Các giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu
nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên
địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Từ thực trạng nêu trên, chúng tôi cho
rằng, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp, bao gồm cả các giải pháp cấp bách,
giải pháp lâu dài sau đây:
Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử
dụng đất đai từ trung ương đến địa phương;
tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời
chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm
chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác quản lý đất đai và giải quyết
tranh chấp, khiếu nại hành chính về đất đai.
Hai là, thường xuyên rà soát, hệ thống
hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp
luật về đất đai và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các
quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp
thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật về đất đai. Khi ban
hành pháp luật về đất đai, luôn phải quan
tâm tới vấn đề luật tục để đưa ra các quy
định phù hợp nhằm bảo đảm tính công bằng
trong sử dụng đất đai của đồng bào DTTS;
tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các
quy định về tài chính đất đai, chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, về trình tự, thủ
tục cưỡng chế thu hồi đất.
Ba là, tăng cường, đổi mới công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm,
trọng điểm. Tăng cường đối thoại với công
dân trong quá trình giải quyết khiếu nại, nhất
là khi triển khai thực hiện các dự án, giải
phóng mặt bằng, đền bù, giải tỏa. Tập trung
rà soát, thẩm tra lại để xem xét, giải quyết dứt
điểm các vụ việc khiếu nại phức tạp kéo
dài không để các khiếu nại, tố cáo tác động
xấu đến tình hình an ninh, trật tự, hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương.
Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho
cộng đồng dân cư và hộ gia đình (cần rà soát
lại các diện tích đất rừng do các tổ chức và cá
nhân chiếm giữ một cách không chính đáng
để giao lại cho cộng đồng dân cư (buôn,
làng), các hộ gia đình thuộc các DTTS trồng
rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
THÛÅC TRAÅNG KHIÏËU NAÅI VAÂ GIAÃI QUYÏËT KHIÏËU NAÅI
HAÂNH CHÑNH TRONG LÔNH VÛÅC ÀÊËT ÀAI TRÏN ÀÕA BAÂN
CAÁC TÓNH TÊY NGUYÏN
Lê Duyên Hà*
* ThS. Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk.
Thông tin bài viết:
Từ khoá:
đất đai, khiếu nại, khiếu nại
hành chính, giải quyết khiếu
nại hành chính trong lĩnh vực
đất đai.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 19/03/2017
Biên tập: 19/04/2017
Duyệt bài: 26/04/2017
Article Infomation:
Keywords:
land, complaint, administra-
tive complaint, settlement of
administrative complaint in
land administration.
Article History:
Received: 19 Mar. 2017
Edited: 19 Apr. 2017
Approved: 26 Apr. 2017
Tóm tắt:
Trong những năm qua, việc quản lý và sử dụng đất ở Tây Nguyên còn bộc
lộ nhiều yếu kém, bất cập như việc tổ chức khai thác, sử dụng đất đai nhiều
nơi còn chưa tốt; tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc
thiểu số (DTTS) vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đó cũng là nguyên nhân
gây ra xung đột, khiếu nại, tranh chấp về đất đai cần xử lý trong chiến lược
phát triển và điều hành quản lý của chính quyền các cấp ở Tây Nguyên. Bài
viết đánh giá thực trạng khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại hành chính
trong lĩnh vực đất đai, chỉ ra nguyên nhân hạn chế và đề xuất các giải pháp
bảo đảm giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn
các tỉnh Tây Nguyên hiện nay.
Abstract:
In recent years, the administration and use of land in the Central Highlands
have appeared weaknesses, shortcomings, particularly the arrangement of
exploitation, use of land in several localities are not in a proper manner; the
shortage of production land, residential land for ethnic minorities (EM) has
not been resolved thoroughly. This is also the cause of conflicts, complaints
and disputes on land, which need to be settled in a strategy of development
and management of the land administration at all levels in the Central High-
lands. This article provides assessments of the status of complaints and the
settlement of administrative complaints in the land sector, points out the
causes of the shortcomings and provides the measures to settle administrative
complaints in land administration in Central Highlands provinces.
