Thực trạng phong trào tập luyện bóng rổ ngoại khóa của học sinh các trường Trung học Phổ thông huyện Đông Anh, Hà Nội
Nhu cầu tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại
khóa chiếm tới 36.33% số học sinh được hỏi cho
thấy tiềm năng phát triển Bóng rổ ngoại khóa
còn rất lớn.
Nhận thức và mức độ yêu thích với việc tập
luyện Bóng rổ của giáo viên và học sinh các
trường THPT trên địa bàn huyện Đông Anh vẫn
còn một tỷ lệ không nhỏ giáo viên và học sinh
nhận thức chưa đúng, cần có các giải pháp phù
hợp, có hiệu quả để cải thiện vấn đề này.
Về thực trạng phong trào tập luyện Bóng rổ
ngoại khóa tại trường: Học sinh biết tới việc tổ
chức tập luyện Bóng rổ ngoại khóa chủ yếu do
giáo viên, bạn bè và người thân giới thiệu. Có tới
19.25% số học sinh được hỏi đã tham gia tập
luyện Bóng rổ ngoại khóa, trong đó có hơn 50%
số học sinh tập luyện thường xuyên. Thời điểm
tập luyện chủ yếu là buổi chiều (sau giờ học), địa
điểm là tại sân trường. Động cơ tham gia tập
luyện Bóng rổ của học sinh chủ yếu là các động
cơ bền vững như: Do yêu thích Bóng rổ, do nhận
thức được tác dụng của tập luyện Bóng rổ tới sức
khỏe. Các nguyên nhân chính dẫn tới việc không
tham gia tập luyện ngoại khóa của học sinh gồm:
Không có giáo viên hướng dẫn, không đủ cơ sở
vật chất tập luyện, không có thời gian tập và
không có kinh phí tham gia tập luyện.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phong trào tập luyện bóng rổ ngoại khóa của học sinh các trường Trung học Phổ thông huyện Đông Anh, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26
BµI B¸O KHOA HäC
THÖÏC TRAÏNG PHONG TRAØO TAÄP LUYEÄN BOÙNG ROÅ NGOAÏI KHOÙA
CUÛA HOÏC SINH CAÙC TRÖÔØNG TRUNG HOÏC PHOÅ THOÂNG
HUYEÄN ÑOÂNG ANH, HAØ NOÄI
Tóm tắt:
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy chúng tôi tiến hành đánh giá thực
trạng phong trào tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ của học sinh các Trường THPT huyện Đông
Anh. Đề xuất được 05 giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng rổ cho học sinh các
trường THPT trên đại bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Bước đầu kiểm nghiệm lý thuyết
đã cho thấy tính khoa học và khả thi của các giải pháp.
Từ khóa: Thực trạng, Bóng rổ, học sinh THPT, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
The status of extracurricular basketball practice movement
of high school students in Dong Anh district, Hanoi city
Summary:
Using regular scientific research methods, the topic has evaluated the real situation of basketball
extracurricular practice movement of high school students in Dong Anh district and proposed 05
solutions to develop student’s basketball extracurricular movement. The initial theorical testing has
showed the feasibility of solutions.
Keywords: Current situation, Basketball, high school students, Dong Anh district, Hanoi city.
*TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
***ThS, Trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh
Phạm Văn Thắng*
Lê Thị Tuyết Thương**
Nguyễn Việt Hưng***
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Việc đánh giá thực trạng hoạt động TDTT
ngoại khoá môn Bóng rổ của học sinh các
trường THPT trên đại bàn huyện Đông Anh, tìm
ra những yếu tố làm hạn chế hoạt động TDTT
ngoại khoá (TDTT NK) của học sinh làm cơ sở
thực tiễn để đề xuất những giải pháp phù hợp và
vận dụng vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động tập luyện TDTT NK cũng
như nâng cao thể lực cho học sinh là một vấn đề
cấp thiết từ thực tiễn công tác GDTC của các
trường THPT trên địa bàn.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử
dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân
tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát
sư phạm, phương pháp phỏng vấn và phương
pháp toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng
đến phong trào tập luyện Bóng rổ trong các
trường THPT trên địa bàn huyện Đông Anh,
Thành phố Hà Nội
1.1. Thực trạng cơ sở vật chất tập luyện và
thi đấu môn Bóng rổ tại các trường THPT trên
địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập
luyện và thi đấu môn Bóng rổ tại các trường
THPT trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố
Hà Nội, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát
kết hợp với phỏng vấn giáo viên các trường. Kết
quả được trình bày tại bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy:
Về sân tập Bóng rổ: Các trường THPT trên địa
bàn huyện hiện có 9 sân tập Bóng rổ, phần lớn
các sân tận dụng sân trường, chất lượng trung
27
- Sè 4/2020
Bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu môn Bóng rổ
tại các trường THPT huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (n=10 trường)
Loại hình sân bãi –
dụng cụ
Số
lượng
Chất lượng Hiệu quả sử dụng
Mức độ đáp ứng
nhu cầu
Tốt Trung bình Kém Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt
Sân tập 9 2 7 - 6 3 x
Rổ ném bóng 18 4 14 - 12 6 x
Bóng 109 45 64 - 76 33 x
Cọc mốc 150 76 74 - 120 30 x
Dụng cụ bổ trợ khác 0 - - - - - x
bình nhưng có hiệu quả cao trong việc phục vụ
tập luyện môn Bóng rổ (theo đánh giá của các
giáo viên thể dục và học sinh), tuy nhiên, mức độ
đáp ứng nhu cầu tập luyện là chưa cao. Mới chỉ
có 9/10 trường có sân Bóng rổ.
Về rổ ném bóng: Hiện các trường THPT trên
địa bàn huyện chỉ có 18 rổ ném bóng kèm theo
sân. Hiệu quả phục vụ tập luyện của rổ ném
bóng là tốt nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu sử
dụng rổ ném bóng là chưa tốt.
Về bóng tập và cọc mốc: Các trường THPT
trên địa bàn huyện hiện có 109 quả bóng dành
cho tập luyện và 150 cọc mốc các loại hỗ trợ tập
luyện. Ngoài ra, các cá nhân tham gia tập luyện
cũng thường tự trang bị thêm bóng cá nhân trong
quá trình tập luyện. Theo đánh giá của các thầy
cô giáo và học sinh, số lượng bóng tập và cọc
mốc hỗ trợ tập luyện đạt hiệu quả sử dụng tốt và
đáp ứng được nhu cầu tập luyện của học sinh.
1.2. Thực trạng mức độ và nội dung tập
luyện TDTT ngoại khóa của học sinh các
trường THPT trên địa bàn huyện Đông Anh,
Thành phố Hà Nội
Khảo sát thực trạng nội dung tập luyện
TDTT NK của học sinh các trường THPT huyện
Đông Anh, Thành phố Hà Nội thông qua điều
tra 1247 học sinh (654 học sinh nam và 593 học
sinh nữ) thuộc 10 trường THPT trên địa bàn
huyện. Phỏng vấn được tiến hành bằng phiếu
hỏi. Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2. Thực trạng mức độ và nội dung tập luyện TDTT NK của học sinh
các trường THPT huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (n=1247)
TT Nội dung
Tổng số
(n=1247) Giới tính
mi % HS nam (n=654) HS nữ (n=593)
mi % mi %
1 Không tham gia tập luyện 649 52.04 355 54.28 294 49.58
2 Có tham gia tập luyện TDT ngoại khóa 598 47.96 315 53.12 283 43.27
Nội dung tập luyện n=598 n=326 n=272
2.1 Bóng đá 201 33.61 149 45.71 52 19.12
2.2 Bóng rổ 240 40.13 137 42.02 103 37.5
2.3 Cầu lông 147 24.58 85 26.07 62 22.5
2.4 Điền kinh 131 21.91 70 21.47 61 22.5
2.5 Võ thuật 102 17.06 58 17.79 44 16.25
2.6 Đá cầu 221 36.96 113 34.66 108 40
2.7 Các môn thể thao khác 35 5.85 18 5.52 17 6.25
28
BµI B¸O KHOA HäC
Qua bảng 2 cho thấy:
Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT NK
trung bình đạt 47.96% số học sinh, trong đó tỷ
lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT NK của
nam cao hơn nữ (xấp xỉ 10%).
Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT
ngoại khóa cao ở các môn Bóng đá (chủ yếu ở
nam, tỷ lệ nữ tham gia tập luyện ít hơn), Bóng
rổ, Đá cầu, Cầu lông. Các môn thể thao khác
chiếm tỷ lệ ít hơn.
Tỷ lệ học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại
khóa môn Bóng rổ tương đối cao ở cả nam và nữ,
với tổng số 240 học sinh trên 1247 học sinh khảo
sát và 598 học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại
khóa (chiếm tới 40.13%). Như vậy, môn Bóng rổ
rất được yêu thích tập luyện trong các trường
THPT trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.
1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên Giáo dục
thể chất tại các trường THPT trên địa bàn
huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Đội ngũ giáo viên phục vụ công tác GDTC
tại các trường THPT huyện Đông Anh, Thành
phố Hà Nội thông qua phân tích hồ sơ giáo viên
và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên Thể dục tại
các trường. Kết quả khảo sát được chúng tôi
trình bày tại bảng 3.
Bảng 3. Thực trạng đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất tại
các trường THPT huyện Đông Anh, Hà Nội (n=10 trường)
Tổng
số
Trình độ Chuyên ngành đào tạo Thâm niên Tỷ lệ
HS/ GV
Đại học Cao đẳng Bóng rổ Các chuyênngành khác
Dưới 5
năm
5 – 10
năm
Trên 10
năm
mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi % 457
HS/GV42 31 73.81 11 26.19 8 19.05 34 80.95 10 23.81 13 30.95 19 45.24
Kết quả bảng 3 cho thấy: Tổng số giáo viên
dạy môn Thể dục tại các trường THPT trên địa
bàn huyện Đông Anh, Hà Nội là 42, trong đó
giáo viên có trình độ Đại học chiếm 73.81%
và có 8 giáo viên được đào tạo chuyên ngành
Bóng rổ, chiếm 19.05%; Số giáo viên có thâm
niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm 23.81%, từ
5-10 năm chiếm 30.95% và từ 10 năm trở lên
có 19 người, chiếm 45.24%. Như vậy, về cơ
bản các giáo viên đều có kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy, có trình độ chuyên môn
tốt, tuy số lượng giáo viên được đào tạo
chuyên ngành Bóng rổ còn ít nhưng các giáo
viên thể dục đều đã được trang bị những kiến
thức cơ bản về nội dung của môn Bóng rổ và
hoàn toàn có thể tham gia giảng dạy và tổ chức
phát triển phong trào Bóng rổ cho học sinh của
các trường.
Tỷ lệ học sinh/giáo viên là 457 học sinh/ giáo
viên. Các giáo viên phải giảng dạy cả giờ học
Thể dục nội khóa và tổ chức các hoạt động
TDTT ngoại khóa, huấn luyện các đội tuyển các
môn thể thao phục vụ tham gia các giải đấu
trong năm. Như vậy, số lượng giáo viên Thể dục
tại các trường còn thiếu về số lượng so với yêu
cầu hoạt động. Đây cũng là điểm hạn chế trong
phát triển phong trào tập luyện Bóng rổ tại các
trường THPT trên địa bàn huyện.
