy/GDP thuộc loại cao (bình
quân 2016-2019 đạt 26,64%), cao thứ
VẤN ĐỀ HÔM NAY
16Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
6/10 nước Đông Nam Á, cao thứ 12/35 ở
châu Á và thứ 23/112 trên thế giới. Trong
6 tháng đầu năm 2020, tích lũy tài sản đã
tăng cao hơn tốc độ tăng GDP (1,93% so
với 1,81%), nhưng đã chậm lại nhanh so
với tốc độ tăng tích lũy tài sản của cùng
kỳ năm trước (1,93% so với 7,12%). Đây
là một trong những yếu tố làm cho tốc độ
tăng GDP chậm lại so với cùng kỳ năm
trước (1,81% so với 6,77%). Căn cứ vào
diễn biến trong 6 tháng đầu năm và các
yếu tố tác động trong những tháng cuối
năm, có thể dự báo tích lũy tài sản sẽ
tăng cao hơn 6 tháng đầu năm (1,93%) và
cao hơn dự báo về tốc độ tăng GDP (ước
khoảng 3% so với 2%) và tỷ lệ tích lũy/
GDP đạt khoảng 27%.
Nếu tích lũy tài sản là tiền đề của đầu
tư, thì đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp
của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư của Việt
Nam hiện nay có một số điểm đáng quan
tâm: (1) Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội/GDP đạt khá cao và tăng lên từ 2013
đến 2019 (2013 đạt 30,5%, 2014 đạt 31%,
2015 đạt 32,6%, 2016 đạt 33%, 2017 đạt
33,4%, 2018 đạt 33,5%, 2019 đạt 33,9%),
nhưng 6 tháng đầu năm nay giảm còn
33%. Đó là một trong những yếu tố làm
cho tăng trưởng GDP 6 tháng năm nay bị
chậm lại; (2) Tăng trưởng các nguồn vốn
có sự khác nhau: khu vực nhà nước tăng
cao nhất (7,4%) và cao hơn so với tốc độ
tăng của cùng kỳ nhiều năm trước. Đây là
bước tiến mới của đầu tư thuộc khu vực
nhà nước so với 2 nguồn còn lại và cũng là
biện pháp quan trọng trong điều kiện của
năm nay- năm cuối cùng của chiến lược
10 năm, của kế hoạch 5 năm qua và tạo
tiền đề cho kế hoạch 5 năm và chiến lược
10 năm tới. Theo đó, tập trung tăng đầu
tư công là giải pháp trọng điểm của năm
nay và các năm tiếp theo. Do vậy, cơ cấu
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã
chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng vốn của
khu vực nhà nước tăng khá (32,2% so với
30,9%); của khu vực ngoài nhà nước tăng
nhẹ (44,2% so với 43,7%), nhưng tiếp tục
cao nhất trong 3 nguồn; của khu vực có
vốn ĐTNN giảm (23,6% so với 25,4%);
(3) Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tiếp tục cao hơn
tỷ lệ tích lũy tài sản/GDP, chênh lệch lên
đến trên 6% là khá cao. Đây là một trong
những yếu tố làm cho tỷ lệ so với GDP
của nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài
không những không giảm, mà còn tăng;
trong điều kiện ngân sách còn bội chi
lớn, vay mới không chỉ để chi cho đầu tư
mà có một phần để trả nợ, hiệu quả đầu
tư thấp. Đó cũng là dấu hiệu ảnh hưởng
đến an ninh tài chính cần phải cảnh báo,
bởi hiệu quả đầu tư (chất lượng tăng
trưởng) có vai trò quan trọng hơn là tăng
lượng vốn (tăng trưởng về số lượng).
Tiêu dùng cuối cùng rất quan trọng,
bởi chiếm tỷ lệ/GDP cao hơn của tích lũy
(chiếm trên dưới 75%), đứng thứ 4/10
nước Đông Nam Á, thứ 17/37 ở châu Á
và thứ 72/113 trên thế giới. Trong 6 tháng
đầu năm 2020, tăng trưởng của tiêu dùng
cuối cùng chỉ đạt 0,69% - thấp nhất so
với tốc độ tăng của cùng kỳ trong nhiều
năm trước và thấp xa so với tốc độ tăng
GDP (1,81%). Nguyên nhân chủ yếu do
thu nhập từ sản xuất, kinh doanh còn thấp
và tiết kiệm tiêu dùng có xu hướng gia
tăng bởi tác động tiêu cực của dịch bệnh
Covid-19. Mặc dù Chính phủ đã đưa ra
gói hỗ trợ kích thích kinh tế và gói hỗ trợ
xã hội, nhưng một mặt do quy mô chưa
đủ độ, mặt khác do độ trễ của việc thực
hiện, nên tác động chưa đủ lớn.
