Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 BLLĐ
năm 2012 thì: “Người sử dụng lao động không
được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang
thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi ”.
Quy định pháp luật với mục đích bảo vệ lao động
nữ, giúp họ thực hiện được đầy đủ quyền làm mẹ
của mình. Tuy nhiên, nếu NSDLĐ đơn phương
chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ vì lý do khác,
ngoài lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới
12 tháng tuổi thì rõ ràng không vi phạm quy định
tại khoản 3 Điều 155 BLLĐ năm 2012. Cụ thể,
NSDLĐ có thể áp dụng các quy định về căn cứ đơn
phương chấm dứt HĐLĐ tại khoản 1 Điều 38
BLLĐ, ví dụ như NLĐ thường xuyên không hoàn
thành công việc theo HĐLĐ; hoặc do thiên tai, hỏa
hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo
quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi
biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp
sản xuất, giảm chỗ làm việc. Chúng tôi cho rằng
NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trong những trường hợp như vậy, một mặt
phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế
tại doanh nghiệp, mặt khác, đối với trường hợp lao
động nữ không bảo đảm việc hoàn thành công
việc, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của đơn
vị sử dụng thì việc NSDLĐ có quyền đơn phương
chấm dứt HĐLĐ là hoàn toàn hợp lý.
Hơn nữa, trên cơ sở áp dụng pháp luật, trước
đây BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002)
tại Điều 111 có quy định tại khoản 3 Điều 111:
“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với
người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ
thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường
hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi
con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ
được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ
luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm
dứt hoạt động.” Theo quy định này, việc đơn
phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ mang
thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
sẽ bị tạm hoãn. Tức là NSDLĐ vẫn có thể thực
hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao
động nữ sau khi hết sự kiện lao động nữ mang
thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi. Văn bản pháp luật này đã hết hiệu lực,theo
đó, nguyên tắc BLLĐ năm 2012 và các văn bản
hướng dẫn sẽ được áp dụng trong trường hợp này
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng áp dụng pháp luật lao động đối với lao động nữ và phương hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
45
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Nguyễn Tiến Dũng1
Tóm tắt: Lao động nữ, với tính chất là nhóm lao động đặc thù, bên cạnh việc chịu sự điều
chỉnh của pháp luật lao động như những người lao động thông thường, còn chịu sự điều chỉnh
của các quy định riêng. Tuy nhiên, pháp luật về lao động nữ còn có những hạn chế, bất cập, từ
đó dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng. Do đó, bài viết đánh giá thực trạng áp dụng pháp
luật về lao động nữ; làm rõ yêu cầu hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp
luật về lao động nữ và đưa ra một số đề xuất cụ thể.
Từ khoá: Lao động nữ; học nghề; hợp đồng; kỷ luật lao động; vấn đề pháp lý.
Nhận bài: 06/3/2018, hoàn thành biên tập; 21/03/2018; Duyệt đăng: 02/4/2018
Abstract: Female workers, with patterns of a particular group of workers, are adjusted by
the same labor laws as those of ordinary laborers and are also adjusted by separate regulations.
However, the laws on female workers has limitations and inadequacies, resulting in difficulties
in the application process.Therefore, the paper assesses the current situation of applying the
law on female workers, clarifies requirements for improving and enhancing the effectiveness in
applying legal provisions on female workers and offers some specific proposals.
Keywords: Female workers; apperenticeship; contract; labour discipline; legal issue.
Date of receipt: 06/03/2018; Date of revision: 21/03/2018; Date of approval: 02/04/2018
1. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với
lao động nữ
Lao động nữ ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lao
động như nam giới họ còn phải đảm nhận chức
năng làm mẹ nên có những đặc điểm riêng về sức
khoẻ, tâm sinh lýVì vậy, pháp luật lao động nói
chung cũng như Bộ luật Lao động (BLLĐ) luôn
quan tâm và có những quy định đặc thù riêng đối
với nhóm lao động này. BLLĐ năm 2012 quy định
các vấn đề về lao động nữ như tuyển dụng, học
nghề, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn
lao động, vệ sinh lao độnglàm cơ sở cho các
bên thoả thuận và thực hiện khi tham gia quan hệ
lao động. Tuy nhiên, pháp luật về lao động nữ còn
có những hạn chế, bất cập, từ đó dẫn đến khó khăn
trong quá trình áp dụng.
