Logistic là một ngành không mới nhưng
có thể nói là đang nở rộ tại Việt Nam. Việt
Nam là quốc gia có lợi thế về địa chính trị, nằm
trên đường hàng hải quan trọng của thế giới
chiếm khoảng 85% vận chuyển hàng hóa Đông
Tây, nối liền Trung Quốc lục địa với các nước
ASEA. Nhờ lợi thế đó hàng hóa xuất nhập khẩu
của Việt Nam được vận chuyển chủ yếu bằng
đường biển. Ngoài raViệt Nam có mạng đường
bộ, đường không và đường sắt nối liền các nước
trong khu vực GMS, ASEAN và châu Âu. Đây
là nền tảng to lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển ngành logistic tại thị trường Việt
Nam, đặt biệt là TPHCM. Tuy là ngành có nhiều
tiềm năng phát triển, nhưng các doanh nghiệp
tại TPHCM hiện nay còn đối mặt với nhiều vấn
đề về mạng lưới, vốn, nhân lực,. chưa thực sự
phát huy được hết lợi thế vốn có. Vì vậy, cần
phải có những kế hoạch, hướng đi cụ thể giải
quyết những vấn đề còn tồn tại hiện nay. Nếu
thực hiện tốt các giải pháp phát triển khắc phục
các vấn đề tồn tại cho các doanh nghiệp ngành
logistics nói chung và tại TPHCM nói riêng sẽ
giúp các doanh nghiệp có thêm tiềm lực để phát
triển, đưa ngành logistic vươn xa hơn không chỉ
trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế.
Hơn nữa, khi ngành logistic thực sự phát huy
được hiệu quả sẽ thúc đẩy cả nền kinh tế quốc
gia, biến Việt Nam trở thành công xưởng lớn
nhất thế giới và trung tâm, logistics khu vực
Asean vào năm 2025.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành logistics cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Nguyễn Hoàng Phương*, Cao Thị Quỳnh Giao**
TÓM TẮT
Nền kinh tế thế giới nĕm 2018 và đầu nĕm 2019 có nhiều biến động mạnh mẽ, cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ – Trung, đồng USD tĕng giá so với nhiều đồng tiền khác và chi phí vay cao hơn là
những quan ngại về nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Trong nĕm 2018 và 6 tháng đầu nĕm 2019 nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tĕng trưởng vững
vàng trong nĕm nay, các dự báo lạm phát được điều chỉnh giảm từ mức 3,5% ban đầu xuống còn
3,0% trong nĕm 2019. Việc ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EU) gần đây
và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hứa hẹn sẽ mở ra khả nĕng tiếp
cận thị trường cho các hoạt động thương mại và đầu tư lớn hơn tại Việt Nam. Trước tiềm nĕng như
thế, việc đưa ra giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp logistics đặc biệt vừa và nhỏ tại TPHCM
là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Từ khóa: doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ, thời kỳ hội nhập, xuất nhập khẩu, giải pháp.
SITUATION AND LOGISTICS DEVELOPMENT SITUATION FOR SMALL
AND MEDIUM ENTERPRISES IN HO CHI MINH CITY IN INTERNATIONAL
INTEGRATION
ABSTRACT
The world economy in 2018 and early 2019 had many strong fluctuations, the US-China trade
war, the dollar appreciated against many other currencies and higher borrowing costs were concerns.
about the global economy, especially in developing countries like Vietnam. In 2018 and the first 6
months of 2019, Vietnam’s economy maintained a stable growth this year, inflation forecasts were
revised down from the original 3.5% to 3.0% in 2019. The recent signing of a free trade agreement
with the European Union (EU) and the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership promises to open up market access for activities. trade and investment activities in
Vietnam. Facing such potential, offering development solutions for especially small and medium
logistics enterprises in Ho Chi Minh City is an urgent need in the stage of international integration.
Keywords: small and medium logistics enterprises, integration period, import and export,
solutions.
* TS. GV. Học viện Chính trị khbu vực II
** ThS. Tạp chí Vietnam Shipping Gazette
73
Thực trạng và giải pháp...
