Nhu cầu tập luyện ngoại khoá và nhu cầu
tham gia tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông:
- Cần củng cố công tác quản lý bộ môn, cải tiến
phương pháp tổ chức giảng dạy nội khoá và tổ
chức các hoạt động ngoại khoá đáp ứng nhu
cầu tập luyện và rèn luyện thân thể của sinh
viên.
- Cần tăng cường tổ chức các giải thể thao nhiều
hơn, tổ chức và thành lập câu lạc bộ các môn
thể thao thu hút sinh viên có năng khiếu và
ham thích các môn thể thao tập luyện.
- Môn thể thao yêu thích để tập luyện ngoại
khóa thì đa phần là các em lựa chọn môn Cầu
lông (năm thứ nhất là 97.0%, năm thứ 2 là
98.0%, năm thứ 3 là 97.4%), như vậy có thể
thấy môn Cầu lông cũng thu hút được sự quan
tâm của đông đảo sinh viên.
- Nhận thức, hiểu biết và ý thức học tập của sinh
viên chưa cao. Sinh viên chưa được nắm bắt
đầy đủ những kỹ năng thực hành cần thiết dẫn
đến kết quả khi thi kết thúc môn là chưa được
tốt. Điều đó phản ánh phương pháp tổ chức
quá trình giảng dạy nội khóa chưa thu hút sự
ham thích và hứng thú tập luyện của sinh viên.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác giáo dục thể chất và nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khoá môn cầu lông của sinh viên trường Đại học Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ NHU CẦU THAM GIA
TẬP LUYỆN NGOẠI KHOÁ MÔN CẦU LÔNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
Nguyễn Quốc Trầm1, Trương Văn Lợi2
1Trường Đại học Phú Yên
2Trường Đại học Đồng Tháp
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 12/01/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
07/06/2018
Ngày chấp nhận đăng:
08/2018
Title:
The reality of teaching
physical education and the
need for participation in
extracurricular practice of
badminton of Phu Yen
University students
Keywords:
Reality, physical education,
extracurricular, badminton,
Phu Yen University
Từ khóa:
Thực trạng, giáo dục thể chất,
ngoại khoá; môn Cầu lông,
Trường Đại hoc Phú Yên
ABSTRACT
Through the use of observation methods, interviews with panelists,
pedagogical examination methods and statistical, mathematical methods;
Assessing the current state of physical education and the need for
participation in the extracurricular practice of badminton of Phu Yen
University students. Contribute to improving the effectiveness of physical
education for Phu Yen University students.
TÓM TẮT
Thông qua sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn tọa đàm, phương pháp
kiểm tra sư phạm và phương pháp toán học thống kê, tác giả tiến hành đánh
giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và nhu cầu tham gia tập luyện
ngoại khoá môn Cầu lông của sinh viên Trường Đại học Phú Yên, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho sinh viên của Trường Đại
học Phú Yên.
1. LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục thể chất (GDTC) là môn học chính khóa
thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến
thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học
thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho
sinh viên. Nhà nước có chính sách dành đất đai
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho GDTC và thể
thao trong nhà trường, đảm bảo đủ giáo viên,
giảng viên thể dục thể thao (TDTT) cho các bậc
học (Nguyễn Xuân Sinh, 1999). Nhưng thực tế từ
trước tới nay, môn GDTC vốn không ít trường coi
là môn học phụ. Chính vì vậy, sự quan tâm và đầu
tư của không ít trường đối với môn học này chưa
thật đầy đủ, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập
còn thiếu thốn, không chú trọng đầu tư, thậm chí
rất nhiều trường đại học, cao đẳng diện tích chật
hẹp không có sân tập nên phải đi học nhờ.
Để đáp ứng được các mục tiêu hiện nay, công tác
GDTC trong các trường đại học còn không ít khó
khăn, hạn chế. Thể lực của nhiều sinh viên còn
kém, trong khi ý thức rèn luyện TDTT chưa cao,
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
2
điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức tập luyện thiếu
thốn, nội dung môn học chưa hấp dẫn nên sinh
viên không hứng thú, say mê môn học GDTC là
điều khó tránh. Điều này phần nào lý giải thực
trạng học “đối phó” của không ít sinh viên mỗi
giờ học GDTC (Lương Tấn Thu, 2017).
