KẾT LUẬN
Qua các kết quả nghiên cứu, chúng tôi có
một số kết luận sau :
Về công tác quản lý an toàn phóng xạ tại 6
bệnh viện
Tất cả các bệnh viện đều có xây dựng kế
hoạch/qui trình ứng phó sự cố phóng xạ nhưng
tất cả 6/6 bệnh viện đều chưa bao giờ tiến hành
diễn tập ứng phó sự cố .
Nhiều phòng chụp/chiếu X. quang không có
đèn cảnh báo hoặc đèn báo không hoạt động khi
thiết bị phát tia phóng xạ (4/6 bệnh viện).
3/6 bệnh viện không có biển cảnh báo nguy
hại phóng xạ, bảng nội qui an toàn phóng xạ, 2/6
bệnh viện còn thiếu giấy phép hoạt động cho các
thiết bị X‐quang, chưa kiểm định định kỳ thiết bị
theo đúng qui định hiện hành, 3/6 bệnh viện
chưa có đánh giá an toàn phóng xạ phòng đặt
thiết bị.
1/6 bệnh viện chưa đo kiểm định kỳ suất liều
phóng xạ theo qui định của Bộ Khoa học và
Công nghệ.
4/6 bệnh viện còn có nhiều nhân viên vận
hành máy X‐quang chưa có giấy chứng chỉ An
toàn bức xạ hợp lệ hoặc giấy đã hết hạn mà chưa
được tập huấn và cấp lại .
Về thực trạng an toàn phóng xạ tại 6 bệnh
viện
Nhìn chung các phòng máy tương đối đảm
bảo an toàn phóng xạ cho các cán bộ y tế làm
việc trực tiếp với các thiết bị, tuy nhiên tại khu
vực phóng máy CT‐ Scanner vẫn có 3/48 mẫu
(chiếm 6,3%).
Khu vực các máy X‐quang thông thường và
kỹ thuật số chỉ có 1/60 mẫu chưa bảo đảm an
toàn vệ sinh cho những cán bộ y tế gián tiếp tiếp
xúc và cho cả những bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân.
Tất cả các mẫu đo chưa bảo đảm tiêu chuẩn
Vệ sinh lao động cho phép đều thuộc các bệnh
viện tuyến tỉnh
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng an toàn phóng xạ của các phòng X‐quang các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 722
THỰC TRẠNG AN TOÀN PHÓNG XẠ CỦA CÁC PHÒNG X‐QUANG
CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TRUNG ƯƠNG
VÀ TUYẾN TỈNH TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trịnh Hồng Lân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: An toàn phóng xạ luôn là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với các bệnh viện các
tuyến trong cả nước. An toàn phóng xạ được đặt ra không chỉ cho những người bệnh được chỉ định các kỹ thuật
chiếu – chụp X‐quang để chẩn đoán và điều trị bệnh, mà nó còn được quan tâm tới mức độ an toàn cho các cán bộ
y tế trực tiếp và gián tiếp vận hành sử dụng các thiết bị X‐quang trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh
trong các cơ sở y tế. Thậm chí an toàn phóng xạ còn phải được quan tâm tới cả những người nhà bệnh nhân,
những người sống và làm việc gần các phòng chụp X‐quang. Xuất phát từ những yêu cầu đó, Viện Y tế công
cộng Tp. Hồ Chí Minh đã được Bộ Y tế giao cho nhiệm vụ quan trắc môi trường hàng năm các cơ sở y tế ở khu
vực các tỉnh thành phía Nam. Trong đó, chỉ tiêu phóng xạ là một trong những chỉ tiêu bắt buộc phải quan trắc
hang năm tại các cơ sở y tế. Do vậy, khảo sát đánh giá an toàn phóng xạ của các phòng X‐quang là rất cần thiết
cho tất cả các bệnh viện hiện nay.
Mục tiêu đề tài: Xác định và đánh giá mức độ an toàn phóng xạ của các phòng X‐quang ở một số bệnh viện
tuyến Trung ương và tuyến tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2013.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang .
Kết quả: Kết quả khảo sát về quản lý an toàn phóng xạ tại 6 bệnh viện cho thấy mặc dù tất cả các bệnh viện
đều có xây dựng kế hoạch/qui trình ứng phó sự cố phóng xạ nhưng tất cả 6/6 bệnh viện đều chưa bao giờ tiến
hành diễn tập ứng phó sự cố để đánh giá sự phù hợp trên thực tế của bệnh viện, nhiều phòng chụp/chiếu X‐
quang không có đèn cảnh báo hoặc đèn báo không hoạt động khi thiết bị phát tia phóng xạ (4/6 bệnh viện), không
có biển cảnh báo nguy hại phóng xạ, bảng nội qui an toàn phóng xạ (3/6 bệnh viện). Đáng lưu ý là có 2/6 bệnh
viện còn thiếu giấy phép hoạt động cho các thiết bị X‐quang, chưa kiểm định định kỳ thiết bị theo đúng qui định
hiện hành, 3/6 bệnh viện chưa có đánh giá an toàn phóng xạ phòng đặt thiết bị, 1/6 bệnh viện chưa đo kiểm định
kỳ suất liều phóng xạ theo qui định của Bộ Khoa học và Công nghệ, 4/6 bệnh viện còn có nhiều nhân viên vận
hành máy X‐quang chưa có giấy chứng chỉ An toàn bức xạ hợp lệ hoặc giấy đã hết hạn mà chưa được tập huấn
và cấp lại. Kết quả khảo sát cường độ phóng xạ cho thấy nhìn chung các phòng máy tương đối đảm bảo an toàn
phóng xạ cho các cán bộ y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị, tuy nhiên tại khu vực phóng máy CT‐ Scanner vẫn
có 3/48 mẫu (chiếm 6,3%), khu vực các máy X‐quang thông thường và kỹ thuật số có 1/60 mẫu chưa bảo đảm an
toàn vệ sinh cho những cán bộ y tế gián tiếp tiếp xúc và cho cả những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tất cả
các mẫu đo chưa bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép đều thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh.
Kiến nghị: Hoàn chỉnh bổ sung các hồ sơ an toàn phóng xạ còn thiếu, cho tất cả những cán bộ chưa học hoặc
đã học quá lâu được học An toàn bức xạ theo đúng qui định hiện hành. Các bệnh viện nên có kế hoạch tổ chức
diễn tập các qui trình ứng phó sự cố phóng xạ trong các tình huống khẩn cấp. Cho sửa chữa, gia cố khắc phục tất
cả các vị trí bị lọt tia (những vị trí mép cửa chưa kín tạo ra cường độ phóng xạ cao vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép).
Từ khóa: Các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp, an toàn phóng xạ, X‐quang
* Viện Y tế công cộng Tp.HCM
Tác giả liên lạc: Ts. Trịnh Hồng Lân ĐT: 0903736894 Email: trinhhonglan07@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 723
ABSTRACT
SITUATION OF RADIOACTIVE SAFETY ON X RAY ROOMS IN SOME PROVINCIAL
AND CENTRAL HOSPITALS AT MEKONG DELTA REGION
Trinh Hong Lan and et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 723 ‐ 729
Background: Radioactive safety is always a significantly important issue and necessary in hospitals at all
levels from central to local level. Radioactive safety is set out not only for patients who are indicated to test to
indicating X ray to diagnose and treat, but also for health staff in terms of both directly and indirectly operating
X‐ray devices in the diagnosis and treatment . Moreover, radioactive safety must even be paid attention to
relatives of patients, the people who live or work near the X‐ray rooms. The institute of public health HCM city
has been assigned the duty of annual environmental monitoring of health facilities in the southern provinces. The
radioactive indicators are forced to annual monitor at health facilities. Therefore, the survey on radioactive safety
at X‐ray rooms is essential for all hospitals.
Objectives: Identify and evaluate the level of radioactive safety on X‐ray rooms in some provincial and
central hospitals in Mekong Delta region in 2013.