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM
Thuật ngữ logistics thường được hiểu
là quản lý chuỗi cung ứng (supply chain
management) hay quản lý hệ thống phân phối
của doanh nghiệp đó. Dịch vụ logistics Việt
Nam bắt đầu phát triển trên cơ sở dịch vụ giao
nhận vận tải (freight forwarding) từ những nĕm
1986. Hiện nay tổng số doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực logistics theo khảo sát của Hiệp
Hội doanh nghiệp logistics VLA là khoảng hơn
3.500 doanh nghiệp trong đó 20% là công ty
nhà nước, 70% là công ty Trách nhiệm hữu hạn
và doanh nghiệp tư nhân là 10%. Nhìn chung
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ logistics hoạt động ở quy mô vốn đĕng ký
nhỏ cũng như quy mô lao động hạn chế. Cụ thể,
theo kết quả thống kê của VLA thì vẫn có tới
90% số doanh nghiệp dịch vụ logistics có vốn
điều lệ đĕng ký dưới 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp
logistics Việt Nam còn khá non trẻ, quy mô đa số
là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng phát
triển nhanh, phần lớn xuất phát điểm từ các hoạt
động truyền thống như vận chuyển kho bãi...
và đang phát triển các dịch vụ tích hợp có hàm
lượng giá trị gia tĕng cao. Tuy nhiên nĕng lực
giữa các doanh nghiệp không đồng đều, thiếu
chuyên nghiệp, hoạt động logistics còn phân
tán, thiếu kết nối nên chưa thuyết phục được chủ
hàng tĕng thuê ngoài dịch vụ logistics.
Thống kê số lượng doanh nghiệp và tỷ
trọng doanh nghiệp logistics phân bổ theo vùng
miền cho thấy miền Nam đang chiếm khoảng
60% số doanh nghiệp trong ngành tiếp theo là
miền Bắc. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ
trọng lớn nhất về số lượng doanh nghiệp logistics
(54%) và tiếp theo là Hà Nội (18%). Đây là hai
thị trường tiêu thụ lớn đồng thời đây cũng là hai
cửa ngõ kết nối giao thông quan trọng với toàn
bộ khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ cũng
như khu vực miền Bắc.
Hình 1. Phân bổ doanh nghiệp logistics theo vùng miền
Nguồn: Cục Quản lý đĕng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
• Hoạt động logistics phục vụ xuất nhập
khẩu hàng hóa.
Dựa vào chuỗi giá trị của logistics tại Việt
Nam, có thể thấy các hoạt động của chuỗi tập
trung vào giao nhận, vận tải nội địa, khai thác
cảng biển và cảng hàng không, lưu kho bãi,
quản lý hàng hóa và vận tải quốc tế.
74
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 2. Chuỗi giá trị ngành logistics.
Hoạt động logistics tạo ra một mạng lưới
dịch vụ hỗ trợ cho việc lưu chuyển hàng hóa
trong phạm vi nội địa và ngoài biên giới các
quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh thu của ngành
công nghiệp này trong nĕm 2017 được định
lượng trị giá 4.3 nghìn tỷ USD.
Hình 3. Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 6 tháng/2019
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Qua đó ta có thể thấy ngành logistics ảnh
hưởng trực tiếp và sâu rộng đến các sản phẩm
xuất nhập khẩu. Nếu Việt Nam có thể giảm thiểu
được chi phí logistics quốc gia và nâng cao nĕng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics sẽ
góp phần đẩy mạnh ngành xuất nhập khẩu.
75
Thực trạng và giải pháp...
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Vấn đề nổi cộm nhất đối với các Doanh
nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam là chi phí
đang ở mức cao. Theo nghiên cứu của Ngân hàng
Thế giới, chi phí logistics của Việt Nam tương
đương 20.9% so với GDP; trong đó chi phí vận
tải chiếm khoảng 59%. Bên cạnh đó, chi phí xĕng
dầu chiếm khoảng 30 - 35%, phí cầu đường (phí
BOT) bình quân chiếm khoảng 10-15%. Theo
Bộ Giao thông Vận tải, chi phí vận chuyển bằng
container loại 40 feet bằng đường bộ từ Hà Nội
vào Tp. Hồ Chí Minh (không tính chi phí xếp dỡ
hai đầu) khoảng 40 triệu đồng, cao gấp 9.7 lần so
với vận chuyển bằng đường biển và cao hơn 2.5
lần so với vận chuyển bằng đường sắt. Tuyến vận
chuyển Hải Phòng - Tp. Hồ Chí Minh với đoạn
đường khoảng 1,700km, tổng chi phí vận chuyển
và xếp dỡ cho một container 20 feet theo đường
bộ trung bình tốn khoảng 34 triệu đồng và 60 giờ,
đường sắt hết 12.4 triệu đồng và 120 giờ, đường
biển hết 5.2 triệu đồng và 120 giờ. Quãng đường
từ Tp. Hồ Chí Minh đi Cái Mép chưa đến 200km
nhưng cả đi và về phải đi qua 8 trạm thu phí,
riêng phí qua trạm đã mất 800,000 đồng, trong
khi giá cước vận tải cho tuyến này chỉ khoảng 4
triệu đồng. Các chi phí này chưa bao gồm các chi
phí không chính thức khác phát sinh trong quá
trình vận chuyển hàng hoá. Theo ước lượng của
World Bank, tỷ trọng chi phí không chính thức
so với tổng chi phí nội địa ở mức rất lớn, chiếm
đến 13.4%.