Qua thực tế và trao đổi với các giảng viên, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho thấy, để
nâng cao chất lượng giảng dạy của môn học và
xây dựng phong trào rèn luyện thân thể rộng rãi
hơn nữa thì Cầu lông là môn thể thao được nhiều
sinh viên ưa thích, có điều kiện về cơ sở sân bãi,
có giáo viên chuyên sâu so với các môn thể thao
khác. Từ những luận cứ và nhu cầu thực tế trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng công
tác GDTC và nhu cầu tham gia tập luyện ngoại
khoá môn Cầu lông của sinh viên Trường Đại
học Phú Yên. Thông qua nghiên cứu nhằm đánh
giá thực trạng công tác GDTC và nhu cầu tham
gia tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông của sinh
viên Trường Đại học Phú Yên, nhằm đẩy mạnh
phong trào tập luyện thể thao ngoại khóa đối với
sự phát triển thể chất của sinh viên đại học tỉnh
Phú Yên; từ đó định hướng, cải tiến phương pháp,
tổ chức giảng dạy, góp phần nâng cao thể chất cho
đối tượng này.
Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi
sẽ giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Đánh giá thực trạng công tác GDTC của
Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2015 -
2018.
- Nhu cầu tập luyện ngoại khoá và nhu cầu tham
gia tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông tại
Trường Đại học Phú Yên.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trong
quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát;
- Phỏng vấn tọa đàm;
- Phương pháp kiểm tra sư phạm;
- Phương pháp toán học thống kê.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng công tác GDTC của Trường
Đại học Phú Yên giai đoạn 2015 – 2018
3.1.1 Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên
TDTT
Thực trạng giảng viên môn GDTC tại Trường Đại
học Phú Yên giai đoạn 2015 – 2018 được thể hiện
qua Bảng 1.
Bảng 1. Thực trạng lực lượng – đội ngũ giảng viên môn GDTC tại Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2015 –2018
TT
Năm
học
Số lượng Trình độ chuyên môn
GV
TS
Tỷ lệ
%
ThS
Tỷ lệ
%
ĐH
Tỷ lệ
%
Cơ
hữu
Tỷ lệ
%
Thỉnh
giảng
Tỷ lệ
%
1 2015 9 75.00 3 25.00 1 8.34 5 41.66 6 50.00
2 2016 9 69.30 4 30.77 2 15.38 6 46.15 5 38.46
3 2017 10 100 0 0 0 0 6 60.00 4 40.00
4 2018 10 100 0 0 0 0 6 60.00 4 40.00
Kết quả thể hiện trong Bảng 1 cho thấy, từ năm
2015 đến năm 2018 số lượng giảng viên tăng ít
nhưng trình độ giảng viên ngày càng tăng lên và
được chuẩn hóa về trình độ, đến nay đã có 60%
cán bộ có trình độ sau đại học, trong đó có 2 cán
bộ đang nghiên cứu sinh trong nước. Điều này
góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC tại
Trường Đại học Phú Yên.
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
3
3.1.2 Thực trạng thực hiện nội dung chương
trình, hình thức giảng dạy môn học GDTC
Thực tế trong những năm qua Khoa GDTC &
Giáo dục Quốc phòng (GDQP) đã thực hiện
chương trình gồm 90 tiết với nội dung trình bày
cụ thể trong Bảng 2.
Bảng 2. Nội dung chương trình môn GDTC tại Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2015 - 2018
NỘI DUNG
Tổng
số tiết
Thời
lượng
Học
phần
Tổng
Thể dục: Bài tập phát triển chung 14 14
Bắt
buộc
30 tiết
Điền kinh 14
Lý thuyết:
Kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy giữa quãng và về đích.
Kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
Thực hành:
Chạy ngắn 60 m và nhảy xa kiểu ưỡn thân.
