Đổi mới nội dung phần bắt buộc theo hướng đa dạng các nội dung phương tiện bài
tập, phát triển có chủ đích các năng lực thể chất
Các nội dung, phương tiện của phần bắt buộc đa phần được lặp lại tương đối ổn định
trong toàn cấp học theo hướng trang bị kỹ thuật cơ bản liên quan đến nội dung học trong quá
trình học và lặp lại quá trình đó ở lớp sau, như vậy thường mang tính khuôn mẫu, dễ tạo ra sự
nhàm chán ảnh hưởng đến tính tích cực của học sinh. Vì vậy, cần xây dựng đa dạng các nội
dung phương tiện, các loại hình bài tập thể thao phù hợp nhằm phát triển năng lực thể chất
tương ứng được hiệu quả, tăng hứng thú tích cực của người học; tăng mức độ phù hợp với điều
kiện CSVC còn thiếu thốn, giáo viên có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện thực tiễn
của mỗi trường để hoàn thiện năng lực thể chất cho các em.
Đổi mới hoạt động tổ chức phần học tự chọn theo hướng nâng cao tính tích cực học sinh
Hiện nay, các trường đều tự chọn môn thể thao trong số các môn trong phần tự chọn
của chương trình tiến hành giảng dạy cho các em mà các em không được lựa chọn theo nhu
cầu. Điều đó mang lại thuận lợi cho nhà trường, phù hợp với điều kiện tổ chức thực hiện, song
nhà trường chưa tận dụng khai thác hết hướng mở phần tự chọn của chương trình và việc tổ
chức thực hiện giảng dạy môn tự chọn. Tổ chức như vậy, chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh,
chưa nâng cao được tính tích cực của người học. Do vậy, đối với phần tự chọn nhà trường cần
tạo ra nhiều môn tự chọn hơn nữa phù hợp với đặc điểm điều kiện triển khai thực hiện của nhà
trường, đặc điểm tâm lý, nhu cầu của đối tượng và cho các em được đăng ký chọn môn, tiến
hành sắp xếp chia lớp và phân công giáo viên giảng dạy phù hợp chuyên sâu, như vậy hiệu quả
mang lại sẽ rất thiết thực.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục thể chất nội khóa ở các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 26 - 32
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NỘI KHÓA Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA
Nguyễn Minh Khoa
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Nghiên cứu đã chỉ ra những tồn tại cơ bản trong hoạt động Giáo dục Thể chất (GDTC) nội
khóa làm cơ sở cho định hướng các giải pháp đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDTC cho
học sinh các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Sơn La.
Từ khóa: Thực trạng, giáo dục thể chất, trung học phổ thông, thành phố Sơn La.
1. Đặt vấn đề
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc đến công tác Giáo dục Thể chất (GDTC) ở
tất cả các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục nước ta, tạo mọi điều kiện để công tác
GDTC trường học được phát triển sâu rộng ở khắp các vùng miền trên cả nước. Trên cơ sở
đó, công tác GDTC trường học đã đạt được những thành tựu quan trọng đối với sự nghiệp
giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, GDTC nội khóa trong các nhà trường phổ thông nói chung và các trường
THPT trên địa bàn thành phố Sơn La nói riêng còn không ít những khó khăn và tồn tại: Điều
kiện cơ sở vật chất (CSVC), dụng cụ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn học tập; chương
trình môn học và tổ chức thực chưa phát huy được tính tích cực của người học; cơ cấu tổ chức
và chuyên môn đội ngũ giáo viên còn những bất cập; chất lượng và hiệu quả chưa tương xứng
với tiềm năng và giá trị đích thực của môn học.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục Việt Nam,
kết quả đánh giá thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại đó, là cơ sở quan trọng để tiến
hành các hoạt động đổi mới nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với công tác GDTC nội
khóa trong các nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Sơn La.
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân
tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn, điều tra; phương pháp quan sát sư phạm và
phương pháp toán học thống kê.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Thực trạng trường, lớp, giáo viên, học sinh bậc trung học phổ thông trên địa bàn
thành phố Sơn La
Số lượng, trường, lớp, giáo viên và học sinh
Khảo sát số lượng trường, lớp, giáo viên Thể dục (GVTD) và học sinh THPT trên địa
bàn thành phố Sơn La. Kết quả được trình bày tại bảng 2.1.
