Kết luận
Tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã có những
bước chuyển tích cực trong việc huy động
vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, việc huy động nguồn vốn trong thời
gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năm
của tỉnh, hiện tượng đầu tư giữa các ngành
với nhau còn mất cần đối và chưa hài hòa,
nguồn vốn đầu tư như hiện nay chủ yếu đến
từ nguồn FDI nên hay bị lệ thuộc và thiếu
tính bền vững, chưa huy động được nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư đem đầu tư phát
triển. Vì thế, trong thời gian tới tỉnh cần xác
định thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
vẫn là nền tảng căn bản để tạo sự tăng
trưởng, trong đó cần quan tâm đến xây dựng
chiến lược tầm nhìn dài hạn, hoàn thiện các
cơ chế, các quy định để đảm bảo thông
thoáng và linh hoạt, tiếp tục tăng cường xúc
tiến, thu hút đầu tư, đẩy mạnh quản lý đầu
tư đây là những vấn đề rất quan trọng và
thiết yếu nhằm giúp các nguồn vốn đầu tư
phát huy hiệu quả cao, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời
gian tới ổn định và bền vững, đáp ứng đủ các
tiêu chí trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương vào năm 2022.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng, giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
32
THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BẮC NINH
REALITY, OPTIONS AND USE RAISING CAPITAL FOR ECONOMIC DEVELOPMENT
IN BAC NINH PROVINCE
Ngày nhận bài: 13/08/2019
Ngày chấp nhận đăng: 28/08/2019
Khổng Văn Thắng
TÓM TẮT
Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của tất các tỉnh, thành phố nói chung
và Bắc Ninh nói riêng, bởi đây là nên tảng, tiền đề và là cơ sở để tạo điều kiện cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Vì thế, Bắc Ninh cần chú trọng xây dựng chiến lược, tầm nhìn dài hạn, cơ chế
quy định thông thoáng và linh hoạt cũng như tăng cường xúc tiến đầu tư, điều này sẽ tạo lợi thế
cạnh tranh cho tỉnh nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội. Bài viết tập
trung tổng hợp và phân tích thực trạng việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2008-2018, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường huy động và sử dụng các nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh một cách
hiệu quả và bền vững.
Từ khóa: vốn đầu tư; chỉ số icor; Bắc Ninh; phát triển bền vững.
ABSTRACT
Mobilizing capital to invest in economic development is an issue of concern for all provinces and
cities in general and Bac Ninh in particular, because this is the foundation, premise and basis for
facilitating growth. chief and economic development. Therefore, Bac Ninh needs to focus on
building strategies, long-term vision, clear and flexible regulations as well as promoting investment
promotion, which will create a competitive advantage for the province to attract the investors.
investment capital for socio-economic development. The article focuses on synthesizing and
analyzing the situation of mobilizing and using capital for economic development investment in Bac
Ninh province in the period of 2008-2018, from which propose solutions to contribute to
strengthening mobilization and use use of capital sources for the province's economic
development in a sustainable way.
Keywords: investment capital; icor index; Bac Ninh; Sustainable development..
1. Đặt vấn đề
Vốn đầu tư là lĩnh vực nghiên cứu thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Có nhiều góc độ nghiên cứu hoạt động của
vốn đầu tư như: Theo khu vực kinh tế, theo
khoản mục đầu tư, theo dự án đầu tư hay
ngành kinh tế. Nghiên cứu này sẽ tiếp cận
vốn đầu tư theo góc độ khu vực kinh tế,
khoản mục đầu tư và ngành kinh tế mà
nguồn vốn đầu tư tác động, vì hai lí do: (1)
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh chưa có một nghiên cứu nào đi
sâu phân tích, đánh giá thực trạng cũng như
hiệu quả vốn đầu tư dưới góc độ nền kinh
tế, đây là điểm mới trong nghiên cứu. (2)
Vốn đầu tư với mục đích cuối cùng là phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tạo
điều kiện nền tảng để thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội là trọng tâm, cũng là chủ
trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng châu
thổ sông Hồng, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của
thủ đô Hà Nội và nằm trọn trong khu vực
tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải
Khổng Văn Thắng, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
33
Phòng - Quảng Ninh, là vùng đất chuyển tiếp
giữa đồng bằng và miền núi phí bắc, nơi có
nhiều đường quốc lộ và con sông lớn chảy
qua. Toàn tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành
chính cấp huyện, 126 đơn vị hành chính cấp
xã và 740 thôn, khu phố, với diện tích tự
nhiện 822,7km2 và dân số 1.368.440 người.