Tiêu dùng cuối cùng biểu hiện rõ
nhất là tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng (TMBL). TMBL trong nhiều
năm qua đã có những kết quả tích cực,
tạo nên sự hấp dẫn về thương mại của
VẤN ĐỀ HÔM NAY
17Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Việt Nam. TMBL/GDP nếu năm 2015 là
76,9%, thì năm 2019 lên 81,7%; TMBL/
tiêu dùng cuối cùng nếu năm 2015 là
103,5% thì năm 2019 lên 109,4%; TMBL
tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái nếu
năm 2015 mới đạt 148,8 tỷ USD, thì năm
2019 đạt 213,9 tỷ USD- có quy mô lớn so
với nhiều nước và vùng lãnh thổ, tạo sự
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài. Việt Nam có dân số đông,
hiện đã ở mức trên 97,5 triệu người; hàng
năm vẫn còn tăng khoảng 1 triệu người.
Mức sống dân cư được cải thiện, tỷ lệ dân
cư trung lưu ngày càng lớn, tỷ lệ mua bán
thông qua thị trường rộng mở khi tính thị
trường của nền kinh tế tăng lên. Việt Nam
hiện có khoảng 8500 chợ, gần 1,1 nghìn
siêu thị, trên 240 trung tâm thương mại;
hình thức bán hàng online, ship ngày
càng mở rộng. Tuy nhiên, thị trường
trong nước hiện cũng còn không ít hạn
chế, bất cập. Một số dịch vụ quan trọng
do Nhà nước quyết định giá chưa hoàn
toàn theo cơ chế thị trường; mỗi khi có
quyết định tăng giá thường có dư luận
phản ứng về liều lượng, về thời gian,
gần đây đã được cân nhắc cẩn trọng hơn,
được giãn cách, lựa chọn thời điểm hợp
lý hơn, nhưng vẫn chưa bền vững, vẫn
tác động không nhỏ đến giá cả chung.
Bên cạnh đó, giá cả thuê mặt bằng kinh
doanh còn khá cao, chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng phí lưu thông. Tình trạng
hàng giả, hàng nhái còn nhiều. Khoảng
cách giữa giá gốc (từ sản xuất, từ đầu
nguồn) với giá tới tay người tiêu dùng
còn lớn. Tình trạng an toàn, vệ sinh thực
phẩm chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất siêu tăng cả về tỷ lệ và quy mô
tuyệt đối
Số liệu thống kê cho thấy, hàng hóa
từ 2016 đến 2019 liên tục xuất siêu ngày
một lớn (2016 là 1602,4 triệu USD, 2017
là 1903,3 triệu USD, 2018 là 6828,4 triệu
USD, 2019 là 10873,7 triệu USD); 8
tháng đầu năm 2020 đã xuất siêu cao hơn
cùng kỳ năm trước cả về quy mô tuyệt
đối (gần 11,9 tỷ USD so với 5,5 tỷ USD),
cả về tỷ lệ xuất siêu (6,8% so với 5,2%).
