Hạch toán:
- Bán sản phẩm, hàng hoá, nvl thừa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ( cho thuê nhà kho ), khách hàng chưa thanh toán, căn cứ vào chứng từ gốc như hoá đơn bán hàng kế toán ghi:
Nợ tk 131: Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán.
Có 5111, 51131, 51121, 51122: Số tiền chưa thuế.
Có 3331: VAT phải nộp ( nếu có) .
- Khi khách hàng thanh toán hoặc nhận tiền ứng trước của khách hàng, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi:
Nợ tk 1111, 1121: Khách hàng thanh toán bằng tiền hoặc số tiền khách hàng ứng trước.
Có tk 131: Số tiền đã nhận của khách hàng.
- Khi nhận số tiền nhiều hơn giá trị hàng giao cho khách theo thoả thuận của hai bên, xí nghiệp trả lại số thừa đó cho khách hàng bằng tiền kế toán ghi:
45 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
- Tổng tài sản của doanh nghiệp: 4618495612 VND.
Trong đó: + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 2406435286 VND.
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 2212060320 VND.
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp : 4618495612 VND.
Trong đó: + Các khoản nợ ngắn hạn : 4452508884 VND.
- Tổng số lao động trong toàn bộ xí nghiệp : 658 người.
Trong đó : + Công nhân sản xuất : 602 người.
II/ Một số đặc đIểm chính của xí nghiệp
may xuất khẩu lạc trung
1. Qui trình công nghệ của sản xuất sản phẩm:
1.1 Đặc điểm về qui trình công nghệ.
Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung có đối tượng chế biến chính là vải. Từ vải được cắt, may thành các sản phẩm khác nhau nhưng chủ yếu là áo Jackét và quần âu.Kĩ thuật sản xuất các mặt hàng có độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào chủng loại hàng hoá, thị trường tiêu thụ và yêu cầu của khách hàng.
Do mỗi loại mặt hàng được chế tạo từ những loại vải khác nhau , trong mỗi mặt hàng lại có nhiều loại kích cỡ nên mỗi loại, mỗi kích cỡ lại có công thức riêng sao cho phù hợp, thời gian hoàn thành mỗi sản phẩm của mỗi loại cũng khác nhau. Các sản phẩm trải qua nhiều công đoạn liên tiếp : cắt, may, là….
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Cắt
Trải vải
đặt mẫu
cắt
đánh số….
May
May cổ
May thân
May tay
….
Là, gói
Hoàn chỉnh
kcs
Nguyên
Liệu
Nhập kho
Thành phẩm
1.2 Đặc điểm về Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là quần âu và áo Jackét, ngoài ra còn có quần soóc, váy…Riêng quần âu và áo Jackét là hai loại sản phẩm sản xuất trên dây chuyền, mỗi bộ phận làm một công đoạn của sản phẩm. Các sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng và đã được thiết kế trước.
Kết quả sản suất kinh doanh các mặt hàng: (đv tính: chiếc).
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Quần âu
586000
624000
713000
áo Jackét
78000
71800
93000
Các loại khác
92000
130000
132000
Nhận xét: Do mở rộng thị trường và thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất nên số lượng sản phẩm của công ty tăng theo các năm.
1.3. Đặc điểm về hệ thống máy móc thiết bị.
Chủng loại chủ yếu là máy may ở cả 3 phân xưởng , gồm: chiếc. Đa số là nhập khẩu từ Nhật. Hơn một nửa máy nhập từ năm 1986, một số máy còn lại nhập từ năm 1990, thời gian gần đây xí nghiệp hầu như không nhập thêm máy móc. Như vây., máy móc của xí nghiệp tương đối cũ. Trong tình hình ngày càng phải sản xuất nhiều hơn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì đòi hỏi cải tạo và nâng cấp máy móc là rất cần thiết.
+ Một số máy chuyên dùng:
+ Máy 2 kim.
+ Máy vắt sổ 1 kim 3 chỉ.
+ Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ.
+ Máy đính bọ.
+ Máy thùa khuyết.
+ Máy 1 kim.
+ Máy đính cúc.
+ Máy là, ép quần áo.
+ Các thiết bị chuyên dùng phụ trợ: ép mép, trải vải, cắt vải…..
1. Đặc điểm về thị trường.
Hiện nay xí nghiệp đã mở rộng thị trường sang một số nước như: Mỹ, Thuỵ Sĩ, Pháp….Doanh nghiệp vừa xuất khẩu trực tiếp vừa nhận xuất khẩu uỷ thác ( như nhận uỷ thác của Tiến Bộ hay Việt Thanh….).
Vì chủ yếu là xuất khẩu nên thi thường trong nước của xí nghiệp còn hạn chế, doanh thu từ bán hàng nội địa so với doanh thu Hiện nay sản phẩm của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung chủ yếu là để xuất khẩu. Trong điều kiện sản phẩm may mặc không phải là sản phẩm độc quyền, xí nghiệp phải cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp khác. Do đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành đang là yêu cầu rất cấp bách của xí nghiệp.
Qua quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp, xí nghiệp đã tạo được một số thị trường vững chắc cho mình ( thị trường truyền thống) như: Anh ( Bridgegate, Serim, …); Tiệp; Đức ( Young Shin, Pan pa clfic…); … từ xuất khẩu là không đáng kể .
Lập biểu so sánh giữa doanh thu bán hàng trong nước và doanh thu xuất khẩu.
1. Đặc điểm tổ chức quản lí của toàn công ty và doanh nghiệp.
Giám đốc
Sơ đồ tổ chức quản lí ở công ty:
P.giám đốc
hành chính
Phòng
tài vụ
P. giám đốc
sản xuất
p. kĩ thuật
p. tổ chức hc
p. kế hoach
phân xưởng
Xưởng cắt
Xưởng may 3
Xưởng may 2
Xưởng may 1
Quản đốc
Nhân viên
Nhân viên
Quản đốc
Nhân viên
Quản đốc
Nhân viên
Quản đốc
Ban giám đốc gồm có:
* 1 Giám đốc.
* 2 Phó giám đốc:
+ Phó giám đốc hành chính.
+ Phó giám đốc kĩ thuật.
Các phòng ban chức năng:
+ Phòng kế toán - tài vụ.
+ Phòng kế hoạch.
+ Phòng kĩ thuật.
+ Phòng hành chính.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
3.1.1. Giám đốc: Là người lãnh đạo, chịu trách nhiệm cao nhất điều hành công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ và công tác tài chính của công ty.
3.1.2, Phó giám đốc sản xuất: Là người tham mưu cho giám đốc, chịu trách nhiệm về mảng sản xuất của công ty.
3.1.3, Phó giấm đốc hành chính: Là người tham mưu cho giám đốc, chịu trách nhiệm về các chế độ lao động với toàn bộ công ty.
3.1.4, Phòng kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc về kí kết các hợp đồng gia công ( nội địa hoặc xuất khẩu) , chịu trách nhiệm về mọi thủ tục XNK , phụ trách về kế hoạch sản xuất của toàn bộ doanh nghiệp đồng thời chịu trách nhiệm về quản lí máy móc, thiết bị điện nước, dịch vụ thêu kho bãi….của đơn vị.
3.1.5, Phòng kế toán: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác tài chính trong xí nghiệp, đồng thời theo dõi tình hình hoạt động của công ty trong kì, cuối kì hạch toán và xác định kết quả kinh doanh dựa vào số liệu thu thập từ các phòng ban, phân xưởng thông qua báo cáo hàng tháng, hàng quí.
3.1.6, Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức con người, chịu trách nhiệm về kí kết các hợp đồng lao động , chế độ tiền lương, các công việc hành chính, phục vụ khác.
3.1.7, Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật của sản phẩm, từ xem xét chất lượng của nguyên vật liệu đến chất lượng của sản phẩm làm ra.
1. Đặc điểm về lao động.
- Lao động tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung có những đặc điểm sau:
- 90% lao động đều là nữ và đều là những người lao động lâu năm, chủ yếu tập trung ở bộ phận sản xuất.
- Tổng số lao động 658 người , trong đó gồm có 602 công nhân sản xuất.