Trong những năm qua, do được thiên nhiên
ưu đãi và sự phấn đấu vươn lên không ngừng
của Đảng bộ, chính quyền và người dân Bắc
Ninh, nhất là 10 năm trở lại đây, nên kinh tế-
xã hội của tỉnh đã phát triển vượt bậc, cơ cấu
kinh tế, lao động của tỉnh chuyển dịch tích
cực. Đến hết năm 2018, quy mô kinh tế
(GRDP) tỉnh Bắc Ninh đạt 8,1 tỷ USD, đứng
thứ 7/63 tỉnh thành trong cả nước; GRDP
bình quân đầu người đạt 6.498 USD, đứng
thứ 2 cả nước; thu ngân sách nhà nước năm
2018 đạt 27,9 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 9 cả
nước; kim ngạch xuất khẩu đạt 34,9 tỷ USD,
đứng thứ 2 cả nước; giá trị sản xuất công
nghiệp đạt 1.276 nghìn tỷ đồng, đứng đầu cả
nước[1], [5], [6]. Có được kết quả đó một
phần là nhờ thu hút nguồn vốn đầu tư của
tỉnh trong thời gian qua luôn đạt ở mức khá
cao ở mọi loại hình kinh tế. Tuy nhiên, hiện
nay, việc huy động sử dụng nguồn vốn đầu tư
để đầu tư vào đâu, ngành, lĩnh vực nào cho
đạt hiệu quả cao là rất quan trọng nhằm vừa
đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống nhân
dân. Bài viết này nhằm mục tiêu trình bày kết
quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích thực
trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư của tỉnh
cũng như tính toán hiệu quả vốn đầu tư của
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2018, đây
chính là cơ sở khoa học cho việc đề ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư tại tỉnh cho những năm tiếp theo.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để
chỉ các nguồn tập trung và phân phối cho đầu
tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung
của Nhà nước và của xã hội. Nguồn vốn đầu
tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và
vốn đầu tư nước ngoài. Xét về bản chất thì
nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần
tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể
huy động được để đưa vào quá trình tái sản
xuất xã hội [2]. Các nguồn huy động vốn bao
gồm vốn trong nước và vốn đầu tư nước
ngoài. Trong đó, vốn trong nước gồm có vốn
nhà nước và vốn của khu vực tư nhân; Vốn
nhà nước gồm nguồn vốn của ngân sách nhà
nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển
của doanh nghiệp nhà nước; Vốn từ khu vực
tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư,
phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân
doanh, các hợp tác xã. Vốn nước ngoài gồm:
Vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ
chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài
cung cấp với mục tiêu tài trợ các nước đang
phát triển; Vốn tín dụng từ các ngân hàng
thương mại; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI ) và Thị trường vốn quốc tế [3]. Chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư: Hiệu
quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan
hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-xã hội đạt
được của hoạt động đầu tư với các chi phí
phải bỏ ra để có được các kết quả đó trong
một thời kì nhất định. Đầu tư tác động lên
tăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt; tổng cung
và tổng cầu. Yếu tố đầu tư là một nhân tố
của hàm tổng cầu có dạng:
Y = C + I + G + X – M (4)
Trong kinh tế vĩ mô cũng như trong hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA) Y là GDP;
C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; I
là đầu tư; G là chi tiêu dùng của nhà nước;
X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. Từ quan
hệ trên ta thấy khi đầu tư (I) tăng sẽ trực
tiếp làm tăng GDP. Theo Keynes thì khi
đầu tư tăng một đơn vị thì sẽ làm cho GDP
tăng hơn một đơn vị. Để đánh giá hiệu quả
vốn đầu tư người ta hay dùng công thức
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
34
tính ICOR để tính toán, khi tính toán
ICOR, hệ số ICOR cao là không hiệu quả,
thấp là hiệu quả [2],[4].
Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu này
đó là về địa điểm nghiên cứu, cho đến nay
chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu về lĩnh vực vốn đầu tư cũng như
hiệu quả vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh; các công trình đánh giá trên cũng chỉ
nêu các khái niệm cơ bản chưa có đánh giá
cụ thể về thực trạng nguồn vốn phân theo
khu vực kinh tế như lý thuyết nêu, đặc biệt
chưa có bài viết nào đánh giá thực trạng
nguồn vốn phân theo khoản mục đầu tư và
phân theo ngành đầu tư chínhTuy nhiên,
trong nghiên cứu này khi đánh giá khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa phân tích
chi tiết đến từng nguồn như: ODA, FDI
Song có thể thấy, thông qua đánh giá thực
trạng vốn đầu tư lần này sẽ là cơ sở tham
khảo quan trọng, giúp các nhà quản lý của
tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các tỉnh thành
trong cả nước nói chung lựa chọn chiến lược
thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư sao cho
hiệu quả nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng
phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
biểu (55 đến 69) trong Niên giám thống kê
tỉnh Bắc Ninh từ năm 2008 đến năm 2019.
Đồng thời, tiến hành khai thác số liệu sơ cấp
từ bảng hỏi số 14 vốn đầu tư thực hiện trong
năm nằm trong Phiếu 1A/ĐTDN-DN (Phiếu
thu thập thông tin đối với doanh nghiệp hàng
năm) từ 2008-2018 của Tổng cục Thống kê
giao cho Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh điều tra,
thu thập của 7.896 doanh nghiệp trên địa bàn.
3.2. Phương pháp phân tích thông tin
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử
dụng phương pháp thống kê tổng hợp, mô tả,
so sánh, nhằm tìm ra các nguyên nhân dẫn
đến những thay đổi về tốc độ, cơ cấu và đề
xuất giải pháp. Bên cạnh đó, tác giả còn sử
dụng công thức tính chỉ số ICOR để đánh giá
hiệu quả vốn đầu tư ở cấp độ địa phương cấp
tỉnh. Có nhiều phương pháp tính ICOR, trong
nghiên cứu này, tác giả áp dụng công thức
tính ICOR do PGS. TS: Tăng Văn Khiên,
TS: Nguyễn Văn Trãi (Viện trưởng Viện
khoa học Thống kê Việt Nam) khuyên dùng
như sau:
ICOR = Dt (t)/Iq [4]
- Trong đó:
+ Dt (t) là tỷ lệ vốn đầu tư so với GRDP
năm t
+ Iq là tốc độ tăng trưởng GRDP năm t so
với năm t-1.
- Tất cả các đại lượng trong công thức đều
tính theo giá hiện hành.
- Hệ số ICOR tính theo phương pháp này
cho biết để tăng thêm 1% GRDP đòi hỏi phải
tăng bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tư so
với GRDP trong kì nghiên cứu cho địa
phương.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng huy động nguồn vốn đầu tư
ở tỉnh Bắc Ninh
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ
2008-2018 nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Bắc
Ninh có sự phát triển lớn về quy mô và nhanh
về tốc độ, trung bình mỗi năm lượng vốn đầu
tư vào tỉnh tăng 20,8%. Đây là thời kỳ tăng
trưởng rất ấn tượng, giai đoạn từ năm 2008
đến năm 2010 mức tăng là 68,5%, từ năm
2010 đến 2012 là 52,2%, từ năm 2012 đến
2014 là 27,2% và đỉnh điểm là năm 2014 đến
2016 lên đến 88,8% và 2016-2018 bắt đầu có
xu hướng giảm dần chỉ còn 7,6%. Qua đây
cho thấy, xu hướng tăng trưởng nguồn vốn
của tỉnh phục vụ cho đầu tư phát triển liên tục
ở mức cao, tuy nhiên khi qui mô nền kinh tế
lớn đã làm cho nguồn vốn đầu tư cũng có xu
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
35
hướng giảm dần, minh chứng là từ năm 2016
đến năm 2018 chỉ còn 7,6%.