Thứ nhất, về vấn đề phân biệt đối xử trong
tuyển dụng đối với lao động nữ. Để đảm bảo cho
lao động nữ được bình đẳng với lao động nam khi
tham gia quan hệ lao động, khoản 1 và 2 Điều 153
BLLĐ quy định: “1) Bảo đảm quyền làm việc
bình đẳng của lao động nữ. 2) Khuyến khích
người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động
nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi
chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm
việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.”;
đồng thời khoản 1 Điều 154 cũng quy định nghĩa
vụ của người sử dụng lao động (NSDLĐ): “Bảo
đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp
thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng”. Bên
cạnh đó, theo hướng dẫn tại Nghị định số
85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
BLLĐ về chính sách đối với lao động nữ (Nghị
định 85/2015/NĐ-CP), tại Điều 5 quy định:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực
hiện quyền bình đẳng giữa lao động nữ và lao
động nam trong tuyển dụng, sử dụng”. Nếu như
chỉ dừng lại ở định hướng chính sách, tinh thần
trong các quy định pháp luật lao động hiện hành
thì rõ ràng không thể phủ nhận thái độ tích cực từ
phía Nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện để lao
động nữ có quyền bình đẳng thực chất với lao
động nam2. Tuy nhiên, với định hướng thể chế
một cách chung chung, chắc hẳn việc tồn tại thực
trạng ưu tiên tuyển lao động nam so với lao động
nữ là điều phổ biến. Theo một khảo sát của ILO
và Navigos Search thì 1/5 trong số 12.300 quảng
1 Thạc sỹ, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
2 Ở đây, một cách hiểu khác theo chúng tôi đó là sự bình đẳng về cơ hội việc làm của lao động nam so với lao động nữ.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
46
cáo tuyển dụng trên bốn cổng thông tin việc làm
lớn Việt Nam (Vietnamworks, JobStreet,
CareerBuider, Career Link) trong thời gian từ
giữa tháng 11/2014 đến giữa tháng 1/2015 có đưa
ra yêu cầu về giới tính. Trong số các việc làm
đăng tuyển có yếu tố giới, 70% yêu cầu chỉ tuyển
nam giới trong khi chỉ có 30% mong muốn ứng
viên nữ nộp hồ sơ. Nam giới thường được nhắm
tới cho các công việc mang tính chất chuyên sâu
hơn và đòi hỏi kỹ năng cao hơn hoặc các công
việc yêu cầu di chuyển nhiều, như kiến trúc sư, lái
xe, kỹ sư và công nghệ thông tin. Trong khi đó,
phụ nữ thường được yêu cầu cho các công việc
mang tính chất hỗ trợ và văn phòng như lễ tân,
thư ký, kế toán, nhân sự và hành chính. Theo các
chuyên gia, thông qua việc công khai yêu cầu về
giới khi đăng tuyển việc làm, việc tiếp cận của
phụ nữ và ngay cả nam giới đối với một số loại
hình công việc nhất định bị hạn chế, do đó họ bị
tước đi những cơ hội quan trọng trong thị trường
lao động3. Ngay từ quá trình tuyển dụng, sự bình
đẳng đã rất khó có thể đạt được giữa lao động
nam và lao động nữ, tuy nhiên ngay cả trong
trường hợp không được NSDLĐ có thể có hành
vi phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động
nữ thì chế tài xử lý trong trường hợp này cũng
không được luật quy định cụ thể4. Chính vì vậy,
vô hình chung điều này tạo “cơ hội” cho chính
nhà tuyển dụng trong quá trình tuyển lao động có
thể thực hiện nhiều hành vi mang tính chất phân
biệt đối xử giữa lao động nữ với lao động nam.
