Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ
lệ các thuốc SSRI (sertralin, paroxetin) được sử
dụng nhiều nhất, tiếp đến là mirtazapin, thấp
nhất là chống trầm cảm ba vòng. Theo hướng
dẫn điều trị của hội tâm thần Hoa Kỳ [[1]], với
hầu hết bệnh nhân (BN), lựa chọn tối ưu ban
đầu là SSRI, mirtazapin hoặc bupropion. Như
vậy việc lựa chọn sử dụng thuốc chống trầm
cảm tại Viện Sức khỏe Tâm thần là phù hợp với
xu thế chung trên thế giới.
Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là kết hợp
chống trầm cảm và an thần kinh (CTC + ATK)
(chiếm 66,1%). Liệu pháp kết hợp chống trầm
cảm và an thần kinh cũng là liệu pháp hay được
sử dụng trên lâm sàng hiện nay, vừa tăng hiệu
quả điều trị trên bệnh nhân, vừa hạn chế tác
dụng phụ do sử dụng thuốc chống trầm cảm
liều cao và một số thuốc chống loạn thần như
Risperidon, Quetiapin, Olanzapin đã được
chứng minh có hiệu quả trong điều trị trầm cảm
[3]. Tỉ lệ BN sử dụng kết hợp thêm thuốc an
thần diazepam chiếm 67,7% do đa số BN khi
nhập viện có triệu chứng bồn chồn, mất ngủ dai
dẳng, mệt mỏi. Các biến cố bất lợi ghi nhận
được chủ yếu trên hệ cholinergic, tuy nhiên chưa
thể kết luận được chính xác thuốc gây ra các
biến cố bất lợi trên. Có 12 BN có mức tăng cân
>7% (chiếm 18,5%). Như vậy việc tăng trọng
lượng cơ thể có thể coi là một biến cố bất lợi có
thể gặp trên BN. Điều này đặc biệt lưu ý với
BN thừa cân do có thể dẫn đến các bệnh lý liên
quan khác do béo phì như tiểu đường, tim
mạch, tăng huyết áp [4].
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân trầm cảm tại Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 114-119
114
Thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân trầm cảm tại Viện
Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
Nguyễn Thành Hải1,*, Nguyễn Hương Ly1, Nguyễn Văn Tuấn2,
Nguyễn Xuân Bách3
1Đại học Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
2Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
3Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 03 tháng 7 năm 2017
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 6 năm 2018
Tóm tắt: Rối loạn trầm cảm là một trong các bệnh lý gây ra gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân.
Việc sử dụng thuốc trong điều trị trầm cảm vẫn chưa có hướng dẫn điều trị chuẩn tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập trên 65 bệnh nhân trầm cảm tại Viên Sức khỏe
Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai nhằm đánh đưa ra thực trạng sử dụng thuốc, biến cố bất
lợi và hiệu quả điều trị. Kết quả: cho thấy sertralin là thuốc được sử dụng nhiều nhất (39.5%), tiếp
đến là mirtazapin (38,3%). Biến cố bất lợi trên triệu chứng hay gặp nhất là trên cholinergic. Có 12
bệnh nhân (18,5%) được ghi nhận gặp biến cố bất lợi trên cân nặng. Tỉ lệ thuyên giảm điểm theo
thang HAM-D 17 sau quá trình điều trị là 66,2±13,8%. Kết luận: Các thuốc chống trần cảm mới
được sử dụng nhiều và có hiệu quả trên các bệnh nhân trầm cảm ở Việt Nam. Bác sĩ lâm sàng cần
chú ý đến biến cố bất lợi của thuốc như tác dụng trên cholinergic và trên cân nặng.
Từ khóa: Thuốc chống trầm cảm, trầm cảm, tác dụng phụ, sử dụng thuốc.
1. Đặt vấn đề
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm
thần phổ biến, ảnh hưởng tới người bệnh, gia
đình và xã hội. Điều trị trầm cảm đòi hỏi tốn rất
nhiều thời gian, kết hợp sử dụng các liệu pháp
khác nhau. Trong đó liệu pháp hóa dược vẫn
được coi là liệu pháp điều trị thường dùng nhất
[1]. Trên thực tế lâm sàng, các thuốc chống
trầm cảm với nhiều cơ chế cho hiệu quả cao
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-901986688.