43
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Thực trạng về khiếu nại và công tác
giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh
vực đất đai ở Tây Nguyên
Tây Nguyên là một trong những vùng
có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên,
đó là đất đai, rừng, nước và khoáng sản, có
diện tích tự nhiên là 54.641 km2, chiếm
16,8% diện tích cả nước, trong đó Kon Tum:
9.689,6 km2; Gia Lai: 15.536,9 km2; Đắk
Lắk: 13.125,4 km2; Đắk Nông: 6.515,6 km2;
Lâm Đồng: 9.773,5 km2 1.
Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế ở các
tỉnh Tây Nguyên tiếp tục phát triển tích cực,
đạt được nhiều kết quả thiết thực, đời sống
của nhân dân được cải thiện rõ nét, tình hình
chính trị, xã hội từng bước được ổn định...
Tuy nhiên, ở một số vùng, nhất là vùng biên
giới, vùng kinh tế mới, vùng đồng bào
DTTS, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn,
thiếu thốn, trình độ phát triển chậm so với
các vùng khác, tình hình khiếu nại về đất đai
ở vùng này đã và đang là vấn đề gây tác
động không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây
Nguyên, từ năm 2011 đến năm 2016, trên
toàn vùng Tây Nguyên đã phát sinh 45.138
quyết định hành chính (QĐHC) bị khiếu nại
trên tổng số 249.322 QĐHC trong quản lý
đất đai đã ban hành. Trong đó, QĐHC do Ủy
ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh ban hành bị
khiếu nại là 2.532; QĐHC do UBND cấp
huyện ban hành bị khiếu nại là 42.606, gồm
5.265 QĐHC giao đất cho thuê, thu hồi đất,
trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất; 15.760 QĐHC bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư; 21.324 QĐHC cấp hoặc thu
hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(QSDĐ); 257 QĐHC gia hạn2. Chỉ tính
riêng tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2011 đến năm
2016, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đã
tiếp nhận 3.221 vụ về khiếu nại đất đai;
7.893 vụ kiến nghị, phản ánh, chủ yếu là
kiến nghị, phản ánh về quản lý đất đai, chính
sách đền bù giải phóng mặt bằng. Trong 6
tháng đầu năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Đắk Lắk đã nhận được 100 đơn
thư, tiếp 65 lượt/65 công dân đến khiếu nại,
kiến nghị, phản ảnh chủ yếu tập trung ở lĩnh
vực đất đai như tranh chấp, khiếu nại, kiến
nghị về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất3.
Tỉnh Đắk Nông, từ năm 2012 đến năm
2016, tổng số vụ việc khiếu nại hành chính
(KNHC) thuộc thẩm quyền giải quyết là
l.217 vụ việc, trong đó năm 2012 là 332 vụ
việc, năm 2013 là 325 vụ việc, năm 2014 có
223 vụ việc, năm 2015 có 220 vụ việc4. Các
vụ việc khiếu nại về đất đai chủ yếu tập
trung liên quan đến thực hiện các thủ tục
hành chính về đất đai, chính sách đền bù, thu
hồi đất; thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, tranh chấp đất đai.
Trong năm 2015, các ngành chức
năng tỉnh Kon Tum đã tiếp nhận 1.070 đơn,
giảm 51 đơn (4,5%) so với năm 2014. Trong
đó có 171 đơn khiếu nại, 829 đơn kiến nghị
phản ánh. Nội dung đơn tập trung vào các
lĩnh vực: đất đai, nhà cửa, tài sản, bồi
thường tái định cư, vi phạm pháp luật, chế
độ chính sách... Đơn thuộc thẩm quyền giải
1 Xem Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
2 Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên năm 2015, Buôn Ma
Thuột, 2016.
3 Theo Báo cáo số 15/BC-UBND, ngày 27/01/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng,
chống tham nhũng.
