KẾT LUẬN
TTKT và CBXH là mục tiêu cần hướng tới
của hầu hết các quốc gia hiện nay. TTKT vừa là
mục tiêu, vừa là phương tiện để giải quyết vấn
đề xã hội. Không thể đạt được CBXH trên cơ
sở một nền kinh tế kém phát triển, cũng không
thể xây dựng được một nền kinh tế tăng trưởng
nhanh, hiệu quả và bền vững trong một xã hội
mà con người ốm yếu về thể chất, trình độ dân
trí thấp và một bộ phận đáng kể lực lượng lao
động chưa được đào tạo, thất nghiệp, nghèo
đói. TTKT tạo điều kiện vật chất để thực hiện
3. GIẢI PHÁP GẮN TTKT VỚI CBXH
TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM
Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
TTKT với CBXH trong nền KTTT định hướng
XHCN, hướng tới một nước Việt Nam thịnh
vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ vào năm
2035, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Thứ nhất, tiếp tục gắn những thành quả
TTKT với công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm
phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư,
giữa các vùng miền.
- Thứ hai, gắn TTKT với tạo việc làm, nâng
cao thu nhập để giảm bớt tình trạng nghèo đói
và dễ bị tổn thương do suy giảm thu nhập và
sinh kế
- Thứ ba, thực hiện công bằng trong lĩnh
vực giáo dục, đào tạo; giảm sự cách biệt về cơ
hội học tập giữa các tầng lớp dân cư, về cơ sở
vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục giữa các vùng miền.
- Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện chính sách
y tế theo yêu cầu phát triển hệ thống y tế công
CBXH, ngược lại, CBXH chính là động lực để
thúc đẩy TTKT.
Ở Việt Nam, trong những năm đổi mới,
đường lối của Đảng cũng như chính sách của
Nhà nước đã thể hiện quan điểm mới, sâu sắc và
toàn diện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
TTKT với CBXH. Đảng ta đã khẳng định, TTKT
phải gắn liền với CBXH trong từng bước đi và
trong suốt quá trình phát triển. Để có thể thực
hiện đồng thời hai mục tiêu TTKT và CBXH
trong nền KTTT, định hướng XHCN Đảng và
Nhà nước cần hoạch định và thực hiện tốt các
chính sách kinh tế đồng bộ với chính sách xã
hội; phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế,
chính trị, xã hội trong việc phối hợp hoạt động,
hướng đến một nền KTTT tăng trưởng cao, hiệu
quả, bền vững và công bằng.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
THỰC TRẠNG GẮN KẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Đỗ Lâm Hoàng Trang*
TÓM TẮT
Công bằng xã hội (CBXH) là một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế
(TTKT) một cách ổn định, lâu dài theo hướng tiến bộ xã hội. CBXH có quan hệ mật thiết với sự phát
triển bền vững. Nghiên cứu này phân tích thực trạng gắn kết TTKT với CBXH trong nền kinh tế thị
trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam, những thành tựu và hạn chế. Trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt CBXH trong thời gian tới.
Từ khóa: công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế, kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa.
sOCIAL JUsTICE IN THE MARKET ECONOMY sOCIALIsT
ORIENTATION IN VIETNAM
ABsTRACT
Social justice is one of the important conditions to ensure stable and long-term economic growth
in the direction of social progress. Social justice is intimately linked to sustainable development. This
study analyzes the state of linking economic growth with social justice in a socialist-oriented market
economy in Vietnam, achievements and limitations. On that basis, propose some solutions to well
implement Social Justice in the future.