Đây là tín hiệu khả quan để cả năm 2020
sẽ là năm thứ 5 liên tiếp xuất siêu; quy mô
xuất siêu vừa lớn nhất so với 4 năm trước
(có thể cán mốc 15 tỷ USD), vừa ngược
chiều với chỉ tiêu kế hoạch (nhập siêu
khoảng 8,5 tỷ USD). Xuất siêu do kết qủa
đạt được cả hai lĩnh vực, xuất khẩu tăng
(1,6%), nhập khẩu giảm (2,2%). Đặc biệt,
khu vực kinh tế trong nước tăng khá cao
(15,3%) - là hiện tượng hiếm thấy trong
cùng kỳ của nhiều năm trước, nên nhập
siêu của khu vực này đã giảm cả về mức
tuyệt đối (11,3 tỷ USD so với 17,3 tỷ
USD), cả về tỷ lệ nhập siêu (18,8% so với
32,8%). Điều này thể hiện sự cố gắng của
khu vực kinh tế trong nước, đã tận dụng
thời cơ khi có các FTA, khi cuộc chiến
thương mại Mỹ- Trung xảy ra. Trong 8
tháng đầu đã có 27 mặt hàng đạt trên 1
tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên
10 tỷ USD. Hai thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc
thì Việt Nam xuất khẩu tăng; với Mỹ xuất
khẩu tăng cao (19%), nhập khẩu giảm
(0,1%), nên xuất siêu tăng (37,3 tỷ USD
so với 29,8 tỷ USD), với Trung Quốc xuất
khẩu tăng 13%, nhập khẩu tăng 0,7%, nên
nhập siêu giảm (22,3 tỷ USD so với 25,1
tỷ USD).
Xuất siêu tăng đạt kỷ lục mới đồng
nghĩa với việc cán cân thương mại thặng
dư, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá;
mặt khác góp phần làm giảm áp lực của
hàng nhập khẩu đối với thị trường trong
nước, tạo điều kiện cho đầu tư và tiêu
dùng cuối cùng tập trung hơn cho sản
xuất ở trong nước, thúc đẩy tăng trưởng.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
18Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Tuy xuất siêu lớn là tin vui, nhưng
đằng sau gam sáng này cũng có một số
vấn đề đáng lưu ý. Xuất siêu chủ yếu
do xuất khẩu tăng, còn nhập siêu giảm
trong đó có đến 90% là nguyên nhiên
vật liệu dùng cho sản xuất trong nước và
sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Xuất siêu
vẫn chủ yếu là nhờ khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài; khu vực trong nước vẫn
còn nhập siêu lớn, nhất là các thị trường
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái
Lan, Singapore, Malaysia. Vì vậy, trong
dài hạn cần có sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất, giảm tính gia công, lắp ráp để vừa
tăng thực thu, giảm nhập khẩu vào một
hai thị trường truyền thống, nhất là nhập
khẩu máy móc, thiết bị tới gần 50% từ thị
trường Trung Quốc không phải là công
nghệ nguồn, lại đang được thải loại trong
quá trình hiện đại hóa.
Lạm phát được kiểm soát theo
mục tiêu
Tính theo tháng, CPI trong 8 tháng có
4 tháng giảm, trong đó giảm ngay trong
tháng 2 có Tết Nguyên đán, thường có
nhu cầu tiêu dùng cao nhất trong năm - là
hiếm thấy trong nhiều năm qua. Trong 8
tháng, CPI có 4 tháng tăng, trong đó tăng
cao nhất là tháng 1 do tác động của đà tăng
trưởng và kết quả tích cực của năm 2019,
trong tháng có sơ, tổng kết, có Tết Dương
lịch, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán,, còn
mới tăng nhẹ trong mấy tháng gần đây.
CPI so với tháng 12 năm trước chỉ
tăng trong 3 tháng đầu năm, đã giảm trong
5 tháng gần đây và tính chung sau 8 tháng
vẫn còn giảm- hiện tượng hiếm thấy trong
nhiều năm qua. Theo đó, CPI bình quân
giảm dần qua các kỳ và đã xuống thấp
hơn mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc
hội (khoảng 4%).
Nếu tính CPI theo nhóm mặt hàng,
thì giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống cao,
nhưng đang có xu hướng giảm, nhất là giá
thực phẩm. Giá giao thông (chủ yếu là giá
xăng dầu) có xu hướng tăng cao lên trong
mấy tháng nay, nhưng tính chung tháng
8 so với tháng 12/2019 và bình quân 8
tháng vẫn còn giảm. Giá giáo dục, y tế
bình quân tăng cao, nhưng không cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng chung (y tế tăng
2,96%, giáo dục tăng 4,36%). Một số mặt
hàng bình quân 8 tháng vẫn còn giảm
(như bưu chính viễn thông giảm 0,59%,
văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,76%,
giao thông giảm 10,42%).