2
12
Thi kết thúc học phần 2 2
Môn thể thao tự chọn (Bóng chuyền, Cầu lông và Bóng bàn)
28
Tự
chọn
60 tiết
Lý thuyết:
Nguồn gốc, lịch sử phát triển môn Bóng chuyền (Cầu lông/Bóng
bàn), tác dụng của môn học đối với sức khỏe sinh viên.
Giới thiệu sân bãi, dụng cụ. Nguyên lý kỹ thuật cơ bản và một số
điều luật cơ bản.
Thực hành:
- Các kỹ thuật cơ bản.
- Phối hợp kỹ thuật.
- Các loại hình chiến thuật.
- Tổ chức thi đấu.
2
26
2
14
4
4
4
Thi kết thúc học phần 2 2
Qua phân tích số liệu trình bày trên Bảng 2 cho
thấy, chương trình GDTC được xây dựng trên cơ
sở chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT), bao gồm 90 tiết, được chia thành 03
tín chỉ, tương ứng với 03 học kỳ (mỗi học kỳ 30
tiết).
3.1.3 Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, dụng
cụ học tập
Trong những năm vừa qua, nhà trường luôn quan
tâm và trang bị cơ sở vật chất, các trang thiết bị –
dụng cụ học tập GDTC, TDTT cho giảng viên và
sinh viên sử dụng, song thực tế vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu dạy và học. Sau đây là bảng thống
kê thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ
cho việc giảng dạy GDTC tại Trường Đại học Phú
Yên đang được sử dụng trong mỗi năm học được
thể hiện qua Bảng 3.
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
4
Bảng 3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy GDTC Trường Đại học Phú Yên
TT Sân bãi dụng cụ
Diện tích
(m2)
Số
lượng
Giảng
dạy
Ngoại
khoá
Chất lượng sân
Đạt
Chưa
đạt
1 Nhà tập đa năng
10.561
01 01 01 01 00
2 Nhà tập cầu lông, bóng
bàn, võ thuật,
01 01 01 01 00
3 Sân bóng đá + điền kinh 03 01 02 02 01
4 Sân bóng chuyền 02 02 00 2 00
5 Sân bóng rổ 01 01 01 01 00
6 Sân cầu lông 03 03 03 03 00
7 Bàn bóng bàn 20 06 14 10 10
8 Sân và dụng cụ tập TDTT
ngoài trời
01 00 01 01 00
Cộng 10.561 32 15 23 21 11
Qua Bảng 3 cho thấy rằng, diện tích phục vụ cho
công tác GDTC và hoạt động TDTT rộng lớn, với
tổng diện tích sân tập TDTT khoảng: 10.561 m2,
bình quân 2,95 m2/1 SV so với chuẩn quy định là
3,5 m2/1 SV đến 4 m2/1 SV thì còn thiếu.
Do điều kiện cơ sở vật chất chưa thật sự đảm bảo,
cho nên việc tổ chức giảng dạy các môn thể thao
tự chọn cũng còn gặp nhiều khó khăn, chỉ có thể
tổ chức giảng dạy một số môn ít hoặc không sử
dụng dụng cụ. Như vậy, ta có thể thấy, khả năng
của nhà trường không theo kịp sự phát triển về số
lượng của sinh viên theo từng năm học.