Keyworks: social justice, economic growth, market economy, socialist orientation.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
* ThS.NCS. GV. Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Qua 30 năm đổi mới, diện mạo nền kinh tế
Việt Nam đã thay đổi đầy ấn tượng. Việc Nhà
nước thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế
thị trường định hướng XHCN, đã giúp Việt Nam
đạt được những thành tựu lớn trong tăng trưởng
kinh tế (TTKT). TTKT cao không những giúp
đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém
phát triển mà còn là cơ sở, điều kiện để thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội khác, góp phần
làm giảm một cách ấn tượng tỷ lệ đói nghèo, đạt
được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện
các mục tiêu thiên niên kỷ. Như vậy, về cơ bản
Việt Nam đã hoàn thành bước quá độ sang nền
KTTT theo định hướng XHCN, được xếp vào
hàng ngũ những nước có tốc độ tăng trưởng cao
trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt
bậc đó, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối
63
Thực trạng gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ...
mặt với những thách thức không nhỏ cả về chất
lượng cũng như tính bền vững của quá trình
TTKT; việc giải quyết mối quan hệ giữa TTKT
với CBXH ở Việt Nam cũng đang gặp nhiều
khó khăn. Những tàn dư của chế độ bao cấp, chủ
nghĩa bình quân cào bằng còn để lại những di
chứng nặng nề cả trong đời sống vật chất và tinh
thần của con người. Xu hướng tự phát của nền
KTTT gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền
kinh tế, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, công
tác xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, giáo dục,
y tế chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến chất
lượng nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng được
yêu cầu của quá trình tăng trưởng, phát triển và
hội nhập của nền kinh tế. Những thách thức mà
Việt Nam phải đương đầu trong việc bảo đảm sự
hài hòa giữa TTKT với CBXH ngày càng lớn.
Làm thế nào để có thể nắm bắt được những cơ
hội mới do hội nhập quốc tế mang lại để duy trì
tốc độ TTKT cao và bền vững, đồng thời đảm
bảo tính công bằng trong việc tiếp cận cơ hội và
hưởng thụ thành quả tăng trưởng cho tất cả mọi
người, bảo vệ những người nghèo nhất và những
người dễ bị tổn thương trong xã hội trước những
rủi ro trong cuộc sống? Đó là một câu hỏi không
dễ trả lời.
2. THỰC TRẠNG CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM
2.1. Thành tựu
2.1.1. TTKT gắn với giải quyết việc làm, cải
thiện thu nhập
Đối với Việt Nam cũng như nhiều nước
chậm và đang phát triển khác, việc tạo ra nhiều
việc làm và cải thiện thu nhập một cách bền
vững đặc biệt là nhóm nghèo và thu nhập thấp
được coi là biện pháp tốt nhất để vừa đạt được
TTKT vừa thực hiện CBXH. Bảng 1 cho thấy,
thông qua TTKT, việc làm đã được tạo ra nhiều
hơn, thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc
làm ở các vùng và trong cả nước có xu hướng
giảm xuống.
