Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông, âm, ngư nghiệp trên cơ
sở phát triển quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị nông sản hàng hóa
Chuỗi giá trị là một tập hợp tất cả các hoạt động tập trung vào việc tạo ra hoặc tăng
thêm giá trị cho sản phẩm. Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ là xu thế tất yếu và nhu cầu không thể thiếu của các hộ dân, cá thể Để phát
huy tốt vai trò liên kết chuỗi giá trị, cần tập trung vào: Đẩy mạnh việc hình thành các hợp
tác xã kiểu mới, tuyên truyền cho ngƣời dân nhận thức đƣợc vai trò của hợp tác xã kiểu
mới. Cùng với đó, cần tập trung vào giải pháp về cánh đồng lớn, kết hợp với xây dựng hệ
sinh thái đồng bộ cho chuỗi liên kết nhƣ: quy hoạch vùng nguyên liệu, phƣơng thức sản
xuất, nhà máy chế biến, trung tâm nghiên cứu. Một khía cạnh quan trọng khác là, cần phân
vai giữa ba nhà: khoa học - doanh nghiệp - nông ân nhƣ a đỉnh của tam giác đều. Nhà
nƣớc ở trọng tâm với vai trò kiến tạo, tạo lập luật chơi, trọng tài và chế tài cho liên kết này.
Về cơ chế, bên cạnh nguồn Ngân sách Nhà nƣớc, theo chúng tôi, cần có thêm chính sách
khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ
cao Đ đến lúc chúng ta cần phải có một tƣ uy mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn
bền vững theo phƣơng pháp chuỗi giá trị.
Thứ ba, nâng cao chất ượng nguồn nhân lực nông thôn
Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ngọc Lặc phát triển nhanh và
bền vững phải quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, nó phải đƣợc coi là giải pháp trọng
điểm, là khâu “đột phá” Trước hết, tiếp tục rà soát, xác định nhu cầu học nghề của lao động
trên địa àn và những nghề phù hợp với điều kiện từng địa àn nhằm đáp ứng nguyện vọng
ngƣời lao động, đảm bảo hiệu quả sau học nghề. Hai là, tăng số lƣợng cơ sở đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, kết hợp đa ạng hóa các hình thức đào tạo nghề. Ba là, đổi mới nội
ung, phƣơng pháp, chƣơng trình đào tạo gắn với thực hành, thực tiễn. Bốn là, ƣu tiên tài
chính cho đào tạo nghề trong phân bổ nguồn vốn từ ngân sách cho giáo dục đào tạo. Năm là,
đề xuất với chính quyền huyện Ngọc Lặc tiếp tục phối hợp với Trung tâm Ứng dụng khoa
học - kĩ thuật Trƣờng Đại học Hồng Đức tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn nghề nhƣ trồng rau
an toàn, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, . theo tiêu chuẩn VietGAP Đây là những khóa học
trang bị cho ngƣời dân các kiến thức và thực hành kỹ năng nghề cho ngƣời nông dân.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ngọc Lặc hiện nay - Một số đề xuất, kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
132
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN NGỌC LẶC HIỆN NAY -
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Đới Thị Thêu1
TÓM TẮT
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và ảo vệ Tổ quốc Việt Nam, à cơ sở và ực ượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội ền vững của huyện Ngọc Lặc. Trên cơ sở khái quát thực
trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Ngọc Lặc, thành tựu đạt
được và hạn chế, nguyên nhân, tác giả nêu ên một số đề xuất, kiến nghị góp phần đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, huyện Ngọc Lặc.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có tầm quan
trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển
kinh tế địa phƣơng, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh
Hóa là địa phƣơng có nhiều tiềm năng phát triển nền nông nghiệp tập trung quy mô lớn.
Quán triệt quan điểm của Đại hội Đảng khóa XII về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa
lớn, ứng dụng công nghệ cao, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Đảng bộ huyện Ngọc Lặc đ an
hành các chủ trƣơng, ch nh sách đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong những năm qua,
huyện đ tập trung vào phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa (SXHH) gắn
với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc triển khai trên
thực tế còn gặp không t khó khăn, thách thức, kết quả đạt đƣợc chƣa xứng với tiềm năng,
một số hạn chế, bất cập ngày càng bộc lộ rõ so với yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới. Bài
viết khái quát thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Ngọc Lặc, nêu lên một số đề
xuất, kiến nghị đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ này trên địa bàn huyện.
2. NỘI DUNG
2.1. Những yếu tố tác động đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Ngọc Lặc
Vị trí địa lý: huyện Ngọc Lặc nằm ở khu vực miền n i ph a Tây của tỉnh, cách thành phố
Thanh Hóa 76km; phía Bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thƣớc; phía Nam giáp huyện Thọ
Xuân, Thƣờng Xuân; phía Tây giáp huyện Lang Chánh; ph a Đông giáp huyện Thọ Xuân, Yên
Định. Tọa độ địa lý từ 19o55‟ đến 20o17‟ vĩ độ Bắc và từ 105o31‟ kinh độ Đông, nằm trọn
trong múi giờ thứ 7 (giờ quốc tế GMT) ở vùng nhiệt đới, nguồn năng lƣợng mặt trời dồi dào
1Khoa Lý uận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
133
cho các quá trình phát triển của thế giới sinh vật. Với vị tr tƣơng đối đặc biệt, nằm trong vùng
trung tâm kết nối 11 huyện, đƣợc xem là cửa ngõ của các huyện miền núi phía Tây xuống
đồng bằng trung du của tỉnh. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Ngọc Lặc đƣợc
Trung ƣơng và tỉnh quan tâm đầu tƣ phát triển thành trung tâm kinh tế, văn hóa của miền núi
phía Tây, trở thành huyện khá vào năm 2040 và trở thành Thị x trƣớc năm 2030 [6].