- Một số đặc điểm khác được thể hiện trong bảng sau:
Bảng lao động gián tiếp năm 2002:
Phòng ban
Số lượng
Trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Ban giám đốc
3
3
Phòng tổ chức hành chính
9
6
3
Phòng tài chính kế toán
6
5
1
Phòng kế hoạch
15
8
6
1
Phòng kĩ thuật
4
2
2
Nhà ăn
6
6
Bảo vệ
9
9
Tổ đóng gói
4
4
Tổng
56
26
11
21
Qua biểu đồ trên ta thấy: số lượng lao động gián tiếp có trình độ đại học cao nhất , chiếm 44.83%; trình độ cao đẳng chiếm 18,97%; còn lại là nhân viên có trình độ trung cấp chiếm 36,2%, chủ yêú thuộc bộ phận bảo vệ, nhân viên nhà ăn và bộ phận đóng gói.
Bảng lao động trực tiếp 2002:
Phân xưởng
Số người
Bậc thợ
2
3
4
5
6
Phân xưởng cắt
47
22
25
Xưởng may 1
134
20
40
60
4
10
Xưởng may 2
272
50
121
40
4
57
Xưởng may 3
149
39
49
41
15
5
Tổng
602
109
232
166
23
72
Qua số liệu trên ta thấy trình độ tay nghề của lao động trực tiếp tại xí nghiệp chưa phải là cao. Thợ bậc 2, bậc 3 vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn( tương ứng là: 18,1% và 38,54%), trong khi đó những công nhân có tay nghề bậc 6 chỉ chiếm11,96%. Do đó xí nghiệp cần có biện pháp nâng cao tay nghề cho công nhân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước cũng như các nước khác. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp sản xuất là chức năng chủ yếu thì cơ cấu tỉ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp ở xí nghiệp là tương đối hợp lí: lao động gián tiếp chỉ chiếm 9.63% còn lại là lao động trực tiếp. Xí nghiệp nên duy trì cơ cấu này.
5. đặc điểm về tổ chức sản xuất của xí nghiệp may xuất khẩu lạc trung
- Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung là đơn vị chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo qui trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói…bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm lớn, được chế biến từ nguyên liệu chính là vải.
- Tính chất sản xuất của các loại hàng trong xí nghiệp là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, chu kì sản xuất ngắn. Quá trình sản xuất của xí nghiệp được tiến hàng như sau:
- Phòng kế hoạch căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách hàng và kế hoạch tiêu thụ của xí nghiệp sẽ lập dự toán về việc nhập vật liệu. Sau đó tiến hành kiểm định, cân đối vật tư, giao kế hoạch cho phòng kĩ thuật, đồng thời tiến hành viết phiếu xuất kho nguyên liệu, phụ liệu cho phòng kĩ thuật.
- Phòng kĩ thuật nhận được kế hoạch của phòng kế hoạch sẽ chuẩn bị mẫu mã, nhận nguyên liệu, phụ liệu đã được phòng kế hoạch yêu cầu bộ phận kho xuất ra. Tại đây, nguyên liệu phụ liệu được đưa về xưởng cắt để bộ phận này tiến hành cắt vải theo các mẫu mã đã được phòng kĩ thuật cắt mẫu giao xuống. Vải cắt xong được phân phối về các xưởng may.
- Sau khi sản phẩm hoàn thành, các sản phẩm được phòng kĩ thuật kiểm tra. Nếu đạt tiêu chuẩn phòng kế hoạch sẽ đảm nhận việc nhập kho. Khi khách hàng có nhu cầu lấy hàng bộ phận kho tiến hành đóng gói, đóng kiện .
- Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm làm việc với khách hàng, thoả thuận giá cả.
- Tất cả chi phí sản xuất cùng các chi phí phát sinh khác, cũng như kết quả tiêu thụ các loại mặt hàng được các bộ phận tập hợp số liệu đưa về phòng kế toán để tiến hành ghi sổ.
- Các trưởng phòng, trưởng các bộ phận có trách nhiệm báo cáo công việc cho các phó giám đốc phụ trách mảng đó. Sau đó các phó giám đốc báo cáo với giám đốc để giám đốc quyết định có phê duyệt hay không.
- Các phân xưởng của xí nghiệp được tổ chức như sau:
+ Phân xưởng cắt: Cắt vải phục vụ nhu cầu của các xưởng may.
+ Phân xưởng may 1: Chuyên gia công sản xuất áo Jackét.
+Phân xưởng may 2: Chuyên gia công quần áo Jaya và váy lửng.
+Phân xưởng may 3: Vừa gia công quần áo Jackét, vừa gia công sản phẩm quần âu, quần short của các hãng khác nhau.
Tại các phân xưởng trên đếu có mô hình dây chuyền sản xuất khép kín từ công đoạn đầu đến giai đoạn cuối.
Mô hình tổ chức sản xuất
Phòng kĩ thuật
Phân xưởng cắt
Xưởng may 3
Tổ hoàn thiện
Tổ thu hoá
Xưởng may 2
Xưởng may 1
Giai đoạn 2: Thực tập công tác kế toán.
I/ Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của xí nghiệp.
Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng công ty vải sợi may mặc Miền Bắc, hạch toán phụ thuộc , chi phí được tập hợp tại xí nghiệp nhưng không tính lãi lỗ mà báo lên đơn vị chủ quản thông qua tài khoản 336. Toàn bộ tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp đều thuộc sự quản lí của tổng công ty vải sợi may mặc MB. Mỗi năm xí nghiệp nộp cho tổng công ty 46% doanh thu trong tổng số doanh thu hàng năm của đơn vị. Còn lại được coi như doanh thu tính lương cho toàn bộ lao động trong xí nghiệp. Từng kì tổng công ty vải sợi may mặc Miền Bắc cấp vốn cho xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung thông qua tài khoản 336.
Tình hình tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp:
Tài sản
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền (đồng)
Tỉ trọng
Số tiền (đồng)
Tỉ trọng
TSLĐ và ĐTNH
2 406 435 286
2 606 216 152
I. Tiền
211 628 546
117 691 356
II. Các khoản phải thu
1 406 866 466
1754 920 957
III. Hàng tồn kho
604 829 453
703 262 316
IV. TSLĐ khác
183 110 821
30 341 523
TSCĐ và ĐTDH
2 212 060 326
3 047 088 279
I. TSCĐ
2 212 060 326
2 861 449 967
II. Chi phí XDCB dở dang
19 628 028
III. Chi phí trả trước dài hạn.
166 010 284
Tổng tài sản
4 618 495 612
5 653 304 431
Nguồn vốn
Nợ phải trả
4 469 222 565
5 657 521 551
I. Nợ ngắn hạn
4 452 508 884
5 657 521 551
II. Nợ khác
16 713 681
Nguồn vốn CSH
149 273 047
-4 271 120
I. Nguồn vốn quĩ
173 962 447
20 472 280
II. Nguồn kinh phí quĩ khác
- 24 689 400
- 24 689 400
Tổng nguồn vốn
4 618 495 612
5 653 304 431
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản năm 2002 đã tăng so với năm 2002 là: tương đương với %. Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng lên này là do xí nghiệp đầu tư vào tscđ nhiều hơn. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư vào máy móc dây chuyền công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh đó lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu cũng tăng lên nhưng lượng tiền lại giảm. Điều này cho thấy năng lực sản xuất của xí nghiệp đã tăng lên nhưng xí nghiệp cũng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Do đó xí nghiệp phải có những biện pháp cụ thể để thu hồi vốn nhằm phục vụ mục đích tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Về phần nguồn vốn: Năm 2002 nguồn vốn của xí nghiệp cũng tăng lên so với năm 2001 là: tương đương với: %. Chủ yếu là do xí nghiệp chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhiều hơn ( nợ ngắn hạn tăng từ 4 452 508 884 đ lên 5 657 521 551 đ). Nhưng nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi đáng kể. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của xí nghiệp không được tốtvì xí nghiệp chưa trả được nợ cho khách hàng.
II. Bộ máy kế toán và các phần hành chủ yếu của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
1. Đặc điểm của bộ máy kế toán.
