Về gia nhập dây họ, Điều 9 Nghị định số
19/2019/NĐ-CP quy định, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác, một người có thể trở
thành thành viên mới của dây họ khi:
“1. Có sự đồng ý của chủ họ và tất cả các
thành viên.
2. Góp đầy đủ các phần họ theo thỏa thuận
tính đến thời điểm tham gia”.
Như vậy, quy định về điều kiện gia
nhập dây họ hết sức nghiêm ngặt khi cần
có sự đồng ý của chủ họ và tất cả các thành
viên trong dây họ. Theo đó, nếu chỉ một
thành viên trong dây họ không đồng ý thì
một người không thể gia nhập vào dây họ.
Tuy nhiên, tỉ lệ đồng ý các thành viên trong
dây họ cũng có thể thấp hơn nếu các bên có
thỏa thuận khác. Điểm bất ổn của quy định
này là nếu như có ý kiến của các thành viên
trong dây họ về việc không cần có sự đồng
ý của tất cả các thành viên thì thỏa thuận
này được áp dụng khi có bao nhiêu thành
viên đồng thuận. Đây là vấn đề vẫn đang
bị bỏ ngỏ trong quy định tại Điều luật này.
Về rút khỏi dây họ, Điều 9 Nghị định số
19/2019/NĐ-CP quy định: Thành viên đã
lĩnh họ có thể rút khỏi dây họ nhưng phải
góp các phần họ chưa góp và giao cho chủ
họ hoặc thành viên giữ sổ họ trong trường
hợp không có chủ họ. Như vậy, đối với
trường hợp rút khỏi dây họ thì người rút
khỏi hoàn toàn có quyền tự quyết mà không
phụ thuộc vào sự chấp thuận của chủ họ
cũng như các thành viên khác. Điều này là
hoàn toàn phù hợp bởi việc tham gia hay
không tham gia giao dịch là do chủ thể tự
quyết dựa trên những điều kiện của họ, đặc
biệt là điều kiện về tài chính để có thể tiếp
tục theo được dây họ.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về dây họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
1. khái niệm dây họ
Dây họ là một họ hình thành trên cơ sở
thỏa thuận cụ thể của những người tham gia
họ về thời gian, phần họ, thể thức góp họ,
lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của chủ họ (nếu có)
và các thành viên. Trong dây họ gồm thành
viên tham gia dây họ và chủ họ (khoản 1
Điều 4 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của
Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường).
Quy định trên đã thể hiện được một số
khía cạnh pháp lý sau đây của dây họ:
Một là, dây họ là một giao dịch dân sự.
Đây chính là một trong những loại hình của
giao dịch vay tài sản. Giao dịch về họ đã ra
đời và tồn tại từ rất sớm trong xã hội nước
ta nhằm mục đích tập trung nguồn vốn để
hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên tham
gia dây họ.
Hai là, cơ sở hình thành dây họ là sự
thỏa thuận của một nhóm người cùng tham
gia. Như vậy, số lượng chủ thể của dây họ
luôn luôn là số nhiều tùy thuộc vào quy mô
của từng họ. Trường hợp chỉ có một chủ thể
thì không thể xác lập được dây họ.1
Ba là, các yếu tố cần được xác định cụ
thể trong dây họ là thời gian, phần họ, thể
thức góp họ, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của
chủ họ (nếu có) và các thành viên.
Do có sự khác biệt về ngôn ngữ, ở mỗi
vùng miền, họ được gọi theo các tên gọi
khác nhau như: ở miễn Bắc thường gọi là họ;
ở miền Nam thường gọi là hụi; còn ở miền
Trung thường gọi là biêu, phường. Mặc dù
tên gọi không thống nhất ở các miền nhưng
nội dung của họ, hụi, biêu, phường đều là
một. Cũng giống như Bộ luật dân sự (BLDS)
năm 2005, BLDS năm 2015 tái kết cấu quy
định về họ trong mục 4 Chương XVI, tức
* Tiến sĩ, Khoa Pháp luật dân sự, Trường Đại học
Luật Hà Nội.
