Thực trạng hoạt động và phát triển tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng

Tổ chức thành công thi tuyển công chức ngành Y tế, đã tiến hành bố trí công tác cho các đối tượng trúng tuyển. Đã tiếp nhận Bệnh viện Công ty khoáng sản và luyện kim Cao Bằng về ngành Y tế quản lý. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quỹ khám bệnh cho người nghèo theo quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn chậm, sự phối hợp giữa các ngành chưa nhịp nhành. Các cơ sở lập danh sách các đối tượng được Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo chậm, làm ảnh hưởng tới quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng Quỹ khám bệnh cho người nghèo. Chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chống suy dinh dưỡng còn gặp nhiều khó khăn.Việc tổ chức tuyên truyền, vân động chô nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình còn hạn ché nên tỷ lệ giảm sinh đạt thấp; công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở một số địa phương thực hiện chưa tốt, nhiều chỉ tiêu về chăm sóc trẻ em không hoàn thành Kh. g) Dân tộc và tôn giáo Thường xuyên năm bắt tình hình và giải quyết kịp thời các vấn đề nổi cộm phức tạp trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Hà Quảng, Trà Lình. Tổ chức khảo sát, kiểm tra, đáng giá thực trạng kinh tế - xã hội, nhà ở trong vùng đồng bào để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng, từng dân tộc. Tình trạng truyền đạo trái phép trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã được kiềm chế nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, số lượng người theo đạô có chiều hướng tăng lên; hiện nay có hơn 10 nghìn đồng bào dân tộc Mông, Dao, Lô lô, Sán chỉ theo đạo. Một số đối tượng cầm đầu vẫn tìm cách phát tán sách, báo, băng hình về tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuy đã có những tiến bộ nhưng còn hạn chế, tỷ lệ người lao động qua đào tạo tăng chậm. Công tác tuyên truyền thực hiện chiến lược dân số, chăm sóc trẻ em chưa đi vào chiều sâu. Chỉ đạo thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư vẫn còn một số nơi thực hiện lúng túng. Tình hình tệ nạn xã hội tiếp tục diễn ra phức tạp, số người nghiện vẫn không giảm; số người bị lây nhiễm HIV/AIDS tăng cao. Các nguyên nhân tồn tại, yếu kém: - Khách quan: Đầu năm và cuối năm, thời tiết kho hạn kéo dài nên ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp; Đường giao thông nối liền giữa tỉnh với các tỉnh bạn đang cải tạo nâng cấp nên đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hoá và nhiều lĩnh vực khác. Việc huy động vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế nên nhiều công trình XDCB rất bức xúc nhưng vãn chưa được đầu tư. - Chủ quan: Một số ngành, địa phương chư chủ động, tích cực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Sự phối kết hợp giữa ngành với các ngành và ngành với huyện, thị chưa chặt chẽ, nhất là trong khâu hoàn thành các hồ sơ đầu tư XDCB và thực hiện các dự án phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn. Các phong trào thi đua chưa thật sự sôi nổi và đều khắp các ngành, các địa phương, còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Chương II Giới thiệu đánh giá chung về phòng tổng hợp I. Giới thiệu chung Phòng tổng hợp là hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kế hoạch và đầu tư cho các Sở, ban, ngành, huyện thị. Phòng tổng hợp tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1. Chức năng và nhiệm vụ của phòng tổng hợp a. Chức năng Phòng tổng hợp là phòng tham mưu tổng hợp cho lãnh đạo sở về kế hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng hợp các dự án và các kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước, tổng hợp công tác của phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp cho lãnh đạo sở về kế hoạch quốc phòng và an ninh, công tác kế hoạch tài chính, giá cả, tiền tệ trên địa bàn tỉnh. b. Nhiệm vụ - Tổng hợp, cân đối (Kể cả sung, điều chỉnh) các chỉ tiêu hàng năm và 5 năm; xây dựng chương trình công tác tháng, quý, 6 tháng và cả năm; báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm của địa phương cho UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; theo dõi kế hoạch Quốc phòng – An ninh, các dự án công cộng, quản lý nhà nước. Tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, bổ sung, điều chỉnh qui hoạch kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tham gia xây dựng, hướng dẫn các dự án, các chương trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng và trên lãnh thổ, tiếp nhận các dự án thiết kế quy hoạch và tổ chức thẩm định quy hoạch vùng. - Tổng hợp, xây dựng kế hoạch tài chính, ngân hàng. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ Kế hoạch và Đầu tư cho các Sở, ban , ngành, huyện thị. - Tiếp nhận hồ sơ và tham gia thẩm định các dự án Quốc phòng an ninh, công cộng, quản lý nhà nước. - Báo cáo kết quả thẩm định dự án, báo cáo kết quả đấu thầu dự án thuộc Quốc phòng an ning, công cộng, quản lý nhà nước. - Kiến nghị, đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện đối với lĩnh vực của phòng. 2. Cơ cấu tổ chức của phòng tổng hợp Phòng tổng hợp là phòng tham mưu tổng hợp cho lãnh đạo sở về kế hoạch tổng thể, định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng hợp các dự án và các kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước, tổng hợp công tác phòng chuyên môn. Biên chế của phòng tối đa 4 người trong đó có một trưởng phòng, một phó phòng giúp trưởng phòng. Một chuyên viên theo dõi tổng hợp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn tỉnh, kế hoạch an ninh quốc phòng. Một chuyên viên theo dõi tổng hợp kế hoạch tài chính, ngân hàng các nguồn vốn vay, đổi mới doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư. Một chuyên viên theo dõi tổng hợp chung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương trong tỉnh. Một chuyên viên theo dõi tổng hợp công tác kế hoạch tài chính, giá cả, tiền tệ trên địa bàn tỉnh 3. Quy trình tổng hợp kế hoạch năm Tổng hợp kế hoạch năm bao gồm 4 giai đoạn: Thứ nhất: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2004 và một số kết quả đạt được trong một số lĩnh vực. Thứ hai: Nhiệm vụ, mục tiêu và phương hướng năm 2005. Thứ ba: Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Thứ tư: Phương hướng kế hoạch cho năm tới. 3.