3.1.4 Khảo sát sự quan tâm của lãnh đạo nhà
trường đối với công tác GDTC
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các lãnh đạo, các
giảng viên của Trường Đại học Phú Yên. Đối
tượng phỏng vấn của chúng tôi là 27 cán bộ lãnh
đạo, các cán bộ quản lý, giáo viên của các đơn vị
có liên quan trong nhà trường, bao gồm: Ban
Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn Trường,
Đoàn Thanh niên, cán bộ quản lý các khoa và giáo
viên khoa GDTC & GDQP. Kết quả phỏng vấn
được trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4. Thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên (n = 27)
TT Nội dung phỏng vấn
Kết quả phỏng
vấn
n %
1
Đánh giá công tác GDTC
Đáp ứng yêu cầu của Bộ và của nhà trường 08 29.63
Đáp ứng từng phần yêu cầu 12 44,45
Chưa đáp ứng 0 0.00
2 Những vấn đề mà công tác GDTC cần tập trung
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
5
Đảng uỷ Ban Giám hiệu cần quan tâm 25 92.59
Cần củng cố công tác quản lý Khoa GDTC & GDQP 21 77.78
Cần nâng cao chất lượng giảng viên GDTC 22 81.48
Phải cải tiến phương pháp giảng dạy các môn thể thao phù hợp điều kiện nhà
trường
19 70.37
Cần phải tăng cường cơ sở vật chất sân bãi 5 18.52
Tăng kinh phí dành cho hoạt động thể thao 26 96.30
Cần tổ chức các hoạt động thể thao 25 92.59
Cần tổ chức các giải thể thao, câu lạc bộ, đội tuyển 27 100
3
Công tác tổ chức bộ môn
Công tác kế hoạch bộ môn: - -
+ Đã làm thường xuyên 7 25.93
+ Chưa thường xuyên 3 11.11
Xây dựng lại chương trình, nội dung giảng dạy 16 59.26
Đưa kết quả môn học GDTC vào bảng điểm như các môn học khác 24 88.89
4
Công tác kế hoạch tổ chức
Công tác chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn với giảng viên - -
+ Thường xuyên 14 51.85
+ Chưa thường xuyên 18 66.67
Công tác hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khoá của giáo viên - -
+ Thường xuyên 0 0.00
+ Thỉnh thoảng 6 22.22
+ Chưa có 19 70.37
Qua Bảng 4 cho thấy, công tác GDTC trong
những năm qua được đánh giá là đã đáp ứng từng
phần những yêu cầu đặt ra của nhà trường và
chương trình GDTC của Bộ GD & ĐT. Trong
những năm tới, để nâng cao chất lượng công tác
GDTC, nhà trường cần quan tâm đến những vấn
đề mà các ý kiến phỏng vấn tập trung lựa chọn,
bao gồm:
- Cần có sự quan tâm hơn của lãnh đạo nhà
trường.
- Cần nâng cao chất lượng, trình độ của giảng
viên.
- Cần phải tăng kinh phí dành cho công tác
giảng dạy và tập luyện TDTT.
- Cần củng cố công tác quản lý bộ môn, cải tiến
phương pháp tổ chức giảng dạy nội khoá và tổ
chức các hoạt động ngoại khoá đáp ứng nhu
cầu tập luyện và rèn luyện thân thể của sinh
viên.
- Cần tăng cường tổ chức các giải thể thao nhiều
hơn, tổ chức và thành lập câu lạc bộ các môn
thể thao thu hút sinh viên có năng khiếu và
ham thích các môn thể thao tập luyện.
Ngoài ra, khi tọa đàm trực tiếp với các đối tượng
phỏng vấn còn cho thấy, các ý kiến đều mong
muốn rằng: cần tăng cường công tác xã hội hoá
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
6
trong các hoạt động thể thao và tập luyện TDTT
trong nhà trường.
3.2 Nhu cầu tập luyện ngoại khoá và nhu cầu
tham gia tập luyện ngoại khoá môn Cầu
lông
Để tìm hiểu về tâm tư và nhu cầu tập luyện ngoại
khoá cũng như nhu cầu, sự ham thích tập luyện
môn Cầu lông của sinh viên Trường Đại học Phú
Yên, tác giả tiến hành điều tra thực trạng việc tập
luyện ngoại khoá thông qua hình thức phiếu
phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là 927 sinh viên
hiện đang học tại Trường Đại học Phú Yên (số
phiếu phát ra 1000 thu về 927). Kết quả thu được
như trình bày ở Bảng 5 và 6.
Bảng 5. Thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khoá của sinh viên Trường Đại học Phú Yên
TT Nội dung phỏng vấn
Năm thứ 1
(n = 305)
Năm thứ 2
(n = 307)
Năm thứ 3
(n = 315)
Tổng cộng
(n = 927)
n % n % n % n %
1
Động cơ tập luvện TDTT
Ham thích 132 43.3 138 44.9 145 46.0 415 47.7
Nhận thấy tác dụng của rèn luyện
thể thao
92 30.2 98 31.9 100 31.7 290 31.2
Bắt buộc 33 10.1 32 10.4 33 10.4 98 10.5
Không có điều kiện 49 16.1 48 15.6 45 14.2 142 15.3
Đánh giá giờ học nội khoá
Cung cấp kiến thức về TDTT 65 21.3 66 21.4 66 20.9 197 21.2
Trang bị kỹ thuật môn thể thao 63 20.7 67 21.8 64 20.3 194 20.9
Nâng cao được sức khoẻ 68 22.3 69 22.4 68 21.6 205 22.1
Giờ học sôi động 5 1.6 5 1.6 7 2.2 17 1.8
Giờ học khô khan 100 32.8 106 33.5 115 36.5 321 34.6
Không đủ sân bãi dụng cụ 1 0.32 2 0.7 0 0 3 0.3
2
Số sinh viên tập luyện ngoại khoá
Thường xuyên 10 3.2 12 3.9 15 3.2 37 3.9
Thỉnh thoảng 114 37.4 119 38.7 124 39.3 357 38.5
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
7
TT Nội dung phỏng vấn
Năm thứ 1
(n = 305)
Năm thứ 2
(n = 307)
Năm thứ 3
(n = 315)
Tổng cộng
(n = 927)
n % n % n % n %
Không tập 184 60.0 184 59.9 190 60.3 558 60.1
3
Yếu tố ảnh hưởng đến giờ học GDTC chính khoá
Do điều kiện sân bãi 11 3.6 11 3.6 12 3.8 34 3.6
Do trình độ giáo viên 152 49.8 153 49.8 156 49.5 461 49.7
Thiếu dụng cụ tập luyện 116 38.0 115 37.4 124 39.3 355 38.2
Không có đủ trang bị giầy, quần áo 25 8.1 33 10.7 30 9.5 88 9.4
4
Yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khoá
Không có giáo viên hướng dẫn 188 61.6 192 62.5 198 62.9 578 62.2
Không có thời gian 32 10.4 30 9.7 31 9.8 93 10.0
Không có đủ điều kiện sân bãi dụng
cụ tập luyện
30 9.8 26 8.4 23 7.3 79 8.5
Không được sự ủng hộ của bạn bè 29 9.5 30 9.7 30 9.5 89 9.6
Không ham thích môn thể thao nào 22 7.2 23 7.4 28 8.8 73 7.8
5
Nhu cầu tham gia tập luyện tại các câu lạc bộ thể thao
Rất muộn 226 74.0 228 74.2 242 76.8 696 75.0
Bình thường 61 20.0 62 20.1 60 19.0 183 19.7
Không cần thiết 22 7.2 20 6.5 14 4.4 58 6.2
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
8
Bảng 6. Lựa chọn môn thể thao tập luyện ngoại khoá của sinh viên Trường Đại học Phú Yên
TT Nội dung phỏng vấn
Năm thứ 1
(n = 305)
Năm thứ 2
(n = 307)
Năm thứ 3
(n = 315)
Tổng cộng
(n = 927)
n % n % n % n %
1 Cầu lông 296 97.0 299 98.0 307 97.4 902 97.3
2 Bóng bàn 116 38.0 115 37.4 124 39.3 355 38.2
3 Bóng rổ 188 61.6 192 62.5 198 62.9 578 62.2
4 Bóng chuyền 100 32.8 106 33.5 115 36.5 321 34.6
5 Bơi 92 30.2 98 31.9 100 31.7 290 31.2
6 Thể dục dã ngoại 20 6.5 21 6.8 22 6.9 63 20.24
7 Thể dục thẩm mỹ 61 20.0 62 20.1 60 19.0 183 19.7
Qua Bảng 5 và 6 cho thấy:
Nhu cầu tham gia tập luyện dưới các hình thức
câu lạc bộ, lớp ngoại khoá có giáo viên hướng dẫn
thì được sinh viên đánh giá rất cao, số phiếu hỏi
có nguyện vọng tham gia chiếm đến 75.0%, trong
đó sinh viên năm thứ nhất chiếm đến 7% - 4.0%.