Từ tháng 5/2003 trở về trước xí nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ bằng tay. Do yêu cầu của tổng công ty vải sợi may mặc Miền Bắc và yêu cầu thực tế công tác kế toán, từ tháng 5/2003 các nhân viên trong phòng kế toán được đào tạo để sử dụng kế toán máy nhưng hiện tại xí nghiệp vẫn chưa áp dụng hình thức ghi sổ kế toán bằng máy vào thực tế. Do đó, đến thời điểm hiện nay xí nghiệp vẫn ghi sổ kế toán bằng tay. Phương pháp kế toán hàng tồn kho được áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Xí nghiệp tiến hành hạch toán hàng hoá XNK theo cả phương pháp XNK trực tiếp và XNK uỷ thác.
Hiện nay, nhân sự trong phòng kế toán gồm 6 người: 1 kế toán trưởng, 1 thủ quĩ và 4 nhân viên kế toán, chưa có phó phòng.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung:
Kế toán trưởng
Kế toán tiền mặt.
Thủ quĩ.
Kế toán công nợ
Kế toán tổng hợp
Kt chi phí và tính giá thành
Kế toán hàng tồn kho
Nhiệm vụ của từng người trong phòng kế toán.
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong phòng kế toán đồng thời kiêm nhiệm vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán hàng tồn kho: Có trách nhiệm theo dõi tình hình xuất nhập nguyên vật liệu, ccdc, thành phẩm, hàng hoá về mặt giá trị. Ghi báo cáo quĩ và bảng kê số 3.
Kế toán tiền mặt: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cùng với báo cáo qũi do thủ quĩ lập để ghi nhật kí chứng từ số 1 và số 2.
Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm ghi sổ về các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến các khoản phải thu và các khoản phải trả ( Nhật kí chứng từ số 5 và nhật kí chứng từ số 8, bảng kê số 11).
Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm ghi nhật kí chứng từ số 7. Trên cơ sở các nhật kí chứng từ 1,2,5, 8, 7,9, 10 ghi sổ cái.
1. Bảng hệ thống tài khoản được áp dụng tại xí nghiệp
STT
Tên tài khoản
Số hiệu tài khoản
tk loại 1
tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
I
Tiền
1
quĩ tiền mặt ( Việt NamĐ)
1111
2
quĩ tiền mặt (USD)
1112
3
Tiền gửi ngân hàng
1121
II
Các khoản phải thu
4
Nợ phải thu khách hàng
131
5
Thuế GTGT hh, dv được khấu trừ
1331
6
Thuế GTGT TSCĐ
1332
7
Nợ phải thu khác
1388
III
Tài sản lưu động khác
8
Tạm ứng
141
9
Chi phí trả trước
1421
10
Chi phí chờ phân bổ
1422
11
Tài sản thiếu chờ xử lí
1381
IV
hàng tồn kho
12
Nguyên vật liệu chính
1521
13
Nguyên vật liệu phụ
1522
14
Nhiên liệu
1523
15
Phụ tùng thay thế
1524
16
Bao bì - Vật đóng gói
1525
17
Công cụ lao động nhỏ
1532
18
Chi phí sản phẩm dở dang
154
19
Thành phẩm
155
20
Hàng hoá
156
21
Hàng gửi bán
157
tk loại 2
Tài sản cố định
I
Nguyên giá tài sản cố định
22
Nhà cửa, vật kiến trúc
2112
23
Máy móc, thiết bị
2113
24
Phương tiện vận tải
2114
25
Thiết bị quản lí
2115
26
Tài sản cố định khác
2118
27
Khấu hao TSCĐ
2141
28
Mua sắm TSCĐ
2411
XDCB dở dang
2412
Chi phí trả trước dài hạn
242
tk loại 3
Nợ phải trả
I
Nợ ngắn hạn
Phải trả người bán
29
phải trả người cung cấp
3311
30
phải trả người gia công
3312
31
phải trả cho người cung cấp đại lí
3313
Thuế
32
Thuế giá trị gia tăng phải nộp
3331
33
Tiền thuế đất
3337
34
Thuế môn bài ( thuế khác )
3338
phải trả cho cán bộ công nhân viên
35
Thanh toán với cán bộ công nhân viên
3341
36
Lương dự phòng
3342
37
BHXH phải thanh toán với cnv
3343
38
Tiền ăn ca
3344
II
Nợ khác
39
Chi phí phải trả
335
40
Thanh toán nội bộ
336
Các khoản phải nộp nhà nước khác
41
Kinh phí công đoàn
3382
42
Bảo hiểm xã hội
3383
43
Bảo hiểm y tế
3384
III
Nợ phải trả khác
44
Doanh thu trả trước
3387
45
Nợ phải trả
3388
tk loại 4
Nguồn vốn chủ sở hữu
I
Nguồn vốn kinh doanh
46
Nguồn vốn ngân sách
4111
47
Nguồn vốn tự bổ sung
4112
48
Chênh lệch tỉ giá
413
II
Lãi chưa phân phối
49
Lãi năm trước - khâu SX- KD
4211
50
Lãi năm trước - khâu khác
4211
51
Lãi năm nay - khâu SX- KD
42122
52
Lãi năm nay - khâu khác
42122
53
Quĩ xí nghiệp
431
III
Nguồn vốn đầu tư XDCB
54
Nguồn vốn đầu tư XDCB – vốn NS
4411
55
Nguồn vốn đầu tư XDCB – vốn tbs
4412
tk loại 5
Doanh số
56
Doanh số bán hàng
5111
57
Doanh số hàng xuất khẩu tự sx
51121
58
Doanh số hàng xuất khẩu đưa gia công
51122
59
Doanh số cho thuê tài sản
51131
60
Doanh số khác
51132
61
Doanh số hoạt động tài chính
515
tk loại 6
Chi phí sản xuất
62
Chi phí nvl chính hàng NĐ
6211A
63
Chi phí nvl chính hàng XK
6211B
64
Chi phí vlp hàng NĐ
6212A
65
Chi phí vlp hàng XK
6212B
66
Chi phí nhiên liệu hàng NĐ
6213A
67
Chi phí nhiên liệu hàng XK
6213B
68
Chi phí phụ tùng thay thế hàng NĐ
6214A
69
Chi phí phụ tùng thay thế hàng XK
6214B
70
Chi phí nhân công trực tiếp hàng NĐ
622A
71
Chi phí nhân công trực tiếp hàng XK
622B
72
Chi phí sửa chữa nhỏ
6272
73
Chi phí CCLĐ trực tiếp
6273
74
Chi phí khấu hao TSCĐ
6274
75
Chi phí điện nước
6277
76
Chi phí bốc vác nguyên vật liệu
62781
77
Chi phí thêu, giặt
62783
78
Chi phí khác trực tiếp
6278
79
Giá vốn hàng bán ra
6321
80
Giá vốn hàng XK tự sản xuất
63221
81
Giá vốn hàng XK- đưa gia công
63222
82
Chi phí bán hàng
Chi phí nhân công
6411
Chi phí bao bì đóng gói
6412
Chi phí VRT khâu kinh doanh
6413
Chi phí khấu hao TSCĐ
6414
Chi phí điện nước
6417
Chi phí khác bằng tiền
6418
83
Chi phí quản lí khâu sản xuất, gia công
Chi phí nhân công
6421
Chi phí nhân công quản lí khâu gia công
64212
Chi phí vật liệu sửa chữa TSCĐ
6422
Chi phí đồ dùng văn phòng
6423
Chi phí khấu hao
6424
Chi phí xăng xe
6425
Chi phí điện nước
6427
Chi phí bốc vác thành phẩm
64281
Chi phí phụ cấp thôi việc, BHLĐ
64282
Chi phí vật liệu sửa chữa
64222
Chi phí bao bì đóng gói
64283
Chi phí trợ cấp thôi việc
64284
Chi phí baằng tiền khác
6428
84
Thu nhập hoạt động tài chính
515
85
Thu nhập hoạt động bất thường
711
86
Chi phí hoạt động tài chính
635
87
Chi phí hoạt động bất thường
821
88
Xác định kết quả SX – KD
911
- Cách thức xây dựng hệ thống tài khoản:
+ Doanh nghiệp xây dựng hệ thống tài khoản đến cấp 3,.
+ Do đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, xí nghiệp xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết theo yêu cầu sản xuất. Các khoản chi phí, doanh thu được xây dựng theo phạm vi tiêu thụ của sản phẩm.
- Một số khác biệt so với bảng hệ thống tài khoản đã học:
+ Doanh nghiệp chỉ giữ ngoại tệ tại quĩ, không sử dụng tk “ tiền đang chuyển”.