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DÂY HỌ
LÊ tHị giaNg*
Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là “họ”) là hình thức giao dịch về tài sản
theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số
người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các
thành viên. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo
quy định của pháp luật. Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp luật về dây họ, qua
đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Từ khóa: Dây họ, Bộ luật dân sự.
Ngày nhận bài: 01/6/2020; Ngày biên tập xong: 05/6/2020; Ngày duyệt đăng: 09/6/2020.
“Họ, hụi, biêu, phường” (hereinafter referred to as “họ”) is a form of property
transaction in accordance with customary practice on the basis of an agreement reached
by a group of people who assemble together and jointly determine the number of
people, the term, the amount of money or other property, the form of contribution and
payment of “họ”, and the rights and obligations of the members of the group. “Họ” is
aimed at mutual assistance of citizens and shall be implemented in accordance with
law. the paper concentrates on analyzing the legal status of “họ”; thereby, the author
proposes some recommendations to improve the law about this matter.
keywords: “Họ”, the Civil Code.
tHỰC trạNg Và Một Số kiếN NgHị HOàN tHiỆN...
38 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
là nằm trong quy định về hợp đồng vay tài
sản. Vị trí của quy định về họ xuất phát từ
lý do đây là một hình thức cho vay đặc biệt
giữa những người cùng chơi họ. Hình thức
vay này phổ biến trong cộng đồng dân cư,
chịu ảnh hưởng lớn của tập quán.
Trên cơ sở tương thích với tập quán,
tôn trọng ý chí của cộng đồng dân cư, Nhà
nước ta quy định nguyên tắc tổ chức họ như
sau: (i) Việc tổ chức họ phải tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy
định tại Điều 3 của BLDS năm 2015; (ii) Việc
tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục
đích tương trợ lẫn nhau giữa những người
tham gia quan hệ về họ; (iii) Không được tổ
chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc
các hành vi vi phạm pháp luật khác (Điều 3
Nghị định số 19/2019/NĐ-CP).
Dây họ là một trong những vấn đề
quan trọng nhất của chế định họ; do đó,
dây họ được quy định tại một số lượng lớn
điều trong Nghị định số 19/2019/NĐ-CP
với nhiều vấn đề pháp lý khác nhau. Trước
khi Nghị định số 19/2019/NĐ-CP được ban
hành, chưa có bất cứ một văn bản pháp luật
nào đưa ra định nghĩa về dây họ, ngay cả
trong Nghị định số 144/2006/NĐ-CP – Nghị
định điều chỉnh trực tiếp về họ trước đây.
Do đó, với việc giải thích khái niệm về dây
họ trong Nghị định số 19/2019/NĐ-CP đã
góp phần làm sáng tỏ thuật ngữ này, tạo ra
một cách hiểu thống nhất trong quá trình
nghiên cứu cũng như áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay định nghĩa về dây họ
được xây dựng theo phương pháp liệt kê các
nội dung của dây họ. Phương pháp liệt kê
có ưu điểm là đưa ra định nghĩa rõ ràng, cụ
thể và dễ hiểu nhưng cũng dễ dẫn đến tình
trạng không bao quát được toàn bộ nội dung
của vấn đề. Theo định nghĩa, các vấn đề thỏa
thuận trong dây họ như: thời gian, phần họ,
thể thức góp họ, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của
chủ họ (nếu có) và các thành viên. Thực chất,
dây họ là một giao dịch dân sự nên những
người tham gia dây họ có quyền thỏa thuận
về nhiều nội dung khác nhau, miễn sao
những nội dung này không vi phạm điều
cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Với
phương thức liệt kê các nội dung thỏa thuận
trong dây họ, vô hình chung, pháp luật đã bó
hẹp các vấn đề khác mà thành viên tham gia
dây họ có thể thỏa thuận như: điều kiện của
thành viên tham gia dây họ, thỏa thuận về
trách nhiệm của các thành viên, thỏa thuận
về vấn đề phạt, thỏa thuận về vấn đề gia
nhập và rút khỏi dây họ... Do đó, để đảm bảo
sự chính xác cũng như bao quát về các nội
dung được thỏa thuận trong dây họ, tác giả
kiến nghị bổ sung khoản 1 Điều 4 Nghị định
số 19/2019/NĐ-CP như sau: “Dây họ là một
họ hình thành trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của
những người tham gia họ về thời gian, phần họ,
thể thức góp họ, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của chủ
họ (nếu có), các thành viên và các nội dung khác
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội. Trong dây họ gồm thành viên
tham gia dây họ và chủ họ”.