Thứ hai, về vấn đề học nghề của lao động
nữ. Khi tham gia vào quan hệ học nghề với đơn
vị sử dụng lao động, một trong những vấn đề mà
cả người lao động (NLĐ) và NSDLĐ đều quan
tâm đó là chi phí đào tạo nghề và các trường hợp
phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ. Pháp
luật hiện hành quy định trong một số trường hợp
doanh nghiệp tuyển người học nghề để làm việc
cho doanh nghiệp, nếu người học nghề sau khi
kết thúc khoá học nghề mà không làm việc theo
cam kết thì phải bồi hoàn chi phí dạy nghề. Như
vậy, pháp luật chỉ quy định hậu quả pháp lý trong
trường hợp người học nghề đã kết thúc khoá học
nghề mà không làm việc cho doanh nghiệp như
đã cam kết mà không đề cập những trường hợp
vì lí do bất khả kháng mà nghỉ trước thời hạn hay
lao động nữ có thai nhưng có xác nhận của cơ sở
y tế về việc buộc phải nghỉ trước khi hết thời hạn
học nghề. Điều 24 BLLĐ năm 1994 quy định:
“Trong trường hợp hợp đồng học nghề chấm dứt
trước thời hạn vì lí do bất khả kháng thì không
phải bồi thường”. Tuy nhiên, vấn đề này lại bị
bỏ ngỏ trong BLLĐ năm 2012. Pháp luật không
quy định rõ hậu quả pháp lý đối với những
trường hợp chấm dứt hợp đồng học nghề, tạo ra
các cách hiểu và áp dụng không thống nhất trong
bồi hoàn chi phí dạy nghề.
Thứ ba, về việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động (HĐLĐ) đối với lao động nữ khi
kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
tháng tuổi. Với “thiên chức” làm mẹ của lao động
nữ, pháp luật có quy định cụ thể nhằm bảo vệ thai
sản đối với lao động nữ trong quá trình làm việc từ
quá trình kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản và nuôi
con dưới 12 tháng tuổi. Theo quy định tại khoản
3 Điều 155 BLLĐ năm 2012 thì: “Người sử dụng
lao động không được sa thải hoặc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ
vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con
dưới 12 tháng tuổi”. Mặc dù quy định tương đối
rõ ràng như vậy nhưng trên thực tế cách hiểu về
quy định này vẫn tồn tại những quan điểm trái
chiều khi áp dụng quy định pháp luật về quyền
đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ đối với
lao động nữ khi họ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi
con dưới 12 tuổi, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Đối với nhóm
lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con
dưới 12 tuổi thì NSDLĐ không được quyền đơn
3Xem thêm tại:
.pdf
4 Trước đây, hành vi hành vi phân biệt đối xử về giới tínhcó thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng theo Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng thì hiện nay, quy định này đã bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP.
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
47
phương chấm dứt HĐLĐ trong thời gian này. Có
thể có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng tựu
chung lại nhằm bảo vệ tối đa việc làm, thu nhập
của NLĐ mà rộng hơn là bảo vệ sức khoẻ, đời
sống của bà mẹ và thai nhi5, dù như thế nào, khi
lao động nữ mang thai cũng được coi là họ rơi
vào tình trạng gặp nhiều khó khăn hơn trong
cuộc sống, cần sự hỗ trợ và bảo vệ. Do đó
NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn
phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ
trong thời gian này.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Theo đúng tinh
thần quy định của điều luật thì NSDLĐ không
được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ
đối với lao động nữ vì lý do mang thai, nghỉ thai
sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, điều
luật hướng tới cấm việc NSDLĐ lấy lý do lao
động nữ thực hiện “thiên chức” làm mẹ để đơn
phương chấm dứt HĐLĐ với họ. Thực tế cho thấy,
nhiều chủ sử dụng lao động không hề mong muốn,
“cấm” lao động nữ mang thai, sinh con trong một
khoảng thời gian làm việc nhất định vì lý do ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất, kinh doanh của đơn vị6.
Chính vì vậy, để răn đe hành vi cho lao động nữ
nghỉ việc khi họ mang thai, sinh con hoặc nuôi con
dưới 12 tháng, BLLĐ đã cấm NSDLĐ lấy lý do
này để đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Mỗi quan điểm đều có những cơ sở, lý lẽ
riêng. Tuy nhiên, việc văn bản pháp luật chưa có
hướng dẫn đầy đủ về vấn đề này đã gây ra hệ quả
là việc vận dụng quy định pháp luật chưa thống
nhất trên thực tiễn.
