Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do khái
niệm “nơi ở mới bằng hoặc hơn nơi ở cũ”
trong quy định của khoản 2 Điều 85 Luật
Đất đai năm 2013 mang tính định tính nên
rất khó ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu
tư, do đó chúng tôi cho rằng, nội dung
khoản 2 Điều 85 Luật Đất đai năm 2013 cần
quy định sửa đổi theo hướng sau: ngoài việc
khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở
hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, quy
chuẩn xây dựng, thì cần xác định rõ cơ sở
hạ tầng đồng bộ gồm: cơ sở hạ tầng kỹ thuật
phải gắn trực tiếp với khu tái định cư, kết
nối hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư với khu
vực lân cận, tiếp giáp dự án tái định cư và hạ
tầng xã hội với các công trình tiện ích mang
tính chất công cộng phục vụ nhu cầu thiết
yếu cho người dân.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định xử lý
trách nhiệm của nhà đầu tư khi không đầu
tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội của khu tái định cư; khuyến
khích việc đầu tư xây dựng khu tái định cư
gắn kết với khu vực dự án thương mại để
người được bố trí tái định cư có thể được
hưởng các tiện ích từ dự án thương mại và
có điều kiện sống "tốt hơn hoặc bằng nơi ở
cũ". Đây cũng là điều kiện quan trọng để các
hộ dân thuộc diện giải tỏa trắng nhà ở, đất ở
chấp thuận chủ trương quy hoạch, nhận tiền
bồi thường, sớm di dời, bàn giao mặt bằng
cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án
theo đúng tiến độ
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng xây dựng và chất lượng khu tái định cư nhìn từ thực tiễn áp dụng pháp luật tại tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ CHẤT LƯỢNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ NHÌN TỪ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tóm tắt:
Việc xây dựng khu tái định cư luôn là vấn đề được Nhà nước quan
tâm không chỉ nhằm bố trí chỗ ở và ổn định cuộc sống cho những
người bị thu hồi đất, mà còn nhằm đảm bảo nhanh chóng giải
phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch giúp các dự án đã được phê
duyệt theo quy hoạch được nhanh chóng triển khai. Sự quan tâm
này được thể hiện thông qua quy định của pháp luật đất đai qua
từng thời kỳ. Dù nhiều lần được điều chỉnh, bổ sung, nhưng về cơ
bản, các quy định của pháp luật đất đai luôn hướng đến việc đảm
bảo vấn đề tái định cư được thực hiện trước khi Nhà nước thu hồi
và bàn giao đất cho chủ đầu tư; và việc xây dựng khu tái định cư
đã hoàn thành hoặc ít nhất hoàn thành cơ sở hạ tầng của khu tái
định cư1.
1 Điều 85 Luật Đất đai năm 2013.
Nguyễn Thị Kim Phượng*
Đặng Anh Quân**
* ThS. Bí thư Đảng ủy phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
** TS. Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Abstract
The development of resettlement site is always considered as
a interested matter by the governmental agency, it is not only to
arrange the accommodation and stabilize living activities for those
whose land is acquisited, but also to ensure prompt site clearance
and the generation of clean land fund for quick deployment of the
approved projects. The interested matter by the Government is
reflected through the provisions in the land laws from time to time.
Although several amendments, the provisions in the land laws
basically aime at ensuring that the resettlement is implemented
before the land is acquisited and transfered to the project owners
and the construction of the resettlement site is completed or at least
infrastructure of the resettlement site is completed.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tái định cư, thu hồi đất,
giải tỏa
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 28/12/2017
Biên tập : 26/02/2018
Duyệt bài : 05/03/2018
Article Infomation:
Keywords: resettlement; land
acquisition; site clearance
Article History:
Received : 28 Dec. 2017
Edited : 26 Feb. 2018
Approved : 05 Mar. 2018
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 1(377) T1/2019
1. Thực trạng xây dựng khu tái định cư
trước khi thu hồi đất
Trong quá trình thu hồi đất phục vụ
việc triển khai thực hiện các dự án phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng, điều cần thiết là phải có quỹ đất
bố trí tái định cư cho những người sử dụng
đất ở bị giải tỏa trắng phải di dời chỗ ở, bàn
giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên,
cũng như nhiều địa phương phát triển công
nghiệp, tỉnh Bình Dương không có sẵn quỹ
đất sạch để bố trí tái định cư cho các trường
hợp này. Muốn thu hồi đất để thực hiện một
dự án phát triển kinh tế, xã hội và bố trí tái
định cư cho những người bị thu hồi đất cho
dự án, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành
việc thu hồi khu đất khác để thực hiện dự án
xây dựng khu tái định cư. Do đó, tại phần lớn
các dự án, công tác thu hồi đất, giải phóng
mặt bằng cho dự án thường được thực hiện
song song và kết hợp với việc thu hồi, giải
phóng mặt bằng khu đất khác để xây dựng
cơ sở hạ tầng bố trí tái định cư. Đây là một
thực trạng diễn ra từ trước khi Luật Đất đai
năm 2013 có hiệu lực và vẫn tồn tại cho đến
nay. Có thể thấy qua một số dự án được đề
cập sau đây.
