Ngoài ra, lợi ích của môn học còn giúp giảm
thiểu những ảnh hưởng không tốt đến đến sức khỏe
của sinh viên khi làm việc lâu dài với máy tính
như đau mắt, mệt mỏi, mắt bị rát hoặc ngứa, chảy
nước mắt hoặc mắt bị khô, có dấu hiệu mờ đi, đau
lưng, mỏi cổ, vai, cánh tay và cổ tay. Song song đó,
Trường có đầy đủ cơ sở vật chất (phòng máy tính,
thư viện máy tính) cũng là thế mạnh giúp Trường
triển khai và thực hiện tốt các giải pháp trên
10 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật của sinh viên trường đại học Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
169
169
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GÕ PHÍM NHANH
ĐÚNG KỸ THUẬT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
CURRENT SITUATIONS AND POSSIBLE SOLUTIONS TO IMPROVING STUDENTS’ PROPER
AND RAPID TYPING SKILLS AT TRA VINH UNIVERSITY
Tóm tắt
Bài viết phân tích những thực trạng về kỹ năng
mềm gõ phím nhanh đúng kỹ thuật của sinh viên
Trường Đại học Trà Vinh. Những thực trạng cụ thể
được phân tích như: nhận thức, thái độ quan tâm
của sinh viên về kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ
thuật; tốc độ gõ; tư thế ngồi làm việc với máy tính;
kỹ thuật gõ phím 10 ngón. Qua đó, chúng tôi đề
xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ
năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật của sinh viên
tại Trường.
Từ khóa: kỹ thuật đánh máy nhanh, gõ phím 10
ngón, gõ phím đúng kỹ thuật.
Abstract
In the period of rapid development of
information technology, students tend to be
required to sharpen proper and fast typing skills
since using computers for studying and working
is largely popular now. It is also worth noting
that typing is the first basic step in working with
computers. Therefore, it is necessary for university
students in general and students at Tra Vinh
University (TVU) in particular to acquire proper
and rapid typing skills. This paper aims to analyze
the current situations of TVU students’ proper and
fast typing skills including awareness, attitude of
the students towards proper and rapid typing skills,
typing speed, proper typing postures and 10-finger
typing skills. Furthermore, possible solutions to
improving the rapid typing skills for the students
are also proposed in this paper.
Keywords: fast typing technique, 10 - finger
typing skills, correct techniques in typing.
1. Đặt vấn đề1
Trong xu thế hội nhập với quốc tế, Việt Nam
có rất nhiều cơ hội, triển vọng phát triển giáo dục,
nhưng đồng thời đây cũng chính là những thách
thức to lớn trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam.
Trong lĩnh vực giáo dục, việc chú trọng đến chất
lượng đào tạo, chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn
hàng đầu. Đào tạo chuyên sâu từng chuyên ngành
là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay để tạo
nguồn nhân lực thật sự chất lượng phục vụ đất
nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó,
trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên cũng là vấn đề
đang được quan tâm rất nhiều.
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt
của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào
đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công
việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Những năm
qua, Trường Đại học Trà Vinh đã rất chú trọng đến
việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Cụ thể
ngày 08 tháng 4 năm 2013 Trường Đại học Trà
Vinh đã ban hành Quyết định số 564/QĐ-ĐHTV về
việc quy định Kỹ năng mềm là học phần bắt buộc
1 Khoa Quản trị Văn phòng – Việt Nam học – Thư viện, Trường Đại
học Trà Vinh
trong chương trình đào tạo từ khóa 2012. Để công
nhận hoàn thành học phần này, mỗi sinh viên, học
sinh cần phải đăng ký tham gia ít nhất năm khóa
tập huấn kỹ năng mềm do Trường Đại học tổ chức
và được cấp chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn.
(Đại học Trà Vinh, 564/QĐ-ĐHTV, Điều 1). Theo
quy định, sinh viên phải hoàn thành hai kỹ năng
mềm bắt buộc (Kỹ năng tìm kiếm tài liệu, đọc hiểu
và ghi nhớ tài liệu hiệu quả; Kỹ năng thuyết trình).
Đối với ba kỹ năng còn lại sinh viên tự chọn phù
hợp với lĩnh vực ngành nghề và khả năng của mình.
Ngày nay, máy tính được ví như bộ não thứ hai
của con người, nhiều chuyên ngành liên quan đến
máy tính được mở ra. Tuy nhiên, có một kỹ năng
mềm liên quan đến máy tính mà tất cả các ngành,
lĩnh vực khác cần có để phục vụ trong công việc.
Đó chính là kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật,
kỹ năng thật sự cần thiết đối với sinh viên Trường
Đại học Trà Vinh nói riêng và sinh viên toàn quốc
nói chung.
Nhiều ý kiến cho rằng: kỹ năng gõ phím nhanh
đúng kỹ thuật chỉ dành cho công tác văn phòng. Ý
kiến trên không hẳn sai, nhưng cũng không chắc
Dương Tuấn Vũ1
170
170
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
chắn đúng vì hiện nay tất cả các ngành, lĩnh vực
đều sử dụng máy tính, đồng nghĩa với việc tiếp xúc
với máy tính với bàn phím máy tính.
Kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật mang
lại nhiều lợi ích như rút ngắnthời gian hoàn thành,
tăng năng suất công việc; hạn chế tối đa lỗi đánh
máy, lỗi chính tả và lỗi dùng câu, từ; tăng cường
khả năng phản xạ với ngôn ngữ. Áp dụng đúng kỹ
thuật gõ phím 10 ngón còn ngăn ngừa được một số
chứng bệnh thường gặp khi làm việc với máy tính
như cận thị, đau cột sống, xương khớp, nhức đầu,
mỏi mắt
Sự khác biệt giữa gõ phím nhanh đúng kỹ thuật
và gõ phím theo thông thường, gõ phím đúng kỹ
thuật có những đặc điểm như: sử dụng cả 10 ngón
tay để gõ bàn phím; gõ phím không cần nhìn bàn
phím; tốc độ gõ nhanh và chính xác; ngồi làm việc
với máy tính đúng tư thế, chuyên nghiệp.
Kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật còn có
tên gọi phổ biến là đánh máy nhanh hoặc tùy theo
lĩnh vực, chuyên môn, địa phương mà kỹ năng này
còn có những tên gọi khác như kỹ thuật sử dụng
phím, kỹ thuật sử dụng bàn phím, gõ phím đúng kỹ
thuật, gõ phím 10 ngón
Để có cơ sở khách quan trong việc đánh giá
thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả gõ
phím nhanh đúng kỹ thuật cho sinh viên, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng và giải
pháp nâng cao kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ
thuật của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh”với
mục đích tìm hiểu nhận thức và thực trạng gõ phím
nhanh đúng kỹ thuật của sinh viên Trường Đại học
Trà Vinh, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao kỹ
năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật đối với sinh
viên Trường Đại học Trà Vinh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mẫu phiếu nghiên cứu được xây dựng bằng 20
câu hỏi có các câu trả lời lựa chọn sẵn, xoay quanh
về kỹ năng đánh máy nhanh. Để thực hiện đề tài
này, nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra Anket. Phiếu
điều tra trực tiếp 300 sinh viên của các Khoa thuộc
Trường Đại học Trà Vinh gồm: Khoa Kỹ thuật và
Công nghệ; Kinh tế - Luật, Ngôn ngữ - Văn hóa -
Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Nông nghiệp – Thủy
sản, Ngoại ngữ, Sư phạm, Y – Dược. Phạm vi thực
hiện đề tài nghiên cứu: Trường Đại học Trà Vinh.
Thời gian thực hiện: tháng 01/2016.
Bảng 1: Phân bố phiếu điều tra theo khoa, năm học,
giới tính, dân tộc
Tiêu chí phân loại sinh
viên
Số
lượng
Tỷ lệ
(%) Tổng
Khoa
Kỹ thuật và
Công nghệ 30 10
300
Kinh tế - Luật 90 30
Ngôn ngữ - Văn
hóa - Nghệ thuật
Khmer Nam Bộ
40 13.3
Nông nghiệp –
Thủy sản 20 6.7
Ngoại ngữ 20 6.7
Sư phạm 40 13.3
Y – Dược 60 20
Năm
học
Năm I 70 23.3
300
Năm II 70 23.3
Năm III 80 26.7
Năm IV 80 26.7
Giới
tính
Nam 90 30
300
Nữ 210 70
Dân
tộc
Kinh 219 73
300
Khmer 81 27
Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho sinh viên
các Khoa. Nội dung phiếu điều tra gồm: sự quan tâm,
mức độ hiểu biết, tốc độ đánh máy, tầm quan trọng
của đánh máy nhanh, tư thế ngồi làm việc với máy
tính, kỹ thuật đánh máy nhanh và sự mong muốn
được trang bị kỹ năng đánh máy trong tương lai.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về gõ phím nhanh
đúng kỹ thuật
Theo Dương Tuấn Vũ (2016: 13-16), gõ phím
đúng kỹ thuật là việc vận dụng các ngón tay gõ trên
từng phím tương ứng, tăng tốc độ gõ, chính xác và
hiệu quả nhất. Để gõ đúng kỹ thuật, người gõ cần
xác định được hai yếu tố chính là hàng phím chuẩn
và các phím ứng với từng ngón.
Cụ thể: “Xác định các hàng phím chuẩn gồm
các phím: A S D F và J K L ;
Hình 1.3. Hàng phím chuẩn
171
171
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
Các phím ứng với từng ngón tay
* Với bàn tay trái:
- Ngón trỏ: luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài
ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím
xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.
- Ngón giữa: luôn đặt ở phím D, thuận tiện để
di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.
- Ngón áp út: vị trí cố định là phím S. Giống
như ngón trỏ và ngón giữa, ngón áp út cũng chịu
trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.
- Ngón út: phím cố định là A, phụ trách thêm Q,
Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn
phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,
- Ngón cái: để cố định tại phím Space (phím dài
nhất bàn phím).
* Với bàn tay phải:
- Ngón trỏ: luôn đặt cố định ở phím J, và di
chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N,
M và phím số 6, 7.
- Ngón giữa: luôn đặt ở phím K, ngoài ra
còn phải di chuyển lên phím I và phím số 8 và
phím “<” cũng là phím dấu “,”.