4 Theo Báo cáo số 643/BC-UBND, ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về tình hình, kết quả công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2012 -2016, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
quyết là 558/1070 đơn, chiếm tỷ lệ 52,2%,
bao gồm 68 đơn khiếu nại, 472 đơn kiến
nghị, phản ánh5.
Để giải quyết tình hình trên, lãnh đạo
các cấp, các ngành chức năng trên địa bàn
các tỉnh Tây Nguyên đã chỉ đạo, lãnh đạo và
tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu
nại về đất đai, thực hiện tốt công tác tiếp
công dân; các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh
đều được ghi chép đầy đủ, thực hiện giải
thích, hướng dẫn công dân theo quy định.
Đã có sự tham gia phối hợp tích cực của các
ban, ngành đoàn thể, do vậy việc giải quyết
các yêu cầu của công dân đã tạo được sự
đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả, từ đó đã
góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, đảm
bảo quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân,
tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản
lý nhà nước về đất đai, đồng thời góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như
củng cố lòng tin của nhân dân đối với các
cấp chính quyền.
Tổng số đơn giải quyết khiếu nại hành
chính về đất đai trên toàn tỉnh Đắk Lắk
trong 5 năm (2011 -2015) là 2.887
đơn/2.567 vụ việc, đạt 98%; trong đó, giải
quyết bằng QĐHC là 1.768 vụ việc, thông
qua hòa giải thuyết phục là 799 vụ việc.
Riêng số vụ việc khiếu nại, kiến nghị, tranh
chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
UBND tỉnh từ năm 2011- 2015 là 325 vụ;
số vụ việc được giải quyết thông qua giải
thích, thuyết phục có 144 vụ; giải quyết
bằng QĐHC là 181 vụ (trong đó đã ban
hành quyết định giải quyết 160 vụ, báo cáo
kết quả xác minh 08 vụ, đang xem xét giải
quyết 13 vụ). Trong 160 vụ việc giải quyết
bằng QĐHC có 07 vụ khiếu nại đúng; 147
vụ khiếu nại sai; 06 vụ khiếu nại đúng một
phần; qua giải quyết khiếu nại đã khôi phục
quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân
32.001,3m2 đất. Chỉ tính riêng năm 2015,
đã có 128 đơn/128 vụ khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND, đã giải quyết
xong 117 đơn/117 vụ, qua giải quyết khiếu
nại đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp
cho người khiếu nại 4.572,3m2 đất6.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 2013-
2016), chính quyền các cấp cùng đã có
nhiều nỗ lực trong tiếp nhận và giải quyết
khiếu nại về đất đai, toàn tỉnh tiếp nhận hơn
2.800 đơn khiếu nại, đã giải quyết 1.700
đơn, chiếm 98,5%. Qua giải quyết khiếu nại,
đã thu hồi cho Nhà nước 36.200m2 đất, trả
lại cho người dân 540 m2 đất, đền bù cho
người dân số tiền hơn 78 triệu đồng7.
Về tiếp công dân, năm 2015, toàn tỉnh
Kon Tum đã tiếp 697 lượt/791 người đến
khiếu nại, kiến nghị, phản ánh (giảm 36,8%
lượt so với năm 2014). Nội dung công dân
đến khiếu nại, kiến nghị phản ánh tập trung
chủ yếu vào các lĩnh vực đất đai; đền bù nhà
cửa, tài sản; chế độ chính sách; bồi thường
tái định cư. Cơ quan tiếp công dân đã hướng
dẫn làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền giải
quyết 177 lượt, giải thích cho nhân dân hiểu
về những vấn đề vướng mắc 520 lượt. Cơ sở
vật chất phục vụ tiếp công dân ngày càng
được đầu tư nâng cấp; đội ngũ công chức
tiếp công dân được tuyển chọn, bố trí phù
5 Xem Thái Văn Ngọc, Kon Tum nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Trang thông
tin Ban Nội chính Trung ương, ngày 19/12/2015.