Dự án Khu kho cảng và khu dân cư -
Khu tái định cư An Sơn (thuộc thị xã Thuận
An, tỉnh Bình Dương)
Ngày 8/10/2007, Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ
trương cho Công ty Thương mại Xuất nhập
khẩu Thanh Lễ đầu tư Dự án xây dựng Khu
kho cảng, khu dân cư và Khu tái định cư tại
xã An Sơn, huyện Thuận An (nay là thị xã
Thuận An), tỉnh Bình2. Tổng diện tích dự án
là 46,32ha, trong đó có 118 hộ bị giải tỏa
trắng nhà ở, cần phải bố trí tái định cư.
Sau khi có chủ trương quy hoạch,
ngày 22/02/2008, UBND tỉnh Bình Dương
2 Công văn số 4499/UBND-KTTH ngày 08/10/2007 của UBND tỉnh Bình Dương về việc quy hoạch Dự án đầu tư xây
dựng Khu kho cảng, khu dân cư và Khu tái định cư tại xã An Sơn, huyện Thuận An.
3 Điểm b2 mục III Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 22/02/2008 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt
Phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
ban hành Quyết định số 476/QĐ-UBND phê
duyệt Phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư và UBND thị xã Thuận An ban
hành Quyết định số 3327/QĐ-UBND ngày
12/6/2009 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây
dựng tỷ lệ 1/500 của dự án. Khoản 1 Điều
1 Quyết định số 3327/QĐ-UBND quy định:
Phương án tái định cư phải ưu tiên tái định
cư cho người dân ngay khi dự án đưa vào
triển khai; khoản 6 Điều 1 xác định, trong
giai đoạn đầu sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và khu nhà ở tái định cư nhằm tạo
điều kiện ổn định đời sống cho người dân
trong khu vực quy hoạch.
Sau khi phương án bồi thường giải
phóng mặt bằng được phê duyệt, Hội đồng
bồi thường giải phóng mặt bằng tổ chức
thực hiện các bước bồi thường giải tỏa theo
quy định, trong đó tập trung thu hồi đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng trước đối với
khu đất quy hoạch xây dựng tái định cư để
bố trí tái định cư cho các trường hợp giải
tỏa trắng triển khai thực hiện dự án. Để các
hộ dân trong khu quy hoạch chấp thuận chủ
trương giải tỏa, quy hoạch công trình, Hội
đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của dự
án phối hợp với UBND xã An Sơn tổ chức
họp dân thông báo chủ trương, công bố quy
hoạch, vị trí khu đất dự kiến bố trí tái định
cư v.v.. và vận động nhân dân trong vùng
dự án chấp thuận chủ trương giải phóng mặt
bằng để triển khai dự án. Bên cạnh đó, sau
khi kiểm kê, áp giá, các hộ dân đồng ý nhận
tiền, giải toả bàn giao mặt bằng thì đối với
các trường hợp người bị thu hồi đất ở không
còn chỗ ở nào khác, trong thời gian chờ tạo
lập chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được hỗ
trợ tiền thuê nhà ở với đơn giá 2 triệu đồng/
tháng/hộ nhưng không quá 12 tháng3. Hội
đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đã phê
duyệt hỗ trợ tạm cư 10 đợt cho các trường
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 1(377) T1/2019
hợp đã nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt
bằng cho chủ đầu tư để triển khai dự án
nhưng chờ nhận đất tái định cư với tổng số
tiền khoảng trên 9 tỷ đồng.