4.1.1. Cơ cấu huy động nguồn vốn đầu tư
phân theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh tế nhà nước: Trong giai
đoạn từ 2008-2018, lượng vốn đầu tư từ khu
vực kinh tế nhà nước có bước tăng trưởng
khá mạnh, bình quân cả giai đoạn mỗi năm
tăng 14,8%, cụ thể: Năm 2008, huy động
được 1.213 tỷ đồng, đến năm 2018 đã là
4.833 tỷ đồng (tăng 3.620 tỷ đồng so với năm
2008). Trong khu vực kinh tế nhà nước
nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước có
xu hướng liên tục tăng, bình quân là
13%/năm trong cả giai đoạn 2008-2018, cụ
thể: Năm 2008 là 1.132 tỷ đồng, đến năm
2018 đã là 3.841 tỷ đồng (tăng 2.709 tỷ
đồng); đối với vốn vay và vốn doanh nghiệp
nhà nước, cũng có xu hướng tăng khá mạnh
bình quân giai đoạn này là 28,5%, cụ thể:
Năm 2008 là 81 tỷ đồng, đến năm 2018 vốn
vay và vốn của doanh nghiệp lên đến 992 tỷ
đồng (tăng 911 tỷ đồng so với năm 2008).
Xét về cơ cấu, vốn khu vực nhà nước được
đầu tư trong giai đoạn 2008-2018 có xu
hướng giảm dần, cụ thể: Năm 2008, chiếm
9,6% tổng nguồn vốn toàn tỉnh đến 2018 chỉ
còn chiếm 5,7%; trong đó vốn ngân sách nhà
nước luôn chiếm tỷ trọng rất lớn song cũng
có cơ cấu giảm dần nếu năm 2008 chiếm
93,3% trong tổng nguồn vốn khu vực nhà
nước, thì đến năm 2018 cũng chỉ còn chiếm
79,5%; riêng nguồn vốn vay và vốn của
doanh nghiệp lại có cơ cấu tăng dần qua các
năm, cụ thể: Năm 2008 là 1,6% đến năm
2018 là 7,8%.
Với dữ liệu trên cho thấy trong cơ cấu vốn
kinh tế nhà nước, phần lớn là từ nguồn ngân
sách nhà nước đem đầu tư là chủ yếu (xem
bảng 01).
Bảng 01: Vốn đầu tư phân theo khu vực kinh tế giá hiện hành giai đoạn 2008-2018
Nguồn: Niêm giám thống kê năm từ năm 2008 đến 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
36
Khu vực ngoài nhà nước: Trong giai đoạn
2008-2018 cũng liên tục được đầu tư khá
mạnh, bình quân cả giai đoạn mỗi năm lượng
vốn được đầu tư tăng trên 12,9%, cụ thể năm
2008, thu hút được 7.479 tỷ đồng, đến năm
2018 đã là 25.200 tỷ đồng (tăng 17.721 tỷ
đồng). Trong đó: Vốn của khu vực dân cư
tăng mạnh nhất, bình quân 14,8%/năm, cụ
thể năm 2008 là 3.527 tỷ đồng, đến năm
2018 đã là 14.030 tỷ đồng (tăng 10.503 tỷ
đồng); Vốn của doanh nghiệp dân doanh
cũng có xu hướng đầu tư tăng khá, năm 2008
là 3.951 tỷ đồng, đến 2018 là 11.170 tỷ đồng
(tăng 7.219 tỷ đồng). Xét về cơ cấu, giai
đoạn 2008-2010 vốn ngoài nhà nước luôn
chiếm chủ đạo (từ 58,9% đến 60%) song xu
hướng này giảm dần và đến năm 2018 chỉ
còn chiếm 30% tổng nguồn vốn đầu tư toàn
tỉnh. Trong khu vực ngoài nhà nước, nguồn
tập trung chủ yếu là vốn của dân cư, nếu như
năm 2008 vốn của dân cư đầu tư chiếm
47,2% vốn của khu vực ngoài nhà nước, đến
năm 2018, vốn của dân cư đã chiếm đến
55,7% tổng nguồn vốn ngoài nhà nước, điều
này cho thấy, vốn trong dân cư là rất lớn,
việc khai thác nguồn lực vốn trong dân cư là
một trong những kênh quan trọng nhằm phát
huy nội lực và duy trì được sự ổn định; Đối
với vốn của doanh nghiệp, do khối lượng vốn
của doanh nghiệp dân doanh khá lớn và
chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn
vốn ngoài nhà nước, song về xu hướng lại
giảm dần, cụ thể năm 2008 chiếm 52,8%
tổng nguồn vốn của khu vực kinh tế ngoài
nhà nước, đến 2018 vốn của doanh nghiệp
chỉ còn chiếm 44,3% tổng lượng vốn khu vực
kinh tế ngoài nhà nước.
Nguồn vốn FDI: Nguồn vốn FDI có sự
tăng dần đều trong suốt 11 năm, từ 2008-
2018. Đây là tín hiệu tốt và đáng ghi nhận
bởi sức hút của tỉnh đối với dòng vốn này.
Có thể thấy số lượng các dự án và giá trị
trong những dự án đã có sự gia tăng đáng kể.