Method: cross‐sectional study
Results: Survey results on radioactive safety management in six hospitals showed that although all hospitals
had had plans or radioactive incident response process but all 6/6 hospital did not conduct incident response
rehearsal to assess the suitability of X‐ray rooms. Many rooms had no warning lights or warning lights were not
working when radioactive devices had been emitting (4/6 hospitals), no warning notes of hazardous radiation
safety, no tables of radioactive safety rules (3/6 hospitals). Notably, there was 2/6 hospitals, that have lacked of
operation licenses for the x‐ray equipment and not tested equipment in accordance with current regulations. 3/6
hospitals had no radioactive safety assessment for equipment rooms, 1/6 hospitals have no periodic radioactive
dose tests, prescribed by Ministry of Science and Technology, 4/6 hospitals also had many staff to operate x‐ray
machine without certificates of radioactive safety or had expired certificates. Survey results revealed that the
intensity of radioactive was relatively safety for health staff, whose work directly with the device. However, CT‐
Scanner areas still had 3/48 samples over safety standard (accounting for 6.3%). The X‐ray machines and digital
areas had 1/60 samples which were not guarantee for indirect exposure healthcare worker, both the patients and
relatives of patients. All the samples in provincial hospitals had exceeded hygiene safety standards.
Conclusion: Completing and supplement the radioactive safety profile. Training and re‐training for officials,
who haven’t been learned or have learned so many years ago, the knowledge of the radioactive safety conforming
to the current regulations. Hospitals should have plans to hold the rehearsal for response process of incident
radioactive in emergency situations. All the leaked beam positions should have repaired and reinforced recovery.
(The position at the leaked door generates high radioactive intensity over safety standards).
Keywords: risk factors, occupational hazards, X‐ray, radioactive safety.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các hoạt động chuyên môn của các
bệnh viện phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân, hoạt động chiếu,
chụp X‐quang phục vụ cho mục tiêu chẩn đoán
và điều trị cho người bệnh là hết sức cần thiết và
không thể thiếu đối với bất cứ bệnh viện nào.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát
triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ,
hàng loạt các loại thiết bị sử dụng tia X‐quang
hiện đại tiên tiến đã được phát minh và đưa vào
sử dụng (như thiết bị X‐quang kỹ thuật số, thiết
bị chụp cắt lớp điện tử (CT –Scaner) với nhiều lát
cắt khác nhau, nhiều độ phân giải khác nhau).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 724
Những thiết bị hiện đại này đã đem lại những
lợi ích vô cùng to lớn cho công tác chẩn đoán và
điều trị bệnh. Ở Việt Nam, hầu hết tất cả các
bệnh viện tuyến tỉnh, nhất là các bệnh viện
tuyến Trung ương đã không ngừng được đầu tư
nâng cấp, được trang bị các loại thiết bị X –
quang tiên tiến để phục vụ cho người bệnh. Bên
cạnh những lợi ích to lớn đó, thiết bị X‐quang
cũng lại là một trong những thiết bị rất nguy
hiểm cho sức khỏe con người nếu không được
quản lý và sử dụng đúng cách. Kết quả điều tra,
khảo sát của nhiều nghiên cứu trong nước trong
những năm trước đây đã cho thấy, rất nhiều
phòng X‐quang của nhiều bệnh viện đã không
được kiểm soát chặt chẽ, cường độ phóng xạ tại
rất nhiều vị trí vượt TCVSCP tạo ra nguy cơ
nhiễm xạ rất cao cho bản thân các cán bộ vận
hành các thiết bị X–quang và cho cả những
người xung quanh(1,2,3,4,5). Tia X do các loại thiết bị
X‐quang phát ra chính là yếu tố vật lý có tác hại
nghề nghiệp nguy hiểm nhất cho con người, tạo
ra nguy cơ nhiễm xạ rất cao cho chính những
cán bộ y tế sử vận hành và sử dụng các thiết bị
này nếu chúng không được kiểm soát chặt chẽ.
Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp ở những cán bộ y tế
có tiếp xúc trực tiếp với các tia X‐quang chính là
một trong 29 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
hiện nay ở nước ta.
Do vậy, việc khảo sát đánh giá an toàn
phóng xạ ở các bệnh viện là hết sức quan trọng
và cần thiết nhằm kiểm soát, phòng chống các
tác hại của tia X‐quang, phòng chống bệnh
nhiễm xạ nghề nghiệp cho các cán bộ y tế làm
việc ở các phòng Xquang tại các tỉnh thành
phía Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học này được thực
hiện với mục tiêu tổng quát: “Xác định và
đánh giá mức độ an toàn phóng xạ của các
phòng X‐quang ở một số bệnh viện tuyến
Trung ương và tuyến tỉnh khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long năm 2013.” Nhằm giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn
phóng xạ tại 6 bệnh viện tuyến Trung ương và
tuyến tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Xác định cường độ phóng xạ tại các phòng
máy X‐quang kỹ thuật cao CT – Scaner.
Xác định cường độ phóng xạ tại các phòng
máy chụp X‐quang cố định (máy thông thường
vá máy kỹ thuật số) .
Đánh giá mức độ an toàn phóng xạ của các
phòng máy chụp X‐quang các loại.
ÐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ðối tượng nghiên cứu
Các phòng máy chụp CT – Scanner.
Các phòng máy chụp X‐quang cố định (máy
thông thường và máy kỹ thuật số).
Nhân viên vận hành các thiết bị X‐quang.
Hồ sơ quản lý an toàn phóng xạ của các
bệnh viện.
Ðịa điểm và thời gian nghiên cứu:
Các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến
tỉnh trên địa bàn khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long gồm: Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Vĩnh Long và Cà Mau trong khoảng thời
gian 2013.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Số đơn vị được khảo sát: 6 bệnh viện tuyến
Trung ương và tuyến tỉnh.
Cỡ mẫu : Tất cả các phòng máy chụp X‐
quang cùng các nhân viên vận hành các loại.
Thiết bị đo
Máy đo hiện số Radiation Alert Inspector
12513 – Mỹ.
Tiêu chuẩn đánh giá An toàn phóng xạ
TCVN 6561 – 1999 & TCVN 6866 : 2001
Suất liều tức thời cho phép tại các vị trí:
Nhân viên bức xạ trực tiếp 10,00 Sv/h
Các điểm bên ngoài phòng: Phòng làm việc
của nhân viên, nơi chờ của bệnh nhân
0,50 Sv/h
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 725
Phương pháp phân tích, thu thập số liệu
Đo suất liều phóng xạ bằng thiết bị chuyên
dụng.
Điều tra, phỏng vấn nhân viên và quan sát
trực tiếp các phòng X‐quang.
Kiểm tra Hồ sơ quản lý an toàn phòng xạ tại
các bệnh viện.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL để nhập và xử lý
số liệu.
Phương pháp phân tích
Thống kê mô tả: Tần số và tỷ lệ phần trăm
các mẫu đo cường độ phóng xạ đảm bảo và
không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát về quản lý an toàn phóng xạ tại 6 bệnh viện
Bảng 1. Các hoạt động bảo đảm an toàn phóng xạ của các phòng chụp X‐quang của 6 bệnh viện
SỐ
TT Nội dung khảo sát
Tổng số BV
được khảo sát
Số BV không
bảo đảm
Tỷ lệ BV không
bảo đảm
1 Có giấy phép hoạt động an toàn bức xạ cho tất cả các thiết bị 6 2 2/6
2 Đo kiểm tra định kỳ suất liều phóng xạ 3 tháng/lần 6 1 1/6
3 Kiểm định thiết bị X-quang 6 2 2/6
4 Đánh giá an toàn phóng xạ phòng đặt thiết bị 6 3 3/6
5 Có đèn cảnh báo máy đang chụp X-quang 6 4 4/6
6 Có Biểu tượng nguy hiểm phóng xạ gắn bên ngoài phòng 6 2 2/6
7 Có bảng nội qui an toàn phóng xạ trong đơn vị 6 3 3/6
8 Xây dựng kế hoạch qui trình ứng phó sự cố phóng xạ 6 0 0/6
9 Diễn tập ứng phó sự cố phóng xạ 6 6 6/6
10 Tất cả nhân viên X-quang có chứng chỉ An toàn bức xạ hợp lệ 6 4 4/6
Kết quả khảo sát về quản lý an toàn phóng
xạ tại 6 bệnh viện cho thấy sai phạm nhiều nhất
đó là mặc dù tất cả các bệnh viện đều có xây
dựng kế hoạch/qui trình ứng phó sự cố phóng
xạ nhưng tất cả 6/6 bệnh viện đều chưa bao giờ
tiến hành diễn tập ứng phó sự cố để đánh giá sự
phù hợp trên thực tế của bệnh viện. Lỗi thường
gặp tiếp theo là nhiều phòng chụp/chiếu X.
