Về chính sách ưu đãi đ i với các doanh
nghiệp có sử d ng nhiều lao động nữ: Quy định
“Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thu
đ i với những doanh nghiệp sử d ng nhiều lao
động nữ” nghĩa là những doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động nữ sẽ được hưởng những chế độ
ưu đãi trong việc vay vốn với lãi suất thấp từ
Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ kinh phí từ quỹ
này, được ưu tiên sử dụng vốn đ u tư hàng n m
để cải thiện điều kiện làm việc, được giảm thuế.
Thế nhưng chính sách ưu tiên này rất khó thực
hiện được trên thực tế.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Sau hơn 30 n m thực hiện chính sách mở
cửa nền kinh tế đất nước, việc thực hiện chính
sách việc làm đối với lao động nữ đã góp ph n
phát huy quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh
vực lao động việc làm, góp ph n khẳng định vị
thế của họ trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, tại
nhiều địa phương, nhiều ngành, đơn vị; quyền
của lao động nữ vẫn chưa được thực hiện nghiêm
t c đ ng quy định. Người sử dụng lao động còn
có nhiều vi phạm như: (i) Không ưu tiên tuyển
dụng lao động nữ; (ii) Không ký hợp đồng lao
động, thoả ước lao động tập thể; (iii) Chưa thực
hiện đ ng các quy định về vệ sinh an toàn lao
động, điều kiện môi trường lao động, thời giờ
việc làm, thời giờ nghỉ ngơi; (iv) Chậm trả
lương, nợ bảo hiểm xã hội, không thực hiện đ ng
chính sách thai sản cho lao động nữ Mặt khác,
trong hệ thống chính sách việc làm đối với lao
động nữ hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập, lạc
hậu, không còn phù hợp trong xu thế hội nhập;
có những điểm c n phải sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với tình hình thực tế.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng việc làm của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018)
17
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Tiến Long1, Nguyễn Thị Thùy Dung2
Tóm tắt
K t quả nghiên cứu thực trạng về việc làm đ i với lao động nữ Việt Nam hiện nay cho th y một s hạn
ch , b t cập; điều này đã làm cho tình trạng b t bình đẳng giới bộc lộ ngày càng rõ, cản tr phát triển
kinh t - xã hội, đặc biệt trong b i cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh t Việt Nam. Bài vi t
chỉ rõ những nguyên nhân của hạn ch , b t cập và đề xu t một s giải pháp hoàn thiện chính sách việc
làm đ i với lao động nữ Việt Nam hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, giảm bớt
khoảng cách giới, thúc đầy phát triển kinh t - xã hội ngày càng bền vững h n
Từ h a: Việc làm, bình đẳng giới, lao động nữ, phát triển inh t , giải pháp
THE CURRENT STATUS OF EMPLOYMENT FOR FEMALE
LABOR IN VIETNAM
Abstract
The results of the current situation of employment for female labor in Vietnam reveal some limitations and
inadequacy. This has significantly caused the increasing gender inequality, hindering the socio-economic
development, especially in the context of deepening global integration of the Vietnamese economy. This
paper identifies the causes of constraints and inadequacy and proposes some solutions to improve
employment policies for female labor in Viet Nam, contributing to the improvement of the effectiveness of
state management, reducing the gender gap to promote the sustainable socio-economic development.
Keyword: Female labour, economic development, current situation, solutions.
1. Đặt vấn đề
ước vào thời kỳ hội nhập sâu, khi nền kinh
tế của Việt Nam càng phát triển, phụ nữ Việt
Nam càng có nhiều cơ hội hơn. Phân công lao
động quốc tế là tiền đề hình thành lên các quan
hệ kinh tế quốc tế, nó phá vỡ sự phân công lao
động cứng nh c theo giới, cho phép phụ nữ tham
gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới
phải chia sẻ trách nhiệm ch m sóc gia đình. Từ
đó, có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ
nữ, tạo cho họ nhiều thời gian hơn để tham gia
vào các hoạt động kinh tế, xã hội khác. Đồng
thời, sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ tham
gia vào thị trường lao động khu vực và toàn
c u Với hơn 50% dân số và khoảng 48% lực
lượng lao động xã hội; ngày nay, càng có nhiều
phụ nữ tham gia vào h u hết các lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội và giữ những chức vụ quan
trọng trong bộ máy Nhà nước. Doanh nhân nữ
thành đạt cũng ngày càng t ng lên trong nền kinh
tế Việt Nam. Chính nhờ có sự lựa chọn đường lối
phát triển kinh tế đ ng đ n của đất nước nên vai
trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam
không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều hạn chế,
bất cập trong vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam,
nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con
người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới.
Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có
thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ
nữ, mà chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu
biết mơ hồ, từ đó có những thái độ lệch lạc và
không thể có cách giải quyết đ ng đ n các vấn
đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai
trò, vị trí về giới của mình. Điều này gây ra sự
bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ,
chẳng hạn như: Học vấn, việc làm, cơ hội th ng
tiến, trách nhiệm nặng nề của người phụ nữ trong
gia đình Những vấn đề tự nhiên, cũng như các
vấn đề xã hội, ph n nào đã hạn chế quyền tự do
lựa chọn ngành, nghề; tự do lao động; cơ hội
th ng tiến mà lao động nữ thường chịu thiệt thòi
hơn lao động nam trong quan hệ lao động và
phân công lao động.
Nghiên cứu này, nhóm tác giả hy vọng đóng
góp một ph n vào việc hoàn thiện chính sách và
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực bình đẳng giới và lao động – việc làm, thúc
đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong
xu thế hội nhập.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Có thể nói, lao động nữ luôn luôn là đối
tượng được nhiều người quan tâm. Đã có nhiều
nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan
đến lao động nữ, nhưng vấn đề nghiên cứu về
hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động
nữ ở Việt Nam hiện nay còn ít nghiên cứu đề cập
một cách sâu s c và toàn diện.
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động:“Mọi hoạt
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018)
18
động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp
luật c m, đều được thừa nhận là việc làm” [2],
[4], [9]. Theo quy định này, các hoạt động được
xác định là việc làm bao gồm: Tất cả các hoạt
động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh th n,
không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng
tiền hoặc hiện vật; những công việc tự làm mang
lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia
đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc
không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật.
ình đẳng giới trong lao động và việc làm
gồm ba nội dung chính, đó là: (i) Đảm bảo c
hội ngang b ng cho cả nữ giới và nam giới trong
lĩnh vực lao động và việc làm, bao gồm cơ hội
trong việc tiếp cận các nguồn lực đ u tư cho
―vốn con người‖, các nguồn lực sản xuất, cơ hội
được tham gia thị trường lao động và có được
việc làm phù hợp với khả n ng, sở thích và có
thể phát huy hết tiềm n ng của bản thân; (ii)
Từng bước xóa bỏ những khác biệt trong vai trò
và nhu cầu giới giữa nam và nữ hông do đặc
điểm sinh học hác gây n n, đồng thời bù đắp
cho những b t lợi mà nữ giới hay nam giới phải
chịu do những đặc tính sinh học tạo nên trong
lĩnh vực lao động và việc làm. Cụ thể là, c n phá
vỡ sự phân công lao động cứng nh c theo giới,
khuyến khích phụ nữ tham gia vào những lĩnh
vực mà trước đây ph n lớn do nam giới đảm
nhiệm, đồng thời khuyến khích nam giới chia sẻ
trách nhiệm trong lĩnh vực mà phụ nữ vẫn đảm
nhiệm chính; (iii) Kiên quy t loại bỏ sự phân biệt
đ i xử theo giới trong lĩnh vực lao động và việc
làm, có nghĩa là xóa bỏ mọi rào cản để nữ giới và
nam giới phát huy được tiềm n ng của mình
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong lĩnh
vực lao động, việc làm.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin về số liệu bài báo được tiếp cận
thông qua nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo
thống kê của Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và các ấn phẩm thống kê
chính thức của Việt Nam như Niên giám thống
kê các n m từ 2005 đến 2017. Bên cạnh đó,
nhóm nghiên cứu có tham khảo và vận dụng một
số nội dung từ các bài nghiên cứu liên quan đã
được công bố trong nước.