2. thành viên của dây họ
Thành viên là người tham gia dây họ,
góp phần họ, được lĩnh họ và trả lãi (nếu
có). Để tham gia dây họ, cần thỏa mãn các
điều kiện được quy định tại Điều 5 Nghị
định số 19/2019/NĐ-CP:
Một là, thành viên là người từ đủ mười
tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp
mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng
lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định
tại BLDS.
Hai là, người từ đủ mười lăm tuổi đến
dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có
thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử
dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản
phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải
được người đại diện theo pháp luật đồng
ý. Quy định này hoàn toàn phù hợp với
khoản 4 Điều 21 BLDS năm 20151 về phạm
1 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân
LÊ THỊ GIANG
39Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
vi những giao dịch dân sự mà người từ độ
tuổi đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám
tuổi được tham gia.
Ba là, điều kiện khác theo thỏa thuận của
những người tham gia dây họ. Đây là một
quy định mở để cho phép các thành viên
tham gia dây họ thỏa thuận cụ thể hơn về
điều kiện tham gia dây họ, ngoài điều kiện
bắt buộc về năng lực hành vi dân sự. Trên
thực tế ở nước ta, có nhiều dây họ được xác
lập dựa trên các mối quan hệ về họ hàng, cơ
quan hay công việc... Do đó, với quy định
này, các thành viên tham gia dây họ hoàn
toàn có thể đặt ra thêm các điều kiện khác.
So với Nghị định số 144/2006/NĐ-CP
thì Nghị định số 19/2019/NĐ-CP đã bổ sung
thêm điều kiện khắt khe và cụ thể hơn đối
với thành viên của dây họ. Trước đây, tại
Điều 6 Nghị định số 144/2006/NĐ-CP chỉ
quy định: “Thành viên là người tham gia họ,
góp phần họ và được lĩnh họ. Thành viên có thể
góp một hoặc nhiều phần họ trong một họ” mà
không đặt ra bất cứ một điều kiện cụ thể
nào với thành viên của họ.
Ngoài quy định về các điều kiện chung
đối với thành viên tham gia dây họ, Nghị
định số 19/2019/NĐ-CP còn có thêm các yêu
cầu đặt ra đối với chủ họ vì tầm quan trọng
đặc biệt của chủ thể này. Chủ họ là người
tổ chức, quản lý dây họ, thu các phần họ và
giao các phần họ đó cho thành viên được
lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết
thúc dây họ. Để trở thành chủ họ, cần đáp
ứng các điều kiện sau đây:
(i) Chủ họ là người từ đủ mười tám
tuổi trở lên và không thuộc trường hợp
mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng
lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định
tại BLDS. Như vậy, thành viên họ có thể là
người chưa thành niên (trường hợp từ đủ
sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động
sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự
khác theo quy định của luật phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý.
15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi) nhưng chủ họ
phải là người thành niên và phải có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ. Cũng đồng tình
với ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, việc
bổ sung điều kiện của chủ dây họ là hoàn
toàn cần thiết bởi “thực tế trong thời gian qua,
đã xảy ra tình trạng người chưa thành niên,
người thành niên nhưng bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự đứng ra làm chủ họ, đến khi vỡ
họ thì phần thiệt thuộc về thành viên tham gia
thỏa thuận họ, vì chủ họ này không có tài sản
để trả lại tiền cho thành viên tham gia dây họ”21.