1.4. Thực trạng mức độ yêu thích và nhu
cầu tập luyện Bóng rổ ngoại khóa của học
sinh các trường THPT trên địa bàn huyện
Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Tiến hành khảo sát mức độ yêu thích và nhu
cầu tập luyện Bóng rổ ngoại khóa của 1247 học
sinh các trường THPT trên địa bàn huyện. Kết
quả khảo sát được trình bày tại bảng 4.
Qua bảng 4 cho thấy:
Về mức độ yêu thích tập luyện môn Bóng rổ
ngoại khóa: Chỉ có 33.44% số học sinh được hỏi
không thích tập luyện môn Bóng rổ ngoại khóa.
Đây là một lợi thế trong quá trình phát triển phong
trào tập luyện ngoại khóa môn thể thao này.
Về nhu cầu tập luyện môn Bóng rổ ngoại
khóa: Có tới 36.33% số học sinh được hỏi có
nhu cầu tập luyện Bóng rổ ngoại khóa. Nếu so
sánh với số lượng 19.25% học sinh đã tham gia
tập luyện trong thực tế (240 học sinh trên tổng
số 1247 học sinh được khảo sát, bảng 2) thì số
29
- Sè 4/2020
Bảng 4. Thực trạng mức độ yêu thích và nhu cầu tập luyện Bóng rổ ngoại khóa
của học sinh các trường THPT huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (n=1247)
TT Nội dung
Kết quả phỏng vấn
mi %
1
Mức độ yêu thích tập luyện môn Bóng rổ (n=1247)
Yêu thích 278 22.29
Bình thường 552 44.27
Không yêu thích 417 33.44
2
Nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ (n=1247)
Có nhu cầu 453 36.33
Không có nhu cầu 794 63.67
3
Nhu cầu về thời gian tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại khóa (n=453)
Thường xuyên (từ 3 buổi/tuần trở lên) 161 35.54
Không thường xuyên (từ 1 đến 2 buổi/tuần) 180 39.74
Thỉnh thoảng (1 tới 2 buổi/ tháng) 112 24.72
4
Nhu cầu về thời điểm tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại khóa (n=453)
Sáng sớm (trước giờ học) 113 24.94
Buổi chiều (sau giờ học) 218 48.12
Buổi tối (sau 8h tối) 122 26.93
5
Nhu cầu về địa điểm tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại khóa (n=453)
Tại sân trường 379 83.66
Các CLB ngoài trường 45 9.93
Địa điểm tự do 29 6.4
6
Nhu cầu tham gia Câu lạc bộ Bóng rổ ngoại khóa (n=453)
Có nhu cầu 369 81.46
Không có nhu cầu 84 18.54
lượng có nhu cầu nhưng chưa tham gia tập luyện
còn rất cao (gần 20% số học sinh được hỏi). Đây
cũng là lợi thế lớn trong việc phát triển phong
trào tập luyện Bóng rổ ngoại khóa tại các trường
THPT huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
Khảo sát về nhu cầu tần suất tập luyện cho
thấy đa số học sinh có nhu cầu tham gia tập
luyện Bóng rổ ngoại khóa thường xuyên. Thời
điểm tập luyện chủ yếu lựa chọn là buổi chiều
(Sau giờ học), địa điểm tập luyện chủ yếu là tại
sân trường và có tới 81.46% học sinh có nhu cầu
tập luyện Bóng rổ thích tham gia các CLB Bóng
rổ ngoại khóa. Đây là những định hướng cần
thiết trong phát triển phong trào tập luyện Bóng
rổ ngoại khóa tại trường.
1.5. Thực trạng mức độ hiểu biết, quan tâm,
nhận thức của giáo viên và học sinh các
trường THPT trên địa bàn huyện Đông Anh,
Thành phố Hà Nội
Để đánh giá được thực trạng mức độ hiểu
biết, quan tâm, nhận thức của giáo viên và học
sinh trong các trường THPT trên địa bàn huyện
Đông Anh, Thành phố Hà Nội về vai trò, ý nghĩa
của việc tập luyện TDTT ngoại khóa nói chung
và tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ nói riêng.