+ Không tham gia đầu tư chứng khoán.
+ Không hạch toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho.
+ Không thực hiện hạch toán về TSCĐ vô hình.
+ Doanh nghiệp được cấp vốn bởi đơn vị cấp trên, không tiến hành vay ngắn hạn, dài hạn để tự bổ sung nguồn vốn. Do đó không sử dụng các tk 311, 341…
3. Một số phần hành kế toán chủ yếu.
3.1. Đặc điểm về hệ thống chứng từ được sử dụng tại xí nghiệp.
- Các chứng từ được sử dụng thường xuyên: phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm kê, phiếu nhập , phiếu xuất, bảng thanh toán tiền lương, hoá đơn giá trị gia tăng, giấy báo nợ và giấy báo có của ngân hàng, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi…
- Tất cả các chứng từ đều phải được giám đốc xí nghiệp phê duyệt, trừ những chứng từ do doanh nghiệp phát hành lưu hành nội bộ.
- Hệ thống BCKT được xí nghiệp sử dụng do nhà nước qui định.
Một số phần hành chủ yếu của xí nghiệp:
Các phần hành chủ yếu:
+ Vật liệu, công cụ dụng cụ.
+Tiền mặt.
+ Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
+ Kế toán TSCĐ.
+ Kế toán xác định kết quả tiêu thụ.
Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu phụ
Nhiên liệu
Phụ tùng thay thế
Bao bì - Vật đóng gói
Công cụ lao động nhỏ
b) Các tài khoản được sử dụng: 1521, 1522, 1523, 1524, 1525, 1532.
c) Hệ thống chứng từ:
- Hoá đơn mua hàng.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư.
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn bán vậi liệu thừa.
……
d. Trình tự luân chuyển một số chứng từ chủ yếu:
Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho:
Người nhập kho
Lập giấy đề nghị nhập kho
Ban kiểm nghiệm
Lập biên bản kiểm nghiệm
Cán bộ phòng kế hoạch
Lập phiếu nhập kho
Trưởng
phòng
Ký duyệt
Thủ kho
Nhập
kho
Kế toán hàng tồn kho
Ghi
sổ kế
toán
Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho:
Kế toán hàng tồn kho
Người cần đề nghị xuất
Giấy đề nghị xuất kho
Giám đốc, kế toán trưởng
Ký
duyệt
Cán bộ phòng kế hoạch
Lập phiếu xuất kho
Thủ kho
Ký
duyệt
Ghi sổ kế
toán và
lưu trữ.
e. Phương pháp hạch toán.
e.1. Tính giá của nguyên vật liệu:
* Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho:
+ Giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài:
= giá mua thực tế + chi phí thu mua – giảm giá hàng mua (nếu có) (giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài không gồm thuế GTGT).
+ Giá thực tế của nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp
= giá thực tế được hai bên thoả thuận ( ghi trong hợp đồng).
*Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: Xí nghiệp áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính giá xuất nguyên vật liệu, khi xuất lô nguyên vật liệu nào thì dùng giá mua của lô nguyên vật liệu đó để tính.
e.2. Hạch toán:
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành ghi sổ:
+ Khi mua nguyên vật liệu căn cứ vào hoá đơn của người bán và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ tk 152( 1,2,3,4,5), 1532: giá nvl, ccdc không bao gồm VAT.
Nợ tk 133: thuế gtgt được khấu trừ.
Có tk 331 (1,2,3): Tổng giá thanh toán.
Có tk 111, 1121, 141: Tổng giá thanh toán.
+ Trường hợp mua nhập kho phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân:
- Khi nhập kho:
Nợ tk 152(1,2,3,4,5), 1532: Trị giánvl, ccdc thức nhập.
Nợ tk 133: thuế gtgt được khấu trừ .
Nợ tk 1381: trị giá tài sản thiếu.
Có 331(1,2,3): Tổng giá thanh toán.
- Khi xử lí tài sản thiếu:
Nợ tk 1381: Người phạm lỗi phải bồi thường.
Nợ tk 152(1,2,3,4,5), 1532 : Bên bán giao tiếp số thiếu.
Nợ tk 331: Giảm số tiền trả cho người bán.
Nợ 811: Không xác định rõ nguyên nhân.
Có tk 1388 : Số thiếu được xử lí.
+ Trường hợp nhập kho thừa chưa rõ nguyên nhân:
- Khi nhập kho:
Nợ tk 152(1….5), 1532: Trị giá thực nhập.
Nợ tk 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có 331: Trị giá theo hoá đơn.
Có 3381: Trị gía số thừa.
- Khi xử lí số thừa:
Nợ tk 3381: Trị giá số thừa.
Có 152(1….5), 1532: Giá trị hàng xuất khỏi kho trả lại người bán.
+ Khi nhận nvl đặt trước của khách hàng, căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa hai bên và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ tk 152(1,2,3,4,5), 1532: Trị giá nvl theo hợp đồng.
Có tk 131: Khách hàng ứng trước.
+ Khi xuất nguyên vật liệu, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành ghi sổ như sau:
+ Nợ tk 621: giá trị nvl chính,phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế xuất dùng cho trực tiếp sản xuất ra sản phấm ( chi tiết theo mục đích tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu)
Nợ tk 627, 641,642: giá trị nvl được xuất dùng phục vụ nhu cầu chung của phân xưởng, nhu cầu bán hàng ( bán nvl thừa) và nhu cầu quản lí doanh nghiệp.
Có tk 152(1,2,3,4,5: Giá trị nvl đã xuất tính vào chi phí.
+ Nếu nvl thừa được bán căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ghi:
Nợ tk 6321:
Có tk 152(1,2,3,4,5), 1532: Giá trị nvl,ccdc đã xuất.
+ Khi xuất ccdc nhỏ thuộc loại phân bổ một lần, kế toán ghi:
Nợ tk 1422, 242: Chi phí chờ phân bổ.
Có tk 1532: Ccdc đã xuất.
+ Khi xuất thành phẩm trong kho để bán trực tiếp kế toán ghi:
Nợ tk 632:
Có tk 155: Thành phẩm xuất kho.
+ Khi xuất hàng gửi bán:
Nợ tk 157: Hàng gửi bán.
Có tk 155: Thành phẩm xuất kho.
+ Hàng hoá tồn quầy được hạch toán như sau:
Nợ tk 1561: Hàng hoá tồn quầy.
Có tk 1561: Hàng hoá tồn kho.
a) Trình tự ghi sổ:
Căn cứ vào phiếu nhập, xuất nvl, ccdc kế toán lập báo cáo kho. Mỗi loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được lập riêng trên một báo cáo. vd: báo cáo kho tk 1522, 1532…
Từ các báo cáo kho vào bảng kê số 3, mẫu như sau:
Thủ kho
Dư đk
Ghi nợ tk…, ghi có tk…
Cộng nợ
Ghi có tk…, ghi nợ tk…
Cộng có
Dư ck
3311
1111
…
627
641
…
Trinh
270 883
30 050
50 760
351 693
49 036
49036
302 657
Từ bảng kê vào sổ chi tiết chi phí sản xuất, sau đó vào nhật kí chứng từ số 7, vào sổ cái.
Kế toán hàng tồn kho theo dõi cả tình hình bán hàng qua báo cáo bán hàng, mẫu như sau:( đvt: nghìn đồng).
Stt
Tên hàng
đvt
Số lượng
đơn giá bán
Thành tiền
Giá vốn
Thành tiền
1
áo gilê
Ch
15
50
750
26,384
395,76
2
áo Fcae
Ch
10
120
1200
43,731
437,31
3
áo Catel
Ch
10
120
1200
25,720
257,20
Sơ đồ biểu diễn trình tự ghi sổ phần hành nvl,ccdc:
Chứng từ gốc
Báo cáo kho
Bảng kê số 3
Sổ chi tiết chi phí
sản xuất
Nhật kí chứng từ số 7
Sổ cái tk 152, 1532.
f. Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Phân loại nguyên vật liệu rõ ràng.
- Khi theo dõi hàng tồn kho kế toán lập cả báo cáo bán hàng, gồm cột giá bán và giá thành. Điều này rất thuận lợi cho việc so sánh giữa giá trị hàng đã xuất cung cấp cho bộ phận bán hàng và giá trị hàng đã xuất ra khỏi kho tránh tình trạng gian lận có thể xảy ra. Ngoài ra còn có thể theo dõi xem bộ phận bán hàng bán mỗi sản phẩm có đúng với giá bán kế hoạch không? Nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân và những biện pháo khắc phục.