TTKT cũng góp phần tăng thu nhập đáng
kể cho người dân trong cả nước. Theo kết quả
Khảo sát mức sống hộ gia đình do Tổng cục
Thống kê tiến hành hai năm một lần, thu nhập
bình quân 1 người/ tháng theo giá hiện hành đã
tăng từ 1.387 nghìn đồng năm 2010 lên 3.876
nghìn đồng năm 2018, gấp 2,8 lần so với năm
2010. Chi tiêu bình quân 1 người/ tháng vào các
năm tương ứng cũng tăng từ 1.211 nghìn đồng
lên 2.546 nghìn đồng.1
Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động theo vùng
Đơn vị: %
2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ
thất
nghiệp
Tỷ lệ
thiếu
việc làm
Tỷ lệ
thất
nghiệp
Tỷ lệ
thiếu
việc làm
Tỷ lệ
thất
nghiệp
Tỷ lệ
thiếu
việc làm
Tỷ lệ
thất
nghiệp
Tỷ lệ
thiếu
việc làm
Cả nước 2,33 1,89 2,30 1,66 2,24 1,62 2,19 1,4
Đ.bằng S.Hồng 2,42 1,60 2,24 1,05 2,20 1,20 2,02 0,74
T.du m.núi phía Bắc 1,10 1,53 1,17 1,53 1,01 1,30 1,04 2,28
Bắc T.bộ 2,71 2,60 2,78 2,04 2,54 1,76 2,68 1,44
Tây Nguyên 1,03 1,72 1,24 2,00 1,05 1,56 1,05 2,20
Đ.Nam Bộ 2,74 0,50 2,46 0,45 2,68 0,51 2,62 0,43
Đ.bằng S.C.Long 2,77 3,05 2,89 3,05 2,88 3,24 2,67 2,80
Nguồn: Tổng cục thống kê 2015-2018
1 Số liệu từ Tổng Cục Thống Kê 2010-2018.
64
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2.1.2. TTKT gắn với xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) được xem
là một trong những mục tiêu quan trọng hàng
đầu của Việt Nam trong quá trình xây dựng và
phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Kết
quả từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình
cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
trên phương diện kết hợp TTKT với XĐGN, là
một trong những nước điển hình thực hiện tốt
các Mục tiêu thiên niên kỷ về XĐGN. Tỷ lệ hộ
nghèo đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn
khoảng 5,8% năm 2016. Tùy theo các chuẩn
nghèo khác nhau sẽ có những tỷ lệ khác nhau
về nghèo đói, nhưng trong trường hợp nào,
tình trạng nghèo của Việt Nam cũng vẫn duy
trì được chiều hướng giảm xuống. đây là một
thành tựu đáng ghi nhận trong việc gắn TTKT
với công cuộc XĐGN được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao.
Nhìn vào Bảng 2 có thể dễ dàng nhận thấy,
trong giai đoạn 2010-2016, Việt Nam đạt thành
tựu giảm nghèo trên toàn bộ các vùng miền, tuy
là ở các mức độ khác nhau. Mặc dù tỷ lệ nghèo ở
Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
còn cao hơn hẳn so với các vùng khác nhưng
lại là những vùng có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất
tương ứng là 9,3 điểm phần trăm và 6,3 điểm
phần trăm (năm 2016 so với năm 2014). Điều
này cho thấy, lợi ích TTKT được phân phối rộng
khắp các vùng, các bộ phận dân cư, không có
vùng nào ở Việt Nam bị bỏ rơi trong quá trình
phát triển.
1 Số liệu từ Tổng Cục Thống Kê năm 2018.
Bảng 2: Xu hướng nghèo theo vùng, 2010-2016
Tỷ lệ người nghèo Thay
đổi
Phân bố của người nghèo
2010 2012 2014 2016 2010 2012 2014 2016
Việt Nam 20,7 17,2 13,5 9,8 -3,7 100 100 100 100
Nông thôn
Thành thị
27,0
6,0
22,1
5,4
18,6
3,8
13,6
1,6
-5,0
-2,2
91,4
8,6
90,6
9,4
90,6
9,4
94,7
5,3
Các vùng
Đồng bằng sông Hồng
T. du và miền núi phía Bắc
Bắc T. Bộ & D. hải
m.Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
11,9
44,9
23,7
32,8
7,0
18,7
7,5
41,9
18,2
29,7
5,0
16,2
5,2
37,3
14,7
30,4
3,7
9,8
2,2
28,0
11,8
24,1
0,6
5,9
-3,0
-9,3
-2,9
-6,3
-3,1
-3,9
13,7
28,6
25,9
9,5
5,2
17,1
9,9
33,4
23,7
10,0
4,7
18,4
9,0
35,6
23,3
13,7
4,6
13,7
5,2
40,2
26,7
16,2
1,0
10,8
Nguồn: Tính toán từ VHLSS 2010, 2012, 2014, 2016
2.1.3. TTKT gắn với sự nghiệp giáo dục, y tế
Trong những năm vừa qua, nhờ TTKT tạo
tiền đề vật chất, lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã
được đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2002-
2017, tổng số trường học từ tiểu học đến trung
học phổ thông đã tăng từ 25.825 trường lên
28.710 trường. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên
biết chữ đạt 93,6 năm 2006 và đến năm 2017 đạt
95,1%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ
tăng từ 93,6% năm 2006 lên 94,8% năm 2018.1
Về y tế, ngay từ Năm 1989, Luật bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được ban
hành. Kể từ đó đến nay, rất nhiều chính sách y
tế được triển khai nhằm thực hiện TTKT gắn
với CBXH.
