Thực trạng việc làm xanh ở Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, việc đổi mới mô hình tăng trưởng đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Song song với quá trình phát triển kinh tế, nhiều việc làm xanh đã tồn tại và phát triển trong nền kinh tế Việt Nam nhưng quy mô chưa nhiều. Hạn chế về mặt nhận thức đối với vấn đề bảo tồn gìn giữ và phát triển môi trường bền vững của người lao độngvà doanh nghiệp Việt Nam đang là một trong những thách thức khi nước ta thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển việc làm xanh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cốt là kinh tế-xã hội và môi trường, thì Việt Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp thực hiện có hiệu quả tăng trưởng xanh qua đó dẫn tới yêu cầu phải thúc đẩy và phát triển mạnh việc làm xanh trong tổng số cơ cấu việc làm./.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng việc làm xanh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 34 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM XANH Ở VIỆT NAM Ths. Giản Thành Công, Ths. Trần Thị Ngọc Anh Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt:Việc làm xanh được hiểu là những việc làm góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Thuật ngữ việc làm xanh còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, mặc dù nước ta đã phê duyệt chiến lược tăng trưởng xanh và thể hiện rõ chủ trương thực hiện tăng trưởng xanh để phát triển bền vững. Quy mô việc làm xanh còn rất khiêm tốn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số việc làm. Lao động làm việc trong các ngành hoặc hoạt động kinh tế xanh đa phần là lao động phi kỹ năng, trình độ ch uyên môn thấp. Bên cạnh đó, nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn yếu, dẫn tới việc không đầu tư các chi phí trang thiết bị để thực hiện sản xuất xanh. Từ khóa: Việc làm xanh, ngành xanh, hoạt động xanh, tăng trưởng xanh Summary:It is undertsood that green jobs contribute to preserve the environment and natural resources. Although government has approved the Green growth Strategy andshowed clearly that green growth is the pathto achieving sustainable development goals green job development is still a new concept in Viet Nam. The numbmer of green jobs is very modest with small propotion intotal employment created. workers in green activites or green sectorsare almost non-skilled and have low professional technicality. In addition, awareness of enterprises on environmental protection is quite limited, leading to the investment cost for these green activites limited inadequately. Key words: Green job, green sector, green activities, green growth. Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tập trung về mặt chất thông qua việc cải tiến công nghệ, áp dụng những kiến thức và công nghệ xanh nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thay vì tập trung về mặt lượng và phụ thuộc nhiều vào nguồn t ài nguyên, nhiên liệu thô như trước kia. Những mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống đã không còn đem đếnsự phát triểntoàn diện và bền vững, không thể đáp ứng được những mong mỏi và nguyện vọng ngày càng lớn của người dân. Các chi phí về môi trường tăng mạnh, các mối đe dọa do biến đổi khí hậutác động tới vấn đề người lao động, đặc biệt đối với những nhóm lao động yếu thế ngày càng trầm trọng hơn . Mô hình kinh tế hướng đến việc phát triển và Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 35 tăng trưởng xanh dường như là cách duy nhất để cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của mỗi quốc gia với mong muốn với nhu cầu của người dânvà sự bảo tồn tài nguyên môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Trong quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh sẽ có rất nhiều việc làm xanh được tạo ra và phát triển, và trở thành một biểu tượng của việc làm tốt trong tương lai. 1. Một vài nét về việc làm xanh Hiện nay, có nhiều khái niệm việc làm xanh được công bố bởi các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế. Các khái niệm này về cơ bản đều hướng tới những việc làm góp phần tạo nên một nền kinh tế xanh. Theo chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), việc làm xanh là việc làm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, nghiên cứu, phát triển, quản lý và dịch vụ có đóng góp