Ngày nhận bài: 11/4/2018. Ngày nhận đăng: 20/6/2018
Liên lạc: Nguyễn Minh Khoa; e-mail: minhkhoatbu@gmail.com
27
Bảng 2.1. Thống kê về số lượng trường, lớp, giáo viên và học sinh Trung học phổ thông
trên địa bàn thành phố Sơn La năm học 2016 - 2017
Số lượng
trường
Số lượng
lớp
Số lượng
GVTD
Số lượng học sinh Tỷ lệ
GVTD/trường
Tỷ lệ
lớp/GVTD
Tỷ lệ
HS/GV Tổng số HS DTTS
6 130 30 4568 3032 5 4.32 152.26
Các trường THPT trên địa bàn thành phố Sơn La có trường Dân tộc nội trú, trường
Chuyên do vậy ngoài học sinh trên địa bàn còn có các học sinh ngoài địa bàn thành phố tham
gia học tập; học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ 66,37%. Số lượng trường,
lớp, giáo viên và học sinh cho thấy sự phân phối tỷ lệ trung bình của các trường phản ánh
mức độ hợp lý về tỷ lệ giáo viên/trường, giáo viên/lớp, học sinh/lớp, khá đảm bảo để tiến
hành hoạt GDTC học sinh đạt hiệu quả.
Chuyên môn và trình độ đào tạo của giáo viên
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% GVTD đều được đào tạo về chuyên ngành GDTC,
100% đều đạt chuẩn trình độ đào tạo. Tuy nhiên, với 7 nội dung chuyên sâu có trong chương
trình thì có 2 nội dung môn chuyên sâu không có giáo viên được đào tạo chuyên sâu (Bóng rổ,
Bơi lội), trong đó giáo viên chuyên sâu Điền kinh chiếm đa số (43%). Như vậy, dẫn đến sự
mất cân đối phân phối giáo viên ở các trường về cơ cấu chuyên môn đào tạo. Điều này ít
nhiều làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chuyên môn, nhất là đối với những nội dung
môn không có giáo viên chuyên sâu làm ảnh hưởng đến hiệu quả môn học.
Phẩm chất, năng lực của giáo viên
Các tiêu chuẩn và tiêu chí phẩm chất, năng lực của GVTD các trường THPT trên địa
bàn thành phố Sơn La theo quy định chuẩn nghề nghiệp của Bộ GD và ĐT gồm 6 tiểu chuẩn
và 25 tiêu chí (bảng 2.2.) cho thấy:
Bảng 2.2. Khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý về phẩm chất, năng lực GVTD THPT
trên địa bàn thành phố Sơn La theo Chuẩn nghề nghiệp (n = 30)
Các tiêu chuẩn
Tiêu
chí
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
n % N % n % n %
1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
của người giáo viên
5 47 31,3 83 53,3 19 12,7 1 0,7
2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi
trường giáo dục
2 17 28,3 28 46,7 12 20,0 3 5,0
3 Năng lực dạy học 8 71 29,6 106 44,2 63 26,2 0 0
4 Năng lực giáo dục 6 72 40,0 82 45,6 24 13,3 2 1,1
5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 2 8 13,3 28 46,7 17 28,3 7 11,7
6 Năng lực phát triển nghề nghiệp 2 8 13,3 24 40,0 24 40,0 4 6,7
28
Về tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GVTD nhìn chung đảm bảo
theo yêu cầu nghề nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn những giáo viên phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống ở mức trung bình, trong môi trường sư phạm như vậy chưa được đánh giá cao.
Về các năng lực nghề nghiệp: Nhìn chung, GVTD đảm bảo theo chuẩn nghề nghiệp,
song một số các tiêu chí thành phần cấu thành các tiêu chuẩn còn yếu; có tương đối các yếu tố
cấu thành năng lực chỉ đạt ở mức trung bình mức tối thiểu đạt chuẩn. Còn một khoảng cách
không nhỏ để đạt được mức khá, tốt theo đánh giá và như vậy chưa thể bắt kịp được với xu
thế phát triển và yêu cầu của tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ học tập môn học Thể dục ở các trường trung học
phổ thông trên địa bàn thành phố Sơn La
Khảo sát CSVC, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động học tập môn học Thể dục của
các trường THPT trên địa bàn thành phố Sơn La cho thấy:
- 100% nhà trường không có bể bơi, nhà tập luyện Thể dục thể thao (TDTT) phục vụ
cho hoạt động giảng dạy nội khóa môn học Thể dục.