Đơn vị % - Nguồn: Nhịp cầu đầu tư tổng hợp
Một trong những nguyên nhân của việc
chi phí logistics cao là do quy mô của doanh
nghiệp logistics Việt Nam đặc biệt là tại TPHCM
không lớn. Theo số liệu trên từ Tổng cục thống
kê, số lượng doanh nghiệp được báo cáo bao
gồm các doanh nghiệp có đĕng ký mã ngành với
Sở Kế hoạch và Đầu tư và những doanh nghiệp
kinh doanh vận tải kho bãi không đĕng ký mã
ngành. Theo đó các doanh nghiệp có quy mô về
vốn lớn từ 50 tỷ đồng trở lên còn rất hạn chế,
chỉ chiếm khoảng 4,68% số lượng doanh nghiệp
trong nĕm 2015. Số lượng doanh nghiệp chiếm
tỷ trọng cao nhất qua các nĕm chủ yếu là các
doanh nghiệp có số vốn tương đối nhỏ từ 1 tỷ
đến dưới 5 tỷ đồng. Thậm chí có một số lượng
các doanh nghiệp có số vốn cực kỳ ít ỏi là dưới
500 triệu đồng.
Hình 4. Số lượng doanh nghiệp logistics theo quy mô vốn.
Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam.
76
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Qua bảng thống kê này có thể thấy các
doanh nghiệp kinh doanh trong ngành vận tải và
kho bãi của nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, vốn ít nên gặp khó khĕn trong việc
đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để hỗ trợ
cho hoạt động vận tải đường bộ ngày càng phát
triển trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt
khi nước ta tham gia vào AEC, việc trở thành
một mắt xích quan trọng trong chuỗi vận tải
xuyên biên giới đòi hỏi phải có nỗ lực của doanh
nghiệp và cũng cần có một số tiền đầu tư lớn. Vì
đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ phân tán
nên không khai thác được tính kinh tế nhờ quy
mô (economies of scale) và mạng lưới vốn là
một điểm mạnh của khai thác vận tải đường bộ.
Ngoài ra hạn chế về khả nĕng tài chính và
trình độ quản trị doanh nghiệp là rào cản lớn
cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong
xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Đa
phần doanh nghiệp logistics là các doanh nghiệp
trong nước (88%), 10% là các doanh nghiệp liên
doanh và chỉ có 2% là doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. Phạm vi hoạt động của các doanh
nghiệp logistics bao trùm cả thị trường quốc tế
với 84% số doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt
Nam có phạm vi hoạt động cả trong và ngoài
nước và có 16% doanh nghiệp chỉ hoạt động
trong nước. Một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh
giá nĕng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực logistics là dựa trên việc kinh doanh có lãi
hoặc lỗ của họ. Theo số liệu từ Tổng Cục Thống
kê liên quan đến việc kinh doanh lãi lỗ của các
doanh nghiệp vận tải -kho bãi (dựa trên số liệu
từ trên 24.000 doanh nghiệp liên quan) có thể
thấy tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh có lãi đã
tĕng theo các nĕm, tuy nhiên mức độ tĕng đang
chậm lại trong những nĕm gần đây. Bên cạnh đó,
việc thiếu hụt nguồn nhân lực và việc không kịp
thời cập nhật CNTT cũng là các nguyên nhân
khiến cho các doanh nghiệp ngành logistics tại
TPHCM chậm phát triển so với toàn cầu.