Thứ tư, về quyền lợi của lao động nữ trong
việc chăm sóc sức khoẻ bản thân trong quá trình
làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Như đã đề
cập, với tính chất đặc thù về tâm sinh lý của lao
động nữ và đặc biệt với việc thực hiện “thiên
chức” của mình, lao động nữ cần có sự quan tâm
và hỗ trợ từ phía NSDLĐ trong quá trình làm
việc. Ngày 01/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị
định số 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số
điều của BLLĐ về chính sách đối với lao động
nữ. Về cơ bản, việc Chính phủ quy định riêng một
nghị định riêng để hỗ trợ, bảo vệ tốt hơn đối với
nhóm lao động này có ý nghĩa quan trọng và tiến
bộ. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy
định trong văn bản này, không ít đơn vị sử dụng
gặp khó khăn. Cụ thể: Theo khoản 2 Điều 7 Nghị
định 85/2015/NĐ-CP quy định: “Lao động nữ
trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau: a)
Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một
tháng;..c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao
động thoả thuận với người sử dụng lao động phù
hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu
cầu của lao động nữ”. Quy định này đặt ra trên
thực tế vấn đề đó là thời gian nghỉ cụ thể được
xác định ra sao? Theo điểm c, khoản 2 Điều 7
Nghị định này, hai bên NLĐ và NSDLĐ sẽ tiến
hành thoả thuận thời gian nghỉ đó trên cơ sở phù
hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu
cầu của lao động nữ. Tuy nhiên, văn bản hướng
dẫn không chỉ rõ trong trường hợp nếu có sự xung
đột giữa điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu
cầu của lao động nữ thì áp dụng quy định pháp
luật ở đây như thế nào? Đây là câu chuyện thực
tế đối với những đơn vị sử dụng lao động nhiều
lao động nữ, đặc biệt lao động nữ này làm việc
theo dây chuyền sản xuất liên tục. Theo đó, từ
phía NLĐ họ luôn mong muốn được nghỉ (nhưng
vẫn bảo đảm tiền lương) còn NSDLĐ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp lao động
trong trường hợp này. Lấy ví dụ, doanh nghiệp X
sử dụng 100 lao động nữ trong dây chuyền sản
xuất của mình, với quy định của Nghị định
85/2015/NĐ-CP thì mỗi lao động nữ có nhu cầu
đều có thể được nghỉ việc ít nhất 30 phút mỗi
ngày, mỗi tháng tối thiểu 03 ngày. Nếu chị A
muốn nghỉ thứ 2, thứ 3, thứ 4; chị B lại muốn nghỉ
thứ 5, thứ 6, thứ 7 đầu tháng; chị C lại muốn nghỉ
03 ngày liên tiếp cuối thángNhu cầu của mỗi
lao động nữ nghỉ là khác nhau, họ đều có nhu cầu
được nghỉ, nhưng doanh nghiệp lại không muốn
họ nghỉ vì việc sắp xếp lao động làm việc là rất
khó khăn, đặc biệt ở vị trí dây truyền sản xuất liên
5 Quan điểm này tồn tại trong giới nghiên cứu và cả nhận thức của một bộ phận cộng đồng xã hội. Tư duy bảo vệ
lao động nữ một cách “triệt để”, xem thêm tại: https://baomoi.com/don-phuong-cham-dut-hop-dong-lao-dong-voi-
phu-nu-co-thai-se-phai-chiu-phat-tu/c/23541183.epi
6 Xem thêm: https://laodong.vn/tu-van-phap-luat/quy-dinh-khong-duoc-mang-thai-trong-vong-2-nam-dau-di-lam-
co-dung-627753.bld
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
48
tục, lao động nữ nghỉ không có người làm thay
thì đây thực sự là bài toán nan giải của doanh
nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp và lao động nữ
không thống nhất được phương án thời gian ngày
nghỉ cụ thể thì lao động nữ có được bảo đảm
quyền lợi hay không? Rõ ràng, tình huống thực tế
đặt ra cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn trong quy
định của văn bản pháp luật lao động.