65
2.2. Hạn chế
2.2.1. Bất bình đẳng xã hội có xu hướng
tăng cùng với TTKT
Sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong
thời gian qua đã giúp tỷ lệ nghèo cả nước giảm
xuống, nhiều chính sách an sinh xã hội được
thực hiện, mức sống của người dân được nâng
lên. Tuy nhiên, bất bình đẳng xã hội lại có xu
hướng tăng lên. Điều này có nghĩa là những
thành quả của TTKT chưa được phân phối công
bằng cho mọi đối tượng trong xã hội, nhất là
người nghèo, vùng nghèo và những đối tượng
dễ bị tổn thương. Theo kết quả tính toán của
Tổng cục Thống kê với số liệu được cập nhật
đến năm 2018, hệ số GINI có xu hướng tăng lên
năm 2002 là 0,42 năm 2018 là 0,424.1
Hình 1: Hệ số GINI của Việt Nam, 2002-2018
1 Số liệu về hệ số GINI của Việt Nam từ năm 2002 đến 2018, Tổng Cục Thống Kê.
Nếu như hệ số GINI thể hiện bất công bằng
theo chiều rộng có xu hướng tăng lên, thì mức
độ bất công bằng theo chiều sâu thể hiện ở hệ số
giãn cách thu nhập của 20% dân số giàu nhất và
20% dân số nghèo nhất cũng theo chiều hướng
tăng khá mạnh. Theo số liệu điều tra thu nhập
của Tổng cục Thống kê các năm, hệ số giãn cách
thu nhập năm 2002 là 8,1. Năm 2010 con số này
là 9,2 và năm 2018 đã lên tới 10 lần. Còn theo
tiêu chuẩn “40” của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ thu
nhập của 40% dân số nghèo nhất trong tổng thu
nhập năm 2002 là 16,06% (tương ứng với mức
bất công bằng thấp theo chuẩn quốc tế xuống
14,96% năm 2010 và chỉ còn 14,64% năm 2018.
Điều này cho thấy, ở Việt Nam, người nghèo
đang được hưởng rất ít thành quả của TTKT.
Bảng 3: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình, 2002-2018
Đơn vị: nghìn đồng
Năm Cả nước
Nghèo
(nhóm 1)
Cận
nghèo
Trung
bình
Khá
Giàu
(nhóm 5)
Hệ số giãn
cách thu nhập
Tiêu chuẩn
“40”
2002 366,1 107,7 178,3 251 370 872,9 8,1 16,06
2004 484,4 141,8 240,7 347 514 1.182,27 8,34 15,78
2006 636,5 184,3 318,9 458,9 678,6 1.541,7 8,37 15,8
2008 995,2 275 477,2 699,9 1.067,4 2.458,2 8,9 15,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2002-2018
Thực trạng gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ...
66
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2010 1.387 369 669 1.000 1.490 3.410 9,2 14,96
2012 2.000 512 984 1.500 2.222 4.784 9,34 14,96
2014 2.637 660 1.314 1.972 2.830 6.413 9,72 14,97
2016 3.098 771 1.516 2.301 3.356 7.547 9,8 14,76
2018 3.876 932 1.907 2.934 4.291 9.320 10 14,64
Nguồn: Số liệu tính toán từ VHLSS 2002-2018, Tổng cục Thống kê.