Hơn nữa, các quốc gia trong khu vực như:
Trung Quốc, Đài loan, Hàn Quốc và nay mở
rộng sang các quốc gia phát triển như: Mỹ,
Nhật Bản, Anh, Hà LanVì thế mà lượng
vốn đầu tư của khu vực này có sự tăng
trưởng khá ấn tượng, bình quân cả giai đoạn
là 29,7%/năm, cao hơn bình quân chung cả
tỉnh là 8,9%, cao hơn khu vực vốn nhà nước
14,9% và cao hơn khu vực ngoài nhà nước là
16,8%, đặc biệt là về cơ cấu vốn đầu tư và
lượng vốn đầu tư đều tăng liên tục qua từng
năm, nếu năm 2008 mới có 4.002 tỷ đồng và
chỉ chiếm 31,5% tổng lượng vốn đầu tư, thì
đến năm 2018 đã là 54.091 tỷ đồng (tăng
50.089 tỷ đồng) và là khu vực kinh tế năng
động nhất có vai trò chủ đạo trong kinh tế
tỉnh Bắc Ninh, chiếm đến 64,3% tổng nguồn
vốn đầu tư của toàn tỉnh.
Khu vực ngoài nhà nước: Trong giai đoạn
2008-2018 cũng liên tục được đầu tư khá
mạnh, bình quân cả giai đoạn mỗi năm lượng
vốn được đầu tư tăng trên 12,9%, cụ thể năm
2008, thu hút được 7.479 tỷ đồng, đến năm
2018 đã là 25.200 tỷ đồng (tăng 17.721 tỷ
đồng). Trong đó: Vốn của khu vực dân cư
tăng mạnh nhất, bình quân 14,8%/năm, cụ
thể năm 2008 là 3.527 tỷ đồng, đến năm
2018 đã là 14.030 tỷ đồng (tăng 10.503 tỷ
đồng); Vốn của doanh nghiệp dân doanh
cũng có xu hướng đầu tư tăng khá, năm 2008
là 3.951 tỷ đồng, đến 2018 là 11.170 tỷ đồng
(tăng 7.219 tỷ đồng). Xét về cơ cấu, giai
đoạn 2008-2010 vốn ngoài nhà nước luôn
chiếm chủ đạo (từ 58,9% đến 60%) song xu
hướng này giảm dần và đến năm 2018 chỉ
còn chiếm 30% tổng nguồn vốn đầu tư toàn
tỉnh. Trong khu vực ngoài nhà nước, nguồn
tập trung chủ yếu là vốn của dân cư, nếu như
năm 2008 vốn của dân cư đầu tư chiếm
47,2% vốn của khu vực ngoài nhà nước, đến
năm 2018, vốn của dân cư đã chiếm đến
55,7% tổng nguồn vốn ngoài nhà nước, điều
này cho thấy, vốn trong dân cư là rất lớn,
việc khai thác nguồn lực vốn trong dân cư là
một trong những kênh quan trọng nhằm phát
huy nội lực và duy trì được sự ổn định; Đối
với vốn của doanh nghiệp, do khối lượng vốn
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
37
của doanh nghiệp dân doanh khá lớn và
chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn
vốn ngoài nhà nước, song về xu hướng lại
giảm dần, cụ thể năm 2008 chiếm 52,8%
tổng nguồn vốn của khu vực kinh tế ngoài
nhà nước, đến 2018 vốn của doanh nghiệp
chỉ còn chiếm 44,3% tổng lượng vốn khu vực
kinh tế ngoài nhà nước.
Nguồn vốn FDI: Nguồn vốn FDI có sự
tăng dần đều trong suốt 11 năm, từ 2008-
2018. Đây là tín hiệu tốt và đáng ghi nhận
bởi sức hút của tỉnh đối với dòng vốn này.
Có thể thấy số lượng các dự án và giá trị
trong những dự án đã có sự gia tăng đáng kể.
Hơn nữa, các quốc gia trong khu vực như:
Trung Quốc, Đài loan, Hàn Quốc và nay mở
rộng sang các quốc gia phát triển như: Mỹ,
Nhật Bản, Anh, Hà LanVì thế mà lượng
vốn đầu tư của khu vực này có sự tăng
trưởng khá ấn tượng, bình quân cả giai đoạn
là 29,7%/năm, cao hơn bình quân chung cả
tỉnh là 8,9%, cao hơn khu vực vốn nhà nước
14,9% và cao hơn khu vực ngoài nhà nước là
16,8%, đặc biệt là về cơ cấu vốn đầu tư và
lượng vốn đầu tư đều tăng liên tục qua từng
năm, nếu năm 2008 mới có 4.002 tỷ đồng và
chỉ chiếm 31,5% tổng lượng vốn đầu tư, thì
đến năm 2018 đã là 54.091 tỷ đồng (tăng
50.089 tỷ đồng) và là khu vực kinh tế năng
động nhất có vai trò chủ đạo trong kinh tế
tỉnh Bắc Ninh, chiếm đến 64,3% tổng nguồn
vốn đầu tư của toàn tỉnh.
4.1.2. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư phân
theo khoản mục đầu tư
Về vốn đầu tư phân theo khoản mục đầu
tư cho thấy, tổng nguồn đầu tư được chia
theo 5 khoản mục đầu tư chính, đó là: Đầu tư
xây dựng cơ bản (XDCB); đầu tư mua sắm
tài sản cố định (TSCĐ) không qua xây dựng
cơ bản; đầu tư sửa chữa nâng cấp tài sản cố
định; đầu tư bổ sung nguồn vốn lưu động và
đầu tư khác, kết quả giai đoạn từ năm 2008
đến 2018, hầu hết lượng vốn đầu tư chủ yếu
tập trung ưu tiên theo thứ tự như sau:
- Đầu tư XDCB, nếu năm 2008, có đến
6.972,4 tỷ đồng là dành cho đầu tư xây dựng
cơ bản, chiếm 54,9% tổng nguồn vốn, thì đến
2018 thậm chí còn tăng cao hơn rất nhiều với
59.307 tỷ đồng, chiếm đến 70,5% tổng lượng
vốn và tăng 52.334,6 tỷ đồng so với năm
2008, bình quân giai đoạn này vốn đầu tư
cho xây dựng cơ bản tăng 23,9%/năm.