Một số vấn đề còn tồn tạo đối với việc phát
triển ngành logistics cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại TPHCM:
Hình 5. Thực trạng những khó khĕn của doanh nghiệp logistics tại TPHCM nĕm 2018
Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Có thể thấy doanh nghiệp logistics tại
TPHCM đang gặp phải những khó khĕn chủ yếu
và trọng điểm. Trong Báo cáo cuối kỳ nĕm 2014
“Dịch vụ tư vấn: Hỗ trợ Bộ GTVT về Phát triển
Vận tải đa phương thức”, Công ty Tư vấn ALG
của Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông tin chi
phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9%
GDP. Theo báo cáo này, thì chi phí logistics
trong tổng giá thành hàng hóa chiếm tỷ trọng
cao ở các ngành hàng sản xuất gạo (29,8%), rau
quả (29,5%), nội thất (22,8%) và chiếm tỷ trọng
thấp ở các ngành hàng sản xuất giá trị cao như
77
Thực trạng và giải pháp...
thiết bị và phụ tùng điện (3,5%), dược phẩm
(0,3%), ô tô (2%) và điện tử (1,2%). Do đó, khi
so sánh đánh giá chi phí logistics tương đương
với GDP của Việt Nam so với các nước trên thế
giới, cũng cần có sự phân tích sâu để thấy rằng
chi phí logistics/GDP sẽ thấp khi giá trị đóng
góp vào GDP đến từ các ngành sản xuất giá trị
cao và ngược lại. Đối với từng mặt hàng khác
nhau chi phí logistics chiếm tỷ lệ khác nhau,
với mặt hàng thủy sản xuất khẩu, chi phí vận tải
chiếm 51%, lưu kho chiếm 20%, xếp dỡ 23%,
đóng gói 5% và cảng phí 1%; mặt hàng may
mặc xuất khẩu chi phí vận tải là 61%, lưu kho
9%, xếp dỡ 19%, đóng gói 9% và cảng phí 2%;
gạo xuất khẩu chi phí vận tải chiếm 58%, lưu
kho chiếm 10%, xếp dỡ 24%, đóng gói 7% và
cảng phí chiếm 1%; cây ĕn trái chi phí vận tải
chiếm 61%, lưu kho 14%, xếp dỡ 20%, đóng gói
5% và cảng phí là 1%. Theo đánh giá sơ bộ, cơ
cấu chi phí chủ yếu của các phương thức vận tải
hàng hóa trong tổng chi phí vận tải bao gồm: chi
trực tiếp (Khấu hao, tiền lương công nhân vận
hành, nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng) chiếm từ
60% đến 80%; chi phí gián tiếp (Chi phí quản
lý điều hành, lệ phí cầu đường, bến bãi, chi phí
khác) chiếm từ 20% đến 40%.
Thiểu hụt nhân sự là một trong ba vấn đề
lớn gây khó khĕn cho các công ty logistics trong
hoạt động kinh doanh của mình. Việt Nam có
khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động chuyên
nghiệp, trong đó 54% số doanh nghiệp tập trung
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu
về nguồn nhân sự logistics là rất lớn. Dự báo
đến nĕm 2030 nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp
cho toàn ngành là 200.000 nhân sự, trong khi
đó khả nĕng đáp ứng nhu cầu nhân sự chỉ đạt
khoảng 10% - một con số vô cùng khiêm tốn.
Ngoài ra, nếu tính cả nhu cầu nhân lực logistics
từ các doanh nghiệp sản xuất thì nhu cầu nhân
lực logistics có thể lên đến 2,2 triệu người đến
nĕm 2030. Như vậy, việc đánh giá thực trạng
công tác tuyển dụng nhân viên logistics của các
doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết và có
ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao nĕng lực
doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Bên cạnh những khó khĕn chính thì
hiện tại Nhà nước đang bắt đầu tiến hành các
chủ trương chính sách nhằm cải thiện chi phí
logistics cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên
doanh nghiệp logistics vẫn còn nhiều mặt vướng
mắc khó phát triển ở các lý do sau:
- Thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị hiện
đại, hệ thống IT chưa cập nhật kịp với nền công
nghiệp 4.0
- Các phương thức vận tải còn rời rạc,
thiếu liên kết.
- Đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ
phân tán nên không khai thác được tính kinh tế
về quy mô và mạng lưới vốn.
- Hạn chế về khả nĕng tài chính và trình
độ quản trị doanh nghiệp.
- Không cập nhật, nắm bắt xu hướng phát
triển công nghệ thông tin.
- Thiếu hụt nhân lực và nhân lực chất
lượng cao.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH LOGISTICS CHO CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TPHCM
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã được
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII xác định
làmột “ngành dịch vụ giá trị gia tĕng cao” và phải
“hiện đại và mở rộng” dịch vụ logistics. Ngành
dịch vụ logistics đã có nhiều chuyển biến tích
cực sau khi có Quyết định 200/QĐ-TTg, ngày
14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Về phê
duyệt Chương trình hành động nâng cao nĕng
lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics
đến nĕm 2025”. Các Bộ, ngành và địa phương,
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và
VLA đã có các kế hoạch triển khai thực hiện
Quyết định 200 và thu được kết quả bước đầu
đáng kích lệ. Nhiều hội nghị, hội thảo, đặc biệt
là “Hội nghị toàn quốc về logistics - Các giải
pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ
tầng giao thông vận tải”, ngày 16/04/2018 tại
78
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc chủ trì đã thể hiện quyết tâm của Đảng và
Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển ngành
dịch vụ logistics nước ta. Theo LPI 2018 của
Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã tĕng 25 bậc
lên 39/160 nước được khảo sát, so với 64 bậc
nĕm 2016. Một số giải pháp nhằm giúp các
doanh nghiệp ngành logistics tại TPHCM nâng
cao nĕng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế:
Một là. tập trung đẩy mạnh kết nối giữa
các phương thức vận tải; Đẩy mạnh phát triển
dịch vụ vận tải thu gom hàng từ các trung tâm
phân phối theo khu vực đến các điểm bán lẻ, vận
tải cự ly ngắn, khối lượng vận tải nhỏ đến trung
bình; tham gia vào chuỗi vận tải đa phương
thức kết nối giữa các đầu mối của phương thức
vận tải khối lượng lớn (đường biển, đường sắt,
đường thuỷ nội địa) đến các trung tâm phân phối
quy mô vừa và nhỏ.
Đối với đường bộ: Phát huy lợi thế của
vận tải đường bộ trong gom hàng, tạo chân
hàng, vận chuyển hàng hóa với cự ly ngắn và
trung bình; giảm thị phần vận tải đường bộ liên
tỉnh, chia sẻ thị phần cho các phương thức vận
tải khác;
Đối với đường sắt: Chủ yếu đảm nhận vận
tải hàng hóa đường dài hoặc trung bình, khối
lượng lớn; tĕng thị phần đảm nhận của vận tải
đường sắt trên các hành lang vận tải chủ yếu.
Đối với đường thủy nội địa: Chủ yếu đảm
nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, xi
mĕng, phân bón, thép) với chi phí thấp, hàng
siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục
vụ nông nghiệp và nông thôn; tĕng thị phần đảm
nhận của vận tải đường thủy nội địa tại khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông
Hồng, vận tải pha sông biển.
Đối với hàng hải: Chủ yếu đảm nhận vận
chuyển hàng hóa viễn dương, các tuyến ven
biển, nhất là vận tải Bắc - Nam, vận tải than
nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận
chuyển dầu thô phục vụ các nhà máy lọc hóa
dầu; chú trọng đầu tư đảm bảo sự kết nối liên
hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc
gia và đầu mối logistics ở khu vực, phát triển kết
cấu hạ tầng hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics.
