Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện đội tuyển bóng rổ sinh viên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Bên cạnh đó, theo lý thuyết huấn luyện trình
độ tập luyện của VĐV được đánh giá thông qua
5 tiêu chí đó là: Chức năng, thể lực, kỹ thuật,
chiến thuật và tâm lý. Như vậy, nội dung kiểm
tra đánh giá hiệu quả công tác huấn luyện như
trên mới chỉ đánh giá được các yếu tố về thể lực,
kỹ thuật và chiến thuật; Còn yếu tố về chức năng
và tâm lý thi đấu của VĐV chưa được quan tâm.
Điều này sẽ làm giảm đáng kể tính chính xác
của kết quả đánh giá công tác huấn luyện.
KEÁT LUAÄN
Lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội luôn quan tâm và tạo điều
kiện cho công tác huấn luyện Đội tuyển Bóng
rổ sinh viên. Kế hoạch huấn luyện năm xây
dựng còn hạn chế, chưa phân chia các giai đoạn
huấn luyện, chưa thể hiện rõ được tính tăng dần,
tính liên tục, kế thừa của quá trình huấn luyện.
Nội dung kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác
huấn luyện chưa đảm bảo tính toàn diện, dẫn tới
kết quả đánh giá chưa đảm bảo tính chính xác
và khách quan
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện đội tuyển bóng rổ sinh viên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC
192
THÖÏC TRAÏNG CAÙC YEÁU TOÁ AÛNH HÖÔÛNG
TÔÙI COÂNG TAÙC HUAÁN LUYEÄN ÑOÄI TUYEÅN BOÙNG ROÅ SINH VIEÂN
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH DOANH VAØ COÂNG NGHEÄ HAØ NOÄI
Tóm tắt:
Thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy tác giả đã đánh giá được thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện đội tuyển Bóng rổ sinh viên Trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông qua các mặt: Kế hoạch huấn luyện; đội ngũ giảng viên,
huấn luyện viên; công tác tuyển chọn thành phần đội tuyển; công tác kiểm tra và đánh giá. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường, song kế hoạch huấn luyện còn
nhiều hạn chế, công tác kiểm tra đánh giá chưa toàn diện và khách quan.
Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, đội tuyển Bóng rổ, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
The situation of factors affecting the training in the Student Basketball Team
at Hanoi University of Business and Technology
Summary:
Through regular scientific research methods, the topic has assessed the current situation of
factors affecting the training in the student basketball team at Hanoi University of Business and
Technology through various aspects: Training plan; teaching staff, coaches; the member selection;
inspection and evaluation.
Keywords: Influencing factors, Basketball team, Hanoi University of Business and Technology.
*TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**ThS, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Phạm Đức Toàn*
Nguyễn Văn Khánh**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Trong những năm qua, công tác đào tạo và
huấn luyện cho Đội tuyển Bóng rổ sinh viên
của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ
Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định.
Bên cạnh những nguyên nhân tích cực như: Sự
ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, cơ sở vật chất,
trang thiết bị dụng cụ tập luyện, đội ngũ giảng
viên, huấn luyện viên...thì kế hoạch huấn luyện
vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn tới tác dụng chưa
rõ rệt đối với sinh viên trong quá trình tập
luyện. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng tới công tác huấn luyện đối với Đội
tuyển Bóng rổ sinh viên Nhà trường là căn cứ
quan trọng để đề xuất và ứng dụng các bài tập
chuyên môn khoa học, giúp nâng cao hiệu quả
huấn luyện và thi đấu của đội tuyển.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp sau: Phương pháp tham
khảo tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương
pháp quan sát sư phạm và phương pháp toán học
thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường
đối với Đội tuyển Bóng rổ sinh viên Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chủ trương của Nhà trường cho thành lập các
đội tuyển thể thao SV, trong đó có môn Bóng rổ,
là quyết định đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác đào tạo cũng như xây dựng và phát
triển hoạt động thể thao trong Nhà trường. Thành
viên đội tuyển được thay đổi hàng năm là cơ hội
cho tất cả sinh viên phấn đấu, nâng cao thành tích
học tập, đặc biệt là kết quả học tập môn Bóng rổ
để được đứng trong thành phần đội tuyển nhà
trường. Việc tập luyện được tổ chức thường
xuyên trong suốt cả năm học. Theo quy định 2
buổi/tuần đã tạo điều kiện quan trọng để mỗi sinh
viên trong thành phần đội tuyển tập luyện tích
cực, nâng cao thành tích của bản thân cũng như
toàn đội trong suốt quá trình học tập tại trường.
193
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Sự quan tâm của Nhà trường đối với Đội
tuyển Bóng rổ sinh viên thể hiện ở sự đầu tư
kinh phí phục vụ cho công tác tập luyện cũng
như tham gia thi đấu các giải của trường và của
ngành tổ chức được thể hiện ở những số liệu
thống kê tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy: Kinh phí bồi dưỡng
cho Đội tuyển Bóng rổ sinh viên được cung cấp
đầy đủ theo quy định đã ban hành đã tạo ra
nguồn động viên mạnh mẽ để thành viên đội
tuyển Bóng rổ hăng hái tập luyện nâng cao trình
độ chuyên môn.
Bảng 1. Kinh phí của Nhà trường dành cho Đội tuyển Bóng rổ
sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2014 – 2018
Năm học Bồi dưỡng luyện tập (triệu đồng) Kinh phí thi đấu (triệu đồng)
2014 - 2015 10 15
2015 - 2016 11 17
2016 - 2017 12 18
2017 - 2018 15 20
2. Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT
đang giảng dạy và huấn luyện tại Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Vai trò của người giảng viên nói chung và
người giảng viên môn Bóng rổ nói riêng là rất
quan trọng, họ là người trực tiếp giảng dạy, huấn
luyện và truyền thụ cho sinh viên kiến thức và
kỹ năng về chuyên môn TDTT cũng như các
hoạt động khác. Kết quả điều tra được trình bày
trong bảng 2.
Kết quả điều tra cho thấy số lượng và trình độ
của đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy và
huấn luyện tại Bộ môn Giáo dục thể chất Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có 07
giảng viên, trong đó có 06 giảng viên nam chiếm
tỷ lệ 85.7 %; Số giảng viên tốt nghiệp Đại học
TDTT chính quy 7/7 chiếm tỷ lệ 100%; Số giảng
viên có trình độ thạc sĩ TDTT 7/7 đạt 100%. Mặc
dù Bộ môn chỉ có 1 giảng viên làm công tác huấn
luyện chuyên môn Bóng rổ, song hầu hết các
giảng viên trong Bộ môn đều sẵn sàng tham gia
góp ý vào công tác tuyển chọn và huấn luyện để
đội tuyển ngày càng phát triển. Kết quả cho thấy
với trình độ đội ngũ giảng viên hiện nay đạt
chuẩn 100% về trình độ theo qui định.
3. Thực trạng lực lượng vận động viên
Đội tuyển Bóng rổ sinh viên Trường Đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Công tác tuyển chọn Đội tuyển Bóng rổ sinh
viên luôn được Bộ môn giáo dục thể chất quan
tâm và có sự thay đổi thường xuyên theo từng
năm học. Trước hết là thông qua giảng viên giảng
dạy để phát hiện và giới thiệu, sau đó là căn cứ
vào thành tích thi đấu thông qua các giải nội bộ
của Trường để tuyển chọn sinh viên vào Đội
tuyển. Vì vậy, hiệu quả tuyển chọn phụ thuộc vào
số lượng sinh viên có chuyên môn đăng ký thi và
trúng tuyển vào trường hàng năm. Số lượng thành
viên đội tuyển được tập trung là 12 sinh viên,
song lực lượng chủ yếu vẫn tập trung cho đối
tượng phong trào (7 - 8 sinh viên).
Bảng 2. Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT đang giảng dạy và huấn luyện
tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chỉ số TT
Giới tính Trình độ chuyên môn
Giảng
viên
chuyên
ngành
Bóng rổ
ĐH
TDTT
chính
quy
Giảng
viên
chínhNam Nữ Đại học Thạc sĩ NCS Tiến sĩ
Số lượng 07 6 1 7 5 2 0 1 7 2
Tỷ lệ % 85.70 14.20 100 71.40 28.50 0.00 14.20 100 28.50
BµI B¸O KHOA HäC
194
4. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch
huấn luyện Đội tuyển Bóng rổ sinh viên
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ
Hà Nội
Căn cứ vào quy định của Trường cũng như
thực tế kế hoạch học tập của sinh viên, kế hoạch
huấn luyện Đội tuyển Bóng rổ sinh viên được xây
dựng dựa vào thời gian là 40 tuần/năm và chia
đều cho 2 học kì (20 tuần/1 kì). Mỗi tuần có 2
buổi tập, mỗi buổi 2 giờ, tương ứng với một giáo
án tập luyện. Kế hoạch huấn luyện Đội tuyển
Bóng rổ sinh viên Trường Đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội được trình bày tại bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy: Hình thức và nội dung
của kế hoạch huấn luyện chưa xây dựng theo
các giai đoạn huấn luyện. Về lý luận, kế hoạch
huấn luyện bao gồm 3 giai đoạn, ứng với mỗi
giai đoạn cần đặt ra những yêu cầu và mục tiêu
cụ thể. Do vậy, với hình thức và nội dung của
kế hoạch huấn luyện được Bộ môn giáo dục thể
chất xây dựng như trên chưa thể xác định được
những yêu cầu và mục tiêu của từng giai đoạn
huấn luyện cụ thể.
Nội dung huấn luyện chưa thể hiện rõ rệt
được các nguyên tắc huấn luyện. Cụ thể: Chưa
thể hiện rõ được nguyên tắc tăng dần, nguyên
tắc tính kế thừa trong các giai đoạn huấn luyện.
Với kế hoạch này các giảng viên, HLV chưa có
đủ căn cứ khoa học để xây dựng giáo án huấn
luyện, vì vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng công tác huấn luyện đội tuyển.
5. Thực trạng công tác kiểm tra và đánh
giá hiệu quả công tác huấn luyện Đội tuyển
Bóng rổ sinh viên Trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội
5.1. Thực trạng các nội dung kiểm tra
Các nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
Test 1: Ném phạt 20 lần (SLVR)
Test 2: Dẫn bóng quá đà móc xuôi, ngược 20
lần (SLVR)
Test 3: Cầm bóng qua người 20 lần (10 -
thuận, 10 - chéo) (SLVR)
Test 4: Dẫn bóng quay 360º đổi tay 1 lần x
28m (s)
Test 5: Chạy 100 lần x 20m (p)
Qua 5 test trên chúng tôi nhận thấy, nội dung
kiểm tra định kì đối với Đội tuyển chỉ tập trung
vào một số kĩ, chiến thuật nhất định, chưa mang
tính toàn diện. Đặc biệt là chưa có các test phản
ánh yêu cầu về thể lực phải đảm bảo cho thành
viên đội tuyển có khả năng thi đấu tốt trong
những tình huống căng thẳng kéo dài khi tham
gia các giải đấu. Chính vì vậy mà số lượng test,
nội dung và thời gian kiểm tra cần phải điều
chỉnh phù hợp với những yêu cầu và mục tiêu
các giai đoạn của kế hoạch huấn luyện.
Bóng rổ hiện đang phát triển mạnh mẽ trong các trường đại học nói chung và Trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói riêng
195
Sè §ÆC BIÖT / 2020
B
ản
g
3.