Có thể thấy rằng, trong trường hợp
trên, có hai dự án tồn tại song song: một là
dự án Khu kho cảng và khu dân cư, và hai là
dự án Khu tái định cư. Dự án Khu tái định cư
được thực hiện nhằm bố trí chỗ ở cho những
người bị thu hồi đất phục vụ cho dự án Khu
kho cảng và khu dân cư. Dự án Khu tái định
cư được thực hiện trước khi thu hồi đất để
thực hiện đầu tư xây dựng Khu kho cảng và
khu dân cư theo đúng quy định pháp luật,
đảm bảo người có đất trong khu vực quy
hoạch Khu kho cảng và khu dân cư được bố
trí tái định cư trước khi bị thu hồi đất.
Tuy nhiên, ở đây, vấn đề đặt ra là: Do
không có sẵn quỹ đất để xây dựng Khu tái
định cư, nên khi quy hoạch Khu kho cảng
và khu dân cư, cơ quan có thẩm quyền đã
gắn với việc quy hoạch khu tái định cư. Điều
này đồng nghĩa, để có quỹ đất xây dựng Khu
tái định cư, cần phải thu hồi đất của những
người đang sử dụng đất trong khu vực được
quy hoạch Khu tái định cư. Và do đó, cơ
quan có thẩm quyền cũng phải thu hồi đất
và bố trí tái định cư cho những người bị giải
tỏa trắng để xây dựng khu tái định cư tại
chính Khu tái định cư sẽ được xây dựng này.
Những trường hợp này chắc chắn sẽ không
được tái định cư trước khi bị thu hồi đất,
nghĩa là quy định pháp luật về việc người có
đất bị thu hồi trong khu vực quy hoạch phải
được bố trí tái định cư trước khi bị thu hồi
đất không được đảm bảo. Điều này đòi hỏi
4 Quyết định số 72/TTg ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về chấp thuận địa điểm quy hoạch Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh tại xã Đông Hòa và xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, với diện tích 800ha.
5 Quyết định số 1069/1997/QĐ-TTg ngày 11/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với diện tích 792ha.
6 Quyết định số 154/2001/QĐ-TTg ngày 10/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chung Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với diện tích 643,7ha.
7 Quyết định số 660/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích quy hoạch chi tiết 643,7ha
8 Báo cáo số 2662/UBND-BTCD ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh Bình Dương về việc báo cáo công tác giải phóng mặt
bằng Dự án Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và xây dựng khu tái định cư.
cơ quan có thẩm quyền phải có chính sách
và chế độ hỗ trợ tạm cư cho người dân trong
thời gian chờ được tái định cư.
Dự án Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh và dự án Khu tái định cư Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh
Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với
Dự án Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Dự án này được Thủ tướng Chính phủ quyết
định chọn địa điểm xây dựng năm 19954,
phê duyệt quy hoạch chung năm 19975. Quá
trình thực hiện chia làm các giai đoạn, trong
đó công trình xây dựng đường Vành đai Đại
học Quốc gia được thực hiện từ năm 1997
đến năm 1999, công trình Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh được thực hiện từ năm
2001 đến nay theo phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch chung ngày 17/6/20016 và phê duyệt
quy hoạch chi tiết ngày 17/6/20037 của Thủ
tướng Chính phủ với tổng diện tích quy
hoạch 643,73ha, trong đó thuộc tỉnh Bình
Dương có 522ha với 18 tổ chức và 782 hộ
gia đình, cá nhân bị giải tỏa phải di dời8.
Căn cứ các quy định trên, UBND tỉnh Bình
Dương đã ban hành Quyết định số 1969/
QĐ-CT ngày 2/6/2003 về quy định đơn giá
bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất
đối với công trình Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh thuộc xã Đông Hòa và xã Bình An
(nay là phường Bình Thắng), huyện Dĩ An
(nay là thị xã), tỉnh Bình Dương và Quyết
định số 4653/QĐ-CT ngày 13/11/2003 về
việc thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình
cá nhân tại xã Đông Hòa và xã Bình An,
huyện Dĩ An giao cho Đại học Quốc gia để
tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 1(377) T1/2019
Tuy nhiên, theo quy hoạch chi tiết 1/2000
của dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, không có quy hoạch quỹ đất tái định
cư để bố trí cho các trường hợp bị giải tỏa
trắng nhà ở, đất ở phải di chuyển chỗ ở.
