Thực trạng dạy học tích hợp kĩ năng thực hành xã hội cho học sinh thông qua tiết học thể dục tại một số trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh

Về mức độ kĩ năng THXH của HS được sử dụng trong tiết học thể dục: Nhìn chung, mức độ 3 kĩ năng THXH được nghiên cứu sâu đó là KN LVN, KN QLCX, KN GQVĐ ở HS các trường THPT hiện nay chỉ ở mức trung bình, trong đó, HS vẫn còn khá hạn chế về mặt lí luận kĩ năng THXH. Đây chính là một “lỗ hổng” về kiến thức, kĩ năng liên quan đến kĩ năng mềm của HS cần được bồi dưỡng và phát triển. Về thực trạng việc tích hợp phát triển kĩ năng THXH cho HS thông qua tiết học thể dục qua đó đề xuất những biện pháp: Trong những năm gần đây, việc dạy học tích hợp ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được ban hành có nhiều nội dung dạy học tích hợp. Tuy nhiên đa số HS cho rằng mình chưa được tiếp cận nhiều, đặc biệt là trong giờ học thể dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều HS chưa biết rõ về dạy tích hợp là như thế nào và mình có được dạy học tích hợp không. Có 154 em HS cho biết mình chưa bao giờ được dạy tích hợp nội dung các kĩ năng THXH trong giờ học thể dục, chiếm tỉ lệ 39,2%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 11,9% giáo viên có sử dụng nhưng lại có tới ¾ giáo viên không sử dụng phương pháp dạy học tích hợp nội dung kĩ năng THXH trong giờ thể dục. Từ thực trạng trên chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:  Trường Đại học Sư phạm TPHCM và các trường sư phạm, khoa sư phạm ở các trường đại học khác cần chú trọng giáo dục và phát triển kĩ năng thxh cho sinh viên ngành sư phạm trong chương trình học và lồng ghép trong từng môn học cụ thể để sinh viên sau này trở thành giáo viên sẽ có được kiến thức về kĩ năng THXH để có thể dạy cho HS.  Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị mới trong các trường trung học phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động giáo dục kĩ năng THXH.  Bản thân giáo viên dạy giáo dục thể chất phải tích cực, chủ động trao dồi chuyên môn và tiếp cận phương pháp dạy tích hợp cũng như nội dung các kĩ năng THXH.  Các trường phổ thông tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về dạy học tích hợp và phương pháp dạy kĩ năng mềm.  Cần quan tâm nhiều hơn đến việc triển khai công tác phát triển kĩ năng THXH cho HS để đảm bảo định hướng cho HS thích ứng và phát triển toàn diện.  Nội dung giáo dục kĩ năng THXH cần được tích hợp trong các môn học chính khóa của chương trình phổ thông hoặc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, của Đoàn – Đội, sinh hoạt dưới cờ hằng tuần. Hình thức tổ chức phải được đầu tư, đổi mới thường xuyên sao cho phong phú, linh hoạt và triển khai đồng đều ở các trường.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng dạy học tích hợp kĩ năng thực hành xã hội cho học sinh thông qua tiết học thể dục tại một số trường Trung học Phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Tập 17, Số 8 (2020): 1467-1474 HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE Vol. 17, No. 8 (2020): 1467-1474 ISSN: 1859-3100 Website: 1467 Bài báo nghiên cứu* THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP KĨ NĂNG THỰC HÀNH XÃ HỘI CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT HỌC THỂ DỤC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Trung Phong Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Huỳnh Trung Phong – Email: phonght@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 20-02-2019; ngày nhận bài sửa: 18-3-2019; ngày duyệt đăng: 26-8-2020 TÓM TẮT Từ nhu cầu thực tế cuộc sống, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu vấn đề tích hợp phát triển kĩ năng thực hành xã hội (THXH) cho học sinh (HS) thông qua tiết học thể dục tại một số trường trung học phổ thông (THPT) ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tham khảo, tổng hơp̣ và phân tích tài liêụ có liên quan; điều tra bằng bảng hỏi; thống kê toán. Kết quả nghiên cứu đã xác định được mức độ quan tâm của giáo viên và HS về kĩ năng THXH, mức độ kĩ năng THXH của HS