Thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án chống người thi hành công vụ trên địa bàn các thành phố trực thuộc trung ương và một số giải pháp

Theo quy định của BLTTHS, VKS giữ vai trò rất lớn, quyết định trong hoạt động THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra. Trước các yêu cầu của cải cách tư pháp, vai trò và trách nhiệm của VKS tăng lên rất nhiều. Ví dụ, theo yêu cầu của VKSNDTC, để bảo đảm thi hành tốt các quy định của BLTTHS, VKS phải tham gia kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, tăng cường phối hợp với Toà án tổ chức các phiên toà xét xử lưu động, tăng cường kiểm sát trực tiếp tại các nơi tạm giữ, tạm giam, trại tạm giam, trại giam. Để thực hiện tốt các hoạt động này, việc tăng cường trang bị phương tiện giao thông, liên lạc cho VKS các cấp ở địa phương là cần thiết. Trước tình hình như vậy, việc tăng cường đầu tư các phương tiện đi lại, trang thiết bị khoa học, công nghệ cao là hết sức cần thiết, bảo đảm cho hoạt động THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra đạt chất lượng hiệu quả cao hơn. VKSND các thành phố trực thuộc Trung ương có thể nghiên cứu, đề nghị Nhà nước phân bổ kinh phí cho ngành Kiểm sát theo định mức riêng đối với đơn vị ngành dọc. Lý do vì ngành Kiểm sát có nhiều hoạt động đặc thù so với cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng nhưng chưa cụ thể hoá được thành chế độ chi. Do tiền lương, phụ cấp cho các KSV chiếm tỷ lệ lớn trong định mức phân bổ cho ngành Kiểm sát nên đề nghị Nhà nước phân bổ cho ngành Kiểm sát theo định mức riêng; phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để xây dựng các thông tư liên tịch về chế độ chi cho công tác điều tra một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc chức năng của VKSND, cho công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, cho nhân chứng và chi cho việc mời luật sư tham gia bào chữa đối với các trường hợp bắt buộc. Một số hoạt động đặc thù khác đã có chế độ chi, ngành Kiểm sát cần nghiên cứu để đề xuất với các cơ quan và cấp có thẩm quyền để thay đổi mức chi theo hướng tăng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay (khối lượng, chất lượng công việc, biến động của giá cả thị trường.).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án chống người thi hành công vụ trên địa bàn các thành phố trực thuộc trung ương và một số giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020 1. thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án chống người thi hành công vụ trên địa bàn các thành phố trực thuộc trung ương Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), tại các thành phố trực thuộc Trung ương, từ năm 2010 đến hết năm 2019 đã xảy ra 1.911 vụ phạm tội chống người thi hành công vụ, với 2.508 bị can. Tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ tại các thành phố này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 đến 2012. Năm 2010 xảy ra 247 vụ/356 đối tượng; năm 2011 là 270 vụ, 339 đối tượng. Năm 2012 là năm có số vụ chống người thi hành công vụ cao nhất với 306 vụ với sự tham gia của 394 đối tượng. Từ năm 2012 đến hết năm 2019, số vụ phạm tội, số đối tượng chống người thi hành công vụ trên địa bàn các thành phố trực thuộc Trung ương giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó các hành vi chống người thi hành công vụ gia tăng cả về tính chất, phạm vi ảnh hưởng với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động hơn.1 Trong những năm vừa qua, VKSND các thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện có hiệu quả hoạt động THQCT và kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra (CQĐT) trong quá trình khởi tố, điều tra * Thạc sĩ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA... VỤ ÁN CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NgUyỄN tOàN tHẮNg* Tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta trong thời gian qua có chiều hướng phức tạp, khó lường, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra (THQCT&KSĐT) vụ án chống người thi hành công vụ trên địa bàn các thành phố trực thuộc Trung ương và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này. Từ khóa: THQCT&KSĐT, tội phạm chống người thi hành công vụ, Bộ luật hình sự năm 2015. Ngày nhận bài: 22/6/2020; Ngày biên tập xong: 24/6/2020; Ngày duyệt đăng: 24/6/2020. recently, crimes of resisting law enforcement officers in performance of their official duties in Vietnam has been complicated and unpredictable that caused serious consequences. in this article, the author provides the situation of exercising the prosecution rights and supervising over the investigation of that crime in municipalities and solutions as well. keywords: Exercising the prosecution rights and supervising over the investigation, crimes of resisting law enforcement officers in performance of their official duties, the 2015 Penal Code. tHỰC trạNg tHỰC HàNH qUyỀN CôNg tố Và kiểM Sát điỀU tra... 26 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020 các vụ án hình sự, đảm bảo các hành vi phạm tội nói chung và tội phạm chống người thi hành công vụ nói riêng đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động THQCT&KSĐT cũng còn những tồn tại, hạn chế như: Một số Kiểm sát viên (KSV) chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình THQCT&KSĐT vụ án, không nắm chắc diễn biến quá trình điều tra để đề ra yêu cầu điều tra phù hợp, đồng thời chưa kịp thời phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên (ĐTV) để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra. Việc xét phê chuẩn các quyết định tố tụng trong nhiều vụ án còn kéo dài, cá biệt có trường hợp còn sai phạm dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng điều tra. Việc chủ động phát hiện vi phạm của CQĐT chưa được thường xuyên, kịp thời. Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát nhiều từ nguyên nhân, cụ thể: Một là, sự hướng dẫn của liên ngành Trung ương thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), Bộ luật hình sự (BLHS) có lúc chưa kịp thời, còn nhiều vướng mắc khó khăn trong áp dụng. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm chống người thi hành công vụ nói riêng được ban hành dưới nhiều cấp độ khác nhau như luật, văn bản dưới luật. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp và các lực lượng khác có liên quan áp dụng, thực thi nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, giữa các văn bản pháp luật còn nhiều điểm chưa thống nhất, rõ ràng. Hai là, một số KSV chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) và pháp luật chuyên ngành khác khi tiến hành tố tụng; khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh chứng cứ còn hạn chế; thiếu tinh thần trách nhiệm và sự chủ động trong THQCT&KSĐT, không bám sát quá trình điều tra, hoạt động điều tra của CQĐT, ĐTV. Do đó, KSV không nắm được đầy đủ, tỉ mỉ các tình tiết buộc tội và gỡ tội, còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ba là, việc tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa được chú trọng và đề cao đúng mức. Trong nhiều trường hợp, khi có tố giác, tin báo về tội phạm chống người thi hành công vụ, KSV chưa chủ động tiếp cận tài liệu mà CQĐT thu thập được để qua đó phân tích, đánh giá chứng cứ và bàn với ĐTV hướng giải quyết. Bốn là, tổ chức biên chế KSV bố trí cho từng đơn vị chưa tương xứng với số lượng, yêu cầu của công việc. Trong khi đó, yêu cầu cải cách tư pháp, quy định TTHS hiện hành đòi hỏi nâng cao trách nhiệm của từng KSV trong từng vụ việc, vụ án từ giai đoạn tin báo đến giai đoạn xử lý xong vụ án. Vì vậy, thực tiễn đã tạo áp lực rất lớn đối với KSV để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, trong khi các công cụ, phương tiện phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với CQĐT: Với số lượng nguồn tin về tội phạm và số vụ án khởi tố hàng năm lớn, trung bình 01 năm, mỗi ĐTV của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp quận, huyện ở các thành phố trực thuộc Trung ương thụ lý, giải quyết 07 vụ án và 10 tố giác, tin báo về tội phạm. Đáng chú ý, ở các quận thuộc Thành phố Hà Nội, mỗi ĐTV trong năm thụ lý, giải quyết từ 25 đến 30 vụ án và hàng chục tố giác, tin báo về tội phạm. Ví dụ: Nam Từ Liêm: 39 tin, 13 vụ án; Đống Đa: 36 tin, 30 vụ án; Cầu Giấy: 28 tin, 11 vụ án; Hoàn Kiếm: 24 tin, 12 vụ án. NGUYỄN TOÀN THẮNG 27Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát Năm là, công tác phối hợp giữa các VKSND và CQĐT còn bất cập, thiếu tính liên kết làm giảm hiệu quả phòng, chống tội phạm chống người thi hành công vụ. Theo quy định của pháp luật TTHS, CQĐT có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và quyết định của VKS. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều yêu cầu của Kiểm sát viên trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm; yêu cầu điều tra đã không được thực hiện nhưng chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với CQĐT. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, kinh phí của ngành tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Các tài liệu nghiên cứu chuyên ngành như sách, báo, tạp chí..., nhất là tài liệu liên quan trực tiếp đến THQCT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn thiếu thốn và chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của KSV. Chế độ đãi ngộ cũng như chính sách đối với cán bộ, KSV chưa phù hợp với trách nhiệm và tính chất công việc nên một số KSV thiếu bản lĩnh bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc đã tha hoá, biến chất dẫn đến tình trạng hoạt động THQCT thiếu khách quan, chính xác và trái pháp luật. 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án chống người thi hành công vụ trên địa bàn các thành phố trực thuộc trung ương Thứ nhất, trong điều kiện hiện nay, các quy định của pháp luật về xử lý tội phạm nói chung và tội phạm chống người thi hành công vụ nói riêng cũng như quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, mặc dù mới sửa đổi, bổ sung nhưng qua thực tiễn của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ nói chung và công tác KSĐT của VKS nói riêng đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, cần thiết phải được nghiên cứu xem xét, sửa đổi cho phù hợp. Cụ thể như: Một số quy định của BLTTHS cũng chưa có những hướng dẫn kịp thời, thống nhất nên còn có những cách hiểu khác nhau. Ví dụ, về căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, việc hiểu thế nào là chứng cứ quan trọng, thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng giữa các ngành còn nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến đùn đẩy án. BLTTHS quy định trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết quả giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung. Trên thực tế, có một số vụ án chống người thi hành công vụ mà cả người bị hại và người thực hiện hành vi đều yêu cầu giám định thương tật lại, nhưng pháp luật TTHS chưa quy định rõ trường hợp nào được trưng cầu giám định lại, việc giám định lại được thực hiện bao nhiêu lần, kết quả giám định có mâu thuẫn thì kết quả giám định nào là khách quan. Chính điều này đã dẫn đến sự tùy tiện trong việc trưng cầu giám định lại của các cơ quan tiến hành tố tụng và các kết quả giám định có mâu thuẫn, thậm chí có trường hợp kết quả giám định có mâu thuẫn rất cơ bản và cách biệt nhau. Điều này khiến cho CQĐT và VKSND không biết căn cứ vào kết quả giám định nào để áp dụng biện pháp TTHS tiếp theo. Điều 42 BLTTHS năm 2015 là điều luật quy định mang tính khái quát chung nhất về quyền hạn, nhiệm vụ của KSV trong TTHS. Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn KSV có những quyền hạn, nhiệm vụ gì khi là người đại diện cho VKS thực hành quyền công tố, chẳng hạn như quy tHỰC trạNg tHỰC HàNH qUyỀN CôNg tố Và kiểM Sát điỀU tra... 28 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020 định KSV có quyền ký quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; ký quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Việc bổ sung thêm quyền năng này không ảnh hưởng gì đến sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKS vì đối với những quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can các vụ án phức tạp sẽ do Viện trưởng VKSND quyết định. Như vậy, khi phân tích quyền hạn của KSV, chúng ta không phải đề cập thêm những quy định khác của BLTTHS về quyền năng của VKS do KSV đóng vai trò là người tiến hành tố tụng, đại diện trực tiếp. Đồng thời, quy định như vậy cũng sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của KSV đối với những quyết định của mình. Thứ hai, Kiểm sát viên cần tuân thủ chặt chẽ căn cứ, thủ tục và thẩm quyền tiến hành hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra theo quy định của pháp luật. KSV được phân công THQCT&KSĐT vụ án chống người thi hành công vụ phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu để kiểm sát chặt chẽ việc phê chuẩn và chủ động đề ra yêu cầu điều tra. Phải bám sát tiến độ điều tra, đề ra yêu cầu điều tra nhằm khắc phục kịp thời những thiếu sót về chứng cứ hoặc vi phạm tố tụng. Trong giai đoạn điều tra, cần phối hợp với CQĐT để tiến hành sơ kết việc điều tra khi cần thiết. Trước khi kết thúc điều tra vụ án chống người thi hành công vụ, KSV phải phối hợp chặt chẽ với ĐTV rà soát lại toàn bộ chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội và các thủ tục tố tụng đối với vụ án, bị can; khi cần thiết có thể trực tiếp cùng với ĐTV hỏi bản cung tổng hợp để đánh giá đầy đủ tính chất; mức độ phạm tội của từng bị can trong vụ án; đồng thời khắc phục những thiếu sót, sơ hở trong việc thu thập chứng cứ, tài liệu để kết luận hành vi phạm tội của các bị can. Sau khi kết thúc điều tra, KSV tiếp tục nghiên cứu kỹ hồ sơ, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn trong vụ án; thực hiện việc phúc cung tổng hợp đối với từng bị can, nhất là đối với những bị can phạm tội phức tạp, chối tội, phản cung hoặc có mâu thuẫn giữa các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án để từ đó đề xuất đường lối xử lý vụ án, bị can có căn cứ và thận trọng. Đối với vụ án chống người thi hành công vụ có đông người tham gia hoặc liên quan, KSV cần thận trọng đánh giá chứng cứ để cùng ĐTV xác định diện khởi tố; cần thận trọng khi phê chuẩn khởi tố bị can đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm có dấu hiệu như: Giết người, cố ý gây thương tích với tội chống người thi hành công vụ... nhằm hạn chế trường hợp trả hồ sơ để khởi tố thêm người đồng phạm, bổ sung thêm tội danh hoặc thay đổi tội danh đã khởi tố. Thứ ba, VKSND cần THQCT, KSĐT ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. VKSND các thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện quy trình khi tiến hành các hoạt động THQCT, KSĐT của CQĐT và các cơ quan khác trong việc tiếp nhận, quản lý và giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm chống người thi hành công vụ một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp và đúng quy định của pháp luật. Dựa trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được giao, VKSND các thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức tốt việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, trong đó NGUYỄN TOÀN THẮNG 29Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát có các tố giác, tin báo về tội phạm chống người thi hành công vụ do quần chúng nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp; cần nắm chắc, quản lý một cách đầy đủ, kịp thời các tố giác, tin báo về loại tội phạm này, kịp thời phân loại, khẩn trương chuyển tố giác, tin báo đó đến CQĐT có thẩm quyền để xác minh làm rõ, xử lý theo pháp luật. VKSND phải nắm chắc các tố giác, tin báo về tội phạm đã chuyển cho CQĐT để yêu cầu CQĐT xác minh, làm rõ và xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Quá trình THQCT, KSĐT việc giải quyết, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm chống người thi hành công vụ của CQĐT, KSV được phân công thụ lý vụ án phải báo cáo lãnh đạo VKSND có văn bản yêu cầu CQĐT chuyển hồ sơ xác minh tố giác để VKSND thực hiện việc kiểm sát. Thứ tư, tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, nâng cao chất lượng cán bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, tăng cư ờng cán bộ có năng lực cho các đơn vị làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. VKS các cấp của các thành phố trực thuộc Trung ương cần chú trọng đề bạt số cán bộ có quan điểm chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đã được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong thực tiễn công tác đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo. Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các cấp và các địa phương, đồng thời xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để thực hiện việc luân chuyển đó, tiến hành thi tuyển KSV, kéo dài thời hạn bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm không thời hạn đối với KSV. Rà soát lại đội ngũ cán bộ để xây dựng đội ngũ KSV trong sạch, vững mạnh. Xác định lại biên chế cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đáp ứng với tình hình thực tế của đơn vị để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thường xuyên chú trọng việc nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. Các thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng các vụ án hình sự cũng như số vụ chống người thi hành công vụ nhiều nhất cả nước. Nhiều địa bàn cấp huyện ở các địa phương này có số vụ án được thụ lý, giải quyết bằng với một số tỉnh khác. Tuy nhiên, do biên chế phân bổ có phần hạn chế, khối lượng công việc nhiều nên công tác KSĐT thực hiện chưa được tốt, đòi hỏi lãnh đạo VKSND các thành phố phải quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, rà soát cán bộ, kịp thời bổ sung, điều động cán bộ cho các đơn vị thiếu nhân lực. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ KSV làm công tác KSĐT để kịp thời nắm bắt các kiến thức về điều tra tội phạm chống người thi hành công vụ, cũng như công tác KSĐT, từ đó thực hiện hoạt động KSĐT tốt hơn. Đối với một số địa bàn trọng điểm, nơi xảy ra nhiều vụ án chống người thi hành công vụ hoặc tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ tăng đột biến, có diễn biến phức tạp, cần phân công KSV chuyên trách làm công tác KSĐT các vụ án chống người thi hành công vụ, từ đó giúp công tác KSĐT tội phạm này chuyên sâu và hiệu quả hơn. Đồng thời, việc phân công này sẽ giúp cho lãnh đạo VKS các cấp trong việc tổ chức rút kinh nghiệm, xây dựng chuyên đề về nâng cao hiệu quả hoạt động KSĐT các vụ án chống người thi hành công vụ. Thứ năm, xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong mỗi cấp kiểm sát, giữa các cấp kiểm sát và giữa VKS với các cơ quan, đặc biệt là Cơ quan điều tra; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác. Thực tiễn hoạt động THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai tHỰC trạNg tHỰC HàNH qUyỀN CôNg tố Và kiểM Sát điỀU tra... 30 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020 đoạn điều tra cho thấy, nơi nào xây dựng đư ợc mối quan hệ phối hợp tốt giữa các bộ phận, đơn vị nghiệp vụ trong ngành với nhau và giữa VKS với các cơ quan hữu quan khác thì nơi đó có điều kiện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ phối hợp ở đây phải đư ợc xác định bao gồm quan hệ phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và mối quan hệ phối hợp trong hoạt động tác nghiệp để thực hành nhiệm vụ chuyên môn. Quan hệ phối hợp tốt có tác dụng hỗ trợ tích cực, giúp cho việc thống nhất quan điểm trong quá trình giải quyết những vụ án cụ thể, giúp cho hoạt động THQCT&KSĐT vụ án chống người thi hành công vụ đ ược tiến hành kịp thời, đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy trách nhiệm và sức mạnh của từng bộ phận, từng đơn vị, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả một hệ thống cơ quan. Hiện nay, đã có nhiều VKS địa phương đã ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa các đơn vị làm công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong đó quy định cụ thể, rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, VKSNDTC cần phối hợp với các ngành Công an, Toà án để ban hành quy chế phối hợp nhằm thực hiện thống nhất giữa các ngành, các cấp, trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh quan hệ phối hợp với CQĐT. Đối với các vụ án chống người thi hành công vụ trên địa bàn các thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm tỷ lệ lớn là các tình huống xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, lực lượng bắt giữ, lấy lời khai ban đầu là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an phường, xã tiến hành. Đây là các lực lượng không chuyên trách về hoạt động điều tra nên lời khai ban đầu thông thường còn sơ sài, một số trường hợp chưa đúng thủ tục tố tụng nên việc khắc phục rất khó khăn. Từ thực tế đó, cần phải có những giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp điều kiện, tình hình thực tế. VKS chủ trì phối hợp với CQĐT tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm những vi phạm trong quá trình điều tra đối với Công an các phường, xã, trạm và các lực lượng khác như Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự trong việc thông tin báo cáo về tội phạm chống người thi hành công vụ, bảo vệ hiện trường, lấy lời khai ban đầu của đối tượng, người làm chứng hoặc các thủ tục tố tụng khác như: lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, thu giữ vật chứng... để bảo đảm quá trình xử lý sau này đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm do việc lập hồ sơ ban đầu dẫn đến CQĐT mất nhiều công sức để khắc phục. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án chống người thi hành công vụ, KSV được phân công làm công tác KSĐT phải nghiên cứu thật kĩ các biên bản lấy lời khai, các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, từ đó phát hiện kịp thời các vi phạm và yêu cầu CQĐT khắc phục. CQĐT trong quá trình điều tra vụ án, ngoài thu thập các chứng cứ buộc tội, các tình tiết tăng nặng còn phải điều tra, xác định các tình tiết gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Xây dựng quy chế phối hợp giữa CQĐT và VKS về việc tham gia bắt buộc của KSV trong khi ĐTV tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khi của người làm chứng. Bên cạnh đó, VKS các địa phương cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. NGUYỄN TOÀN THẮNG 31Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát Từng bước hiện đại hóa cho ngành Kiểm sát, bảo đảm cho các VKSND có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ và có chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ trực tiếp làm công tác THQCT và KSĐT các vụ án chống người thi hành công vụ. Nghiên cứu chính sách tiền lương, phụ cấp và chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ ngành Kiểm sát, trong đó đặc biệt quan tâm tới các KSV trực tiếp làm công tác THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra. Theo quy định của BLTTHS, VKS giữ vai trò rất lớn, quyết định trong hoạt động THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra. Trư ớc các yêu cầu của cải cách tư pháp, vai trò và trách nhiệm của VKS tăng lên rất nhiều. Ví dụ, theo yêu cầu của VKSNDTC, để bảo đảm thi hành tốt các quy định của BLTTHS, VKS phải tham gia kiểm sát việc khám nghiệm hiện trư ờng, tăng cư ờng phối hợp với Toà án tổ chức các phiên toà xét xử l ưu động, tăng cường kiểm sát trực tiếp tại các nơi tạm giữ, tạm giam, trại tạm giam, trại giam. Để thực hiện tốt các hoạt động này, việc tăng cường trang bị phư ơng tiện giao thông, liên lạc cho VKS các cấp ở địa phư ơng là cần thiết. Trư ớc tình hình như vậy, việc tăng cư ờng đầu tư các phư ơng tiện đi lại, trang thiết bị khoa học, công nghệ cao là hết sức cần thiết, bảo đảm cho hoạt động THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra đạt chất lư ợng hiệu quả cao hơn. VKSND các thành phố trực thuộc Trung ương có thể nghiên cứu, đề nghị Nhà nước phân bổ kinh phí cho ngành Kiểm sát theo định mức riêng đối với đơn vị ngành dọc. Lý do vì ngành Kiểm sát có nhiều hoạt động đặc thù so với cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng nhưng chưa cụ thể hoá được thành chế độ chi. Do tiền lương, phụ cấp cho các KSV chiếm tỷ lệ lớn trong định mức phân bổ cho ngành Kiểm sát nên đề nghị Nhà nước phân bổ cho ngành Kiểm sát theo định mức riêng; phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để xây dựng các thông tư liên tịch về chế độ chi cho công tác điều tra một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc chức năng của VKSND, cho công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, cho nhân chứng và chi cho việc mời luật sư tham gia bào chữa đối với các trường hợp bắt buộc. Một số hoạt động đặc thù khác đã có chế độ chi, ngành Kiểm sát cần nghiên cứu để đề xuất với các cơ quan và cấp có thẩm quyền để thay đổi mức chi theo hướng tăng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay (khối lượng, chất lượng công việc, biến động của giá cả thị trường...). Trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và phương tiện nghiệp vụ có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành cũng như nâng cao chất lượng hoạt động THQCT&KSĐT. Trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, vấn đề đầu tư trụ sở làm việc, đầu tư trang thiết bị, phương tiện cần phải được lãnh đạo VKSNDTC, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các VKS địa phương có khối lượng công việc lớn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đổi mới chế độ tiền lương, phụ cấp cho cán bộ KSV; xây dựng chế độ định mức, giao chỉ tiêu cụ thể cho KSV phải giải quyết bao nhiêu vụ án/tháng là vô cùng quan trọng, từ đó làm căn cứ xây dựng biên chế, xác định chế độ cho cán bộ, KSV; nâng cao đời sống cán bộ, KSV, giúp họ yên tâm công tác, tập trung toàn bộ sức lực, trí tuệ thực hiện tốt công việc được giao./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_thuc_hanh_quyen_cong_to_va_kiem_sat_dieu_tra_vu_a.pdf
Tài liệu liên quan