Về điều kiện tự nhiên, với địa hình là đồi núi phía Tây, đồng bằng phía Đông xen k đồi,
gò, sông tạo nên điều kiện thổ nhƣỡng phong phú, thành phần loài đa ạng với nhiều loại cây
gỗ, chiếm ƣu thế là cây thuộc họ Đậu, Dầu, Xoan, Bồ h n, Thảm thực vật là các loại rừng
nhiệt đới mùa cây lá rộng, mùa Đông hơi khô và lạnh, sinh trƣởng trên các loại đất khác nhau,
trên n i đá vôi, trên i ồi cát s i ven suối. Rừng trồng đ có rất lâu, nhất là rừng luồng, xoan,
ngoài ra còn cây keo lá tràm, tạo nên lợi thế to lớn trong phát triển kinh tế lâm nghiệp. Hệ
thực vật và động vật phong phú với 1000 loài thƣc vật bậc cao, các loài gỗ quý. Ngoài hệ thực
vật tự nhiên, Ngọc Lặc có hệ thực vật hình thành o tác động của con ngƣời nhƣ rừng luồng,
xoan, mỡ, keo tai tƣợng, bạch đàn, có tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Về đất đai, là huyện ở phía Tây bắc tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích tự nhiên
495,53 km2 với địa hình phức tạp, đồi núi ở phía Tây (chiếm 40,1% diện t ch , đỉnh Lam
Sơn 472 m , đồng bằng phía Đông xen nhiều đồi gò. Năm 2018, tổng diện t ch đất là
49.098,78 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 14 247,91 ha, đất lâm nghiệp 25.067,30 ha,
đất nuôi trồng thủy sản 335,98, đất chuyên ng 3 097,49 ha, đất ở 3.867,10 ha [3; tr.4].
Tiềm năng của Ngọc Lặc trƣớc hết là đất đai rộng lớn với bốn v ng đặc trƣng: v ng Tây
bắc, núi cao thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp; v ng đồi thấp phía Tây Nam, thuận lợi
phát triển cây công nghiệp; vùng phía Đông - v ng đồi thuận lợi cho nông nghiệp, lâm
nghiệp và vùng trung tâm huyện tƣơng đối bằng phẳng là tiền đề quan trọng cho quy hoạch
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đô thị. Với diện t ch đất nông,
lâm nghiệp là chủ yếu, điều kiện thổ nhƣỡng phong phú thuận lợi cho phát triển nền nông
nghiệp chất lƣợng cao: l a, ngô, m a đƣờng, cao su, sắn; chăn nuôi đại gia s c nhƣ: trâu,
bò, dê; phát triển sản xuất nông - lâm kết hợp, mô hình kinh tế trang trại, gia trại sản xuất
vƣờn rừng, vƣờn đồi, chăn nuôi gia s c gia cầm.
Về hệ thống giao thông, huyện có trục đƣờng Hồ Chí Minh và Quốc lộ 15A đi qua,
tiếp giáp Cảng Hàng không Thọ Xuân (khoảng 30 km), cách Cảng biển nƣớc sâu Nghi Sơn
gần 100 km... Bên cạnh đó, Ngọc Lặc nằm cận kề Khu công nông nghiệp công nghệ cao
Lam Sơn Sao Vàng đầu tàu kinh tế thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa Đây đƣợc coi là đầu mối
hạ tầng giao thông quan trọng phục vụ cho đi lại, trao đổi hàng hóa thuận lợi giữa khu vực
miền núi và trong toàn tỉnh Theo đánh giá của ông Ngô Tiến Ngọc, nguyên Chủ tịch
UBND huyện, Ngọc Lặc có thể giao lƣu phát triển kinh tế với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
là các trung tâm kinh tế lớn của đất nƣớc và cả của nƣớc bạn Lào [4].
Đặc điểm về kinh tế - xã hội, theo số liệu của chi cục thống kê huyện Ngọc Lặc năm
2018, huyện có 21 xã và 1 thị trấn, tổng dân số là 134 084 ngƣời, bình quân 274
ngƣời/km² Dân cƣ sống tập trung, có nguồn lao động là 71 390 ngƣời, chiếm 53,2% dân
số; số ngƣời đang làm việc trong các ngành kinh tế là 80 296 lao động, chiếm 59,9% dân
số. Nguồn lao động dồi ào, cơ cấu và chất lƣợng đang có sự chuyển biến theo hƣớng tích
cực, đƣợc coi là nguồn lực quan trọng thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chuyển đổi
mô hình tăng trƣởng kinh tế.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
134
Bên cạnh đó, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ X (2006) về đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nƣớc, tiếp tục đƣợc bổ sung, điều chỉnh qua các kỳ Đại hội XI, XII, ƣới sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Ngọc Lặc tiếp tục triển khai cơ chế khoán phù hợp với
điều kiện tự nhiên, thực tiễn của một địa phƣơng miền n i Trong 15 năm trở lại đây, Đảng
bộ huyện đ chỉ đạo xây dựng, an hành chƣơng trình, đề án trọng điểm nhƣ: thực hiện
Chỉ thị số 19-CT/HU về tăng cƣờng sự l nh đạo thực hiện xây dựng Nông thôn mới; Nghị
quyết 02-NQ/HU về phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa, năng
suất, chất lƣợng hiệu quả gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2021,
định hƣớng đến năm 2025; Nghị quyết 06-NQ/HU ngày 27/2/2012 về đẩy mạnh thâm canh
4 cây trồng chủ lực: mía, lúa, luồng, cao su... Thực chất của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn Ngọc Lặc bao gồm: trong nông nghiệp là nông, lâm, thủy sản; trong
nông thôn là phát triển kinh tế, văn hóa, x hội gắn với xây dựng nông thôn mới Trên đây
là những yếu tố đóng vai tr nổi bật trong tiến trình CNH của Ngọc Lặc từ khi đổi mới đến
nay. Ngoài ra, còn các nhân tố khác nhƣ đặc điểm thành phần ân cƣ và phân ố tộc ngƣời,
các yếu tố khác thuộc kết cấu hạ tầng, truyền thống văn hóa, x hội. Tổng thể các nhân tố
trên có mối quan hệ chặt ch , th c đẩy lẫn nhau, tạo động lực to lớn cho sự nghiệp CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện.