(ii) Trường hợp các thành viên tự tổ
chức dây họ thì chủ họ là người được hơn
một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường
hợp các thành viên có thỏa thuận khác. Điều
kiện này nhằm tăng cường uy tín cũng như
sự tin tưởng của các thành viên trong dây
họ đối với chủ họ. Tuy nhiên, tỉ lệ số thành
viên bầu chủ họ là vấn đề còn có nhiều tranh
cãi khi xây dựng Nghị định số 19/2009/NĐ-
CP. Có quan điểm cho rằng, thực tế thời
gian vừa qua, nước ta xảy ra rất nhiều vụ
vỡ họ gây thiệt hại đến hàng nghìn tỉ đồng
và nguyên nhân xuất phát thường từ chủ
họ. Do đó, cần phải quy định chặt chẽ về
tỉ lệ thành viên bầu chủ họ với yêu cầu là
2/3 thành viên đồng ý bầu thì mới trở thành
chủ họ. Quan điểm khác lại đưa ra phản bác
với lý do tỉ lệ 2/3 thành viên đồng ý là quá
cao. Điều này sẽ dẫn đến thực trạng đôi khi
không bầu được chủ họ do không ai đáp
ứng được tỉ lệ đó và chỉ cần 50% số thành
viên đồng ý bầu là có thể trở thành chủ
họ. Cuối cùng, các nhà lập pháp đã thống
nhất tỉ lệ thành viên đồng ý bầu chủ họ là
“hơn một nửa tổng số thành viên bầu”, tức là
tỉ lệ quá bán. Ngoài ra, luật pháp cũng trao
quyền cho các thành viên trong dây họ “trừ
trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác”
– điều này được hiểu các thành viên của
2 Dương Tấn Thanh, TAND thị xã Duyên Hải, tỉnh
Trà Vinh: “Những điểm mới về họ, hụi, biêu, phường”,
đăng trên: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/
nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2430.
tHỰC trạNg Và Một Số kiếN NgHị HOàN tHiỆN...
40 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
dây họ có thể thỏa thuận tỉ lệ bầu thấp hơn
hoặc cao hơn tỉ lệ quá bán mà luật quy định.
Quy định này nhằm mở rộng quyền của các
thành viên trong dây họ. Tuy nhiên, theo
quan điểm tác giả, chủ họ là người có vai trò
quan trọng trong dây họ, điều hành dây họ
cũng như liên quan đến vấn đề thu, trả tiền
họ. Do đó, họ phải là người có tín nhiệm cao
trong dây họ. Việc pháp luật cho phép các
thành viên thỏa thuận để thay đổi tỉ lệ bầu
có thể dẫn tới tình trạng có sự thông đồng,
lợi ích nhóm giữa các thành viên trong dây
họ để bầu ra người có lợi cho họ mà không
phải là người đủ uy tín trong dây họ. Bởi
vậy, với quy định này, tác giả chỉ đồng tình
với tỉ lệ bầu do luật quy định và kiến nghị
bỏ quy định “trừ trường hợp các thành viên
có thỏa thuận khác”. Cụ thể, khoản 2 Điều
6 Nghị định số 199/2019/NĐ-CP được sửa
đổi như sau: “Trường hợp các thành viên tự tổ
chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một
nửa tổng số thành viên bầu”.
(iii) Điều kiện khác theo thỏa thuận của
những người tham gia dây họ. Với quy định
này, các thành viên trong dây họ có thể đặt
ra thêm các điều kiện đối với chủ họ ngoài
những điều kiện luật đã định ở trên.