6 Theo Báo cáo số 566/ BC-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về tổng kết thực hiện pháp luật về thanh
tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng từ năm 2011 đến năm 2014.
7 Theo Báo cáo số 139/BC-UBND, ngày 24/10/2016, của UBND tỉnh về tổng kết 04 năm thi hành Luật Khiếu nại,
Luật Tố cáo trên địa bàn tỉnh.
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
hợp, thường xuyên được tập huấn nâng cao
kiến thức, kỹ năng tiếp công dân, thái độ
làm việc tận tình, chu đáo. Thông qua công
tác tiếp công dân đã giải quyết được nhiều
vấn đề phức tạp.
Cũng trong năm 2015, tỉnh Kon Tum
đã giải quyết 516/558 đơn thuộc thẩm
quyền, đạt tỷ lệ 92,5%. Về kết quả giải quyết
đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh,
UBND tỉnh Kon Tum đã giao Chủ tịch
UBND thành phố Kon Tum hủy bỏ phương
án bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định
pháp luật đối với 01 hộ dân; kiểm tra và lập
phương án bồi thường, hỗ trợ đối với diện
tích đất 804,7m2 tại khu quy hoạch Nam
Đăk Bla theo đúng quy định hiện hành, tổ
chức kiểm điểm, có hình thức xử lý kỷ luật
đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm8.
Tỉnh Đắk Nông, từ năm 2012 đến năm
2016, số vụ việc đã giải quyết xong là 1.193
vụ việc, đạt 98%. Trong năm 2016, Thanh
tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức
03 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 15 đơn
vị. Khi thanh tra việc quản lý, sử dụng đất
của 13 đơn vị được Nhà nước cho thuê đất
để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn, lực lượng chức năng đã phát hiện
nhiều đơn vị đã có các vi phạm như không
sử dụng đất đúng mục đích, tiến độ sử dụng
đất chậm, quản lý lỏng lẻo để người dân lấn
chiếm. Qua thanh tra, lực lượng chức năng
đã kiến nghị thu hồi gần 1.800 ha đất của 12
đơn vị và ra quyết định xử phạt hành chính
số tiền 3 triệu đồng9.
Từ năm 2012 đến năm 2016, Sở Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng
đã thẩm tra, xác minh và tham mưu cho
UBND tỉnh giao giải quyết trên 621 đơn
khiếu nại (lần 2) về đất đai, trong đó giải
quyết bằng QĐHC 532 đơn, giải thích và
thuyết phục người khiếu nại rút lại 67
trường hợp trong tổng số 1.665 đơn nhận
được (trung bình 170 đơn/năm)10.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu
trên, công tác tiếp dân ở một số địa phương
vùng Tây Nguyên còn bộc bộ một số bất cập
sau đây:
- Công tác tiếp dân ở một số địa
phương chưa được tổ chức tốt, thiếu gắn kết
giữa công tác tiếp công dân với việc giải
quyết khiếu nại, nhất là ở cấp huyện, sở,
ngành; lãnh đạo một số bộ, ngành chưa thực
hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định;
việc thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp
công dân còn chậm, nhất là khâu kiện toàn
đội ngũ cán bộ. Nhiều vụ việc khiếu nại về
đất đai giải quyết còn chậm, để công dân
khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, một số vụ việc
giải quyết không đúng chính sách, pháp luật
và phù hợp với thực tế nên không giải quyết
dứt điểm được.
- Nhiều địa phương chỉ chú trọng đến
việc giải quyết hết thẩm quyền mà chưa
quan tâm đến giải quyết dứt điểm vụ việc.