3.2. Phương pháp phân tích thông tin
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phân tích so sánh được sử dụng cho tính
toán và phân tích trong nghiên cứu. Phương pháp
so sánh sử dụng trong nghiên cứu nhằm so sánh tỷ
lệ lượng lao động nữ tham gia lực lượng lao động
Việt Nam qua các giai đoạn từ n m 2005 đến
2017. Phương pháp thống kê mô tả được ứng
dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả được sự phân
bổ lực lượng lao động theo giới tính, khu vực và
trình độ chuyên môn qua các giai đoạn nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng việc làm đối với lao động nữ ở
Việt Nam
Theo số liệu điều tra lao động – việc làm
của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005 - 2017, tỷ
lệ lao động nữ đã qua đào tạo ở Việt Nam đã có
những cải thiện đáng kể, song vẫn còn thấp so
với lao động nam, nhất là ở khu vực nông thôn
(xem Biểu đồ 1).
Biểu đồ 01. Lao động từ 15 tuổi tr l n đang làm việc trong nền kinh t đã qua đào tạo
Đ n vị tính: (%)
Nguồn: Niên giám th ng kê (2005 – 2017)
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018)
19
Theo áo cáo điều tra lao động – việc làm
của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động nữ không
có chuyên môn kỹ thuật và nữ công nhân kỹ
thuật không có Bằng chiếm khoảng 80,8%, trong
khi tỷ lệ này ở lao động nam chỉ ở mức 75,8%.
áo cáo cũng cho thấy ngoại trừ sơ cấp nghề, tỷ
lệ lao động nữ đã qua trung cấp nghề, cao đẳng
nghề và đại học cao hơn hẳn so với nam. Điều
này cho thấy sự hạn chế về trình độ chuyên môn
kỹ thuật đã không còn là những tác nhân quan
trọng kìm hãm việc phát huy vai trò và tiềm n ng
của lao động nữ (xem Bảng 01).
Bảng 01: Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và giới tính 2017
Đ n vị tính: (%)
Không có CMKT và
CNKT không Bằng
Sơ cấp
nghề
Trung cấp
chuyên nghiệp
Cao
đẳng
Đại học
trở lên
Tổng
Chung 78,2 5,2 3,9 3,0 9,7 100
Nam 75,8 8,6 3,7 2,5 9,4 100
Nữ 80,8 1,6 4,0 3,5 10,1 100
Nguồn: Niên giám th ng kê, 2017
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
ở khu vực kinh tế chính thức, phụ nữ chỉ chiếm
40% số việc làm được trả lương và chiếm tỷ lệ
thấp trong nhóm ngành nghề bậc cao (quản lý,
chuyên môn kỹ thuật ) đồng thời chiếm tỷ lệ
cao ở nhóm nghề bậc trung, nghề có kỹ n ng
thấp (trong nhóm người làm công việc không đòi
hỏi chuyên môn kỹ thuật, trên 50% là nữ).
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ
nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất trên thế
giới. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê
trong những n m g n đây cho thấy phụ nữ Việt
Nam chiếm khoảng 48% lực lượng lao động
(Biểu đồ 02).
Biểu đồ 02. Tỷ lệ lao động tham gia lực lượng lao động của Việt Nam phân theo giới tính (2010 - 2017)
Nguồn: Tổng c c Th ng kê
Cơ chế thị trường và việc tổ chức kinh
doanh trong nền kinh tế hàng hoá đã đem lại
nhiều cơ hội việc làm thuận lợi cho người phụ
nữ. Trước đây người lao động muốn có việc làm
chủ yếu là trông chờ ở các cơ quan, xí nghiệp
của Nhà nước hay hợp tác xã. Họ không đủ điều
kiện và cũng rất khó kh n xin được phép tổ chức
kinh doanh dưới dạng kinh tế hộ hay doanh
nghiệp nhỏ. Ngày nay với chính sách mở rộng
các thành ph n kinh tế, người lao động được
khuyến khích tự tạo việc làm và đi tìm việc làm.
