Thực trạng tự học học phần vệ sinh thể dục thể thao của sinh viên Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh theo mô hình đào tạo tín chỉ
Để xác định được nguyên nhân của thực
trạng trên, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả
thực trạng, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia
và một số sinh viên. Kết quả thu được các
nguyên nhân chính gồm:
Đa số sinh viên vẫn chưa làm quen được với
môi trường giáo dục đại học
Nhiều sinh viên có mục đích, động cơ học tập
chưa đúng đắn, thiếu tích cực.
Trong điều kiện được tự do thoải mái, không
có động lực phấn đấu, đa số sinh viên chưa ý
thức được vai trò tự giác của bản thân trong học
tập và rèn luyện.
Thiếu môi trường học tập cạnh tranh
Sinh viên chưa được trang bị đầy đủ về kỹ
năng tự học.
Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho quá trình
tự học chưa hiệu quả.
Chưa đảm bảo các điều kiện phục vụ cho
việc tự học.
Giảng viên trong quá trình lên lớp chưa có
phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá phù
hợp để phát huy tính tích cực tự học của sinh viên
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tự học học phần vệ sinh thể dục thể thao của sinh viên Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh theo mô hình đào tạo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21
- Sè 4/2020
THÖÏC TRAÏNG TÖÏ HOÏC HOÏC PHAÀN VEÄ SINH THEÅ DUÏC THEÅ THAO
CUÛA SINH VIEÂN ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH
THEO MOÂ HÌNH ÑAØO TAÏO TÍN CHÆ
Tóm tắt:
Nghiên cứu về thực trạng tự học môn Vệ sinh TDTT trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học theo
mô hình đào tạo tín chỉ đã cho thấy phần lớn sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của
việc tự học, kỹ năng tự học còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu là cơ sở lựa chọn các biện pháp để
nâng cao chất lượng tự học học phần Vệ sinh TDTT cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Từ khoá: Thực trạng, tự học, vệ sinh TDTT, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Actual self-study situation of the Sports Hygiene learning module of Bac Ninh Sports
University students with the model of credit training
Summary:
The topic has done research on the self-study status of Sports Hygiene learning module in the
context of university education innovation according to the model of credit training. The research
results are the basis for selecting measures to improve the self-study quality the Sports Hygiene
learning module of Bac Ninh Sports University students with the model of credit training.
Keywords: Actual situation, self-study, and sports hygiene, Bac Ninh Sports University.
*ThS, Trường Đại học Thủ Đô. Email: phuongchi26@gmail.com
Đào Thị Phương Chi*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh triển khai
thực hiện “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” theo Quyết
định 43/2007/QĐ-BGD&ĐT. Bản chất của mô
hình đào tạo này là phát huy tính tích cực chủ
động của sinh viên, trong đó tự học là hình thức
chiếm thời lượng gấp hai lần số giờ trên lớp và là
yếu tố quyết định kết quả học tập.
Vệ sinh TDTT là môn khoa học thuộc lĩnh
vực Y sinh TDTT, nằm trong hệ thống các môn
khoa học cơ sở ngành TDTT. Trong chương
trình đào tạo đại học hệ chính quy, Vệ sinh
TDTT nghiên cứu về mối liên hệ giữa môi
trường với cơ thể người tập luyện TDTT. Sinh
viên đạt chuẩn đầu ra được trang bị toàn diện cả
mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ trong công tác
đảm bảo vệ sinh tập luyện và thi đấu TDTT.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương
pháp phỏng vấn toạ đàm; phương pháp quan sát
sư phạm; phương pháp toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng phân phối, tổ chức giờ tự
học học phần Vệ sinh TDTT của sinh viên
Đại học TDTT Bắc Ninh theo mô hình đào
tạo tín chỉ
Qua chuẩn đầu ra của học phần Vệ sinh
TDTT cho thấy, sinh viên đạt chuẩn được trang
bị toàn diện cả mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ
trong công tác đảm bảo vệ sinh tập luyện và thi
đấu TDTT. Mục tiêu đặt ra phù hợp với điều kiện
thực tiễn của nhà trường, phù hợp với lượng kiến
thức cũng như mức độ hiểu biết của sinh viên.
Học phần có 2 tín chỉ, thời gian thực hiện bài
giảng trên lớp rất hạn hẹp, lượng kiến thức được
22
Bảng 1. Chuẩn đầu ra (CĐR) của học phần Vệ sinh TDTT
Mã CĐR Nội dung chuẩn đầu ra
Về kiến thức
CĐR1 Hiểu các yêu cầu về vệ sinh trong sinh hoạt, hoạt động TDTT
CĐR2 Vận dụng các nguyên tắc vệ sinh vào việc đánh giá, xây dựng chế độ sinh hoạt, tậpluyện của vận động viên (VĐV)
CĐR3 Giải thích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động từ môi trường và cơ chếthích ứng của cơ thể
Về kỹ năng
CĐR4 Thực hiện đúng các nguyên tắc vệ sinh vào thực tế sinh hoạt, tập luyện để phòngngừa bệnh tật, chấn thương, nâng cao sức khỏe và thành tích thể thao
CĐR5 Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc vệ sinh trong sinh hoạt, tập luyện của VĐV
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
CĐR6 Hướng dẫn, tuyên truyền các cách thức đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt, tập luyện
CĐR7 Tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh trong việc tổ chức, quản lý giảng dạy, huấn luyện
trang bị khá lớn, liên quan đến nhiều chuyên
nghành khác nhau. Các nội dung tưởng như khá
gần gũi với đa số sinh viên nhưng để hiểu rõ bản
chất, cơ chế lại rất phức tạp. Để đạt được mục
tiêu môn học thì việc tự học của sinh viên là rất
quan trọng, đòi hỏi phải có đủ thời gian, gắn liền
với thực tiễn, có kế hoạch và phương thức tự học
phù hợp. Bên cạnh đó, quá trình dạy học, kiểm
tra đánh giá cần được thiết kế và thực hiện hợp
lý, khoa học để sinh viên đạt được chuẩn đầu ra.
2. Thực trạng việc tự học môn Vệ sinh
TDTT của sinh viên ĐH TDTT Bắc Ninh
Phỏng vấn sinh viên về việc tự học học phần
Vệ sinh TDTT được tiến hành tại thời điểm khi
học phần kết thúc. Kết quả được trình bày ở
bảng 3.
Ở học phần Vệ sinh TDTT, đa số sinh viên
chỉ học những nội dung liên quan đến việc thi,
kiểm tra. Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin,
giải quyết vấn đề trong tự học của sinh viên
BµI B¸O KHOA HäC
Việc tự học có vai trò quan trọng trong kết quả học tập của sinh viên
23
- Sè 4/2020
Bảng 2. Nội dung chi tiết và phân bổ thời gian học phần
Vệ sinh TDTT (số tiết)
Nội dung dạy học
Hình thức tổ chức dạy học
CĐR
Lên lớp
Thực
hành
Tự
họcLý
thuyết
Bài
tập
Thảo
luận
1. Đại cương về vệ sinh TDTT
2 4 CĐR1,2,3
1.1. Khái niệm, ý nghĩa
1.2. Nhiệm vụ
1.3. Phương pháp nghiên cứu
2. Vệ sinh cá nhân
2 4 12 CĐR1,2,3,4,5,6,7
2.1. Khái niệm, ý nghĩa, nội dung
2.2. Vệ sinh thân thể
2.3. Vệ sinh trang phục thể thao
2.4. Chế độ sinh hoạt của VĐV
3. Vệ sinh dinh dưỡng
2 2 8 CĐR1,2,4,5,6,7
3.1.Vai trò, nhu cầu chất dinh dưỡng
3.2. Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thực phẩm
3.3. Khẩu phần ăn cho VĐV
4. Vệ sinh môi trường
2 2 8 CĐR1,3,4,5,6
4.1. Đại cương về môi trường
4.2. Vệ sinh không khí
4.3. Vệ sinh môi trường nước
4.4. Vệ sinh môi trường đất và nhà ở
5. Vệ sinh tập luyện
2 2 8 CĐR1,4,5,6,7
5.1. Vệ sinh sân bãi, dụng cụ
5.2. Nguyên tắc vệ sinh tập luyện
6. Vệ sinh buổi tập
2 4 CĐR1,4,5, 6,7
6.1. Cấu trúc buổi tập
6.2. Đặc điểm, nội dung, ý nghĩa các phần cấu trúc buổi tập
6.3. Những điều cần lưu ý
7. Vệ sinh tập luyện với các lứa tuổi và giới tính
2 2 8 CĐR1,3,4,5,7
7.1. Đại cương về lứa tuổi
7.2. Đặc điểm các giai đoạn phát triển cơ thể và vệ sinh
tập luyện
8. Vệ sinh tập luyện trong môi trường khắc nghiệt
2 2 8 CĐR1,2,3,4,7
8.1. Yêu cầu chung về đảm bảo vệ sinh trong tập huấn TT
8.2. Vệ sinh tập luyện trong điều kiện nóng ẩm
8.3. Vệ sinh tập luyện trên cao nguyên
8.4. Vệ sinh tập luyện trong điều kiện thay đổi múi giờ
24
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn sinh viên về thực trạng tự học học phần Vệ sinh TDTT
(n = 118)
TT Nội dung
Ý kiến lựa chọn
mi %
1 Mục đích tự học?
Thi qua môn học 68 58.00
Được điểm cao, bằng giỏi 50 42.00
Theo phong trào 7 6.00
Phục vụ cuộc sống 59 50.00
Trở thành cán bộ TDTT giỏi 54 46.00
2 Động cơ tự học?
Thỏa mãn nhu cầu hiểu biết 34 29.00
Hoàn thành khóa học 50 42.00
Đáp ứng nguyện vọng của gia đình 54 46.00
Có cơ hội việc làm 79 67.00
Được giảng viên ghi nhận 52 44.00
Được bạn bè tôn trọng 37 31.00
Được khen thưởng 18 15.00
3 Thái độ tự học?
Có hứng thú 20 17.00
Nếu bắt buộc thì thực hiện 79 67.00
Chán nản 41 35.00
Thiếu tự tin 45 38.00
4 Hình thức tự học?
Độc lập, không theo kế hoạch 34 29.00
Có kế hoạch riêng 12 10.00
Theo hướng dẫn của giảng viên 50 42.00
Học theo nhóm trên lớp 86 73.00
Học theo nhóm riêng 0 0.00
Tham gia câu lạc bộ học tập 0 0.00
5 Nội dung tự học?
Theo lịch trình môn học 12 10.00
Do giảng viên yêu cầu 81 69.00
Theo đề cương ôn tập 77 65.00
Vấn đề bản thân quan tâm, hứng thú 32 27.00
Liên quan đến việc làm sau này 45 38.00
Các vấn đề mang tính thời sự 25 21.00
6 Phương tiện sử dụng để tựhọc?
Giáo trình 118 100.00
Sách tham khảo 13 11.00
Tài liệu điện tử 64 54.00
Tài liệu hướng dẫn 18 15.00
Tạp chí chuyên ngành 0 0.00
Phim ảnh, báo chí 17 14.00
Từ thực tiễn sinh hoạt, tập luyện 50 42.00
7 Mức độ đáp ứng của cácphương tiện tự học?
Cung cấp đủ thông tin 54 46.00
Nhiều quá, không chọn lọc được 27 23.00
Thiếu thông tin cần thiết 34 29.00
Sử dụng không hiệu quả 44 37.00
8 Thời gian dành cho việc tựhọc?
Rất ít 22 19.00
1 tiết tự học / 1 tiết học trên lớp 64 54.00
2 tiết tự học / 1 tiết học trên lớp 15 13.00
3 tiết tự học / 1 tiết học trên lớp 5 4.00
Không xác định được 12 10.00
9 Địa điểm tự học?
Trên lớp học 86 73.00
Thư viện 15 13.00
Phòng riêng 32 27.00
Phòng chung 79 67.00
Tại nơi làm thêm, phòng tập 7 6.00
Tại bất cứ nơi nào 12 10.00
BµI B¸O KHOA HäC
25
- Sè 4/2020
10 Tự học vào lúc nào?
Theo thời gian biểu 9 8.00
Lúc rảnh rỗi 59 50.00
Khi có hứng thú 54 46.00
Khi có bạn cùng học 27 23.00
Khi sắp phải trả bài 111 94.00
11 Vai trò của tự học đếnkết quả học phần?
Rất quan trọng 18 15.00
Quan trọng 34 29.00
Bình thường 66 56.00
Không quan trọng 0 0.00
12 Làm gì để tự học Vệsinh TDTT tốt hơn?
Định hướng rõ ràng mục tiêu 37 31.00
Được quan tâm, động viên 73 62.00
Hướng dẫn sử dụng phương tiện 79 67.00
Xác định cụ thể nội dung tự học 57 48.00
Có sự kiểm tra, đánh giá việc tự học 32 27.00
Có địa điểm tự học phù hợp 74 63.00
Có phong trào tự học 44 37.00
Có nhóm, câu lạc bộ học tập 27 23.00
chưa tốt. So với yêu cầu của học phần tín chỉ thì
việc dành thời gian tự học không đạt yêu cầu,
số đông sinh viên chỉ tự học trên lớp theo yêu
cầu của giáo viên trong giờ học và chỉ tự học khi
sắp đến hạn phải nộp bài, sắp kiểm tra, sắp thi.
Nhận thức của sinh viên về vai trò của tự học
môn học là chưa cao.
Để xác định được nguyên nhân của thực
trạng trên, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả
thực trạng, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia
và một số sinh viên. Kết quả thu được các
nguyên nhân chính gồm:
Đa số sinh viên vẫn chưa làm quen được với
môi trường giáo dục đại học
Nhiều sinh viên có mục đích, động cơ học tập
chưa đúng đắn, thiếu tích cực.
Trong điều kiện được tự do thoải mái, không
có động lực phấn đấu, đa số sinh viên chưa ý
thức được vai trò tự giác của bản thân trong học
tập và rèn luyện.
Thiếu môi trường học tập cạnh tranh
Sinh viên chưa được trang bị đầy đủ về kỹ
năng tự học.
Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho quá trình
tự học chưa hiệu quả.
Chưa đảm bảo các điều kiện phục vụ cho
việc tự học.
Giảng viên trong quá trình lên lớp chưa có
phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá phù
hợp để phát huy tính tích cực tự học của sinh viên.
KEÁT LUAÄN
Để đạt chuẩn đầu ra của học phần Vệ sinh
TDTT theo yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ cần
có phương thức tổ chức dạy học và kiểm tra
đánh giá phù hợp, phát huy năng lực tự học, tự
sáng tạo của sinh viên.
Kết quả điều tra thực trạng cho thấy, phần lớn
sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng
của việc tự học Vệ sinh TDTT theo mô hình đào
tạo tín chỉ; xác định mục đích, động cơ học tập
chưa vì nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân,
tính chủ động và tự giác trong tự học chưa cao,
chưa thực hiện thời gian tự học theo đúng yêu
cầu; kĩ năng tự học của sinh viên còn nhiều hạn
chế, chưa phân biệt được bản chất hoạt động học
tập của sinh viên với học sinh phổ thông.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), “Quy chế
đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo
hệ thống tín chỉ”, Quyết định 43/2007/QĐ-
BGD&ĐT.
2. Vũ Chung Thủy, Bùi Quang Ngọc (2014),
Giáo trình Vệ sinh TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội
3. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Học và dạy
cách học, Nxb Đại học Sư phạm.
4. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Khoa Y
sinh học TDTT (2018), Chương trình Vệ sinh
TDTT.
5. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (2008),
Chương trình đào tạo cử nhân TDTT.
(Bài nộp ngày 6/11/2019, Phản biện ngày 15/12/2019, duyệt in ngày 21/8/2020)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_tu_hoc_hoc_phan_ve_sinh_the_duc_the_thao_cua_sinh.pdf