Thực trạng phát triển phong trào tập luyện môn bóng chuyền ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

KEÁT LUAÄN Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển của phong trào cho thấy huyện Triệu Sơn có phong trào Bóng chuyền phát triển tương đối mạnh và có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa như: Tiềm năng về con người: Số cán bộ TDTT và số người tập luyện thường xuyên. Mặc dù huyện đã áp dụng một số giải pháp để khai thác các tiềm năng trên nhằm nâng cao chất lượng của phong trào nhưng kết quả chưa cao. Nguyên nhân là do các giải pháp chưa phân tích, đánh giá đúng sức mạnh của các tiềm năng nên các giải pháp đề ra chưa tận dụng và khai thác tiềm năng một cách triệt để, đồng thời quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp chưa đồng bộ. Để thúc đẩy phong trào Bóng chuyền phát triển sâu rộng hơn thì việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp khoa học hơn nhằm khai thác triệt để các tiềm năng hiện có là điều kiện cần thiết trong thực tế hiện nay của huyện.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phát triển phong trào tập luyện môn bóng chuyền ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 BµI B¸O KHOA HäC THÖÏC TRAÏNG PHAÙT TRIEÅN PHONG TRAØO TAÄP LUYEÄN MOÂN BOÙNG CHUYEÀN ÔÛ HUYEÄN TRIEÄU SÔN, TÆNH THANH HOÙA Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT đánh giá thực trạng phát triển phong trào Bóng chuyền tại Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa qua các tiêu chí: Số người tập luyện, đội ngũ cán bộ TDTT, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, tổ chức các giải thi đấu hàng năm và các giải pháp được sử dụng trong phát triển bóng chuyền trên địa bàn huyện. Kết quả cho thấy, mặc dù huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều tiềm năng để phát triển phong trào tập luyện Bóng chuyền cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhưng việc phát triển Bóng chuyền trên địa bàn huyện lại chưa khai thác được tiềm năng sẵn có nên hiệu quả chưa cao. Từ khóa: Phong trào tập luyện, Bóng chuyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Development situation of volleyball movement in Trieu Son district, Thanh Hoa province Summary: The topic has used scientific research methods in order to evaluate the development situation of volleyball movement in Trieu Son District, Thanh Hoa Province in the following aspects: number of people practicing, physical training staff, physical training facilities, annual competition organization and solutions used in volleyball development in the district. The result has shown that Trieu Son several potential to develop volleyball movement in both width and depth dimensions. However, the volleyball development in the district has not been exploited the available potentials, so the effectiveness is not high. Keywords: Training movement, Volleyball, Trieu Son district, Thanh Hoa province. *ThS, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Trần Chí Công*; Phạm Phi Điệp* Đặng Hùng Linh* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Bóng chuyền là môn thể thao được rất đông người dân Thanh Hóa yêu thích và tích cực, tự giác tham gia tập luyện. Triệu Sơn là một huyện có phong trào Bóng chuyền phát triển khá mạnh so với các huyện trong tỉnh. Hiện nay huyện có 5000 người tham gia tập luyện Bóng chuyền thường xuyên. Toàn huyện có 10 câu lạc bộ (CLB) Bóng chuyền trên 18 xã, thị trấn. Nhưng như vậy số lượng câu lạc bộ còn quá ít so với nhu cầu tập luyện của nhân dân. Vì lẽ đó đa số người dân vẫn tập luyện một cách tự do, không có tổ chức, không có người hướng dẫn. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến hứng thú tập luyện, đặc biệt là ảnh hưởng đến thành tích của môn thể thao này trong những lần tham dự các giải do tỉnh tổ chức. Chính vì vậy, để nâng cao thành tích của môn Bóng chuyền thì một trong các mục tiêu phát triển TDTT của huyện hàng năm đã coi Bóng chuyền là môn thể thao mũi nhọn và được tập trung đầu tư để phát triển. Huyện đã áp dụng các giải pháp để khai thác một số tiềm năng về Bóng chuyền nhưng hiệu quả thu được chưa cao. Để có căn cứ khoa học tác động các giải pháp phù hợp phát triển phong trào tập luyện Bóng chuyền trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. 