Để thực hiện bố trí tái định cư cho các
trường hợp giải tỏa phải di chuyển chỗ ở của
Dự án Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết
định số 6286/QĐ-UBND ngày 09/12/2005
về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu tái
định cư Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
tại xã (nay là phường) Bình An, huyện (nay
là thị xã) Dĩ An, tỉnh Bình Dương với quy
mô 33,36ha với 285 hộ gia đình, cá nhân bị
giải tỏa, di dời. Khu đất quy hoạch sẽ bố trí
1.042 nền phục vụ tái định cư cho dự án Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Khu tái
định cư Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh9.
Ngày 31/3/2006, UBND tỉnh Bình Dương
ban hành Quyết định số 87/2006/QĐ-UBND
quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại
về đất và tài sản trên đất dự án Khu tái định
cư Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Đến nay, dự án Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh đã chi trả tiền bồi thường, thu
hồi mặt bằng được 403,11ha/522ha, còn
680 hộ chưa giao mặt bằng với tổng diện
tích 109,93ha, trong đó có 606 hộ đã nhận
tiền nhưng chưa giao mặt bằng với diện tích
102,33ha. Đối với dự án tái định cư Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã chi trả tiền
bồi thường 32,81ha/33,36ha. Tuy nhiên, vẫn
còn 83 hộ chưa đồng ý giao mặt bằng, đề
nghị phải giao trước đất tái định cư có hạ
tầng điện, nước đầy đủ10.
Tính đến nay, UBND thị xã Dĩ An mới
hoàn chỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định
9 Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 9/9/2016 của UBND thị xã Dĩ An về tồn đọng dự án xây dựng Đại học Quốc gia và
tái định cư Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
10 Báo cáo số 2662/UBND-BTCD ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh Bình Dương về việc báo cáo công tác giải phóng mặt
bằng Dự án Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và xây dựng khu tái định cư.
11 Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 9/9/2016 của UBND thị xã Dĩ An về tồn đọng dự án xây dựng Đại học Quốc gia và
tái định cư Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
12 Khoản 3 Điều 42 Luật Đất đai năm 2003.
cư giai đoạn 1 tương ứng 360 nền. Đã xét
duyệt bốc thăm đất tái định cư 210 người
với tổng số nền đã bố trí 307 nền trong đó
có 21 trường hợp giải tỏa xây dựng khu Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được nhận
nền tái định cư. Như vậy cần phải tiếp tục
giải tỏa, xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng,
bố trí 940 nền tái định cư trong đó 564 nền
dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh (258 hộ đã giải tỏa nhưng chưa
có nền đất để bố trí tái định cư) và 376 nền
dự án tái định cư Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh. Để các trường hợp có nhà ở, đất
ở trong dự án phải di dời để bàn giao mặt
bằng, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt
bằng đã phải hỗ trợ tiền tạm cư với đơn giá 3
triệu đồng/tháng/hộ và đã chi trả 168 hộ với
số tiền 28,698 tỷ đồng11. Có thể thấy, việc
không có sẵn khu tái định cư đã làm chi phí
bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng thêm,
trong đó có khoản tiền hỗ trợ tạm cư cho
những hộ đã bàn giao đất trong thời gian chờ
được tái định cư.
Theo quy định của Luật Đất đai năm
2003, trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia
đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây
dựng cơ sở hạ tầng thích hợp, phù hợp với
thực tế quy hoạch về đất ở, đất xây dựng
của địa phương12. Tuy nhiên, do không có
sẵn quỹ đất để bố trí tái định cư nên địa
phương vừa thực hiện công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng triển khai dự án song
song với bồi thường giải tỏa xây dựng khu
tái định cư. Mặc dù công tác tuyên truyền,
vận động các hộ dân chấp hành giải tỏa bàn
giao mặt bằng được thực hiện ngay từ khi
công khai chủ trương quy hoạch, hỗ trợ
chính sách tạm cư cho các hộ giải tỏa trắng
nhà ở phải di chuyển chỗ ở nhưng tiến độ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 1(377) T1/2019
giải tỏa chậm nên việc xây dựng khu tái định
cư kéo dài cũng đã phần nào gây khó khăn
cho người dân cũng như nhà đầu tư13.
