Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh tại bệnh viện phụ sản nhi bán công Bình Dương - 2009

KẾT LUẬN - Tỉ lệ khởi đầu NCBSM trong vòng 1 giờ sau sinh là 29,7%. - Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh là 19,8%. - Một số yếu tố thuộc về kiến thức, thái độ, thực hành, kinh tế - xã hội, và dịch vụ chăm sóc y tế sản khoa liên quan đến NCBSM lần đầu sớm và NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh bao gồm: cách sinh (sinh ngã âm đạo), thời điểm đưa ra dự định loại sữa nuôi trẻ sơ sinh (trước khi có thai), đối tượng có mẹ chồng chọn cách NCBSM hoàn toàn, đối tượng có niềm tin rằng khối lượng sữa mẹ là đủ cho nhu cầu của trẻ, đối tượng có hiểu biết về chế độ ăn tốt nhất với trẻ dưới 6 tháng. KHUYẾN NGHỊ Các bệnh viện có khoa Phụ Sản dù không phải là bệnh viện bạn hữu trẻ em cũng nên bố trí cán bộ tư vấn, đặc biệt là hướng dẫn, giúp đỡ bà mẹ sau sinh cách cho con bú sữa non. Trong trường hợp sinh mổ, bệnh viện cũng nên tạo điều kiện để bé nằm cạnh mẹ sớm, bố trí cán bộ hỗ trợ bà mẹ cho con bú, động viên bà mẹ tin tưởng cho con bú sữa non sớm trừ khi có chống chỉ định tuyệt đối NCBSM. Truyền thông đại chúng cần nhấn mạnh nội dung NCBSM hoàn toàn, giúp cho người dân hiểu đúng về thực hành NCBSM, phân biệt rõ 3 nhóm thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong những tháng đầu đời (NCBSM hoàn toàn, nuôi con bằng sữa thay thế hoàn toàn, và nuôi con vừa bằng sữa mẹ vừa bằng sữa thay thế). Truyền thông và tư vấn NCBSM cần chú ý đối tượng là người mẹ chồng, vì vai trò rất lớn của họ trong thực hành NCBSM của con dâu, theo văn hóa Á Đông.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh tại bệnh viện phụ sản nhi bán công Bình Dương - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 366 THỰC TRẠNG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG THỜI GIAN NẰM VIỆN SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÁN CÔNG BÌNH DƯƠNG - 2009 Huỳnh Văn Tú1, Nguyễn Vũ Linh1 TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Cho trẻ bú mẹ ngay trong giờ ñầu và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng ñầu là mục tiêu toàn cầu nhằm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mô hình Bệnh viện Bạn hữu trẻ em có ảnh hưởng rõ rệt ñến hành vi nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở sản khoa ngoài công lập ở nước ta. Mục tiêu: Xác ñịnh tỷ lệ trẻ bú mẹ trong giờ ñầu, bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh và các yếu tố liên quan tại một cơ sở sản khoa ngoài công lập. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Tám mươi ba ñối tượng thỏa mãn ñiều kiện nghiên cứu ñược phỏng vấn 3 lần và quan sát các hành vi liên quan ñến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Số liệu ñược thu thập tại bệnh viện Phụ Sản Nhi bán công Bình Dương trong tháng 11 và 12 năm 2009. Kết quả: Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong giờ ñầu là 29,7%, bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh là 19,8% và các yếu tố liên quan bao gồm: sinh ngã âm ñạo, niềm tin có ñủ sữa mẹ, quyết ñịnh chọn loại sữa nuôi con trước khi sinh, tác ñộng của mẹ chồng, có kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Kết luận: Cơ sở sản khoa cần tạo ñiều kiện và hướng dẫn sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh. Về lâu dài, cần ñẩy mạnh các biện pháp can thiệp dựa trên cộng ñồng ñặc biệt là truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm cải thiện tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Từ khóa: Nuôi con bằng sữa mẹ, thời gian nằm viện sau sinh. ABSTRACT CURRENT SITUATION ON BREASTFEEDING DURING POSTNATAL HOSPITALIZATION AT BINH DUONG SEMI-GOVERNMENT HOSPITAL - 2009 Huynh Van Tu, Nguyen Vu Linh. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 366 - 370 Background: Initiation of breastfeeding in the first hour and exclusive breastfeeding for the first 6 months of life are global public health goals aimed at reducing infant morbidity and mortality. In Vietnam, Baby Friendly Hospital Initiative could have influences on breastfeeding practices. However, little is known on bresatfeeding practices at non-government hospitals in Vietnam. Objectives: To determine proportion of breastfeeding initiation in the first hour, exclusive breastfeeding during postnatal hospitalization, and factors related to exclusive breastfeeding practices. Materials and Methods: Cross sectional survey. Eighty-three subjects met the study criteria were interviewed 3 times and observed during hospitalization on their breastfeeding practices. Data collection was carried out at Binh Duong semi-government Pediatric Obstetrics hospital, Binh Dương Province (Nov.- Dec. 2009) Results: Proportion of breastfeeding initiation in the first hour and exclusive breastfeeding during postnatal hospitalization were 29.7% and 19.8% respectively. Related factors of exclusive breastfeeding practices are way of birth; prenatal decision on kind of feeding milk; advice of mother 1 Viện vệ sinh Y tế công công Tp.HCM Địa chỉ liên lạc: ThS Huỳnh Văn Tú, ĐT: 38559503-284, Email: huynhvantu@ihph.org.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 367 in-law; the mother’s believe on her own breast milk which is enough for the baby needs; knowledgeable about infant nutrition and feeding. Conclusions: During postnatal hospitalization, supporting activities for breast feeding practices and long-term community-based interventions specially in Information Education Communication, in partnership with existing health care systems, may be needed to improve communitywide exclusive breastfeeding rates. Keywords: Breastfeeding, the period of postnatal hospitalization. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc dinh dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ñặc biệt là bú mẹ trong giờ ñầu, bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh và 6 tháng ñầu ñời(9) là yếu tố quyết ñịnh ñối với sức khỏe và sự sống còn của trẻ(17,18). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi ñồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng ñầu cuộc ñời vì những lợi ích thiết thực và không thể thay thế của nó(7). Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trung bình trên toàn thế giới không quá 35%(18). Tại Việt Nam, số liệu về NCBSM rất khác biệt nhau(2,3,16). Bên cạnh ñó, có nhiều yếu tố tác ñộng ñến việc NCBSM mà ñáng kể là mô hình Bệnh viện bạn hữu trẻ em ñã ñược triển khai rộng rãi trên toàn quốc và ở nhiều quốc gia trên thế giới(1,12) ñã cho thấy những hiệu quả tích cực trong việc nâng cao kiến thức thái ñộ và thực hành của cộng ñồng. Tuy nhiên, thực trạng NCBSM và các yếu tố liên quan tại nhiều cơ sở sản khoa ñặc biệt là những cơ sở ngoài công lập vẫn chưa nghiên cứu. Vì vậy, tác giả ñã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang về thực trạng NCBSM tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi bán công Bình Dương tháng 11-12/2009 với mục tiêu: - Xác ñịnh tỉ lệ nuôi bằng sữa mẹ lần ñầu trong vòng 1 giờ sau sinh. - Xác ñịnh tỉ lệ nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh. - Xác ñịnh các yếu tố về kiến thức, thái ñộ, thực hành, kinh tế - xã hội, và dịch vụ chăm sóc y tế sản khoa có liên quan ñến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là những thai phụ ñồng ý tham gia nghiên cứu, có dấu hiệu chuyển dạ sinh con tại bệnh viện và có thời gian thường trú hay tạm trú tại ñịa bàn tỉnh Bình Dương ít nhất 6 tháng, ñồng ý tham gia nghiên cứu và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại ra nào. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế theo kiểu cắt ngang, với cỡ mẫu là 83, tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với một ñộ chính xác tuyệt ñối. n = z21- α/2 P (1-P)/d2. Giá trị P ñược chọn là tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh, theo một nghiên cứu năm 2004 tại Quảng Xương, Thanh Hóa(4), với P = 83,6%, mức ý nghĩa α = 0,05 thì z1- α/2 = 1,96, chọn ñộ chính xác d = 0,08. Tất cả ñối tượng thỏa mãn ñiều kiện nghiên cứu ñược phỏng vấn dựa theo bảng câu hỏi 3 lần: trước sinh, sau sinh và trước khi xuất viện, ñồng thời phát “Phiếu ghi nhận tình hình nuôi con trong thời gian nằm viện sau sinh” cho mỗi ñối tượng và giải thích, hướng dẫn cách ghi các thông tin trên phiếu (cán bộ nghiên cứu kiểm tra ghi chép thông tin hàng ngày, ñảm bảo chính xác, ñầy ñủ). Công cụ thu thập số liệu bao gồm bảng câu hỏi phỏng vấn, Phiếu ghi nhận tình hình nuôi con trong thời gian nằm viện sau sinh Số liệu thu thập ñược kiểm tra và nhập liệu sử dụng MS Excel và ñược làm sạch, mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. KẾT QUẢ Có tất cả 91 bà mẹ thỏa mãn ñiều kiện nghiên cứu ñược thu thập thông tin và xử lý. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 368 Tỉ lệ khởi ñầu NCBSM sớm và NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh Biến số N=91 % Nuôi trẻ ăn trong vòng 1 giờ sau sinh Sữa mẹ 27 29 Sữa khác 12 13 Không cho bú 52 57 Khởi ñầu NCBSM sớm Trong vòng 1 giờ 27 29 Sau 1 giờ 64 70 NCBSM trong thời gian nằm viện sau sinh Sữa mẹ hoàn toàn 18 19 Sữa thay thế hoàn toàn 4 4 Sữa mẹ và sữa thay thế 69 75 Nhận xét: - 29,7% số ñối tượng cho con bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ ñầu sau sinh, - 19,8% số ñối tượng NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh - Hơn 75% số ñối tượng nuôi con bằng cả 2 loại sữa: sữa mẹ và sữa thay thế trong thời gian nằm viện sau sinh Liên quan giữa một số yếu tố với tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh. Đặc trưng NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh (N=91) Có Không X2 P Sinh ngã âm ñạo 16(20,3) 63 (79,7) 0.00 >0,05 Cách sinh Sinh mổ 2 (16,7) 10 (83,3) Sữa mẹ hoàn toàn 18 (26,5) 50 (73,5) 6,01 <0,05 Sở thích bà nội Thức ăn khác 0 (0,0) 23 (100,0) Đủ nhu cầu trẻ 10 (41,7) 14 (58,3) 9,84 <0,05 Niềm tin vào khối lượng sữa Không ñủ 8 (11,9) 59 (88,1) Hiểu biết về dinh dưỡng cho trẻ < 6tháng Sữa mẹ hoàn toàn 15 (27,8) 39 (72,2) 4,18 <0,05 Thức ăn khác 3 (8,1) 34 (91,9) Nhận xét: - Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh cao hơn nhóm ñối tượng có mẹ chồng NCBSM hoàn toàn (26,5%) so với nhóm có mẹ chồng không NCBSM hoàn toàn (0%), có ý nghĩa thống kê. - Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh cao hơn nhóm ñối tượng có niềm tin rằng khối lượng sữa mẹ là ñủ cho nhu cầu của trẻ (41,7%) so với nhóm không tin họ có ñủ sữa (11,9%), có ý nghĩa thống kê. - Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh cao hơn nhóm ñối tượng có hiểu biết về chế ñộ ăn tốt nhất với trẻ dưới 6 tháng (27,8%) so với nhóm không biết ñiều này (8,1%), có ý nghĩa thống kê. Liên quan giữa một số yếu tố với tỉ lệ NCBSM lần ñầu sớm. Đặc trưng Khởi ñầu NCBSM sớm (N=91) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 369 Có Không X2 P Cách sinh Sinh ngã âm ñạo Sinh mổ 27 (34,2) 0 (0,0) 52 (65,8) 12 (100,0) 4,309 <0,05 Thời ñiểm ñưa ra dự ñịnh loại sữa nuôi trẻ Trước khi có thai Trong thời gian mang thai 17 (40,5) 10 (20,4) 25 (59,5) 39 (79,6) 4,365 <0,05 Nhận xét: - Tỉ lệ NCBSM lần ñầu sớm trong nhóm ñối tượng sinh ngã âm ñạo (34,2%) cao hơn so với nhóm sinh mổ (0%), có ý nghĩa thống kê. - Tỉ lệ NCBSM lần ñầu sớm trong nhóm ñối tượng có dự ñịnh loại sữa nuôi trẻ tại thời ñiểm trước khi có thai (40,5%) cao hơn so với nhóm có dự ñịnh trong thời gian mang thai (20,4%), có ý nghĩa thống kê. - Các yếu tố khác không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Bình Dương