39 - Sè 2/2020 PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp toán học thống kê. Khảo sát được tiến hành tại Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa thời điểm năm 2016-2018. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng phát triển phong trào tập luyện Bóng chuyền tại Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2016-2018 Để đánh giá được chính xác và đúng về thực trạng phát triển phong trào Bóng chuyền hiện nay của huyện Triệu Sơn, thông qua tham khảo tài liệu, phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi, chúng tôi lựa chọn được 4 tiêu chí đánh giá gồm: Số người tập luyện Bóng chuyền thường xuyên; Số CLB Bóng chuyền (cả Bóng chuyền da và Bóng chuyền hơi); Số giải Bóng chuyền được tổ chức (tính từ cấp xã, phường) và thành tích đạt được ở cấp tỉnh. Kết quả thống kê các tiêu chí giai đoạn 2016-2018 được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Thực trạng phát triển của phong trào Bóng chuyền ở huyện Triệu Sơn Thanh Hóa giai đoạn 2016-2018 TT Năm Các chỉ tiêu 2016 2017 W2016-2017 2018 W2017-2018 1 Số người tập Bóng chuyền 1500 1800 9.09 2230 10.67 2 Số CLB Bóng chuyền 24 28 7.69 33 8.2 3 Số giải Bóng chuyền cấp Tỉnh được tổ chức 5 5 0 5 0 4 Tổng số huy chương của giải 15 15 0 16 3.23 5 Thành tích Bóngchuyền (huy chương) Vàng 1 1 0 2 66.66 Bạc 1 2 66.66 1 -66.66 Đồng 2 3 40 2 -40 Tổng số 4 5 25 5 0 Qua số liệu bảng 1 cho thấy: Trong 3 năm gần đây phong trào Bóng chuyền phát triển mạnh mẽ hơn với số người tham gia tập luyện ngày càng nhiều, năm 2017 tăng trưởng 9.09% so với năm 2016 và tỷ lệ này tiếp tục có sự tăng trưởng ở năm 2018 là 10.67% so với năm 2017; cùng với sự gia tăng số người tập luyện thì hàng năm số CLB Bóng chuyền mới của huyện được thành lập cũng nhiều hơn, mỗi năm 4 - 5 CLB mới được thành lập. Tuy nhiên, phần lớn CLB hoạt động tự phát. không có người hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật, quản lý đội và các vấn đề khác. Hiện nay số người tập luỵện tự do theo điểm, nhóm và không có người hướng dẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, điều này là một trong những hạn chế sự phát triển chiều sâu của phong trào Bóng chuyền được thể hiện rất rõ trong bảng thành tích Bóng chuyền đạt được hàng năm còn chưa cao so với số giải tỉnh tổ chức. Mỗi năm tỉnh tổ chức 5 giải với tổng số huy chương cho các vận động viên là 15 huy chương. Trong đó huyện Triệu Sơn chỉ đạt được 5 huy chương chiếm 33,3%. Mặt khác, số lượng huy chương bạc năm 2017 so với năm 2016 giảm đi 66,66% và số huy chương đồng năm 2018 so với năm 2017 giảm đi 40%. Đã cho thấy thành tích Bóng chuyền đạt được không ổn định, tăng không đều. Để có thể khai thác được hết các tiềm năng về con người, Huyện Triệu Sơn cần có được những giải pháp hợp lý để nâng dần chất lượng của phong trào Bóng chuyền tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện 2. Thực trạng đội ngũ cán bộ TDTT nói chung và Bóng chuyền nói riêng Thống kê thực trạng cán bộ TDTT huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa thời điểm tháng 12/2018 được trình bày tại bảng 2. Qua số liệu ở bảng 2 cho thấy: Lực lượng cán 40 BµI B¸O KHOA HäC Bảng 2. Thực trạng cán bộ thể dục thể thao ở huyện Triệu Sơn (thời điểm tháng 12/2018) TT Thành phần Tổng số Trình độ chuyên môn Đại học Cao đẳng Trung học Ngành khác mi % mi % mi % mi % mi % 1 Cán bộ quản lý 7 8.64 2 28.57 2 28.57 1 14.29 2 28.57 2 Giáo viên Thể dục 54 66.67 24 44.44 15 27.78 15 27.78 0 0 3 Cán bộ chuyên môn,huấn luyện viên 2 2.47 1 50 1 50 0 0 0 0 4 Cán bộ kiêm nhiệm 18 22.22 0 0 0 0 8 44.44 10 55.56 Tổng số 81 100 27 33.33 18 22.22 24 29.63 12 14.81 bộ TDTT của huyện Triệu Sơn tương đối đông với tổng số 81 người được cấu trúc từ 4 loại cán bộ khác nhau. Trong số này chỉ có 2 cán bộ thuộc chuyên môn Bóng chuyền, chiếm 2,59% và hoạt động ở Trung tâm Thể thao của huyện còn lại ở các CLB, các đội, các điểm tập khác đều không có cán bộ huấn luyện chuyên môn về Bóng chuyền. Chủ nhiệm của các CBL Bóng chuyền đều là các cán bộ kiêm nhiệm thuộc các ban văn hoá, thông tin và TDTT ở các xã. Số cán bộ này có 18 người chiếm 24,37 %, trong đó chỉ có 8 người được đào tạo qua trình độ trung học TDTT nên không đủ khả năng chuyên môn để huấn luyện cũng như giảng dạy kỹ thuật Bóng chuyền. Giáo viên Thể dục là lực lượng cán bộ chiếm đa số trong đội ngũ cán bộ TDTT của huyện. Hiện nay huyện có 54 giáo viên Thể dục chiếm 66.67% tổng số cán bộ TDTT. Trong số này có 24 người có trình độ đại học chiếm 44.44% số cán bộ có trình độ đại học, có 6 người có trình độ chuyên môn Bóng chuyền, 18 người có trình độ phổ tu Bóng chuyền, số lượng giáo viên Thể dục có trình độ cao đẳng là 15 người chiếm 27.78% số cán bộ có trình độ cao đẳng. Số giáo viên này cũng được đào tạo qua các lớp chuyên sâu và phổ tu Bóng chuyền, họ có trình độ sư phạm nên có thể tham gia vào công tác huấn luyện, giảng dạy Bóng chuyền nhưng trên thực tế hiện nay có đến 98% số giáo viên này chỉ làm công tác giảng dạy Thể dục trong các trường học, còn lại 2% số giáo viên tham gia huấn luyện, giảng dạy cho các em học sinh ở trong các đội tuyển Bóng chuyền của trường phổ thông trung học Triệu Sơn I. Trong khi đó ở các CLB, các điểm, các nhóm tập ở các xã, các thôn rất cần các huấn luyện viên, giáo viên, người hướng dẫn Bóng chuyền. 3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tập luyện Bóng chuyền ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Khảo sát thực tế cơ sở vật chất phục vụ tập luyện Bóng chuyền ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa thông qua số liệu thống kê ở thôn, xã và quan sát sư phạm. Kết quả được trình bày tại bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy: Hàng năm (2016-2018) Bảng 3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tập luyện Bóng chuyền ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa TT Năm Cơ sở vật chất 2016 2017 W2016-2017 2018 W2017-2018 Khả năng cung cấpđất trong 2018 1 Số sân Bóng chuyền 24 28 7.69 33 8.2 27 2 Diện tích đất cung cấp choBóng chuyền (ha) 3 4 14.29 4.6 6.98 5 (ha) 3 Kinh phí đầu tư cho Bóngchuyền (triệu đồng) 21 27 12.5 36 14.29 45 41 - Sè 2/2020 số sân tập luyện Bóng chuyền đều phát triển thêm nhưng so với số lượng người tập tăng lên thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về sân bãi tập luyện. Năm 2018, toàn huyện có 33 sân bóng. Trên thực tế thì số lượng sân này còn được tập trung ở các cơ quan trong huyện phục vụ các đối tượng là học sinh, lực lượng vũ trang, công nhân viên chức còn đối tượng là nông dân tuy chiếm số đông nhưng hầu như đều phải tập luyện ở các sân không đảm bảo kích thước sân bãi, lưới, bóng tập không đúng tiêu chuẩn. Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hứng thú tập luyện của người dân. Để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất thì hàng năm huyện đã tăng đầu tư về kinh phí và quỹ đất phục vụ cho xây dựng các sân mới, mua sắm dụng cụ cần thiết: Năm 2017, diện tích đất cung cấp là 4ha; số kinh phí cũng tăng lên hàng năm, năm 2017 là 27 triệu đồng nhưng đến năm 2018 là 36 triệu đồng, đến năm 2019 số kinh phí đầu tư có thể tăng lên 45 triệu đồng và diện tích đất có khả năng cung cấp lên tới 5ha. Kết quả cho thấy diện tích đất dành cho Bóng chuyền ở Triệu Sơn rất lớn nhưng việc khai thác chưa triệt để. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chính của vấn đề này là do thiếu kinh phí để xây dựng sân mới, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ tập luyện. 4. Thực trạng các giải thi đấu Bóng chuyền tổ chức hàng năm ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa Để đánh giá thực trạng phong trào phát triển môn Bóng chuyền ở huyện Triệu Sơn, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng các giải thi đấu thông qua khảo sát thực tế và số liệu thống kê của các thôn, xã. Kết quả được trình bày tại bảng 4. Qua bảng 4 cho thấy: Hàng năm số giải Bóng chuyền được tổ chức thi đấu ở huyện Triệu Sơn là khá nhiều và ổn định, nhưng nếu so với số xã và số thôn hiện có của huyện thì với số giải tổ chức như vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Bảng 4. Thực trạng các giải thi đấu Bóng chuyền tổ chức ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa giai đoạn 2016-2018 TT Năm Các giải Bóng chuyền 2016 2017 W2016-2017 2018 W2017-2018 1 Giải cấp huyện 6 6 0 7 15,38 2 Giải cấp xã 15 15 0 16 6,45 3 Giải cấp thôn 2 3 40 3 0 4 Giải bóng chuyền kết hợp với lễ hội 