Thực trạng già hóa dân số và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long

Kết luận và kiến nghị Như vậy, già hóa dân số tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Già hóa dân số làm thay đổi cấu trúc tuổi LLLĐ ở ĐBSCL theo hướng già hóa và nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra, già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế ở ĐBSCL có mối quan hệ tích cực với nhau, không giống như các kết quả nghiên cứu trước đã chỉ ra tính tiêu cực của mối quan hệ này. Sở dĩ có sự khác biệt này là do mặc dù cấu trúc tuổi dân số có biến đổi theo xu hướng già hóa nhưng ĐBSCL vẫn còn đang trong giai đoạn có lợi thế dân số vàng. Hơn nữa, dân số cao tuổi ở ĐBSCL vẫn còn tham gia vào hoạt động kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm dân số này chỉ chiếm 2,5% [23, tr169]. Do đó, trong bối cảnh già hóa dân ở ĐBSCL hiện nay, để hạn chế mối quan hệ tiêu cực giữa già hóa dân số với phát triển kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế thì thực hiện một số kiến nghị sau: Một là, cần triển khai xây dựng và thực hiện hệ thống các giải pháp một cách đồng bộ để thích ứng với già hóa dân số. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 27 điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội. Đây là một trong những hành động để thích ứng với già hóa dân số, góp phần hạn chế tình trạng thiếu hụt sức lao động và vỡ quỹ bảo hiểm xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện điều chỉnh tuổi hưu thì cần phải có nhiều chính sách để nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là nhóm NCT.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng già hóa dân số và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 58 Original Article The Current of Population Aging and Its Impact on Economic Growth in the Mekong Delta Phan Thuan1,, Vu Thi Thu Hien2 1Academy of Polictics Region IV, No 6 Nguyen Van Cu, Ninh Kieu, Can Tho, Viet Nam 2Academy of Polictics Region IV, No 6 Nguyen Van Cu, Ninh Kieu, Can Tho, Viet Nam Received 06 April 2020 Revised 14 June 2020; Accepted 15 September 2020 Abstract: The purpose of the article is to analyze the current of aging population and its impact on economic growth in the Mekong Delta. The article pointed out that aging population has being occured quickly with the trends: the rapid increase of group population aged 60 and over, the differences between localities in the area and the elderly population feminization. This has impacted strongly on the region's economic growth. From the evidences of this study, aging population has influenced both positive and negative to the region's economic growth. Keywords: Population Aging, the effect of population aging, economic growth, the Mekong Delta. ________ Corresponding author. Email address: phanthuanhv482@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4227 P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 59 Thực trạng già hóa dân số và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long Phan Thuận1,, Vũ Thị Thu Hiền2 1Học viện Chính trị khu vực IV, Số 6 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam 2 Học viện Chính trị khu vực IV, Số 6 Nguyễn Văn Cừ (nối dài), Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam Nhận ngày 06 tháng 4 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 14 tháng 6 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2020 Tóm tắt: Mục đích bài viết là phân tích thực trạng già hóa dân số và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết chỉ rõ rằng, già hóa dân số đã diễn ra nhanh với xu hướng: nhóm dân số 60 tuổi trở lên tăng nhanh, có sự khác biệt giữa các địa phương trong vùng và nữ hóa dân số cao tuổi. Điều này đã tác động khá mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của vùng. Từ những bằng chứng của nghiên cứu cho thấy, già hóa dân số có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của vùng. Từ khóa: Già hóa dân số, tác động của già hóa dân số, tăng trưởng kinh tế, ĐBSCL 1. Mở đầu Già hóa dân số là quá trình tất yếu của sự phát triển dân số và là thành tựu phát triển của nhân loại, cho nên không thể loại trừ quá trình này trong tiến trình lịch sử phát triển [1-4]. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, xã hội càng phát triển thì biến đổi cơ cấu tuổi dân số càng nhanh, đặc biệt sự tăng nhanh về nhóm tuổi trên 60 [1, 2, 4]. Các nhận định trước đây cho rằng, già hóa dân số sẽ làm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Bắc Á bị giảm xuống [5, 6]. Theo nghiên cứu của Seongho sheen (2013) cho rằng, giảm sinh và già hóa dân số ở các nước Đông Bắc Á đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi nước trong khu vực này. Dân số giảm dẫn đến thiếu hụt lực lượng lao động (LLLĐ), làm cho năng suất giảm và thu hẹp thị trường nội địa và chính điều này làm tăng trưởng kinh tế giảm ________ Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: phanthuanhv482@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4227 [5, tr298]. Bởi lẽ, có nghiên cứu đã chỉ rõ rằng, nếu dân số trong độ tuổi lao động tăng thêm 1,0% thì tăng trưởng kinh tế tăng thêm khoảng 0,5% và cứ tăng 1,0% dân số có việc làm của nhóm tuổi từ 15-59 thì GDP sẽ tăng tương ứng là 0,36% [7]. Điều này có nghĩa là khi số lượng NCT tăng thì thiếu hụt LLLĐ và điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có quan niệm khác cho rằng, mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế với già hóa dân số chưa có những bằng chứng thuyết phục. Bởi lẽ, nghiên cứu của nhà kinh tế Daron Acemoglu và Pascual Restrepo năm 2017 đã không tìm thấy mối quan hệ nào giữa tăng trưởng kinh tế giảm trong bối cảnh già hóa dân số. Một nghiên cứu gần đây của Úc về tỷ lệ tăng dân số ở nhiều quốc gia cũng cho thấy kết quả khá ngạc nhiên là những quốc gia có tốc độ tăng dân số chậm hơn, bao gồm cả những nước có mức tăng dân số âm P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 60 đã có tăng trưởng nhanh cả về GDP bình quân đầu người và năng suất lao động [8]. Ở Việt Nam, già hóa dân số đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển đất nước. Người cao tuổi (NCT) đã có đóng góp quan trọng cho xã hội. Họ được xem như một nguồn nhân lực với nhiều trí thức và kinh nghiệm giúp ích cho sự phát triển đất nước; tăng kích thích nền kinh tế [9]. Tuy nhiên, các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2018), Trịnh Thị Thu Hiền (2019) đã khẳng định rằng, tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam mang lại nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững của một quốc gia [10, 11]. Trong đó, tác giả Trịnh Thị Thu Hiền (2019) nhấn mạnh, dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm xuống và sự biến động dân số này sẽ tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội nếu không có chính sách phù hợp [11]. Cùng với quan niệm này, trước đó UNFPA (2016) cũng đã đề cập đến rằng, thách thức của quá trình già hóa dân số cũng không ít, do thiếu các hỗ trợ về lương hưu, bảo hiểm và các chương trình an sinh xã hội, NCT đang phải tiếp tục làm việc để kiếm sống và NCT có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn, thu nhập thấp và không ổn định, an toàn [9]. Như vậy, các nghiên cứu quốc tế và trong nước đã cho thấy già hóa dân số tác động đến kinh tế. Tuy nhiên, các quan niệm ảnh hưởng già hóa dân số đến kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế chưa thể hiện một cách rõ ràng. Đây là “khoảng trống” trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa già hóa dân số đối với tăng trưởng kinh tế. Cho nên, mối quan hệ này được làm rõ trong bối cảnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với câu hỏi nghiên cứu: “già hóa dân số có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở ĐBSCL”? 2. Một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm Già hóa dân số đã trở thành chủ đề quan tâm không chỉ ở các nước trên thế giới mà cả Việt Nam. Theo UNFPA, khi dân số từ 65 tuổi trở lên (65+) chiếm từ 7% đến 9,9% tổng dân số thì được coi là “già hóa”. Tương tự, từ 10-19,9% gọi là dân số “già”; 20-29,9% gọi là dân số “rất già” và từ 30% trở lên gọi là dân số “siêu già” [3, tr2]. Với Việt Nam, dân số được xem như “già hóa” nếu tỷ trọng nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7-10% tổng dân số [12, tr30]. Báo cáo tóm tắt “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức” của UNPFA công bố năm 2012 đã hàm ý NCT là những người có độ tuổi từ 60 trở lên. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong Công ước số 128 năm 1967 về trợ cấp khuyết tật, trợ cấp tuổi già và trợ cấp người sống sót xác định NCT là người 65 tuổi trở lên [13]. Tại Việt Nam, theo Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009, NCT được quy định là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (60+), đối với cả nam và nữ [14]. Chỉ số già hóa dân số, đây là khái niệm để chỉ tỷ số giữa dân số cao tuổi so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm [16, tr63]. Chỉ số này là một trong những cơ sở để khẳng định sự già hóa dân số. Bởi lẽ, nhìn vào chỉ số già hóa dân số cho phép đánh giá xu hướng tăng của nhóm dân số cao tuổi từ 60+ và xu hướng giảm của nhóm dân số trẻ (dưới 15 tuổi) trong dân số. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để đánh thực trạng ảnh hưởng của già hóa dân số đối với phát triển kinh tế- xã hội ở ĐBSCL, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn nhằm hình thành khung phân tích của vấn đề nghiên cứu; các báo cáo, thống kê của địa phương; đồng thời tiến hành khảo sát 228 người cao tuổi và 160 cán bộ các cấp ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng và Cà Mau. Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng già hóa dân số ở Đồng bằng Sông Cửu Long Sự tăng nhanh về tỷ lệ NCT trong cơ cấu dân số đã làm cho quá trình già hóa dân số ở P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 61 ĐBSCL diễn ra nhanh và thể hiện ở một số đặc trưng sau: Thứ nhất, nhóm dân số từ 60 trở lên tăng nhanh. Trong những năm gần đây, tỷ lệ NCT tăng nhanh là do ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ trung bình tăng lên [3, tr16]. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở cho thấy, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 13,3‰ của năm 2009 xuống 10,7‰ của năm 2019; tương tự, tổng suất sinh giảm từ 16,0 ‰ xuống còn 12,7‰ và tuổi thọ trung bình tăng từ 73,8 tuổi lên 75,0 tuổi [15, 16]. Tốc độ tăng dân số trung bình từ 0,6% của giai đoạn 1999-2009 xuống còn 0,05% của giai đoạn 2009-2019 [15, 16]. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi và từ 15-59 tuổi của 2019 giảm lần lượt là 2,32% và 2,23% so với năm 2009; trong khi đó, nhóm dân số từ 60 tuổi tăng 4,55% (xem bảng 1). Như vậy, dân số cao tuổi là tăng nhanh mạnh trong 10 năm qua. Bảng 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2009 và 2019 Nhóm tuổi 2009 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 15 tuổi 4.185.451 24,36 3.807.568 22,04 Từ 15-59 tuổi 11.561.063 67,3 11.239.078 65,07 60+ 1.432.358 8,34 2.226.984 12,89 Tổng 17.178.871 100 17.273.630 100 (Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2009, 2019) Thứ hai, chỉ số già hóa dân số ở ĐBSCL là cao nhất và nhanh nhất. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, chỉ số già hóa toàn vùng là 58,5% [16, tr64], tăng 24,3% so với năm 2009 [15,tr139]. Nhìn vào bảng 2 cho thấy, chỉ số già hóa dân số ở ĐBSCL tăng nhanh nhất trong một thập niên qua và là một trong những vùng có chỉ số già hóa dân số cao nhất. Sở dĩ là do, không chỉ có sự biến động mức sinh, mức tử mà di cư của vùng cũng được xem là một trong những yếu tố làm cho chỉ số già hóa tăng lên. Thực tế cho thấy, các tỉnh thuộc ĐBSCL có tỷ suất xuất cư khá cao, đặc biệt nhóm di cư có tuổi đời khá trẻ dao động từ 20-39, chính điều này đã làm cho quá trình già hóa dân số nhanh. Thứ ba, mức độ già hóa dân số có sự khác nhau ở các địa phương và trình độ phát triển – xã hội. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, Bến Tre là tỷ lệ NCT từ 60 tuổi trở lên chiếm cao nhất (10,1%) và thấp nhất là tỉnh Kiên Giang (7,0%). Sự khác nhau về cơ cấu dân số ở nhóm tuổi từ 60 trở lên ở các địa phương cho nên dẫn đến sự khác nhau chỉ số già hóa dân số ở các địa phương tại ĐBSCL. Theo đó, tỉnh Bến Tre là địa phương có chỉ số già hóa dân số cao nhất và thấp nhất là tỉnh Kiên Giang (xem hình 1). Điều này phản ánh có sự khác biệt của quá trình dân số ở các địa phương. Bảng 2. Chỉ số già hóa dân số ở Đồng bằng Sông Cửu Long 2009-2019 (%) Vùng kinh tế- xã hội 2009 2019 Chênh lệch giữa năm 2019 so với 2009 Trung du và miền núi phía Bắc 29,6 36,3 6,7 Đồng bằng sông Hồng 48,5 57,4 8,9 Bắc TB và DHMT 39,3 52,2 12,9 Tây Nguyên 17,1 28,1 11,0 Đông Nam bộ 29,4 42,8 13,4 Đồng bằng sông Cửu Long 34,2 58,5 24,3 (Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2009, 2019) Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các địa phương có dân số 60 tuổi trở chiếm tỷ lệ cao thường là các địa phương