Với tiềm năng và lợi thế nói trên, Ngọc Lặc có nhiều thuận lợi trong việc đẩy nhanh
tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Khái quát thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở huyện Ngọc Lặc
2.2.1. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ĩnh vực nông nghiệp
Một trong những nội ung cơ ản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây
dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Dƣới sự l nh đạo của Đảng bộ, sự nỗ lực của an, ngành, đoàn
thể trên địa bàn huyện, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đ đạt đƣợc thành tựu ấn tƣợng.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của huyện đang iễn ra theo hƣớng tích cực.
Bảng 1. Cơ cấu kinh tế tính theo giá trị sản xuất
Đơn vị tính: %)
Nội dung 2005 2010 2015 2018
Nông - lâm - thủy sản 57.45 48.73 34.82 28.23
Công nghiệp và xây dựng 14.13 13.17 23.17 26.95
Dịch vụ 28.43 38.10 42.01 48.82
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ngọc Lặc)
Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng,
ngành dịch vụ tăng lên Đây là sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc. Số liệu bảng 1 cho thấy, từ 2005 đến
2018, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 57,45% (2005) xuống còn 28,23% (2018).
Trong đó, theo số liệu của Chi cục thống kê huyện Ngọc Lặc, tỷ trọng nông nghiệp giảm
mạnh từ 43,56% (2005) xuống 22,51% (2018), lâm nghiệp giảm từ 13,54% (2005) xuống
5,05% (2018), tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 0,35% (2005) lên 0,67% (2018). Từ những
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
135
năm 2010 trở lại đây, Ngọc Lặc đang có sự chuyển biến rõ nét từ nền sản xuất nh lẻ, manh
mún, mang tính thuần nông sang sản xuất quy mô lớn. Huyện đ tiến hành bố trí lại cơ cấu
mùa vụ, tái cơ cấu theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao nhƣ công nghệ tƣới nƣớc nh giọt
của Israel, chuỗi liên kết chăn nuôi gà xuất khẩu 4A. Đ ƣớc đầu hình thành một số vùng
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhƣ: mô hình trồng vải không hạt và ơ Israel
trên diện tích gần 30 ha ở Nông trƣờng Sông Âm do Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ
cao Hồ Gƣơm; triển khai trang trại chăn nuôi gà theo chuỗi công nghệ cao của Công ty cổ
phần Giống và Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân tại xã Minh Tiến, quy mô 4,9 ha, công suất
936 000 con gà/năm Các mô hình đều áp dụng công nghệ cao từ khâu ƣơm giống, chăm sóc
đến đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện cũng mời gọi nhiều chuyên gia đến từ các
nƣớc có nền nông nghiệp phát triển nhƣ: Israel, Nhật Bản, Thái Lan đến hƣớng dẫn đồng bào
cách chăm sóc, xử lý đất, chọn giống. Giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1 ha đất trồng trọt liên
tục tăng từ 40,94 (2010) lên 68,20 (2018) triệu đồng [3; tr.2] Năm 2008, lĩnh vực nông
nghiệp chƣa có giá trị xuất khẩu thì những năm gần đây oanh thu xuất khẩu đạt 14,1 triệu
USD [8]. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp của huyện cũng gặp khó khăn Với mục đ ch
tìm hiểu khó khăn ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, ch ng tôi đ tiến hành điều tra xã
hội học, khảo sát 345 mẫu đại diện theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và lấy mẫu theo
cụm, thuộc các xã Nguyệt Ấn, Ngọc Trung, Vân Am, Cao Ngọc, với nội dung câu h i là,
“Anh/chị vui lòng cho biết những khó khăn mà anh chị cho là chủ yếu ảnh hưởng đến canh
tác nông nghiệp của gia đình?”. Câu trả lời nhận đƣợc lý do với tỷ lệ nhƣ sau: thiếu nƣớc
m a khô 35,0% , đất xấu 10,0% , đƣờng sá (11,0%), giá cả không ổn định (30,0%), không
có đất (3,0%), thiếu lao động (1,0%), vốn đầu tƣ 10,0%). Thực tế cho thấy, một số xã tình
trạng diện t ch đất sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về nƣớc tƣới, đặc biệt vào mùa khô
[2]. Lĩnh vực chăn nuôi cũng có ƣớc chuyển biến Quy mô chăn nuôi lợn, gà đƣợc mở rộng,
hình thành trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung tại xã Minh Tiến, Lộc Thịnh, Phúc
Thịnh. Tuy nhiên, tỷ lệ chăn nuôi từ 1 đến 2 con vẫn chiếm đa số quy mô sản xuất nh lẻ là
phổ biến, tốc độ tăng trƣởng còn rất chậm, chủ yếu mang tính tự phát, chƣa đồng bộ.
Cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, từ 14,13% (2005) lên
26,95% (2018) (Bảng 2). Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của Ngọc Lặc đ có ƣớc nhảy
vọt với tỷ lệ tăng trƣởng đạt trên 34%/năm Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây
dựng tăng từ 89,6 tỷ đồng (2005) lên 2,087 tỷ đồng (2019) [1; tr.9]. Số cơ sở sản xuất công
nghiệp tăng 1,34% trong 8 năm.
Bảng 2. Số cơ sở sản xuất công nghiệp của huyện Ngọc Lặc
Đơn vị tính: Cơ sở)
Nội dung 2010 2015 2016 2017 2018
Khái khoáng 13 4 4 5 5
Công nghiệp chế biến, chế tạo 802 796 822 1051 1112
Sản xuất, phân phối điện, kh đốt, máy điều hòa 8 6 6 8 2
Cung cấp nƣớc, hoạt động và xử lý rác thải 1 1 - - -
Tổng số 824 807 832 1064 1119
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ngọc Lặc)
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
136
Hoạt động thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển, mở rộng từ trung tâm huyện lỵ
đến các điểm cƣ ân v ng sâu, v ng xa Tỷ trọng ngày càng tăng nhanh từ 28,43% (2005)
lên 48,82% (2018) (Bảng 2). Giá trị ngành dịch vụ tăng từ 105,4 tỷ đồng (2005) lên
3.680,6 tỷ đồng (2019) [1; tr.9]. Sự phát triển hệ thống thƣơng mại, thị trấn, thị tứ, chợ,
cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng với quy mô, giá trị hàng hóa ngày càng lớn.
Khu vực thị trấn Ngọc Lặc và một số khu công nghiệp đ trở thành trung tâm cung cấp,
phân phối, lƣu thông hàng hóa, dịch vụ cho các vùng trong huyện.
Chuyển biến trong cơ cấu và chất ượng nguồn ao động theo hướng CNH, HĐH. Sự
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của huyện có ảnh hƣởng trực tiếp đến quy mô và tốc độ
chuyển dịch cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế.
Bảng 3. Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế
Đơn vị tính: %)
STT Nội dung 2005 2010 2015 2018
1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 90.21 87.89 84.60 68.92
2 Công nghiệp và xây dựng 2.23 3.52 4.20 15.07
3 Dịch vụ 7.55 8.58 11.20 16.01
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ngọc Lặc)
Bảng cơ cấu lao động cho thấy, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ
90,21% (2005) xuống 68,92% 2018 , ngƣợc lại, lao động trong công nghiệp, xây dựng
tăng từ 2,23% (2005) lên 15,07% (2018), dịch vụ từ 7,55% (2005) lên 16,01% (2018). Sự
chuyển dịch tỷ trọng cơ cấu lao động kéo theo sự chuyển dịch về lực lƣợng lao động nông
thôn hoạt động trong các ngành kinh tế có xu hƣớng và mức độ biến động khác nhau.
Trong đó, lao động nông nghiệp, lâm, thủy sản là 49 201; lao động trong công nghiệp và
xây dựng là 10 758; lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 11 429 ngƣời Trong đó, số lao
động tham gia trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm, thủy sản cũng tăng lên nhanh
chóng. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng tích cực nhƣng chất lƣợng của
lao động còn thấp, chƣa đƣợc cải thiện nhiều trong những năm qua Tìm hiểu thực tế này,
ch ng tôi đặt câu h i “Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của anh/chị?” với 6 phƣơng
án. Câu trả lời nhận đƣợc theo tỷ lệ từ cao xuống thấp nhƣ sau: Chƣa qua đào tạo (70,4%),
trung cấp (13,0% , cao đẳng (7,0% , đại học (7,0% , trên đại học (0,9%).
Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp của huyện là kinh tế hộ, kinh tế
trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp Trong đó, kinh tế hộ là hình thức phổ
biến. Với mục đ ch làm rõ thực tế này, chúng tôi tiến hành khảo sát 345 ngƣời đại diện, câu
trả lời nhƣ sau: Hộ cá thể (74,8%); Trang trại (2,6%); Hợp tác xã (16,5%); Doanh nghiệp
nông nghiệp (3,5%); Khác (2,6%). Với quy mô nh bé, phân tán, kinh tế hộ ngày càng lộ rõ
hạn chế trong quá trình ứng dụng tiến bộ KHCN, nâng cao chất lƣợng nông sản hàng hóa.
Mặt khác, khả năng liên kết giữa các hộ nông dân khá rời rạc nên sức cạnh tranh còn yếu.