- Ngón áp út: vị trí cố định là phím L, ngoài
ra còn chịu trách nhiệm sử dụng phím O, > (đồng
thời cũng là phím dấu ”.”) và phím số 9.
- Ngón út: phím cố định là “;”, phụ trách thêm P,
?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn
phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace
- Ngón cái: để cố định tại phím Space.
Hình 1.4. Hình đặt tay lên hàng phím chuẩn
Hình 1.5. Các phím tương ứng từng ngón tay
172
172
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
Nội dung khảo sát về mức độ sử dụng máy tính
của sinh viên cho thấy 9.0% sinh viên sử dụng máy
tính với mức độ rất thường xuyên, 38.7% thường
xuyên và 52.3% thỉnh thoảng sử dụng máy tính.
Như vậy, có thể kết luận rằng: sinh viên sử dụng
máy tính phổ biến nhằm mục đích phục vụ học tập.
Đồng thời, đây cũng là cơ sở để tiếp tục nghiên
cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng
gõ phím nhanh đúng kỹ thuật của sinh viên Trường
Đại học Trà Vinh.
Biểu đồ 1. Mức độ quan tâm của sinh viên về Kỹ
năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật
Nhận thức của sinh viên về sự quan tâm đối
với kỹ năng đánh máy nhanh, kết quả khảo sát ở
Biểu đồ 1 cho thấy: 28,3 % sinh viên rất quan tâm,
67,7 % sinh viên quan tâm, chỉ có 4,0% sinh viên
cho rằng không quan tâm đến kỹ năng này. Đa số
(94,4%) sinh viên quan tâm đến kỹ năng đánh máy
nhanh. Tuy nhiên, vẫn có một số (4,0%) sinh viên
không quan tâm đến kỹ năng gõ phím nhanh đúng
kỹ thuật. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến bản thân
sinh viên về rèn luyện các kỹ năng trong quá trình
học tập và làm việc sau này.
Để đánh giá nhận thức của sinh viên về tầm quan
trọng của kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật đối
với học tập và làm việc sau này, nhóm tác giả tiếp
tục khảo sát và phân tích kết quả đạt được như sau:
Hầu hết tất cả sinh viên (99,7%) các ngành đều
cho rằng kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật có
ích trong học tập và phục vụ trong công việc sau
này. Như vậy, sinh viên đã xác định được lợi ích của
kỹ năng này đối với học tập và trong công việc. Vấn
đề đặt ra, làm thế nào để trang bị được kỹ năng này
cho tất cả sinh viên của Trường?
Để giải quyết vấn đề trên, nhóm tác giả sẽ trình
bày chi tiết tại nội dung đề xuất giải pháp. Tuy
nhiên, vẫn có 0,3 % sinh viên cho rằng kỹ năng gõ
phím nhanh đúng kỹ thuật không có ích cả trong
học tập và công việc sau này. Qua đó cho thấy, vẫn
còn số ít sinh viên chưa nhận thức được tầm quan
trọng của kỹ năng này đối với học tập và công
việc. Vì vậy, việc định hướng và làm thay đổi nhận
thức của một số ít sinh viên trên là một vấn đề cần
được quan tâm và tìm ra giải pháp phù hợp.
Biểu đồ 2: Lợi ích của gõ phím nhanh đúng kỹ thuật
trong học tập và công việc sau này
Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc sử dụng máy
tính để phục vụ các ngành, lĩnh vực rất phổ biến và
cần thiết. Chính vì vậy, sinh viên nhận thức được
tầm quan trọng của máy tính, cũng như tầm quan
trọng của kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật
đối với ngành mình đang theo học. Cụ thể: 48,6%
sinh viên cho rằng kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ
thuật rất quan trọng, 45,0% nhận định là quan trọng,
5,7% tương đối quan trọng, chỉ có0,7% sinh viên
được khảo sát cho rằng kỹ năng này không quan
trọng. Như vậy, phần lớn (298/300) sinh viên nhận
định tầm quan trọng của kỹ năng gõ phím nhanh
đúng kỹ thuật đối với chuyên ngành mà sinh viên
đang học. Đây là dấu hiệu khả quan cho sinh viên
trong việc nhận thức đúng kiến thức kỹ năng cần
được trang bị phục vụ học tập và làm việc sau này.
2.2.2. Thực trạng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật
Tốc độ gõ phím nhanh hay chậm được xác định
bởi lượng từ đạt được trong khoảng thời gian xác
định (ví dụ: 20 từ/phút). Thực tế tốc độ gõ phím
chưa được sinh viên quan tâm nhiều, ngoài sinh
viên chuyên ngành Quản trị Văn phòng do đây là
kỹ năng đặc thù của ngành. Để đạt được tốc độ gõ
phím nhanh đúng kỹ thuật, chúng ta cần đáp ứng
những yêu cầu như sử dụng kiểu gõ Tiếng Việt
(Telex, VNI, VIQR ), không gian làm việc, tư
thế ngồi, quan trọng nhất là áp dụng đúng kỹ thuật
gõ phím 10 ngón tay.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát về áp dụng kỹ
thuật gõ phím cũng được làm rõ tại Biểu đồ 3 với
số lượng sinh viên áp dụng gõ phím 10 ngón tay chỉ
chiếm 28,0% (84/300 sinh viên), 72,0% (216/300
sinh viên) không áp dụng, đây là thực trạng đáng
báo động của sinh viên đang theo học tại Trường.