Đối với hàng không: Chủ yếu đảm nhận
vận tải hàng hóa có giá trị kinh tế cao; phát triển
vận tải hàng không trở thành phương thức vận
tải an toàn và thuận tiện theo hướng thị trường
mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không
khu vực và thế giới;
Hai là, Kết nối các doanh nghiệp logistics
vừa và nhỏ cùng nhau phát triển sàn giao dịch
logistics, tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng
hóa, container, tiếp tục tĕng cường hoạt động
của tuyến vận tải sông pha biển để giảm thiểu
chi phí logistics đặc biệt là từ vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đến TPHCM và ngược lại. Để
đảm bảo cung ứng một chuỗi logistics trọn vẹn
như các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ logisitcs cần hợp tác
và chia sẻ nguồn lực xây dựng chuỗi dịch vụ
trọn gói. Điều này giúp có khả nĕng cạnh tranh
tốt hơn và đặc biệt là có thể đầu tư chiều sâu
vào logistics cả về con người và hệ thống thông
tin - hai thế mạnh nổi bật của các nhà cung cấp
dịch vụ logistics nước ngoài. Các doanh nghiệp
dịch vụ logistics là những doanh nghiệp tiếp xúc
nhiều với nước ngoài, học hỏi được nhiều kinh
nghiệm về hội nhập và cạnh tranh nên càng phải
chủ động, có chiến lược phát triển bài bản để
mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, đem lại
dịch vụ chất lượng cao với chi phí thích hợp cho
khách hàng. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực logistics. Tiếp tục mở rộng kết nối hạ tầng
logistics với các nước trong khu vực ASEAN,
Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới
nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương
thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh. Xây
dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm
logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối
các cảng của Việt Nam với Lào, Campuchia,
Thái Lan và Nam Trung Quốc. Tĕng cường liên
kết với các hiệp hội và DN dịch vụ logistics
khu vực ASEAN và trên thế giới. Vận động thu
79
Thực trạng và giải pháp...
hút đầu tư xây dựng trung tâm logistics để thúc
đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với thị
trường toàn cầu, nhằm hình thành các trung tâm
logistics ở nước ngoài làm đầu cầu, tập kết và
phân phối hàng hóa Việt Nam đến các thị trường
quốc tế.
Ba là, Nâng cao khả nĕng quản lý, đổi mới
tư duy để giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao
nĕng lực DN và chất lượng dịch vụ. Cần có cách
thức hỗ trợ giúp các DN Việt Nam hiểu rõ và
nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch
vụ logistics, đặc biệt là trong quá trình vận tải.
Các DN cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp và
mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc
xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ
trợ khác; Liên doanh, liên kết với các DN trong
và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới
dịch vụ trong cả nước và trên thế giới để tạo đầu
ra thị trường ngoài nước và nâng cao khả nĕng
chuyên môn của cán bộ để từ đó nâng cao tính
cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa
cũng cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm và
đơn giản hóa các điều kiện đầu tư - kinh doanh,
xây dựng Chính phủ điện tử và triển khai dịch
vụ công trực tuyến. Cùng với việc đưa các thủ
tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu lên
cơ chế một cửa quốc gia, việc kiểm tra chuyên
ngành cũng được cải tiến theo hướng giảm bớt
số lượng mặt hàng phải kiểm tra, chuyển từ tiền
kiểm sang hậu kiểm, minh bạch hóa tiêu chuẩn,
quy chuẩn để kiểm tra... Tất cả những biện pháp
này đều góp phần tạo thuận lợi thương mại, cắt
giảm chi phí logistics tạo môi trường kinh doanh
dịch vụ logitsics thuận lợi, thông thoáng.
Bốn là, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý điều hành, khai thác vận
tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận
tải đa phương thức, dịch vụ logistics, ưu tiên phát
triển vận tải chi phí thấp, khối lượng lớn. DN
cung ứng logistics cần nhanh chóng thúc đẩy và
áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt
động kinh doanh của mình, trao đổi thông tin và
các dữ liệu điện tử trong thương mại, khai hải
quan điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ
thông tin nhằm mang lại nĕng suất lao động cao,
tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực,
gian lận trong thương mại, XNK và hải quan;
Áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin, trao
đổi dữ liệu bằng hệ thống máy tính với sự hỗ trợ
của mạng lưới thông tin liên lạc và công nghệ xử
lý thông tin đóng vai trò quan trọng sống còn đối
với việc quản lý cả quá trình hoạt động logistics,
đặc biệt là quản lý sự di chuyển của hàng hóa và
các chứng từ. Cơ quan quản lý cần khuyến khích
các doanh nghiệp áp dụng và phát triển các hệ
thống quản lý dây chuyền cung ứng liên kết
trong ASEAN nhằm tạo nên sự gắn kết các giải
pháp đặt kế hoạch, hệ thống lưu giữ, lấy hàng
hóa bằng phương tiện không dây. Ứng dụng
công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện
tử vào quá trình hoạt động logistics sẽ tiết kiệm
được các chi phí, thông tin thông suốt đảm bảo
cho quá trình hoạt động thuận lợi, nhanh chóng,
đạt hiệu quả cao.