3. Hình thức và nội dung thỏa thuận
về dây họ
3.1. Hình thức thỏa thuận về dây họ
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số
19/2019/NĐ-CP, thoả thuận về dây họ được
thể hiện bằng văn bản. So với quy định tại
Nghị định số 144/2006/NĐ-CP, quy định
hiện hành đã siết chặt hơn về hình thức của
dây họ. Theo Nghị định số 144/2006, hình
thức thoả thuận dây họ được thể hiện bằng
lời nói hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, “trong
thời gian qua, nhiều nơi việc chơi họ phát triển
với quy mô lớn, có tính chất phức tạp và bị biến
tướng thành hình thức huy động vốn, cho vay
lãi nặng... Nhiều trường hợp chủ họ đã lợi dụng
lòng tin của những người tham gia họ để chiếm
đoạt tài sản. Đa phần hình thức thỏa thuận về
dây họ là bằng miệng. Đến khi tranh chấp khởi
kiện ra Tòa án hoặc cơ quan điều tra khởi tố vụ
án hình sự thì việc điều tra, xác minh cũng như
là giải quyết vụ án vô cùng khó khăn”13. Vì vậy,
Nghị định số 19/2019/NĐ-CP chỉ quy định
một hình thức thoả thuận về dây họ là phải
thể hiện bằng văn bản là hoàn toàn phù hợp
và cần thiết. Với hình thức bằng văn bản, các
nội dung trong dây họ được ghi nhận một
cách minh thị, rõ ràng nhất nhằm hạn chế các
tranh chấp phát sinh trong quá trình tổ chức
họ cũng như là bằng chứng quan trọng để
giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 Nghị định
số 19/2019/NĐ-CP quy định thêm: “Văn bản
thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng
thực nếu những người tham gia dây họ yêu
cầu”. Đây là quy định nhằm làm chặt chẽ
hơn nữa hình thức của dây họ. Việc công
chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận về
dây họ không mang tính bắt buộc mà chỉ
được thực hiện theo ý chí của các thành
viên tham gia dây họ. Theo quan điểm của
tác giả, đây là một quy định hợp lý nhưng
cần được bổ sung thêm các yếu tố sau để
bảo đảm tính chính xác và rõ ràng của pháp
luật: (i) Quy định này chưa ghi nhận tỉ lệ
thành viên yêu cầu là bao nhiêu thì văn bản
thoả thuận về dây họ sẽ được công chứng,
chứng thực. Bởi thực tế áp dụng có thể phát
sinh trường hợp, có thành viên yêu cầu công
chứng, chứng thực văn bản nhưng có thành
viên phản đối vì xét thấy không cần thiết
và tốn kém chi phí công chứng, chứng thực.
Do đó, pháp luật cần quy định tỉ lệ thành
viên biểu quyết để văn bản thỏa thuận về
dây họ được công chứng, chứng thực trong
trường hợp này; (ii) Cần bổ sung quy định
về hiệu lực của dây họ trong trường hợp
dây họ được công chứng, chứng thực theo
yêu cầu của các thành viên trong dây họ. Từ
những phân tích trên, tác giả kiến nghị bổ
sung quy định này như sau: “Văn bản thoả
thuận về dây họ được công chứng, chứng thực
nếu ít nhất một nửa những người tham gia dây
họ yêu cầu. Trường hợp này, văn bản thỏa thuận
3 Dương Tấn Thanh, ttđd
LÊ THỊ GIANG
41Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
về dây họ phát sinh hiệu lực từ thời điểm công
chứng, chứng thực”.
Ngoài ra, trường hợp thỏa thuận về
dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản
sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo
hình thức ban đầu khi lập dây họ. Cụ thể,
nếu văn bản thỏa thuận dây họ ban đầu
được lập thành văn bản thì dây họ được sửa
đổi, bổ sung cũng phải theo hình thức này;
còn nếu văn bản thỏa thuận dây họ ban đầu
được lập thành văn bản, có công chứng,
chứng thực thì văn bản sửa đổi, bổ sung
dây họ cũng cần được công chứng, chứng
thực. Theo tác giả, quy định này chưa phù
hợp, bởi lẽ trường hợp văn bản thỏa thuận
dây họ ban đầu được lập thành văn bản
nhưng đối với văn bản sửa đổi, bổ sung dây
họ thì các thành viên dây họ hoàn toàn có
thể thỏa thuận để thực hiện thủ tục công
chứng, chứng thực. Do vậy, quy định này
cần được sửa đổi theo hướng mềm dẻo và
linh hoạt hơn: “Trường hợp thỏa thuận về dây
họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ
sung phải phù hợp với hình thức ban đầu khi lập
dây họ”. Sự phù hợp ở đây được hiểu là tuân
theo hình thức ban đầu hoặc một hình thức
khác chặt chẽ hơn hình thức ban đầu.