1.2.2. Kế toán thanh toán.
a) Hệ thống tài khoản sử dụng.
Quĩ tiền mặt ( Việt NamĐ): 1111
Quĩ tiền mặt (USD) : 1112
Tiền gửi ngân hàng : 1121
b) Hệ thống chứng từ:
+ phiếu thu.
+ Phiếu chi.
+ Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi.
+ Giấy đề nghi thanh toán.
+ Sổ chi tiết hạch toán của ngân hàng.
+ Lệnh chuyển có.
+ Bảng thông báo nộp thuế.
+ Giấy báo nợ, giấy báo có.
+ Bảng thanh toán lương.
+ Phiếu thu vận đơn.
+ Phiếu qua cầu cảng…
c. Trình tự luân chuyển một số chứng từ chủ yếu:
Trình tự luân chuyển phiếu thu:
Người nộp tiền
Đến nộp tiền.
Kế toán thanh toán
Lập phiếu thu
Kế toán trưởng
Ký
duyệt
Thủ quỹ
Ghi biên lai, vào sổ quỹ
Kế toán thanh toán
Ghi sổ bảo quản.
Trình tự luân chuyển phiếu chi:
Người nhận tiền
Giám
đốc
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Thủ
quỹ
Lập giấy đề nghị chi tiền
Ký
duyệt
Ký
duyệt
Lập phiếu chi
Xuất
quỹ
Kế toán thanh toán
Ghi
sổ
d. Phương pháp hạch toán.
* Các nghiệp vụ có liên quan đến tiền gửi ngân hàng được hạch toán như sau:
- Tổng công ty vải sợi may mặc MB chuyển tiền qua ngân hàng cho xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, căn cứ vào lệnh chuyển có của ngân hàng kế toán ghi:
Nợ tk 1121: số tiền được cấp.
Có tk 336: công nợ nội bộ.
Khi có doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ được khách hàng thanh toán thông qua ngân hàng, lãi của tiền gửi ngân hàng, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi:
Nợ tk 1121: Tổng số tiền nhận được.
Có tk 5111: doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Có tk 515: lãi tiền gửi ngân hàng.
Có 3331: thuế VAT phải nộp.
- Nhận tiền bảo hiểm xã hội trả dưỡng sức:
Nợ tk 1121: tổng số tiền nhận được.
Có tk 3343:
- Khi xí nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về quĩ:
Nợ tk 1111: tổng số tiền đã rút.
Có tk 1121:
- Khi xí nghiệp thanh lí hợp đồng, hạch toán như sau:
Nợ tk 1388:
Có tk 1121:
- Khi xí nghiệp thanh toán các khoản chi dịch vụ, chi mua hàng hoá, nvl, ccdc , các khoản phải nộp… bằng tiền gửi ngân hàng, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi:
Nợ tk 3388: Tiền điện thoại của xí nghiệp.
Nợ tk 3384: chi mua bổ sung thẻ BHYT.
Nợ tk 642 ( 1,2,3,4,5,7,8): phí ngân hàng, phí cầu đường, chi mua dịch vụ phục vụ phân xưởng, phục vụ quản lí…
Nợ tk 33338: Nộp thuế môn bài.
Nợ tk 152, 1532: nvl, ccdc mua bằng tgnh.
Nợ tk 133( nếu có): VAT được khấu trừ.
….
Có tk 1121: Số tiền đã chi.
* Các nghiệp vụ có liên quan đến tiền mặt tại quĩ:
- Thu tiền bán hàng, cung cấp hàng hoá dịch vụ, bán nvl thừa, thanh lí ccdc …bằng tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi:
Nợ tk 1111: Tổng số tiền thu được.
Có tk 5111: Doanh thu hàng hoá, dịch vụ…
Có tk 3331: VAT phải nộp.
- Thu tiền từ dịch vụ chuyển giao hợp đồng:
Nợ tk 1111: số tiền đã thu.
Có tk 64281:
- Cán bộ công nhân viên thanh toán tiền tạm ứng thừa:
Nợ tk 1111: số tiền nhập quĩ.
Có tk 141: tiền tạm ứng cho cnv.
- Trả lương cho công nhân viên bằng tiền mặt:
Nợ tk 334, 338: Số tiền lương đã trả.
Có tk 1111: Số tiền xuất quĩ.
- Chi mua nvl, ccdc bằng tiền mặt:
Nợ tk 152, 1532: Số nvl nhập kho.
Nợ tk 133: VAT được khấu trừ.
Có tk 1111: Số tiền xuất quĩ
- Các chi phí khác bằng tiền mặt được hạch toán như sau:
Nợ tk 64281: Chi bốc vác, chi thuê xe chở hàng, chi gặp mặt đầu xuân
Nợ tk 6428: Chi tiếp khách.
Có tk 1111: Số tiền xuất quĩ.
Trình tự ghi sổ:
Đối với các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng trình tự ghi sổ như sau:
Từ các chứng từ gốc như: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, sổ chi tiết hạch toán của ngân hàng, giấy báo có, giấy báo nợ…kế toán vào nhật kí chứng từ số 2.
Đối với các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt tại quĩ trình tự ghi sổ như sau:
Từ các chứng từ gốc vào báo cáo quĩ. Các báo cáo quĩ được lập 10 ngày một lần, sau đó vào nhật kí chứng từ số 1.
Nhật kí chứng từ số 1 và nhật kí chứng từ số 2 có kết cấu kiểu 2 bên, một bên có vai trò như bảng kê số1, bảng kê số 2, một bên có vai trò nhật kí chứng từ theo mấu đã học.
Kết cấu của nhật kí chứng từ số1 và 2 như sau:(đvt: triệu đồng).
CT
Số dư
Ghi nợ tk 1121(1111), ghi có tk khác
Tổng nợ
Nội dung
Ghi có tk 1121(1111), ghi nợ các tk khác
Tổng có
Sh
Nt
336
3331
…
Tk khác
111
1331
6423
…
Tk khác
Tk
St
Tk
st
1
2
14/1
300
300
Cty chuyển tiền phí dv
Mua đồ dùng cho vp
0.4
4
4.4
Sơ đồ trình tự ghi sổ của kế toán tiền mặt:
Chứng từ gốc
Báo cáo quĩ
NKCT số 2
Sổ cái tk 1111, 1121
NKCT số 1
e. Nhận xét.
* Ưu điểm:
- Các nghiệp vụ về tiền của xí nghiệp được hạch toán tương đối rõ ràng, đầy đủ. Hình thức sổ được trình bày đẹp, dễ đọc, không sửa chữa.
- Kết cấu NKCT số 1 và số 2 như mẫu của xí nghiệp gọn nhẹ, dễ theo dõi. NKCT số 1 và số 2 của xí nghiệp được làm theo kiểu hai bên. Một bên có vai trò như bảng kê số 1, số 2. Một bên có vai trò như nhật kí chứng từ. Cấu tạo như vậy sẽ giúp cho kế toán dễ so sánh khi cần đối chiếu giữa số phát sinh Có và phát sinh Nợ của các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
1.2.1.Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
a) Hệ thống tài khoản sử dụng.
Chi phí nvl chính hàng NĐ
6211A
Chi phí nvl chính hàng XK
6211B
Chi phí vlp hàng NĐ
6212A
Chi phí vlp hàng XK
6212B
Chi phí nhiên liệu hàng NĐ
6213A
Chi phí nhiên liệu hàng XK
6213B
Chi phí phụ tùng thay thế hàng NĐ
6214A
Chi phí phụ tùng thay thế hàng XK
6214B
Chi phí nhân công trực tiếp hàng NĐ
622A
Chi phí nhân công trực tiếp hàng XK
622B
Chi phí sửa chữa nhỏ
6272
Chi phí CCLĐ trực tiếp
6273
Chi phí khấu hao TSCĐ
6274
Chi phí điện nước
6277
Chi phí bốc vác nguyên vật liệu
62781
Chi phí thêu, giặt
62783
Chi phí khác trực tiếp
6278
b) Hệ thống chứng từ.
+ Bảng kê số 3.