phần đáng kể nhằm giữ gìn và khôi phục môi trường, bao gồm những việc làm nhằm bảo vệ hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học, giảm tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu và tài nguyên nước thông qua các chiến lược hiệu quả; giảm thiểu cacbon; tránh được những ảnh hưởng của ô nhiễm, chất thải. Về phân loại việc làm xanh, Cục thống kê Lao động Mỹ, phân thành 2 nhóm: - Việc làm trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ có lợi cho môi trường hoặc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (Green goods and services); - Việc làm của người lao động có nhiệm vụ tạo ra hoặc thiết lập các quy trình thân thiện với môi trường hoặc ít sử dụng nguồn tài nguyên (Green Technology). Việc làm xanh chủ yếu tập trung ở các nhóm ngành/ hoạt động kinh tế dưới đây: - Hoạt động sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo: Các sản phẩm/dịch vụ thuộc các các ngành điện, nhiệt, hoặc nhiên liệu từ gió, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, biển, đại dương, khí thải, chất thải rắn; - Hoạt động sản xuất các sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm năng lượng: thiết bị tiết kiệm điện, năng lượng, hoặc các phụ tùng, công trình xây dựng, phương tiện vận tải, và những sản phẩm/dịch vụ khác làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, bảo toàn và phân phối năng lượng ví dụ như công nghệ lưới điện thông minh; - Hoạt động giảm ô nhiểm và loại trừ, giảm phát thải khí, tái chế và tái sử dụng; Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 36 - Hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên: các sản phẩm/dịch vụ trong nhóm này liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý đất, bảo vệ tài nguyên đất, nước, động vật hoang dã.. - Hoạt động nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo về môi trường, bao gồm thực hiện các quy định về môi trường; cung cấp các sản phẩm giáo dục và đào tạo liên quan tới công nghệ và môi trường xanh; nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Đối với Việt Nam, việc làm xanh dường như là một khái niệm còn khá mới mẻ, mới chỉ len lỏi ở một số bộ phận người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chủ yếu bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý cấp cao, các doanh nhân lớn có trách nhiệm xã hội, hoặc các nhà nghiên cứu các chính sách về môi trường, Đa phần người dân còn lại đều chưa có nhận thức về những vấn đề này. Việt Nam cũng nhận thức rõ tăng trưởng xanh là con đường duy nhất để thực hiện phát triển bền vững. Điều này được thể hiện trong báo cáo của Thủ tướng chính phủ tại Hội nghị RIO20+, và quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012, về việc phê duyệt chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có một văn bản chính thức nào khẳng định vai trò của việc làm xanh trong việc thực hiện tăng trưởng xanh. Việc phân tích thực trạng việc làm xanh ở Việt Nam dựa trên 2 cách tiếp cận: Một là, việc làm xanh trong các ngành/ hoạt động kinh tế có sản phẩm đầu ra xanh; Hai là, việc làm xanh trong các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng sản xuất quy trình công nghệ xanh. Theo những cách tiếp cận này, thực tế ở Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn việc làm xanh trong các ngành/ các hoạt động kinh tế, bao gồm: xây dựng, giao thông, sản xuất thép; dệt, nhuộm và may mặc; giấy và bột giấy, công nghiệp hóa chất; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng và du lịch. Tuy nhiên, việc đo lường việc làm xanh trong toàn bộ các hoạt động xanh ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Do chúng ta vẫn chưa có bất cứ một cuộc điều tra khảo sát quy mô lớn về việc làm xanh, cũng như trong các thiết kế các cuộc khảo sát về lao động- việc làm cũn g chưa quan tâm tới vấn đề này, dẫn tới việc không tồn tại các câu hỏi khảo sát nào để có thể xử lý được trọn vẹn số liệu về việc làm xanh theo định nghĩa của ILO và UNEP. Do đó, ngiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu phân tích Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 37 thực trạng việc làm xanh dựa trên cách tiếp cận đầu ra của ngành/hoạt động kinh tế, và dựa vào việc phân tích xử lý số liệu từ cuộc tổng điều tra doanh nghiệp của TCTK (2009). Dựa trên khung phân tích và áp dụng vào trường hợp của Việt Nam, nghiên cứu phân loại