được sử dụng trong tiết học thể dục và thực trạng việc tích hợp phát triển kĩ năng THXH cho HS thông qua tiết học thể dục; từ đó, đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng THXH của HS thông qua giờ học thể dục tại một số trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: dạy học tích hợp; kĩ năng thực hành xã hội; học sinh trung học phổ thông 1. Mở đầu Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang làm thay đổi tính chất và điều kiện lao động, làm nảy sinh những nghề nghiệp mới, lấy kiến thức khoa học – công nghệ làm động lực sản xuất, đòi hỏi người lao động không chỉ có kiến thức về nền sản xuất hiện đại, mà còn phải có năng lực về thể chất và tinh thần. Hơn nữa, lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy tri thức làm động lực tăng năng suất lao động, sản xuất dựa trên lao động trí tuệ càng nhiều, lao động cơ bắp ngày càng giảm, dẫn đến hiện tượng “đói vận động” và căng thẳng thần kinh. Đó là những nguyên nhân gây nên một số căn bệnh của thời đại công nghiệp. Điều đó càng cho thấy vai trò của giáo dục thể chất ngày càng trở thành yêu cầu cần thiết đối với người dân, nhất là với thế hệ HS sinh viên. Theo Dao Nguyen (2018), trong xã hội hiện đại, kĩ năng THXH ngày càng được đánh giá cao. Đó là một thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống của con Cite this article as: Huynh Trung Phong (2020). Current situation of integrated teaching with social skills for students through Physical education at some high schools in Ho Chi Minh City and suggested measures. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(8), 1467-1474. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 8 (2020): 1467-1474 1468 người, thiên về tính chất vận động - thực hành tay chân hơn là tính chất tinh thần, tâm lí. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kĩ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Như vậy, có thể thấy, trong môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và cạnh tranh gay gắt thì ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, mỗi người cần trang bị cho mình một yếu tố không thể thiếu đó chính là kĩ năng THXH. Bích Thủy từng cho rằng: “Rèn luyện kĩ năng THXH sẽ giúp ta nhanh chóng hòa nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng. Do đó dù bạn có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng nếu thiếu kĩ năng THXH thì bạn cũng không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình” (Bich Thuy, 2018). Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng THXH cho HS ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều rất cần thiết. 2. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lí luận 2.1.1. Dạy học tích hợp Theo từ điển Giáo dục học của Bùi Hiền: “Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” (Bui, 2015). Dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau: “Dạy học tích hợp là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” (UNESCO, 1968). Nguyễn Thị Kim Dung định nghĩa dạy học tích hợp là “Dạy học nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau” (Nguyen, 2014). Điều này có nghĩa là dạy học tích hợp được thiết kế dựa vào các mục tiêu mong đợi về năng lực mà HS cần đạt được chứ không phải dựa vào kiến thức môn học. Tóm lại, từ những cơ sở trên có thể hiểu dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. 2.1.2. Kĩ năng THXH Theo quan niệm mới, một số nhà nghiên cứu đều cho rằng kĩ năng tâm lí là những kĩ năng thiên về tinh thần của con người là chủ yếu, còn những kĩ năng tâm lí - xã hội thiên về những kĩ năng hành động, kĩ năng trong mối quan hệ với người khác Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về kĩ năng THXH. Dựa vào những cơ sở phân tích từ thực tế quá trình nghiên cứu, có thể định nghĩa kĩ năng THXH: “là khả năng thiên về mặt Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Trung Phong 1469 tinh thần của cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả”. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những mục tiêu nghiên cứu, đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp tham khảo, tổng hơp̣ và phân tích tài liêụ có liên quan; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp thống kê toán. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và đề xuất một số biện pháp tích hợp phát triển kĩ năng THXH cho HS. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp tích hợp phát triển kĩ năng THXH cho HS 4 trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài được tiến hành trong thời gian từ 12/2017 đến 12/2018. 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1. Thực trạng dạy học tích hợp kĩ năng THXH trong giờ học thể dục tại các trường THPT hiện nay (xem Bảng 1) Trong những năm gần đây, việc dạy học tích hợp ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được ban hành có nhiều nội dung dạy học tích hợp. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc dạy học tích hợp thì đa số HS cho rằng mình chưa được tiếp cận nhiều, đặc biệt là trong giờ học thể dục (Huynh, & Nguyen, 2016). Bảng 1. Thực trạng dạy tích hợp kĩ năng THXH trong giờ thể dục Nội dung Tần số Phần trăm HS có được dạy tích hợp 47 11,9 % HS thường xuyên được dạy tích hợp 31 7,9 % HS thỉnh thoảng được dạy tích hợp 53 13,5 % HS không bao giờ được dạy tích hợp 154 39,2 % HS không biết rõ 108 27,5 % Tổng 393 100 % 3.2. Nhận thức ở HS về vai trò và sự cần thiết của việc dạy học tích hợp nội dung kĩ năng THXH trong giờ học thể dục (xem Bảng 2) Bảng 2. Nhận thức ở HS về vai trò và sự cần thiết của việc dạy học tích hợp nội dung kĩ năng THXH trong giờ học thể dục STT MỨC ĐỘ Tỉ lệ %/ Điểm trung bình Vai trò Sự cần thiết 1 Rất quan trọng 20% 20% 2 Quan trọng 50% 70% 3 Có cũng được, không cũng được 30% 10% 4 Không quan trọng 0 0 5 Hoàn toàn không quan trọng 0 0 Điểm trung bình 3,90 4,10 T - Test 1,809 1,04 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 8 (2020): 1467-1474 1470 Về nhận thức ở HS đối với vai trò của kĩ năng THXH, HS cho rằng kĩ năng THXH là “quan trọng” đối với sự thành công của con người với điểm trung bình là 3,9 và sự cần thiết là 4,1. Điều này cho thấy HS đã ý thức khá rõ ràng và đầy đủ về vai trò của kĩ năng THXH. Đa số giáo viên được hỏi đều đánh giá cao tầm quan trọng của kĩ năng THXH đối với hoạt động học tập của HS và ứng dụng trong cuộc sống sau này. 3.3. Thực trạng một số kĩ năng THXH ở HS các trường THPT Xuất phát từ cơ sở lí luận và những điều kiện thực tiễn, ba kĩ năng mềm: kĩ năng giải quyết vấn đề (KN GQVĐ), kĩ năng quản lí cảm xúc (KN QLCX), kĩ năng làm việc nhóm (KN LVN) được phân tích sâu. 3.3.1. Thực trạng kĩ năng giải quyết vấn đề của HS các trường THPT Chúng tôi đã đưa ra bốn định nghĩa khác nhau để HS lựa chọn một trong bốn đáp án đó. Kết quả thu được như sau: - 6,1% HS cho rằng KN GQVĐ là “những cách thức khác nhau để giúp chủ thể xử lí một vấn đề nào đó phát sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày của mỗi con người”. - 24,1% HS quan niệm rằng KN GQVĐ là “sự giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống hàng ngày dựa trên những kinh nghiệm tri thức mà mỗi chủ thể học hỏi được và thể hiện bằng những hành động cụ thể”. - 22,2% HS nghĩ rằng KN GQVĐ là “sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày bằng cách ứng dụng đúng đắn những thao tác, hành động dựa trên tri thức, kinh nghiệm của chủ thể”. - 47,6% HS hiểu KN GQVĐ là “việc áp dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể để giải quyết những vấn đề phát sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau của đời sống một cách hiệu quả”. Có thể thấy sự phân bố khá đều giữa các câu trả lời. Trong số bốn đáp án của đề tài, mỗi đáp án đều có những khía cạnh đúng nhưng chỉ có một đáp án là chính xác, đầy đủ và trọn vẹn, đó là đáp án thứ ba, được 22,2% HS lựa chọn. Trên thực tế thì chưa tới 1/3 HS được khảo sát lựa chọn đúng đáp áp. Điều này cũng chứng tỏ rằng, nhận thức của HS về khái niệm KN GQVĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Trong phạm vi phân tích về quy trình GQVĐ, ta thấy có sáu bước để GQVĐ. Kết quả khảo sát cho thấy có 31,3% - tức là khoảng 1/3 HS nắm được các quy trình GQVĐ. Đây là một con số hết sức khiêm tốn và cần phải quan tâm bởi khi không nắm chắc quy trình GQVĐ thì HS sẽ khó có thể GQVĐ một cách hiệu quả. Như vậy, có thể thấy rằng đa phần HS chưa nắm chắc các bước trong quy trình GQVĐ. Với nhận thức như vậy, HS sẽ không tránh khỏi những khó khăn khi đối mặt với vấn đề nào đó. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả GQVĐ, thậm chí là làm phát sinh những vấn đề mới làm cho tình hình có thể phức tạp, trầm trọng hơn. Đi đôi với việc hiểu đúng bản chất khái niệm GQVĐ, nắm chắc các quy trình GQVĐ Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Trung Phong 1471 thì chủ thể cần phải nắm được các yêu cầu khi GQVĐ. Đây là điều kiện “đủ” để chủ thể có thể giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả. Kết quả thu được khá tích cực với tỉ lệ 41% HS đã hiểu được rằng muốn GQVĐ thì phải nhận thức đúng vấn đề để áp dụng các bước GQVĐ một cách đúng đắn, linh hoạt và hiệu quả. Ngoài ra, 56 % HS còn lại cũng đã nhận thức được một phần yêu cầu khi GQVĐ là phải hiểu được nguyên nhân thật sự gây ra vấn đề, phải có ý tưởng phong phú để thử nhiều biện pháp khác nhau nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất. Cách hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đầy đủ và chưa bao quát được yêu cầu khi GQVĐ. Kết quả này, một lần nữa lại phản ánh mức độ nhận thức của HS về những nội dung xoay quanh KN GQVĐ vẫn còn khá nhiều hạn chế. 3.3.2. Thực trạng kĩ năng làm việc nhóm ở HS các trường THPT Khi được hỏi về khái niệm KN LVN, có 1,8% HS cho rằng đó là khả năng làm việc với người khác để thực hiện một nhiệm vụ nào đó; 67,5% HS quan niệm rằng KN LVN là khả năng hợp tác với các thành viên khác trong nhóm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chung của nhóm; 11,2% HS chọn đáp án KN LVN là khả năng làm việc chung với người khác một cách hiệu quả và 19,5% HS cho rằng KN LVN là khả năng thấu hiểu người khác để hợp tác với họ cùng nhau giải quyết một vấn đề nào đó phát sinh trong thực tiễn. Có lẽ, do KN LVN đã trở nên khá quen thuộc với HS thông qua các hoạt động học tập và hoạt động phong trào nên đa phần HS (67,5%) đã có nhận thức đúng đắn về khái niệm KN LVN. Điều này cũng chứng tỏ rằng HS đã hiểu được bản chất của LVN. Lí luận về KN LVN đã chỉ ra rằng có nhiều yêu cầu khác nhau khi LVN và chỉ khi nào đảm bảo được các yêu cầu đó thì nhóm mới có sự liên kết vững chắc và làm việc một cách hiệu quả. Hiểu được điều này, 61,2% HS chọn lựa đúng đáp án yêu cầu của KN LVN phải bao gồm: các thành viên hiểu được mục tiêu chung của nhóm, chấp hành nguyên tắc, cởi mở, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, giải quyết được các xung đột nội bộ và kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Tuy vậy, vẫn còn tới 38,8% HS chưa thật sự nắm được hết các yêu cầu của KN LVN. Một tâm lí khá phổ biến trong HS, đó là không dễ bắt đầu làm việc chung với người khác. Điều này có nguyên nhân từ quá trình giáo dục gia đình, giáo dục của nhà trường và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học ở trường. Bên cạnh đó, điều này cũng phụ thuộc vào khí chất, tính cách của HS. Nếu giáo viên thường xuyên quan tâm tổ chức học tập theo nhóm và các tổ chức Đoàn, Hội thường xuyên phát động các phong trào thiết thực cho HS tham gia thì có thể từng bước cải thiện được tâm lí này. Ngoài ra, các biểu hiện khác trong quá trình LVN như không chú ý lắng nghe các thành viên khác, hay cắt ngang lời người khác khi không đồng tình, ỷ lại và đẩy công việc cho các thành viên khác, không chấp hành sự phân công của trưởng nhóm vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ HS. 3.3.3. Thực trạng kĩ năng quản lí cảm xúc ở HS Kết quả khi khảo sát về nhận thức của HS đối với khái niệm KN QLCX như sau: - 4,8% HS cho rằng KN QLCX là khả năng hiểu được cảm xúc của bản thân. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 8 (2020): 1467-1474 1472 - 58,1% HS chọn đáp án KN QLCX là khả năng con người tự nhận biết và tự điều chỉnh, điều khiển cảm xúc của bản thân. - 13,2% HS cho rằng KN QLCX là khả năng điều khiển được cảm xúc của bản thân. - 23,9% HS chọn đáp án KN QLCX là khả năng hiểu được cảm xúc của bản thân và người khác để có cách ứng xử phù hợp. Nhìn chung, những con số trên khá dàn trải nhưng tỉ lệ cao nhất là hơn ½ HS lựa chọn đáp án 2. Theo cách hiểu đúng nhất về khái niệm KN QLCX, 58,1% HS đã thực hiện được yêu cầu này. 41,9% HS còn lại đã có cái nhìn nhất định về KN QLCX nhưng còn chưa thật sự đầy đủ. Đối với những yêu cầu khi QLCX, 11,7% HS cho rằng phải hiểu được cảm xúc của bản thân; 16,1% HS cho là phải nhận biết được hậu quả của cảm xúc để điều chỉnh kịp thời; 55,2% HS chọn đáp án phải nhận biết được cảm xúc để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp; và 17,1% cho rằng phải có đủ bản lĩnh mới có thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Những điều kiện như hiểu rõ cảm xúc, nhận biết được hậu quả của cảm xúc, có đủ bản lĩnh đều là những yêu cầu cần thiết để có thể QLCX. Tuy nhiên, yêu cầu khái quát nhất của KN QLCX đó là phải nhận biết được cảm xúc để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Như vậy, chỉ có hơn một nửa số HS nhận thức đầy đủ về khái niệm KN QLCX và những yêu cầu đối với KN QLCX. Đây là một tỉ lệ khá khiêm tốn đòi hỏi các đơn vị, cá nhân công tác trong lĩnh vực giáo dục phải quan tâm để trang bị thêm về lí luận KN THXH nói chung và KN QLCX nói riêng cho HS. Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc dạy học tích hợp trong những năm gần đây ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, đa số HS cho rằng mình chưa được tiếp cận nhiều, đặc biệt là trong giờ học thể dục. Về nhận thức của HS và giáo viên, kết quả đã chỉ ra rằng kĩ năng mềm đóng một vai trò “quan trọng” đối với sự thành công của con người. Nhưng 3 kĩ năng: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, quản lí cảm xúc khi được khảo sát trên HS chỉ thu được kết quả tương ứng với mức trung bình và còn nhiều hạn chế. 4. Kết luận Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra những kết luận sau đây: Về mức độ quan tâm của giáo viên và HS về kĩ năng THXH: HS cho rằng kĩ năng THXH là “quan trọng” đối với sự thành công của con người, HS cũng đã ý thức khá rõ ràng và đầy đủ về vai trò của kĩ năng THXH. Nếu thiếu hụt kĩ năng THXH thì mỗi cá nhân sẽ khó hòa hợp, khó hợp tác với người khác và thành công. Giáo viên cho rằng kĩ năng THXH có vai trò quan trọng đối với HS. Đa số giáo viên được hỏi đều đánh giá cao tầm quan trọng của kĩ năng THXH đối với hoạt động học tập của Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Trung Phong 1473 HS và ứng dụng trong cuộc sống sau này. Về mức độ kĩ năng THXH của HS được sử dụng trong tiết học thể dục: Nhìn chung, mức độ 3 kĩ năng THXH được nghiên cứu sâu đó là KN LVN, KN QLCX, KN GQVĐ ở HS các trường THPT hiện nay chỉ ở mức trung bình, trong đó, HS vẫn còn khá hạn chế về mặt lí luận kĩ năng THXH. Đây chính là một “lỗ hổng” về kiến thức, kĩ năng liên quan đến kĩ năng mềm của HS cần được bồi dưỡng và phát triển. Về thực trạng việc tích hợp phát triển kĩ năng THXH cho HS thông qua tiết học thể dục qua đó đề xuất những biện pháp: Trong những năm gần đây, việc dạy học tích hợp ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được ban hành có nhiều nội dung dạy học tích hợp. Tuy nhiên đa số HS cho rằng mình chưa được tiếp cận nhiều, đặc biệt là trong giờ học thể dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều HS chưa biết rõ về dạy tích hợp là như thế nào và mình có được dạy học tích hợp không. Có 154 em HS cho biết mình chưa bao giờ được dạy tích hợp nội dung các kĩ năng THXH trong giờ học thể dục, chiếm tỉ lệ 39,2%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 11,9% giáo viên có sử dụng nhưng lại có tới ¾ giáo viên không sử dụng phương pháp dạy học tích hợp nội dung kĩ năng THXH trong giờ thể dục. Từ thực trạng trên chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:  Trường Đại học Sư phạm TPHCM và các trường sư phạm, khoa sư phạm ở các trường đại học khác cần chú trọng giáo dục và phát triển kĩ năng thxh cho sinh viên ngành sư phạm trong chương trình học và lồng ghép trong từng môn học cụ thể để sinh viên sau này trở thành giáo viên sẽ có được kiến thức về kĩ năng THXH để có thể dạy cho HS.  Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị mới trong các trường trung học phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động giáo dục kĩ năng THXH.  Bản thân giáo viên dạy giáo dục thể chất phải tích cực, chủ động trao dồi chuyên môn và tiếp cận phương pháp dạy tích hợp cũng như nội dung các kĩ năng THXH.  Các trường phổ thông tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về dạy học tích hợp và phương pháp dạy kĩ năng mềm.  Cần quan tâm nhiều hơn đến việc triển khai công tác phát triển kĩ năng THXH cho HS để đảm bảo định hướng cho HS thích ứng và phát triển toàn diện.  Nội dung giáo dục kĩ năng THXH cần được tích hợp trong các môn học chính khóa của chương trình phổ thông hoặc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, của Đoàn – Đội, sinh hoạt dưới cờ hằng tuần. Hình thức tổ chức phải được đầu tư, đổi mới thường xuyên sao cho phong phú, linh hoạt và triển khai đồng đều ở các trường.  Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 8 (2020): 1467-1474 1474 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bich Thuy (2018). Tai sao can day ki nang song cho tre [Why need to teach life skills to children]. The Western Australian International School System. Retrieved from https://wass.edu.vn/wass_new/vi/tai-sao-can-phai-day-ky-nang-song-cho-tre.html Bui, H. (2015). Tu dien giao duc hoc [Educational Dictionary]. Hanoi: Science and Technology Publishing House. Huynh, V. S. (2012). Phat trien ki nang mem cho sinh vien dai hoc su pham [Development of soft skills for University of Education students]. Hochiminh City: Viet Nam Education Publishing House. Huynh, V. S., & Nguyen, T. D. M. (2016). Phat trien nang luc day hoc tich hop - phan hoa cho giao vien cac cap hoc pho thong [Developing capacity of integrated teaching - differential teaching for teachers of all general education levels]. Hochiminh City: Ho Chi Minh City University of Education Publishing House. Nguyen, D. (2018). Tam quan trong cua ki nang mem doi voi gioi tre hien nay [The importance of soft skills for today's young people]. Retrieved from https://kenhtuyensinh.vn/tam-quan-trong- cua-ky-nang-mem-doi-voi-gioi-tre-hien-nay Nguyen, T. K. D. (2014). Day hoc tich hop trong chuong trinh giao duc pho thong [Integrated teaching in general education curriculum]. Hochiminh City: Proceedings of Scientific Conference Seminor integrated teaching & differentiated teaching in high schools to meet the needs of curriculum and textbook innovation after 2015. UNESCO (1968). Integrated Conference on Sciences Teaching. Varna (Bungari). CURRENT SITUATION OF INTEGRATED TEACHING WITH SOCIAL SKILLS FOR STUDENTS THROUGH PHYSICAL EDUCATION AT SOME HIGH SCHOOLS IN HO CHI MINH CITY AND SUGGESTED MEASURES Huynh Trung Phong Ho Chi Minh City University of Education Corresponding author: Huynh Trung Phong – Email: phonght@hcmue.edu.vn Received: February 20, 2019; Revised: March 18, 2019; Accepted: August 26, 2020 ABSTRACT This study was conducted to investigate the integration and the development of social practice skills for students through physical education at some high schools in Ho Chi Minh City. The research methods used include documentation and survey. The study identified teachers' and students' level of interest in social practice skills, level of students’ social practical skills used in physical education and the current situation of integrating and developing social practice skills through physical education for student. Based on the results, the paper offers five methods to improve students' social practice skills through gymnastics lessons at some high schools in Ho Chi Minh City. Keywords: integrated teaching; social practice skills; high school students

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_day_hoc_tich_hop_ki_nang_thuc_hanh_xa_hoi_cho_hoc.pdf
Tài liệu liên quan