- Về sân bãi phục vụ cho hoạt động dạy và học ở các nội dung trong chương trình môn
học đa phần đáp ứng ở mức độ tương đối.
- Về dụng cụ, tài liệu liên quan phục các nội dung trong chương trình môn học còn
thiếu chưa đáp ứng yêu cầu nội dung học tập.
- Điều kiện CSVC và dụng cụ ở các trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học và
nhu cầu ngoại khóa TDTT của học sinh. Những khó khăn về CSVC là trở ngại đáng kể đối
với giáo viên để đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức giờ học theo hướng tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh, để thu hút và tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học.
2.3. Thực trạng chương trình môn học Thể dục trong thực tiễn giáo dục bậc trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Sơn La
Nội dung chương trình và kế hoạch thực hiện
Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Thể dục ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ GD và ĐT qui định nội dung, kế hoạch thực
hiện ở các khối lớp THPT (bảng 2.3) phản ánh:
Nội dung có cấu trúc thống nhất trong toàn cấp học, đảm bảo tính kế thừa và liên tục
của mạch kiến thức và kỹ năng.
Các nội dung của chương trình thể hiện định hướng rèn luyện hoạt động vận động cơ
bản, phát triển các tố chất thể lực, khả năng phối hợp vận động và đánh giá sự phát triển thể
lực của học sinh.
Phương tiện chủ yếu được lựa chọn để thiết kế nội dung chương trình là các môn thể
thao hoàn chỉnh. Đặc trưng của các nội dung là hình thành phát triển kỹ năng thực hiện các kỹ
thuật động tác chuyên môn đồng thời qua đó phát triển loại hình thể lực đặc trưng của nội
dung học tập cho học sinh.
Ngoài việc qui định thực hiện nội dung, chương trình còn tạo hướng mở để giáo viên
lựa chọn nội dung học tập tự chọn phù hợp với điều kiện thực tiễn.
29
Phần bắt buộc được phân phối thời lượng khá đồng đều, phần tự chọn có thời lượng
còn ít (28,6%) so với tổng thời lượng chương trình ở mỗi khối lớp.
Bảng 2.3. Nội dung và kế hoạch chương trình môn học Thể dục bậc Trung học phổ thông
TT Nội dung
Số tiết học của từng nội dung trong một năm học (%)
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
1 Lý thuyết chung 2 (2.8%) 2 (2.8 %) 2 (2.8 %)
2 TDPTC và TDNĐ 8 (11.4%) 7 (10%) 7 (10%)
3 Chạy ngắn 6 (8.6 %)
4 Chạy tiếp sức 5 (7.14%) 6 (8.6 %)
5 Chạy bền 6 (8.6%) 5 (7.14%) 6 (8.6 %)
6 Nhảy xa, Nhảy cao 8 (11.4%) 12 (17.14%) 8 (11.4%)
7 Đá cầu 6 (8.6%) 5 (7.14%) 6 (8.6 %)
8 Cầu lông 6 (8.6%) 6 (8.6 %) 7 (10%)
9 Môn TT tự chọn 20 (28.6%) 20 (28.6%) 20 (28.6%)
10
Ôn tập, kiểm tra và tiêu
chuẩn RLTT
8 (11.4%) 8 (11.4%) 8 (11.4%)
Tổng số tiết/năm học/lớp 70 (100%) 70 (100%) 70 (100%)
Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chương trình môn học
Khảo sát việc thực hiện chương trình môn GDTC tại các trường THPT trên địa bàn
thành phố Sơn La cho thấy có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Được lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc chương trình
môn học GDTC theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chương trình chủ yếu là các nội dung thuộc hoạt động vận động cơ bản, do đó thực
hiện hoạt động chuyên môn đa phần được các giáo viên đều hoàn thành tốt trong giờ học.
- Các nội dung của chương trình được phân phối lặp lại ổn định xuyên suốt trong cả
cấp học nên những diễn biến nội dung học tập ít biến đổi tạo thuận lợi cho giáo viên trong
hoạt động thực hiện.
- Nội dung tự chọn tạo cho người học có sự hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động
học tập.