Nĕm là, Kết hợp với nhà trường và các cơ
sở đào tạo để giúp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ngành logistics để có kỹ nĕng đạt chuẩn
quốc tế. Cập trung đầu tư, hỗ trợ một số trường
đại học, cao đẳng và trung cấp nghề nâng cao
chất lượng đào tạo chuyên ngành logistics. Đồng
thời, thống nhất với các nước ASEAN khung
chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tiến tới công
nhận các vĕn bằng, chứng chỉ nghề về logistics
nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ ngành logistics trong nước
nói riêng và khu vực nói chung. Đầu tư tuyển
dụng nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật và nghiên
cứu phát triển kinh doanh ngành logistics, đây
cũng là một nhân tố quan trọng làm lên sự khác
biệt và tĕng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp
trên thị trường Ngoài ra, nhiệm vụ trọng tâm
trước mắt là phải cập nhật những kiến thức luật
pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương
thức, các hoạt động chính của logistics và kỹ
nĕng vận hành dịch vụ logistics cho nguồn nhân
lực hiện có. Đồng thời với việc đào tạo nghiệp
80
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
vụ chuyên môn là đào tạo nâng cao trình độ
tiếng Anh, đảm bảo được việc giao dịch, thủ tục
và lập chứng từ nghiệp vụ để đáp ứng với việc
hội nhập . Nâng cao trình độ chuyên môn, tay
nghề, tạo điều kiện cho người lao động học tập,
làm việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thực
tiễn; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc
thực hiện các quy trình, thủ tục hải quan; xác
định rõ mục tiêu đào tạo, xây dựng kế hoạch
đào tạo...
IV. KẾT LUẬN
Logistic là một ngành không mới nhưng
có thể nói là đang nở rộ tại Việt Nam. Việt
Nam là quốc gia có lợi thế về địa chính trị, nằm
trên đường hàng hải quan trọng của thế giới
chiếm khoảng 85% vận chuyển hàng hóa Đông
Tây, nối liền Trung Quốc lục địa với các nước
ASEA. Nhờ lợi thế đó hàng hóa xuất nhập khẩu
của Việt Nam được vận chuyển chủ yếu bằng
đường biển. Ngoài raViệt Nam có mạng đường
bộ, đường không và đường sắt nối liền các nước
trong khu vực GMS, ASEAN và châu Âu. Đây
là nền tảng to lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển ngành logistic tại thị trường Việt
Nam, đặt biệt là TPHCM. Tuy là ngành có nhiều
tiềm nĕng phát triển, nhưng các doanh nghiệp
tại TPHCM hiện nay còn đối mặt với nhiều vấn
đề về mạng lưới, vốn, nhân lực,... chưa thực sự
phát huy được hết lợi thế vốn có. Vì vậy, cần
phải có những kế hoạch, hướng đi cụ thể giải
quyết những vấn đề còn tồn tại hiện nay. Nếu
thực hiện tốt các giải pháp phát triển khắc phục
các vấn đề tồn tại cho các doanh nghiệp ngành
logistics nói chung và tại TPHCM nói riêng sẽ
giúp các doanh nghiệp có thêm tiềm lực để phát
triển, đưa ngành logistic vươn xa hơn không chỉ
trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế.
Hơn nữa, khi ngành logistic thực sự phát huy
được hiệu quả sẽ thúc đẩy cả nền kinh tế quốc
gia, biến Việt Nam trở thành công xưởng lớn
nhất thế giới và trung tâm, logistics khu vực
Asean vào nĕm 2025.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Sách trắng Việt Nam 2018.
[2]. Báo cáo logistics Việt Nam 2017.
[3]. Báo cáo logistics Việt Nam 2018.
[4]. Quyết định 3655/QDBGTVT ngày
27.12.2017 của Bộ Giao thông vận tải.
[5]. Báo cáo của Bộ GTVT nĕm 2018.
[6]. Báo cáo của Bộ công thương về xuất
nhập khẩu 2017.
[7]. Báo cáo của Bộ công thương về xuất
nhập khẩu 2018.
[8]. QĐ 703 của Thủ tướng chính phủ ngày
27.12.2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_nganh_logistics_cho_cac_d.pdf