Kết quả trình bày tại bảng 5.
30
BµI B¸O KHOA HäC
Qua bảng 5 cho thấy:
Mức độ hiểu biết, quan tâm của giáo viên và
học sinh các trường THPT huyện Đông Anh, Hà
Nội tới việc tập luyện Bóng rổ đã có những nhận
thức đúng đắn nhưng cũng còn một số quan
điểm chưa thực sự phù hợp. Nhận thức của giáo
viên và học sinh tương đối tương đồng.
Đánh giá về mức độ phù hợp của Bóng rổ với
đối tượng người tập: Chỉ có hơn 20% tỷ lệ giáo
viên và học sinh được phỏng vấn đánh giá đúng
Bảng 5. Thực trạng mức độ hiểu biết, quan tâm, nhận thức của giáo viên và học sinh
các trường THPT huyện Đông Anh, Hà Nội về môn Bóng rổ (n=1400)
TT Nội dung
Giáo viên
(n=153)
Học sinh
(n=1247)
mi % mi %
1
Đánh giá về mức độ
phù hợp của Bóng rổ
với đối tượng người
tập
Dành riêng cho giới trẻ 41 26.8 347 27.83
Cho người cao to khỏe mạnh 46 30.07 439 35.2
Cho người thấp bé yếu ớt 31 20.26 184 14.76
Tất cả mọi đối tượng 36 23.53 276 22.13
2
Đánh giá về mức độ
ảnh hưởng của Bóng
rổ đối với việc học
tập của học sinh
Rất tốt 41 26.8 198 15.88
Tốt 56 36.6 418 33.52
Không ảnh hưởng 41 26.8 386 30.95
Ảnh hưởng xấu 15 9.8 244 19.57
3
Đánh giá về yêu cầu
kinh phí trong tập
luyện
Rất nhiều 26 16.99 244 19.57
Bình thường 66 43.14 538 43.14
Rất ít 36 23.53 340 27.27
Không tốn kinh phí 26 16.99 124 9.94
4
Tác dụng của Bóng
rổ trong phát triển thể
lực
Phát triển sức khỏe, chiều cao và
sức đề kháng 56 36.6 503 40.34
Phát triển khả năng nhận thức và
các kỹ năng mềm trong cuộc sống 77 50.33 418 33.52
Bồi dưỡng tinh thần tập thể, tăng
cường sự tập trung và ý thức tổ
chức kỷ luật
46 30.07 241 19.33
Phát huy tính tư duy sáng tạo
trong hoạt động thể thao 26 16.99 220 17.64
5
Thực trạng nguyên
nhân chưa tham gia
tập luyện Bóng rổ
của học sinh
Không muốn tập 26 16.99 280 22.45
Gia đình ngăn cấm 5 3.27 43 3.45
Sức khỏe không phù hợp 46 30.07 301 24.14
Không có đủ cơ sở vật chất 82 53.59 599 48.04
Đáp án khác 15 9.8 81 6.5
31
- Sè 4/2020
về mức độ phù hợp của Bóng rổ với người tập
(Bóng rổ dành cho tất cả mọi đối tượng). Còn
phần lớn số người được hỏi vẫn cho rằng Bóng
rổ chỉ dành cho từng nhóm đối tượng như: Dành
riêng cho giới trẻ, dành cho người cao to khỏe
manh, hoặc dành cho người thấp bé yếu ớt
Chính việc chưa nhận htức đúng về tính phù hợp
của Bóng rổ với đối tượng người tập đã dẫn đến
hạn chế việc tham gia tập luyện của học sinh.
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của Bóng rổ
đối với việc học tập của học sinh: đa số giáo
viên và học sinh đã nhận thức đúng về mức độ
ảnh hưởng của Bóng rổ đối với việc học của học
sinh (chiếm tới 90% số giáo viên được hỏi và
hơn 80% số học sinh được hỏi). Tuy nhiên, vẫn
còn 10% số giáo viên và xấp xỉ 20% số học sinh
được hỏi nhận thức chưa đúng. Đây là nguyên
nhân ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển
phong trào tập luyện Bóng rổ tại các trường, cần
có các giải pháp phù hợp tác động nhằm điều
chỉnh nhận thức của đối tượng này cho phù hợp.