Thứ năm, về việc xử lý kỷ luật lao động đối
với lao động nữ. Trong việc áp dụng quy định
pháp luật lao động về việc xử lý kỷ luật lao động
đối với nhóm lao động này, vấn đề thời hiệu xử
lý kỷ luật đối với NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12
tháng tuổi vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, theo
quy định hướng dẫn tại khoản 2 Điều 29 Nghị
định số 05/2015/NĐ-CP khi hết thời gian nuôi
con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ
luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ
luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày,
kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12
tháng tuổi. Quy định này chưa rõ số ngày được
kéo dài tính theo ngày làm việc hay bao gồm cả
ngày nghỉ. Hơn nữa, BLLĐ năm 2012 và văn bản
hướng dẫn không xác định trong trường hợp khi
hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà
thời hiệu xử lý kỷ luật lao động vẫn còn nhưng
chỉ trong khoảng 1 tuần, thậm chí vài ngày thì về
nguyên tắc NSDLĐ vẫn phải xử lý kỷ luật lao
động ngay, nhưng thực tế rất khó có thể xử lý kỷ
luật được NLĐ khi NSDLĐ phải tuân thủ rất
nhiều trình tự, thủ tục trong khoảng thời gian đó7.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy
định của pháp luật lao động về lao động nữ
Thứ nhất, về vấn đề phân biệt đối xử trong
tuyển dụng đối với lao động nữ. Để vấn đề phân
biệt đối xử trong tuyển dụng đối với lao động nữ
được bảo đảm quyền lợi như lao động nam,
chúng tôi cho rằng, bên cạnh việc quy định những
quy phạm mang tính chất định hướng, khuyến
khích NSDLĐ không phân biệt đối xử trong
tuyển dụng lao động, nhà làm luật cần có những
quy định cụ thể, sâu sát hơn nữa để bảo đảm
những NLĐ năng lực ngang nhau, đáp ứng đầy
đủ điều kiện nhà tuyển dụng đưa ra thì lao động
nữ không bị phân biệt đối xử với lao động nam.
Một số giải pháp chúng tôi cho rằng cần thực hiện
đó là quy định “minh bạch hoá” quá trình tuyển
dụng lao động tại đơn vị sử dụng. Mặc dù hiện
tại, theo quy định hiện hành tại Điều 7 Nghị định
số 03/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng
01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số
điều của BLLĐ về việc làm đã quy định NSDLĐ
phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có
kết quả tuyển lao động nhưng với quy định này
NLĐ, đặc biệt là lao động nữ rất khó có cơ hội
được biết lý do không được tuyển dụng của mình,
đặc biệt là nếu việc tuyển dụng chỉ thông qua
phỏng vấn. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất bổ
sung trong thủ tục, trình tự tuyển lao động thêm
nội dung tại khoản 1 Điều này: “Ít nhất 05 ngày
làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển
lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức
dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại
lao động phải thông báo công khai về nhu cầu
tuyển lao động. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số
lượng cần tuyển;
b) Loại hợp đồng dự kiến giao kết;
c) Mức lương dự kiến;
d) Điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.
đ) Nội dung dự kiến yêu cầu người lao động
cần thực hiện đánh giá tuyển dụng.”, và bổ sung
tại khoản 4 Điều này như sau: “Người sử dụng lao
động, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho
thuê lại lao động phải thông báo công khai kết quả
7 Cụ thể: NSDLĐ gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành
công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, NLĐ, cha mẹ
hoặc người đại diện theo pháp luật của NLĐ dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. Cuộc
họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định.
Trường hợp NSDLĐ đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì
người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được
ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động pháp luật quy định (Khoản 1, 2 Điều 30 Nghị định số
05/2015/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 124 BLLĐ năm 2012).
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
49
tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày có kết quả tuyển lao động; có trách nhiệm
trả lời người dự tuyển lao động trong trường hợp
người dự tuyển không trúng tuyển có yêu cầu.