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), AEC đã tạo ra những cơ hội
việc làm mới cho lao động nữ. Trên thị trường
lao động, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào khu vực
sản xuất ở loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà
nước và doanh nghiệp có vốn đ u tư nước ngoài
có xu hướng t ng nhanh.
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018)
20
Biểu đồ 03. Tỷ lệ lao động có việc làm từ đủ 15 tuổi tr lên (2005 – 2017)
Đ n vị tính: (%)
Nguồn: Bộ Lao động – Thư ng binh và Xã hội
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ thất
nghiệp không ổn định trong những n m g n đây.
N m 2012, 2014, 2016 và 2017 tỷ lệ thất nghiệp
trên toàn quốc t ng vọt ở cả nam giới và nữ giới.
Do khủng hoảng kinh tế từ n m 2007 và diễn
biến phức tạp của nền kinh tế thế giới giai đoạn
2010 - 2017, cả nước có hơn 60.000 doanh
nghiệp phải giải thể, phá sản, ảnh hưởng trực tiếp
đến công n việc làm của đội ngũ lao động đang
có việc làm và lực lượng lao động bổ sung. Đây
cũng là thời điểm khó kh n đối với lao động nữ
trong việc tìm kiếm việc làm nên tỷ lệ thất
nghiệp của nữ có sự chênh lệch đáng kể so với
nam (xem biểu đồ 04).
Biểu đồ 04. Tỷ lệ th t nghiệp phân theo giới tính (2005 – 2017)
Đ n vị tính: (%)
Nguồn: Tổng hợp s liệu của nhóm tác giả
áo cáo điều tra lao động và việc làm hàng
n m của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu tập trung vào
thanh niên trong độ tuổi 15 - 24, là những người
tham gia thị trường lao động sau khi tốt nghiệp
và khó tìm kiếm việc làm hơn các thế hệ trước.
Mặt khác, sau thời kỳ khủng hoảng, thất nghiệp,
thì những thanh niên chưa tìm được việc làm đã
tiếp tục tham gia vào việc học hành, học nghề để
hy vọng kiếm được một công việc tốt hơn. Do
thời gian học của họ bị kéo dài ra nên họ sẽ là
lực lượng làm t ng thêm số lượng lao động chưa
có việc làm. Trong bối cảnh khó kh n chung, lao
động nữ bao giờ cũng phải chịu nhiều áp lực hơn
nam giới trên thị trường lao động.
Tại mỗi doanh nghiệp, việc tuyển dụng có
thể diễn ra theo quy trình hoặc các tiêu chuẩn
khác nhau. Điều này phụ thuộc nhiều vào yêu
c u của ngành sản xuất, yêu c u tay nghề kỹ
thuật của công nhân. Rõ ràng có một số yếu thế
khiến phụ nữ ít có cơ hội tuyển dụng hơn nam
giới. Đó là: Sức khoẻ yếu, vướng bận việc sinh
con và ch m sóc con nhỏ, ít có cơ hội học tập
nên ít thạo về máy móc hơn nam Tuy nhiên,
thế mạnh của nữ là khéo tay hơn. Trừ một số
ngành chuyên môn như y tế, giáo dục, nơi thu
hút nhiều lao động nữ, trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt trong
lao động như dệt may, da giày, hay l p ráp linh
kiện điện tử thì tỷ lệ lao động nữ khá cao
(khoảng trên 65%). Trong nhóm các ngành công
nghiệp nặng, thì tỷ lệ lao động nữ có thấp hơn.