Điều đáng nói, vẫn còn hiện tượng giải
quyết né tránh, đùn đẩy, thấy sai nhưng
không chịu sửa làm cho việc giải quyết lòng
vòng, kéo dài, cá biệt có cơ quan không thực
hiện đúng trách nhiệm, thẩm quyền được
giao, có hành vi bao che, cố ý làm sai... nên
người dân tiếp tục khiếu nại. Người khiếu
nại tiếp tục gửi đơn với thái độ rất bức xúc
8 Xem Thái Văn Ngọc, Kon Tum nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tlđd.
9 Theo Báo cáo số 643/BC-UBND, ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh về tình hình, kết quả công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo từ năm 2012 -2016, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
10 Theo Báo cáo số 210/BC-UBND, ngày 22/11/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về tổng kết 4 năm thi hành Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
hoặc quay sang tố cáo chính quyền cố tình
bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của
người dân đối với chính quyền.
- Công tác nắm tình hình khiếu nại, tố
cáo, theo dõi, thống kê các vụ việc khiếu nại
về lĩnh vực đất đai chưa chính xác, chưa kịp
thời, còn bị động, lúng túng trong chỉ đạo xử
lý tình huống; kế hoạch giải quyết ở các cấp
chưa cụ thể, từng cấp chưa làm đầy đủ trách
nhiệm, còn bị động đối phó, chưa giải quyết
các vấn đề cơ bản, nhất là cơ chế, chính sách
và trong chỉ đạo điều hành, số lượng vụ việc
khiếu nại, tố cáo tồn đọng vẫn nhiều; những
vụ việc phát sinh mới có nơi chưa giải quyết
kịp thời.
- Một bộ phận nhân dân do nhận thức
còn hạn chế, nên khi vụ việc khiếu nại đã
được giải quyết nhiều lần với nhiều biện
pháp khác nhau, cơ bản là đúng chính sách,
pháp luật, có lý, có tình nhưng vẫn không
chấp nhận kết quả giải quyết, thậm chí có
những phản ứng tiêu cực, cố chấp, gây rối
trật tự.
2. Nguyên nhân của những hạn chế về
khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại
hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Tây
Nguyên
Tình trạng khiếu nại hành chính về đất
đai nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó chủ yếu là do các
nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, chính sách, pháp luật về đất
đai chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường,
đặc biệt là chính sách tài chính đất đai chưa
điều tiết hoặc đã điều tiết, phân phối nhưng
chưa hợp lý phần giá trị tăng thêm mang lại
từ đất khi sử dụng đất cho các dự án đầu tư
như trong công tác thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu
hồi. Các chính sách liên quan đến lợi ích của
người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là
về giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay
đổi, có sự chênh lệch lớn giữa các địa
phương; cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ
chưa nhất quán nên khó thực hiện.
Thứ hai, nhiều địa phương chưa làm
tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động
thuyết phục, giải thích, hòa giải ngay từ cơ
sở, chưa tập trung giải quyết khiếu nại ngay
từ đầu đối với việc triển khai thực hiện dự
án liên quan đến đất đai; cấp ủy chính
quyền một số nơi chưa coi trọng sự lãnh
đạo, chỉ đạo, chưa phát huy hết sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong
việc giải quyết khiếu nại, có nơi có biểu
hiện coi nhẹ ý dân, coi trọng các biện pháp
hành chính, pháp luật, nóng vội, chủ quan,
áp đặt, quan tâm nhiều đến mục tiêu phát
triến kinh tế - xã hội mà thiếu quan tâm,
chăm lo đến đời sống dân sinh, ổn định
cuộc sống, đến vấn đề chuyển đổi nghề, tạo
việc làm, tái định cư.
Thứ ba, chính quyền các tỉnh Tây
Nguyên đã thu hồi đất của người dân để giao
cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây
dựng khu đô thị, thương mại, du lịch, dịch
vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
đường giao thông, công trình thủy lợi...
nhưng sau đó được Nhà nước đầu tư cơ sở
hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) nên
giá trị đất tăng cao, làm phát sinh các vụ
tranh chấp đất, khiếu nại liên quan đến việc
bồi thường.