Kinh tế trang trại với quy môlớn hơn so với kinh tế hộ, sự phát triển trang trại tạo điều kiện
thuận lợi áp dụng thành tựu của KHCN, hiệu quả kinh tế cao hơn Đánh giá theo tiêu ch cũ,
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
137
Ngọc Lặc có 265 trang trại, chủ yếu là trang trại trồng trọt, tuy nhiên theo tiêu chí Thông tƣ
27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT là không có. Nguyên nhân chính là do sự phát
triển mô hình trang trại đang gặp một số khó khăn o sự hạn chế về năng lực quản trị, giới
hạn về diện t ch đất nông nghiệp và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng
thƣơng mại. Hợp tác xã (HTX) là nòng cốt của kinh tế tập thể, có vai trò quan trọng, góp
phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Toàn huyện hiện có 19 HTX trong đó, có 15
HTX dịch vụ nông nghiệp [10]. HTX chủ yếu làm một số khâu dịch vụ nhƣ làm đất, thủy
lợi, cung ứng vật tƣ nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Tuy có nhiều nỗ lực, vai trò của HTX
còn một số hạn chế: cơ sở vật chất yếu kém, ít dịch vụ, tái cơ cấu diễn ra chậm, gặp nhiều
khó khăn Nguyên nhân o nhận thức, năng lực của thành viên chƣa đáp ứng yêu cầu, c n tƣ
duy sản xuất nh , ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nƣớc Đối với doanh nghiệp nông, lâm, ngƣ
nghiệp, Ngọc Lặc hiện có 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt
động dịch vụ có liên quan. Số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp còn ít, nguồn lực
hạn chế, đầu tƣ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm gần 1% tổng số vốn SXKD của
toàn khu vực doanh nghiệp. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Kết
cấu hạ tầng phục vụ SXKD của doanh nghiệp yếu kém, chƣa có hệ thống dịch vụ logistics
hoàn chỉnh, khép kín cho nông sản, làm tăng chi phí, giảm chất lƣợng sản phẩm.
Thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp có thay đổi tích cực.Việc đƣa máy
móc, ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất để thay thế lao động thủ công là
một trong những yêu cầu của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm
qua, sự thay đổi mức độ cơ giới hóa diễn ra nhƣ sau:
Bảng 4. Cơ giới hóa trong nông nghiệp của huyện Ngọc Lặc
Nội dung ĐVT 2005 2010 2015 2018
Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp % 42.63 47.56 51.23 55.85
Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất L a làm đất ) % 65.37 76.19 82.31 87.13
Tỷ lệ cơ giới hóa trong các cây trồng khác % - - - -
Số lƣợng các công trình thủy lợi Công trình 156 158 158 158
Điện khí hóa (% số hộ sử dụng điện) % 98.61 99.32 99.57 99.85
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Ngọc Lặc)
Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp năm 2018 tăng 13,22% so với năm 2005, tƣơng
tự, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất Lúa làm đất...) tăng 22,36% Tuy nhiên, mức độ trang
bị máy móc, ứng dụng KHCN nhìn chung còn thấp so với trung bình của tỉnh. Ngọc Lặc là
huyện miền núi nên việc đƣa máy móc vào sử dụng còn nhiều bất cập và khó khăn Lý giải
điều này, theo chúng tôi, có ba nguyên nhân cơ ản: 1) Sự yếu kém của ngành cơ kh nông
nghiệp; 2) Tình trạng sản xuất phân tán và manh mún của các hộ nông ân; 3 Khó khăn
về tài chính của chủ thể kinh tế ở nông thôn.
Áp dụng công nghệ bảo quản và chế biến nông sản giữ vị trí quan trọng trong chuỗi
giá trị của sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, chính quyền địa phƣơng hết sức quan tâm
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
138
đến phát triển ngành nghề, cơ sở chế biến nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động.
Mặc dù vậy, công nghiệp chế biến của huyện chƣa phát huy đƣợc lợi thế vốn có. Câu
chuyện “đƣợc m a ngoài đồng, mất m a trong nhà” [5] đang là điểm ngh n trong phát
triển công nghiệp chế biến. Cụ thể: 1 D đ có những thành tựu khoa học - kĩ thuật đƣợc
áp dụng trong sản xuất nông nghiệp nhƣng chƣa hiệu quả và thiếu t nh đồng bộ; 2 Đầu tƣ
cho công nghiệp chế biến nông sản chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển nông
nghiệp; 3) Chính sách liên kết “ ốn nhà” c n gặp nhiều lúng túng và bất cập khi triển
khai trong thực tế; 4) Bất cập trong quy hoạch và chính sách dẫn đến tình trạng nhiều
cơ sở chế biến đứng trƣớc nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất.
2.2.2. Những chuyển biến trong nông thôn và quá trình đô thị hóa nông thôn
Việc phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn là hƣớng đi t ch cực,
tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động Trên địa bàn huyện có hơn 840 cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm thƣờng xuyên cho gần 2000 lao động. Ngoài ra,
cơ sở ngành nghề c n thu h t thêm lao động thời vụ. Mặc dù vậy, vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông ân đang đặt ra bức x c chƣa có phƣơng án giải quyết th a đáng Tình
trạng ƣ thừa lao động, chuyển dịch lao động ra thành thị ngày càng lớn, chênh lệch về thu
nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng Dân chủ nông thôn nhiều v ng chƣa
đƣợc bảo đảm, sự bất ình đẳng xã hội có xu hƣớng gia tăng [7] Môi trƣờng ở các làng
nghề thủ công nghiệp đang ị ô nhiễm do công nghệ sản xuất lạc hậu, công tác xử lý chất
thải chƣa đƣợc quan tâm đ ng mức.