có mức sinh thấp, di cư cao. Ngược lại, các địa phương có dân số 60+ P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 62 dưới 8% là những địa phương có mức sinh còn cao [3, tr20]. Thực tế cho thấy, tỉnh Bến Tre là một trong những địa phương có mức sinh và mức chết khá thấp so với các tỉnh ở ĐBSCL lần lượt là 9,2‰ và 11,7‰ [16, tr236]; tỷ xuất xuất cư là 48,1‰ [16, tr240]. Trong khi đó các địa phương có cơ cấu dân số từ 60+ có mức sinh còn khá cao như Kiên Giang, Cà Mau có mức sinh dao động từ 13-15‰ [16, tr230]. Vì thế, các chính sách, kiến nghị thích ứng đối với già hóa dân số cần phải được tính đến đặc điểm kinh tế- xã hội của các địa phương. Hình 1. Chỉ số già hóa dân số theo địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Thứ tư, nữ hóa dân số cao tuổi. Đây là một trong những đặc điểm của già hóa dân số ở ĐBSCL. Ở bảng số liệu 3 cho thấy, tỷ số phụ nữ/nam giới từ 60+ là 140,8. Trong đó, nhóm tuổi càng cao thì tỷ số này càng cao. Sở dĩ là do tỷ lệ nữ trong dân số cao tuổi ngày càng tăng. Bảng 3. Tỷ số giới tính dân số cao tuổi 60+ Trong đó: theo nhóm tuổi cụ thể Nhóm tuổi 60-69 70-79 80+ Số cụ bà so với 100 cụ ông 140,8 131,5 150,3 170,0 (Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2019) Xu hướng còn thể hiện qua biến thiên về tỷ số giới tính (cụ bà/100 cụ ông) trong giai đoạn 2009-2019 cho thấy, tỷ số giới tính trong nhóm tuổi từ 60-69 giảm từ 136,6 cụ bà/cụ ông xuống còn 131,5 cụ bà/cụ ông; trong khi đó hai nhóm tuổi từ 70-79 và 80 tuổi trở lên (80+) tăng lần lượt là 149 cụ bà/cụ ông lên 150,3 cụ bà/cụ ông; 156,9 cụ bà/cụ ông tăng lên 170,0 cụ bà/cụ ông. Nhóm tuổi 80+ tăng khá nhanh so với các nhóm tuổi khác. Điều này cho thấy, tuổi càng cao thì nam giới càng ít hơn nữ giới. Nguyên nhân để lý giải điều này là nam giới cao tuổi thường có tỷ suất chết cao hơn so nữ giới cao tuổi ở cùng nhóm tuổi; nam giới có xu hướng kết hôn với phụ nữ nhỏ hơn. Do đó, các chính sách thích ứng với già hóa dân cần phải quan tâm đến xu hướng 77,8 72,4 66,2 59,7 59,4 59 58,4 57,7 57 55,6 52 51 45,9 Bến Tre Vĩnh Long Tiền Giang Cần Thơ Hậu Giang Đồng Tháp Trà Vinh Long An Sóc Trăng Bạc Liêu An Giang Cà Mau Kiên Giang P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 63 này vì phụ nữ cao tuổi thường dễ bị tổn thương với các cú sóc kinh tế và xã hội [3, tr19]. 3.2. Tác động của già hóa dân số đối với tăng trưởng kinh tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long Thứ nhất, già hóa dân số nhanh làm thay đổi về cấu trúc lực lượng lao động. Tỷ trọng nhóm dân số từ 30-49 tuổi và 50-64 tuổi đều tăng, trong đó nhóm dân số từ 50-64 tuổi tăng nhanh hơn nhóm dân số từ 30-49 tuổi là 5,4%; trong khi đó, tỷ trọng nhóm dân số từ 15-29 tuổi giảm rất nhanh (11,0%) trong 10 năm (xem bảng 4). Bảng 4. Tỷ trọng dân số (15-64 tuổi) theo năm (%) 2009 2019 Tăng/giảm 15-29 tuôi 30-49 tuổi 50-64 tuổi Tổng 40,0 29,0 -11,0 43,6 46,4 2,8 16,4 24,6 8,2 100 100 (Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2009, 2019) Như vậy, nhóm dân số từ 30-49 tuổi tăng nhưng không thay thế kịp thời cho già hóa của nhóm dân số trong độ tuổi từ 50-64. Trong khi đó, nhóm dân số trong LLLĐ trẻ (15-29 tuổi) lại giảm mạnh. Điều này đã làm cho nguy cơ già hóa của nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Như vậy, cấu trúc LLLĐ ở ĐBSCL đang có xu hướng thay đổi theo hướng già hóa. Điều này có nghĩa là, thiếu hụt LLLĐ là điều không thể tránh khỏi trong quá trình già hóa dân số. Do đó, giả thuyết nghiên cứu đặt ra rằng, “già hóa dân số có làm thiếu hụt LLLĐ ở ĐBSCL trong tương lai” và kết quả khảo sát của tác giả Phan Thuận (2020) đã phản ánh rằng, có 77,5% cán bộ được hỏi thì cho rằng, già hóa dân số có ảnh hưởng đến LLLĐ ở ĐBSCL. Trong đó, có hơn ½ cho rằng già hóa dân số sẽ làm thiếu hụt LLLĐ và chỉ có ¼ trong số đó cho rằng thừa LLLĐ NCT (xem bảng 5). Điều này cho thấy, việc thiếu hụt LLLĐ từ 15-64 tuổi và thừa lao động cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) là một trong những hệ quả tất yếu của quá trình già hóa dân số. Hệ quả này không chỉ riêng ở ĐBSCL mà một số quốc gia ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á đang phải đối mặt. Bảng 5. Đánh giá ảnh hưởng của già hóa dân số đến lực lượng lao động theo quan điểm của cán bộ Số lượng Tỷ lệ (%) Thiếu hụt LLLĐ (15-64 tuổi) Thừa lao động NCT (65+) Đảm