Nhược điểm:
- Nội dung chương trình toàn cấp học khá ổn định ở các khối lớp và một số nội dung
có cấu trúc khá đơn giản dễ làm cho người học có cảm giác nhàm chán, ảnh hưởng đến tính
tích cực trong học tập. Việc lặp lại hệ thống các nội dung trong toàn cấp học đã đồng thời hạn
chế tính đa dạng của nội dung.
- Một số nội dung đòi hỏi điều kiện CSVC sân bãi nên không thể triển khai hoặc triển
khai trong điều kiện khó khăn hiệu quả bị hạn chế. Nội dung lý thuyết còn mang tính hàn lâm,
30
thiếu tài liệu liên quan để học sinh học tập.
- Phần học tự chọn phù hợp với nhu cầu sở thích người học song thời lượng còn quá ít.
Tổ chức nội dung môn học tự chọn chưa thực sự đúng nghĩa “tự chọn” do điều kiện của từng
trường chưa đáp ứng đủ các yêu cầu liên quan nên chưa tận dụng tối ưu tính tích cực của
người học đối với môn học.
- Thực hiện sự phối hợp giữa dạy - học với các hoạt động thể thao ngoại khóa có tổ
chức, tối thiểu 2 đến 4 tiết/ tuần và việc tổ chức phân loại sức khỏe tiến tới dạy học theo nhóm
sức khỏe còn chưa làm được.
- Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảng dạy kiến thức và kỹ năng phòng chống
đuối nước cho học sinh chưa được triển khai thực hiện trong hầu hết các nhà trường; chất
lượng dạy và học giờ học Thể dục nội khóa chưa đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức và kỹ năng
của chương trình.
2.4. Thực trạng thực hiện hoạt động học tập môn học Thể dục của học sinh
Thực trạng mức độ tích cực của học sinh trong hoạt động học tập các nội dung của
chương trình môn học trong thực tiễn được trình bày tại bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá của giáo viên về sự tích cực trong hoạt động học tập môn
Thể dục của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Sơn La (n=30)
TT Nội dung đánh giá
Phần bắt buộc Phần tự chọn
Đồng ý % Đồng ý %
1 Sự thích thú thực hiện các nội dung chương trình 12 40,0 24 80,0
2 Học sinh tập trung chú ý của cao khi GV phân tích, thị phạm 14 46,7 26 86,7
3 Chấp hành tốt các yêu cầu của giáo viên trong giờ học 16 43,3 23 76,7
4 Tích cực và trách nhiệm khi thực hiện động tác 8 26,7 22 73,3
5 Tích cực trong thực hiện hoạt động phối hợp nhóm 10 33,3 23 76,7
Thực trạng trên cho thấy, các nội dung phần học tự chọn làm cho người học có hứng thú
tích cực hơn đồng thời cũng phản ánh nội dung phần học bắt buộc chưa làm cho người học tích
cực. Thực trạng đó một phần do chủ quan của học sinh, song vấn đề cơ bản là các yếu tố về
chương trình, CSVC, phương pháp giảng dạy làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực của
học sinh.
2.5. Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất nội khóa trong các
trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Sơn La
Quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014
của Quốc hội về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015; trên cơ
sở thực trạng các vấn đề nghiên cứu, định hướng các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn
chế góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả GDTC ở các trường THPT trên địa bàn thành phố
Sơn La như sau:
31
Giảm thời lượng nội dung phần bắt buộc, tăng thời lượng nội dung phần tự chọn
Nội dung chương trình phần bắt buộc gồm các nội dung học tập mang tính chất cơ
bản, nhằm đào tạo phát triển thể lực chung toàn diện; phần tự chọn mang tính chuyên môn
hóa sâu. Tuy nhiên, sự phân phối thời lượng học tập giữa hai phần chưa được cân đối, chưa
phù hợp với tâm lý, thể lực đối tượng (nội dung của phần học bắt buộc có thời lượng chiếm tỷ
lệ trên 70%, còn lại là thời lượng phần tự chọn) bởi cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, chương
trình chủ yếu đã trang bị các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển thể lực chung toàn diện
cho học sinh. Mặt khác, học sinh có nhu cầu học tập nội dung môn yêu thích, phù hợp với sở
thích, sở trường của mình nhiều hơn. Do vậy, cần tăng thời lượng phần tự chọn giảm thời
lượng phần bắt buộc, tăng tính chuyên môn hóa phù hợp khả năng và sở thích nâng cao tính
tích cực của người học.