Liên quan đến thời gian lao động, các nghiên
cứu đều chỉ ra rằng khá nhiều doanh nghiệp được
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018)
21
khảo sát đều sử dụng công nhân làm quá 8
giờ/ngày, chủ yếu là các doanh nghiệp làm hàng
gia công xuất khẩu, sản xuất thời vụ. Sự vi phạm
các quy định của pháp luật lao động về thời gian
làm việc với lao động nữ cũng có những nguyên
nhân khách quan nhất định. Hiện nay có một số
lượng tương đối lớn lao động nữ làm việc trong
các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Trên thực
tế, việc sản xuất các loại mặt hàng này chủ yếu
phụ thuộc vào các hợp đồng. Do đó, khi có hợp
đồng các doanh nghiệp phải hoàn thành trong
thời gian rất ng n, nếu các doanh nghiệp Việt
Nam không đáp ứng được các điều khoản của
hợp đồng, trong đó có yêu c u về thời hạn thì sẽ
mất cơ hội kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, nhiều lao động nữ cũng thừa nhận
rằng mục tiêu đi làm của họ là để kiếm tiền, với
mức lương eo hẹp, không đủ chi phí để đảm bảo
cuộc sống nên họ sẽ quan tâm số tiền làm thêm
giờ là bao nhiêu hơn là phải làm thêm bao nhiêu
giờ. Kết quả điều tra 505 doanh nghiệp với 2.696
lao động do Trường Đại học Kinh tế quốc dân và
Viện nghiên cứu xã hội HAGUE (Hà Lan) thực
hiện, cho thấy tiền lương cơ bản và các khoản
phụ cấp của nữ thấp hơn nam giới 15%. Khoảng
cách này thể hiện ở tất cả các ngành kinh tế, các
hình thức sở hữu của doanh nghiệp, vị trí công
việc, nhóm tuổi và loại hợp đồng.zs
4.2. Đánh giá chung về việc làm đối với lao
động nữ ở Việt Nam hiện nay
4.2.1. K t quả đạt được
Phụ nữ ngày càng tích cực tham gia hoạt động
kinh tế. Tỷ lệ lao động nữ tham gia xuất khẩu lao
động hàng n m chiếm 33-34%. Tỷ lệ lao động nữ
trong các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu c u kỹ
thuật, công nghệ cao đạt 34%. Hơn 41% số chủ cơ
sở sản xuất – kinh doanh, hơn 20% chủ doanh
nghiệp là nữ. Nhiều nữ doanh nhân được trao các
giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Cúp Bông hồng
vàng góp ph n t ng nguồn thu ngân sách Nhà
nước và giải quyết việc làm cho lao động. Để có
được kết quả này, nhiều bộ, ngành địa phương đã
đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền sâu
rộng trong nhân dân về Chiến lược quốc gia vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, về Chương trình
mục tiêu quốc gia về việc làm, về các Dự án và
ban hành chương trình hành động sát với thực tiễn
của đơn vị, địa phương.
Đặc biệt, sự ra đời của các Trung tâm giới
thiệu việc làm tại các tỉnh, thành phố đã có
những đóng góp tích cực đối với các hoạt động
phát triển thị trường lao động ở địa phương như
tham gia Hội chợ việc làm, hội chợ việc làm, sàn
giao dịch việc làm, tham gia tổ chức ngày hội
tuyển dụng, cung cấp thông tin việc làm đến các
địa bàn phường xã, quan tâm đến các đối tượng
lao động nữ ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó,
một số tỉnh còn lên kế hoạch, dự án dạy nghề
ng n hạn gi p lao động nữ có được kỹ n ng nhất
định về một nghề nào đó để có thể làm việc tại
địa phương hoặc tìm việc ở thành phố.
Để th c đẩy các cơ hội cho phụ nữ phát triển,
Chính phủ đã ban hành Nghị định về trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định rõ việc
ưu tiên chương trình trợ giúp của Nhà nước cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ
và có sử dụng nhiều lao động nữ. Kết quả, trong
mỗi n m, đã tạo thêm việc làm mới cho 1.510
ngàn người, trong đó lao động nữ đạt g n 48%.