là tỉnh ở miền Đông Nam bộ, có nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiều năm qua. Bình Dương có tổng dân số là 1.072.000 người (năm 2008)(14)), gồm 1 thị xã và 6 huyện, với tổng số 6 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Bệnh viện Phụ Sản Nhi bán công Bình Dương là một bệnh viện chuyên khoa Phụ Sản Nhi ngoài công lập, với tổng số ca sinh năm 2008 là 5026, trong ñó số sinh mổ là 993, chiếm tỉ lệ 19,76%. Bệnh viện chưa ñăng ký xây dựng theo mô hình “Bệnh viện bạn hữu trẻ em” nên Ban giám ñốc bệnh viện chỉ tạo ñiều kiện ñể bé và mẹ ñược nằm gần nhau trong vòng 1 giờ ñầu sau sinh, còn việc quyết ñịnh nuôi trẻ bằng thức ăn gì trong thời gian nằm viện sau sinh là tùy chọn của mỗi bà mẹ và gia ñình của họ(5). Tỉ lệ khởi ñầu sớm NCBSM trong nghiên cứu này là 29,7%. Tỉ lệ này thấp hơn số liệu của Việt Nam năm 2006 (58%), cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới (78-90%), nhưng nằm trong phạm vi dao ñộng 27-59% ở các nước phát triển(15). Một số cách giải thích khác của tỉ lệ thấp NCBSM lần ñầu sớm ở ñây có thể là do không có vai trò tác ñộng thúc ñẩy NCBSM của bệnh viện bạn hữu trẻ em. Thêm vào ñó, mặc dù không ñược khảo sát trong nghiên cứu này, nhưng tác ñộng của quảng cáo sữa thay thế mạnh hơn nhiều so với thông tin giới thiệu về NCBSM trên phương tiện truyền thông ñại chúng, cũng có thể giải thích tỉ lệ khởi ñầu NCBSM sớm không cao. Ngoài ra, quan sát trong thời gian nghiên cứu, nữ hộ sinh trong các tua trực sinh bận nhiều công việc chuyên môn nên thiếu thời gian ñể ñưa bé vào nằm cạnh mẹ và tích cực hướng dẫn cho trẻ bú mẹ lần ñầu. Thêm vào ñó, với những ca sinh mổ (mổ gây tê), mẹ nằm trong khu vực hồi sức hậu phẫu, trẻ ñược gửi dưỡng nhi trong ít nhất 12 giờ sau sinh, nên các bé này hầu như ñều ñược bú lần ñầu là sữa thay thế. Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh là 19,8%, thấp hơn nhiều so với số liệu tại nhiều quốc gia, dao ñộng trong khoảng 50-85%(7,13), cũng như tại chính Việt Nam, 61,3%(4). Có nhiều cách lý giải cho sự khác biệt này. Thứ nhất, trong nghiên cứu này, tỉ lệ NCBSM lần ñầu sớm ñã thấp hơn mức của bình quân cả nước (29,7% so với 58%), nên tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh không thể cao. Thứ hai, cũng có thể do không có vai trò của bệnh viện bạn hữu trẻ em ở ñây. Do ñó, bà mẹ thiếu kỹ năng và niềm tin vào nguồn sữa mẹ, dễ dàng chọn nuôi con bằng sữa thay thế hoàn toàn hay cùng lúc với sữa mẹ. Chọn lựa này bị tác ñộng rất mạnh bởi áp lực của quảng cáo về sữa thay thế, và thói quen tặng quà là các sản phẩm sữa thay thế cho bà mẹ sau sinh do mức sống cải thiện ñáng kể trong những năm gần ñây. Nghiên cứu này tìm thấy một số yếu tố liên quan ñến NCBSM lần ñầu sớm và NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh bao gồm: cách sinh (sinh ngã âm ñạo), thời ñiểm ñưa ra dự ñịnh loại sữa nuôi trẻ sơ sinh (trước khi có thai), ñối tượng có mẹ chồng chọn cách NCBSM hoàn toàn, ñối tượng có niềm tin rằng khối lượng sữa mẹ là ñủ cho nhu cầu của trẻ, ñối tượng có hiểu biết về chế ñộ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 370 ăn tốt nhất với trẻ dưới 6 tháng. Vai trò của các yếu tố ñã ñược ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trước ñây(3,11,8,10). Rất nhiều yếu tố khác ñược y văn ñề cập(6) là có vai trò thúc ñẩy NCBSM nhưng trong nghiên cứu này lại không tìm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. KẾT LUẬN - Tỉ lệ khởi ñầu NCBSM trong vòng 1 giờ sau sinh là 29,7%. - Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh là 19,8%. - Một số yếu tố thuộc về kiến thức, thái ñộ, thực hành, kinh tế - xã hội, và dịch vụ chăm sóc y tế sản khoa liên quan ñến NCBSM lần ñầu sớm và NCBSM hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh bao gồm: cách sinh (sinh ngã âm ñạo), thời ñiểm ñưa ra dự ñịnh loại