- Mua sắm TSCĐ không qua XDCB, nếu
năm 2008 có 2.993,7 tỷ đồng dành cho đầu
tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ
bản, chiếm 23,6% tổng lượng vốn đầu tư, đến
2018 cũng đã là 18.616 tỷ đồng, tăng
15.622,3 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm
22,1% tổng lượng vốn đầu tư, bình quân mỗi
năm vốn tập trung cho mua sắm TSCĐ
không qua xây dựng cơ bản tăng 20,1%/năm.
- Đầu tư bổ sung vốn lưu động, năm 2008
toàn tỉnh đầu tư bổ sung vốn lưu động được
2.021,6 tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng lượng
vốn đầu tư, đến năm 2018 là 5.579 tỷ đồng,
tăng 3.557,4 tỷ đồng so với năm 2008, song
chỉ còn chiếm 6,6% tổng lượng vốn đầu tư,
bình quân mỗi năm vốn tập trung cho bổ
sung vốn lưu động tăng 10,7%/năm.
- Sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, năm 2008
toàn tỉnh đầu tư sửa chữa, nâng cấp TSCĐ
được 596,3 tỷ đồng, chiếm 4,7% tổng lượng
vốn đầu tư, đến 2018 giảm xuống chỉ còn
425 tỷ đồng, giảm 171,3 tỷ đồng so với năm
2008 và chỉ còn chiếm 0,5% tổng lượng vốn
đầu tư, bình quân mỗi năm vốn tập trung cho
sửa chữa, nâng cấp TSCĐ giảm 3,3%/năm.
- Vốn đầu tư khác, với lượng vốn rất nhỏ
dành cho đầu tư khác, năm 2008 toàn tỉnh đầu
tư 110 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng lượng vốn
đầu tư, đến năm 2018 tuy có tăng nhưng cũng
chỉ đạt 197 tỷ đồng, tức là tăng tăng 87 tỷ
đồng so với năm 2008 và chỉ còn chiếm 0,2%
tổng lượng vốn đầu tư, bình quân mỗi năm
vốn tập trung đầu tư khác chỉ tăng 6%/năm
(xem bảng 02).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
38
Bảng 02: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2018 theo giá hiện hành phân theo
khoản mục đầu tư
Vốn đầu tư phân theo
khoản mục đầu tư
Năm Tốc độ
phát triển
BQ 2008-
2018 (%)
2008 2010 2012 2014 2016 2018
TỔNG SỐ (Tỷ đồng) 12.694 21.389,0 32.549 41.413 78.196 84.124 120,8
1. Đầu tư XDCB 6.972 15.817 26.101 29.777 64.064 59.307 123,9
2. Mua sắm TSCĐ không qua
XDCB
2.994 3.054 3.330 8.650 8.638 18.616 120,1
3. Sửa chữa, nâng cấp TSCĐ 596 332 515 282 349 425 96,7
4. Đầu tư bổ sung vốn lưu
động
2.022 2.086 2.454 2.595 4.964 5.579 110,7
5. Vốn đầu tư khác 110 100 149 109 181 197 106,0
CƠ CẤU (%) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 x
1. Đầu tư XDCB 54,9 73,9 80,2 71,9 81,9 70,5 x
2. Mua sắm TSCĐ không qua
XDCB 23,6 14,3 10,2 20,9 11,0 22,1 x
3. Sửa chữa, nâng cấp TSCĐ 4,7 1,6 1,6 0,7 0,4 0,5 x
4. Đầu tư bổ sung vốn lưu
động 15,9 9,8 7,5 6,3 6,3 6,6 x
5. Vốn đầu tư khác 0,9 0,5 0,5 0,3 0,2 0,2 x
Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2008-2019
4.1.3. Huy động vốn đầu tư phân theo ngành
kinh tế
Việc phân nguồn vốn đầu tư phát triển
theo ngành kinh tế cho thấy trong thời gian
11 năm qua ở tỉnh Bắc Ninh ngành công
nghiệp vẫn là ngành thu hút lượng vốn lớn
nhất và là ngành chủ đạo, tiếp đến là ngành
thương mại dịch vụ, tiếp sau là ngành xây
dựng và cuối cùng là ngành nông, lâm nghiệp
và thủy sản, cụ thể từng ngành như sau:
- Ngành công nghiệp, với mục tiêu đến
năm 2015 tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp nên lượng vốn được đầu tư
vào ngành này trước và sau năm 2015 là rất
mạnh, nếu năm 2008, toàn ngành công
nghiệp thu hút được 6.203,1 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng lớn 48,9% tổng nguồn vốn đầu tư,
đến 2018 tổng vốn đầu tư của ngành công
nghiệp đã là 59.246 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
đến 70,4% tổng nguồn vốn đầu tư, bình quân
mỗi năm ngành công nghiệp có lượng vốn
đầu tư tăng 25,3%, trong đó đáng chú ý nhất
là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn
đóng vai trò xương sống và cũng là ngành
thu hút vốn đầu tư gần như tuyệt đối trong
ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, cụ thể
năm 2008, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo đã là 6.071,6 tỷ đồng,
chiếm 97,9%, sau 11 năm đến 2018 đã là
58.279 tỷ đồng (tăng 52.207,4 tỷ đồng) bình
quân mỗi năm tăng 25,4%, chiếm 98,4% cơ
cấu vốn đầu tư của toàn ngành công nghiệp.
- Ngành thương mại - dịch vụ, đã có sự
tăng dần đều trong suốt thời gian 11 năm
qua, bình quân mỗi năm tăng 15,7%, tuy
nhiên so với ngành công nghiệp còn kém đến
9,6%/năm làm cho cơ cấu vốn đầu tư ngành
thương mại - dịch vụ liên tục giảm sút, cụ
thể: Năm 2008, tổng vốn đầu tư vào ngành
này là 5.317 tỷ đồng, chiếm 41,9% tổng vốn
đầu tư, đến năm 2018 vốn đầu tư vào ngành
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
39
này cũng đã là 22.776 tỷ đồng (tăng 17.459
tỷ đồng) song chỉ còn chiếm 27,1% cơ cấu
tổng vốn đầu tư cả tỉnh. Trong ngành thương
mại - dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh, ngành Vận
tải thu hút lượng vốn lớn nhất trong suốt cả
giai đoạn 2008-2018, bình quân mỗi năm
tăng 19,5%, tiếp đến là ngành Bán buôn, Bán
lẻ, bình quân mỗi năm tăng 15,9%, tiếp theo
là ngành Giáo dục và Đào tạo bình quân mỗi
năm tăng 9,6%, tiếp nữa là ngành Y tế và
hoạt động trợ giúp xã hội, bình quân mỗi
năm tăng 15,9%.