4.2.2. Những hạn ch , b t cập và nguyên nhân
Bên cạnh những mục tiêu đã đạt được, vấn
đề việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam vẫn
còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong việc
thực thi chính sách việc làm đối với lao động nữ:
- Về chính sách tuyển d ng lao động nữ:
Quyền của lao động nữ trong tuyển dụng, đào
tạo, ký kết hợp đồng lao động thường bị vi phạm
dưới hình thức những quy định mang tính ngoại
lệ như ưu tiên tuyển lao động nam, hoặc ưu tiên
những người có khả n ng đi công tác xa. Lao
động nữ chưa được đối xử bình đẳng trong tuyển
dụng vì lý do phụ nữ có trách nhiệm lớn lao khi
sinh đẻ và nuôi con nhỏ, mặt khác, mức chi phí
đ u tư cho một lao động nữ t ng từ 5% đến 15%
so với lao động nam, nên các chủ doanh nghiệp
rất hạn chế trong việc sử dụng lao động nữ. Ngay
cả đối với doanh nghiệp c n tuyển lao động nữ,
thì việc tuyển dụng đối tượng này vẫn bị vi
phạm. Một số doanh nghiệp có hiện tượng áp đặt
khoảng thời gian tối thiểu làm việc tại doanh
nghiệp để lập gia đình hoặc sinh con đối với lao
động nữ nếu được tuyển dụng vào làm việc. Lao
động nữ thường được các doanh nghiệp ở những
ngành nông nghiệp, dệt may da giày, chế biến
thuỷ sản tuyển dụng và sử dụng nhiều. Đây là
những nghề có thu nhập thấp, đòi hỏi đào tạo ít
hoặc không phải qua đào tạo. Nội dung thông
báo tuyển dụng, thường chỉ bao gồm nghề, công
việc, số lượng c n tuyển mà không nêu rõ thời
hạn hợp đồng hay mức lương và điều kiện làm
việc Những điểm này thường được các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ghi là ―thoả thuận với
người lao động‖, nhưng thực chất là không rõ
ràng trong suốt quá trình lao động. Nhiều doanh
nghiệp tư nhân làm sai các loại hợp đồng hoặc
chỉ giao kết hợp đồng bằng miệng mà không ký
kết bằng v n bản.
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018)
22
- Về chính sách sử d ng lao động nữ: Tình
hình thực hiện các quy định về sử dụng lao động nữ
trong nhiều doanh nghiệp hiện nay rất hời hợt và chủ
yếu là mang tính chất đối phó. Các nghiên cứu g n
đây cho thấy những kết quả như sau: (i) Số lượng
nữ công nhân đã được ký kết hợp đồng lao động
không nhiều và ph n lớn các hợp đồng này
không tuân thủ theo các điều khoản của Bộ luật
Lao động; (ii) Còn nhiều tồn tại trong việc làm
thêm giờ của lao động nữ. Tình trạng người lao
động phải làm việc vượt quá thời gian quy định
vẫn còn phổ biến, nhất là ở khu công nghiệp, khu
chế xuất trong những tháng cao điểm; (iii) Môi
trường làm việc trong nhiều doanh nghiệp chưa
đảm bảo cho lao động nữ làm việc theo quy định
của Bộ luật Lao động. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động nữ tổ chức nhà trẻ, mẫu
giáo cũng như hỗ trợ kinh phí cho lao động nữ có
con ở tuổi gửi nhà trẻ còn quá thấp. Các quy định
về việc các doanh nghiệp phải có cán bộ y tế
theo dõi sức khỏe và khám sức khoẻ định kỳ cho
người lao động vẫn chưa được thực hiện tốt. Hơn
nữa, rất nhiều doanh nghiệp đặt ra những quy
định rất phi lý đối với người lao động, đặc biệt là
lao động nữ. Họ bị m ng và phạt tiền nếu nói
chuyện với đồng nghiệp trong giờ làm việc hoặc
đi vệ sinh hơn một l n/ca; thời gian nghỉ trưa
thường rất ng n.
- Về chính sách bảo hiểm xã hội đ i với lao
động nữ. Mặc dù tỷ lệ lao động nữ từ đủ 15 tuổi
trở lên luôn trên mức 48%, nhưng trên quy mô
cả nước, số người làm công, làm thuê được ký
kết hợp đồng, được hưởng chế độ hưu trí và
được hưởng lương khi ốm đau, thai sản là rất
thấp, chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng số người lao
động. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
và các doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ người
lao động được đóng bảo hiểm y tế cao nhất (tư-
ơng ứng với 99% và 81%). Ở các doanh nghiệp
tư nhân, tỷ lệ người lao động được hưởng các
quyền lợi về bảo hiểm y tế quá thấp (chỉ có
10,7%). Các chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm
cho một lao động nam là 1.968 ngàn đồng/n m
thì đóng cho một lao động nữ chỉ có 677 ngàn
đồng/n m, bằng 1/3 mức đóng của lao động nam.