Đánh giá về yêu cầu kinh phí trong tập luyện:
Có gần 20% tổng số người được phỏng vấn
nhận thức tập luyện Bóng rổ rất tốn kém về kinh
phí. Đây là nhận thức chưa đúng đắn. Trên thực
tế, tập luyện Bóng rổ chỉ tốn kinh phí ở mức
thấp và mức bình thường. Hơn 10% tổng số
người được phỏng vấn đánh giá tập luyện Bóng
rổ không tốn kém về kinh phí. Nhận thức như
vậy cũng chưa thực sự chính xác.
Về tác dụng của Bóng rổ trong phát triển thể
lực của học sinh cho thấy: Đa số giáo viên đã
nhận thức được lợi ích của tập luyện Bóng rổ
đối với thể lực học sinh. Tuy nhiên phát huy tính
tư duy sáng tạo trong hoạt động TDTT cũng là
một trong những tác dụng của Bóng rổ mang lại
cho người tập nhưng chỉ có 16.99% giáo viên
và 17.64% học sinh đồng ý với tác dụng trên.
Như vậy vẫn còn một số ít giáo viên và học sinh
nhận thức chưa toàn diện về tác dụng của việc
tập luyện môn Bóng rổ.
Khi được hỏi về các nguyên nhân dẫn tới việc
học sinh chưa tham gia tập luyện Bóng rổ, các
nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là chưa có
đủ cơ sở vật chất, điều kiện sức khỏe không phù
hợp. Các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn.
Như vậy, qua khảo sát nhận thức và mức độ
yêu thích với việc tập luyện Bóng rổ của giáo
viên và học sinh các trường THPT huyện Đông
Anh, Hà Nội cho thấy vẫn còn tỷ lệ không nhỏ
giáo viên và học sinh nhận thức chưa đúng về
việc tập luyện Bóng rổ. Cần có các giải pháp
phù hợp, có hiệu quả để cải thiện vấn đề này.
2. Thực trạng phong trào tập luyện Bóng
rổ ngoại khóa trong các trường THPT trên
địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
2.1. Thực trạng tiếp cận thông tin về việc tổ
chức tập luyện Bóng rổ ngoại khóa của học sinh
các trường THPT huyện Đông Anh, Hà Nội
Kết quả khảo sát thực trạng tiếp cận thông tin
về việc tổ chức tập luyện Bóng rổ ngoại khóa
của học sinh các trường THPT huyện Đông
Anh, Hà Nội. Kết quả phỏn vấn được trình bày
tại bảng 6.
Bảng 6. Thực trạng tiếp cận thông tin về tổ chức tập luyện môn Bóng rổ
tại các trường THPT huyện Đông Anh, Hà Nội (n=1247)
TT Nội dung
Kết quả phỏng vấn
mi %
1
Mức độ tiếp nhận thông tin về việc tổ chức tập luyện Bóng rổ tại các trường (n=1247)
Biết 910 72.98
Không biết 337 27.02
2
Kênh thông tin biết tới việc tổ chức tập luyện Bóng rổ tại các trường (n=910)
Internet, biển quảng cáo, truyền thông 237 26.04
Giáo viên 443 48.68
Bạn bè, người thân 294 32.31
Các kênh thông tin khác 74 8.13
32
BµI B¸O KHOA HäC
Qua bảng 6 cho thấy:
Về mức độ tiếp nhận thông tin về việc tổ
chức tập luyện Bóng rổ tại các trường THPT
huyện Đông Anh, Hà Nội: Có tới xấp xỉ 27% số
học sinh được hỏi không biết trường có tổ chức
tập luyện môn Bóng rổ ngoại khóa. Như vậy, có
thể nhận xét việc thông tin, quảng bá về việc tổ
chức tập luyện môn Bóng rổ ngoại khóa tại
trường chưa đạt hiệu quả cao.