Thứ tư, do nhận thức của người dân về
sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định
của pháp luật; vẫn còn tồn tại các phong tục,
tập quán truyền thống, luật tục với những
quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa
được loại bỏ trong tiềm thức của một bộ
phận dân chúng vốn ít có điều kiện tiếp xúc
với pháp luật (đặc biệt là những người dân
sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, vùng
căn cứ cách mạng, vùng biên giới). Một bộ
phận nhân dân có ý thức chấp hành chưa
cao, nên có những yêu cầu, đòi hỏi không
đúng hoặc vượt quá quy định của pháp luật.
Vẫn tồn tại quan niệm đất đai là của ông cha,
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 10(338) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
tổ tiên để lại. Chính vì nhận thức không
đúng này nên trong điều kiện kinh tế thị
trường, đất đai ngày càng trở lên có giá thì
tình trạng đòi lại đất của ông cha ngày càng
gia tăng.
Thứ năm, do nguồn gốc sử dụng đất
của người dân không được xác định rõ ràng.
Nhiều diện tích là đất lấn chiếm, phá rừng,
quá trình sử dụng đất không liên tục Có
một số vụ việc khiếu nại về nhà, đất do lịch
sử để lại như đòi lại đất nông nghiệp đưa vào
hợp tác xã, nông trường sản xuất, sau đó giải
thể, trả lại đất cho nông dân, đất sản xuất của
dân nhưng sau đó đưa vào các nông - lâm
trường quốc doanh và nay cổ phần hóa.
Thứ sáu, do việc cho thuê, cho mượn,
cầm cố đất đai trong nội bộ nhân dân, việc
đưa đất đai, lao động vào các tập đoàn sản
xuất, các nông - lâm trường, không có hoặc
không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách;
việc trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu
hồi đất không có quyết định, chưa bồi
thường hoặc đã bồi thường nhưng việc lưu
giữ giấy tờ, hồ sơ không đầy đủ nên không
có cơ sở để xác định khi diễn ra tranh chấp,
khiếu nại.
Thứ bảy, đội ngũ cán bộ làm công tác
giải quyết khiếu nại ở cơ sở còn thiếu, yếu
năng lực chuyên môn, giải quyết thiếu thỏa
đáng và làm cho người dân đi khiếu nại
nhiều lần và gửi đơn vượt cấp. Giải quyết
khiếu nại còn để xảy ra thiếu sót, sai phạm
hoặc thực hiện thiếu công khai, dân chủ,
công bằng, dẫn đến người dân không chấp
nhận, có trường hợp còn bức xúc dẫn đến tố
cáo việc làm sai của cán bộ hoặc tập hợp
đông người khiếu nại gay gắt. Một số cán bộ
lợi dụng, tham nhũng, tiêu cực nhưng không
bị xử lý nghiêm minh. Việc thu hồi đất, giao
đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
QSDĐ còn để xảy ra sai sót, không theo quy
hoạch và quy định của pháp luật.
Thứ tám, công tác giám sát của cơ
quan dân cử, của các tổ chức chính trị - xã
hội đối với cơ quan hành chính tư pháp
trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại
chưa được tiến hành thường xuyên. Công
tác giải quyết khiếu nại còn nhiều hạn chế,
bất cập từ việc tiếp công dân, xử lý đơn thư,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức thực
hiện quyết định giải quyết. Tài liệu để giải
quyết khiếu nại là hệ thống dữ liệu lưu trữ
đất đai đã qua nhiều thời kỳ nên không còn
chính xác, nhất là bản đồ địa chính qua
nhiều biến động nên cơ sở pháp lý giải quyết
không đảm bảo.
3. Các giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu
nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên
địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Từ thực trạng nêu trên, chúng tôi cho
rằng, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp, bao gồm cả các giải pháp cấp bách,
giải pháp lâu dài sau đây:
Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử
dụng đất đai từ trung ương đến địa phương;
tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời
chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm
chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác quản lý đất đai và giải quyết
tranh chấp, khiếu nại hành chính về đất đai.