Một số ngành sử dụng nhiều lao động nữ ph n
lớn là lao động ngoại tỉnh và chủ yếu là ký các
hợp đồng ng n hạn. Đối với số lao động này,
người sử dụng lao động thường không đóng bảo
hiểm xã hội và bản thân người lao động cũng
trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội bởi họ
không muốn bị bớt xén vào đồng lương quá ít ỏi.
- Về chính sách ưu đãi đ i với các doanh
nghiệp có sử d ng nhiều lao động nữ: Quy định
“Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thu
đ i với những doanh nghiệp sử d ng nhiều lao
động nữ” nghĩa là những doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động nữ sẽ được hưởng những chế độ
ưu đãi trong việc vay vốn với lãi suất thấp từ
Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ kinh phí từ quỹ
này, được ưu tiên sử dụng vốn đ u tư hàng n m
để cải thiện điều kiện làm việc, được giảm thuế.
Thế nhưng chính sách ưu tiên này rất khó thực
hiện được trên thực tế.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Sau hơn 30 n m thực hiện chính sách mở
cửa nền kinh tế đất nước, việc thực hiện chính
sách việc làm đối với lao động nữ đã góp ph n
phát huy quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh
vực lao động việc làm, góp ph n khẳng định vị
thế của họ trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, tại
nhiều địa phương, nhiều ngành, đơn vị; quyền
của lao động nữ vẫn chưa được thực hiện nghiêm
t c đ ng quy định. Người sử dụng lao động còn
có nhiều vi phạm như: (i) Không ưu tiên tuyển
dụng lao động nữ; (ii) Không ký hợp đồng lao
động, thoả ước lao động tập thể; (iii) Chưa thực
hiện đ ng các quy định về vệ sinh an toàn lao
động, điều kiện môi trường lao động, thời giờ
việc làm, thời giờ nghỉ ngơi; (iv) Chậm trả
lương, nợ bảo hiểm xã hội, không thực hiện đ ng
chính sách thai sản cho lao động nữ Mặt khác,
trong hệ thống chính sách việc làm đối với lao
động nữ hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập, lạc
hậu, không còn phù hợp trong xu thế hội nhập;
có những điểm c n phải sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với tình hình thực tế.
Vấn đề việc làm đối với lao động nữ trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, thời kỳ
hội nhập sâu và công nghiệp 4.0 là một vấn đề
mang tính kinh tế – xã hội phức tạp, c n thực
hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, sửa đổi một s điều trong hệ th ng
chính sách việc làm đ i với lao động nữ. Những
quy định về lao động - việc làm đối với lao động
nữ nên chỉ tập trung vào việc đảm bảo những
quyền lợi cơ bản của người lao động. Tránh việc
quy định tràn lan nhưng không có điều kiện giám
sát thực hiện và không phù hợp với thực tế, dẫn
tới bị thả nổi.