173
173
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
Nhằm làm sáng tỏ về thực trạng áp dụng kỹ thuật
gõ phím 10 ngón tay, nhóm tác giả tiếp tục khảo sát
nội dung về tư thế ngồi, khoảng cách từ mắt nhìn
đến màn hình, kỹ thuật đặt tay lên dãy phím chuẩn,
số lượng ngón tay sinh viên sử dụng để gõ phím
Biểu đồ 3: Thực trạng về áp dụng gõ phím 10 ngón
đúng kỹ thuật
Ngồi làm việc đúng tư thế, giữ cho cơ thể thoải
mái. Theo Dương Tuấn Vũ (2016: 4), “Trong khi
sử dụng máy tính bàn, laptop hoặc các thiết bị di
động, tuyệt đối không được nằm trên giường hoặc
trên sàn nhà. Ngoài ra, tránh đặt laptop trên đùi vì
nhiệt độ của máy quá cao có thể gây bỏng rát. Nên
sử dụng chúng với vị trí thích hợp như đặt laptop
trên bàn và ngồi trên ghế để điều khiển. Ngồi làm
việc đúng tư thế, giữ cho cơ thể thoải mái. Như
vậy, sẽ không bị mệt mỏi nhanh, cũng tránh được
những bệnh thường gặp của giới làm việc văn
phòng. Cách ngồi đúng tư thế: ngồi thẳng người
sao cho tay vuông góc với người, chân vuông góc
với đùi, hai đùi song song với mặt đất, thả lỏng
hai vai, hai bàn chân để bằng phẳng tiếp xúc đều
trên mặt sàn”.
Như vậy, sẽ không bị mệt mỏi nhanh, cũng
tránh được những bệnh thường gặp như đau mắt,
mệt mỏi, mắt bị rát hoặc ngứa, chảy nước mắt
hoặc mắt bị khô, có dấu hiệu mờ đi, đau lưng, mỏi
cổ, vai, cánh tay và cổ tay.
Kết quả khảo sát sự quan tâm của sinh viên về
tư thế ngồi làm việc với máy tính như sau: 76,5%
sinh viên quan tâm và 23,5% sinh viên không
quan tâm đến tư thế ngồi làm việc với máy tính.
Phần lớn sinh viên quan tâm đến tư thế ngồi làm
việc với máy tính nhưng chưa đồng nghĩa với áp
dụng đúng tư thế ngồi. Minh chứng là 31,7% sinh
viên cảm thấy đau mắt, mệt mỏi, mắt bị rát hoặc
ngứa; 27,7% sinh viên chảy nước mắt hoặc mắt bị
khô, có dấu hiệu mờ đi; 32,9% đau lưng, mỏi cổ,
vai, cánh tay và cổ tay; chỉ có 7,7% sinh viên cho
rằng thấy bình thường khi ngồi làm việc với máy
tính trong thời gian dài.
Biểu đồ 4: Những triệu chứng khi ngồi làm việc với
máy tính trong thời gian dài
Do áp dụng tư thế ngồi làm việc với máy tính
chưa phù hợp nên khi làm việc với máy tính trong
khoảng thời gian dài, hầu hết (92,3%) sinh viên
đều có những triệu chứng có hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, một yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng
đến sức khỏe, đặc biệt là mắt, chính là khoảng
cách từ mắt nhìn đến màn hình máy tính. Theo
Dương Ngọc Vân Khanh (2008:10), giữ khoảng
cách phù hợp sẽ giảm thiểu các triệu chứng về mắt,
khoảng cách phù hợp nhất từ mắt đến màn hình là
45 – 70 cm. Tuy nhiên, 47,3% sinh viên nhận định
khoảng cách tối ưu từ mắt nhìn đến màn hình từ 75
– 100 cm, 52,7% cho rằng từ 40 – 75 cm. Như vậy,
thay đổi nhận thức của sinh viên về khoảng cách
từ mắt nhìn đến màn hình máy tính cũng là yếu tố
quan trọng góp phần làm giảm các triệu chứng ảnh
hưởng đến mắt.
Biều đồ 5: Thực trạng về áp dụng 2 cánh tay đúng
tư thế
Song song đó, mỏi vai, cánh tay và cổ tay là
triệu chứng của việc áp dụng không đúng tư thế của
cánh tay khi làm việc với máy tính trong khoảng
thời gian dài. Kết quả khảo sát cũng cho thấy khi
làm việc với máy tính, hầu hết (90,0%) sinh viên
174
174
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
không quan tâm đến tư thế của hai cánh tay (để tay
tự nhiên), chỉ có 10% sinh viên quan tâm đến vấn
đề này, cụ thể như Biểu đồ 5. Việc áp dụng đúng tư
thế của hai cánh tay khi làm việc với máy tính sẽ
góp phần tăng hiệu quả công việc, tránh được các
triệu chứng ảnh hưởng đến vai, cánh tay và cổ tay.