Điều 85 Luật Đất đai năm 2013 quy
định: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện
có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự
án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu
tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở
hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy
chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện,
phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau
khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở
hạ tầng của khu tái định cư. Luật Nhà ở năm
2014 cũng quy định rõ nguồn vốn cho phát
triển nhà ở để phục vụ tái định cư có thể từ
vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông
qua các hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư,
hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; vốn đầu tư của
Nhà nước; vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư; vốn từ Quỹ phát triển đất; vốn
huy động từ các nguồn hợp pháp khác (Điều
72). Đồng thời, nhà ở để phục vụ tái định cư
có thể được bố trí thông qua việc mua nhà
ở thương mại, sử dụng nhà ở xã hội, Nhà
nước trực tiếp đầu tư xây dựng, hoặc hộ gia
đình, cá nhân được thanh toán tiền để tự tạo
lập nhà ở thương mại làm nhà tái định cư
hoặc được Nhà nước giao đất để tự xây nhà
ở (Điều 36).
Tuy nhiên, dự án đầu tư xây dựng nhà
ở tái định cư là dự án không nhằm mục đích
kinh doanh để có thể mang lại lợi nhuận cho
chủ đầu tư. Do đó, nếu không phải là một
nghĩa vụ bắt buộc thì hầu như ít có chủ đầu
tư nào, ngoài Nhà nước, tự nguyện thực hiện
loại dự án này. Không như trách nhiệm mà
chủ đầu tư phải đóng góp quỹ đất ở hoặc nhà
ở trong dự án cho nhà ở xã hội, đối với nhà
ở tái định cư, là nhà ở để bố trí cho những
người bị Nhà nước thu hồi đất ở. Với tư cách
chủ sở hữu phải bàn giao quỹ đất sạch cho
13 Đến năm 2014 chủ đầu tư mới hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tổ chức cho các hộ dân bốc thăm nhận đất tái định cư; dự án
kéo dài khoảng 6 năm.
nhà đầu tư, Nhà nước phải có trách nhiệm
trong việc xây dựng và bố trí nhà ở tái định
cư. Để thực hiện trách nhiệm này, nguồn vốn
đầu tư là không thể thiếu và chắc chắn không
thể phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách. Dù
Luật Nhà ở có quy định các nguồn vốn cho
phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư như
trên, nhưng hầu như các địa phương khó có
thể huy động được để thực hiện và tạo lập
quỹ đất hoặc quỹ nhà phục vụ tái định cư
trước khi thu hồi đất để bàn giao cho chủ
đầu tư thực hiện dự án đầu tư khác. Vì vậy,
địa phương thường sử dụng nguồn kinh phí
ứng từ chủ đầu tư dự án đang cần được Nhà
nước bàn giao đất. Theo đó, việc giải phóng
mặt bằng triển khai dự án thường gắn với
bố trí tái định cư hoặc phê duyệt chủ trương
quy hoạch dự án song song với chủ trương
quy hoạch khu tái định cư để phục vụ dự án.
Có thể nhận thấy, pháp luật đất đai
chỉ quy định phải xây dựng khu tái định cư
trước khi thu hồi đất nhưng chưa có hướng
dẫn cụ thể đối với địa phương chưa có quỹ
đất hoặc quỹ nhà để bố trí tái định cư, phải
thực hiện dự án tái định cư thì việc phải thu
hồi đất của những người có đất nằm trong
dự án tái định cư không thể nào đáp ứng
điều kiện chỉ thu hồi đất sau khi xây dựng
khu tái định cư. Ngoài ra, pháp luật cũng
chưa quy định cụ thể việc bố trí kinh phí xây
dựng khu tái định cư hoàn chỉnh đối với dự
án do Nhà nước làm chủ đầu tư. Do thiếu
quỹ đất ở sẵn có để bố trí tái định cư cũng
như thiếu nguồn vốn để thực hiện dự án tái
định cư nên việc thu hồi đất, việc thực hiện
chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài,
người dân bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó
khăn trong việc ổn định đời sống và phát
triển sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho
triển khai thực hiện dự án theo tiến độ đề ra.