những ngành kinh tế xanh dựa trên bảng mã ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các ngành sau: 1.Lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp; 2.Tái chế phế thải, Khai thác, lọc nước và phân phối nước sạch; 3.Các hoạt động nghiên cứu bảo vệ môi trường; 4.Các hoạt động vệ sinh nhà cửa văn phòng chống ô nhiễm; 5. Quản lý hành chính về bảo vệ môi trường; 6. Hoạt động của vườn bách thảo, vườn thú, khu bảo tồn thiên nhiên; 7. Hoạt động xử lý rác thải rắn và lỏng; 8. Hoạt động xử lý khí thải; 9. Xử lý tiếng ồn; 10. Xử lý sự cố môi trườ ng, mạch nước nhiễm bẩn hoặc các chất thải khác 2. Phân tích việc làm xanh trong tổng thể nền kinh tế và nội bộ giữa các ngành Tỷ trọng giá trị sản xuất hàng hóa/dịch vụ và lao động của các ngành “xanh” trong quy mô của nền kinh tế là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh mức độ hướng đến bảo vệ môi trường của nền kinh tế. - Tổng giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của các ngành “xanh” chiếm tỷ trọng không đáng kể trong trong tổng giá trị hàng hoá dịch vụ của cả nền kinh tế, chỉ đạt 0.6%. Trong đó lâm nghiệp là ngành có tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất trong các ngành “xanh” với khoảng 0.29% tỷ trọng giá trị sản xuất. Tổng số lao động làm việc trong các ngành “xanh” cũng chiếm tỷ lệ khiêm tốn với khoảng 1.2% trong đó ngành xử lý rác thải rắn và lỏng chiếm tỷ lệ lao động cao nhất, với 0.54% Xét trong nội bộ ngành “xanh” thì những ngành có tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất hàng hóa dịch vụ là lâm nghiệp, khai thác lọc nước và phân phối n ước sạch và hoạt động xử lý nước thải rắn và lỏng. Trong đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm gần một phần hai tổng số giá trị sản xuất hàng hóa dịch vụ của các ngành xanh. Về quy mô lao động, ngành xử lý chất thải rắn và lỏng dẫn đầu về quy mô lao động với khoảng 44%, tiếp đến là Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 38 ngành khai thác và phân phối nước sạch (36.14%), và ngành vệ sinh văn phòng (9.79%). Kỹ năng và trình độ của người lao động: là những yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế “xanh”. Thông thường, những ngành xanh thường hướng đến tỷ trọng lao động có trình độ cao, phản ánh mức độ sử dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhu cầu về kỹ năng của ngành và từ đó là chất lượng của việc làm “xanh” của nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với các ngành “xanh” có trình độ kỹ năng của lao động thấp lại phản ánh khả năng thu hút lao động và tạo ra việc làm “xanh” của nền kinh tế dồi dào lao động phi kỹ năng. Trình độ kỹ năng còn ảnh hưởng đến mức độ nhận thức về môi trường trong lực lượng lao độ ng của các ngành trên. Đây có thể là nền tảng để phát triển nhận thức về các ngành bảo vệ môi trường. - Cơ cấu lao động theo kỹ năng của các ngành “xanh” tập trung nhiều vào lao động phi kỹ năng, chiếm gần 2 phần 3 số lao động trong các ngành bảo vệ môi trường. Lao động nghề (bao gồm từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề) chiếm tỷ lệ cao thứ hai với khoảng 20%; lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm khoảng 15%, phản ánh các ngành xanh của Việt Nam mới chỉ bao gồm những công việc đơn giản, không đòi hỏi lao động có trình độ cao. - Cơ cấu lao động theo nam và nữ phản ánh xu hướng thu hút việc làm theo giới của các ngành hướng đến bảo vệ môi trường: Lao động nam chiếm khoảng 60% trong tổng số lao động trong các ngành “xanh” so với 40% lao động nữ. Phân bố lao động theo trình độ quản lý thể hiện sự phân công công việc của lao động trong các ngành “xanh”: có78% tổng số lao động làm việc trong các ngành xanh tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành trên. Trong tổng số lao động trên, tỷ lệ nữ chiếm 30% và nam chiếm 47%. Lao động chuyên môn nghiệp vụ không trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh chiếm 12.21%, trong đó nữ chiếm 5.29%. Do đặc thù của các ngành trên, lao động quản lý chiếm tỷ lệ tương đối thấp với 5.63% tổng số lao động trong đó lao động nam chiếm tỷ lệ gấp đôi lao động nữ Một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô của các ngành xanh trong nền kinh tế là số lượng doanh nghiệp hoạt động. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong các ngành xanh càng lớn thì tính cạnh tranh và độ ng lực phát triển các ngành “xanh” càng cao. Tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam, số liệu cho thấy quy mô về số lượng doanh nghiệp trong các Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 39 ngành bảo vệ môi trường còn khiêm tốn. Tổng số doanh nghiệp chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số các doanh nghiệp. Ngành công nghiệp hướng hoàn toàn đến bảo vệ môi trường là khai thác, lọc nước và phân phối nước sạch chiếm 27.86% tổng số doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dịch vụ, cụ thể là các ngành về sinh nhà và văn phòng (28.37%), xử lý rác thải rắn và lỏng (27.17%). Theo khu vực kinh tế, khu vực tư nhân có số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành bảo vệ môi trường cao nhất với khoảng 0.56% số doanh nghiệp, tiếp đến là khu vực nhà nước (0.10%) và khu vực FDI. Trong khu vực nhà nước, một nửa số doanh nghiệp làm trong các ngành khai thác và phân phối nước sạch. Trong khi đó, ở khu vực tư nhân, số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành vệ sinh nhà và văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất. Một số kết luận: Thứ nhất, nếu sử dụng các chỉ tiêu về quy mô của các ngành xanh trong nền kinh tế, số liệu thống kê cho thấy quy mô của các ngành “xanh” trong nền kinh tế còn khiêm tốn. Tỷ trọng số doanh nghiệp, số lao động và giá trị hàng hóa/dịch vụ của các doanh nghiệp thuộc ngành xanh chiếm chưa đến 1% trong tổng quy mô của nền kinh tế. Thứ hai, các ngành “xanh” mới chủ yếu thu hút lao động phi kỹ năng, trong đó tập trung vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động phi kỹ năng trong các ngành xanh xấp xỉ so với tỷ lệ chung của nền kinh tế. Phát tr iển khu vực xanh sẽ đảm bảo giải quyết một phần lớn lực lượng lao động phi kỹ năng trong nền kinh tế trong tương lai Thứ ba , lao động kỹ năng chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong các ngành kinh tế hướng đến bảo vệ môi trường. Tuy nhiên tỷ lệ lao động tốt nghiệp cao đẳng đại học khá cao. Đây là nguồn động lực để phát triển các ngành này trong tương lai Thứ tư, cơ cấu lao động theo giới nghiêng về phía lao động nam, chiếm khoảng hai phần ba số lao động. Trình độ kỹ năng trung bình của lao động nam cao hơn so với lao động nữ 3. Phân tích việc làm xanh trong một ngành kinh tế Phần nghiên cứu sau đây đi sâu xem xét mức độ bảo vệ môi trường của một ngành kinh tế xanh trong nhóm ngành công nghiệp. Phân tích dựa trên một số giả định sau: - Các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp có thể hoạt động trong nhiều hoạt động khác nhau bao gồm cả những hoạt động bảo vệ môi trường. Khi đó đánh giá mức độ “xanh” của ngành kinh Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 40 tế phụ thuộc vào quy mô của các hoạt động hướng đến bảo vệ môi trường trong mối tương quan với với các hoạt động chính của các doanh nghiệp trong ngành; - Ngoài ra, khả năng phát triển “xanh” của ngành còn phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp trong ngành nhận thức và quan tâm đến bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện thông qua việc đưa vào quy trình sản xuất những tiêu chuẩn cơ bản để bảo vệ môi trường như hoạt động xử lý rác thải, hoặc quản lý theo quy trình công nghệ bảo vệ môi trường ; - Tùy thuộc vào đặc thù của ngành kinh tế, nhóm lao động tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp có thể được tách rời với lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Từ đó, việc phân tách lao động sẽ cho phép tính toán quy mô của những hoạt động bảo vệ môi trường của daonh nghiệp Dựa trên đặc thù của ngành, nghiên cứu này chọn ngành sản xuất điện, gas và nhiên liệu để phân tích mức độ “xanh” của một ngành công nghiệp . Đây là một trong những ngành công nghiệp lâu đời và quy trình sản xuất kinh doanh cần tuân thủ những điều kiện về bảo vệ môi trường chặt chẽ. Do đó, phân tích và đi sâu ngành kinh tế trên sẽ giúp nghiên cứu sử dụng khung phân tích đã được đề xuất để đánh giá mức độ “xanh” của ngành được chọn. Tiêu chí đánh giá quan trọng nhất là đóng góp của các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp: Tỷ trọng giá trị hàng hóa/dịch vụ của các ngành này rất nhỏ trong tổng giá trị hàng hóa/dịch vụ của ngành, lần lượt là 0.06% và 0.66%. Tỷ lệ này xấp xỉ với tỷ lệ trọng về đầu ra của các ngành “xanh” vào nền kinh tế