Tiếng Việt có rất nhiều mẫu tự có hai dấu, nghĩa
là vừa có cả dấu phụ lẫn dấu thanh như ồ, ở, ứ... Để
gõ phím nhanh, việc chọn kiểu gõ nào mà vị trí các
phím dấu càng gần với phím mẫu tự chính, ít phải
di chuyển ngón tay nhất khi gõ dấu càng tốt. Do đó,
chọn kiểu gõ phù hợp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
tốc độ gõ phím của mỗi người. Nhằm kiểm tra kiểu
gõ phổ biến của sinh viên tại Trường Đại học Trà
Vinh, chúng tôi tiến hành khảo sát với ba kiểu gõ:
Telex, VNI, VIQR. Kết quả như sau: 61,4% sinh
viên sử dụng kiểu gõ Telex; 38% sinh viên sử dụng
kiểu gõ VNI và 0,6% sinh viên sử dụng kiểu gõ
VIQR. Để hiểu rõ hơn về ba kiểu gõ Telex, VNI,
VIQR, dưới đây là so sánh về ưu và khuyết điểm
của ba kiểu gõ:
* Kiểu gõ VIQR: chỉ thích hợp khi Unicode
chưa được phổ biến. Đây là kiểu gõ chậm nhất vì
nó dùng dấu sẵn có trên bàn phím Mỹ để gõ dấu nên
các phím gõ dấu nằm rất xa các phím nguyên âm.
- Ưu điểm:
+ Dễ nhớ, tiện dùng cho những ai quen gõ kiểu
VIQR.
+ Gõ nhanh được mẫu tự đ vì gõ lặp dd → đ.
- Khuyết điểm:
Không gõ nhanh bằng kiểu Telex hoặc VNI vì
các phím gõ dấu thanh ( ’ ` ? ~ . ) cũng như các phím
gõ dấu mũ, râu, trăng ^ + ( nằm rất xa nhau. Có
thể nói đây là kiểu gõ chậm nhất trong ba kiểu gõ.
* Kiểu gõ VNI: dùng các phím số: 1, 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9 tượng trưng cho các dấu nên dễ nhớ nhưng
gõ không nhanh. Nó không dùng phím lặp để tạo ra
dấu nên ta phải luôn di chuyển ngón tay khi gõ dấu
phụ: mũ, râu, trăng, gạch ngang chữ đ. Kiểu gõ này
không gõ nhanh được tối ưu.
- Ưu điểm:
Thông dụng, dễ nhớ, nhiều nhóm thiết kế phần
mềm gõ chữ Việt cũng dùng kiểu gõ này.
- Khuyết điểm:
+ Mẫu tự “đ”: phải gõ d9, 2 phím “d” và “9” ở
xa nhau.
+ Mẫu tự “ă”: phải gõ a8, 2 phím “a” và “8” ở
xa nhau.
+ Không dùng cách gõ lặp để tạo ra dấu nên
phải luôn luôn di chuyển ngón tay khi gõ dấu phụ.
+ Rất chậm khi sử dụng bàn phím Pháp vì các
phím số cần phải nhấn thêm phím “Shift”.
+ Trên bàn phím Mỹ, có thể nói kiểu gõ VNI
nhanh hơn kiểu VIQR nhưng chậm hơn kiểu Telex.
* Kiểu gõ Telex: thích hợp trong việc viết điện
tín bằng máy đánh chữ. Những ai thường xuyên gõ
xen kẽ trong văn bản các chữ nước ngoài như Anh,
Pháp thì phải dùng nhiều lần phím thoát để chữ
nước ngoài được hiện ra đúng.
- Ưu điểm:
Các phím gõ dấu đều nằm ở ba hàng giữa của bàn
phím nên ít phải di chuyển xa ngón tay khi gõ dấu.
- Khuyết điểm:
+ Với những ai thường xuyên gõ xen kẽ trong
văn bản các chữ nước ngoài như Pháp thì phải
dùng nhiều lần phím thoát vì nếu không, các từ
nước ngoài sẽ hiện ra không đúng.
+ Mẫu tự “ư”: phải gõ uw, 2 phím “u” và “w”
ở xa nhau.
+ Mẫu tự “ơ”: phải gõ ow, 2 phím “o” và “w”
ở xa nhau.
Như vậy, mỗi kiểu gõ điều có những ưu và khuyết
điểm, việc lựa chọn kiểu gõ phù hợp phụ thuộc
vào lĩnh vực, chuyên ngành sinh viên đang học.
Tuy nhiên, mục đích sử dụng máy tính của sinh
viên chủ yếu phục vụ việc học tập (73%), tán gẫu
(18,0%), công việc (9,0%) nội dụng nhiều, đòi hỏi
phải gõ phím nhanh, chính xác nên việc sinh viên
sử dụng kiểu gõ Telex phổ biến là phù hợp thực
tế. Hơn nữa, kiểu gõ này ít di chuyển các ngón tay
khi gõ phím, tốc độ gõ nhanh và chính xác hơn
khi áp dụng kỹ thuât gõ 10 ngón không nhìn phím.
Khuyến khích sinh viên sử dụng kiểu gõ này là cơ
sở để hình thành thói quen trong quá trình luyện
gõ phím nhanh đúng kỹ thuật sau này của các em.