Hai là, nâng cao năng lực thực thi chính
sách việc làm đ i với lao động nữ: (i) Quốc hội,
Chính phủ, nhất là Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội và các ngành hữu quan có vai trò tham
mưu cho Nhà nước sớm hoàn thiện, sửa đổi, bổ
sung những quy định đối với lao động nữ không
còn phù hợp; (ii) ộ Lao động – Thương binh và
Xã hội c n ban hành danh sách các nghề c n đào
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018)
23
tạo nghề dự phòng và xây dựng phương pháp xác
định lựa chọn nghề dự phòng; rà soát các danh
mục công việc và nghề độc hại, nguy hiểm, cấm
sử dụng lao động nữ, loại bỏ một số công việc
không còn phù hợp và bổ sung một số công việc
mới do phát triển công nghệ quá nhanh nhằm bảo
vệ lao động nữ cũng như t ng cơ hội việc làm và
cải thiện thu nhập của họ; (iii) Các địa phương
t ng cường thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ học
nghề, tạo việc làm. Chú trọng phát triển các hình
thức dạy nghề và ngành nghề đào tạo ng n hạn
phù hợp với lao động nữ; g n kết hoạt động
hướng nghiệp và tư vấn việc làm; liên kết với các
doanh nghiệp để dạy nghề và giới thiệu, cung
ứng việc làm cho lao động nữ; phát triển các
hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, g n với
tạo việc làm cho lao động nữ, nhất là lao động nữ
thuộc hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó kh n,
lao động nữ tại các địa bàn nông thôn, miền núi;
đồng thời mở rộng các mô hình sản xuất, phát
triển kinh tế, hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm tại chỗ;
(iv) Th c đẩy tiếp cận bình đẳng giới trong giáo
dục và đào tạo có chất lượng, kết hợp các nguồn
lực, nguồn vốn tạo việc làm cho lao động nữ, chú
trọng t ng cường cơ hội cho phụ nữ có được việc
làm và thu nhập bền vững thông qua phát triển
doanh nghiệp; (v) Các cơ quan chức n ng tổ
chức các cuộc điều tra, khảo sát tình hình lao
động nữ, n m lại một cách hệ thống cả về số
lượng, chất lượng lực lượng lao động nữ (theo cơ
cấu ngành, nghề); phát triển hệ thống dự báo nhu
c u nhân lực và thông tin thị trường lao động đối
với lao động nữ; xây dựng hệ thống tiêu chí cơ
bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định
chính sách; (vi) Các cơ quan chức n ng t ng cư-
ờng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật
lao động cho các chủ doanh nghiệp để họ nghiêm
túc thực hiện các quy định, đặc biệt là những quy
định riêng đối với lao động nữ cho chính đối
tượng lao động nữ để họ hiểu và n m được
những quyền lợi của mình; (vii) Các cơ quan
chức n ng t ng cường thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định lao động và việc
làm đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp;
(viii) Phát huy vai trò của các tổ chức Công
đoàn, nhất là ban nữ công trong việc bảo vệ
quyền lợi của lao động nữ.
a là, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh
nghiệm qu c t trong việc hoạch định và hoàn
thiện chính sách việc làm đ i với lao động nữ,
mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ,
tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ
nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định
chính sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền. (2006). Giáo trình Chính sách Kinh t - Xã hội, Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
[2]. Hội luật gia Việt Nam. (1997). Các văn bản hiện hành về quyền và nghĩa v của người sử d ng lao
động và người lao động. Hà Nội: Nhà xuất bản V n hóa Thông tin.
[3]. Hội luật gia Việt Nam. (2015). Hỏi – đáp về bình đẳng giới và quyền của ph nữ. Hà Nội: Nhà xuất
bản V n hóa Thông tin.
[4]. Lê Thị Nhường. (2005). Bộ luật Lao động và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.
[5]. Nguyễn Nam Phương. (2006). ình đẳng giới trong lao động và việc làm với ti n trình hội nhập
Việt Nam: C hội và thử thách. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
[6]. Tổng cục Thống kê. Niên giám th ng kê (2005, 2010, 2015, 2016, 2017). Nhà xuất bản Thống kê.
[7]. Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao n ng lực phụ nữ. (2015). ình đẳng giới – V n đề của mỗi
người, từng gia đình và cả cộng đồng, Hà Nội.
[8]. Website: www.ilssa.org.vn;
[9]. Website: www.vietlaw.gov.vn.
Thông tin tác giả:
1. Nguyễn Tiến Long
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: nguyentienlong@tueba.edu.vn
2. Nguyễn Thị Thùy Dung
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Ngày nhận bài: 17/06/2018
Ngày nhận bản sửa: 21/06/2018
Ngày duyệt đ ng: 29/06/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_viec_lam_cua_lao_dong_nu_o_viet_nam_hien_nay.pdf