Từ những kết quả điều tra thực trạng tập
luyện TDTT ngoại khóa của học viên Trường
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, chúng tôi
rút ra một số nhận xét sau:
- Tính chuyên cần tập luyện TDTT ngoại
khóa của học viên là rất thấp. Hình thức tập
luyện TDTT ngoại khóa của học viên được lựa
chọn là tự tập, nhóm lớp và thể dục buổi sáng,
thời lượng tập luyện cho một buổi còn ít đặc biệt
vẫn còn một số học viên không tham gia hoạt
động TDTT ngoại khóa.
- Thực trạng tập luyện các môn TDTT ngoại
khóa phong phú, số lượng học viên tham gia tập
luyện phân tán ở nhiều môn thể thao khác nhau,
trong đó các môn thể thao được học viên tập
luyện nhiều là: Điền kinh, Bóng đá, Bóng
chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Võ ứng dụng. Mức
độ tập luyện thường xuyên chiếm số ít, phần lớn
học viên tập luyện không thường xuyên.
- Thực trạng về cơ sở vật chất của Trường
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND phục vụ hoạt
động TDTT ngoại khóa hiện nay còn hạn chế:
Chất lượng sân tập của nhà trường không tốt,
chưa đáp ứng được nhu cầu về sân bãi phục vụ
cho hoạt động ngoại khóa TDTT cho học viên
hiện nay.
- Đa số học viên nhận thức được ý nghĩa, tác
dụng của tập luyện TDTT ngoại khóa.
- Thực trạng thể lực của học viên chưa tốt,
chưa bảo đảm được 100% học viên đạt yêu cầu
ở lần kiểm tra đầu tiên.
- Thực trạng trên là cơ sở để chúng tôi tiến
hành lựa chọn và đưa ra giải pháp cụ thể để phát
triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa của
học viên nhà trường. Nhằm nâng cao thể lực cho
học viên, bảo đảm 100% học viên đạt yêu cầu
kiểm tra thể lực lần đầu.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phong trào tập luyện thể dục thể thao ngoại khoá của học viên trường Đại học kỹ thuật - hậu cần công an nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34
BµI B¸O KHOA HäC
THÖÏC TRAÏNG PHONG TRAØO TAÄP LUYEÄN
THEÅ DUÏC THEÅ THAO NGOAÏI KHOAÙ CUÛA HOÏC VIEÂN
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KYÕ THUAÄT - HAÄU CAÀN COÂNG AN NHAÂN DAÂN
Tóm tắt:
Trong các học viện, trường Công an nhân dân công tác giáo dục thể chất luôn được quan tâm.
Việc đánh giá đúng thực trạng công tác rèn luyện thể chất của học viên là yêu cầu cấp thiết, từ đó
giúp học viên nhận thức được rõ hơn về ý nghĩa, tác dụng của việc rèn luyện thể chất. Trên cơ sở
đó cho phép đưa ra những giải pháp cụ thể để thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT nội khoá và
ngoại khoá cho học viên.
Từ khóa: Thực trạng, TDTT ngoại khoá, Đại học Kỹ thuật Hậu cần CAND
The current situation of student’s extracurricular sports and physical training
movements at the People's Police University of Technology and Logistics
Summary:
In the People's Police academies and schools, physical education has always been concerned.
The accurate assessment of the learner’s physical training status is an urgent requirement. Since,
it helps students to be aware of the meaning and effects of physical training. On that basis, it is
possible to offer specific solutions to promote the movement of exercising sports among students
at school.
Keywords: Situation, extracurricular sports, People's Police University of Technology and
Logistics
*TS, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân
**ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Nguyễn Kim Huy*
Dương Thị Lý**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Phong trào TDTT ngoại khóa trong các học
viện, trường Công an nhân dân (CAND) có ý
nghĩa quan trọng về nhiều mặt trong công tác
đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ,
đặc biệt là với lực lượng Công an yêu cầu về
thể lực ngày càng cao hơn để sẵn sàng đảm
nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội. Việc tập luyện TDTT là điều kiện
hết sức cần thiết để phát triển cơ thể hài hoà,
duy trì và nâng cao sức khỏe, hình thành các
năng lực làm việc chung và chuyên môn, góp
phần thích nghi với các điều kiện hoạt động,
học tập và nâng cao trình độ nghề nghiệp đối
với học viên từ lúc còn trong nhà trường và sau
khi ra trường.
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
là một trong những trường có nhiệm vụ đào tạo
cán bộ, chiến sỹ An ninh tương lai phục vụ sự
nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật
tự an toàn xã hội. Vì vậy, việc thường xuyên rèn
luyện thân thể, phát triển thể lực cho mỗi học
viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
giúp họ sau khi tốt nghiệp nhanh chóng hoà
nhập với thực tiễn công tác và hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, công tác giáo dục thể chất
(GDTC) trong Nhà trường còn nhiều khó khăn,
nhận thức của học viên về vai trò, tác dụng của
TDTT còn chưa đầy đủ. Nội dung, chương trình,
kế hoạch giảng dạy GDTC còn chưa đồng bộ,
thiếu tính phối hợp, phong trào TDTT còn mang
tính tự phát, công tác rèn luyện thân thể theo
35
- Sè 4/2020
Bảng 1. Thực trạng chuyên cần tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
tiêu chuẩn “Chiến sỹ Công an khoẻ” của học
viên còn bị coi nhẹ, chưa được quan tâm đúng
mức nên còn nhiều học viên không đạt tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể. Vì vậy, việc đánh giá
đúng thực trạng phong trào tập luyện TDTT
ngoại khoá của học viên Trường Đại học Kỹ
thuật - Hậu cần CAND là hết sức cần thiết.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Để giải quyết những mục tiêu đặt ra, chúng
tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát
sư phạm và phương pháp toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
Để đánh giá thực trạng tập luyện TDTT
ngoại khóa của học viên Trường Đại học Kỹ
thuật - Hậu cần CAND, chúng tôi tiến hành
phỏng vấn 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần đối
với 320 học viên trường Đại học Kỹ thuật - Hậu
cần CAND, với các nội dung: Thực trạng tập
luyện TDTT ngoại khóa, cơ sở vật chất sân bãi
phục vụ tập luyện, đội ngũ giáo viên, hình thức
tổ chức và nội dung tập luyện TDTT ngoại
khóa. Việc đánh giá được tiến hành trên toàn thể
học viên Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần
CAND.
1. Thực trạng chuyên cần tập luyện thể
dục thể thao ngoại khóa của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
Nhằm đánh giá thực trạng chuyên cần tập
luyện TDTT ngoại khóa của học viên Trường
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, chúng tôi
đã tiến hành phỏng vấn tổng thể 320 học viên.
Trong đó, tập luyện thường xuyên phải tập
luyện ≥ 3 buổi/tuần (1 buổi, 30 phút), còn tập
luyện không thường xuyên là tập luyện < 3
buổi/tuần và mức độ không tham gia tập luyện.
Kết quả được trình bày tại bảng 1.
Nội dung Mức độ chuyên cần
Kết quả thống kê (n=320)
mi %
Chuyên cần tập luyện TDTT
ngoại khoá
Thường xuyên 83 25.90
Không thường xuyên 216 67.50
Không tập 21 6.50
Kết quả bảng 1 cho thấy, có đến 67.5% học
viên tập luyện không thường xuyên, trong khi
đó số học viên tập luyện thường xuyên chỉ
chiếm tỷ lệ 25.9% và 6.5% là không tham gia
tập luyện. Như vậy, có thể thấy rằng tính chuyên
cần tập luyện TDTT ngoại khóa của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND là
rất thấp, ngoài ra vẫn còn một số học viên không
tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa. Đây là
một thực trạng cần phải báo động về ý thức,
nhận thức và công tác tự rèn luyện của học viên.
2. Thực trạng hình thức tập luyện thể dục
thể thao ngoại khóa của học viên Trường
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
Kết quả phỏng vấn đánh giá thực trạng hình
thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa của
học viên Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần
CAND được trình bày tại bảng 2.
Kết quả của bảng 2 cho thấy, học viên tập
luyện dưới hình thức câu lạc bộ có 30/299 học
viên tham gia, chiếm tỷ lệ 10.0%, tập luyện đội
tuyển có 16/299 học viên, chiếm tỷ lệ 5.4%, tiếp
đến là tập theo hình thức nhóm lớp có 90/299
học viên tham gia, chiếm 30.1%. Ngoài ra, với
hình thức tự tập luyện có 95/299 học viên,
chiếm 31.8%, thể dục buổi sáng có 68/299 học
viên tham gia, chiếm 22.7%. Từ phân tích trên
cho thấy, thực trạng học viên nhà trường đang
tập luyện là rất tản mát ở nhiều hình thức khác
nhau, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào 03 hình
thức, đó là tự tập luyện, tập luyện nhóm lớp và
tập thể dục buổi sáng, sự khác biệt về việc lựa
chọn các hình thức này có chủ đích. Kết quả trên
cho thấy, 03 hình thức tập luyện được các học
viên lựa chọn đều dễ thực hiện, không bị gò bó
về các quy định, tuy nhiên đây cũng là những
36
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 2. Thực trạng hình tổ chức thức tập luyện TDTT ngoại khóa của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
TT Hình thức tổ chức tập luyện
Kết quả thống kê
(n = 299)
Kết quả thống kê theo giới tính
Nam (n = 251) Nữ (n = 48)
mi % mi % mi %
1 Tập luyện câu lạc bộ 30 10.00 24 9.60 6 12.50
2 Tập luyện đội tuyển 16 5.40 13 5.20 3 6.30
3 Tập theo hình thức nhóm lớp 90 30.10 77 30.70 13 27.10
4 Tự luyện tập 95 31.80 73 29.10 22 45.80
5 Thể dục buổi sáng 68 22.70 64 25.50 4 8.30
hình thức dễ xảy ra chấn thương, không đem lại
hiệu quả cao cho người tập.
Qua vấn đề nghiên cứu trên cho thấy, thực
trạng hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại
khóa của học viên là rất tản mạn, do nhiều khó
khăn nên các hình thức mà học viên lựa chọn có
thể phụ thuộc theo điều kiện thực tế chứ không
hẳn là do yêu thích. Trong đó, hình thức đơn
giản nhất là tự tập luyện, tập thể dục buổi sáng
và hình thức tập luyện theo nhóm lớp. Điều đó
chứng tỏ công tác ngoại khóa của nhà trường
chưa thực sự thu hút được nhiều học viên tham
gia tập luyện và chưa đáp ứng được nhu cầu và
nguyện vọng của học viên, cần thay đổi toàn
diện hiện trạng này, để nâng cao hiệu quả trong
công tác TDTT ngoại khóa của nhà trường.
3. Thực trạng về thời gian tập luyện thể
dục thể thao ngoại khóa trong tuần của học
viên Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần
Công an nhân dân
Kết quả đánh giá thực trạng về thời gian tập
luyện TDTT ngoại khóa của học viên được trình
bày tại bảng 3.
Kết quả bảng 3 cho thấy, đa số học viên dành
thời gian tập luyện trong ngày từ 30 - 45 phút,
chiếm tỷ lệ 62.88%; tập luyện từ 45-90 phút thì
ít hơn, chiếm tỷ lệ 37.12%.
Khi so sánh giữa hai giới tính cho thấy có sự
chênh lệch đáng kể, trong đó học viên nữ có thời
gian tập luyện từ 45-90 phút ít hơn học viên nam.
Do đặc điểm giới tính và thể lực của học viên nữ
thường không tốt bằng học viên nam nên thời
Bảng 3. Thực trạng thời gian tập luyện TDTT ngoại khóa của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
TT Nội dung Thời giantập luyện
Kết quả thống kê
(n = 299)
Kết quả thống kê giới tính
Nam (251) Nữ (48)
mi % mi % mi %
1 Thời lượng tập luyệntrong một ngày
30’ - 45’ 188 62.88 152 60.60 36 75.00
45’ - 90’ 111 37.12 99 39.40 12 25.00
2 Thời điểm tập luyện
Buổi sáng từ
5h đến 6h30 92 30.80 80 31.90 12 25.00
Buổi chiều
17h đến
18h30
207 69.20 171 68.10 36 75.00
3 Số buổi tập luyệntrong tuần
dưới 3 buổi 216 72.24 185 73.71 31 64.58
≥ 3 buổi 83 27.76 66 26.29 17 35.42
37
- Sè 4/2020
gian tập luyện của học viên nữ cũng ít hơn.
Như vậy, có thể thấy một thực trạng chung
là đa số học viên của trường đều tập luyện với
thời gian quá ít, khoảng 30-45 phút trong một
buổi tập. Điều này, do nhiều nguyên nhân như
khó khăn về sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ và
thời gian, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là
chưa có người đứng ra tổ chức, phát động
phong trào tập luyện bài bản, quy củ. Đây cũng
là điểm mấu chốt mà mọi hình thức hoạt động
TDTT đều cần đến.
Kết quả trên cũng cho thấy, thời điểm tập
luyện của học viên đều tập trung chủ yếu từ 17
giờ 00 đến 18 giờ 30 phút chiếm tỷ lệ 69.2%.
Đây là thời điểm mà các em vừa học xong các
giờ học chính khóa căng thẳng, thời điểm còn
lại trong ngày chiếm số ít, với tỷ lệ 30.8%.
Kết quả bảng 3 cũng cho thấy, về số buổi tập
luyện trong tuần của học viên đa số là dưới 3
buổi/ tuần chiếm tỷ lệ 70.9%, còn số học viên
tập từ 3 buổi trở lên trong tuần chiếm số ít với
tỷ lệ 29.1%. Từ nghiên cứu trên cho thấy, số
buổi tập luyện ngoại khóa của học viên nhà
trường là quá ít, việc rèn luyện thể lực hay kỹ
năng kỹ xảo trong thể thao phải được tập luyện
thường xuyên, liên tục.
Như vậy, về thực trạng số buổi tập luyện
TDTT ngoại khóa trong tuần của học viên xét theo
tổng thể và giới tính cho thấy, đại đa số các em
đều tập luyện dưới 3 buổi trong tuần. Để thu hút
được đông đảo học viên tham gia tập luyện TDTT
ngoại khóa, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ
để đem lại sự đam mê, hấp dẫn đối với học viên
trong các hoạt động.
4. Thực trạng nội dung tập luyện
TDTT ngoại khóa của học viên Trường
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
Kết quả đánh giá thực trạng nội dung tập
luyện ngoại khóa của học viên trong Nhà trường
(các em có thể chọn nhiều môn tập luyện). được
trình bày tại bảng 4.
Phân tích kết quả bảng 4 cho thấy, về thực
Bảng 4. Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
TT Nội dung
Kết quả thống kê
(n = 299)
Kết quả thống kê theo giới tính
Nam (n = 251) Nữ (n = 48)
mi % mi % mi %
1 Bóng đá 189 63.20 180 71.70 9 18.60
2 Bóng chuyền 110 36.80 92 36.70 18 37.50
3 Cầu lông 71 23.70 50 19.90 21 43.80
4 Điền Kinh 218 72.90 176 70.10 42 87.50
5 Võ ứng dụng 35 11.70 26 10.40 9 18.80
6 Bơi lội 86 28.80 52 20.70 34 70.80
7 Đá cầu 56 18.70 42 16.70 14 29.20
8 Bóng rổ 6 2.00 6 2.40 0 0.00
trạng tổng thể học viên tập luyện các môn TDTT
ngoại khóa khá đa dạng số lượng học viên tham
gia tập ngoại khóa ở từng môn thể thao cũng
không đồng đều. Trong đó, các môn thể thao được
học viên tham gia tập luyện nhiều nhất là: Điền
kinh 218/299 học viên chiếm tỷ lệ 72.9%, Bóng
đá 189/299 học viên chiếm tỷ lệ 63.2%, Bóng
chuyền 110/299 học viên chiếm tỷ lệ 36.8%, Bơi
lội 86/299 học viên chiếm tỷ lệ 28.8%, Cầu lông
71/299 học viên chiếm tỷ lệ 23.7%, Đá cầu
56/299 học viên chiếm tỷ lệ 18.7%, Võ ứng dụng
35/299 học viên chiếm tỷ lệ 11.7%, cuối cùng là
môn Bóng rổ 6/299 học viên chiếm tỷ lệ 2.0%.
Như vậy, qua khảo sát thực trạng tham gia tập
luyện các môn thể thao ngoại khóa của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND cho
thấy, học viên tham gia tập luyện các môn thể thao
ngoại khóa rất phong phú, đa dạng và phân tán ở
nhiều môn với tỉ lệ khác nhau và có sự khác biệt
theo giới tính. Nhóm các môn thể thao ngoại khóa
38
BµI B¸O KHOA HäC
được học viên tập luyện nhiều nhất là: Điền kinh,
Bóng đá, Bóng chuyền, Bơi lội, Cầu lông,... Đây
là các môn thể thao dễ tổ chức tập luyện, có thể
tận dụng các địa hình tự nhiên làm sân bãi tập
luyện và đây cũng là môn thể thao có sức hấp dẫn
đối với học viên trường Đại học Kỹ
thuật - Hậu cần CAND hiện nay.
5. Thực trạng các yếu tố đảm
bảo cho hoạt động TDTT ngoại
khóa tại Trường Đại học Kỹ thuật
- Hậu cần CAND
5.1. Thực trạng cơ sở vật chất
phục vụ tập luyện TDTT ngoại
khóa của học viên Trường Đại học
Kỹ thuật - Hậu cần CAND
Thực trạng cơ sở vật chất của Nhà
trường có ảnh hưởng rất lớn tới chất
lượng công tác GDTC nội khóa và
ngoại khóa trong trường. Trong bối
cảnh, Bộ Công an đang triển khai Đề
án tinh gọn bộ máy, trong đó có các
trường CAND, việc đầu tư cơ sở vật
chất toàn diện cho trường còn nhiều khó khăn. Để
đánh giá đúng thực trạng cơ sở vật chất phục vụ
hoạt động TDTT ngoại khóa cho học viên, chúng
tôi tiến hành khảo sát thông qua quan sát sư phạm
và phỏng vấn trực tiếp 60 giáo viên và 320 học
Bảng 5. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và học viên
về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá
cho học viên Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND (n=380)
Loại hình sân
bãi, dụng cụ
Số
lượng
Chất lượng sân tập Mức độ đáp ứng
Tốt Khá TB Kém Đủ Thiếu
mi % mi % mi % mi % mi % mi %
Bóng đá 4 12 3.16 18 4.74 76 20.00 274 72.10 288 75.79 92 24.21
Bóng chuyền 9 66 17.37 228 60.00 82 21.58 4 1.05 369 97.11 11 2.89
Cầu lông 2 231 60.79 96 25.26 53 13.95 0 0.00 163 42.89 217 57.11
Bơi lội 1 127 33.42 146 38.42 83 21.84 24 6.32 116 30.53 264 69.47
Đá cầu 0 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
Bóng rổ 1 0 0.00 0 0.00 133 35.00 247 65.00 23 6.05 357 93.95
Điền kinh 0 Đường đi trong khuôn viên nhà trường 0 0.00 380 100.00
Nhà thể chất 1 126 33.16 138 36.32 82 21.58 34 8.94 233 61.32 147 38.68
Sàn tập võ ứng
dụng CAND 1 106 27.89 182 47.89 81 21.32 11 2.89 283 74.47 97 25.53
Xà kép, xà đơn 10 95 25.00 205 53.95 61 16.05 19 5.00 259 68.16 121 31.84
Bóng bàn 1 0 0.00 0 0.00 122 32.11 268 70.53 0 0.00 380 100.00
Phòng tập thể
hình và Aerobic 1 0 0.00 0 0.00 162 42.63 218 57.37 21 5.53 359 94.47
Rèn luyện thân thể thường xuyên là một trong những
nội dung bắt buộc của chiến sĩ CAND
39
- Sè 4/2020
Bảng 6. Nhận thức về vai trò hoạt động TDTT ngoại khóa của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
Nhận thức Nội dung
Tổng số HV (320) Tổng %
mi % mi %
Nhận thức
tích cực
Nâng cao kết quả học tập 105 32.81
296 92.5
Giải trí, thư giãn 41 12.81
Rèn luyện ý chí 33 10.31
Tránh xa các tệ nạn xã hội 34 10.62
Rèn luyện sức khoẻ 83 25.94
Nhận thức
tiêu cực
Không cần thiết 5 1.56
24 7.5
Mất thời gian 6 1.88
Tốn kém 2 0.63
Nguy hiểm 4 1.25
Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và học tập 7 2.19
viên về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, sân
tập, dụng cụ tập luyện TDTT của Nhà trường. Kết
quả được trình bày ở bảng 5.
Kết quả bảng 5 cho thấy, mặc dù được Ban
Giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư, nhưng
thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
TDTT của Nhà trường nói chung và phục vụ cho
hoạt động TDTT ngoại khóa nói riêng vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa đảm bảo và đáp ứng được
về chất lượng. Như vậy, việc đề xuất các biện
nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như cải tạo cơ
sở vật chất sân bãi phục vụ tập luyện TDTT ngoại
khóa cho học viên là vấn đề rất cấp thiết.
5.2. Thực trạng nhận thức của học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND về
vai trò của tập luyện TDTT ngoại khóa
Để đánh giá đúng thực trạng nhận thức của học
viên về vai trò của hoạt động TDTT ngoại khóa
chúng tôi tiến hành phỏng vấn 320 học viên. Kết
quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 6.
Bảng 7. Tổng hợp kết quả kiểm tra thể lực của học viên nam đối chiếu
với bảng tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong CAND (Thông tư 24/2013/TT-BCA)
TT Nội dung kiểm tra Kết quả kiểm tra (x ± d)
Tiêu chuẩn theo TT
24/2013/TT-BCA
(yêu cầu đạt)
Tỷ lệ học viên
đạt yêu cầu
(%)
1 Nằm sấp chống đẩy (lần) 26.80 ± 3.60 ≥ 30 82.60
2 Bật xa tại chỗ (cm) 210.8 ± 20.14 ≥ 2.20 m 88.20
3 Chạy 100m (giây) 14.84 ± 1.31 ≤ 16”00 86.70
4 Chạy 1500m (phút) 7.16 ± 0.57 ≤ 7’30” 76.90
Kết quả bảng 6 cho thấy, có 296/320 ý kiến
chiếm 92.5% nhận thức được về mặt tích cực của
tập luyện TDTT ngoại khóa, trong đó: Có
32.81% cho rằng TDTT ngoại khóa góp phần
nâng cao kết quả học tập, 25.94% cho rằng TDTT
ngoại khóa giúp rèn luyện sức khỏe, ngoài ra còn
có 12.81% cho rằng TDTT giúp giải trí và thư
giãn, 10.31% sinh viên cho rằng giúp rèn luyện
ý chí và có 10.62% cho rằng hoạt động TL giúp
tránh xa tệ nạn xã hội. Đây sẽ là điều kiện thuận
lợi để nhà trường tổ chức các hoạt động TDTT
ngoại khóa.
6. Thực trạng thể lực của học viên trường
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND
Kết quả kiểm tra thể lực của 320 học viên và
đánh giá theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong
40
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 8. Tổng hợp kết quả kiểm tra thể lực của học viên nữ đối chiếu
với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong CAND (Thông tư 24/2013/TT-BCA)
TT Nội dung kiểm tra Kết quả kiểm tra (x ± δ)
Tiêu chuẩn theo TT
24/2013/TT-BCA
(yêu cầu đạt)
Tỷ lệ học viên
đạt yêu cầu
1 Bật xa tại chỗ (cm) 139.40 ± 10.30 ≥ 1,50 m 78.50
2 Chạy 100m (giây) 18.41 ± 1.66 ≤ 20”00 82.80
3 Chạy 800m (phút) 5.27 ± 0.42 ≤ 5’30” 80.30
(Bài nộp ngày 20/5/2020, Phản biện ngày 1/6/2020, duyệt in ngày 21/8/2020
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Kim Huy; Email: ruanjinhui1678@gmail.com)
CAND (Thông tư 24/2013/TT-BCA ngày 11
tháng 04 năm 2013), được trình bày tại bảng 7
và bảng 8.
Kết quả bảng 7 và bảng 8 cho thấy thể lực
của học viên là chưa tốt, thể hiện ở cả học viên
nam và nữ đều không đảm bảo được 100% đạt
yêu cầu. Khi đối chiếu với danh sách học viên
trả lời phỏng vấn thì đa số học viên không đạt
tiêu chuẩn rơi vào các học viên không tham gia
tập luyện ngoại khóa TDTT. (Theo quy định của
Bộ Công an thì hằng năm tất cả cán bộ, chiến sĩ
phải tham gia kiểm tra thể lực và phải đạt yêu
cầu theo tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư
24/2013/TT-BCA).
KEÁT LUAÄN
Từ những kết quả điều tra thực trạng tập
luyện TDTT ngoại khóa của học viên Trường
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, chúng tôi
rút ra một số nhận xét sau:
- Tính chuyên cần tập luyện TDTT ngoại
khóa của học viên là rất thấp. Hình thức tập
luyện TDTT ngoại khóa của học viên được lựa
chọn là tự tập, nhóm lớp và thể dục buổi sáng,
thời lượng tập luyện cho một buổi còn ít đặc biệt
vẫn còn một số học viên không tham gia hoạt
động TDTT ngoại khóa.
- Thực trạng tập luyện các môn TDTT ngoại
khóa phong phú, số lượng học viên tham gia tập
luyện phân tán ở nhiều môn thể thao khác nhau,
trong đó các môn thể thao được học viên tập
luyện nhiều là: Điền kinh, Bóng đá, Bóng
chuyền, Bơi lội, Cầu lông, Võ ứng dụng. Mức
độ tập luyện thường xuyên chiếm số ít, phần lớn
học viên tập luyện không thường xuyên.
- Thực trạng về cơ sở vật chất của Trường
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND phục vụ hoạt
động TDTT ngoại khóa hiện nay còn hạn chế:
Chất lượng sân tập của nhà trường không tốt,
chưa đáp ứng được nhu cầu về sân bãi phục vụ
cho hoạt động ngoại khóa TDTT cho học viên
hiện nay.
- Đa số học viên nhận thức được ý nghĩa, tác
dụng của tập luyện TDTT ngoại khóa.
- Thực trạng thể lực của học viên chưa tốt,
chưa bảo đảm được 100% học viên đạt yêu cầu
ở lần kiểm tra đầu tiên.
- Thực trạng trên là cơ sở để chúng tôi tiến
hành lựa chọn và đưa ra giải pháp cụ thể để phát
triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa của
học viên nhà trường. Nhằm nâng cao thể lực cho
học viên, bảo đảm 100% học viên đạt yêu cầu
kiểm tra thể lực lần đầu.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Bộ Công an (2013), Thông tư
24/2013/TT-BCA ngày 11 tháng 04 năm 2013
quy định về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong
lực lượng Công an nhân dân.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết
định số 23/2008/TT-BGDĐT ngày 23/12/2008
Ban hành tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho HSSV.
3. Đỗ Thị Thìn (2019), “Nghiên cứu giải
pháp phát triển phong trào tập luyện TDTT
ngoại khoá cho học viên Trường Đại học Kỹ
thuật - Hậu cần CAND”, Luận văn thạc sĩ giáo
dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
4. Đinh Thị Oanh (2018), “Nghiên cứu ứng
dụng một số giải pháp phát triển phong trào tập
luyện Thể dục thể thao ngoại khoá cho học viên
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND”, Đề
tài KH&CN sinh viên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_phong_trao_tap_luyen_the_duc_the_thao_ngoai_khoa.pdf