Đổi mới nội dung phần bắt buộc theo hướng đa dạng các nội dung phương tiện bài
tập, phát triển có chủ đích các năng lực thể chất
Các nội dung, phương tiện của phần bắt buộc đa phần được lặp lại tương đối ổn định
trong toàn cấp học theo hướng trang bị kỹ thuật cơ bản liên quan đến nội dung học trong quá
trình học và lặp lại quá trình đó ở lớp sau, như vậy thường mang tính khuôn mẫu, dễ tạo ra sự
nhàm chán ảnh hưởng đến tính tích cực của học sinh. Vì vậy, cần xây dựng đa dạng các nội
dung phương tiện, các loại hình bài tập thể thao phù hợp nhằm phát triển năng lực thể chất
tương ứng được hiệu quả, tăng hứng thú tích cực của người học; tăng mức độ phù hợp với điều
kiện CSVC còn thiếu thốn, giáo viên có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện thực tiễn
của mỗi trường để hoàn thiện năng lực thể chất cho các em.
Đổi mới hoạt động tổ chức phần học tự chọn theo hướng nâng cao tính tích cực học sinh
Hiện nay, các trường đều tự chọn môn thể thao trong số các môn trong phần tự chọn
của chương trình tiến hành giảng dạy cho các em mà các em không được lựa chọn theo nhu
cầu. Điều đó mang lại thuận lợi cho nhà trường, phù hợp với điều kiện tổ chức thực hiện, song
nhà trường chưa tận dụng khai thác hết hướng mở phần tự chọn của chương trình và việc tổ
chức thực hiện giảng dạy môn tự chọn. Tổ chức như vậy, chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh,
chưa nâng cao được tính tích cực của người học. Do vậy, đối với phần tự chọn nhà trường cần
tạo ra nhiều môn tự chọn hơn nữa phù hợp với đặc điểm điều kiện triển khai thực hiện của nhà
trường, đặc điểm tâm lý, nhu cầu của đối tượng và cho các em được đăng ký chọn môn, tiến
hành sắp xếp chia lớp và phân công giáo viên giảng dạy phù hợp chuyên sâu, như vậy hiệu quả
mang lại sẽ rất thiết thực.
Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho giáo viên thực hiện hiệu quả các nội dung
chương trình
Trước thực trạng cơ cấu chuyên môn đội ngũ giáo viên của các trường còn những bất
cập làm cho hiệu quả tổ chức thực hiện các nội dung của chương trình bị ảnh hưởng. Vì vậy,
cần phải bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ giáo viên đảm bảo cơ
cấu chuyên môn phù hợp với các nội dung của chương trình, đồng thời làm cơ sở để giáo viên
thực hiện được hiệu quả hoạt động chuyên môn và thích ứng với tiến trình đổi mới giáo dục.
32
3. Kết luận
Thực trạng về nội dung chương trình, phân phối thời lượng chương trình, tổ chức thực
hiện chương trình, đặc điểm tính chất đội ngũ giáo viên và điều kiện CSVC là nguyên nhân cơ
bản hạn chế hiệu quả GDTC ở các nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Sơn La.
Để nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Sơn
La, cần đổi mới theo các giải pháp đã định hướng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29- NQ/TW
về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình GDTC phổ thông.Nxb, Giáo dục.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Thể dục lớp 10, 11, 12. Nxb Giáo dục.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về giáo dục thể chất ở
trường phổ thông Việt Nam. Nxb, Giáo dục.
[5] Cục thống kê tỉnh Sơn La (2016), Niên giám thống kê tỉnh Sơn La.
[6] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28/11/2014 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
REALITY OF PHYSICAL EDUCATION IN THE HIGH SCHOOLS
IN SON LA CITY
Nguyen Minh Khoa
Tay Bac University
Abstract: The study has pointed out the basic shortcomings in physical education activities as a basis
for the orientation of innovative solutions, in order to improve the quality and efficiency of physical education
activities for students in the high school in Son La city.
Keyword: Current situation, physical education, high school, Son La city.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_giao_duc_the_chat_noi_khoa_o_cac_truong_trung_hoc.pdf