Một điều quan trọng là các ngón tay đặt lên
trên bàn phím sẽ đảm nhiệm một nhóm các ký tự
tương ứng với vị trí của ngón tay đó, điều đó giúp
sinh viên đánh máy tính mà không cần phải nhìn
vào bàn phím máy tính. Muốn được như vậy, trước
hết sinh viên phải xác định đúng dãy phím chuẩn
(hàng phím chuẩn) - một trong những yếu tố quyết
175
175
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
định gõ phím nhanh đúng kỹ thuật. Biểu đồ 6 cho
thấy, 57,6% sinh viên đặt tay ngẫu nhiên trên bàn
phím khi làm việc với máy tính, 12,7% sinh viên
không quan tâm đến việc đặt tay lên dãy phím
chuẩn, chỉ 29,7% sinh viên áp dụng đặt tay lên dãy
phím chuẩn trước khi gõ phím.
Biểu đồ 6: Thực trạng về cách đặt tay trên dãy
phím chuẩn
Kiểu gõ chỉ ảnh hưởng một phần đến tốc độ gõ
phím, yếu tố quyết định tốc độ gõ phím là kỹ thuật
gõ phím 10 ngón. Với sự so sánh khập khiễng giữa
người gõ phím bằng 2, 4 hoặc 6 ngón tay với người
gõ phím 10 ngón thì chắc chắn rằng tốc độ gõ có
sự chênh lệch rất lớn, rất khó để người gõ phím
bằng 2, 4, 6 ngón nhanh hơn người gõ 10 ngón.
Trong thời kỳ công nghệ thông tin như ngày nay,
sinh viên có tốc độ gõ phím nhanh đúng kỹ thuật sẽ
có lợi thế hơn trong quá trình tìm việc làm. Nhưng
đây lại là điểm yếu của sinh viên của Trường Đại
học Trà Vinh.
Biểu đồ 7: Thực trạng về gõ phím 10 ngón
Cuộc nghiên cứu cho thấy chỉ có 7,0% sinh
viên có thể gõ phím sử dụng từ 9 – 10 ngón; 18,0%
sinh viên gõ từ 7 – 8 ngón; 37,0% sinh viên gõ từ
5 – 6 ngón; 38,0% sinh viên gõ từ 2 – 4 ngón. Kết
quả cho thấy, hầu hết (93,0%) sinh viên Trường
Đại học Trà Vinh gõ phím không đúng kỹ thuật (từ
2 đến 8 ngón). Đây là thực trạng đáng báo động và
cần sớm được giải quyết.
Bên cạnh đó, trong quá trình gõ phím “mắt nhìn”
cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
tốc độ gõ và lỗi đánh máy, lỗi chính tả. Quá trình
gõ phím, tùy theo trường hợp “mắt” thường nhìn
ở ba vị trí: nhìn màn hình, vừa nhìn màn hình vừa
nhìn bàn phím, nhìn bàn phím. Trường hợp thứ nhất
“mắt nhìn màn hình” cho thấy người sử dụng máy
tính rất thành thạo về kỹ thuật gõ phím10 ngón và
chuyên nghiệp.
Đối với trường hợp thứ hai, “mắt vừa nhìn màn
hình vừa nhìn bàn phím” cho thấy người gõ phím
tương đối thành thạo. Còn trường hợp thứ ba “nhìn
bàn phím” thường gặp ở những người mới sử dụng
máy tính và luyện gõ. Tuy nhiên, cả trường hợp hai
và ba đều sử dụng không đúng kỹ thuật gõ phím 10
ngón, không chuyên nghiệp. Vì gõ phím đúng kỹ
thuật 10 ngón, quá trình gõ sẽ không nhìn bàn phím.
Biểu đồ 8: Thực trạng về vị trí nhìn của mắt
Bên cạnh việc gõ phím 10 ngón không đúng kỹ
thuật của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh, về
mắt nhìn sinh viên cũng tương tự như vậy (Biểu
đồ 8).
Để trang bị kỹ năng mềm gõ phím nhanh đúng
kỹ thuật 10 ngón tương đối dễ, được hướng dẫn
một lần hoặc tham khảo trên Internet, sinh viên có
thể nắm được kỹ thuật gõ. Tuy nhiên, vấn đề quan
trọng để có tốc độ gõ nhanh đúng kỹ thuật là sự
kiên nhẫn luyện tập. Rất khó thay đổi thói quen sử
dụng “nhất dương chỉ” sang sử dụng cả 10 ngón,
nên trong giai đoạn đầu luyện tập sinh viên gặp khó
khăn rất nhiều. Vượt qua sự khó khăn sẽ đạt được
điều sinh viên mong muốn, ngược lại sẽ dậm chân
tại chỗ với kiểu gõ truyền thống “nhất dương chỉ”.
Nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ của sinh viên
176
176
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
chậm, không đúng kỹ thuật chính là mức độ thường
xuyên thực hành luyện gõ.
Nắm được kỹ thuật gõ và luyện tập thường
xuyên là yếu tố giúp sinh viên tăng tốc độ gõ phím.
Có lý do biện minh về sự luyện tập của sinh viên
chẳng hạn: không có máy tính, thời gian luyện tập,
người hướng dẫn, cúp điện, luyện tập nhưng không
tiến triển nên nản lòng Hiện nay trong chương
trình học, sinh viên có khá nhiều môn học liên quan
đến máy tính như Tin học học đại cương, Xử lý văn
bản, Xử lý bảng tính Chính vì vậy, đây là điều
kiện để sinh viên vừa học môn học vừa luyện gõ
phím nhanh đúng kỹ thuật.
Biểu đồ 9. Thực trang về mức luyện gõ
3. Đề xuất giải pháp
3.1. Đối với Nhà trường
* Thứ nhất: là kỹ năng mềm bắt buộc
Hiện nay, Trường Đại học Trà Vinh quy định
những kỹ năng mềm bắt buộc đối với sinh viên
phải hoàn thành trước khi tốt nghiệp như: Kỹ năng
tìm kiếm tài liệu, đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu, Kỹ
năng thuyết trình và ba kỹ năng tự chọn khác. Với
những lợi ích của kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ
thuật, việc đưa kỹ năng này vào nhóm Kỹ năng
mềm bắt buộc hiện tại của Trường. Đề cương cụ
thể: Tên gọi “Kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ
thuật”, tổng số tiết sẽ học 09 tiết (theo quy định
môn kỹ năng mềm là 09 tiêt. Trong đó: 03 tiết lý
thuyết (LT); 06 tiết thực hành (TH) luyện gõ tại
phòng máy tính). Nội dung cụ thể: áp dụng tư thế
làm việc trên máy vi tính đúng tư thế (LT: 01 tiết);
áp dụng kỹ thuật gõ phím 10 ngón (LT: 02 tiết);
thực hành luyện gõ (TH: 06 tiết). Như vậy, khi
đưa vào chương trình kỹ năng mềm bắt buộc tất
cả sinh viên của Trường đều được trang bị kỹ năng
này. Tuy nhiên, do thời gian học ngắn (09 tiết) nên
sau khi được hướng dẫn sinh viên phải tự tìm hiểu
thêm về nội dung và thực hành luyện gõ nhiều hơn
để có thể đạt tốc độ gõ như mong muốn.
* Thứ hai: là một kết quả học tập của môn
“Tin học đại cương”
Tin học đại cương là môn học chung của sinh
viên toàn Trường (học ở năm thứ I), với mục đích
trang bị kiến thức cơ bản về tin học cho sinh viên.
Do đó, đưa Kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật
vào nội dung môn học có tính khả thi và phù hợp
với chương trình đào tạo. Kết quả học tập cụ thể
là: xác định không gian làm việc với máy vi tính
thích hợp (LT: 01 tiết, TH: 01 tiết), vận dụng tư thế
ngồi trước màn hình (LT: 01 tiết, TH:01 tiết), vận
dụng các chức năng của phím trên bàn phím (LT:
01 tiết, TH: 01 tiết), vận dụng đúng kỹ thuật đặt
ngón tay và dãy phím chuẩn (LT: 01 tiết, TH: 01
tiết), vận dụng đúng kỹ thuật quản lý các dãy phím
của từng ngón tay (LT: 01 tiết, TH: 01 tiết), vận
dụng kỹ thuật gõ phím 10 ngón với dãy phím đặc
biệt (LT: 01 tiết, TH: 01 tiết), sử dụng kỹ thuật gõ
chữ mười ngón với dãy phím số (LT: 01 tiết, TH:
01 tiết), áp dụng gõ phím 10 ngón đúng kỹ thuật
trong quá trình thực hành các nội dung còn lại của
môn Tin học đại cương và các môn có liên quan đến
máy tính.
* Thứ ba: là môn học đại cương
Môn Kỹ thuật sử dụng bàn phím hiện tại là môn
cơ sở của ngành Quản trị Văn phòng, sinh viên các
ngành còn lại không được trang bị môn học này.
Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu cho thấy tầm quan
trọng của môn học đối với học tập và công việc
sau này của sinh viên các ngành. Bên cạnh đó, nó
còn cho thấy thực trạng của sinh viên về kỹ năng
này. Để giúp sinh viên các ngành được trang bị
kiến thức, kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật là
vấn đề mà Nhà trường cần quan tâm và giải quyết.
Nhằm khắc phục những thực trạng trên của sinh
viên Trường Đại học Trà Vinh, chúng tôi đề xuất
giải pháp đưa môn Kỹ thuật sử dụng bàn phím trở
thành môn học đại cương của Trường. Đề cương
môn học cụ thể như sau:
177
177
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
TT Nội dung môn học
Lý thuyết
(tiết)
Thực hành
(tiết)
1 Xác định không gian làm việc với máy tính 02 02
2 Áp dụng tư thế ngồi làm việc với máy tính 02 02
3 Xác định chức năng các phím trên bàn phím 02 02
4 Áp dụng kỹ thuật đặt các ngón tay vào hàng phím chuẩn 02 02
5 Xác định các phím ứng với từng ngón tay 05 02
6 Thực hành quản lý các phím của từng ngón tay 00 08
7 Áp dụng kỹ thuật gõ 10 ngón với dãy phím ký tự đặc biệt và dãy phím số 02 02
8
Thực hành luyện gõ phím bằng chương trình gõ chữ 10 ngón
TypingMaster Pro 10.0
00 08
9
Thực hành luyện gõ phím bằng chương trình gõ 10 ngón Mario Typing
Teaches
00 08
10 Thực hành gõ phím nhanh đúng kỹ thuật 00 24
Tổng cộng 15:LT 60:TH
Sau khi học môn này sinh viên sẽ đạt được kiến thức và kỹ năng như sau:
Kiến thức Kỹ năng
- Vận dụng tư thế làm việc với máy vi tính đúng cách
- Vận dụng kỹ thuật gõ chữ 10 ngón
- Sử dụng chương trình gõ chữ với dãy phím ký tự
đặc biệt và phím số
- Vận dụng kỹ thuật gõ chữ 10 ngón đạt tốc độ 30/phút
- Kỹ năng ngồi, đặt 2 cánh tay đúng tư thế, giữ khoảng
cách từ mắt nhìn đến màn hình phù hợp khi làm việc
với máy tính.
- Kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật 10 ngón (đạt
tốc độ 30 từ/phút trở lên).
- Kỹ năng sử dụng tổ hợp phím.
Ngoài ra, lợi ích của môn học còn giúp giảm
thiểu những ảnh hưởng không tốt đến đến sức khỏe
của sinh viên khi làm việc lâu dài với máy tính
như đau mắt, mệt mỏi, mắt bị rát hoặc ngứa, chảy
nước mắt hoặc mắt bị khô, có dấu hiệu mờ đi, đau
lưng, mỏi cổ, vai, cánh tay và cổ tay. Song song đó,
Trường có đầy đủ cơ sở vật chất (phòng máy tính,
thư viện máy tính) cũng là thế mạnh giúp Trường
triển khai và thực hiện tốt các giải pháp trên.
3.2. Đối với sinh viên
Đối với sinh viên, để trang bị kỹ năng gõ phím
nhanh đúng kỹ thuật, sinh viên phải “Tự học”. Tự
học, tự rèn luyện sinh viên sẽ có khả năng tập trung
cao hơn, không bị phân tán vì ngoại cảnh lớp học,
những câu chuyện của bạn bè, Qua đó, sinh viên
có điều kiện theo đuổi những mục đích học tập của
mình và đạt được kỹ năng này như mong muốn.
Thông qua tự học, sinh viên rèn cho mình khả
năng làm việc tự lực. Để có được tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, sinh viên phải tự đọc sách, tự thực hành,
tự làm bài, tự kiểm tra lí thuyết Tức là “tự thân
vận động” trong suốt quá trình học tập. Tự học
còn giúp sinh viên chủ động, linh hoạt về mặt thời
gian. Chẳng hạn: hiện nay sinh viên sử dụng mạng
xã hội (facebook, zalo) để giao tiếp và chia sẻ
với bạn bè, người thân , tận dụng thời gian đó
sinh viên có thể áp dụng gõ phím nhanh đúng kỹ
thuậtvừa đạt được mục đích giao tiếp, chia sẻ, vừa
đạt được mục đích luyện gõ phím nhanh đúng kỹ
thuật. Tuy nhiên, việc tự học tự rèn luyện của sinh
viên phải diễn ra xuyên suốt, thời gian luyện tập từ
15 đến 30 phút mỗi ngày mới có thể đạt được tốc
độ gõ phím nhanh đúng kỹ thuật.
4. Kết luận
Kỹ năng gõ phím nhanh đúng kỹ thuật là kỹ
năng quan trọng trong thời kỳ hội nhập như ngày
nay. Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh nói
riêng, và sinh viên cả nước nói chung cần trang
bị kỹ năng này. Một kỹ năng vừa có ích cho học
tập, công việc, vừa tránh được những ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe khi làm việc với máy
tính. Việc trang bị kỹ năng này phải xuất phát từ
hai khía cạnh song song: thứ nhất là chương trình
đào tạo của Nhà trường, thứ hai là ý thức tự rèn
luyện của sinh viên. Như vậy, sinh viên mới có
thể đạt được kỹ thuật gõ và tốc độ gõ như mong
muốn.
178
178
Kỹ thuật và Công nghệ
Số 22, tháng 7/2016
Tài liệu tham khảo
Dương, Ngọc Vân Khanh. 2008. “Tài liệu hướng dẫn môn học Kỹ thuật sử dụng phím tập”, tập 1.
Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, trường Đại học Trà Vinh.
Dương, Ngọc Vân Khanh. 2008. “Tài liệu hướng dẫn môn học Kỹ thuật sử dụng phím tập”, tập 2.
Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, trường Đại học Trà Vinh.
Dương, Tuấn Vũ. 2016. “Tài liệu hướng dẫn môn học Kỹ thuật sử dụng phím”. Khoa Quản trị Văn phòng
– Việt Nam học và Thư viện, trường Đại học Trà Vinh.
Trường Đại học Trà Vinh. 2013. Quyết định số 564/QĐ-ĐHTV ngày 08 tháng 4 năm 2013 về việc quy
định Kỹ năng mềm là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo từ khóa 2012.
Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng. 2014. Giáo trình kỹ thuật đánh máy. Xem 10.2.2016 <http://
monhoc.vn/tai-lieu/giao-trinh-ky-thuat-danh-may-bai-tap-thuc-hanh-2629/>
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_pdf_13_4189_113822 (7).pdf