2.2.2. Bất bình đẳng cơ hội giữa các nhóm
dân cư
Tình trạng nghèo đói thường tập trung chủ
yếu ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn và lĩnh
vực nông nghiệp. Trình độ học vấn thấp làm
giảm khả năng tiếp cận với việc làm tốt. Báo
cáo phát triển thế giới năm 2016 của World
Bank cho thấy, những người có trình độ đại học
có nhiều hơn 50% cơ hội kiếm được công việc
trả lương so với người có trình độ trung học có
cùng độ tuổi, giới tính, dân tộc và sinh sống
trong cùng một khu vực. Cũng theo báo cáo
này, do trình độ học vấn thấp, ngay cả những
người có công việc trả lương cũng kiếm được
ít tiền hơn rất nhiều.1
2.2.3. Bất bình đẳng về giáo dục và y tế giữa
các tầng lớp dân cư
Mặc dù đã thu hẹp về khoảng cách, nhưng
trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng về giáo
dục nói chung giữa các vùng và các nhóm giàu,
nghèo. Báo cáo phát triển con người Việt Nam
cho thấy, năm 2012, trong khi nhóm thu nhập
cao nhất có tỷ lệ học sinh nhập học bậc trung
học cơ sở đạt tỷ lệ gần 100%, thì nhóm thu nhập
thấp nhất chỉ đạt xấp xỉ 80%. Sự chênh lệch này
cũng xảy ra ở bậc trung học phổ thông, nhóm
nghèo và cận nghèo có tỷ lệ nhập học ở bậc này
chỉ đạt khoảng 40%-50%, nhóm thu nhập cao
đạt khoảng 90%.
Trong số trẻ em từ 11-14 tuổi, số lượng trẻ
em thuộc các hộ gia đình người dân tộc thiểu số
có thể không đến trường nhiều gấp đôi những
trẻ em thuộc nhóm khác (UNICEF & Women,
1 World Bank (2018), Bước tiến mới giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam
2 Báo cáo lao động phi chính thức năm 2016 – Tổng Cục Thống Kê
2013). Các trẻ em trong những gia đình di cư từ
nông thôn lên thành phố cũng gặp nhiều trở ngại
về hệ thống đăng ký hộ khẩu, ít có cơ hội được
học hành.
Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khi
thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ,
nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa các
vùng và các nhóm thu nhập thông qua một vài
chỉ số như: tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em, tuổi thọ kỳ vọng...
Sự chênh lệch giữa các vùng về tỷ lệ tử vong
và suy dinh dưỡng ở trẻ em còn khá lớn, đặc biệt
là khi so sánh giữa các vùng khó khăn với các
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn.
2.2.4. Bất bình đẳng trong hệ thống an sinh
xã hội
Cả hai chương trình lớn nhất trong hệ thống
an sinh xã hội ở Việt Nam là bảo hiểm y tế và
bảo hiểm xã hội đều chủ yếu hướng vào người
lao động ở khu vực chính thức. Theo số liệu
thống kê năm 2016, trong số lao động xã hội,
chỉ có 34,5% người lao động tham bảo hiểm
xã hội bắt buộc, 64,2% không có bảo hiểm xã
hội. Nếu tính riêng trong tổng số lao động chính
thức thì có hơn 80% người lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc. Gần như hầu hết lao
động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội
(97,9%), chỉ có khoảng 1,2% lao động phi chính
thức tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 0,9%
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 2. Điều này
chứng tỏ mức độ bao phủ của bảo hiểm xã hội
chưa cao.
67
Bảng 4: Phân bố phần trăm lao động chính thức (CT) và phi chính thức (PCT)
theo hình thức BHXH và vị thế việc làm
Loại hình BHXH Tổng Chủ cơ sở Tự làm
Lao động
gia đình
Xã viên
hợp tác xã
Làm công
ăn lương
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
BHXH bắt buộc 34,5 9,0 0,3 1,2 44,9 52,6
BHXH tự nguyện 1,3 2,9 0,5 0,9 2,7 1,5
Không có BHXH 64,2 88,1 99,3 97,9 52,4 45,9
Lao động CT 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
BHXH bắt buộc 80,5 13,8 1,0 0,0 94,3 100,0
BHXH tự nguyện 0,4 3,8 1,0 0,0 5,7 0,0
Không có BHXH 19,1 82,4 98,0 0,0 0,0 0,0
Lao động PCT 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
BHXH bắt buộc 0,2 0,1 0,0 1,2 0,0 0,0
BHXH tự nguyện 1,9 1,2 0,3 0,9 0,0 3,1
Không có BHXH 97,9 98,7 99,7 97,9 100,0 96,9
Nguồn: Báo cáo lao động phi chính thức năm 2016 – Tổng Cục Thống Kê
bằng và hiệu quả, mọi người dân đều được chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe.