nói chung. Điều này cho thấy việc đánh giá các đóng góp của ngành “xanh” dựa trên đo lường tỷ trọng về giá trị sản xuất dịch vụ sẽ dẫn đến kết luận về vai trò không đáng kể của các hoạt động kinh tế hướng đến bảo vệ môi trường Nếu tính đến quy mô lao động, các hoạt động bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất điện, gas và nhiên liệu khí cũng thu hút một tỷ lệ lao động rất nhỏ, với khoảng 0.05% tổng số lao động của cả ngành, tương đương với tỷ lệ lao động trong các ngành “xanh” của cả nền kinh tế. Do lao động là cầu dẫn suất, có thể thấy việc phát triển việc làm xanh ở ngành sản xuất điện còn gặp nhiều khó khăn trước thực trạng tỷ trọng Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 41 hàng hóa dịch vụ của các ngành/hoạt động bảo vệ môi trường còn rất thấp Quy trình sản xuất của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất điện, nhiên liệu khí và gas luôn thải ra môi trường một lượng rác thải. Tỷ lệ doanh nghiệp có rác thải sản xuất là 100%. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có các hoạt động thu gom rác thải là khoảng 6.7% và số doanh nghiệp có các hoạt động xử lý rác thải chỉ có 5.5%. Như vậy là trong hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trên, chỉ có khoảng 50 đến 60 doanh nghiệp có ý thức xử lý rác thải sản xuất. Điều này cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp về các vẫn đề bảo vệ môi trường còn tương đối thấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch có khả năng gây ra những tác hại về môi trường của doanh nghiệp cao, tuy nhiên nhiên liệu này lại là nguồn nhiên liệu chính của các ngành sản xuất điện gas và nhiên liệu khí. Thống kê cho thấy, chi phí nhiên liệu của doanh nghiệp chiếm khoảng 7.83% tổng chi phí của các doanh nghiệp tương đương với một doanh nghiệp tiêu thụ hàng năm 5,4 tỷ đồng nhiên liệu. Việc xử lý những khí thải gây ra do sử dụng các nguồn nhiên liệu trên cần được đưa vào yêu cầu đối với doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường. Đầu tư của doanh nghiệp cho các hoạt động bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng không chỉ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy việc thu hút lao động làm việc trong các hoạt động này: giá trị trung bình của các thiết bị môi trường 224 triệu đồng.Trong đó các thiết bị xử lý ô nhiễm là gần 200 triệu đồng. Như vậy, có thể do giá trị của các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường là khá lớn, dẫn đến việc doanh nghiệp e dè đầu tư và tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ môi trường. Chi phí của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện, gas và nhiên liệu cho bảo vệ môi trường là tương đối thấp. Chi phí của các hoạt động bảo vệ môi trường đạt khoảng 9 triệu đồng trong cả năm 2009. Trong đó chi phí xây lắp các thiết bị là 0.7 triệu bình quân một doanh nghiệp. Hàng năm, trung bình một doanh nghiệp trích ra khoảng 6 triệu đồng chi thường xuyên cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu tính trong tổng chi phí chung hàng năm của doanh nghiệp, tỷ lệ chi phí dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường không đáng kể, chỉ đạt khoảng 0.07%. Phân bổ và phát triển việc làm “xanh” của doanh nghiệp gắn liền với việc thành lập, duy trì và phát triển một Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 42 số các bộ phận liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Số liệu tổng điều tra doanh nghiệp cho thấy, có 22.22% tổng số doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện, gas và khí có thành lập những tổ chức chuyên môn bảo vệ môi trường. Việc thành lập những tổ chức trên không những góp phần làm chuyên nghiệp hóa hoạt động bảo vệ môi trường mà còn thu hút những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp để đảm nhiệm những công việc trên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, còn khoảng hơn ba phần tư số doanh nghiệp hiện nay chưa có các tổ chức chuyên môn bảo vệ môi trường Hệ thống quản lý bảo vệ môi trường cũng đảm bảo nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp của các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. 