Xét theo các yếu tố của lạm phát cho
đến cuối tháng 8 nhìn chung còn yếu, thể
hiện rõ nhất là tài chính, tiền tệ. Tăng
trưởng tín dụng chậm lại; trong nhiều
tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng thấp
hơn tốc độ tăng huy động vốn, làm cho
tiền từ lưu thông vào ngân hàng nhiều hơn
tiền từ ngân hàng ra lưu thông. Dòng tiền
chuyển mạnh vào vàng, làm cho giá vàng
vượt qua đỉnh cũ. Tỷ giá VND/USD sau 8
tháng chỉ tăng 0,16%, bình quân 8 tháng
so với cùng kỳ chỉ tăng 0,02%- thấp rất xa
so với định hướng tăng 2%.
Một yếu tố quan trọng khác là CPI
của các nước trên thế giới nói chung còn
thấp (của Mỹ tăng khoảng 1,3% so với
định hướng 2%), không gây sức ép lên
chi phí đẩy - một yếu tố quan trọng của
CPI ở trong nước. Như vậy, xét ở các góc
độ đều cho thấy CPI 8 tháng tăng thấp và
dự báo cả năm sẽ kiểm soát được lạm phát
theo mục tiêu. Tuy nhiên, lạm phát vẫn
tiềm ẩn vào đầu năm sau, nên yêu cầu đặt
ra đối với các cơ quan chức năng không
được chủ quan lơ là trong việc quản lý
điều hành kinh tế vĩ mô.
Trước hết, về mặt thời gian, chu kỳ
tính chỉ số giá là từ 21 tháng trước đến
20 tháng sau. Theo đó CPI tháng 12/2020
được cập nhật diễn biến giá tiêu dùng từ
VẤN ĐỀ HÔM NAY
19Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
21/11 đến 20/12/2020; còn CPI tháng
1/2021 được cập nhật diễn biến giá tiêu
dùng từ 21/12.2020 đến 20/1/2021. Như
vậy, nếu so sánh giá tiêu dùng tháng
12/2020 so với tháng 12/2019 sẽ chưa
phản ánh diễn biến giá tiêu dùng cuối
tháng 12/2020 - là thời gian lượng tiền
trong lưu thông cao, nhu cầu chi tiêu lớn,
tác động đến CPI không nhỏ. Lưu ý trên
cũng cho thấy, CPI tháng 1/2021 phản
ánh diễn biến giá tiêu dùng tăng cao vào
dịp Tết Dương lịch và vào dịp chuẩn bị
cho Tết cổ truyền của dân tộc.
Xét theo các yếu tố tác động đến CPI,
các nhân tố còn yếu của 8 tháng đầu năm
sẽ mạnh lên trong 4 tháng cuối năm. Tăng
trưởng tín dụng cao lên theo định hướng
trên 10% của Ngân hàng Nhà nước, kèm
theo các gói hỗ trợ kích thích kinh tế và
kích cầu tiêu dùng của Chính phủ, khi
lãi suất cho vay giảm, cơ cấu lại nợ. Về
tài chính, nhiều khoản thuế tiếp tục được
giãn, hoãn, giảm; đồng thời vốn đầu tư
công được tăng tốc giải ngân cũng gây áp
lực lạm phát. Ngoài ra, còn có tác động từ
nước ngoài, rõ nhất là do chính sách tiền
tệ của nhiều nền kinh tế được nới lỏng với
độ trễ của nó sẽ làm gia tăng lạm phát trên
thế giới, làm cho giá cả nhập khẩu tính
bằng USD sẽ cao lên, tác động đến chi
phí đẩy của lạm phát ở trong nước. Các
yếu tố trên cộng hưởng với nhu cầu tiêu
dùng cao hơn vào cuối năm nay và đầu
năm sau sẽ gây áp lực lạm phát./.
Tài liệu tham khảo
1. Các chỉ tiêu KT-XH theo Nghị quyết của Quốc hội
2. Báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê: Niên giám các năm, Báo cáo
hàng tháng;
3. Báo cáo của Tổng cục Hải quan về xuất nhập khẩu;
4. Ước tính cả năm: Tác giả căn cứ vào số liệu của Tổng cục Thống kê và các yếu
tố tác động trong 4 tháng còn lại.
Ngày nhận bài: 10/09/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_hien_muc_tieu_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_tu_8_thang_nhin.pdf