- Thứ năm, đảm bảo công bằng trong hệ
thống an sinh xã hội; xây dựng và hoàn thiện
các chính sách bảo hiểm theo hướng mở rộng
đối tượng bảo hiểm và lĩnh vực bảo hiểm
- Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước trong việc thực hiện CBXH
- Thứ bảy, Tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp nhân dân
cùng Nhà nước thực hiện CBXH.
4. KẾT LUẬN
TTKT và CBXH là mục tiêu cần hướng tới
của hầu hết các quốc gia hiện nay. TTKT vừa là
mục tiêu, vừa là phương tiện để giải quyết vấn
đề xã hội. Không thể đạt được CBXH trên cơ
sở một nền kinh tế kém phát triển, cũng không
thể xây dựng được một nền kinh tế tăng trưởng
nhanh, hiệu quả và bền vững trong một xã hội
mà con người ốm yếu về thể chất, trình độ dân
trí thấp và một bộ phận đáng kể lực lượng lao
động chưa được đào tạo, thất nghiệp, nghèo
đói. TTKT tạo điều kiện vật chất để thực hiện
3. GIẢI PHÁP GẮN TTKT VỚI CBXH
TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM
Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
TTKT với CBXH trong nền KTTT định hướng
XHCN, hướng tới một nước Việt Nam thịnh
vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ vào năm
2035, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Thứ nhất, tiếp tục gắn những thành quả
TTKT với công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm
phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư,
giữa các vùng miền.
- Thứ hai, gắn TTKT với tạo việc làm, nâng
cao thu nhập để giảm bớt tình trạng nghèo đói
và dễ bị tổn thương do suy giảm thu nhập và
sinh kế
- Thứ ba, thực hiện công bằng trong lĩnh
vực giáo dục, đào tạo; giảm sự cách biệt về cơ
hội học tập giữa các tầng lớp dân cư, về cơ sở
vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục giữa các vùng miền.
- Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện chính sách
y tế theo yêu cầu phát triển hệ thống y tế công
Thực trạng gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ...
68
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
CBXH, ngược lại, CBXH chính là động lực để
thúc đẩy TTKT.
Ở Việt Nam, trong những năm đổi mới,
đường lối của Đảng cũng như chính sách của
Nhà nước đã thể hiện quan điểm mới, sâu sắc và
toàn diện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
TTKT với CBXH. Đảng ta đã khẳng định, TTKT
phải gắn liền với CBXH trong từng bước đi và
trong suốt quá trình phát triển. Để có thể thực
hiện đồng thời hai mục tiêu TTKT và CBXH
trong nền KTTT, định hướng XHCN Đảng và
Nhà nước cần hoạch định và thực hiện tốt các
chính sách kinh tế đồng bộ với chính sách xã
hội; phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế,
chính trị, xã hội trong việc phối hợp hoạt động,
hướng đến một nền KTTT tăng trưởng cao, hiệu
quả, bền vững và công bằng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tổng Cục Thống Kê (2016), Báo cáo lao
động phi chính thức,
https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/
Publications/WCMS_638334/lang--vi/
index.htm
[2]. UNICEF, & Women, U. (2013), Addressing
Inequalities: Synthesis Report of Global
Public Consultation. Global Thematic
Consultation on the Post-2015 Development
Agenda. UN Women and UNICEF.
Accessed September, 5, 2014.
[3]. World Bank (2018), Bước tiến mới giảm
nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam,
https:/ /microfinance.vn/wp-content/
uploads/2019/06/z.pdf
[4]. Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (2010),
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng
xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
[5]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn Kiện
Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần X, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
[6]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn Kiện
Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần X, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
[7]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn Kiện
Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần X, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_gan_ket_tang_truong_kinh_te_voi_cong_bang_xa_hoi.pdf