quang không có đèn cảnh báo hoặc đèn báo
không hoạt động khi thiết bị phát tia phóng xạ
(4/6 bệnh viện), không có biển cảnh báo nguy hại
phóng xạ, bảng nội qui an toàn phóng xạ (3/6
bệnh viện). Đáng lưu ý là có 2/6 bệnh viện còn
thiếu giấy phép hoạt động cho các thiết bị X‐
quang, chưa kiểm định định kỳ thiết bị theo
đúng qui định hiện hành, 3/6 bệnh viện chưa có
đánh giá an toàn phóng xạ phòng đặt thiết bị,
1/6 bệnh viện chưa đo kiểm định kỳ suất liều
phóng xạ theo qui định của Bộ Khoa học và
Công nghệ, 4/6 bệnh viện còn có nhiều nhân
viên vận hành máy X‐quang chưa có giấy chứng
chỉ An toàn bức xạ hợp lệ hoặc giấy đã hết hạn
mà chưa được tập huấn và cấp lại .
Kết quả khảo sát về cường độ phóng xạ
Bảng 2. Kết quả khảo sát cường độ phóng xạ các phòng máy CT – Scanner tại 6 bệnh viện
SỐ TT VỊ TRÍ ĐO SUẤT LIỀU (Sv/h) GHI CHÚ
1 Vị trí nhân viên điều khiển/chụp 0,228 – 0,347
2 Mép cửa vào phòng chụp từ phòng điều khiển 0,312 – 0,587
3 Mép cửa vào phòng chụp từ lối hành lang 0,293 – 4,970 BV tỉnh
4 Nơi bệnh nhân ngồi chờ tại hành lang 0,218 – 1,730 BV tỉnh
5 Hành lang đi lại trước phòng chụp 0,215 – 0,636 BV tỉnh
6 Tường phòng sát phòng chụp X-quang 0,297 – 0,321
TCVN 6561 – 1999 & TCVN 6866 : 2001
- Nhân viên bức xạ trực tiếp 10,00
- Các điểm bên ngoài phòng: Phòng làm việc của nhân viên, nơi chờ của bệnh nhân . 0,50
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 726
Kết quả khảo sát bức xạ ion hóa các phòng
máy chụp kỹ thuật cao CT – Scanner ở 6 bệnh
viện trong Bảng 2 cho thấy: Tất cả các chỉ số suất
liều bức xạ tức thời kiểm tra tại các phòng CT –
Scanner ở mức khá thấp, đảm bảo tiêu chuẩn Vệ
sinh lao động cho phép (theo tiêu chuẩn TCVN
6561 – 1999) cho các cán bộ y tế làm trực tiếp ở
các phòng chụp – chiếu X‐quang. Tuy vậy, vẫn
còn một số vị trí đo ở mép cửa từ hành lang vào
phòng chụp, khu vực bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân ngồi chờ, khu vực hành lang trước
phòng chụp còn có cường độ phóng xạ còn cao,
vượt TCVSCP từ 1,28 lần cho tới gần 10 lần (theo
TCVN 6561 – 1999) đối với người tiếp xúc gián
tiếp (của 1 bệnh viện tuyến tỉnh).