Huyện Ngọc Lặc triển khai xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, đến nay
đ đạt đƣợc thành tựu quan trọng. Bình quân toàn huyện đạt 14,24 tiêu ch /x , tăng 11,74
tiêu chí so với năm 2010 [11]. Thu nhập ình quân đầu ngƣời tăng từ 6,9 triệu
đồng/ngƣời/năm 2008 lên 32,4 triệu đồng/ngƣời/năm 2018 Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ
36% năm 2009, đến năm 2018 giảm xuống còn 8,07% [8]. Thành tựu nổi bật trong xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trƣờng nông thôn ngày càng đƣợc tăng cƣờng.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là
điện khí hoá. Ngọc Lặc là huyện miền n i có địa hình rộng và phức tạp, tuy vậy triển khai
chƣơng trình điện kh hoá nông thôn đạt kết quả tốt. Toàn huyện 100% x có điện, tỷ lệ hộ
ng điện cao hơn mức trung bình của các huyện miền múi, bằng mức trung bình của tỉnh.
Để làm rõ hơn thực trạng này, ch ng tôi đƣa ra câu h i “Hộ anh/chị có sử dụng điện
không?” và “Nếu có thì sử dụng nguồn điện nào là chủ yếu?” 100% số ngƣời đƣợc h i trả
lời “Có” và sử dụng điện lƣới quốc gia chiếm 99,7%. Tỷ lệ hộ nông thôn ng điện lƣới
quốc gia cao là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế
biến và các ngành dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nh chƣa đƣợc sử dụng điện
lƣới quốc gia, chủ yếu ở các xã thuộc vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa.
Về hệ thống giao thông nông thôn của huyện đ phát triển cả về số lƣợng lẫn nâng
cấp về chất lƣợng. Với phƣơng châm “nhà nước và nhân dân cùng àm”, hệ thống giao
thông nông thôn đ đạt nhiều thành tựu. Tất cả các x có đƣờng ô tô đến trụ sở UBND
huyện. Chất lƣợng đƣờng nông thôn đƣợc nhựa, ê tông hoá tăng nhanh Hệ thống giao
thông ở cấp thôn, làng đƣợc sự chú trọng đầu tƣ nên phát triển khá Có đƣờng ô tô đến thôn,
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
139
làng là điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển dịch vụ Hệ
thống đƣờng trục thôn không chỉ phát triển về số lƣợng mà chất lƣợng đƣờng cũng đƣợc
đầu tƣ nâng cấp nhựa, bê tông hoá. Hệ thống trường học ở nông thôn trong 5 năm qua đạt
đƣợc kết quả nhất định. Hệ thống trƣờng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cơ
bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Năm 2018, ình quân 1 x có 1,09 trƣờng mầm
non; 1,45 trƣờng tiểu học, 1,09 trƣờng THCS [3; tr.55-60]. Hệ thống trƣờng, lớp mẫu giáo,
nhà trẻ cấp xã những năm qua đƣợc đầu tƣ và phát triển khá, nhiều xã có lớp học đến thôn,
làng. Việc mở rộng thêm lớp mẫu giáo, nhà trẻ ở thôn đ tạo điều kiện thuận lợi con em đến
lớp, góp phần giảm tình trạng học sinh b học, nhất là các xã vùng núi cao, vùng xa. Hệ
thống y tế cơ sở, y tế xã tiếp tục đƣợc đầu tƣ về cơ sở vật chất, nhất là chú trọng đội ngũ cán
bộ có trình độ chuyên môn, 100% số xã có trạm y tế xã. Cùng với việc đầu tƣ để không
ngừng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh ở trạm y tế xã, hệ thống khám chữa bệnh tƣ
nhân trong những năm qua phát triển khá. Tuy nhiên, hệ thống y tế xã chậm đƣợc đầu tƣ
nâng cấp, tỷ lệ trạm y tế xã bán kiên cố vẫn còn. Số bác sỹ đƣa về cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc
nhu cầu. Hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin ở nông thôn đƣợc nâng cấp, phục vụ ngày
càng tốt hơn nhu cầu sử dụng của nhân dân, hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính
quyền. Nhiều thôn có nhà văn hoá đƣợc xây dựng kiên cố, khang trang. Tuy nhiên, tỷ lệ
thôn/làng chƣa có nhà văn hoá vẫn còn cao so với trung bình của các huyện miền núi, lại
tập trung ở các xã vùng núi cao. Tỷ lệ x có thƣ viện c n đang ở mức thấp, so với bình
quân chung của tỉnh. Hệ thống bảo vệ môi trƣờngvề xử lý nƣớc thải, rác thải: có 2 thôn
tổng số thôn đ xây ựng hệ thống thoát nƣớc chung. Hoạt động thu gom rác thải của tổ
chức trên địa àn x , thôn đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Khảo sát tình hình xử lý và thu
gom rác thải, chúng tôi đƣa ra 4 phƣơng án và nhận đƣợc câu trả lời với tỷ lệ từ cao đến
thấp nhƣ sau: Có ngƣời đến thu gom 44,9% ; Mang đến hố rác tập trung (29,9%); Chôn,
đốt (9,9%); Khác (15,4%). Với những thành tựu và hạn chế trên đây, đ i h i phải có các
giải pháp mang tính tổng thể để phát huy các tiềm năng, lợi thế trong giai đoạn tới.