- Ngành Xây dựng, do tỉnh Bắc Ninh đang
trong thời kỳ phát triển đô thị nên lượng vốn
đầu tư vào ngành này cũng đạt kết quả khá,
năm 2008 toàn tỉnh có 653,2 tỷ đồng đầu tư
vào ngành Xây dựng, chiếm 5,1% tổng lượng
vốn đầu tư toàn tỉnh, đến năm 2018 là 1346
tỷ đồng, chiếm 1,6% tổng lượng vốn đầu tư
toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 2008-2018 vốn
đầu tư vào ngành Xây dựng tăng bình quân
7,5%/năm (xem bảng 03).
- Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản, do
cơ cấu kinh tế ngành này còn rất nhỏ nên
lượng vốn đầu tư cũng khá thấp, năm 2008
có 520,7 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng vốn đầu
tư, đến năm 2018 tổng vốn đầu tư vào ngành
này là 756 tỷ đồng, chiếm rất nhỏ chỉ còn
0,9% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, bình quân
mỗi năm ngành nông, lâm, thủy sản đầu tư
tăng thêm chỉ có 3,8%.
Bảng 03: Vốn đầu tư giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
Phân theo ngành kinh tế
Năm Tốc độ
phát triển
BQ
2008-
2018 (%)
2008 2010 2012 2014 2016 2018
TỔNG SỐ 12.694 21.389 12.694 12.694 78.196 84.124 120,8
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 521 411 588 794 887 756 103,8
2. Công nghiệp 6.203 8.892 6.203 25.563 56.824 59.246 125,3
Trong đó: + Chế biến, chế tạo 6.072 8.630 20.154 24.829 55.997 58.279 125,4
+ P.phối điện, điều hòa không
khí
60 123 184 283 325 415 121,3
+ C.cấp nước; Xử lý rác,
nước thải
71 139 222 439 502 552 122,8
3. Xây dựng 653,2 1.157 586 691 1.314 1.346 107,5
4. Thương mại - dịch vụ 5.317 10.930 10.800 14.365 19.171 22.776 115,7
Trong đó:+ Bán buôn, bán lẻ;
SC ôtô, mô tô,..
413 645 1.385 1.388 1.513 1.806 115,9
+ V.tải kho bãi 934 1.159 1.374 1.752 4.810 5.552 119,5
+ GD & ĐT 219 477 325 387 477 546 109,6
+ Y tế và HĐ trợ giúp xã hội 118 200 203 351 455 539 116,4
CƠ CẤU (%) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 X
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,1 1,9 4,1 4,1 1,1 0,9 x
2. Công nghiệp 48,9 41,6 48,9 48,9 72,7 70,4 x
Trong đó: + Chế biến, chế tạo 97,9 97,1 97,9 97,1 98,5 98,4 x
+ P.phối điện, điều hòa
không khí
1,0 1,4 1,0 1,1 0,6 0,7 x
+ C.cấp nước; Xử lý rác,
nước thải
1,1 1,6 1,1 1,7 0,9 0,9 x
3. Xây dựng 5,1 5,4 5,1 5,1 1,7 1,6 x
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
40
4. Thương mại - dịch vụ 41,9 51,1 41,9 41,9 24,5 27,1 x
Trong đó:+ Bán buôn, bán lẻ;
SC ôtô, mô tô,..
7,8 5,9 12,8 9,7 7,9 7,9 x
+ V.tải kho bãi 17,6 10,6 12,7 12,2 25,1 24,4 x
+ GD & ĐT 4,1 4,4 3,0 2,7 2,5 2,4 x
+ Y tế và HĐ trợ giúp xã hội 2,2 1,8 1,9 2,4 2,4 2,4 x
Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2008-2019
4.1.4. Hiệu quả vốn đầu tư
Xem xét hiệu quả vốn đầu tư tại (Bảng
04) để nhìn tổng quan về hiệu quả vốn đầu tư
đối với phát triển kinh tế của tỉnh dưới góc
độ nền kinh tế cho thấy: Đồng vốn đầu tư
vào tỉnh đã phát huy hiệu quả khá cao so với
kết quả tổng sản phẩm xã hội của tỉnh
(GRDP), thể hiện ở chỉ tiêu ICOR cho cả giai
đoạn 2008 - 2018 luôn xoay quanh ở mức
dưới 5%, cụ thể: Năm 2009 chỉ cần bỏ ra
3,73% vốn sẽ thu về 1% GRDP, năm 2013
thậm chí còn chỉ cần bỏ ra 0,79% vốn đã thu
về 1% GRDP, duy nhất chỉ có năm 2016 là
phải bỏ ra 7,21% vốn mới thu về 1%
GRDP... Qua đây cũng phản ánh đúng thực
trạng là tỉnh luôn thiếu vốn đầu tư phát triển,
việc sử dụng vốn đầu tư của tỉnh đạt được
hiệu quả cao, cho thấy nhu cầu vốn đầu tư
cho tăng trưởng còn rất lớn, tốc độ tăng
trưởng GRDP cao hơn nhiều tốc độ tăng
trưởng GDP cả nước.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn cũng có
xu hướng giảm dần từ 3,73% năm 2009 đến
năm 2018 là 4,24%, nguyên nhân chính của
việc hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thời gian
qua có xu hướng giảm là do tình trạng đầu tư
dàn trải và kéo dài của các dự án lớn nhất là
các dự án sử dụng vốn đầu tư công, cùng với
đó là quy mô nên kinh tế đã lớn dần.