Bảng 3. Kết quả khảo sát cường độ phóng xạ các phòng máy X‐quang thông thường và kỹ thuật số
SỐ TT VỊ TRÍ ĐO SUẤT LIỀU (Sv/h) GHI CHÚ
1 Vị trí nhân viên điều khiển/chụp 0,243 – 0,397
2 Mép cửa vào phòng chụp từ phòng điều khiển 0,257 – 0,664
3 Mép cửa vào phòng chụp từ lối hành lang 0,269 – 0,553 bệnh viện tỉnh
4 Nơi bệnh nhân ngồi chờ tại hành lang 0,234 – 0,455
5 Hành lang đi lại trước phòng chụp 0,215 – 0,369
6 Tường phòng sát phòng chụp X-quang 0,226 – 0,329
TCVN 6561 – 1999 & TCVN 6866 : 2001
Nhân viên bức xạ trực tiếp 10,00
Các điểm bên ngoài phòng: Phòng làm việc của nhân viên,
nơi chờ của bệnh nhân
0,50
Kết quả khảo sát về cường độ phóng xạ tại
các phóng chiếu/chụp X – Quang thông thường
và kỹ thuật số (Bảng 3) cho thấy : Tất cả các chỉ
số suất liều bức xạ tức thời kiểm tra tại các
phòng máy X‐quang cố định thông thường và
kỹ thuất số đều ở mức đảm bảo tiêu chuẩn Vệ
sinh lao động cho phép (theo tiêu chuẩn TCVN
6561 – 1999) cho các cán bộ y tế làm trực tiếp ở
các phòng chụp – chiếu X‐quang. Tuy vậy, vẫn
còn một vị trí đo ở mép cửa từ hành lang vào
phòng chụp còn bị lọt tia, có cường độ phóng xạ
còn cao, chưa đảm bảo theo TCVN 6561 – 1999
đối với người tiếp xúc gián tiếp (của 1 bệnh viện
tuyến tỉnh).
Kết quả khảo sát về mực độ an toàn phóng xạ
Bảng 4. Số mẫu đo phóng xạ không đảm bảo an toàn của các phòng chụp CT – Scanner
SỐ
TT VỊ TRÍ ĐO
Tổng số
mẫu khảo sát
Tổng số mẫu
không bảo đảm TCVS
% số mẫu
không bảo đảm TCVS
1 Vị trí nhân viên điều khiển/chụp 8 0 0
2 Mép cửa vào phòng chụp từ phòng điều khiển 8 0 0
3 Mép cửa vào phòng chụp từ lối hành lang 8 1 12,5
4 Nơi bệnh nhân ngồi chờ tại hành lang 8 1 12,5
5 Hành lang đi lại trước phòng chụp 8 1 12,5
6 Tường phòng sát phòng chụp X-quang 8 0 0
Tổng cộng 48 3 6,3
Bảng 5. Số mẫu đo cường độ phóng xạ không đảm bảo an toàn của các phòng chụp X‐quang thông thường và kỹ
thuật số cố định
SỐ
TT VỊ TRÍ ĐO
Tổng số
mẫu khảo sát
Tổng số mẫu
không bảo đảm TCVS
% số mẫu
không bảo đảm TCVS
1 Vị trí nhân viên điều khiển/chụp 10 0 0
2 Mép cửa vào phòng chụp từ phòng điều khiển 10 0 0
3 Mép cửa vào phòng chụp từ lối hành lang 10 1 10,0
4 Nơi bệnh nhân ngồi chờ tại hành lang 10 0 0
5 Hành lang đi lại trước phòng chụp 10 0 0
6 Tường phòng sát phòng chụp X-quang 10 0 0
Tổng cộng 60 1 1,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 727
Kết quả khảo sát cường độ phóng xạ của các
phóng chụp X‐quang (Bảng 4,5) cho thấy nhìn
chung các phòng máy tương đối đảm bảo an
toàn phóng xạ cho các cán bộ y tế làm việc trực
tiếp với các thiết bị, tuy nhiên tại khu vực phóng
máy CT‐ Scanner vẫn có 3/48 mẫu (chiếm 6,3%),