3.2. Nội dung thỏa thuận về dây họ
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định
số 19/2019/NĐ-CP, văn bản thỏa thuận về
dây họ có những nội dung chủ yếu sau đây:
Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số
căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày,
tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ họ (nơi
chủ họ thường xuyên sinh sống hoặc nơi
đang sinh sống nếu không xác định được
nơi thường xuyên sinh sống); số lượng
thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân
dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ
chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của
từng thành viên; phần họ. Phần họ là số tiền
hoặc tài sản khác (sau đây gọi là tiền) được
xác định theo thoả thuận mà mỗi thành viên
phải góp tại mỗi kỳ mở họ; thời gian diễn ra
dây họ, kỳ mở họ. Kỳ mở họ là thời điểm
được xác định theo thoả thuận của những
người tham gia dây họ mà tại thời điểm
đó, các thành viên góp phần họ và có thành
viên được lĩnh họ; thể thức góp họ, lĩnh họ.
Quy định về các nội dung của dây họ
được đưa ra khá cụ thể và đầy đủ, tạo điều
kiện để các bên tham gia dây họ có cơ sở
pháp lý để dựa vào khi soạn thảo văn bản
thỏa thuận về dây họ. Tuy nhiên, hiện nay
đang còn tồn tại cách hiểu không thống nhất
liên quan đến vấn đề này. Văn bản thỏa thuận
về dây họ có bắt buộc phải đầy đủ các nội
dung trên hay không? Trường hợp các bên
thỏa thuận về dây họ nhưng không đầy đủ
các nội dung trên thì có làm ảnh hưởng tới
hiệu lực của văn bản thỏa thuận về dây họ
hay không? Thiết nghĩ, văn bản thỏa thuận
về dây họ thực chất là giao dịch dân sự giữa
các thành viên trong dây họ nên họ có quyền
lựa chọn thỏa thuận nội dung theo ý chí của
mình với điều kiện những thỏa thuận này
không được vi phạm điều cấm của pháp
luật, trái đạo đức xã hội. Do đó, những nội
dung trên mang tính chất định hướng mà
không mang tính chất bắt buộc phải đầy đủ
trong văn bản thỏa thuận về dây họ.
Ngoài các nội dung trên, văn bản thỏa
thuận về dây họ có thể có những nội dung
sau đây: mức hưởng hoa hồng của chủ họ
trong họ hưởng hoa hồng; lãi suất trong họ
có lãi; trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ họ;
việc chuyển giao phần họ; gia nhập, rút khỏi,
chấm dứt dây họ; trách nhiệm do vi phạm
nghĩa vụ; nội dung khác theo thỏa thuận.
4. gia nhập dây họ, rút khỏi dây họ,
chấm dứt dây họ
Một trong những lỗ hổng pháp lý khá
nghiêm trọng là Nghị định số 144/2006/NĐ-
CP không có quy định về việc gia nhập họ,
rút khỏi họ, chấm dứt họ. Tuy nhiên trong
thực tế, các thành viên trong dây họ vẫn
tiến hành gia nhập và rút khỏi dây họ một
cách tùy tiện mà không dựa trên cơ sở pháp
lý nào. Có dây họ các thành viên tham gia
từ đầu, nhưng cũng có thành viên tham gia
sau đó mà chủ yếu là do chủ họ đồng ý hoặc
tHỰC trạNg Và Một Số kiếN NgHị HOàN tHiỆN...
42 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
có người rút khỏi dây họ mà những chủ thể
khác cũng không được biết và thể hiện ý
chí. Điều này dẫn đến sự bất ổn về số lượng
thành viên tham gia dây họ. Thực tiễn đã
có trường hợp chủ họ thông báo dây họ có
nhiều người tham gia dây họ nhưng thực tế
số người tham gia dây họ ít hơn với mục đích
chiếm đoạt tài sản của thành viên tham gia
dây họ. Xuất phát từ thực tế này, Nghị định
số 19/2019/NĐ-CP đã bổ sung quy định về
gia nhập họ, rút khỏi họ, chấm dứt họ nhằm
đảm bảo quyền lợi của chủ họ và thành viên
tham gia dây họ; tạo sự minh bạch về số
lượng của các thành viên trong dây họ.