Hai là, thường xuyên rà soát, hệ thống
hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp
luật về đất đai và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các
quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp
thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật về đất đai. Khi ban
hành pháp luật về đất đai, luôn phải quan
tâm tới vấn đề luật tục để đưa ra các quy
định phù hợp nhằm bảo đảm tính công bằng
trong sử dụng đất đai của đồng bào DTTS;
tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các
quy định về tài chính đất đai, chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, về trình tự, thủ
tục cưỡng chế thu hồi đất.
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 10(338) T5/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Ba là, tăng cường, đổi mới công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm,
trọng điểm. Tăng cường đối thoại với công
dân trong quá trình giải quyết khiếu nại, nhất
là khi triển khai thực hiện các dự án, giải
phóng mặt bằng, đền bù, giải tỏa. Tập trung
rà soát, thẩm tra lại để xem xét, giải quyết dứt
điểm các vụ việc khiếu nại phức tạp kéo
dài không để các khiếu nại, tố cáo tác động
xấu đến tình hình an ninh, trật tự, hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương.
Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho
cộng đồng dân cư và hộ gia đình (cần rà soát
lại các diện tích đất rừng do các tổ chức và cá
nhân chiếm giữ một cách không chính đáng
để giao lại cho cộng đồng dân cư (buôn,
làng), các hộ gia đình thuộc các DTTS trồng
rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng).
Bốn là, cần tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai,
phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu
kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các
trường hợp vi phạm; nâng cao chất lượng,
hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện
của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng
thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp,
khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.
Năm là, chú trọng thực hiện công
khai, dân chủ, công bằng bảo đảm quyền và
lợi ích của người dân có đất bị thu hồi. Thực
hiện tốt việc tái định cư, tạo việc làm cho
người có đất bị thu hồi; xử lý hài hòa mối
quan hệ lợi ích giữa người sử dụng đất, Nhà
nước và nhà đầu tư. Tăng cường hoạt động
lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và
chỉnh lý các giấy chứng nhận QSDĐ để
không còn những sai sót dễ dẫn đến các
tranh chấp đất đai.
Sáu là, nâng cao trình độ, nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý đất đai ở các cấp, nhất là
ở cơ sở và ổn định đội ngũ cán bộ này. Khắc
phục ngay tình trạng cán bộ quản lý về đất
đai yếu chuyên môn, kém đạo đức; khắc
phục cơ chế phân cấp nhưng không gắn với
cơ chế giám sát việc thực thi pháp luật.
Củng cố hội đồng giải quyết khiếu nại, tố
cáo ở cấp huyện để đủ sức tham mưu cho
UBND cấp huyện giải quyết dứt điểm các
tranh chấp đất đai.
Bảy là, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt
Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008
và Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Theo đó, chú trọng phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác
giải quyết khiếu nại về đất đai; phát huy vai
trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng; vai trò
quản lý, chỉ đạo, điều hành, tiếp dân, quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính trong
lĩnh vực đất đai của các cấp chính quyền; vai
trò tham mưu trong việc tiếp dân, xử lý đơn
thư, giải quyết khiếu nại của các ngành; vai
trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội ở địa phương.
Tám là, trong thời gian tới, cần xây
dựng chính sách cho Tây Nguyên theo
hướng tổng thể, có nhiều nội dung, giải
quyết nhiều mục tiêu với nguồn lực đủ mạnh
cho từng vùng để triển khai thực hiện. Giảm
bớt các đầu mối quản lý, tránh tình trạng có
nhiều cơ chế, chính sách chồng chéo như
hiện nay. Nhất là ưu tiên giải quyết đất sản
xuất, đất ở, nước sinh hoạt, đào tạo nguồn
nhân lực, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao
động; thực hiện chính sách giao đất, giao
rừng cho cộng đồng người DTTS quản lý để
phát triển trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai
thác rừng hợp lý, hiệu quả; hỗ trợ phát triển
sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp; hỗ trợ đầu tư nâng cấp
và xây dựng mới hồ chứa nước, công trình
thủy lợi; hỗ trợ khai hoang mở rộng diện
tích đất sản xuất n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_kieu_nai_va_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_trong.pdf