khu vực các máy X‐quang thông thường và kỹ
thuật số có 1/60 mẫu chưa bảo đảm an toàn vệ
sinh cho những cán bộ y tế gián tiếp tiếp xúc và
cho cả những bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân. Tất cả các mẫu đo chưa bảo đảm tiêu
chuẩn vệ sinh lao động cho phép đều thuộc các
bệnh viện tuyến tỉnh. Kết quả khảo sát 6 bệnh
viện của chúng tôi cho thấy mức độ an toàn
phóng xạ đối với những cán bộ trực tiếp có tiếp
xúc với tia X‐quang tương đương với kết quả
khảo sát của Nguyễn Xuân Hiên và CS (1998)(4),
khi tiến hành khảo sát ở các bệnh viện khu vực
phía Bắc. Tuy nhiên, mức an toàn phóng xạ đối
với những cán bộ gián tiếp, với bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân thì kết quả của chúng tôi
cho thấy mức độ an toàn phóng xạ thấp hơn.
Tuy nhiên nếu so với kết quả khảo sát ở các bệnh
viên tuyến huyện của Nguyễn Xuân Hiên và CS
thì kết quả khảo sát về an toàn phóng xạ của 6
bệnh viện mà chúng tôi khảo sát tốt hơn rất
nhiều (kết quả khảo sát của bệnh viện tuyến
huyện có tới 6/18 mẫu không bảo đảm TCVSCP
với cán bộ y tế trực tiếp tiếp xúc, 9/21 mẫu ở khu
vực những người tiếp xúc gián tiếp). Nếu so
sánh với kết quả khảo sát của Nguyễn Xuân
Hiên (1994) khi khảo sát về an toàn phóng xạ tại
7 bệnh viện tuyến Trung ương và 12 bệnh viện
tỉnh thì kết quả khảo sát của chúng tôi về mức
độ an toàn phóng xạ tại 6 bệnh viện tuyến Trung
ương và tuyến tỉnh tốt hơn rất nhiều. Ở 7 bệnh
viện tuyến Trung ương có tới 19,7% vị trí nơi
nhân viên X‐quang làm việc, 20% vị trí xung
quanh phòng chụp Xquang có cường độ phóng
xạ vượt TCVSCP; với 12 bệnh viện tuyến tỉnh
cũng có 26,6% vị trí nhân viên X‐quang làm việc
và 44,2% khu vực xung quanh vượt TCVSCP)(2).
Kết quả khảo sát về an toàn phóng xạ của các
phòng X‐quang ở 6 bệnh viện khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long trong năm 2013 cũng tốt
hơn rất nhiều so với kết quả khảo sát năm 2007
tại 12 bệnh viện khu vực phía Nam của Viện Vệ
sinh Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả
khảo sát năm 2007 cho thấy chỉ có 7/12 bệnh viện
có kết quả khảo sát cường độ phóng xạ các
phòng chụp X‐quang đảm bảo TCVSCP, 5 bệnh
viện còn lại chỉ có từ 65,0% ‐ 94,44% mẫu đo
phóng xạ đạt TCVSCP(5) .
KẾT LUẬN
Qua các kết quả nghiên cứu, chúng tôi có
một số kết luận sau :
Về công tác quản lý an toàn phóng xạ tại 6
bệnh viện
Tất cả các bệnh viện đều có xây dựng kế
hoạch/qui trình ứng phó sự cố phóng xạ nhưng
tất cả 6/6 bệnh viện đều chưa bao giờ tiến hành
diễn tập ứng phó sự cố .
Nhiều phòng chụp/chiếu X. quang không có
đèn cảnh báo hoặc đèn báo không hoạt động khi
thiết bị phát tia phóng xạ (4/6 bệnh viện).
3/6 bệnh viện không có biển cảnh báo nguy
hại phóng xạ, bảng nội qui an toàn phóng xạ, 2/6
bệnh viện còn thiếu giấy phép hoạt động cho các
thiết bị X‐quang, chưa kiểm định định kỳ thiết bị
theo đúng qui định hiện hành, 3/6 bệnh viện
chưa có đánh giá an toàn phóng xạ phòng đặt
thiết bị.
1/6 bệnh viện chưa đo kiểm định kỳ suất liều
phóng xạ theo qui định của Bộ Khoa học và
Công nghệ.
4/6 bệnh viện còn có nhiều nhân viên vận
hành máy X‐quang chưa có giấy chứng chỉ An
toàn bức xạ hợp lệ hoặc giấy đã hết hạn mà chưa
được tập huấn và cấp lại .
Về thực trạng an toàn phóng xạ tại 6 bệnh
viện
Nhìn chung các phòng máy tương đối đảm
bảo an toàn phóng xạ cho các cán bộ y tế làm
việc trực tiếp với các thiết bị, tuy nhiên tại khu
vực phóng máy CT‐ Scanner vẫn có 3/48 mẫu
(chiếm 6,3%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 728
Khu vực các máy X‐quang thông thường và
kỹ thuật số chỉ có 1/60 mẫu chưa bảo đảm an
toàn vệ sinh cho những cán bộ y tế gián tiếp tiếp
xúc và cho cả những bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân.
Tất cả các mẫu đo chưa bảo đảm tiêu chuẩn
Vệ sinh lao động cho phép đều thuộc các bệnh
viện tuyến tỉnh.
KIẾN NGHỊ
Để cải thiện điều kiện làm việc và phòng
chống nhiễm xạ nhề nghiệp, chúng tôi xin có
một số đề xuất kiến nghị các bệnh viện nên ưu
tiên thực hiện một số giải pháp cải thiện sau :
Nghiêm chỉnh chấp hành các qui định hiện
hành về bảo đảm an toàn bức xạ : Hoàn chỉnh bổ
sung các hồ sơ an toàn phóng xạ còn thiếu, cho
tất cả những cán bộ chưa học hoặc đã học quá
lâu được học An toàn bức xạ theo đúng qui định
hiện hành.
Các bệnh viện nên có kế hoạch tổ chức diễn
tập các qui trình ứng phó sự cố phóng xạ trong
các tình huống khẩn cấp.
Sửa chữa, gia cố khắc phục tất cả các vị trí bị
lọt tia (những vị trí mép cửa chưa kín tạo ra
cường độ phóng xạ cao vượt TCVSCP).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bích Diệp. Nguyễn Thị Hồng Tú và CS (2010). Điều
kiện lao động đặc thù và Sức khỏe nghề nghiệp của nhân viên Y tế
trong giai đoạn hiện nay. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Hà
Nội. Tr. 41.
2. Nguyễn Xuân Hiên và CS (1994). Sơ bộ đánh giá tình hình phòng
hộ tại một số cơ sở X‐quang hiện nay và giải pháp. Viện YHLÐ và
VSMT. Tr.12.
3. Nguyễn Xuân Hiên và CS (1996). An toàn vệ sinh bức xạ ion hóa
ở các cơ sở X‐quang tư nhân hiện nay. Viện YHLÐ và VSMT. Tr.
28.
4. Nguyễn Xuân Hiên và CS (1998). Bước đầu đánh giá ảnh hưởng
của bức xạ ion hóa tới sức khỏe nhân viên X‐quang và giải pháp.
Chuyên đề YHLÐ số 12/1998. Viện YHLÐ và VSMT. Tr.7.
5. Viện Y tế công cộng Tp. HCM (2007). Báo cáo kết quả quan trắc
môi trường ngành y tế năm 2007. Đề tài/Dự án NCKH cấp Bộ
2007. Tr. 66‐87.
Ngày nhận bài báo: 14/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_an_toan_phong_xa_cua_cac_phong_xquang_cac_benh_vi.pdf