Về các kênh thông tin giúp học sinh biết tới
việc tổ chức tập luyện Bóng rổ ngoại khóa tại
Trường: Kênh thông tin chính giúp các học sinh
biết tới việc tổ chức tập luyện Bóng rổ ngoại
khóa tại trường là do giáo viên, bạn bè và người
thân giới thiệu. Kênh thông tin chính quảng bá
qua Internet, biến quảng cáo, truyền thông trên
thực tế chư có hiệu quả tốt (chỉ 26.04% số học
sinh tiếp cận thông tin).
Bảng 7. Thực trạng phong trào tập luyện môn Bóng rổ
tại các trường THPT huyện Đông Anh, Hà Nội (n=1247)
TT Nội dung
Kết quả phỏng vấn
mi %
1
Thực trạng tham gia tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ (n=1247)
Có tham gia 240 19.25
Không tham gia 1007 80.75
2
Tần suất tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại khóa (n=240)
Thường xuyên (từ 3 buổi/tuần trở lên) 131 54.58
Không thường xuyên (từ 1 đến 2 buổi/tuần) 64 26.67
Thỉnh thoảng (1 tới 2 buổi/ tháng) 45 18.75
3
Thực trạng về thời điểm tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại khóa (n=240)
Sáng sớm (trước giờ học) 35 14.58
Buổi chiều (Sau giờ học) 163 67.92
Buổi tối (sau 8h tối) 42 17.5
4
Thực trạng về địa điểm tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại khóa (n=240)
Tại sân trường 65 86.67
Các CLB ngoài trường 0 0
Địa điểm tự do 10 13.33
5
Thực trạng về động cơ tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại khóa (n=240)
Do yêu thích Bóng rổ 144 60
Do nhận thức được tác dụng của tập luyện Bóng rổ tới sức
khỏe 163 67.92
Do bạn bè lôi kéo 73 30.42
Lý do khác 35 14.58
6
Nguyên nhân không tham gia tập luyện (n=1007)
Không yêu thích Bóng rổ 84 8.34
Không có thời gian tập 320 31.78
Không được sự ủng hộ của gia đình, bạn bè 171 16.98
Không có kinh phí tham gia tập luyện 287 28.5
Không đủ cơ sở vật chất tập luỵen 567 56.31
Không có giáo viên hướng dẫn 607 60.28
Tập luyện Bóng rổ không có lợi ích cho sức khỏe 124 12.31
Tập luyện Bóng rổ ảnh hưởng tiêu cực tới việc học 76 7.55
Các nguyên nhân khác 55 5.46
33
- Sè 4/2020
2.2. Thực trạng phong trào tập luyện Bóng
rổ ngoại khóa
Kết quả khảo sát về thực trạng phong trào tập
luyện môn Bóng rổ ngoại khóa tại các trường
THPT huyện Đông Anh, Hà Nội được trình bày
tại bảng 7.
Qua bảng 7 cho thấy:
Về thực trạng tham gia tập luyện ngoại khóa
môn Bóng rổ: Chỉ có 19.25% số học sinh được
hỏi có tham gia tập luyện môn Bóng rổ, trong
đó có 54.58% tập luyện ngoại khóa môn Bóng
rổ thường xuyên. Như vậy, số lượng học sinh
tập luyện Bóng rổ ngoại khóa thường xuyên chỉ
chiếm khoảng 10% số lượng học sinh được hỏi.
So với nhiều môn thể thao ngoại khóa phổ biến
khác như Bóng đá, Điền kinh... con số này vẫn
còn rất hạn chế.