21.48% tổng số doanh nghiệp triển khai các hệ thống quản lý bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Một số lượng lớn các doanh nghiệp đã có những thành công nhất định trong công tác bảo vệ môi trường. Việc đạt được những chuẩn mực về bảo vệ môi trường không chỉ làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao nhận thức về các hoạt động này cho các doanh nghiệp còn lại trong ngành. 4.44% số doanh nghiệp có chứng chỉ chứng nhận bảo vệ môi trường. Ngoài ra 19% số doanh nghiệp được cấp chứng nhận bảo vệ môi trường và có đến 32% tổng số doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện, nhiên liệu gas và khí hiện đang áp dụng và thực hiện quy trình sản xuất sạch. Dịch vụ là nhóm ngành có khả năng đóng góp lớn nhất vào việc phát triển việc làm xanh trong nền kinh tế. Thứ nhất, các ngành dịch vụ như các ngành xử lý chất thải và gây ô nhiễm, các ngành nghiên cứu những nguồn năng lượng thay thế các nguồn năng lượng hóa ,thạch hoặc các ngành quản lý hành chính trong lĩnh vực môi trường là những ngành dịch vụ quan trọng trực tiếp tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và là nguồn cung cấp chủ yếu việc làm xanh cho nền kinh tế. Thứ hai, các ngành dịch vụ nằm trong danh sách phân loại bảo về môi trường cũng có khả năng xanh hóa môi trường thông qua các hoạt động giảm thiểu tác hại của quá trình sản xuất đến môi trường như hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh hướng đến môi trường như xử lý rác thải trong quá trình sản xuất. Phần phân tích sau sẽ đưa ra một số phân tích đối với ngành giao thông vận tải là một trong những ngành dịch vụ phát triển tương đối mạnh và là một Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 43 trong những ngành trong chiến lược phát triển xanh. Đây cũng là ngành có đặc thù sử dụng nhiều năng lượng trong đó bao gồm cả năng lượng tái tạo và năn g lượng hóa thạch. Nghiên cứu sẽ tìm hiểu tỷ lệ năng lượng và chi phí năng lượng được sử dụng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải Biểu trên cho thấy giống như ngành công nghiệp đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp trong các ngành giao thông vận tải có tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường khác như hoạt động xử lý rác thải rắn và lỏng. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động hoạt động trong công việc này rất thấp và không đáng kể, chiếm dưới 1%. Tỷ lệ giá trị dịch vụ của các hoạt động bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp giao thông vận tải cũng rất thấp, chỉ chiếm 0.004% trong tổng giá trị sản xuất dịch vụ của các doanh nghiệp hoạt động. Điều này khẳng định việc tiếp cận đánh giá ngành xanh đối với các doanh nghiệp không nằm trong phân loại ngành “xanh” của nền kinh tế dựa trên tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ và lao động chưa phản ánh đầy đủ được quy mô hướng đến phát triển việc làm xanh của các doanh nghiệp Một trong những đặc điểm quan trọng của các giao thông vận tải là việc sử dụng nhiều năng lượng trong các doanh nghiệp, trong đó bao gồm hai loại năng lượng chủ yếu là năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo. Sử dụng năng lượng hiệu quả trong những ngành giao thông vận tải là một trong những biện pháp chủ yếu để giảm thiểu tác hại đến môi trường: Trung bình một doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải tiêu thụ khoảng 1500 triệu lít xăng và dầu mazut trong năm 2009. Có thể thấy loại năng lượng chủ yếu của các doanh nghiệp giao thông vận tải là dầu diezel là 6 tỷ đồng 1 năm, chiếm hơn 68% tổng số chi phí sử dụng năng lượng. Tuy điện là nguồn năng lượng có khả năng ít gây hại đến môi trường nhất, tỷ lệ chi phí điện trong tổng chi phí năng lượng của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 15.23%. Có thể thấy các doanh nghiệp giao thông vận tải sử dụng một tỷ lệ lớn các nguồn năng lượng trong quá trình tiêu thụ có thải khí CO2 ra môi trường. Tuy nhiên đối với hoạt động chính là giao thông vận tải, doanh nghiệp tiêu thụ chủ yếu nguồn năng lượng từ dầu ma zut và dầu diezel, với trung bình một doanh nghiệp giá trị tiêu dùng lần lượt là 1107 triệu đồng/năm và 850 triệu đồng/năm. Tỷ lệ phân bổ chi phí của doanh nghiệp cho hoạt động chính đạt khoảng 24% đối với xăng và 17.3% cho dầu diezel và đến 80% đối với dầu mazut. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 44 Cũng giống như các ngành công nghiệp, quá trình cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải cũng đưa ra môi trường một lượng rác thải. 100% số doanh nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải có rác thải xuất phát từ quá trình tiêu dùng năng lượng. Trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung đòi hỏi doanh nghiệp cần có các biện pháp xử lý rác thải. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có các hoạt động xử lý rác thải đạt tỷ lệ rất thấp. Có thể điều này xuất phát từ thực tế rác thải từ các doanh nghiệp trong các ngành giao thông vận tải không tập trung ở nơi doanh nghiệp hoạt động và chỉ phát sinh trong quá trình tiêu thụ năng lương. Điền này dẫn đến nhu cầu và nhận thức của các doanh nghiệp về các vẫn đề bảo vệ môi trường còn tương đối thấp. Nếu so sánh với các ngành công nghiệp, đầu tư của doanh nghiệp cho các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp giao thông vận tải khiêm tốn hơn rất nhiều. Giá trị trung bình của các thiết bị môi trường chỉ đạt khoảng dưới 1 triệu đồng trong năm 2009 trong đó các thiết bị môi trường đạt khoảng 500 nghìn đồng Chi phí của các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải phản ánh quy mô của các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Tổng chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường chỉ đạt khoảng 4 triệu đồng trong năm 2009. Trong cơ cấu chi phí, chi phí xây lắp các thiết bị là là không đáng kể. Hàng năm, trung bình một doanh nghiệp trích ra khoảng 2 triệu đồng chi thường xuyên cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu tính trong tổng chi phí không liên quan đến các hoạt động giao thông vận tải hàng năm của doanh nghiệp, tỷ lệ chi phí dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường rất nhỏ, chỉ đạt khoảng 12%. Các ngành giao thông vận tải thường không có bộ phận chuyên trách liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Số liệu tổng điều tra doanh nghiệp cho thấy, có 6% tổng số doanh nghiệp có thành lập những tổ chức chuyên môn bảo vệ môi trường.. Như vậy còn khoảng hơn 90% số doanh nghiệp hiện nay chưa có các tổ chức chuyên môn bảo vệ môi trường. Thành lập hệ thống quản lý bảo vệ môi trường cũng chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong các hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ có 3% tổng số doanh nghiệp triển khai các hệ thống quản lý bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp có những nhu cầu về những chuẩn mực bảo vệ môi trường không Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013 45 đáng kể, chỉ chiếm 0.6% trong tổng số doanh nghiệp có các bộ phần về quản lý doanh nghiệp. 1.8% số doanh nghiệp có chứng chỉ chứng nhận bảo vệ môi trường. Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, việc đổi mới mô hình tăng trưởng đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Song song với quá trình phát triển kinh tế, nhiều việc làm xanh đã tồn tại và phát triển trong nền kinh tế Việt Nam nhưng quy mô chưa nhiều. Hạn chế về mặt nhận thức đối với vấn đề bảo tồn gìn giữ và phát triển môi trường bền vững của người lao độngvà doanh nghiệp Việt Nam đang là một trong những thách thức khi nước ta thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển việc làm xanh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cốt là kinh tế -xã hội và môi trường, thì Việt Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp thực hiện có hiệu quả tăng trưởng xanh qua đó dẫn tới yêu cầu phải thúc đẩy và phát triển mạnh việc làm xanh trong tổng số cơ cấu việc làm./. Tài liệu tham khảo 1. CIEM (2012), Chuyên đề “ Tiềm năng tạo việc làm xanh ở Việt Nam”, 2. ILO (2013), Sustainable development, decent work and green jobs, Report V, Intenational Labour conference – 102 nd session. 3. ILO (2011),Types of data, stastiscal measures and indicators of green jobs to be proceduced, Department of statistics. 4.Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 9 năm 2012 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; 5. Phòng Thương Mại Châu Âu tại Việt Nam, phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (2013), Sổ tay sản phẩm xanh và dịch vụ xanh, dự án Nghiên cứu Siêu đô thị TP Hồ Chí Minh “Cơ chế thông nhất quy hoạch đô thị và môi trường thích nghi với thay đổi khí hậu toàn cầu; nhà xuất bản giao thông vận tải 6. TCTK (2009), Số liệu điều tra việc làm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_viec_lam_xanh_o_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan