Thực trạng chất lượng môi trường không khí khu vực xử lý chất thải y tế các bệnh viện Đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

KIẾN NGHỊ Để cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ y tế đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi xin có một số đề xuất kiến nghị sau: Các bệnh viện cần chú trọng hơn tới việc kiểm tra, bảo trì các hệ thống cống thu gom nước thải, đậy kín các nắp cống, bể chứa nước thải, giám sát chặt chẽ qui trình vận hành hệ thống xử lý nước thải qui qui định để hạn chế khí H2S. Các bệnh viện cần chú trọng hơn tới việc kiểm tra, bảo trì các hệ thống lò đốt rác y tế, xem xét sửa chữa nâng cấp hay lắp đặt thêm các hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác y tế . Trang bị khẩu trang than hoạt tính cho tất cả cán bộ thường xuyên làm việc ở khu vực Hệ thống xử lý nước thải và Hệ thống lò đốt rác y tế.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chất lượng môi trường không khí khu vực xử lý chất thải y tế các bệnh viện Đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  729 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ   KHU VỰC XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA   TUYẾN TRUNG ƯƠNG VÀ TUYẾN TỈNH   TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG   Trịnh Hồng Lân*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Việc khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng không khí ở các khu vực xử lý chất thải y tế của  các bệnh viện là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm kiểm soát, phòng chống ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y  tế, hạn chế những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe người cán bộ y tế vận hành các hệ thống xử lý chất thải y tế,  hay cho cả các cộng đồng dân cư quanh các bệnh viện tại các tỉnh thành phía Nam.   Mục  tiêu: Xác định và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực lò đốt rác y tế và hệ  thống xử lý nước thải bệnh viện của một số bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh khu vực Đồng bằng Sông  Cửu Long năm 2013.   Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang .  Kết quả: Phần lớn các mẫu đo nồng độ các hơi khí độc trong không khí tại khu vực các bể chứa nước thải  bệnh viện đều có nồng độ khá thấp nằm trong ngưỡng giới hạn tối đa cho phép. Có 2/6 chỉ tiêu không đảm bảo  tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) trong đó có 1 mẫu đo nồng độ khí H2S trong không khí tại khu vực bể  chứa nước thải của bệnh viện Cần Thơ là khá cao (0,060 mg/m3KK), vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 1,43 lần.  Kết quả khảo sát nồng độ bụi và hơi khí độc xung quanh các lò đốt rác y tế của 6 bệnh viện cho thấy có 6/54  (chiếm 11,11%) mẫu đo không bảo đảm TCVSCP. Nhiều mẫu hơi kim loại nặng vượt TCVSCP. Trong đó có 2/6  mẫu đo hơi chì và 1/6 mẫu đo hơi thủy ngân (Hg) vượt TCVSCP. Nồng độ bụi trong không khí gần khu vực lò  đốt rác y tế cũng có 2/6 mẫu đo của 6 bệnh viện vượt TCVSCP. Có 5/6 bệnh viện là có ít nhất 1 chỉ tiêu đo nồng  độ bụi và hơi khí độc trong không khí cao vượt mức giới hạn tối đa cho phép .  Kiến nghị: Các bệnh viện cần chú trọng hơn tới việc kiểm tra, bảo trì các hệ thống cống thu gom nước thải,  đậy kín các nắp cống, bể chứa nước thải, giám sát chặt chẽ qui trình vận hành hệ thống xử lý nước thải qui qui  định để hạn chế khí H2S. Các bệnh viện cần chú trọng hơn tới việc kiểm tra, bảo trì các hệ thống lò đốt rác y tế,  xem xét sửa chữa nâng cấp hay lắp đặt thêm các hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác y tế. Trang bị khẩu trang than  hoạt tính cho tất cả cán bộ thường xuyên làm việc ở khu vực Hệ thống xử lý nước thải và Hệ thống lò đốt rác y  tế.  Từ khóa: Chất thải y tế, ô nhiễm môi trường, lò đốt rác y tế, hệ thống xử lý nước thải   ABSTRACT  AIR ENVIRONMENTAL QUALITY AT MEDICAL WASTE TREATMENT AREA   IN SOME PROVINCIAL AND CENTRAL HOSPITALS IN MEKONG DELTA REGION  Trinh Hong Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 730 ‐ 736  Background: Assessing the current status of air quality at medical waste treatment area is very important  and necessary to control and prevent pollution at health  facilities, and to restrict the harmful effects to staff at  medical waste treatment area and the communities around hospitals in the southern provinces.  Objectives: To  identify and assess the  level of air pollution  in the area of medical waste  incinerators and  * Viện Y tế công cộng Tp.HCM  Tác giả liên lạc: Ts. Trịnh Hồng Lân  ĐT: 0903736894  Email: trinhhonglan07@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 730 sewage treatment system in some provincial and central hospitals in Mekong Delta region in 2013.  Method: cross‐sectional study  Results: Most  of  the  toxic gas  samples  in  the  atmosphere  at  the  area  of  sewage  tank had  relatively  low  concentration and  still  stayed  in  the maximum  threshold. There was 2/6  indicators not meet  the  standards of  hygiene. 1 sample measuring H2S concentrations  in the atmosphere at a sewage tank area, was relatively high  (0.060 mg/m3), exceeded 1.43 times compared to the standards for hygiene. The survey results of toxic gas and  dust  concentration  around  the  medical  waste  incinerators  in  hospitals  showed  6/54  samples  (representing  11.11%) exceeded the standards of hygiene. Several heavy metal vapor samples exceeded standards of hygiene. Of  the total heavy vapor samples, 2/6 lead and 1/6 mercury vapor samples exceeded standards of hygiene. There was  2/6 sample measuring the concentration of dust in the air near the medical waste incinerator exceeded standards  of hygiene. There was 5/6 hospitals, that had had at least one indicator of the concentration of toxic gas and dust  in the air exceeded the maximum limit.  Recommendations: Hospitals should pay more attention to the examination and maintenance of the sewage  collection  system,  tightly  close manholes,  sewage  tanks,  and  closely monitor  the  operating  system  process  of  sewage treatment as prescribed to limit H2S. Hospitals should concern more to the examination and maintenance  of  the  medical  incinerator  systems,  and  consider  repairing  or  upgrading  or  installing  the  medical  waste  incinerators. They should supply charcoal masks for all staff regularly working at the area of sewage treatment  systems and medical incinerators systems.  Keywords: medical waste, pollution, medical waste incinerators, sewage treatment system  ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong những năm  trước đây công  tác quản  lý  và  xử  lý  chất  thải  y  tế  nhìn  chung  là  chưa  được quan tâm ở hầu hết các bệnh viện mặc dù  Bộ Y tế đã có những văn bản qui định về công  tác này như Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế số  2575/1999/QĐ‐BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 về  việc  ban  hành Qui  chế  quản  lý  chất  thải Y  tế.  Qua những điều tra khảo sát của các Viện thuộc  Bộ Y tế cho thấy công tác quản lý và xử lý chất  thải y tế ở nhiều bệnh viện vẫn còn rất nhiều bất  cập, nguy cơ gây ô nhiễm môi  trường vẫn còn  rất  cao(1,2,3,4). Trong  những  năm  gần  đây,  trước  những  vấn  đề  nổi  cộm  và  gây  nhiều  bức  xúc  trong xã hội Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số  43/2007/QÐ‐BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của  Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác quản lý và xử  lý  chất thải Y tế thay thế Quyết định 2575 cũ, công  tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã từng bước  được  quan  tâm  sâu  sát  hơn. Nhiều  bệnh  viện  trong cả nước đã được đầu tư trang bị các lò đốt  rác y tế, các hệ thống xử  lý nước thải. Việc vận  hành các lò đốt rác y tế và các hệ thống nước thải  y tế đã làm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm mội  trường do chất  thải y  tế gây ra. Tuy vậy, chính  các hệ  thống xử  lý chất  thải y  tế này  lại có  thể  gây  ô  nhiễm  môi  trường  thứ  cấp  nếu  chúng  không được sản xuất và vận hành đúng qui định  và đúng các qui chuẩn.   Do  vậy,  việc  khảo  sát  đánh  giá  thực  trạng  chất  lượng không khí ở các khu vực xử  lý chất  thải y tế của các bệnh viện là hết sức quan trọng  và  cần  thiết  nhằm  kiểm  soát,  phòng  chống  ô  nhiễm môi  trường  tại  các  cơ  sở  y  tế,  hạn  chế  những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe người cán  bộ y tế vận hành các hệ thống xử  lý chất thải y  tế, hay cho cả các cộng đồng dân cư quanh các  bệnh viện tại các tỉnh thành phía Nam.   Đề  tài nghiên cứu khoa học này được  thực  hiện với mục  tiêu  tổng quát: “Xác định và đánh  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  731 giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực  lò đốt rác y tế và hệ thống xử lý nước thải bệnh viện  của một  số  bệnh  viện  tuyến Trung  ương  và  tuyến  tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2013.”   Nhằm giải quyết ba mục tiêu cụ thể sau:  Xác định mức độ ô nhiễm môi trường không  khí  tại xung quanh khu vực  lò  đốt  rác y  tế  tại  một  số  bệnh  viện  tuyến Trung  ương  và  tuyến  tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.  Xác định mức độ ô nhiễm môi trường không  khí tại xung quanh khu vực hệ thống xử lý nước  thải bệnh viện tại một số bệnh viện tuyến Trung  ương  và  tuyến  tỉnh  khu  vực  Đồng  bằng  Sông  Cửu Long.  ÐỐI TƯỢNG ‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Ðối tượng nghiên cứu   Các lò đốt rác y tế.  Các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.  Ðịa điểm và thời gian nghiên cứu  Các bệnh viện  tuyến Trung  ương và  tuyến  tỉnh trên địa bàn khu vực Đồng bằng Sông Cửu  Long gồm: Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc  Trăng, Vĩnh Long và Cà Mau trong khoảng thời  gian 2013.   Thiết kế nghiên cứu  Mô tả cắt ngang.  Cỡ mẫu và cách chọn mẫu   Số đơn vị được khảo sát: 6 bệnh viện tuyến  Trung ương và tuyến tỉnh.   Cỡ mẫu  :  Tất  cả  các  lò  đốt  rác  y  tế  và  hệ  thống xử  lý nước  thải bệnh viện các  loại của 6  bệnh viện.  Phương pháp đo và phân tích   Xét  nghiệm  SO2  : Air  Sampling & Anlysis  Method 704A*.  Xét nghiệm NO2 : Thường qui kĩ thuật Viện  YHLĐ‐VSMT 2002.  Xét nghiệm HCl  : Thường qui kĩ thuật Viện  YHLĐ‐VSMT 2002.  Xét nghiệm H2S  : Thường qui kĩ  thuật Viện  YHLĐ‐VSMT 2002.  Xét nghiệm CO : 52TCN 352‐1989.  Xét  nghiệm  Pb  :  TCVN5704  &  5754‐1993  AAS‐ APHA 3500.  Xét  nghiệm  Cd  :  TCVN5704  &  5754‐1993  AAS‐ APHA 3500.  Xét  nghiệm  Hg  :  TCVN5704  &  5754‐1993  AAS‐ APHA 3500.  Xét nghiệm HF : TCVN 4499 – 1989.  Xét nghiệm Bụi : TCVN 5704 : 93.   * Phép thử đã được công nhận phù hợp theo ISO/IEC  17025 : 2005; TQKT: Thường qui kỹ thuật của Bộ Y tế  năm 2002. Giới hạn phát hiện: Cd: 0,0001 mg/m3; Hg:  0,0001 mg/m3; Pb: 0,00015 mg/m3, HF : 0,04 mg/m3.   Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí  Tiêu  chuẩn  QCVN05:  2009/BTNMT  và  QCVN06: 2009/BTNMT.  Phương pháp phân tích, xử lý số liệu   Xử lý số liệu   Sử dụng phần mềm EXCEL để nhập và xử lý  số liệu.   Phương pháp phân tích    Các phương pháp  thống kê: Thống kê mô  tả :   Tần số và  tỷ  lệ phần  trăm các mẫu đo đảm  bảo  và  không  đảm  bảo  tiêu  chuẩn  QCVN05:  2009/BTNMT và QCVN06: 2009/BTNMT.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 732 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Kết quả Khảo sát nồng độ bụi, hóa chất và hơi khí độc   Nồng độ hơi khí độc tại khu vực bể xử lý nước thải của 6 bệnh viện  Bảng 1. Kết quả khảo sát nồng độ hóa chất và hơi khí độc tại khu vực bể xử lý nước thải bệnh viện của 6 bệnh  viện  SỐ TT Các loại hóa chất và hơi khí độc trong không khí (KK) Nồng độ (mg/m3KK) Tiêu chuẩn QCVN05: 2009/BTNMT và QCVN06: 2009/BTNMT 1 Nồng độ khí SO2 0,015 – 0,035 0,350 2 Nồng độ khí NO2 0,012 – 0,044 0,200 3 Nồng độ khí H2S 0,014 – 0,060* 0,042 Ghi chú : *có 2 bệnh viện có chỉ tiêu đo vượt TCVSCP là Cần Thơ và Cà Mau  Kết quả bảng 1 cho  thấy phần  lớn các mẫu  đo nồng độ các hơi khí độc trong không khí tại  khu vực các bể chứa nước thải bệnh viện đều có  nồng  độ khá  thấp nằm  trong ngưỡng giới hạn  tối đa cho phép. Chỉ có 1 mẫu đo nồng độ khí  H2S  trong không khí  tại khu vực bể chứa nước  thải  của  bệnh  viện Cần  Thơ  là  khá  cao  (0,060  mg/m3KK),  vượt  tiêu  chuẩn  vệ  sinh  cho  phép  1,43 lần. Điều này có lẽ là do hiện nay hệ thống  xử lý nước thải của bệnh viện Cần Thơ đang bị  quá tải do vậy, khả năng xử lý nước thải bị hạn  chế, hoặc do các lắp đường cống thải trong bệnh  viên bị bể vỡ, không có nắp đậy kín.  Nồng độ bụi, hóa chất và hơi khí độc tại khu vực lò đốt rác thải rắn y tế của bệnh viện  Bảng 2. Kết quả khảo sát nồng độ bụi, hóa chất và hơi khí độc tại khu vực lò đốt rác y tế của 6 bệnh viện  SỐ TT Các loại hóa chất và hơi khí độc trong không khí (KK) Nồng độ (mg/m3KK) Tiêu chuẩn QCVN05: 2009/BTNMT và QCVN06: 2009/BTNMT 1 Nồng độ khí SO2 0,015 – 0,035 0,350 2 Nồng độ khí NO2 0,012 – 0,044 0,200 3 Nồng độ khí HCl 0,067 – 0,390 0,400 4 Nồng độ khí CO 4,0 – 7,2 30 5 Nồng độ hơi chì (Pb) KPH – 0,0070* 0,0005 6 Nồng độ hơi Cadimi (Cd) KPH 0,0004 7 Nồng độ hơi Thủy ngân (Hg) KPH – 0,0034** 0,0003 8 Nồng độ khí HF (a. Flohydric) KPH – 0,18*** 0,02 9 Nồng độ bụi trong không khí 0,248 – 0,37**** 0,3 Ghi chú: * Có 2 bệnh viện có chỉ tiêu đo vượt TCVSCP là bệnh viện HG, ST ** Có 1 bệnh viện có chỉ tiêu đo vượt TCVSCP  là bệnh viện CM. *** Có 2 bệnh viện có chỉ tiêu đo vượt TCVSCP là bệnh viện HG,VL. **** Có 2 bệnh viện có chỉ tiêu đo  vượt TCVSCP là bệnh viện ST,HG  Kết quả đo đạc nồng độ hóa chất, hơi khí độc  và  bụi  trong  không  khí  ở  bảng  2  cho  thấy,  tại  thời điểm kiểm tra nồng độ các chất vô cơ như  SO2, NO2, HCl và CO  đều  ở ngưỡng khá  thấp,  bảo  đảm  tiêu  chuẩn  vệ  sinh  cho  phép  (Tiêu  chuẩn  QCVN05:  2009/BTNMT  và  QCVN06:  2009/BTNMT). Tuy nhiên, nồng  độ bụi và kim  loại nặng trong không khí lại khá cao (ngoại trừ  Cadimi có nồng độ thấp không phát hiện được),  vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 1,23 lần – 14  lần. Trong đó, đáng ngại nhất là có 2 bệnh viện  tỉnh  là Hậu Giang và Sóc Trăng có nồng độ chì  vô cơ quá cao ở gần  lò đốt rác y tế (có mẫu đo  vượt TCVSCP tới 14 lần), tạo ra nguy cơ nhiễm  độc  chì  vố  cơ  khá  cao  cho  những  người  xung  quanh. bệnh viện Cà Mau có nồng độ Hg trong  không  khí  cao  vượt  TCVSCP  11,33  lần.  bệnh  viện HG có nồng độ HF gần lò đốt rác cao vượt  TCVSCP 9  lần. Riêng nồng độ bụi  trong không  khí cũng có 2 bệnh viện tỉnh là Sóc Trăng và Hậu  Giang  cũng khá  cao, vượt TCVSCP  là 1,23  lần.  Nồng độ kim loại nặng tăng cao trong không khí  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  733 gần lò đốt rác y tế có thể là do các loại kim loại  này để lẫn trong chất thải y tế được mang đi đốt  hoặc cũng do chất lượng lò đốt rác chưa tốt, hệ  thống xử lý bụi và hơi khí độc hoạt động không  hiệu quả.  Kết quả khảo sát về mức độ ô nhiễm môi trường do bụi và hơi khí độc   Bảng 3. Kết quả khảo sát nồng độ bụi, hóa chất và hơi khí độc tại khu vực xử lý nước thải y tế của 6 bệnh viện  SỐ TT Các loại hóa chất và hơi khí độc trong không khí (KK) Số lượng mẫu khảo sát Số lượng mẫu không bảo đảm TCVSCP Tỷ lệ mẫu không bảo đảm 1 Nồng độ khí SO2 6 0 0/6 2 Nồng độ khí NO2 6 0 0/6 3 Nồng độ khí H2S 6 2 2/6 (33,33%) Tổng cộng 18 2 2/18 (11,11%) Kết quả bảng 3 cho thấy có 2/6 (33,33%) khu  vực  xử  lý nước  thải y  tế  trong  6 bệnh viện  có  nồng  độ  hơi  khí  độc H2S  cao,  vượt  TCVSCP.  Nguyên nhân có thể  là do hệ thống xử  lý nước  thải  được quản  lý và vận hành  chưa hiệu quả,  các  lắp  đậy bể  chứa xử  lý nước  thải và  của hệ  thống cống thu gom bị hở nhiều.   Bảng 4. Kết quả khảo sát nồng độ bụi, hóa chất và hơi khí độc tại khu vực xử lý nước thải y tế của 6 bệnh viện  SỐ TT Các loại hóa chất và hơi khí độc trong không khí (KK) Số lượng mẫu khảo sát Số lượng mẫu không bảo đảm TCVSCP Tỷ lệ mẫu không bảo đảm 1 Nồng độ khí SO2 6 0 0/6 2 Nồng độ khí NO2 6 0 0/6 3 Nồng độ khí HCl 6 0 0/6 4 Nồng độ khí CO 6 0 0/6 5 Nồng độ hơi chì (Pb) 6 2 2/6 (33,33%) 6 Nồng độ hơi Cadimi (Cd) 6 0 0/6 7 Nồng độ hơi Thủy ngân (Hg) 6 1 1/6 (16,66%) 8 Nồng độ khí HF (a. Flohydric) 6 2 2/6(33,33%) 9 Nồng độ bụi trong không khí 6 2 2/6 (33,33%) Tổng cộng 54 6 6/54 (11,11%) Kết  quả  khảo  sát  nồng  độ  bụi  và  hơi  khí  độc xung quanh các lò đốt rác y tế của 6 bệnh  viện cho thấy có 6/54 (chiếm 11,11% ) mẫu đo  không bảo đảm  tiêu chuẩn vệ  sinh cho phép.  Trong đó đáng ngại nhất là khá nhiều mẫu hơi  kim  loại nặng vượt TCVSCP. Trong đó có 2/6  mẫu đo hơi chì vượt TCVSCP; 1/6 mẫu đo hơi  Thủy ngân (Hg) vượt TCVSCP. Có 2/6 mẫu đo  HF  không  bảo  đảm  tiêu  chuẩn  vệ  sinh  cho  phép. Nồng  độ bụi  trong không khí gần khu  vực  lò đốt  rác y  tế cũng có 2/6 mẫu đo của 6  bệnh viện vượt TCVSCP.  Như vậy, trong 6 bệnh viện được quan trắc  thì chỉ có duy nhất bệnh viện Trà Vinh không có  bất kỳ chỉ  tiêu nồng độ bụi và hơi khí độc nào  vượt TCVSCP ở cả khu vực hệ thống xử lý nước  thải và khu vực  lò đốt rác y tế. Ngược  lại bệnh  viện Hậu Giang có  tới 3/12 chỉ  tiêu  là nồng độ  bụi, nồng độ HF và nồng độ hơi Pb trong không  khí cao vượt TCVSCP, tiếp đến là các bệnh viện  Cà Mau,  Sóc  Trăng  đều  có  2/12  chỉ  tiêu  trong  không khí cao vượt TCVSCP. Các bệnh viện Cần  Thơ và Vĩnh Long, mỗi bệnh viện đều có 1/12 chỉ  tiêu trong không khí cao vượt TCVSCP.  Kết quả quan  trắc nồng  độ hơi khí  độc  tại  khu vực của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện  của chúng tôi tại 6 bệnh viện tuyến Trung ương  và  tuyến  tỉnh năm 2013 khi so sánh với các kết  quả nghiên cứu khác cho thấy nồng độ khí H2S  trong không khí ở khu vực hệ thống xử lý nước  thải dao động ở mức  từ 0,014 – 0,060  thấp hơn  khá nhiều so với kết quả khảo sát của Nguyễn  Khắc Hải, Viện Y học  lao động và Vệ sinh môi  trường khảo sát trong những năm 2003  ‐ 2004(1)  với nồng độ H2S trong không khí khu vực đầu ra  của 49 hệ thống xử lý nước thải bệnh viện trung  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 734 bình  là  0,051  ‐  0,116 mg/m3;  nồng  độ  khí  SO2  trong không khí ở 6 bệnh viện chúng tôi khảo sát  cũng  thấp  hơn  nhiều  so  với  nghiên  cứu  của  Nguyễn Khắc Hải (với mức dao động trung bình  từ 0,146 – 0,152 mg/m3). Riêng nồng độ khí NO2  thì  tương  đương  với  kết  quả  khảo  sát  của  Nguyễn Khắc Hải (với mức dao động trung bình  từ 0,026 – 0,035 mg/m3)(1).   Kết quả quan  trắc nồng  độ hơi khí  độc  tại  khu vực của Lò đốt rác y tế của chúng  tôi tại 6  bệnh viện cho thấy, các chỉ tiêu cơ bản như CO,  SO2, NO2 đều thấp nằm trong giới hạn tối đa cho  phép,  tương  đương  với  kết  quả  khảo  sát  của  Nguyễn Khắc Hải, Viện Y học  lao  động và vệ  sinh môi trường khảo sát trong những năm 2003  – 2004(1).  Kết quả quan  trắc nồng  độ hơi khí  độc  tại  khu vực  của  lò  đốt  rác y  tế và hệ  thống xử  lý  nước  thải  của  chúng  tôi  tại  6  bệnh  viện  tuyến  Trung  ương  và  tuyến  tỉnh  năm  2013  cho  thấy  mức độ ô nhiễm môi trường không khí do xử lý  chất thải y tế là đáng quan tâm. Kết quả khảo sát  có  tới  5/6 bệnh viện  là  có  ít nhất  1  chỉ  tiêu  đo  nồng độ bụi và hơi khí độc trong không khí cao  vượt mức  giới  hạn  tối  đa  cho  phép  và  cần  có  những giải pháp phù hợp để khắc phục để bảo  đảm môi trường trong sạch của bệnh viện.  Bảng 5. Kết quả khảo sát các loại hóa chất và hơi khí độc trong không khí của 6 bệnh viện  SỐ TT Các loại hóa chất và hơi khí độc trong không khí (KK) Nồng độ (mg/m3KK) Tiêu chuẩn QCVN05: 2009/BTNMT và QCVN06: 2009/BTNMT 1 Nồng độ khí SO2 0,015 – 0,035 0,350 2 Nồng độ khí NO2 0,012 – 0,044 0,200 3 Nồng độ khí HCl 0,067 – 0,390 0,400 4 Nồng độ khí CO 4,0 – 7,2 30 5 Nồng độ hơi chì (Pb) KPH – 0,0070* 0,0005 6 Nồng độ hơi Cadimi (Cd) KPH 0,0004 7 Nồng độ hơi Thủy ngân (Hg) KPH – 0,0034** 0,0003 8 Nồng độ khí HF (a. Flohydric) KPH – 0,18*** 0,02 9 Nồng độ bụi trong không khí 0,248 – 0,37**** 0,3 KẾT LUẬN  Qua  các  kết  quả  nghiên  cứu,  chúng  tôi  có  một số kết luận sau :  Phần  lớn  các mẫu  đo  nồng  độ  các  hơi  khí  độc  trong  không  khí  tại  khu  vực  các  bể  chứa  nước  thải bệnh viện  đều  có nồng  độ khá  thấp  nằm trong ngưỡng giới hạn tối đa cho phép.   