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2004 và một số kết quả đạt được trong một số lĩnh vực Năm 2004 là năm phải hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội kế hoạch 5 năm 2001-2005 và nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV. Trong năm này với tinh thần của các ngành ,các cấp, các tổ chức đoàn thể nhân dân, tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh năm 2004 đã đề ra và trong năm về nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tỉnh đã đạt 10,5% tỷ lệ này đã cao so với năm trước nhưng vẫn chưa hoàn thành theo mục tiêu đề ra là 11%. GDP bình quân đầu người là 305USD/năm cũng chưa đạt mục tiêu tỷ lệ này còn thấp so với mục tiêu là 5USD/năm. Nhưng bên cạnh đó thì tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 2,58% so với mục tiêu là 3%. Sau đây là những kết quả đạt được qua đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004 trên các lĩnh vực: 3.1.1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn a) Sản xuất nông nghiệp * Về trồng trọt: - Cây lương thực: Diện tích cây lúa trồng được 29.562 ha, đạt 99,8% KH, tăng 0,4% so với năm 2003; cây ngô trồng được 34.380 ha, đạt 103,9%KH. + Năng suất: Cây lúa đạt 34,9 tạ/ha, đạt 98,3% và cây ngô đạt 25,79 tạ/ha, đạt 99,3%KH + Tổng sản lượng lương thực: 192.201 tấn, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 0,5% so với năm trước. Trong đó: lúa 103.277 tấn, đạt 87,9%KH, giảm 1,3% so với năm trước; ngô 88.667 tấn, đạt 102,6%KH, tăng 2,8% so với năm trước. - Cây công nghiệp: Sản lượng đỗ tương 5.153 tấn, đạt 89,4%KH, giảm 4,1% so với năm trước; thuốc lá 1.8596,8 tấn, đạt63,7%KH, giảm 5,9% so với năm trước; mía nguyên liệu 108.637 tấn, đạt 79,4%KH, giảm 14% so với năm trước. * Chăn nuôi- thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ sản xuất Số đàn gia xúc gia cầm gồm có theo số liệu điều tra thời điểm 01/8/2004 như sau: - Đàn trâu: 111.175 con, tăng 2,17% so với cùng kỳ năm 2003; - Đàn bò: 120.200 con, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2003; - Đàn lợn: 290.941 con, tăng 4,16% so với cùng kỳ năm2003; - Đàn gia cầm: 1.909.731 con, tăng 3,49% so với cùng kỳ năm2003; Chi cục Bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động dự báo, phòng trừ sâu bệnh và mở các lớp tập huấn quản lý phòng trừ dịch bệnh cho nhân dân. b)Lâm nghiệp - Tổng diện tích rừng trồng mới và trồng bổ sungđạt 2.529 ha, giảm 1,5% so với năm2003. - Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Tình trạng vi phạm luật bảo vệ rừng có giảm so với năm trước; cháy rừng 31 vụ, giảm 25 vụ, diện tích rừng bị cháy và bị thiệt hại do cháy giảm nhiều; chặt phá rừng 5 vụ giảm 14 vụ, diện tích rừng bị chặt phá 1,8 ha giảm 0,6 ha, giá trị thiệt hại 4,7 triệu đồng năm2003 là 33,1 triệu đồng. 3.1.2. Công nghiệp, bưu điện, khoa học - công nghệ, xây dựng, giao thông-vận tải và tài nguyên - môi trường: a) Công nghiệp Công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp, quản lý điện năng, quản lý hoạt động sản xuất công nghiệp được củng cố đã có tác dụng thiết thực góp phần thúc đẩy sản xuất và đảm bảo sản xuất an toàn. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 316.523 triệu đồng, bằng 94,5% kế hoạch năm và tăng9,8% so với năm 2003. Trong dó: - Kinh tế Nhà nước: 237.289 triệu đồng, bằng 93,7% KH, tăng 4,4% so với 2003; - Kinh tế ngoài Nhà nước: 79.234 triệu đồng, bằng 93,7%KH, tăng4,4% so với năm2003; Kết quả ước thực hiện một số sản phẩm chủ yếu như sau: + Quặng sắt: 403.456 tấn, đạt 88,7% KH năm; + Quặng mangan: 76.461 tấn, đạt 84,8% Kh năm; + Gang đúc: 11.000 tấn, đạt42,4% KH năm; + Thiếc thỏi: 320 tấn, đạt 128% KH năm; +Xi măng PC30: 71.900 tấn, đạt 114% KH năm; + Gạch xây: 48.000.000 viên, đạt 102% KH năm; + Điện phát ra: 13.986.000KWh, đạt 83,7% KH năm; + Nước máy: 1.950.000m3, đạt 100% KH năm; + Đường kính trắng: 9.200 tấn, đạt 100% KH năm; + Bia hơi: 319.000 lít, đạt 53,2% KH năm; b)Bưu điện Mạng lưới bưu chính viễn thông tiếp tục được nâng cáp và mở rộng. Hoàn thành chỉ tiêu phát triển mạng lưới điện thoại thêm 20 xã. Phủ sóng điện thoại di động được thêm khu vực huyện lỵ Phục Hoà, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh. Số máy tăng thêm được 3.823 máy, đạt 119% KH năm và tăng 11,3% so với năm 2003. Phát hành báo chí 4.500.000 tờ, đạt 100% KH năm và tăng 11,2% so với năm 2003 Hoàn thành đưa vào sử dụng 30 điểm bưu điện văn hoá xã, hoàn thành lắp đặt tổng đài HOST 2 TDX-1B, tăng dung lượng tổng đài trung tâm và khu vực thêm 14.192 số . c) Khoa học - công nghệ Công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động khoa học công nghệ cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả của các hoạt động nghiên cứu bước đầu đã tạo ra được các sản phẩm, công nghệ và kỹ thuật mới. Các hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thông tin khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn, đào tạo đã góp phần quản lý khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên việc triển khai các đề tài, dự án khoa học còn chậm, nhất là khau xây dựng đề cương chi tiết;khả năng ứng dụng và phát triển, hiệuk quả các đề tài, dự án còn hạn chế. Việc đôn đốc, kiểm tra các cơ sở kinh doanh tự công bố chất lượng hàng hoá phù hợp các tiêu chuẩn chưa thường xuyên. d) Đầu tư và xây dựng Công tác qui hoạch, quản lý đô thị có chuyển biến tích cực, hầu hết thị xã, thi trấn, huyện lỵ, vửa khẩu chính đều đã được lập quuy hoạch chung và chi tiết và được cắm mốc lộ giới đường đỏ. Các đơn vị tư vấn đang từng bước nâng cao năng lực hoạt động về nhân lực và trang thiết bị phục vụ; chất lượng công tác tư vấn, thiết kế có tién bộ, đã hoàn thành khối lượng lớn thiết kế các dự án theo kế hoạch năm2004. Việc thẩm định các dự án đầu tư phải đảm bảo yêu cầu chất lượng, tiến độ,công tác đấu thầu, chỉ định thầu đã được quản lý khá chặt chẽ, các công trình sau đấu thầu đều giảm giá so với dự toán phê duyệtvà các công trình được thực hiện theo đúng quy chế đấu thầu. Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng được đảy mạnh. Qua kiểm tra định kỳ và đột xuất đã phát hiện những sai phạm và xử lý kịp thời đúng yêu cầu quy phạm từ khâu thiết kế đến thi công xây lắp. Trong năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo việc hướng dẫn tính bổ sung chi phí xây dựng công trình do giá thép xây dựng tăng đột biến; chỉ đạo về thông báo và quản lý giá trong lĩnh vực xây dựng thực hiẹn; chỉ đạo xử lý chuyển tiếp và thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về hoạt động xây dựng hiện hành và thực hiện theo qui định của Luật Xây dựng năm 2003. e) Giao thông vận tải Các công trình giao thông trọng điểm năm2004 cơ bản thi công đạt yêu cầu, đúng tiến độ. Đường GTNT có 6 huyện triẻn khai thi công được 14 tuyến với tống chiều dài 26,5 km; thi công đường huyện được111 km nền đường và hoàn thành nâng cấp mặt đường là 61 km, đạt 61% KH. Việc kiểm tra các phương tiện cơ giới đường bộ đã được chuyên môn hoá, chất lượng kỹ thuật cao, đảm bảo an toàn cho cá c phương tiện khi hoạt động. Lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông thường xuyên phối hợp trong việc kiểm tra trật tự ATGT trên các tuyến đường và xử lý nghiem các trường hợp vi phạm. Tổ chức các lớp đào tạo lái xe mô tô đáp ứng nhu cầu cơ bản cho nhân dân, đã cấp 9.878 giấy phép lái xe mô tô, đảm bảo số người có giấy phép lái xe tương đương số đầu xe mô tô lưu hành trên đường. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực vân tải phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. f) Tài nguyên- môi trường Giải quyết kịp thời các hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đối vỡi các tổ chức, hồ sơ xin cấp địa điểm xây dựng và hồ sơ đền bù GPMB các công trình. Tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng một số công trình trọng điểm như: đường Phai Khắt – Nà Ngần, khu dân cư Thanh Sơn, quốc lộ 3, quốc lộ 34. Thực hieenj chính sách khuyến khích thu hút các nguồn lực đầu tư đối với một số dự án. Tiếp tục hoàn thành viẹc đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được thêm huyện Hạ Lang với tổng diện tích ddo đạc tỷ lệ 1/500 và 1/1.000 là 4.869 ha và phê duyệt thêm dự án huyện Hà Quảng. Tuy nhiên công tác quản lý tài nguyên – môi trường cũng còn hạn chế là: cấp giấy chứng ngận quyền sử dựng đất khu vực đô thị còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân, thủ tục còn rườm rà phức tạp, công tác đền bù một số công trình trọng điểm còn kéo dài, việc ngăn chặn và xử lý hiện tượng khai thác trái phép và xuất lậu quặng mangan sang Trung Quốc chưa tiến hành thường xuyên, kịp thời và triệt để. 3.1.3. Tài chính, thương mại - du lịch, ngân hàng, kho bac, quản lý doanh nghiệp và phát triển hợp tác xã. a) Thực hiện thu, chi ngân sách Mặc dù gặp nhiều khó khăn về chủ quan và khách quan tác động đén sản xuất và lưu thông hàng hoá trên địa bàn, ảnh hưởng trực tiếp đến thu ngân sách.Nhưng các ngành, các cấp đã quyết tâm chỉ đạo thực hiện thu ngân sách trên địa bàn khá cao so với mục tiêu đè ra, kết quả thực hiện như sau: - Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đật 183.677 triệu đồng, đạt 97,7% dự toán năm, tăng8,4% so với nưm trước. Trong đó: + Thu thuế nội địa đạt 76.935 triệu đồng, đạt 102%, tăng 17% so với năm trước; + Thu thuế xuất nhập khẩu đạt 96.700 triệu đồng, đạt 91,5%, tăng 1,3% so với năm trước; + Thu khác ngân sách đạt 10.042 triệu đồng, đạt 136%, tăng 31,8% so với năm trước; Chi ngân sách đáp ứng kịp thời theo dự toán được phê duyệt; ttổng số chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.050.598 triệu đồng, đạt 136%, tăng 31,8%. Tuy nhiên, một sôa dợ vị còn chi vượt dự toán, gây khó khăn cho việc điều hành ngân sách. b) Thương mại - Du lịch Hàng hoá trên thi trường phong phú, giá cả một số mặt hàng có bién động tăng như các nhóm hàng lương thực thực phẩm, dược phẩm y tế, may mặc, vật liệu xây dựng, phân hoá học, xăng dầu,... ảng hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ cả năm đạt trên 1.009 tỷ đồng, tăng 14,26% so với năm trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ước đạt 58 triệu USD, bằng 105,4% KH, tăng 9,4%. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD, giảm 9%; kim ngạch nhâp khẩu đạt 28 triệu USD, bằng 133,3%KH, tăng 40%. Công tác buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được triển khai tích cực và có hiệu quả. Tình hình buôn lậu có xu hướng giảm nhưng chúng có thủ đoạn tinh vi hơn, tình trạng nhập lậu bò, trâu từ Trung Quốc đã bước đầu được ngăn chặn. Các lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện và bắt giữ 406 vụ vi phạm, xử phạt hành chính 317,6 triệu đồng, tịch thu hàng hoá tri giá 1.831 triệu đồng. Tuy nhiên tình trạng nay vẫn diễn biến phức tạp, hiện tượng xuất lậu xăng dầu sang Trung Quốcc vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được quan tâm, chất lượng các hoạt động du lịch được cải thiện; doanh thu ngành du lịch tăng cao so với các năm trước. c) Ngân hàng, kho bạc - Các ngân hàng thương mại đã thực hiện tốt công tác huy động và cho vay vốn. Tổng nguồn vốn huy động và quản lý trên địa bàn đạt 1.160 tỷ đồng, tăng 24%. Doanh số cho vay cả năm đạt 575 tỷ đồng, tăng 5%. Dư nợ đạt 730 tỷ đồng, tăng 19%, dư nợ xấu 11,5 tỷ đồng, chiếm 1,6% trong tổng số dư nợ. - Kho bạc Nhà nước thực hiện tốt công tác kiểm soát chi theo qui định của Luật NSNN. Trong năm, đã tổ chức tốt việc phát hành trái phiếu Chính phủ; số tiền thu được đạt 6.207 triệu đồng, vượt 38% KH tỉnh giao và vượt 55% KH TW giao. d) Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và phát triển HTX - Công tác đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước được triển khai tích cực, đảm bảo kế hoạch đề ra. Trong năm, đẫ hoàn thành cổ phần hoá 6 DNNN, đạt 100% kế hoạch, một số doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thành các bước để tiến hành đại hội cổ đông vào đầu năm 2005. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định, tạo được nhiều việc mới cho người lao động, góp phần quan trọng vào nguồn thu NSNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. - Năm 2004, đã thành lập mới được 8 HTX, đua số HTX trong toàn tỉnh lên trên 61 HTX. Hoạt động của các HTX phi nông nghiệp có hiệu quả, thu nhập người lao động ổn định, các HTX nông nghiệp hoạt động kém hiệuk quả hơn. 3.1.4.Văn hoá - xã hội a) Giáo dục và đào tạo - Tiếp tục duy trì và giữ vững kế quả phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, đạt 22/18 xã kế hoạch giao. Năm 2004-2005 toàn tỉnh có 400 trường, 6.083 lớp học, 140.300 học sinh. Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, chất lượng đào tạo văn hoá mũi nhọn được nâưng lên. - Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng: Tiểu học là 95,99%; THCS là 89,55%; THPT là 91,64%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp năm học 2003-2004: Tiểu học là 99,34%; THCS là 96,1%; THPTlà 85,3%. - Năm học 2004-2005, đã tiến hành bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới lớp 3, lớp 8 và giáo viên THPT trong dịp hè. Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên được 173 học sinh/ 439 học sinh dự thi. - Thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, dự kiến hết năm2004 sẽ bàn giao đưa vào sử dụng 810/1.082 phòng học đợt I và đợt II. - Tuy nhiên, chát lượng giáo dục toàn diện còn có sự chênh lệch lớn giữa vùng trung tâm và vùng sâu, vùng xa; đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chưa cao, nhiều trường học còn thiếu giáo viên nhất là giáo viên nhạc, mỹ thuật, cơ sỏ vật chất của nhiều trường học còn thiéu thốn, nghèo nàn, chưa đúng tiêu chuẩn, thiếu phòng thí nghiệm,... b) Văn hoá - Thông tin - Đã có 100% xã, phường triển khai đăng ký xây dựng nếp sống văn hoá và có 1.987 làng, xóm, khu phố đăng ký xây dựng nếp sống văn hoá. Có 742 làng, xóm, khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, đạt tỷ lệ 30%, có 90.576/99.690 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, trong đó co 49.953 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, đạt tỷ lệ 50%, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Tổ chức thành công lễ rước bằng công nhận di tích quốc gia Núi Báo Đông tại xã Đức Long - Thạch An và ngày hội văn hoá các dan tộc vùng Đông Bắc lần thứ tư tổ chức tại Cao Bằng. Đoàn nghệ thuật của tỉnh đã tổ chức biểu diễn phục vụ các ngày hội lớn của đất nước cũng như các địa phương và tổ chức biểu diễn phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nhìn chung, công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá đã có bước chuyển biến, một số thiết chế văn hoá cơ sở đã được nhân dân nhiệt tình đóng góp xây dựng. Sự phối hợp giữâ các cấp, các ngành trong việc thực hiện cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá “ chưa thường xuyên, liên tục, kế hoạch triển khai còn chậm và lúng túng; một số khu dân cư chưa thực hiện tốt vệ sinh môi trường, chất lượng làng văn hoá còn thấp. Việc triển khai xây dựng nhà văn hoá xã, nhà văn hoá làng, cổng làng văn hoá kết quả đạt được còn thấp. c) Thể dục thể thao Tiếp tục thực hiện cuộc vân động “ toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đã tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao trong dịp tết nguyên đán và trong các lễ hội đầu năm. Ngày hội Văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 4; phối hợp tổ chwcs thành công giải việt giã Tiền phong từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh; tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng toàn tỉnh năm2004; tổ chức Hội thi Thể thao- Văn nghệ Nông dân toàn tỉnh lần thứ 4. Đã có 100% các trường học trong tỉnh đưa giờ học TDTT bắt buộc trong nhà trường, thực hiệu chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Duy trì tốt các lớp năng khiếu, thường xuyên cử các vận động viên đi tập huấn, tham dự các giải thi đấu toàn quốc như Wushu, Pencaksilat, Điền kinh, Võ thuật cổ truyền. Tham dự giải Vô địch Điền kinh toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, kết quả đạt 01 huy chương vàng và 01 huy chương bạc; tham dự giải Pencaksilat Hà Nội mở rộng, kết quả đạt 01 huy chương vàng và 03 huy chương đồng. d) Phát thanh - truyền hình - Đảm bảo tiếp và phát sóng các đài Trung ương đảm bảo thời lượng, chất lượng phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân. - Đã đưa được trên 3.000 tin và 600 bài, sản xuất được 17 chương trình tiếng Mông gửi Đài Truyền hình Việt Nam. Duy trì được 20 chuyên đề chuyên mục và mở được các chuyên mục “ cải cách hành chính “, - Công tác biên tập, bien dịch, kiểm duyệt tin bìa và nội dung các chương trình trước khi phát sóng được quan tâm chỉ đạo sát sao, do đó không để xảy ra sai sót sự cố nào khi phát sóng. Đã xây dựng xong Quy chế quản lý kỹ thuật, qui định thống nhất quản lý 13 đài huyện, thị. Số hộ dân được phủ sóng truyền hình đạt trên 60%, phủ sóng phát thanh đạt 90%. - Trong liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 3 tổ chức tại Hà Nội, Đài phát thanh- truyền hình Cao Bằng có 6 tác phẩm tham dự, có 2 tác phwmr đạt huy chương bạc. e) Lao động- Thương binh và XH Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và giả quyết việc làm tiếp tục được thực hiện khá tốt. Số hộ nghèo giảm được 2,58/3%. Tạo việc làm mới được 7.610 lao động, bằng 100,1% kế hoạch, dạy nghề ngắn hạn cho 786 người, đạt 157% kế hoạch. Tổ chức bán thẻ bảo hiểm y tế cho 43.428 đối tượng với kinh phí trên 2.171 triệu đồng. Hỗ trợ cho hộ nghèo được 458 hộ với kinh phí là 2.350 triệu đồng. Giải quyết trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho 2.015 đối tượng với kinh phí là 1.088 triệu đồng; trợ cấp khó khăn đột xuất và trợ cấp thiên tai cho 388 người với kinh phí là 177 triệu đồng; cưu đói dịp tết và giáp hạt cho 13.043 hộ gồm 46.684 nhân khẩu, với kinh phí là 1.679 triệu đồng. Công tác thương binh liệt sĩ, người có công đảm bảo thực hiện đúng chính sách chế độ; tỉnh đã tổ chức đi thăm và tặng quà cho 252 gia đình chính sách, 11 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Tuy nhiên, công tác giải quyết việc làm vẵn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người lao động; vbiệc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra cứu đói dịp tết và giáp hạt cho một số địa phương còn chậm và chưa chặt chẽ. f) Y tế, dân số- gia đình và trẻ em Thực hiện tốt các công tác y học dự phòng, chủ động phòng chống và tăng cường kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra, khống chế kịp thời các ổ dịch bệnh nhỏ lẻ, không để lây lan ra diện rộng. Thực hiện tốt các mục tiêu y tế Quốc gia như: Tiêm chủng mở rộng đạt 79% Kh; chăm sóc swcs khoẻ sinh sản đạt 75%KH; chương trình phong đạt 77,4%KH; chương trình lao đạt 75% KH; chăm sóc sức khoẻ tâm thần đạt 77,6% KH; chương trình sốt rét đạt trên 75% KH. Công tác khám bệnh, điều trị tại các cơ sở y tế trong năm duy trì tốt. Chỉ tiêu hoạt động cấp cứu, khám bệnh, điều trị bệnh trong tỉnh đạt trên 85% KH, có bệnh viện đạt trên 90% KH. Tổ chức thành công thi tuyển công chức ngành Y tế, đã tiến hành bố trí công tác cho các đối tượng trúng tuyển. Đã tiếp nhận Bệnh viện Công ty khoáng sản và luyện kim Cao Bằng về ngành Y tế quản lý. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quỹ khám bệnh cho người nghèo theo quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn chậm, sự phối hợp giữa các ngành chưa nhịp nhành. Các cơ sở lập danh sách các đối tượng được Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo chậm, làm ảnh hưởng tới quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng Quỹ khám bệnh cho người nghèo. Chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chống suy dinh dưỡng còn gặp nhiều khó khăn.Việc tổ chức tuyên truyền, vân động chô nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình còn hạn ché nên tỷ lệ giảm sinh đạt thấp; công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở một số địa phương thực hiện chưa tốt, nhiều chỉ tiêu về chăm sóc trẻ em không hoàn thành Kh. g) Dân tộc và tôn giáo Thường xuyên năm bắt tình hình và giải quyết kịp thời các vấn đề nổi cộm phức tạp trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Hà Quảng, Trà Lình. Tổ chức khảo sát, kiểm tra, đáng giá thực trạng kinh tế - xã hội, nhà ở trong vùng đồng bào để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng, từng dân tộc. Tình trạng truyền đạo trái phép trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã được kiềm chế nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, số lượng người theo đạô có chiều hướng tăng lên; hiện nay có hơn 10 nghìn đồng bào dân tộc Mông, Dao, Lô lô, Sán chỉ theo đạo. Một số đối tượng cầm đầu vẫn tìm cách phát tán sách, báo, băng hình về tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ đến các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh. Các mặt hàng chính sách cung ứng cho vùng cao, vùng xa đảm bảo chất lượng, đúng giá quy định, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân ở vùng ĐBBKK. 3.1.5. An ninh - Quốc phòng, ngoại vụ - biên giới a) Tình hình an ninh trật tự Tình hình an ninh biên giới giữa ta và Trung Quốc cơ bản ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới được giữ vững.Các lực lượng đã chủ động năm bắt tình hình, triển khai các phương ná đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức đấu tranh với các hoạt động xâm phạm chủ quyền biên giới. trong năm, phía Trung Quốc sử dụng lưc lượng vũ trang tuần tra, quan sát, chụp ảnh, hỗ trợ dân xâm lấn đất đai, xâm phạm lãnh thổ ta, phá hoại hoa màu, các công trình dân sinh, xây mộ giả sang đất của ta, làm đường ra biên. Đáng chú ý là trung Quốc tổ chức lực lượng vũ trang ngăn cản,không cho ta thi công các công trình dân sinh tại khu vực nhạy cảm, giáp biên do ta đang quản lý, ngăn cản ta rà phá bom mìn phục vụ phân giới cắm mốc. Tình hình và công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tai nạn: Trong năm toàn tỉnh đã mở 4 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội; triệt phá 31 ổ, nhóm tội phạm hình sự, các điểm phức tạp về ma tuý và nhiều điểm tệ nạn mại dâm, cờ bạc như sau: - Về tội phạm kinh tế: Phát hiện và điều tra 2 vụ , 4 đối tượng tham ô cố ý làm trái quy định Nhà nước; phat hiện 9 vụ lưu hành tiền Việt Nam giả. Bắt và xử lý 146 vụ, 153 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại. - Về tội phạm hình sự: Xảy ra 291 vụ, 253 đối tượng, triệt phá 31 ổ mhóm tội phạm hình sự. - Tội pham ma tuý: các đối tượng vẫưn tiếp tục buôn bán và vận chuyển ma tuý đến Cao Bằng với phương thức và quy luật ngày càng tinh vi hơn, bắt giữ 251 vụ, 376 đối tượng, giảm 21 vụ so với năm 2003.. Toàn tỉnh có 157 điểm phức tạp về ma tuý , đã triệt phá được 94 điểm, hiện nay con 63 điểm. -Tai nạn giao thông: Trong năm, đã xảy ra 193 vụ tai nạn giao thông, làm chết 62 người, bị thương 192 người. b) Quốc phòng Công tác quốc phòng địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; các đơn vị duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định.Thường xuyên nắm chắc tình hình, bổ xung kịp thời các phương án, kế hoạch tác chiến, thông tin liên lạc thông suốt, tiến hành triển khai, thực hiện rà bom mìn dảm bảo an toàn vè người và trang thiết bị. Công tác tuyển quân đúng đối tượng và cơ bnả đảm bảo chất lượng; thường xuyên luyện tập theo phương án đã đề ra. Tuy nhiên, công tác xây dựng nâng cao chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang địa phương chưa đồng đều ở các đơn vị, hiệu quả một số mặt công tác chưa cao. Công tác huấn luyện chiến sỹ mới, huấn luyện dân quân tự vệ nội dung còn dàn đều, chưa chú trọng huấn luyện nâng cao và có giải pháp phù hợp với các đối tượng, nhất là những chiến sỹ mới là người dan tộc thiểu số hoặc có trình độ văn hoá thấp. c) Ngoại vụ biên giới Công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào được thwcj hiện đúng theo qui định; các hoạt động đối ngoại diễn ra thuận lợi và ngay càng có chièu hướng phát triển mạnh; tổ chức đại hội Hội hữu nghị Việt - Trung tỉnh Cao Bằng. Khảo sát, lập kế hoạch dự án giai đoạn mới và tổ chức hội thảo chương trình dự án Helvetas; xây dựng kế hoạch triển khai Hội nghị phổ biến hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Công tác phân giới cắm mốc triẻn khai châm so với ké hoạch đề ra; các nhóm phan giới cắm mốc của tỉnh đang tiếp tục tiến hành phân giới cắm mốc song phương trên thực địa theo phương án đã duyệt. 3.2. Nhiệm vụ mục tiêu và phương hướng của năm 2005 3.2.1.Mục tiêu Năm 2005 là năm cuối cùng của vệc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV. Vì thế mà trong năm 2005 cần cải thiện về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, và phải thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo mà mục tiêu đã đề ra. Xây dựng chính quyền Nhà nước trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an tiàn xã hội, củng cố quốc phòng. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết số 149/2004/NQ-HĐND, ngày 02/11/2004 của HĐND tỉnh khoá XIV- kỳ họp thứ 3 (Các mục tiêu chủ yếu phat triển kinh tế - xã hội năm 2005 như biểu kèm theo); UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra các biện pháp tích cực để tổ chức thực hiện. 3.2.2.Những nhiệm vụ trọng tâm a) Nông nghiệp và phát triển nông thôn -Tập trung chỉ đại gieo trồng đảm bảo diện tích các loại cây lương thực, cây công nghiệp theo từng mùa vụ. Đảm bảo cung ứng đủ giống, phân bón và nước tưới phục vụ sản xuất. Dự báo chính xác, kịp thời các loại sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuooi để có phươg án phòng, trừ nhanh chóng, hiệu quả cao. - Khắc phục những tồn tại, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác. - Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo nhân dân chăm sóc, bảo vệ rừng đã trồng năm 2004 về trước và diện tích mới trồng trong năm. Hoàn thành các chỉ tiêu khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng và trồng rừng của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. - Thực hiện tốt công tác định canh định cư, ổn định dân cư, đưa dân cư trở lại biên giới và các chương trình hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, ngăn chặn tình trạng di dân tự do. b) Công nghiệp, đầu tư xây dựng, giao thông vận tải - Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn, phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản và nông, lâm sản. Khẩn trương hoàn thành các công trình, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, trạm thuỷ điện nhỏ, chế biến khoáng sản. Phát huy công suất nhà máy chế biến thức ăn gia xúc, 2 lò cao luyện gang, phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng lập thủ tục đầu tư Dự án Khu liên hợp sản xuất phôi thép Cao Bằng. - Rà soát lại quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sắp xếp lại dân cư nông thôn để có kế hoạch đầu tư hiệu quả.. Kế hoạch bố trí vốn các dự án phải ưu tiên đối ứng cacs dự án sử dụng vốn ODA hoặc FDI, trả vay tín dụng Nhà nước, trả nợ khối lượng hoàn thành từ năm 2003 trở về trước, cho các dự án cấp bách, các dự án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, riêng vốn chương trình 135 năm 2005 dành toàn bôj để thanh toán khối lượng đã hoàn thành hoặc chuyển tiếp, không khởi công mới. - Tăng cường công tác quản lý đô thị, xử lý cương quyết những vi phạm về xây dựng trái quy hoạch, vi phạm đất đai. Tiến hành điều chỉnh quy hoạch các đô thị theo qui định; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch. - Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại khu di tích lịch sử Pác Bó và cửa khẩu Tà Lùng. Các chủ đầu tư cần chủ động triển khai các dự án theo kế hoạch giao, gấp rút xong các thủ tục hồ sơ trong quí II/2005 để sớm triển khai thi công công trình. Tăng cường công tác kiểm tra XDCB định kỳ và đột xuất , thực hiện nghiêm túc công tác giám định kiểm tra đầu tư, chế độ thanh quyết toán các công trình xây dựng hoàn thành theo thời hạn quy định. - Đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cấp tuyến QL3, các công trình giao thông trọng điểm. Thực hiện đầu tư nâng cấp các tuýen đường đén trung tâm xã, đường ra cửa khẩu, đường vành đai biên giới, đường đến cấc điểm du lịch. Tiếp tục đào tạo, cấp giấy phép lái xe mô tô tại địa bàn huyện, thị; làm tốt công tác vận tải hành khách và hàng hoá đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. c) Khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường - Thực hiện hoàn thành kế hoạch các đề tài, dự án nghiên cưu khoa học công nghệ đã giao. Nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn. Tăng cường công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thông tin khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ và hợp tác quốc tế. - Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2005, tuyên truyền phổ biến luật đất đai năm 2003, bna hành giá mới; đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các hồ sơ giao đất, cho thuê đất và hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Thực hiện dứt điểm việc giải phóng mặt bằng dự án cải tạo nâưng cấp QL4A, mặt bằng dự án cải tạo nâng cấp QL3 còn tồn đọng. d) Tài chính, thương mại, dịch vụ - Tích cực cải tiến công tác quản lý thu, chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường công tác chống thất thu ngân sách. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên kịp thời, chi đầu tư XDCB theo dự toán được duyệt và chi giải quyết các tình huống đột xuất.Các ngân hàng thương mại tổ chức tốt việc huy động vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của cac doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế - Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư nhằm khai thác những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh để phát triển kinh tế. Tập trung đầu tư phát triển các Khi kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch ở thác Bản Giốc- Động Ngườm ngao, khu Pác Bó và khu vực thị xã. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhâjp khẩu trên địa bàn,tổ chức cung ứng đầy đủ,kịp thời các mặt hàng chính sách cho đồng bào vùng sâu, vùng xa. - Thực hiện tốt công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.thực hiện tốt chương trình hành động của tỉnh uỷ về phát triển kinh tế tập thể. e) Văn hoá - xã hội - Tăng cường cơ sở vật chất,trang thiết bịcho các trường tiểu học theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá.Từng bươc đưa tin học vào nhà trường và ứng dụng tin học trong quản lí giáo dục.Xây dậng môi trường giao duc trong sạch,lành mạnh,ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.Phấn đấu đến cuối năm 2005 có 100% số phòng học hoàn thành đưa vào sử dụng. - Tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết TW V (khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá VN tiên tiến đâm đà bản sắc dân tộc.Thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng thêm 80 làng đạt tiêu chuẩn văn hoá cấp tỉnh,14 nhà văn hoá xã,phường,thị trấn,tăng thêm 400 làng có nhà văn hoá.Thựuc hiện tốt các chương trình mục tiêu văn hoá về thông tin,đẩy mạnh công tác văn hoá thông tin ở vùng đồng bào dân tôc thiểu số. - Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại “.Đa dạng hoá các loại hình thể dục thể thao,duy trì và phát triển các môn thể thao truyền thống phù hợp với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. - Tiếp tục nâng cao chát lượng chương trình phát thanh,truyền hình.Nâng cao chât lượng các chương trình bằng tiếng dân tộc thiểu số:Tày, Nùng, Mông ,Dao, tăng cưòng khai thác tin,bài ở vùng sâu vùng xa. - Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân,phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 2%,số trạm y tế xã có bác sĩ tăng thêm 12 xã. Thưc hiện tốt quỹ khám chữa bệng cho người nghèo ở tỉnh. - Tăng cường công tác truyền thông giaó dục thay đổi hành vi và sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ cho vùng sâu, vùng xa, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em, đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em. - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 16% lên 17%;Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc Gia XĐGN và giải quyết việc làm,giảm tỷ lệ hộ nghèo thêm 2%. - Thực hiện kịp thời, đầy đủ và đúng chế độ chính sách đối với người có công,thương binh liệt sĩ;tiếp tục triển khai thực hiện đè án thanh toán nhà dột nát giai đoạn 2004-2009.Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống các tệ nạn xã hội,nhất là tệ nạn ma tuý. - Tiếp tục chỉ đạo quán triệt các giải pháp chống truyền đạo trái phép trong vùng đòng bào dan tộc thiểu số,giải quyết có hiệu quả hoạt động truyền đạo trái phép ở địa phương f) Quốc phòng,an ninh,ngoại vụ_biên giới - Chỉ đạo các đơn vị thường xuyên tuần tra,nắm chắc tình hình xử lí kịp các tình huỗng xảy ra trên tuyến biên giới. Duy trì chế độ chực sẵn sàng chiến đấu, kịp thời phát hiện, ngăn chạn và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình,bạo loạn lật đổ “của các thế lực thù địch.Bảo vệ vững chác địa bàn, biên giới, giữ vững ôn định chính trị. Nâng cao chất lượng huấn luyện, chủ động xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân,kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng. - Tiếp tục củng cố và xây dựng lực lượng Công an trong sạch và vững mạnh đủ sức giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ trật tự an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng công tác nắm, phân tích, dự báo và xử lý tình hình, chủ động đối phó với các tình huống liên quan đến an ninh, trật tự. Tăng cường các biện pháp phòng, chống nội gián, chống móc nối, thâm nhập, cài cắm; nắm chắc tình hình hoạt động các đối tượng truyền đạo trái phép, ổn định an ninh vùng nông thôn, vùng có truyền đạo trái phép. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án 3 giảm có hiệu quả. - Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với Quảng Tây - Trung Quốc, nắm chắc mọi diễn biến tình hình trên biên giới, quản lý vững chắc chủ quyền biên giới lãnh thổ. Quản lý chặt chẽ các hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đoàn ra, đoàn vào, các cán bộ công chức đi nước ngoài. Triển khai thực hiện kế hoạch phân giới cắm mốc biên giới theo đúng kế hoạch và sự chỉ đạo của cấp trên; phối hợp với Văn phòng Helvetas triển khai thực hiện dự án Helvetas giai đoạn 2005-2010. 3.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội -Thực hiện giao chỉ tiêu đối với một số cây trồng ổn định trong 2- 3 năm, để chủ động lượng giống và các cơ cấu giống phù hợp với mục tiêu, hiệu quả của từng dự án nông lâm nghiệp. Kiểm tra, sửa chữa và tổ chức vận hành tốt các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ vật tư cho nhân dân làm thuỷ lợi nhỏ đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhất là dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát trở lại. Phân công trách nhiệm cho cán bộ chỉ đạo thực hiện đối với từng dự án sản xuất nông lâm nghiệp cụ thể. Xây dựng quy chế và kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để thực hiện kiểm soát, ngăn chặn tình trạng phá hoại rừng. Lồng ghép các nguồn vốn theo các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. - Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, hạ giá thành các sản phẩm công nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ, coi trọng việc xây dựng bảo vệ thương hiệu hàng hoá. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; tăng cường đầu tư cho chế biến Fero mangan, gang, thép. Quản lý chặt chẽ việc khai thác, tiêu thụ khoáng sản, chỉ xuất khẩu quặng sắt để nhập than cốc cho sản xuất. - Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu chung cư; tích cực huy động nghĩa vụ lao động công ích tham gia xây dựng các công trình. Tăng cường kiển tra, giám sát, đánh giá đầu tư, quản lý sử dụng các nguồn vốn xây dựng các công trình để nâng cao chất lượng và hạn chế thất thoát vốn đầu tư trong tất cả các khâu của công tác đầu tư xây dựng.Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về chỉ định thầu và đấu thầu; sửa đổi bổ sung quy định về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh phù hợp với Luật Xây dựng, Luật đất đai và các thông tư hướng dẫn thi hành luật. Công khai hoá quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đựoc UBND tỉnh phê duyệt để nhân dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện. - Chấn chỉnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch; triển khai quy hoạch chi tiết, kịp thời cắm mốc lộ giới và chỉ giới xây dựng, tăng cường quản lý đô thị.Quản lý chặt chẽ đất đai, đặc biệt là đất xây dựng nhà ở đô thị, khu kimh tế cửa khẩu, khu du lịch; biến đất thành vốn đầu tư phát triển. - Tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm, mở rộng thi trường cho các sản phẩm để đẩy mạnh sản xuất phát triển. Tăng công suất, sản lượng các mặt hàng đang có khả năng cạnh tranh cao, thi trường tiêu thụ ổn định để tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận trong thương mại trên địa bàn để tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, tháo gỡ rào cản để thu hút khách du lịch Trung Quốc. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm và khu kinh tế cửa khẩu. - Tập trung chỉ đạo thu ngân sách ngay từ đầu năm, rà soát và điều chỉnh cơ cấu thu, mức khoán thu đối với các hộ kinh doanh, nhất là kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu, diện thu để tạo ra các nguồn thu ổn định. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, tạo ra sự minh bạch trong các hoạt động thu, chi ngân sách. áp dụng khuyến khích tiết kiệm chi ngân sách đối với các dơn vị để tăng cường đầu tư cho phát triển. - Tạo điều kiện thuận lợi để các Ngân hàng thương mại huy động được hết nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đẩu tư phát triển. Phối hợp chặt chẽ với Quỹ hỗ trợ phát triển để đảm bảo nguồn vốn ưu đãi cho các công trình trọng điểm của tỉnh. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích mọi cá nhân, hộ gia đình tìm và tạo việc làm cho bản thân và cho xã hội để thực hiện xoá đói giảm nghèo. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn để sản xuất của hộ gia đình. Phát động phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội “ sâu rộng tại các địa bàn dân cư để tạo ra sự chuyển tích cực trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý. - Tăng cường quản lý các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn, y đức, thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động Quỹ bảo vệ trẻ em để quyên góp phát triển nguồn vốn của Quỹ. - Gắn nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá “ với nghị quyết các cấp uỷ, đưa nội dung hoạt động thành chỉ tiêu hàng năm của từng địa phương, từng ngành, đoàn thể. Xây dựng mô hình điểm tập trung chỉ đạo, sau đó nhân ra diện rộng; tổ chức kiểm tra, phân loại chuẩn xác đúng chất lượng các làng văn hoá, gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, cơ quan văn hoá. Coi trọng công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời. - Không ngừng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn. Mở rộng mô hình cải cách hành chính khoán biên chế và quỹ lương đối với các ngành và huyện thị. Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ thông tin báo cáo để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành các ngành, các cấp. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức các phong trào thi đua, để thi đua thực sự là nhân tố quyết định mọi thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng ở địa phương. 3.4. Một số phương hướng kế hoạch trong năm 2005 Năm 2005 cần tập trung thực hiện tốt chương trình công tác như sau: - Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ công chức nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo dức và lối sống lành mạnh, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh. - Tiếp tục quán triệt và vận dụng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng để rà soát, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch 5 năm 2006-2010. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2006-2010. - Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triẻn kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010; xây dựng quy hoạch phát triển xã hội tiòan tỉnh đến năm 2020. Cụ thể hoá kế hoạch thực hiện chương trình Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và thông báo số 158 của Ban bí thư TW đảng. - Rà soát, phân loại nợ đọng XDCB, tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn xử lý nợ dứt điểm trong 2 năm 2005-2006. - Tổ chức kiểm tra, nắm tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2005. - Làm tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành hội nghị xúc tiến đầu tư, hội thảo quảng bá những chính sách ưu đãi, giới thiệu dự án, tạo cơ hội xúc tiến đầu tư. - Phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tỉnh hoàn chỉnh đề án Khu công nghiệp; phối hợp với Sở thương mại tỉnh xây dựng chương trình sản xuất hàng xuất khẩu; phối hợp với Sở Y tế xây dựng dự án bệnh viện đa khoa khu vực miền tây; phối hợp với Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh xây dựng dự án Trường dạy nghề miền tây. - Soạn thảo cơ chế chính sách đeer huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng trung tâm chính trị- hành chính tại km5. - Tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của tổ Tư vấn thẩm định dự án đầu tư để phù hợp với Luật xây dựng. - Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và thẩm định các dự án đúng trình tự, thủ tục XDCB hiện hành của Nhà nước. - Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. TIến hành kiểm tra định kỳ các doanh nghiệpp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành làm thủ tục cổ phần hoá doanh nghiệp theo lộ trình. - Tiếp tục duy trì giữ vững Chi bộ trong sạch vững mạnh toàn diện, tập thể công đoàn cơ sở vững mạnh và xây dựng cơ quan co nếp ssống văn hoá năm 2005. - Thực hiện tốt quy chế làm việc của Ban giám đốc, Chi bộ, Công đoàn, Cơ quan. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan. - Duy trì giao ban, báo cáo định kỳ đầy dủ, đảm bảo chất lượng và thời gian quy định. - Phát động phong trào thi đua sôi nổi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, quyết tâm phấn đấu giữ vững danh hiệu là đơn vị hoàn thành xuất sấc nhiệm vụ năm 2005. Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ năm 2005, Sở sẽ xây dựng chương trình công tác quý, tháng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, uốn nắn kịp thời, tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục những tồn tại, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Toàn thể cán bộ công chức hãy phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, phán đấu hoàn thành xuất sắc chương trình nhiệm vụ năm 2005. chương III Hướng nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp Từ vị trí, chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng cũng như vai trò nhiệm vụ của phòng Tổng hợp và những tài liệu đã nghiên cứu trong thời gian thực tập vừa qua, em xin được trình bày hướng nghiên cứu chuyên đề thực tập như sau: Cao Bằng đã bước đầu phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, tuy nhiên chỉ phát triển một cách khép kín, không đặt trong sự phối kết hợp với tiềm năng lợi thế của các địa phương khác trong vùng và trong cả nước thì sẽ không đánh giá hết được lợi thế so sánh của mình, đồng thời không kết hợp được tiềm năng, lợi thế của vùng cho phát triển của địa phương và cả nước. Với điều kiện cụ thể của địa phương mà theo nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đưa ra phải cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao và ổn định trong đó chú trọng đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH-HĐH. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đại hội Đảng bộ đưa ra, từ vấn đề đó, việc nghiên cứu vấn đề phối hợp các công tác quản lý, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội… Khi đó em thấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành là một đề tài phù hợp với đặc điểm và tình hình của tỉnh nên em đã lựa chọn đề tài thực tập tốt nghiệp giai đoạn hai là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng theo hướng CNH-HĐH đến năm 2010. Kết luận Cao Bằng là một tỉnh miền núi, có địa hình hiểm trở. Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước mấy năm gần đây tỉnh phát triển tương đối mạnh, đời sống nhân dân được đảm bảo phần nào. Từ đó vai trò của ngành kế hoạch rất quan trọng với việc quy hoạch và xây dựng chiến lược rất cần thiết. Trên đây là những đánh giá và nhận xét sau đợt thực tập tổng hợp 5 tuần tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh Cao Bằng. Đợt thực tập này giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế, tiếp xúc và hiểu hơn về ngành học, thấy được vai trò của chuyên ngành mà mình đã học. Quan trọng hơn là giúp cho sinh viên tự tin hơn trong thực tế công việc trước khi ra trường. Riêng đối với bản thân em, sau đợt thực tập tổng hợp có những hiểu biết nhất định về cơ quan thực tập, về công việc mà đơn vị mình thực tập đang làm, từ đó giúp cho bản thân tự tin hơn để bắt đầu giai đoạn thực tập chuyên đề. Đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với công việc nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo, các chú trong cơ quan thực tập để hoàn thành giai đoạn thực tập chuyên đề tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tận tình chỉ bảo của thầy giáo PGS.TS. Ngô Thắng Lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập tổng hợp và chuẩn bị cho giai đoạn thực tập chuyên đề. Xin chân thành cảm ơn các cô, chú trong Phòng Tổng hợp đặc biệt là hai chú Thắng, Chương đã tận tình giúp đỡ để hoàn thành tốt đợt thực tập tổng hợp và chuẩn bị cho giai đoạn thực tập chuyên đề.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC701.doc
Tài liệu liên quan