bảo LLLĐ Thừa lao động (15-64 tuổi) Tổng 81 65,3 31 25,0 11 8,9 1 0,8 124 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học, 2020) Như vậy, nguy cơ thiếu hụt LLLĐ là một trong những thách thức đối với phát triển ở ĐBSCL. Đây là hệ quả tất yếu của sự biến đổi cấu trúc tuổi theo hướng già hóa. Cho nên, để thích ứng với ảnh hưởng của già hóa dân số thì cần phải có nhiều biện pháp để khắc phục tình thiếu hụt LLLĐ ở ĐBSCL trong thời gian tới. Thứ hai, Người cao tuổi tham gia vào phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực trạng cơ cấu tuổi của LLLĐ ở ĐBSCL cho thấy, tỷ lệ dân số NCT tham gia vào hoạt động kinh tế tăng trong một thập niên qua (2009-2019). Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi theo lý thuyết, nếu số lượng NCT không tham gia hoạt động kinh tế càng nhiều thì khả năng trở thành gánh nặng của xã hội càng lớn; nhưng trong bối cảnh ở ĐBSCL, tỷ lệ LLLĐ cao tuổi vẫn còn tham gia hoạt động kinh tế cho nên lực lượng này chưa hẳn là gánh nặng cho xã hội. Trong những năm qua, phát huy vai trò của NCT trong hoạt động sản xuất kinh tế được nhiều địa phương ở ĐBSCL quan tâm. Ở bảng số liệu 6 cho thấy, có 227.998 NCT tham gia hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập (chiếm gần 10,3% của tổng số NCT toàn vùng). Trong đó, có 7.769 NCT là chủ trang, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ yếu các nghề ngành tiểu thủ công nghiệp, cơ sở sản xuất nông, thủy sản, P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 64 Bảng 6. Người cao tuổi tham gia hoạt động sản xuất năm 2019 (Người) Tỉnh Số NCT có thu nhập Số NCT được hỗ trợ trong hoạt động kinh tế Số NCT là chủ trang trại, cơ sở SXKD Số NCT được hỗ trợ vay vốn sản xuất Số NCT được hỗ trợ hướng dẫn cách làm ăn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm An Giang 3.353 21.405 847 Bạc Liêu - - - - Bến Tre 57.200 651 1.066 Cà Mau - - - - Cần Thơ 26.400 1.362 Hậu Giang 12.571 1.329 3.565 859 Kiên Giang 7.947 1.181 Sóc Trăng 25.874 2.950 6.280 2.150 Tiền Giang 39.628 4.180 708 Trà Vinh 55.025 1.407 1.660 942 Vĩnh Long - - 1.498 589 Tổng 227.998 44.925 7769 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, 2019) Để giúp cho NCT có thể sản xuất kinh doanh cho hiệu quả thì trong những năm qua, hoạt động hỗ trợ của Nhà nước cho NCT trong hoạt động sản xuất kinh tế cũng được quan tâm. Qua số liệu báo cáo của các tỉnh ở ĐBSCL năm 2019, có 44.925 NCT được hỗ trợ vay vốn và hướng dẫn cách làm ăn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chiếm khoảng 20,0% tổng số NCT toàn vùng). Hoạt động hỗ trợ này góp phần giúp cho NCT có thêm tự tin tham gia hoạt động sản xuất, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình, giảm bớt gánh nặng cho con cháu và xã hội. Thực tế cho thấy, các chủ cơ sở sản xuất là NCT không chỉ tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình mà còn giải quyết việc làm cho người lao động ở trong và ngoài địa phương. Chẳng hạn, chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh là NCT đã tạo công việc ổn định cho 8.500 lao động ở thành phố Cần Thơ [17], ở tỉnh Sóc Trăng cũng đã tạo việc làm cho hơn 18.000 lao động trong và ngoài địa phương [18]; ở Tiền Giang tạo việc làm cho 12.044 người lao động, giúp cho 1.062 NCT thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống ổn định [19]. Như vậy, NCT tham gia vào hoạt động kinh tế không chỉ giúp cho bản thân họ chủ động về kinh tế mà còn góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ở địa phương, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế. Thứ ba, số lượng NCT tăng lên góp phần kích thích tiêu dùng và phát triển. Theo lý thuyết lạc quan của giáo sư quản trị kinh doanh tại đại học Maryland (Hoa Kỳ) là Julian Lincoln Simon (1932 - 1998). Ông cho rằng, quy mô dân số tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển. Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, có nhiều người sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi thêm và cạnh tranh. Hơn nữa, sức ép của nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm sản lượng bình quân đầu người tăng lên. Nghĩa là sản lượng tăng nhanh hơn dân số, chứ không phải chậm hơn theo mô hình Malthus [20, tr29]. Vận dụng lý thuyết này cho thấy, già hóa dân số không hẳn mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế bởi sự tăng nhanh số lượng NCT cũng làm cho tiêu dùng tăng lên, kích thích sự phát triển. P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 65 Có lý thuyết cho rằng khi số lượng NCT tăng nhanh thì tiết kiệm nhiều hơn so với các cơ hội đầu tư và điều này sẽ kìm hãm đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tổng cầu bao gồm cả người già và trẻ em, ngay cả khi họ không làm việc nữa thì vẫn tham gia tiêu dùng [21]. Tiêu dùng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường. Một trong những yếu tố tác động đến khối lượng và cơ cấu vật phẩm cũng như các loại dịch vụ, đó là quy mô, cơ cấu dân số. Tổng khối lượng sản phẩm tiêu dùng được tính bằng công thức: Q= P*q; trong đó q là hệ số tiêu dùng mà hệ số này phụ thuộc vào tuổi và giới tính của dân số [20, tr42-43]. Điều này có nghĩa là, nếu hệ số tiêu dùng không đổi thì Q và P có mối quan hệ cùng chiều với nhau, quy mô dân số tăng thì khối lượng sản phẩm tiêu dùng tăng và ngược lại. Vì thế, dân số cao tuổi không có nghĩa hoàn toàn là gánh nặng mà đây còn là cơ hội lớn cho các ngành kinh tế dịch vụ cho NCT, nhiều cơ hội kinh doanh phục vụ nhóm NCT sẽ xuất hiện. Chẳng hạn, ở Trung Quốc thị trường này được coi là rất triển vọng khi tỉ lệ NCT chi cho các dịch vụ chiếm 165 tỉ USD/năm [21]. Đây là yếu tố càng kích thích tiêu dùng xã hội. Do đó, khi số lượng NCT tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng của nhóm xã hội này cũng sẽ tăng. Thực tế ở ĐBSCL cho thấy, số lượng NCT tăng nhanh trong một thập niên qua (2009-2019). Nếu vận dụng công thức trên thì cũng đồng nghĩa là khối lượng tiêu dùng ở ĐBSCL cũng tăng trong suốt 10 năm qua. Nhìn vào bảng 7 cho thấy, tổng khối lượng sản phẩm tiêu dùng ở các nhóm tuổi đều tăng lên, trong đó khối lượng tiêu dùng của nhóm dân số từ 60-64 tuổi của năm 2019 tăng gấp 3 lần so với năm 2009 và các nhóm tuổi còn lại cũng tăng gấp 2 lần. Như vậy, thị trường NCT là một trong những thị trường tiềm năng ở ĐBSCL. Mỗi nhóm tuổi khác nhau thì sẽ có nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm khác nhau. NCT là nhóm xã hội có nhu cầu cao về sử dụng các sản phẩm như dụng cụ y tế, thuốc men, thực phẩm chức năng, nhu yếu phẩm. Cho nên, khi số lượng người già tăng thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm này cũng theo đó mà tăng lên. Khi đó, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu, đầu tư sản xuất các sản phẩm dành cho NCT và điều này kích thích các doanh nghiệp tăng đầu tư để mở rộng sản xuất, góp phần thức đẩy kinh tế phát triển. Bảng 7. Khối lượng sản phẩm tiêu dùng theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Chỉ số tiêu dùng (q) [7, tr44] Khối lượng sản phẩm tiêu dùng năm 2009 (Q=P*q) Khối lượng sản phẩm tiêu dùng năm 2009 (Q=P*q) Chênh lệch giữa 2019/2009 60-64 tuổi 1,09 334.765 843.580 3 65-69 tuổi 0,98 268.461 575.916 2 70+ 0,88 409.779 761.540 2 Hơn nữa, khi số lượng NCT tăng nhanh thì nhu cầu các dịch vụ ăn theo nhóm xã hội này cũng sẽ có cơ hội phát triển. Điều này góp phần chuyển đổi cấu trúc kinh tế của vùng theo hướng tích cực hơn. Để củng cố cho nhận định này, nghiên cứu đã tiến hành trưng cầu ý kiến nhóm cán bộ và kết quả cho thấy, có 87,5% cho rằng dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà sẽ tăng lên và có 81,9% cho rằng các loại dịch vụ bảo hiểm sẽ thay đổi theo hướng tăng. Sở dĩ là vì, theo nhóm cán bộ lý giải rằng, tuổi càng cao thì nhu cầu giúp đỡ và hỗ trợ càng nhiều; trong khi đó quy mô hộ gia đình ngày càng nhỏ, ở ĐBSCL bình quân mỗi hộ là có 3,6 người, giảm 0,4 người/hộ so với năm 2009; trong đó có 27,2% tổng số hộ có quy mô 1-2 con [16, tr205], cộng với làn sóng di cư diễn ra ngày mạnh mẽ ở ĐBSCL và áp lực của công việc cho nên con cháu họ không có nhiều thời P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 66 gian để thực hiện nhiệm vụ này và khi đó các dịch vụ chăm sóc người già tại gia đình sẽ đảm nhận trách nhiệm chăm sóc NCT thay cho con cháu của họ. Ngoài ra, càng lớn tuổi thì rủi ro nguy cơ của người già càng cao, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến sức khỏe; vì thế để giảm áp lực chi phí thì tham gia bảo hiểm được xem như là biện pháp an toàn nhằm thích ứng với tuổi già. Câu hỏi đặt ra rằng, liệu “già hóa dân số có làm tăng trưởng kinh tế ở ĐBSCL giảm xuống” hay không? Kết quả khảo sát của tác giả Phan Thuận (2020) cho thấy, có 67,5% cán bộ đồng ý với nhận định này và còn 32,5% thì không đồng ý. Như vậy, có ½ tổng số cán bộ đồng tình với nhận định già hóa dân số làm cho tăng trưởng kinh tế giảm. Bởi lẽ, họ cũng nghĩ rằng già hóa dân số làm cho thiếu hụt LLLĐ cho nên nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm xuống là có cơ sở. Tuy nhiên, vẫn còn ¼ cán bộ không cho rằng già hóa dân số làm tăng trưởng kinh tế giảm. Thực tế cho thấy, một mặt ĐBSCL đang có lợi thế dân số vàng nhưng tăng trưởng kinh tế của vùng trong những năm gần cũng không có gì nổi bậc so với các vùng kinh tế - xã hội bởi chất lượng của dân số trong độ tuổi lao động còn hạn chế và tình trạng thất nghiệp còn cao. Mặt khác, những năm từ 2015 trở lại đây, dân số cao tuổi tăng liên tục qua các năm nhưng kinh tế của vùng vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng với mức tăng bình quân đạt 7,8% vào năm 2018, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 716.000 tỷ đồng, tăng 12% và cũng là giá trị đạt cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu của vùng lần đầu tiên đạt mức 17,5 tỷ USD, tăng 1,6 tỷ USD so với năm trước đó; trong đó, có 6 tỉnh xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre và Đồng Tháp) tăng 2 tỉnh so với năm 2017 và nhiều tỉnh khác đang tiệm cận mức tỷ USD [22]. Hơn nữa, theo tính toán của UNFPA và Viện Nghiên cứu chiến lược (2017) cho thấy, cứ tăng 1,0% dân số có việc làm ở nhóm từ 60+ thì GDP sẽ tăng tương ứng là 0,32% [7]. Điều này cũng được phản ánh trong thực tế rằng, dân số cao tuổi ở ĐBSCL tăng nhanh trong 10 năm qua nhưng họ vẫn tham gia vào thị trường lao động, điều này đồng nghĩa với họ cũng có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, ¼ cán bộ không đồng tình với nhận định “già hóa dân số làm tăng trưởng kinh tế của vùng giảm xuống” là cũng có cơ sở. 4. Kết luận và kiến nghị Như vậy, già hóa dân số tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Già hóa dân số làm thay đổi cấu trúc tuổi LLLĐ ở ĐBSCL theo hướng già hóa và nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra, già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế ở ĐBSCL có mối quan hệ tích cực với nhau, không giống như các kết quả nghiên cứu trước đã chỉ ra tính tiêu cực của mối quan hệ này. Sở dĩ có sự khác biệt này là do mặc dù cấu trúc tuổi dân số có biến đổi theo xu hướng già hóa nhưng ĐBSCL vẫn còn đang trong giai đoạn có lợi thế dân số vàng. Hơn nữa, dân số cao tuổi ở ĐBSCL vẫn còn tham gia vào hoạt động kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm dân số này chỉ chiếm 2,5% [23, tr169]. Do đó, trong bối cảnh già hóa dân ở ĐBSCL hiện nay, để hạn chế mối quan hệ tiêu cực giữa già hóa dân số với phát triển kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế thì thực hiện một số kiến nghị sau: Một là, cần triển khai xây dựng và thực hiện hệ thống các giải pháp một cách đồng bộ để thích ứng với già hóa dân số. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 27 điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội. Đây là một trong những hành động để thích ứng với già hóa dân số, góp phần hạn chế tình trạng thiếu hụt sức lao động và vỡ quỹ bảo hiểm xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện điều chỉnh tuổi hưu thì cần phải có nhiều chính sách để nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là nhóm NCT. Hai là, sử dụng và tận dụng một cách triệt để lợi thế của cơ cấu dân số vàng. Đây cũng là một trong những biến pháp để thích ứng với quá trình già hóa dân số. Bởi vì, tận dụng lực lượng này tạo ra năng suất lao động, tăng tích lũy xã hội để chuẩn bị cho giai đoạn già hóa, giảm gánh nặng P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 67 cho nhà nước. Để làm được điều này, cần có giải pháp đầu tư giáo dục, đẩy mạnh phổ cập giáo dục để xóa bỏ “vùng trũng” về trình độ ở ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh công nghiệp 4.0; đẩy mạnh công tác tạo và giải quyết việc làm cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo như hỗ trợ vay vốn tín dụng tạo việc làm, thu hút đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới , Ba là, cần có nhiều giải pháp để làm chậm lại quá trình giá hóa dân số và chất lượng sống của NCT. Đó là đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; phát triển hệ thống dịch vụ xã hội cho NCT