+ Phiếu kế toán
+ Số liệu lấy từ nhật kí chứng từ số 10.
+ Số liệu lấy từ nhật kí chứng từ số 2.
+ Số liệu lấy từ nhật kí chứng từ số 1.
…
c. Trình tự luân chuyển một số chứng từ chủ yếu:
- Hệ thống chứng từ được sử dụng ở phần này thường không phải là chứng từ gốc, hầu hết đều được lấy từ các phiếu kế toán, các nhật kí chứng từ có liên quan. Chứng từ gốc có liên quan nhiều đến phần này gồm có: phiếu xuất kho, phiếu chi, phiếu kế toán, hoá đơn mua hàng…Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho, phiếu chi đã được trình bầy ở trên. Trình tự luân chuyển của hoá đơn mua hàng được trình bầy ở phần sau.
Ví dụ về một phiếu kế toán:
Phiếu kế toán 3/3
Nội dung
Nợ
Có
Nợ tk 6274: Máy.
42 208 346
Nợ tk 6424: Tài sản.
22 844 306
Có tk 2141
65 052 652
Diễn giải: Trích khấu hao tài sản cố định tháng 2, tháng 3 năm 2003.
Phiếu kế toán được xí nghiệp sử dụng thay cho bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao…
d) Phương pháp hạch toán.
- Xuất nguyên vật liệu chính để trực tiếp sản xuất sản phẩm:
Nợ tk 6211A: chi phí nvl chính hàng nội địa.
Nợ tk 6211B: chi phí nvl chính hàng xuất khẩu.
Có 1521: Nvl chính đã xuất khỏi kho.
- Xuất phụ liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm:
Nợ tk 6212A: chi phí phụ liệu trực tiếp cho hàng nội địa.
Nợ tk 6212B: chi phí phụ liệu trực tiếp cho hàng xuất khẩu.
Có tk 1522: Số phụ liệu đã xuất khỏi kho.
- Xuất nhiên liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm:
Nợ tk 6213A: chi phí nhiên liệu trực tiếp cho hàng nội địa.
Nợ tk 6213B: chi phí nhiên liệu trực tiếp cho hàng xuất khẩu.
Có tk 1523: Nhiên liệu đã xuất khỏi kho.
- Xuất phụ tùng thay thế dùng trực tiếp cho sản phẩm:
Nợ tk 6214A: Chi phí phụ tùng thay thế cho hàng nội địa.
Nợ tk 6214B: Chi phí phụ tùng thay thế cho hàng xuất khẩu.
Có tk 1524: phụ tùng thay thế đã xuất khỏi kho.
- Trích lương sản xuất theo sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ tk 622: chi phí nhân công trực tiếp.
Có tk 3341: lương phải trả CBCNV.
Có tk 338(2,3,4): Các khoản phải trích theo lương sản xuất.
Có 3344: Tiền ăn ca của cn sản xuất.
- Lương nv bộ phận quản lí phân xưởng và bộ phận quản lí doanh nghiệp:
Nợ tk 627,6421: chi phí nhân công.
Có tk 3341, 338(2,3,4), 3344: Lương và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của nhân viên quản lí.
- Chi phí sửa chữa máy được hạch toán như sau:
Nợ tk 6272: chi phí sửa chữa nhỏ.
Có tk 1421:
- Xuất CCLĐ trực tiếp dùng cho phân xưởng:
Nợ tk 6273: chi phí cclđ trực tiếp.
Có tk 1532: Xuất công cụ dùng một lần. Vd, xuất đồ điện cho sản xuất.
Có 1421: Phân bổ chi phí cclđ ngắn hạn.
Có 242: Phân bổ chi phí cclđ nhiều lần, dài hạn.vd: phân bổ chi phí mua vải mộc.
- Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí:
Nợ tk 6274: chi phí khấu hao TSCĐ.
Có tk 2141: Khấu hao đã trích.
- Chi phí điện nước phục vụ sản xuất hạch toán như sau:
Nợ tk 6277: chi phí điện nước.
Có tk 1121: Thanh toán chi phí điện nước bằng tiền gửi ngân hàng.
Có tk 3388: Phân bổ tiền điện sản xuất
- Chi phí bằng tiền khác được hạch toán như sau:
Nợ tk 6278: chi phí khác bằng tiền.
Có tk 1111: Số tiền đã chi.
Ví dụ: Mua giẻ vụn cho công nhân học nghề ở các phân xưởng:
Nợ tk 6278 px1: 89 600.
Nợ tk 6278 px2: 176 400.
Nợ tk 6278 px3: 98 000
Có tk 1111: 364 000.
Tiền lương trả cho nhân viên quản lí doanh nghiệp:
Nợ tk 6421: chi phí nhân công.
Có 3341, 338, 3344: Lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca cho nhân viên quản lí doanh nghiệp.
- Chi phí quản lí xăng xe phục vụ cho nhu cầu toàn xí nghiệp:
Nợ tk 6425: chi phí quản lí xăng xe.
Có 1111:
- Mua vật liệu dùng để sửa chữa TSCĐ:
Nợ tk 6422: chi phí vật liệu sửa chữa TSCĐ.
Có tk 1111:
Ví dụ: Tiền mua mực máy in:
Nợ tk 6422: 256 364.
Có tk 1111: 256 364.
- Chi mua đồ dùng văn phòng:
Nợ tk 6423: chi phí đồ dùng văn phòng.
Có tk 1111, 1121:
- Chi phí điện nước phục vụ nhu cầu toàn xí nghiệp:
Nợ tk 6427:
Có tk 1111:
- Chi phí khác cho quản lí toàn doanh nghiệp:
Nợ tk 64281: Chi phí bốc vác thành phẩm.
Nợ tk 64282: Chi phí phụ cấp thôi việc, BHLĐ.
Nợ tk 64222: Chi phí vật liệu sửa chữa.
Nợ tk 64283: Chi phí bao bì đóng gói.
Nợ tk 64284: Chi phí trợ cấp thôi việc.\
Nợ tk 6428: Chi phí bằng tiền khác.
Có tk 1111, 1121:
- Cuối quí kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong quí sang tài khoản tính giá thành:
Nợ tk 154:
Có tk 622, 627,:
- Cuối quí kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp sang tk xác định kết quả kinh doanh:
Nợ tk 911:
Có tk 642(1,2,3,4,5,7,8), 64222, 6428(1,2,3,4), 6428:
- Hàng quí, sau khi tập hợp tất cả các chi phí phát sinh về tài khoản 154, trên cơ sở gía thành kế hoạch của từng đơn đặt hàng, kế toán sẽ phân bổ chi phí đã tập hợp ở trên theo tỉ lệ giá thành kế hoạch của từng đơn đặt hàng đó.
Ví dụ: Trong quí I/2003, xí nghiệp nhận được 5 đơn đặt hàng của Serim. Phòng kế hoạch xây dựng giá thành kế hoạch của từng đơn đặt hàng đó, và tính được mỗi đơn đặt hàng chiếm tỉ lệ như sau:
- Giá thành kế hoạch của đơn đặt hàng 1 chiếm 15%.
- Giá thành kế hoạch của đơn đặt hàng 2 chiếm 20%
- Giá thành kế hoạch của đơn đặt hàng 3 chiếm 25%
- Giá thành kế hoạch của đơn đặt hàng 4 chiếm 19%
- Giá thành kế hoạch của đơn đặt hàng 5 chiếm 21%.
- Sau khi tập hợp chi phí thực tế phát sinh sang tài khoản 154 trong quí I/2003, kế toán sẽ phân bổ chi phí đó cho từng đơn đặt hàng theo tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ của giá thành kế hoạch đã xác định ở trên.
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì được xác định như sau:
Giá trị spdd cuối kì = ( giá trị spdd đầu kì + giá trị chi phí nvl trực tiếp p/s trong kì) : (số lượng spht trong kì + số lượng spdd cuối kì)* số lượng spdd cuối kì.
e) Trình tự ghi sổ:
- Từ hệ thống chứng từ gốc đã nêu trên, kế toán mở một sổ chi phí sản xuất và một sổ chi phí quản lí. Mỗi trang sổ được mở cho một tài khoản. vd, Trong quí I/2003, kế toán mở sổ cho các tk 6211, 6213, 6272,6273, 6274, 6277, 6421,6422… Mỗi tk này được phản ánh trên một trang sổ. Cuối quí, chi phí phát sinh loại nào được kết chuyển ngay sang tài khoản tính giá thành ở cuối trang sổ phản ánh loại chi phí đó.