30 33 9,52 33 0 Tổng số 53 57 9 59 1.7 Bóng chuyền là môn thể thao được rất đông người dân Thanh Hóa yêu thích và tích cực tự giác tham gia tập luyện 42 BµI B¸O KHOA HäC tham gia thi đấu của những người tập Bóng chuyền hiện nay. Toàn huyện có18 xã và 90 thôn nhưng mới có 30 xã và thôn có tổ chức giải thi đấu Bóng chuyền cho nhân dân. Các xã, thôn còn lại nhân dân tập luyện nhưng hầu như không được tham gia thi đấu giao lưu, cọ sát để nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn, điều đó đã ảnh hưởng tới hứng thú và mục đích tập luyện của nhân dân. Hàng năm huyện đã tổ chức được 6 - 7 giải Bóng chuyền, giải công nông binh, 2 giải kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước vào 30 tháng 4 và ngày 2 tháng 9, ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 3 giải lễ hội truyền thống của huyện, đối tượng tham gia là các đội bóng đại diện cho các xã và cơ quan trên địa bàn huyện. Còn các CLB và các trường học hầu như không tổ chức được một giải Bóng chuyền riêng cho các đối tượng này. Trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 60 lễ hội lớn nhỏ, trong đó có 33 lễ hội kết hợp có tổ chức thi đấu Bóng chuyền để phục vụ du khách đến tham quan lễ hội và góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tuy nhiên vẫn còn hơn 20 lễ hội chưa tổ chức được giải thi đấu Bóng chuyền. Nếu huyện có giải pháp kết hợp với chính quyền địa phương để khai thác triệt để khả năng tổ chức các giải thi đấu Bóng chuyền, nhất là những địa phương chưa tổ chức giải bóng chuyền bao giờ thì số lượng các giải còn nhiều hơn nữa, điều này sẽ góp phần tăng cường thi đấu giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các đội bóng và thu hút được người dân tham gia tập luyện một cách có hiệu quả hơn. 5. Thực trạng các giải pháp huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa đã áp dụng để khai thác tiềm năng nhằm phát triển Bóng chuyền trên địa bàn huyện Trong giai đoạn 2016-2018, thực hiện sự chỉ đạo, nhiệm vụ và phương hướng phát triển phong trào TDTT quần chúng, là một trong các môn thể thao mũi nhọn trong chiến lược phát triển TDTT của huyện, Bóng chuyền được sự đầu tư và quan tâm để phát triển tương xứng với tiềm năng và truyền thống của huyện, Phòng Văn hoá, Thông tin, Thể thao huyện đã tiến hành áp dụng một số các giải pháp để phát triển phong trào Bóng chuyền. Cụ thể gồm: Giải pháp 1: Thành lập mới CLB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển phong trào Bóng chuyền. Giải pháp 2: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Các giải pháp đã được áp dụng trên địa bàn huyện nhưng chưa được triển khai sâu sát tới từng thôn, xã nên hiệu quả chưa thực sự cao. KEÁT LUAÄN Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển của phong trào cho thấy huyện Triệu Sơn có phong trào Bóng chuyền phát triển tương đối mạnh và có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa như: Tiềm năng về con người: Số cán bộ TDTT và số người tập luyện thường xuyên. Mặc dù huyện đã áp dụng một số giải pháp để khai thác các tiềm năng trên nhằm nâng cao chất lượng của phong trào nhưng kết quả chưa cao. Nguyên nhân là do các giải pháp chưa phân tích, đánh giá đúng sức mạnh của các tiềm năng nên các giải pháp đề ra chưa tận dụng và khai thác tiềm năng một cách triệt để, đồng thời quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp chưa đồng bộ. Để thúc đẩy phong trào Bóng chuyền phát triển sâu rộng hơn thì việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp khoa học hơn nhằm khai thác triệt để các tiềm năng hiện có là điều kiện cần thiết trong thực tế hiện nay của huyện. TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0 1. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT, Tài liệu chuyên khảo dành cho học viên cao học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. 2. Hồ Chí Minh (1984), Sức khỏe và thể dục, Nxb TDTT Hà Nội. 3. Nguyễn Thiệt Tình (1993), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. (Bài nộp ngày 15/3/2020, Phản biện ngày 23/3/2020, duyệt in ngày 24/4/2020 Chịu trách nhiệm chính: Phạm Phi Điệp; Email:Phamdanhdiep@gmail.com.vn)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_phong_trao_tap_luyen_mon_bong_chuyen_o.pdf
Tài liệu liên quan