K
ế
ho
ạc
h
hu
ấn
lu
yệ
n
Đ
ội
tu
yể
n
B
ón
g
rổ
s
in
h
vi
ên
T
rư
ờ
ng
Đ
ại
h
ọc
K
in
h
do
an
h
và
C
ôn
g
ng
hệ
H
à
N
ội
T
T
N
ội
d
un
g
hu
ấn
lu
yệ
n
Tu
ần
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
I
K
ỹ
th
uậ
t
1
D
i c
hu
yể
n
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
2
Ph
òn
g
th
ủ
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
3
Tấ
n
cô
ng
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
II
C
hi
ến
th
uậ
t
1
K
hu
v
ực
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
2
To
àn
sâ
n
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
3
M
ột
đ
ối
m
ột
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
II
I
T
hể
lự
c
1
Sứ
c
m
ạn
h
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
2
Sứ
c
nh
an
h
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
3
N
ăn
g
lự
c
ph
ối
h
ợp
vậ
n
độ
ng
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
4
Sứ
c
bề
n
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
IV
T
hi
đ
ấu
1
G
ia
o
hữ
u
nộ
i b
ộ
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
2
C
ọ
sá
t b
ên
n
go
ài
+
3
G
iả
i t
ro
ng
n
gà
nh
+
V
K
iể
m
tr
a
- đ
án
h
gi
á
+
BµI B¸O KHOA HäC
196
4.2. Thực trạng đối với các tiêu chuẩn
đánh giá
Căn cứ vào thành tích kiểm tra, HLV thường
đánh giá VĐV theo 5 mức sau: Tốt, khá, trung
bình, yếu, kém. Kết quả đánh giá dựa vào bảng
tiêu chuẩn sau:
Qua thực tế bảng 4 cho thấy: Kết quả kiểm
tra đánh giá phân loại trình độ của VĐV Đội
tuyển Bóng rổ sinh viên theo bảng tiêu chuẩn
trên chúng tôi nhận thấy: Bảng tiêu chuẩn đánh
giá bước đầu đã đảm bảo được tính khách quan,
tính khoa học trong quá trình đánh giá. Cụ thể,
Bảng 4. Tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá vận động viên Đội tuyển Bóng rổ sinh viên
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
TT Nội dung kiểm tra
Giới
tính
Điểm
Tốt Khá Trung bình Yếu kém
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
1 Ném phạt 20 lần(SLVR) - 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6
2
Dẫn bóng quá đà
móc xuôi, ngược 20
lần (SLVR)
- 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9
3
Cầm bóng qua người
20 lần (10 - thuận,
10-chéo) (SLVR)
- 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7
4
Dẫn bóng quay
360º đổi tay 1 lần x
28m (s)
Nam 18” 19” 20” 20”30 21” 21”30 22” 22”30 23” 23”30
Nữ 20” 21” 22” 22”30 23” 23”30 24” 24”30 25” 25”30
5 Chạy 100 lần x20m (p)
Nam 8’ 8’30 9’ 9’30 10’ 10’30 11’ 11’30 12’ 12’30
Nữ 9’10 9’40 10’10 10’40 11’10 11’40 12’10 12’40 13’10 13’40
công tác kiểm tra đã phân loại, cũng như đánh
giá được trình độ của từng VĐV, giúp HLV có
được cái nhìn tổng thể về đội tuyển để đưa ra
những thay đổi kịp thời trong từng giai đoạn
huấn luyện.
Bên cạnh đó, theo lý thuyết huấn luyện trình
độ tập luyện của VĐV được đánh giá thông qua
5 tiêu chí đó là: Chức năng, thể lực, kỹ thuật,
chiến thuật và tâm lý. Như vậy, nội dung kiểm
tra đánh giá hiệu quả công tác huấn luyện như
trên mới chỉ đánh giá được các yếu tố về thể lực,
kỹ thuật và chiến thuật; Còn yếu tố về chức năng
và tâm lý thi đấu của VĐV chưa được quan tâm.
Điều này sẽ làm giảm đáng kể tính chính xác
của kết quả đánh giá công tác huấn luyện.
KEÁT LUAÄN
Lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội luôn quan tâm và tạo điều
kiện cho công tác huấn luyện Đội tuyển Bóng
rổ sinh viên. Kế hoạch huấn luyện năm xây
dựng còn hạn chế, chưa phân chia các giai đoạn
huấn luyện, chưa thể hiện rõ được tính tăng dần,
tính liên tục, kế thừa của quá trình huấn luyện.
Nội dung kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác
huấn luyện chưa đảm bảo tính toàn diện, dẫn tới
kết quả đánh giá chưa đảm bảo tính chính xác
và khách quan.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Nguyễn Phi Hải (2010), Tuyển chọn vận
động viên Bóng rổ, Nxb TDTT.
2. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý
luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb
TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Trung (2003), Giáo trình
Bóng rổ, Nxb TDTT.
4. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp
thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 6/10/2020, phản biện ngày
26/10/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Đức Toàn;
Email: ductoansport@gmail.com)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_cac_yeu_to_anh_huong_toi_cong_tac_huan_luyen_doi.pdf