2.3. Một số đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất, tạo đột phá về thể chế qua nghiên cứu mở rộng hình thức kinh tế hộ - trang
trại và hợp tác liên kết hộ - trang trại thay thế dần hình thức kinh tế hộ truyền thống
Nông nghiệp, nông thôn Ngọc Lặc đ đạt đƣợc nhiều thành tựu, gi p địa phƣơng
chuyển từ thiếu ăn sang đủ ăn và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Một trong những
yếu tố quan trọng nhất là sự thừa nhận và khuyến kh ch th c đẩy kinh tế hộ gia đình và
kinh tế trang trại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu đƣợc tạo môi trƣờng phát triển thuận lợi
với các can thiệp ch nh sách đ ng hƣớng, kinh tế hộ - trang trại, hợp tác liên kết s tối ƣu
hóa việc sử dụng nguồn lực tự nhiên và xã hội Để mô hình này phát triển mạnh trong thời
gian tới cần thực hiện: 1) Xây dựng, hỗ trợ, th c đẩy kinh tế hộ - trang trại, hợp tác liên kết
dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh; 2) Quy hoạch phát triển sản xuất cần chiến lƣợc, thu
hút hiệu quả đầu tƣ công và tƣ có trách nhiệm vào khu vực kinh tế hộ - trang trại tiềm
năng; 3 Th c đẩy tích tụ ruộng đất thông qua điều chỉnh chính sách hạn điền theo hƣớng
nới rộng quy mô và kéo dài thời hạn. 4) Các chính sách cần tối ƣu hóa điều kiện của địa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
140
phƣơng mình để khuyến khích, phát huy tốt chức năng tƣơng trợ và phi kinh tế của hộ - trang
trại, hợp tác liên kết để ứng phó với biến động của thị trƣờng.
Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông, âm, ngư nghiệp trên cơ
sở phát triển quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị nông sản hàng hóa
Chuỗi giá trị là một tập hợp tất cả các hoạt động tập trung vào việc tạo ra hoặc tăng
thêm giá trị cho sản phẩm. Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ là xu thế tất yếu và nhu cầu không thể thiếu của các hộ dân, cá thể Để phát
huy tốt vai trò liên kết chuỗi giá trị, cần tập trung vào: Đẩy mạnh việc hình thành các hợp
tác xã kiểu mới, tuyên truyền cho ngƣời dân nhận thức đƣợc vai trò của hợp tác xã kiểu
mới. Cùng với đó, cần tập trung vào giải pháp về cánh đồng lớn, kết hợp với xây dựng hệ
sinh thái đồng bộ cho chuỗi liên kết nhƣ: quy hoạch vùng nguyên liệu, phƣơng thức sản
xuất, nhà máy chế biến, trung tâm nghiên cứu. Một khía cạnh quan trọng khác là, cần phân
vai giữa ba nhà: khoa học - doanh nghiệp - nông ân nhƣ a đỉnh của tam giác đều. Nhà
nƣớc ở trọng tâm với vai trò kiến tạo, tạo lập luật chơi, trọng tài và chế tài cho liên kết này.
Về cơ chế, bên cạnh nguồn Ngân sách Nhà nƣớc, theo chúng tôi, cần có thêm chính sách
khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ
cao Đ đến lúc chúng ta cần phải có một tƣ uy mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn
bền vững theo phƣơng pháp chuỗi giá trị.
Thứ ba, nâng cao chất ượng nguồn nhân lực nông thôn
Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Ngọc Lặc phát triển nhanh và
bền vững phải quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, nó phải đƣợc coi là giải pháp trọng
điểm, là khâu “đột phá” Trước hết, tiếp tục rà soát, xác định nhu cầu học nghề của lao động
trên địa àn và những nghề phù hợp với điều kiện từng địa àn nhằm đáp ứng nguyện vọng
ngƣời lao động, đảm bảo hiệu quả sau học nghề. Hai là, tăng số lƣợng cơ sở đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, kết hợp đa ạng hóa các hình thức đào tạo nghề. Ba là, đổi mới nội
ung, phƣơng pháp, chƣơng trình đào tạo gắn với thực hành, thực tiễn. Bốn là, ƣu tiên tài
chính cho đào tạo nghề trong phân bổ nguồn vốn từ ngân sách cho giáo dục đào tạo. Năm là,
đề xuất với chính quyền huyện Ngọc Lặc tiếp tục phối hợp với Trung tâm Ứng dụng khoa
học - kĩ thuật Trƣờng Đại học Hồng Đức tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn nghề nhƣ trồng rau
an toàn, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, . theo tiêu chuẩn VietGAP Đây là những khóa học
trang bị cho ngƣời dân các kiến thức và thực hành kỹ năng nghề cho ngƣời nông dân.
Thứ tư, về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại s th c đẩy việc hoàn thành
các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội.
Ngƣợc lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực. Nhiệm vụ phát triển
kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là yêu cầu cấp bách hiện nay,
cần thực hiện: 1) Quy hoạch, phân bố mạng lƣới ân cƣ nông thôn huyện theo hƣớng tích
tụ dần, hình thành các trung tâm xã, cụm xã, các thị tứ, thị trấn cho phù hợp với quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hoá; 2) Quy hoạch, xây dựng làng xóm phải
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
141
gắn với quy hoạch sản xuất và sử dụng đất đai; 3 Tăng cƣờng vai trò của cấp xã, thôn
trong thực thi chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, chính sách tín dụng, huy động vốn; 4) Coi
trọng vai trò của cộng đồng ân cƣ ở các thôn, bản, xã trong việc lập quy hoạch, kế hoạch
và huy động các nguồn vốn; 5) Hình thành các trung tâm chuyển giao công nghệ ở huyện,
các cụm xã, bao gồm các công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3. KẾT LUẬN
Nhƣ vậy, sự phát triển toàn diện của nông nghiệp, nông thôn là một trong những thành
tựu nổi bật của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Ngọc Lặc Trong đó, sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn đ chuyển biến rõ nét từ nền sản xuất hàng hóa nh , phân tán sang
phát triển sản xuất hàng hóa, coi trọng giá trị nông sản và gắn với nhu cầu thị trƣờng trên cơ
sở phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng Tuy nhiên, nông nghiệp, nông thôn đang đối
mặt với các thách thức mới để phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế, sự tác
động của biến đổi khí hậu và sự hạn chế về cơ sở hạ tầng. Do đó, việc xem xét tổng thể các
kiến nghị, đề xuất trên đây là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách, giải pháp đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Ngọc Lặc trong giai đoạn tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Huyện Ngọc Lặc đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, từng ước vươn ên trở thành đô thị miền Tây Thanh Hoá, truy cập
ngày 29/9/2019 tại:
kinh-te-xa-hoi-tung-buoc-vuon-len-tro-thanh-do-thi-mien-tay-thanh-hoa-82160.html.
[2] Báo Thanh Hóa (2014), Giải pháp cho diện tích sản xuất nông nghiệp khó tưới ở
huyện Ngọc Lặc, truy cập ngày 8/9/2019 tại: https://www.2lua.Vn/article/giai-phap-
cho-dien-tich-san-xuat-nong-nghiep-kho-tuoi-o-huyen-ngoc-lac-19225.html.
[3] Chi cục Thống kê huyện Ngọc Lặc (2019), Niên giám thống kê huyện Ngọc Lặc năm
2018, Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
[4] Sỹ Chức (2014), Đưa Ngọc Lặc thành đô thị trung tâm vùng núi Thanh Hóa, truy
cập ngày 10/2/2020 tại: https://baodautu.vn/dua-ngoc-lac-thanh-do-thi-trung-tam-
vung-nui-thanh-hoa-d15199.html.
[5] Đình Giang 2019 , Nỗi niềm mang tên cây mía, truy cập ngày 20/9/2019:
[6] Linh Huệ, Đức Hiền (2019), Hội nghị Báo cáo nhiệm vụ lập quy hoạch, xây dựng
vùng huyện Ngọc Lặc đến năm 2040, truy cập ngày 25/10/2019:
hoa.gov.Vn/portal/Pages/2019-12-17/Hoi-nghi-Bao-cao-nhiem-vu-lap-quy-hoach-xay-
dung-v0wz4rm.aspx.
[7] Lan Hƣơng, Văn Tráng (2017), Đại biểu Quốc Hội tiếp xúc cử tri huyện Ngọc Lặc,
truy cập ngày 1/9/2019:
bieu-quoc-hoi-tiep-xuc-cu-tri-huyen-ngoc-lac-8086016/.
[8] Tiến Minh (2018), Huyện Ngọc Lặc thực hiện tốt Nghị quyết số 26 của BCH TW Đảng
khóa X, truy cập ngày 15/9/2019 tại:
11-27/Huyen-Ngoc-Lac-thuc-hien-tot-Nghi-quyet-so-26-cua-d2hy53.aspx.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
142
[9] Anh Minh (2020), Huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) “về đích” các chỉ tiêu kinh tế - xã
hội năm 2019, truy cập ngày 10/2/2020 tại: https://tieudungvietnam.vn/can-biet/
kinh-te-dia-phuong/huyen-ngoc-lac-thanh-hoa-ve-dich-cac-chi-tieu-kinh-te-xa-hoi-
nam-2019-a101116.html.
[10] Hƣng Nguyên (2019), Ngọc Lặc thúc đẩy vai trò của HTX trong xây dựng NTM,
truy cập ngày 15/9/2019: https://thoibaokinhdoanh.vn/kinh-doanh-xanh/ngoc-lac-
thuc-day-vai-tro-cua-htx-trong-xay-dung-ntm-1060452.html.
[11] Lê Sỹ (2019), Huyện Ngọc Lặc tổng kết 10 năm thực hiện xây dựng Nông thôn mới,
truy cập ngày 15/9/2019 tại:
tong-ket-10-nam-thuc-hien-xay-dung-nong-thon-moi/105485.html.
INDUSTRIALIZATION, MODERNIZATION OF AGRICULTURE AND
RURAL AREAS IN NGOC LAC DISTRICT - SOME SUGGESTIONS
Doi Thi Theu
ABSTRACT
Agriculture, farmers and rural areas play an important role in the process of
industrialization, modernization, construction and defense of the Vietnamese Fatherland in
general. They are an important basis and force for sustainable socio-economic development
of Ngoc Lac district in particular. Based on the general situation of industrialization,
modernization of agriculture and rural areas in Ngoc Lac, achievements and limitations, the
author raised a number of recommendations to contribute to the industrialization,
modernization of agriculture and rural areas in the district in the coming period.
Keywords: Industrialization, modernization of agriculture and rural areas,
Ngoc Lac district.
* Ngày nộp bài: 25/9/2019; Ngày gửi phản biện: 2/10/2019; Ngày duyệt đăng: 4/3/2020
* Bài báo này là kết quả nghiên cứu từ đề tài cấp cơ sở mã số ĐT-2018-36 của Trường
Đại học Hồng Đức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_nong_nghiep_nong_tho.pdf