Trường hợp người ứng tuyển có kết quả ngang
nhau thì ưu tiên tuyển dụng lao động nữ.”
Thứ hai, về vấn đề học nghề của lao động
nữ, cần hoàn thiện các quy định về chấm dứt hợp
đồng học nghề theo hướng NLĐ không phải
hoàn trả chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng
trong những trường hợp như: Do sự kiện bất khả
kháng; NLĐ là phụ nữ đang mang thai nhưng
phải nghỉ việc hoặc nghỉ học theo chỉ định của
cơ sở y tế có thẩm quyền.
Thứ ba, về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ
đối với lao động nữ khi kết hôn, mang thai, nghỉ
thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như đã phân
tích, hiện tại tồn tại hai quan điểm trái chiều khi áp
dụng quy định pháp luật về vấn đề này. Chúng tôi
ủng hộ quan điểm cho rằng NSDLĐ được quyền
đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong thời
gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
tháng tuổi. Bởi lẽ:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 BLLĐ
năm 2012 thì: “Người sử dụng lao động không
được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang
thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Quy định pháp luật với mục đích bảo vệ lao động
nữ, giúp họ thực hiện được đầy đủ quyền làm mẹ
của mình. Tuy nhiên, nếu NSDLĐ đơn phương
chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ vì lý do khác,
ngoài lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới
12 tháng tuổi thì rõ ràng không vi phạm quy định
tại khoản 3 Điều 155 BLLĐ năm 2012. Cụ thể,
NSDLĐ có thể áp dụng các quy định về căn cứ đơn
phương chấm dứt HĐLĐ tại khoản 1 Điều 38
BLLĐ, ví dụ như NLĐ thường xuyên không hoàn
thành công việc theo HĐLĐ; hoặc do thiên tai, hỏa
hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo
quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi
biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp
sản xuất, giảm chỗ làm việc. Chúng tôi cho rằng
NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trong những trường hợp như vậy, một mặt
phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế
tại doanh nghiệp, mặt khác, đối với trường hợp lao
động nữ không bảo đảm việc hoàn thành công
việc, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của đơn
vị sử dụng thì việc NSDLĐ có quyền đơn phương
chấm dứt HĐLĐ là hoàn toàn hợp lý.
Hơn nữa, trên cơ sở áp dụng pháp luật, trước
đây BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002)
tại Điều 111 có quy định tại khoản 3 Điều 111:
“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với
người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ
thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường
hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi
con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ
được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ
luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm
dứt hoạt động.” Theo quy định này, việc đơn
phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ mang
thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
sẽ bị tạm hoãn. Tức là NSDLĐ vẫn có thể thực
hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao
động nữ sau khi hết sự kiện lao động nữ mang
thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi. Văn bản pháp luật này đã hết hiệu lực,theo
đó, nguyên tắc BLLĐ năm 2012 và các văn bản
hướng dẫn sẽ được áp dụng trong trường hợp này.
Thứ tư, về quyền lợi của lao động nữ trong
việc chăm sóc sức khoẻ bản thân trong quá trình
làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Theo quy
định của văn bản hướng dẫn, NLĐ được hưởng
những khoảng thời gian nghỉ ngơi vì lý do cá nhân
như đã phân tích. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp và
lao động nữ không thống nhất được phương án
ngày nghỉ cụ thể thì lao động nữ có được bảo đảm
quyền lợi hay không? Chúng tôi ủng hộ về việc,
nếu doanh nghiệp và lao động nữ không thống
nhất được phương án xác định thời gian ngày nghỉ
cụ thể thì quyền lợi của lao động nữ vẫn phải được
bảo đảm. Tuy nhiên, trên cơ sở tính toán đến lợi
ích của NSDLĐ, quá trình ổn định sản xuất kinh
doanh trong đơn vị, chúng tôi cho rằng lao động
nữ cần báo trước một khoảng thời gian nhất định,
hợp lý để NSDLĐ sắp xếp lao động. Khoản 2
Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP nên sửa đổi, bổ
sung theo hướng quy định: (Xem tiếp trang 55)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_ap_dung_phap_luat_lao_dong_doi_voi_lao_dong_nu_va.pdf