có chất lượng cao; tuyên truyền nâng cao nhận thức về tự rèn luyện sức khỏe và xây dựng lối sống lành mạnh; đầu hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo an toàn cho NCT; đẩy mạnh nghiên cứu liên quan đến NCT ở ĐBSCL, Bốn là, tiếp tục phát huy vai trò vai trò đóng góp của người già trong phát kinh tế và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NCT có thể tham gia vào thị trường lao động. Ngoài ra, khuyến khích người sử dụng lao động giúp nhân công của họ thích nghi với độ tuổi. Đồng thời, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều người già đã thành công trong việc điều chỉnh sự phù hợp và thích ứng tốt hơn giữa quá trình lão hóa và áp dụng tiến bộ công nghệ. Lời cảm ơn Bài viết được sử dụng kết quả khảo sát của đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Ảnh hưởng của già hóa dân số đối phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long” năm 2020 do Ths Phan Thuận làm chủ nhiệm. Tài liệu tham khảo [1] Foot, David K. Some Economic and Social Consequences of Population, IRPP, 2008 [2] Yasuo Takao. Ageing and Political Participation in Japan, Asia Survey, Volume XLIV, No 5, 2009, p 852-872. [3] UNFPA, Aging population and Elderly in Viet Nam: current, forecasts and some policy recommendations, Ha Noi, 2011 (in Vietnamese) [4] Aon, An Ageing Population a Threat or an Opportunity for Your Business, England & Wales No. 3127195. Registered Offi: Briarclif House Kingsmead Farnborough GU14 7TE. Copyright Aon Inc, 2017 [5] Seongho sheen. Northeast Asia’s aging population anh regional security, Asia survey, Volume 53, No 2, 2013, p292-318 9 [6] hanoimoi, To worry about Population Aging in Korea, 2020 (Accessed Marchr, 9th , 2020) (in Vietnamese) tuc/The-gioi/894458/han-quoc-voi-noi-lo-gia-hoa- dan-so [7] UNFPA and Institute of Strategic Studies, Impact of population age change on Vietnam's economic growth and policy proposals, Briefing Report, 2017 (in Vietnamese) [8] Tapchitaichinh, Do Population Aging burden to the economy?,2019 (Accessed October, 25th , 2019) (in Vietnamese), trao-doi/dan-so-gia-hoa-co-thuc-su-la-ganh-nang- cho-nen-kinh-te-314466.html. [9] UNFPA, Summary information: Population Aging in VietNam: Opportunity and Challenge, Hanoi, 2016. [10] Nguyen Thi Thu Ha. Population Aging: Opportunity and Challenge for Sustainable Development in VietNam, Journal of Asian business and economics studies 29 (10) (2018) 65- 68 (in Vietmamese) [11] Trinh Thi Thu Hien, The trend of Population Aging in VietNam and health care, using the elderly employee (Accessed November, 11st, 2019) (in Vietnamese). trinh-muc-tieu-y-te-dan-so/-/2018/811402/xu-the- gia-hoa-dan-so-o-nuoc-ta-va-van-de-cham-soc- suc-khoe%2C-su-dung-lao-dong-nguoi-cao- tuoi.aspx, [12] General Statistics office, Results of Population and population and family planning senus 1/4/2016, Statistical Publising house, Ha Noi, 2017 (in Vietnamese). [13] ILO. Convention C128 - Invalidity, Old-Age and Survivors' Benefits Convention, No. 128, 1967 [14] Viet Nam Nation Assembly. The Elderly’s right, the 13th Nation Assembly, No 39/2009/QH12, 2009. [15] General Statistics office, Population and Housing senus 2009, Statistical Publising house, Ha Noi, 2009 (in Vietnamese) P. Thuan, V.T.T. Hien / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 58-68 68 [16] General Statistics office, Population and Housing senus 2019, Statistical Publising house, Ha Noi, 2019a (in Vietnamese) [17] CanTho City Elderly Association, Report of the elderly’s tasks result in 2019 and the direction in 2020 (in Vietnamese) [18] Soc Trang People's Committee, Report on the elderly's tasks result in 2019 and the direction in 2020 (in Vietnamese) [19] Tien Giang People's Committee, Report on the elderly's tasks result in 2019 and the direction in 2020 (in Vietnamese) [20] General Population and family planning and UNFPA, Population and development (Document for population and family planning professional training program), Hanoi, 2011 (in Vietnamese) [21] Tapchitaichinh, Aging population is a real burden for the economy,2020 (Accessed March, 28th, 2020) (in Vietnamese) so-gia-hoa-co-thuc-su-la-ganh-nang-cho-nen- kinh-te-314466.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_gia_hoa_dan_so_va_tac_dong_cua_no_den_tang_truong.pdf
Tài liệu liên quan