Bảng 04: Hệ số ICOR tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-2018
Năm
Vốn đầu tư
theo giá thực
tế (Tỷ đồng)
GRDP theo
giá thực tế
(Tỷ đồng)
GRDP theo
giá so sánh
2010 (Tỷ
đồng)
Tốc độ
tăng
GRDP
(%)
Tỷ lệ vốn
đầu tư so với
GRDP giá
TT (%)
ICOR theo
số tương
đối giá thực
tế (%)
2008 12.694,0 22.080,8 26.425,2 - 57,49 -
2009 16695,8 27924,1 30664,8 16,04 59,79 3,73
2010 21389,0 45716,0 45716,0 49,08 46,79 0,95
2011 21.987,2 64.029,9 59.040,0 29,15 34,34 1,18
2012 32549,0 76741,4 67834,7 14,90 42,41 2,85
2013 47470,0 116263,0 102781,0 51,52 40,83 0,79
2014 41.413,0 112.430,0 98.266,0 -4,39 36,83 -8,39
2015 57535,0 127072,0 110497,0 12,45 45,28 3,64
2016 78.196,0 137.773,0 119.190,0 7,87 56,76 7,21
2017 118804,0 167764,0 146212,0 22,67 70,82 3,12
2018 84124,0 187228,0 161708,0 10,60 44,93 4,24
Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2008-2019 và tính toán của tác giả
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
41
4.2. Những thành quả, tồn tại về thu hút
vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2008-2018
4.2.1. Những thành quả
Một là, cơ cấu nguồn vốn có sự dịch
chuyển từ nguồn vốn kinh tế nhà nước sang
khu vực ngoài nhà nước và khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này giúp
tăng tính năng động và tích cực hơn trong
các hoạt động kinh tế. Đây cũng là cơ sở giúp
tăng tính thích ứng theo kinh tế thị trường và
theo hướng doanh nghiệp nhà nước giữ vai
trò chủ đạo những hoạt động trọng điểm như
an ninh, quốc phòng, đối với đầu tư phát
triển kinh tết – xã hội tỉnh chủ trương tăng
cường huy động các khu vực tư nhân với
nòng cốt là nguồn vốn dân doanh và nguồn
vốn FDI để đầu tư cho phát triển kinh tế.
Hai là, việc thu hút FDI đã có tín hiệu cực
kỳ tích cực và tăng dần đều trong suốt 11
năm qua, đây được coi là nguồn bổ sung
quan trọng tạo ra “cú hích” cho sự phát triển
kinh tế của tỉnh. Số lượng và giá trị các dự án
đã có sự gia tăng mạnh, đặc biệt là đã có 33
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh
Bắc Ninh, trong đó có các quốc gia phát triển
như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốcđã đầu tư
khá mạnh vào tỉnh Bắc Ninh vào trong
những năm gần đây[6].
Ba là, cơ cấu theo ngành kinh tế cũng có
sự chuyển dịch tích cực từ ngành nông
nghiệp sang thương mại - dịch vụ, xây dựng -
công nghiệp, trong đó ngành công nghiệp
hiện đang đóng vai trò chủ đạo đối kinh tế
tỉnh Bắc Ninh, chiếm trên 70% tổng GRDP
toàn tỉnh. Đây là sự dịch chuyển cơ cấu khá
tính tích cực và phù hợp với xu hướng phát
triển [7].
4.2.2. Một số hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, mặc dù tổng nguồn vốn đầu tư
hàng năm có tăng trong suốt thời gian qua
nhưng tổng giá trị nguồn vốn đầu tư vào một
số ngành vẫn còn thấp so với yêu cầu của
thực tiễn như: Ngành thương mại –dịch vụ,
ngành xây dựng và nhất là ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản ít được quan tâm đầu tư.
Thứ hai, vốn trong dân cư vẫn còn khá
lớn nhưng việc huy động nguồn vốn này để
đưa vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Việc tạo môi trường để các hộ dân cư khởi sự
kinh doanh còn chưa nhiều, số cơ sở sản xuất
kinh doanh cá thể có trên 10 lao động chuyển
sang thành lập doanh nghiệp còn rất ít. Cơ
chế và chính sách huy động chưa khai thác
hết tiềm lực hiện có của đối tượng này [8].
Ba là, nguồn vốn FDI có tăng dần qua các
năm và chiếm tỷ trọng rất lớn song cũng đặt
ra sự lệ thuộc vào khu vực kinh tế FDI, đặc
biệt tỷ lệ đóng góp cho ngân sách hàng năm
tuy có tăng song khu vực FDI còn đóng góp
ở mức khiêm tốn, chưa đạt mức mong đợi,
kỳ vọng của tỉnh.
4.2.3. Nguyên nhân
- Những định hướng còn mang tính thận
trọng, chưa thật sự quyết liệt và mang tính
đột phá. Các chiến lượng cần mang tầm dài
hạn hơn để có thể quy hoạch tổng thể và nhìn
nhận đúng đắn những quyết sách cho tỉnh.
- Những quy định, chính sách chưa thật
được sự linh hoạt và đảm bảo tính thông
thoáng. Điều này luôn là cản trở lớn không
riêng của tỉnh Bắc Ninh mà là một số các
tỉnh, thành cũng gặp rào cản này.
- Cơ chế xúc tiến đầu tư chưa được chú
trọng và đầu tư đúng mức một cách bài bản
và chuyên nghiệp.