Khi được hỏi về việc lựa chọn môn thể thao yêu
thích để tập luyện ngoại khóa thì đa phần là các
em lựa chọn môn Cầu lông (năm thứ nhất là
97.0%, năm thứ 2 là 98.0%, năm thứ 3 là 97.4%),
như vậy có thể thấy môn Cầu lông cũng thu hút
được sự quan tâm của đông đảo sinh viên. Điều
này cũng có thể lý giải rằng, môn Cầu lông đã
được đưa vào hệ thống thi đấu nhà nghề tại Việt
Nam, đồng thời môn Cầu lông cũng được Bộ
GD&ĐT đã chính thức đưa môn này vào hệ thống
thi đấu nghiệp vụ sư phạm toàn quốc với định kỳ
2 năm 1 lần.
3.3 Kết quả học tập môn GDTC của Trường
Đại học Phú Yên.
Điểm lý thuyết và thực hành được kiểm tra nằm
trong chương trình giảng dạy nội dung chính khoá
của bộ môn, có thang điểm, quy định và quy cách
đánh giá kết quả học tập.
Điểm học tập của sinh viên năm học 2017 - 2018
ở các học phần tương ứng với năm học thứ nhất,
năm học thứ hai và năm học thứ ba (khóa 16, 17,
18), kết quả thu được trình bày ở Bảng 7.
Bảng 7. Kết quả môn học GDTC của sinh viên Trường Đại học Phú Yên năm học 2017 – 2018
TT
Nội dung học
Học phần
GDTC 1
Học phần
GDTC 2
Học phần
GDTC 3
Khá
(%)
Đạt
(%)
Không
đạt (%)
Khá
(%)
Đạt
(%)
Không
đạt (%)
Khá
(%)
Đạt
(%)
Không
đạt (%)
1 Lý thuyết chung (n = 927) 7.9 51.7 40.4
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
9
TT
Nội dung học
Học phần
GDTC 1
Học phần
GDTC 2
Học phần
GDTC 3
Khá
(%)
Đạt
(%)
Không
đạt (%)
Khá
(%)
Đạt
(%)
Không
đạt (%)
Khá
(%)
Đạt
(%)
Không
đạt (%)
2 Điền kinh(n = 305) 8.4 52.5 39.1
3 Cầu lông (n = 307) 5.7 56.2 38.1
4
Bóng bàn (305)
(n = 305) (n = 620)
15.3 75.0 9.7
5 Bóng chuyền (n = 315) 16.9 58.9 24.2
Điểm khá: 6-7; Điểm đạt: 5; Không đạt: 4
Qua Bảng 7 cho thấy, không có sinh viên đạt loại
giỏi. Tỷ lệ đạt loại khá ở cả học phần lý thuyết và
thực hành đều rất thấp từ 5.7% - 16.9%. Trong khi
tỷ lệ không đạt lại chiếm tương đối cao, đặc biệt
là ở học phần lý thuyết. Về kết quả học tập, môn
học Cầu lông cũng có diễn biến tương tự như trên,
số sinh viên đạt loại khá chiếm tỷ lệ thấp 5.7%.
Tỷ lệ đạt chiếm cao hơn 56.2% và không đạt là
38.1%.
Như vậy có thể thấy rằng, nhận thức và hiểu biết
của sinh viên và ý thức học tập chưa cao. Sinh
viên chưa được nắm bắt đầy đủ những kỹ năng
thực hành cần thiết dẫn đến kết quả khi thi kết
thúc môn là chưa được tốt. Điều đó phản ánh
phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy nội khóa
chưa thu hút sự ham thích và hứng thú tập luyện
của sinh viên.
4. KẾT LUẬN
* Thực trạng công tác GDTC của Trường Đại
học Phú Yên giai đoạn 2015 – 2018:
- Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, dụng cụ
học tập. Trong những năm vừa qua, nhà
trường luôn quan tâm và trang bị cơ sở vật
chất, các trang thiết bị, dụng cụ học tập
GDTC, TDTT cho giảng viên và sinh viên sử
dụng, song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế giảng dạy.
- Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với
công tác GDTC:
• Cần sự quan tâm hơn của lãnh đạo nhà
trường.
• Cần nâng cao chất lượng, trình độ của
giảng viên.
• Cần phải tăng kinh phí dành cho công tác
giảng dạy và tập luyện TDTT.
• Cần củng cố công tác quản lý bộ môn, cải
tiến phương pháp tổ chức giảng dạy nội
khoá và tổ chức các hoạt động ngoại khoá
đáp ứng nhu cầu tập luyện và rèn luyện
thân thể của sinh viên.
• Cần tăng cường tổ chức các giải thể thao
nhiều hơn, tổ chức và thành lập câu lạc
bộ các môn thể thao thu hút sinh viên có
năng khiếu và ham thích các môn thể
thao tập luyện.
* Nhu cầu tập luyện ngoại khoá và nhu cầu
tham gia tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông:
- Cần củng cố công tác quản lý bộ môn, cải tiến
phương pháp tổ chức giảng dạy nội khoá và tổ
chức các hoạt động ngoại khoá đáp ứng nhu
cầu tập luyện và rèn luyện thân thể của sinh
viên.
- Cần tăng cường tổ chức các giải thể thao nhiều
hơn, tổ chức và thành lập câu lạc bộ các môn
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 1 – 10
10
thể thao thu hút sinh viên có năng khiếu và
ham thích các môn thể thao tập luyện.
- Môn thể thao yêu thích để tập luyện ngoại
khóa thì đa phần là các em lựa chọn môn Cầu
lông (năm thứ nhất là 97.0%, năm thứ 2 là
98.0%, năm thứ 3 là 97.4%), như vậy có thể
thấy môn Cầu lông cũng thu hút được sự quan
tâm của đông đảo sinh viên.
- Nhận thức, hiểu biết và ý thức học tập của sinh
viên chưa cao. Sinh viên chưa được nắm bắt
đầy đủ những kỹ năng thực hành cần thiết dẫn
đến kết quả khi thi kết thúc môn là chưa được
tốt. Điều đó phản ánh phương pháp tổ chức
quá trình giảng dạy nội khóa chưa thu hút sự
ham thích và hứng thú tập luyện của sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aulic. I.V. (1982). Đánh giá trình độ luyện tập thể
thao. Hà Nội: NXB TDTT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Qui định tổ chức
hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh,
sinh viên. Ban hành kèm theo Quyết định số
72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm
2008.
Dương Nghiệp Chí. (1983). Đo lường thể thao.
Hà Nội: NXB TDTT.
Huỳnh Trọng Khải, Đỗ Vĩnh. (2010). Thống kê
học trong Thể dục thể thao. Hà Nội: NXB
TDTT.
Lương Tấn Thu. (2017). Báo cáo tổng hợp quy
hoạch phát triển Thể dục Thể thao tại các
trường đại học cao đẳng ở Phú Yên đến năm
2020 tầm nhìn đến năm 2030. Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Nguyễn Xuân Sinh. (1999). Giáo trình nghiên cứu
khoa học thể dục thể thao. Hà Nội: NXB
TDTT.
Nguyễn Ngọc Thúy. (1997). Huấn luyện kỹ chiến
thuật Cầu lông hiện đại. Hà Nội: NXB TDTT.
Phạm Công Danh. (2006). Tác dụng của việc tập
luyện ngoại khoá môn điền kinh đối với sự
phát triển các tố chất thể lực của nam sinh
viên trường Cao đẳng Thể dục thể thao Trung
ương II.
Trần Thùy Linh. (2002). Nghiên cứu hiệu quả
hình thức tập luyện thể dục ngoại khóa bắt
buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên
Trường đại học Sư phạm Huế. Luận văn Thạc
sĩ. Trường ĐH TDTT I.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_cong_tac_giao_duc_the_chat_va_nhu_cau_tham_gia_ta.pdf