Học sinh tập luyện Bóng rổ ngoại khóa chủ
yếu tại sân trường, chiếm tới 86.67% số học sinh
được hỏi. Có 13.33% số học sinh được hỏi tập
luyện tại các địa điểm tự do (như công viên, sân
nhà, sân khu tập thể...). Không có học sinh nào
tham gia các CLB Bóng rổ ngoài trường.
Về động cơ tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại
khóa: Học sinh tham gia tập luyện Bóng rổ
ngoại khóa đều có động cơ bền vững như: Do
yêu thích; Do nhận thức được tác dụng của tập
luyện Bóng rổ tới sức khỏe. Các động cơ không
bền vững như tập luyện do bạn bè lôi kéo và các
động cơ khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Con số này giải
thích vì sao có tới hơn 50% số học sinh tập
luyện Bóng rổ ngoại khóa thường xuyên (từ 3
buổi/tuần trở lên).
Kết quả khảo sát các nguyên nhân chính
dẫn tới việc không tham gia tập luyện ngoại
khóa của học sinh gồm: Không có giáo viên
hướng dẫn, không đủ cơ sở vật chất tập luyện,
không có thời gian tập và không có kinh phí
tham gia tập luyện. Các nguyên nhân khác
chiếm tỷ lệ ít hơn.
KEÁT LUAÄN
Đội ngũ giáo viên phục vụ phát triển phong
trào tập luyện Bóng rổ ngoại khóa tại các trường
THPT trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội
còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với
nhu cầu tập luyện tại các trường.
Về cơ sở vật chất: Mới chỉ có những trang
thiết bị tập luyện cơ bản, còn hạn chế về sân tập
và rổ tập. Các cơ sở vật chất khác đáp ứng tương
đối tốt nhu cầu tập luyện.
Nhu cầu tham gia tập luyện Bóng rổ ngoại
khóa chiếm tới 36.33% số học sinh được hỏi cho
thấy tiềm năng phát triển Bóng rổ ngoại khóa
còn rất lớn.
Nhận thức và mức độ yêu thích với việc tập
luyện Bóng rổ của giáo viên và học sinh các
trường THPT trên địa bàn huyện Đông Anh vẫn
còn một tỷ lệ không nhỏ giáo viên và học sinh
nhận thức chưa đúng, cần có các giải pháp phù
hợp, có hiệu quả để cải thiện vấn đề này.
Về thực trạng phong trào tập luyện Bóng rổ
ngoại khóa tại trường: Học sinh biết tới việc tổ
chức tập luyện Bóng rổ ngoại khóa chủ yếu do
giáo viên, bạn bè và người thân giới thiệu. Có tới
19.25% số học sinh được hỏi đã tham gia tập
luyện Bóng rổ ngoại khóa, trong đó có hơn 50%
số học sinh tập luyện thường xuyên. Thời điểm
tập luyện chủ yếu là buổi chiều (sau giờ học), địa
điểm là tại sân trường. Động cơ tham gia tập
luyện Bóng rổ của học sinh chủ yếu là các động
cơ bền vững như: Do yêu thích Bóng rổ, do nhận
thức được tác dụng của tập luyện Bóng rổ tới sức
khỏe. Các nguyên nhân chính dẫn tới việc không
tham gia tập luyện ngoại khóa của học sinh gồm:
Không có giáo viên hướng dẫn, không đủ cơ sở
vật chất tập luyện, không có thời gian tập và
không có kinh phí tham gia tập luyện.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số
72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định
tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, SV.
2. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể
thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003),
Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Nôvicốp A. D, Mátvêép L. P (1976), Lý
luận và phương pháp giáo dục thể chất, (Dịch:
Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm), Nxb TDTT,
Hà Nội.
5. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý
luận và Phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Trung, Phạm Văn Thảo
(2002), Bóng rổ, Nxb TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 16/7/2020, Phản biện ngày 22/7/2020, duyệt in ngày 21/8/2020
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Văn Thắng; Email: phamvanthangtdtt@gmail.com)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_phong_trao_tap_luyen_bong_ro_ngoai_khoa_cua_hoc_s.pdf