sữa nuôi trẻ sơ sinh (trước khi có thai), ñối tượng có mẹ chồng chọn cách NCBSM hoàn toàn, ñối tượng có niềm tin rằng khối lượng sữa mẹ là ñủ cho nhu cầu của trẻ, ñối tượng có hiểu biết về chế ñộ ăn tốt nhất với trẻ dưới 6 tháng. KHUYẾN NGHỊ Các bệnh viện có khoa Phụ Sản dù không phải là bệnh viện bạn hữu trẻ em cũng nên bố trí cán bộ tư vấn, ñặc biệt là hướng dẫn, giúp ñỡ bà mẹ sau sinh cách cho con bú sữa non. Trong trường hợp sinh mổ, bệnh viện cũng nên tạo ñiều kiện ñể bé nằm cạnh mẹ sớm, bố trí cán bộ hỗ trợ bà mẹ cho con bú, ñộng viên bà mẹ tin tưởng cho con bú sữa non sớm trừ khi có chống chỉ ñịnh tuyệt ñối NCBSM. Truyền thông ñại chúng cần nhấn mạnh nội dung NCBSM hoàn toàn, giúp cho người dân hiểu ñúng về thực hành NCBSM, phân biệt rõ 3 nhóm thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong những tháng ñầu ñời (NCBSM hoàn toàn, nuôi con bằng sữa thay thế hoàn toàn, và nuôi con vừa bằng sữa mẹ vừa bằng sữa thay thế). Truyền thông và tư vấn NCBSM cần chú ý ñối tượng là người mẹ chồng, vì vai trò rất lớn của họ trong thực hành NCBSM của con dâu, theo văn hóa Á Đông. TÀI LIỆUTHAM KHẢO 1. Abrahams SW, Labbok MH (2009), Exploring the impact of the Baby-Friendly Hospital Initiative on trends in exclusive breastfeeding. Int Breastfeed J. Oct 29;4:11 2. Đinh Thị Phương Hòa (2009). Thực trạng về nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam. 945%3Aexclusive-breastfeeding-the-smart-choice-for-child- survival-and-development&catid=88%3Afeatures&Itemid=252&lang=vi accessed on 7 Dec 2009. 3. Duong DV, Binns CW, Lee AH (2004) Breast-feeding initiation and exclusive breast-feeding in rural Vietnam. Public Health Nutr. 2004 Sep;7(6):795-9. 4. Duong DV, Lee AH, Binns CW (2005). Determinants of breast-feeding within the first 6 months post-partum in rural Vietnam. J Paediatr Child Health. Jul;41(7):338-43. 5. Huỳnh Thị Kim Chi (2008). Báo cáo tổng kết năm 2008 của Bệnh viện Phụ Sản Nhi bán công Bình Dương 6. Iglesias Casás S (2008), [Sociocultural and healthcare factors influencing the choice and duration of breast feeding in a regional hospital].Enferm Clin. 2008 May-Jun;18(3):142-6. 7. Jones G et al (2003). How many child deaths can we prevent this year? Lancet; 362:65-71 8. Kohlhuber M, Rebhan B, Schwegler U, Koletzko B, Fromme H (2008), Breastfeeding rates and duration in Germany: a Bavarian cohort study. Br J Nutr. May;99(5):1127-32. Epub 2008 Feb 25. 9. Kramer MS, Kakuma R, (2007). Optimal duration of exclusive breastfeeding (Review). 10. Qiu L, Binns C, Zhao Y, Lee A, Xie X (2008). Breastfeeding following caesarean section in Zhejiang Province: public health implications. Asia Pac J Public Health. Oct;20 Suppl:220-7. 11. Qiu L, Zhao Y, Binns CW, Lee AH, Xie X (2009). Initiation of breastfeeding and prevalence of exclusive breastfeeding at hospital discharge in urban, suburban and rural areas of Zhejiang China. Int Breastfeed J. Jan 28;4:1. 12. Sonja Merten, Julia Dratva and Ursula Ackermann-Liebrich (2009), Do Baby-Friendly Hospitals Influence Breastfeeding Duration on a National level? Pediatrics 2005;116;e702-e708. 13. Theofilogiannakou M, Skouroliakou M, Gounaris A, Panagiotakos D, Markantonis SL (2006). Breast-feeding in Athens, Greece: factors associated with its initiation and duration.Sep;43(3):379-84. 14. Tổng cục Thống kê.(2008), Niên giám thống kê 2008, 15. UNICEF (2003). Childinfo: Monitoring the situation of children and women at 16. WHO (2009). Global data bank on infant and young child feeding, Vietnam 17. WHO (2001). The optimal duration of exclusive breastfeeding. Report of an Expert Consultation 18. WHO/UNICEF (2003). Global strategy on infant and young child feeding

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_nuoi_con_bang_sua_me_trong_thoi_gian_nam_vien_sau.pdf
Tài liệu liên quan