Email: haithanh4780@yahoo.com
https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4075
trong điều trị nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ
và tương tác thuốc có thể xảy ra trong quá trình
sử dụng [2]. Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh
viện Bạch Mai là cơ sở hàng đầu trong điều trị
các bệnh lý rối loạn tâm thần, trong đó có bệnh
lý trầm cảm. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm đưa ra thực trạng về tình hình sử dụng
thuốc trên bệnh nhân trầm cảm tại Viện Sức
khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai.
N.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 114-119 115
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh án của bệnh nhân đang được điều
trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh
viện Bạch Mai, từ 02– 07/2016.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Tất cả các bệnh án của bệnh nhân được
chẩn đoán rối loạn trầm cảm (Mã bệnh án F32
và F33 theo ICD-10) có sử dụng ít nhất một
thuốc chống trầm cảm.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân chuyển khoa khác trong quá
trình điều trị
Bệnh nhân không tuân thủ điều trị
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc, không can
thiệp, thu thập kết quả dựa trên phiếu khảo sát.
2.3. Xử lý kết quả
Phân tích các giá trị thu được bằng phần
mềm thống kê y học SPSS 20.0. Giá trị khác
nhau có ý nghĩa thống kê nếu p<0,05.
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu (n = 65)
Tiêu chí đánh giá Số
bệnh
nhân
Tỉ lệ %
Giới tính Nam 25 38,5
Nữ 40 61,5
Tuổi 42,0±16,5
<16 1 1,6
16-45 32 49,2
45-65 24 36,9
>65 8 12,3
Các thể lâm sàng
và mức độ
Mã số
Giai đoạn trầm
cảm
Vừa không có
triệu chứng cơ thể
F32.10 3 4,6
Vừa có triệu
chứng cơ thể
F32.11 20 30,8
Nặng không có
loạn thần
F32.2 6 9,2
Nặng có loạn thần F32.3 5 7,7
Tổng 34 52,3
Rối loạn trầm cảm
tái diễn
Vừa không có
triệu chứng cơ thể
F33.10 3 4,6
Vừa có triệu
chứng cơ thể
F33.11 19 29,2
Nặng không có
loạn thần
F33.2 2 3,1
Nặng có loạn thần F33.3 7 10,8
Tổng 31 47,7
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tỷ lệ bệnh nhân (BN) nữ/nam là 40/25 =
1,6/1. Tuổi trung bình 42,0±16,5 tuổi, trong đó
độ tuổi từ 16-45 chiếm tỉ lệ cao nhất (49,2%).
Mẫu nghiên cứu có 34 BN (chiếm 52,3%) ở
giai đoạn trầm cảm và 31 BN (chiếm 47,7%)
rối loạn trầm cảm tái diễn. Không có BN nào
trong nhóm nghiên cứu mắc trầm cảm nhẹ. Số
BN trầm cảm vừa có triệu chứng cơ thể chiếm
tỉ lệ cao nhất, ở giai đoạn trầm cảm là 30,8% và
trầm cảm tái diễn là 29,2%. Tỉ lệ BN mắc trầm
cảm nặng chiếm 16,9% (trong đó nặng không
loạn thần là 9,2%, nặng có loạn thần là 7,7%).
Với trầm cảm tái diễn, số BN mắc trầm cảm
nặng là 13,9% (trong đó nặng không loạn thần
là 3,1% và nặng có loạn thần là 10,8%).
3.2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc chống
trầm cảm
Các nhóm thuốc chống trầm cảm được sử
dụng trong điều trị rối loạn trầm cảm
Trong các thuốc được sử dụng trên BN
nghiên cứu, nhóm SSRI được sử dụng nhiều
nhất, điển hình là sertralin chiếm tỉ lệ 39,5%.
Thuốc hay được sử dụng tiếp theo là
mirtazapin, chiếm 38,3%. Nhóm TCA được sử
dụng ít nhất 18,5%.
N.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 114-119
116
Bảng 2. Các thuốc chống trầm cảm sử dụng trong điều trị
Nhóm Tên thuốc Hàm lượng Số lượt dùng Tỉ lệ %
TCA Amitriptylin 25mg 15 18,5
SSRI
Sertralin 50mg 32 39,5
Paroxetin 20mg 1 1,2
Fluvoxamin 100mg 2 2,5
Đối kháng α2-
adrenergic
Mirtazapin 30mg 31 38,3
Tổng 81 100
TCA: Thuốc chống trầm cảm ba vòng; SSRI: Nhóm thuốc ức chế thu hồi serotonin
Các thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng tâm
thần trên bệnh nhân trầm cảm.
Tỉ lệ BN sử dụng kết hợp thêm thuốc an
thần diazepam chiếm cao nhất (67,7%). Trong
nhóm thuốc an thần kinh, olanzapin được sử
dụng kết hợp nhiều nhất (44,6%), tiếp đến là
sulpirid (18,5%), haloperidol (15,4%). Chỉ có 3
BN sử dụng kết hợp thuốc chỉnh khí sắc (4,6%).
Bảng 3. Các thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng tâm
thần trên bệnh nhân trầm cảm
Nhóm thuốc Hoạt chất Số
BN
Tỉ lệ
%
An thần kinh
(ATK)
Olanzapin 29 44,6
Risperidon 5 7,7
Quetiapin 6 9,2
Haloperidol 10 15,4
Sulpirid 12 18,5
An thần Diazepam 44 67,7
Chỉnh khí sắc Acid valproic 3 4,6
Phác đồ điều trị trầm cảm sử dụng trên
bệnh nhân rối loạn trầm cảm
Phác đồ được lựa chọn nhiều nhất là thuốc
chống trầm cảm và an thần kinh (CTC + ATK),
với tỉ lệ sử dụng tại thời điểm ban đầu chiếm và
sau quá trình thay đổi thuốc là 66,1% và 67,7%.
Bảng 4. Phác đồ điều trị được sử dụng trên bệnh
nhân trầm cảm
Phác đồ
Số bệnh nhân (Tỉ lệ %)
Ban đầu Thay thế
CTC 20 (30,8) 13 (20,0%)
CTC + ATK 43 (66,1) 44 (67,7%)
CTC + CTC 2 (3,1) 5 (7,7%)
CTC + CTC + ATK 0 (0) 3 (4,6%)
Tổng 65 (100%) 65 (100%)
Các liệu pháp điều trị phối hợp trên bệnh
nhân rối loạn trầm cảm.
Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu, liệu pháp
tâm lý được sử dụng trên 42 bệnh nhân (chiếm
64,62%), có 13 bệnh nhân sử dụng TMS (chiếm
21,54%) và 9 bệnh nhân sử dụng phối hợp cả
liệu pháp tâm lý và TMS (chiếm 13,85%).
Bảng 5. Các liệu pháp điều trị được sử dụng phối
hợp liệu pháp hóa dược
Các liệu pháp điều trị
được sử dụng
Số bệnh
nhân
Tỉ lệ
(%)
Liệu pháp tâm lý 42 64,61
Liệu pháp kích thích từ
xuyên sọ (TMS)
14 21,54
Liệu pháp tâm lý + TMS 9 13,85
Tổng 65 100
3.3. Các biến cố bất lợi (ADE) ghi nhận trong
quá trình sử dụng thuốc
Ghi nhận ADE trên triệu chứng của nhóm
bệnh nhân nghiên cứu.
7.7%
18.5%
24.6%
4.6%
7.7%
15.4%
1.6%
12.3%
13.9%
4.6%
1.6%
9.2%
3.1%
Hạ HA tư thế
Khô miệng
Nhìn mờ
Giảm tình dục
Buồn nôn
Mẩn đỏ
Tăng nguy cơ
Hình 1. Tỉ lệ ADE trên triệu chứng của nhóm bệnh
nhân nghiên cứu.
Biến cố hay gặp nhất trên toàn bộ nhóm BN
nghiên cứu là trên cholinergic: khô miệng
(24,6%), táo bón (18,5%). Tiếp đến hay gặp các
biến cố trên thần kinh: đau đầu (15,4%), bồn
N.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 114-119 117
chồn (12,3%). Có 1 BN (1,6%) bị mẩn đỏ và 1
BN (1,6%) gặp biến cố bất lợi gây suy giảm
chức năng tình dục. Các biến cố chủ yếu ở mức
độ nhẹ, không có biến cố nào ở mức độ nặng.
Ghi nhận sự thay đổi cân nặng trên nhóm
bệnh nhân nghiên cứu.
Hình 2. Tỉ lệ thay đổi cân nặng của BN.
Chín bệnh nhân theo dõi có trọng lượng cơ
thể tăng vừa (chiếm 13,8%) và 3 BN có trọng
lượng cơ thể tăng nhiều (chiếm 4,6%). Tổng
cộng có 12 BN có mức tăng trọng lượng cơ thể
>7% (chiếm 18,46%).
3.4. Hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên
giảm điểm HAM-D17
Tổng điểm HAM-D 17 trên bệnh nhân
nghiên cứu tại các thời điểm đánh giá
Mức thuyên giảm điểm của cả đợt điều trị là
11,5 ± 3,9. Mức điểm HAM-D 17 có sự khác
nhau giữa các thời điểm đánh giá với p0/1,
p1/2, p2/3 đều < 0,01. Điều đó cho thấy, toàn
bộ các triệu chứng của rối loạn trầm cảm có sự
cải thiện rõ rệt ngay sau 1 tuần điều trị, sau 2
tuần và trước khi ra viện (Bảng 6).
Bảng 6. Tổng điểm HAM-D 17 trên bệnh nhân nghiên cứu theo các tuần điều trị
T0
(n =65)
T1
(n =65)
T2
(n =62)
T3
(n =58)
P
Điểm HAM-D 17
( x ± SD)
17,3±4,2 12,4±3,6 8,7±2,9 5,8±2,5 p0/1 = 0,0001
p1/2 = 0,0001
p2/3 = 0,0001 Điểm thuyên
giảm( x ± SD)
4,9±2,3 3,8±2,2 2,9±1,3
Tỉ lệ thuyên giảm các triệu chứng qua mức
độ thuyên giảm điểm HAM-D 17.
Tỉ lệ thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng
chung và các nhóm triệu chứng chính có sự
khác nhau giữa các thời điểm đánh giá với p1/2,
p2/3 < 0,01. Điều này cho thấy các triệu chứng
lâm sàng đều được cải thiện qua các thời điểm
đánh giá.
Bảng 7. Tỉ lệ thuyên giảm các triệu chứng lâm sàng theo thang HAM-D 17
Nhóm triệu chứng Tỉ lệ thuyên giảm (%)( x ± SD)
Sau 1 tuần (n = 65) Sau 2 tuần (n = 62) Trước ra viện (n = 58) p
Triệu chứng
chung
28,2±11,6 49,6±14,6 66,2±13,8
p1/2 = 0,0001
p2/3 = 0,0001
Khí sắc 31,7±20,9 52,3±20,7 69,0±19,6
p1/2 = 0,0001
p2/3 = 0,0001
Giấc ngủ 40,4±27,1 76,7±31,9 83,1±18,5
p1/2 = 0,0001
p2/3 = 0,0001
Vận động 26,5±15,3 42,9±30,2 65,1±23,3
p1/2 = 0,0001
p2/3 = 0,0001
Lo âu 19,3±17,0 31,3±25,6 46,0±27,4
p1/2 = 0,0001
p2/3 = 0,0001
Rối loạn cơ thể và
nhận thức
24,1±17,4 44,9±20,3 61,8±19,3
p1/2 = 0,0001
p2/3 = 0,0001
N.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 114-119
118
Bàn luận
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ
lệ các thuốc SSRI (sertralin, paroxetin) được sử
dụng nhiều nhất, tiếp đến là mirtazapin, thấp
nhất là chống trầm cảm ba vòng. Theo hướng
dẫn điều trị của hội tâm thần Hoa Kỳ [[1]], với
hầu hết bệnh nhân (BN), lựa chọn tối ưu ban
đầu là SSRI, mirtazapin hoặc bupropion. Như
vậy việc lựa chọn sử dụng thuốc chống trầm
cảm tại Viện Sức khỏe Tâm thần là phù hợp với
xu thế chung trên thế giới.
Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là kết hợp
chống trầm cảm và an thần kinh (CTC + ATK)
(chiếm 66,1%). Liệu pháp kết hợp chống trầm
cảm và an thần kinh cũng là liệu pháp hay được
sử dụng trên lâm sàng hiện nay, vừa tăng hiệu
quả điều trị trên bệnh nhân, vừa hạn chế tác
dụng phụ do sử dụng thuốc chống trầm cảm
liều cao và một số thuốc chống loạn thần như
Risperidon, Quetiapin, Olanzapin đã được
chứng minh có hiệu quả trong điều trị trầm cảm
[3]. Tỉ lệ BN sử dụng kết hợp thêm thuốc an
thần diazepam chiếm 67,7% do đa số BN khi
nhập viện có triệu chứng bồn chồn, mất ngủ dai
dẳng, mệt mỏi. Các biến cố bất lợi ghi nhận
được chủ yếu trên hệ cholinergic, tuy nhiên chưa
thể kết luận được chính xác thuốc gây ra các
biến cố bất lợi trên. Có 12 BN có mức tăng cân
>7% (chiếm 18,5%). Như vậy việc tăng trọng
lượng cơ thể có thể coi là một biến cố bất lợi có
thể gặp trên BN. Điều này đặc biệt lưu ý với
BN thừa cân do có thể dẫn đến các bệnh lý liên
quan khác do béo phì như tiểu đường, tim
mạch, tăng huyết áp [4].
Về hiệu quả điều trị: tỉ lệ thuyên giảm theo
thang HAM-D 17 trên nhóm BN nghiên cứu
sau điều trị là 66,2±13,8%. Mức điểm HAM-D
17 có sự khác nhau giữa các thời điểm đánh giá
với p0/1, p1/2, p2/3 đều < 0,01. Tỉ lệ thuyên
giảm các nhóm triệu chứng chính cũng có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p1/2, p2/3 <
0,01. Như vậy trên toàn bộ BN, tỉ lệ thuyên
giảm bệnh thể hiện ngay sau tuần đầu tiên điều
trị và tăng dần ở các tuần tiếp theo trong quá
trình điều trị. Điều này phản ánh hiệu quả và
mức độ đáp ứng thực tế trong điều trị trên
lâm sàng.
Kết luận
Sertralin là thuốc chống trầm cảm được sử
dụng nhiều nhất (39,5%), tiếp đến là mirtazapin
(38,3%). Phác đồ được sử dụng nhiều nhất là
kết hợp thuốc chống trầm cảm và an thần kinh
(66,1%). Biến cố bất lợi trên triệu chứng hay
gặp nhất là trên cholinergic. Có 12 bệnh nhân
(18,5%) được ghi nhận gặp biến cố bất lợi trên
cân nặng. Điểm HAM-D 17 có sự thuyên giảm
có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm đánh giá.
Tỉ lệ thuyên giảm điểm theo thang HAM-D 17
sau quá trình điều trị là 66,2±13,8%.
Tài liệu tham khảo
[1] American Psychiatric Association, Practice
guiline for the treatment of patients with major
depressive disorder, Third Edition (2010).
[2] Duval, Lebowitz, Macher, “Treatments in
Depression”, Dialogues in Clinical Neuroscience,
8 (2006) 191.
[3] Raj Rasasingham, “Efficacy and Safety of
Antipsychotics for the Treatment of Major
Depressive Disorder in Adolescents and Adults:
Current Issues and Clinical Perspective”, Open
Journal of Psychiatry, 4 (2014) 182.
[4] Kessler RC, McGonagle KA, Swartz M, Blazer
DG, Nelson CB. “Sex and depression in the
National Comorbidity Survey I: Lifetime
prevalence, chronicity and recurrence”, Journal of
Affectice Disorders, 29 (1993) 85.
N.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 114-119 119
The Use of Antidepressants in Depressed Patients in the
National Institute of Mental Health - Bach Mai Hospital
Nguyen Thanh Hai1, Nguyen Huong Ly1, Nguyen Van Tuan2, Nguyen Xuan Bach3
1Hanoi University of Pharmacy, 13-15 Le Thanh Tong, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
2National Institute of Mental Health, Bach Mai Hospital, 78 Giai Phong, Dong Da, Hanoi, Vietnam
3
VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: According to the WHO (World Health Organization), unipolar depressive disorders
were ranked as the third leading cause of the Global Burden of Disease in 2004 and are expected to
move into the first place by 2030. Methods: Research conducted on 65 patients at the National
Institute of Mental Health to examine the use of drugs, their side effects, drug interactions and
effectiveness of treatment in these patients. Results: The study results showed that Sertraline was the
most widely used antidepressant (39.5%), followed by Mirtazapine (38.3%). Adverse events in the
most common symptoms were resulted from cholinergics. There were 12 patients (18.5%) recorded
experiencing adverse events on weight. The rate of remission HAM-D 17 scale scores after treatment
was 66.2 ± 13.8%. Conclusions: New antidepressants were commonly used and had effects among
the unipolar depressive patients in Vietnam. Clinicians should pay attention to such side effects as
cholinergic adverse events and weight gain among patients.
Keywords: Antidepressant, depression, side effects, drug use.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_su_dung_thuoc_tren_benh_nhan_tram_cam_tai_vien_su.pdf