Có  2/6  chỉ  tiêu  không  đảm  bảo  TCVSCP  trong  đó  có  1 mẫu  đo  nồng  độ  khí H2S  trong  không  khí  tại  khu  vực  bể  chứa  nước  thải  của  bệnh viện Cần Thơ là khá cao (0,060 mg/m3KK),  vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 1,43 lần.  Kết quả khảo sát nồng độ bụi và hơi khí độc  xung quanh các  lò đốt rác y  tế của 6 bệnh viện  cho thấy có 6/54 (chiếm 11,11% ) mẫu đo không  bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.   Nhiều mẫu hơi kim loại nặng vượt TCVSCP.  Trong đó có 2/6 mẫu đo hơi chì và 1/6 mẫu đo  hơi Thủy ngân (Hg) vượt TCVSCP.   Nồng độ bụi trong không khí gần khu vực lò  đốt rác y tế cũng có 2/6 mẫu đo của 6 bệnh viện  vượt TCVSCP.  5/6 bệnh viện là có ít nhất 1 chỉ tiêu đo nồng  độ bụi và hơi khí độc trong không khí cao vượt  mức giới hạn  tối đa cho phép và cần có những  giải  pháp  phù  hợp  để  khắc  phục  để  bảo  đảm  môi trường trong sạch của bệnh viện.  KIẾN NGHỊ  Để cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ  y tế đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm  môi  trường,  chúng  tôi  xin  có một  số  đề  xuất  kiến nghị sau:  Các  bệnh  viện  cần  chú  trọng  hơn  tới  việc  kiểm tra, bảo trì các hệ thống cống thu gom nước  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  735 thải,  đậy kín  các nắp  cống, bể  chứa nước  thải,  giám sát chặt chẽ qui trình vận hành hệ thống xử  lý nước thải qui qui định để hạn chế khí H2S.  Các  bệnh  viện  cần  chú  trọng  hơn  tới  việc  kiểm tra, bảo trì các hệ thống lò đốt rác y tế, xem  xét sửa chữa nâng cấp hay  lắp đặt  thêm các hệ  thống xử lý khí thải lò đốt rác y tế .  Trang bị khẩu trang than hoạt tính cho tất cả  cán  bộ  thường  xuyên  làm  việc  ở  khu  vực Hệ  thống xử lý nước thải và Hệ thống lò đốt rác y tế.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Nguyễn Khắc Hải và CS (2004). Nghiên cứu đề xuất các giải  pháp xử lý chất thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường. Báo  cáo  tổng  kết  nhiệm  vụ  quản  lý Nhà  nước  về  bảo  vệ môi  trường.  Đề  tài NCKH  cấp  Bộ  y  tế. Viện YHLР và VSMT.  Tr.57.  2. Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Thị Hồng Tú và CS (2010). Điều  kiện lao động đặc thù và Sức khỏe nghề nghiệp của nhân viên  Y tế trong giai đoạn hiện nay. Nhà xuất bản Giao thông vận  tải. Hà Nội. Tr.42.  3. Nguyễn Thị Ngọc Lan và CS (2011). Dịch vụ Y tế lao động cơ  bản và cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở y tế. NXB  Heart& Mind. Hà Nội. Tr. 20.  4. Viện Vệ sinh Y tế công cộng Tp. HCM (2007). Báo cáo kết quả  quan  trắc môi  trường  ngành  y  tế  năm  2007.  Đề  tài/Dự  án  NCKH cấp Bộ 2007. Tr. 34‐45.  Ngày nhận bài báo:       17/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   11/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_chat_luong_moi_truong_khong_khi_khu_vuc_xu_ly_cha.pdf
Tài liệu liên quan