5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao việc
huy động vốn đầu tư vào tỉnh bắc ninh
trong thời gian tới
Trên cơ sở đánh giá một số hạn chế và
nguyên nhân trong việc huy động nguồn
vốn của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008-
2018, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ
bản góp phần tăng cường và phát huy việc
huy động nguồn vốn để góp phần phục vụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
42
cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh trong
thời gian tới, cụ thể:
A.Giải pháp về xây dựng chiến lược
trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư: Tỉnh
cần xây dựng chiến lực tầm nhìn dài hạn,
các chiến lược phát triển của tỉnh cần có
định hướng 5-10 năm và tầm nhìn đến 20-50
năm trên cơ sở có hoạch định, quy hoạch rõ
ràng, tránh đầu tư dàn trải, mất cân đối giữa
các ngành kinh tế. Điều này giúp những
định hướng, mục tiêu phù hợp hơn với thực
tiễn và xu hướng phát triển. Tỉnh cần hình
thành nhóm chuyên trách trên cơ sở tập hợp
các nhà chiến lược có tầm nhìn để tham
mưu những quyết sách có tầm cỡ. Tăng
cường mời gọi chuyên gia nước ngoài tham
gia cộng tác, tham vấn, hỗ trợ những định
hướng phát triển của tỉnh để đảm bảo kinh
tế tăng trưởng bền vững, hài hòa.
B. Giải pháp về xây dựng các cơ chế
chính sách nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn
đầu tư: Tỉnh cần có cơ chế thông thoáng và
linh hoạt để tạo môi trường thu hút vốn đầu
tư đa dạng, linh hoạt, ở tất cả các thành phần
kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm là từ
nguồn vốn trong nước (trong đó, tập trung
huy động hiệu quả nguồn vốn trong dân cư
để đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo môi
trường thuận lợi để các hộ dân cư khởi sự
kinh doanh, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá
thể có trên 10 lao động chuyển sang thành
lập doanh nghiệp); cùng với đó, tiếp tục cải
cách hành chính một cách thực chất để mời
gọi và thu hút nguồn vốn FDI. Để làm được
điều đó, tỉnh cần không ngừng nâng cao chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong
đó đặc biệt lưu ý các chỉ số thành phần đang
có điểm số thấp và giảm điểm như: Tính
minh bạch, tiếp cận đất đai, chi phí không
chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Đưa Trung tâm hành chính công hiện đại vào
hoạt động với phương châm lấy doanh
nghiệp và người dân làm trung tâm phục vụ.
Hình thành tổ, ban hỗ trợ trực tiếp những khó
khăn, vướng mắc trong các thủ tục quy định.
C. Giải pháp về tuyên truyền, bảng bá,
xúc tiến thu hút đầu tư: Tỉnh cần tăng cường
xúc tiến đầu tư, cần tiếp tục có chính sách
quảng bá một cách thường xuyên, liên tục
trên các phương tiện thông tin, website,
thông qua các diễn đàn, hội nghịTrung tâm
xúc tiến đầu tư cần đổi mới, mang tính chủ
động hơn theo hướng tiếp cận đến với các
nhà đầu tư hơn là chờ nhà đầu tư tìm đến.
Tăng cường các đoàn tham quan, cũng như
ký thỏa ước, giao kết với các quốc gia để có
cơ hội giao lưu chia sẻ thông tin và tiến tới là
hợp tác trong các vấn đề về kinh tế- xã hội.
D. Giải pháp về phát triển nguồn nhân
lực trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn
vốn đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao:
Tỉnh cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành
chính, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán
bộ, công chức. Khuyến khích và giao nhiệm
vụ cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố phát huy sáng kiến, mô
hình tốt trong triển khai nhiệm vụ cải thiện
môi trường thu hút vốn đầu tư, nâng cao
năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn
vốn đầu tư trên địa bàn, trong đó đặc biệt là
nguồn vốn đầu tư công trong các cơ quan,
doanh nghiệp Nhà nước.
6. Kết luận
Tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã có những
bước chuyển tích cực trong việc huy động
vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, việc huy động nguồn vốn trong thời
gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năm
của tỉnh, hiện tượng đầu tư giữa các ngành
với nhau còn mất cần đối và chưa hài hòa,
nguồn vốn đầu tư như hiện nay chủ yếu đến
từ nguồn FDI nên hay bị lệ thuộc và thiếu
tính bền vững, chưa huy động được nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư đem đầu tư phát
triển. Vì thế, trong thời gian tới tỉnh cần xác
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
43
định thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
vẫn là nền tảng căn bản để tạo sự tăng
trưởng, trong đó cần quan tâm đến xây dựng
chiến lược tầm nhìn dài hạn, hoàn thiện các
cơ chế, các quy định để đảm bảo thông
thoáng và linh hoạt, tiếp tục tăng cường xúc
tiến, thu hút đầu tư, đẩy mạnh quản lý đầu
tưđây là những vấn đề rất quan trọng và
thiết yếu nhằm giúp các nguồn vốn đầu tư
phát huy hiệu quả cao, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời
gian tới ổn định và bền vững, đáp ứng đủ các
tiêu chí trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương vào năm 2022.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Bá Cường, Bùi Trinh. Một số vấn đề về vốn đầu tư. Tạp chí Con số và Sự kiện. 2004,
(1): 7-13.
Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh. Niêm giám Thống kê năm 2008-2019, NXB. Thống kê, Hà
Nội, 2019.
Khổng Văn Thắng. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ở tỉnh Bắc
Ninh. Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 2013, (8): 86-94.
Khổng Văn Thắng. Đóng góp của FDI vào GRDP tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh. 2017, Tập 33, (1): 100-107;
Khổng Văn Thắng. Kinh nghiệm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh thành phần: Nghiên
cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư. 2014, (98): 41-49.
Khổng Văn Thắng. Sử dụng mô hình SWOT nhằm tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động xuất - nhập khẩu nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học Đại
học Cần Thơ. 2013, (28): 45-53.
Quyết định 558/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh
đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Trần Viết Nguyên. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
[Luận văn Tiến sĩ]. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; 2015.
Tăng Văn Khiên, Nguyễn Văn Trãi. Phương pháp tính hiệu quả vốn đầu tư. Thông tin khoa
học Thống kê – Viện Khoa học Thống kê. 2010, (1): 5-12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_giai_phap_huy_dong_va_su_dung_von_dau_tu_de_phat.pdf