Ví dụ: Nợ tk 154: 364 000.
Có tk 6278: 364 000.
Bút toán này được ghi ngay ở cuối trang sổ phản ánh chi phí sản xuất khác.
Căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất và chi phí sản xuất kế toán tổng hợp có nhiệm vụ chuyển số liệu chi phí sản xuất từ sổ chi phí sản xuất sang nhật kí chứng từ số 7. Cuối kì , từ nhật kí chứng từ số 7 vào sổ cái tk: 621, 622, 627,154, 642, .
Mẫu sổ chi phí sản xuất và chi phí quản lí xí nghiệp sử dụng:
( vd dưới đây lấy tk cụ thể là tk 6213, các tk khoản khác được phản ánh tương tự.)
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Tk 6213
Chi tiết theo phân xưởng
Nợ
Có
May 1
May 2
May 3
Cắt
Bk 3
( 1/2003)
Xuất nl trực tiếp sx
1523
7 470 000
Pkt 28/3
K/c chi phí nl p/s quí I/2003
154
7 470 000
Sơ đồ trình tự ghi sổ phần chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Chứng từ gốc: bk số 3, pkt, nkct 1,…..
Sổ chi phí sản xuất
Sổ chi phí quản lí
NKCT số 7
Sổ cái tk 621, 627, 642,622, 154
f. Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Hệ thống tài khoản của xí nghiệp sử dụng để hạch toán chi phí và tính giá thành tương đối đầy đủ và rõ ràng. Do đặc điểm của xí nghiệp là nhận được rất nhiều đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng lại có giá thành chênh lệch nhau rất nhỏ nên việc tập hợp chi phí và phân bổ theo tỉ lệ giá thành kế hoạch là đơn giản, dễ làm. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lí vì trong giá thành của một sản phẩm chi phí nvl trực tiếp chiếm phần lớn.
* Nhược điểm:
- Do xí nghiệp lấy số liệu từ bảng kê số 3 ( như mẫu được sử dụng trong xí nghiệp), từ phiếu kế toán ( thay cho bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao… ), từ các nkct có liên quan để vào sổ chi tiết chi phí dẫn đến việc nếu có sai phạm khó kiểm tra. Việc tập hợp chi phí vào cuối mỗi quí rồi phân bổ sẽ gặp khó khăn nếu cuối quí có đơn đặt hàng chưa hoàn thành hoặc trong một đơn đặt hàng có mã hàng chưa hoàn thành.
1.2.4. Kế toán công nợ.
Các tài khoản sử dụng thường xuyên:
+ Phải thu khách hàng: 131.
+ Phải trả cho người cung cấp: 3311.
+ Phải trả cho người gia công: 3312.
+ Phải trả cho người cung cấp đại lí: 3313.
+ Phải trả nội bộ : 336.
+ Ngoài ra còn sử dụng các tk: 1331, 1332, 1338, 3331, 3337, 3338…
Hệ thống chứng từ:
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho,.
+ Hoá đơn GTGT ( mua hàng và bán hàng)….
c. Trình tự luân chuyển một số chứng từ chủ yếu:
Trình tự luân chuyển hoá đơn GTGT:
Người mua
Phòng kế hoạch
GĐ& KTT
Kt thanh toán
Thủ quĩ
Thủ kho
Xuất hàng
Thu tiền
Phiếu thu
Phê duyệt
Lập hoá đơn
Đơn đặt hàng
Phương pháp hạch toán:
Phần hạch toán này chủ yếu tìm hiểu ba vấn đề sau:
+ Mua hàng và thanh toán với người bán.
+ Bán hàng và thu tiền của người mua.
+ Phải trả nội bộ.
d.1. Mua hàng và thanh toán với người bán:
* Hạch toán:
- Khi mua vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá… chưa thanh toán với người bán, căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho… kế toán ghi:
Nợ tk 152( 1,2,3,4,5), 1532, 156: Giá trị nvl, ccdc, hàng hoá chưa thuế.
Nợ tk 1331: VAT được khấu trừ ( nếu có).
Có tk 3311: Tổng số tiền phải trả người cung cấp.
- Khi mua TSCĐ, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi:
Nợ tk 211: Nguyên giá TSCĐ.
Nợ tk 1331: VAT được khấu trừ ( nếu có).
Có tk 3311: Phải trả nhà cung cấp.
- Chi mua dịch vụ phục vụ sản xuất và các nhu cầu quản lí của xí nghiệp, kế toán ghi:
Nợ tk 627 : Chi mua dịch vụ dùng cho phân xưởng.
Nợ tk 642: Chi mua dịch vụ dùng cho quản lí xí nghiệp.
…
Nợ tk 1331 : VAT được khấu trừ ( nếu có ).
Có tk 3311: Tổng số tiền chưa thanh toán.
- Khi thanh toán với khách hàng sớm hoặc đúng hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, kế toán ghi:
Nợ tk 3311: Số tiền chiết khấu được hưởng.
Có tk 515:
- Khi thanh toán với người bán hoặc ứng trước cho người bán, kế toán ghi:
Nợ tk 3311: Số tiền đã thanh toán.
Có tk 1111: Thanh toán hoặc ứng trước bằng tiền mặt.
Có tk 1121: Thanh toán hoặc ứng trước qua ngân hàng.
- Nếu xí nghiệp thanh toán cho người bán thừa và được người bán trả lại số thừa thì hạch toán như sau:
Nợ tk 1111, 1121: Số tiền nhận lại.
Có tk 3311:
* Trình tự ghi sổ:
Từ các chứng từ gốc kế toán công nợ đưa số liệu vào “ Nhật biên mua hàng” , sau đó vào sổ chi tiết tài khoản 3311, vào nhật kí chứng từ số 5 và kế toán tổng hợp dựa vào số liệu của nhật kí chứng từ số 5 vào sổ cái tài khoản 3311.
Mẫu “ Nhật biên mua hàng”
( Số liệu trong bảng lấy từ tháng 1 năm 2003)
PNK
Kho NH
Người mua
Tên hàng
Tài khoản
Thành tiền
Phần thanh toán
Tk
Tiền
Có 3311
9/1
Vân
Đợi
Mex
1522
378 000
1111
378 000
10/1
nt
Y.Biên
Mex
1522
6 290 000
6 290 000
1/1
Trinh
Hải
Phụ tùng
1524
240 000
1111
240 000
2/1
nt
-
-
-
460 000
1111
460 000
8/1
nt
Khánh
-
-
1 695 978
1 695 678
16/1
nt
Px2
Băng dính
1532
50 000
50 000
9/1
nt
Khánh
Dung môi
1524
675 000
1111
675 000
Trong “Nhật biên mua hàng” có một số phiếu nhập kho có kí hiệu giống nhau. Nguyên nhân là do xí nghiệp có nhiều kho, mỗi kho có một quyển phiếu nhập riêng và đánh số thứ tự độc lập với nhau.
Cột “ tiền” trong phần thanh toán biểu thị những mặt hàng đã được chi trả, phần chưa thanh toán được phản ánh trong cột “ Có 3311”.
Trên cơ sở số liệu của cột “ Có 3311”, kế toán công nợ vào sổ chi tiết “ phải trả người cung cấp- 3311”. Dưới đây là ví dụ một trang sổ chi tiết tk 3311 tháng 1/2003 của xí nghiệp:
Diễn giải
Số dư đầu kì
Ghi Nợ tk 3311
Ghi Có tk 3311
Số dư cuối kì
Nợ
Có
Tk khác
Tiền
Tổng nợ
Tk khác
Tiền
Tổng có
Nợ
Có
Hãng Jaya
217 125 900
Khánh
Pc 18/1
1 658 664
1 658 664
23/1
3 217 910
3 217 910
Thuế
321 791
365 000
365 000
25/1
5 753 237
5 753 237
Thuế
575 323
2 198 000
2 198 000
26/1
2 576 343
2 576 343
Thuế
257 634
2 480 000
2 480 000
30/1
9 004 967
9 004 967
Thuế
900 497
Đợi
16/12
2 993 760
Pc 20/1
2 993 760
38/1
282 228
282 228
Thuế
28 223
Từ sổ chi tiết tài khoản 3311 vào Nhật kí chứng từ số 5:
Ví dụ về nhật kí chứng từ số 5:
Diễn giải
Số dư đầu kì
Ghi nợ tk 3311
Ghi Có tk 3311
Số dư cuối kì
Nợ
Có
Tk
Tiền
Tổng nợ
Tk
Tiền
Tổng có
Nợ
Có
Hãng Jaya
217 125 900
217 125 900
Khánh
6 635 724
1111
6 701 664
6 701 664
1532
1524
1331
65 940
3 043 686
152 183
3 261 809
3 195 869
Khái quát thành sơ đồ trình tự ghi sổ phần “ thanh toán với nhà cung cấp”:
Chứng từ gốc
Nhật biên mua hàng
Sổ chi tiết tài khoản 3311
Sổ cái tài khoản 3311
Nhật kí chứng từ số 5
c.2. Thanh toán với người mua:
* Hạch toán:
- Bán sản phẩm, hàng hoá, nvl thừa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ( cho thuê nhà kho…), khách hàng chưa thanh toán, căn cứ vào chứng từ gốc như hoá đơn bán hàng… kế toán ghi:
Nợ tk 131: Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán.
Có 5111, 51131, 51121, 51122: Số tiền chưa thuế.
Có 3331: VAT phải nộp ( nếu có) .
- Khi khách hàng thanh toán hoặc nhận tiền ứng trước của khách hàng, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi:
Nợ tk 1111, 1121: Khách hàng thanh toán bằng tiền hoặc số tiền khách hàng ứng trước.
Có tk 131: Số tiền đã nhận của khách hàng.
- Khi nhận số tiền nhiều hơn giá trị hàng giao cho khách theo thoả thuận của hai bên, xí nghiệp trả lại số thừa đó cho khách hàng bằng tiền kế toán ghi:
Nợ tk 131: Số tiền thừa trả lại cho khách.
Có tk 1111, 1121: Số tiền đã trả.
* Trình tự ghi sổ: Tương tự phần ghi sổ của phần thanh toán với nhà cung cấp.
Sơ đồ khái quát trình tự ghi sổ phần thanh toán với khách hàng:
Chứng từ gốc
Nhật kí chứng từ số 8
Bảng kê số 11
Sổ theo dõi thanh toán với khách hàng.
Sổ cái tài khoản 131
c.3. Phải trả nội bộ.
* Hạch toán:
- Khi có doanh thu xí nghiệp phải nộp cấp trên ( Tổng công ty vải sợi may mặc Miền Bắc) , căn cứ vào các quyết định kế toán ghi:
Nợ tk 1111, 1121: Số tiền thu được.
Có tk 336: Phải trả cấp trên.
- Khi xí nghiệp đã trả cấp trên các khoản phải trả bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ tk 336: Các khoản phải trả đã trả.
Có tk 1111, 1121: Tổng số tiền đã trả.
* Trình tự ghi sổ:
Từ các chứng từ gốc, kế toán vào sổ theo dõi thanh toán “ phải trả cấp trên” , sau đó căn cứ vào các số liệu này vào NKCT số 10 và cuối kì vào sổ cái tk 336 .
Sơ đồ khái quát trình tự ghi sổ phải trả nội bộ:
Chứng từ gốc
Sổ cái tài khoản 336
Nhật kí chứng từ số 10.
Sổ theo dõi thanh toán “ phải trả cấp trên” .
Nhận xét:
* Ưu điểm: Hạch toán phần công nợ tương đối rõ ràng. Xí nghiệp đã lựa chọn để áp dụng những mẫu sổ phù hợp với đặc điểm sản xuất – kinh doanh của mình. Ví dụ như sổ “ Nhật biên mua hàng” có thể cung cấp thông tin về những mặt hàng đã thanh toán bằng tiền, đồng thời cũng cung cấp những nghiệp vụ chưa thanh toán để vào sổ chi tiết.
* Nhược điểm: Do đôi khi có những phiếu nhập cùng số hiệu nên việc đối chiếu số liệu của “ Nhật biên mua hàng “ với chứng từ còn gặp khó khăn, khó tìm.
Nhận xét và kiến nghị.
I/ Về công tác tổ chức trong phòng kế toán:
Nhận xét:
Ưu điểm: Nhân sự trong phòng kế toán được bố trí phù hợp, mỗi nhân viên trong phòng đảm trách một công việc riêng biệt không chồng chéo lẫn nhau đồng thời lại có thể vừa kiểm tra chéo lẫn nhau.
Ví dụ: Trong phòng kế toán của xí nghiệp hiện tại có 1 trưởng phòng và 5 nhân viên, gồm có: kế toán hàng tồn kho, kế toán thanh toán, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng kiêm kế toán chi phí và tính giá thành, thủ quĩ. Kế toán công nợ có thể đối chiếu với kế toán hàng tồn kho xem tổng số tiền phải trả người bán vơí số hàng nhập kho có khớp nhau không? Hoặc kế toán thanh toán có thể đối chiếu với kế toán công nợ về các khoản tiền đã trả cho người bán hay đã nhận của người mua…
Trong quá trình thực tập tại phòng kế toán của xí nghiệp, em nhận thấy công việc kiểm tra đối chiếu giữa các kế toán với nhau diễn ra rất thường xuyên. Qua mỗi khâu các số liệu đều được kiểm tra, nếu thấy khớp nhau mới chuyển cho người khác làm giai đoạn tiềp theo. Công việc đó khiến cho việc kiểm tra trở nên dễ hơn so với phải kiểm tra cả một quá trình. Khi đó khối lượng số liệu cần kiểm tra nhiều hơn và tỉ lệ tìm ra những thiếu sót sẽ thấp hơn.
Nhược điểm: Hiện nay trong phòng kế toán, kế toán trưởng kiêm luôn kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do đó có thể sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lí và đào tạo các kế toán viên. Mỗi kế toán viên chỉ chuyên trách một hoặc hai phần hành nào đó dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra lẫn nhau khi phải đối chiếu, kiểm tra những phần khác. Trong điều kiện phòng kế toán thiếu nhân sự như hiện nay, khi một nhân viên kế toán nào đó nghỉ thì những người khác không làm thay phần công việc của kế toán đó được.
Kiến nghị: Theo ý kiến của em thì nên bố trí thêm nhân sự cho phòng kế toán để kế toán trưởng tập trung vào công việc quản lí, đào tạo các kế toán viên.
Mặt khác có thể tổ chức cho các kế toán viên làm luân phiên các phần hành trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi nhân viên trong phòng kế toán nên làm từ khâu đầu cho đến khâu vào nhật kí chứng từ trong phần hành người đó đảm nhận để thuận lợi trong quá trình theo dõi nhằm cung cấp những thông tin chính xác nhất cho nhà quản lí ra quyết định.
II/ Về công tác nghiệp vụ trong phòng kế toán:
( Phần này đã nêu cụ thể trong từng phần hành về ưu diểm, nhược điểm).
Kết luận.
Công tác kế toán là một phần không thể thiếu được trong hoạt động của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh, vì nó không chỉ cung cấp những thông tin về những sự kiện kinh tế đã diễn ra của một doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin quan trọng cho những nhà quản lí ra quyết định, nó phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại tài sản, nguồn vốn của một doanh nghiệp. Chính vì thế việc tìm hiểu, nghiên cứu để làm cho công tác kế toán ngày càng hoàn thiện hơn, thực hiện chức năng của nó một cách có hiệu quả nhất là điều hết sức cần thiết.
Qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung( tên giao dịch: TEXTACO), tuy còn một vài hạn chế nhưng xí nghiệp đã có những thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng với tình hình phát triển chung của xí nghiệp cũng như của tổng công ty vải sợi may mặc Miền Bắc.
Báo cáo trên đây được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Đức Vinh – giảng viên khoa kế toán- trường Đại học KTQD và các thầy cô trong khoa kế toán của trường cũng như sự giúp đỡ của các cô chú phòng kế toán, phòng hành chính và phòng kế hoạch của xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế của cá nhân người viết trong khi thời gian thực tập hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ dẫn của thầy cô giáo để em có thể khắc phục được những tồn tại trong báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2003.
Sinh viên: Đào Thị Mai Nga.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC702.doc