Về gia nhập dây họ, Điều 9 Nghị định số
19/2019/NĐ-CP quy định, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác, một người có thể trở
thành thành viên mới của dây họ khi:
“1. Có sự đồng ý của chủ họ và tất cả các
thành viên.
2. Góp đầy đủ các phần họ theo thỏa thuận
tính đến thời điểm tham gia”.
Như vậy, quy định về điều kiện gia
nhập dây họ hết sức nghiêm ngặt khi cần
có sự đồng ý của chủ họ và tất cả các thành
viên trong dây họ. Theo đó, nếu chỉ một
thành viên trong dây họ không đồng ý thì
một người không thể gia nhập vào dây họ.
Tuy nhiên, tỉ lệ đồng ý các thành viên trong
dây họ cũng có thể thấp hơn nếu các bên có
thỏa thuận khác. Điểm bất ổn của quy định
này là nếu như có ý kiến của các thành viên
trong dây họ về việc không cần có sự đồng
ý của tất cả các thành viên thì thỏa thuận
này được áp dụng khi có bao nhiêu thành
viên đồng thuận. Đây là vấn đề vẫn đang
bị bỏ ngỏ trong quy định tại Điều luật này.
Về rút khỏi dây họ, Điều 9 Nghị định số
19/2019/NĐ-CP quy định: Thành viên đã
lĩnh họ có thể rút khỏi dây họ nhưng phải
góp các phần họ chưa góp và giao cho chủ
họ hoặc thành viên giữ sổ họ trong trường
hợp không có chủ họ. Như vậy, đối với
trường hợp rút khỏi dây họ thì người rút
khỏi hoàn toàn có quyền tự quyết mà không
phụ thuộc vào sự chấp thuận của chủ họ
cũng như các thành viên khác. Điều này là
hoàn toàn phù hợp bởi việc tham gia hay
không tham gia giao dịch là do chủ thể tự
quyết dựa trên những điều kiện của họ, đặc
biệt là điều kiện về tài chính để có thể tiếp
tục theo được dây họ.
Nếu thành viên đã góp họ mà chưa
lĩnh họ nhưng xin rút khỏi dây họ thì họ
được nhận lại các phần họ theo thỏa thuận.
Trường hợp không có thỏa thuận, thành
viên rút khỏi dây họ được nhận lại các phần
họ đã góp tại thời điểm kết thúc dây họ; nếu
có lý do chính đáng thì được nhận lại phần
họ đã góp tại thời điểm rút khỏi dây họ.
Còn trường hợp thành viên đã nhận phần
họ thì phải hoàn trả một phần tiền lãi đã
nhận (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ khác
theo thỏa thuận.
Trường hợp người tham gia dây họ
chết thì quyền, nghĩa vụ của người đó đã
được xác lập trong quan hệ về họ được giải
quyết theo quy định pháp luật về thừa kế.
Việc tham gia dây họ của người thừa kế
được thực hiện theo thỏa thuận của người
thừa kế và những người tham gia dây họ.
Về chấm dứt dây họ, dây họ chấm dứt khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Theo thoả thuận của những người tham gia
dây họ; mục đích tham gia dây họ của các
thành viên đã đạt được; trường hợp khác
theo quy định của pháp luật. Trường hợp
dây họ chấm dứt, quyền và nghĩa vụ của
những người tham gia dây họ được thực
hiện theo thỏa thuận về dây họ và quy định
tại BLDS./.
tài LiỆU tHaM kHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2015;
2. Nghị định số 144/2006/NĐ – CP về Họ,
hụi, biêu, phường;
3. Nghị định số 19/2019/NĐ – CP về Họ,
hụi, biêu, phường;
4. Dương Tấn Thanh, TAND thị xã Duyên
Hải, tỉnh Trà Vinh: “Những điểm mới về họ, hụi,
biêu, phường”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/
Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2430.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_mot_so_kien_nghi_hoan_thien_phap_luat_hien_han.pdf