Với những phân tích nêu trên, chúng
tôi cho rằng, cần có quy định cụ thể trong
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 1(377) T1/2019
Luật Đất đai năm 2013 hoặc trong Luật Nhà
ở năm 2014 về trách nhiệm của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong việc bố trí
kinh phí thực hiện đối với dự án sử dụng
vốn ngân sách, thời gian thực hiện dự án tái
định cư để bố trí tái định cư cho các trường
hợp thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, trách
nhiệm chủ đầu tư trong thực hiện dự án và
biện pháp xử lý nếu chủ đầu tư không thực
hiện đúng tiến độ dự án tái định cư theo quy
định mà để kéo dài.
2. Thực trạng chất lượng khu tái định cư
Việc quy hoạch xây dựng khu tái định
cư để người dân di dời, bàn giao mặt bằng
triển khai dự án, ổn định cuộc sống là rất
quan trọng để "an cư lạc nghiệp". Do đó,
chính sách tái định cư được quy định cụ
thể từ khi có Nghị định số 22/1998/NĐ-CP
ngày 24/4/1998 của Chính phủ. Điều 42
Luật Đất đai năm 2003 tiếp tục quy định:
khu tái định cư được quy hoạch chung cho
nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải
có điều kiện phát triển bằng hoặc hơn nơi ở
cũ. Trường hợp không có khu tái định cư thì
người bị thu hồi đất được bồi thường bằng
tiền. Điều 4 Nghị định số 84/2013/NĐ-CP
ngày 25/7/2013 của Chính phủ quy định về
phát triển và quản lý nhà ở tái định cư quy
định nhà ở tái định cư phải đảm bảo đồng bộ
về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ
tầng xã hội; phải bảo đảm nguyên tắc để các
hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư
có điều kiện ở, sinh hoạt, sản xuất tốt hơn
hoặc tương đương nơi ở cũ. Điều 85 Luật
Đất đai năm 2013 hiện nay vẫn quy định với
nội dung tương tự: khu tái định cư tập trung
phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm
bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù
hợp với điều kiện, phong tục, tập quán từng
vùng, miền.
Dự án khu tái định cư Việt - Sing do
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công
nghiệp (Becamex IDC) làm chủ đầu tư với
tổng diện tích là 1.937.543m2 thuộc địa bàn
xã (nay là phường) An Phú, Thuận Giao,
Bình Hòa, thị xã Thuận An. Đến nay, Tổng
Công ty Becamex IDC đã thỏa thuận bồi
thường được 245/314 hộ với tổng diện tích
186ha chiếm tỷ lệ 92,5%, đã đầu tư đường
giao thông nội bộ, điện chiếu sáng, điện
sinh hoạt. Do đặc thù dự án khu tái định cư
Việt - Sing tiếp giáp với khu công nghiệp
Việt Nam - Singapore, khu công nghiệp Việt
Hương nên các hộ dân được quy hoạch bố
trí tái định cư tiếp giáp khu công nghiệp.
Ngoài ra, các hộ bị giải tỏa trắng được bố trí
tái định cư tại chỗ là các khu nhà ở liên kế
nên ngoài chức năng để ở, các hộ còn có thể
sử dụng nhà tái định cư làm cửa hàng, buôn
bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn
và dịch vụ khác. Điều đó đã tạo thuận lợi cho
các hộ dân tái định cư có điều kiện chuyển
đổi ngành nghề kinh doanh, ổn định cuộc
sống và được hưởng lợi từ các tiện ích của
dự án cũng như khu vực lân cận dự án mang
lại và đặc biệt giá trị khu đất được nâng lên.
Tương tự, dự án khu liên hợp Công
nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương có
tổng diện tích quy hoạch là 4.196ha, với 6
khu công nghiệp diện tích 1.679ha, khu dịch
vụ 570ha, khu đô thị mới 1.011ha và 6 khu tái
định cư với diện tích 655ha trong cùng một
khu vực, cũng do Becamex IDC làm chủ đầu
tư triển khai dự án. Các hộ nhận đất khu tái
định cư đều ổn định cuộc sống vì các khu tái
định cư được quy hoạch đất tiếp giáp với các
khu dân cư hiện hữu và các khu công nghiệp
như: khu công nghiệp VSIP 2, Sóng Thần 3,
Kim Huy, Phú Gia, Đồng An 2 v.v.. Các khu
công nghiệp này hiện đã thu hút trên 200 dự
án đầu tư. Ngoài ra chủ đầu tư cũng đã kêu
gọi hợp tác đầu tư xây dựng các công trình
công cộng trong khu vực như: nhà hát, trường
học, sân golf, các trung tâm tổ chức hội nghị,
sự kiện v.v.. Do đó, khi nhận đất tái định cư,
các hộ dân xây dựng nhà ở, chuyển đổi ngành
nghề kinh doanh chủ yếu hoạt động thương
mại, dịch vụ (xây dựng nhà trọ cho công nhân
thuê cũng như các loại hình dịch vụ đáp ứng
yêu cầu của công nhân) và được hưởng lợi
ích trực tiếp từ dự án tái định cư và khu vực
mang lại nên đã góp phần ổn định cuộc sống
"bằng hoặc hơn nơi ở cũ". Mặc dù tổng diện
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 1(377) T1/2019
tích đất thu hồi, giải tỏa lớn, số lượng dân
cần phải bố trí tái định nhiều nhưng các hộ
dân cơ bản đồng thuận chủ trương di dời,
nhận đất tái định cư ổn định cuộc sống. Các
khu tái định cư nói trên cơ bản hoàn thiện cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch tiếp giáp các
khu công nghiệp nên người dân có điều kiện
chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, nâng cao
chất lượng cuộc sống và giá trị khả năng sinh
lợi tại khu đất được tái định cư ngày càng
tăng cao.
Những dự án tái định cư nói trên được
thực hiện nhanh chóng, đảm bảo được các
yêu cầu về hạ tầng theo quy định pháp luật
là do chủ đầu tư là doanh nghiệp có tiềm lực
tài chính mạnh, có kinh nghiệm trong việc
thực hiện nhiều dự án đầu tư bất động sản
trên địa bàn. Đối với những doanh nghiệp
tiềm lực tài chính yếu, hoặc những dự án
được thực hiện với nguồn vốn ngân sách
nhà nước thì với bài toán khó khăn về quỹ
đất và vốn để đầu tư xây dựng khu tái định
cư, vấn đề hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu
tái định cư hoặc đảm bảo chất lượng của
khu tái định cư cũng như nhà ở tái định cư,
đã không được chú trọng. Trong nhiều dự
án, dù đã có đất tái định cư, nhưng người bị
thu hồi đất vẫn không đồng ý nhận tiền bồi
thường và không bàn giao mặt bằng để chủ
đầu tư triển khai dự án do họ vẫn chưa thể an
tâm ổn định cuộc sống.
Dự án khu tái định cư Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh đã nêu có tổng diện tích
33,36ha, trong đó đất ở là 140.050m2 chiếm
tỷ lệ 42,11%, đất công trình công cộng là
25.250,3m2 chiếm tỷ lệ 7,58%, đất trồng cây
xanh là 39.093m2 chiếm tỷ lệ 11,7%, đất xây
dựng đường giao thông là 128.838m2 chiếm
38,61%. Mục đích dự án là bố trí tái định
cư cho người dân có nhà ở trong dự án xây
dựng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và
Khu tái định cư Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh. Tuy nhiên, do dự án quy hoạch
tách biệt với Dự án Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, ranh giới dự án không tiếp
giáp với các khu, cụm công nghiệp và chủ
đầu tư chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại khu
tái định cư nên các trường hợp nhận đất xây
dựng nhà để ở vẫn chưa được thụ hưởng
các tiện ích từ dự án cũng như khu vực lân
cận mang lại để đảm bảo nơi ở khu tái định
"bằng hoặc hơn nơi ở cũ" với đầy đủ cơ sở
hạ tầng cả về kỹ thuật lẫn xã hội.
Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do khái
niệm “nơi ở mới bằng hoặc hơn nơi ở cũ”
trong quy định của khoản 2 Điều 85 Luật
Đất đai năm 2013 mang tính định tính nên
rất khó ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu
tư, do đó chúng tôi cho rằng, nội dung
khoản 2 Điều 85 Luật Đất đai năm 2013 cần
quy định sửa đổi theo hướng sau: ngoài việc
khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở
hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, quy
chuẩn xây dựng, thì cần xác định rõ cơ sở
hạ tầng đồng bộ gồm: cơ sở hạ tầng kỹ thuật
phải gắn trực tiếp với khu tái định cư, kết
nối hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư với khu
vực lân cận, tiếp giáp dự án tái định cư và hạ
tầng xã hội với các công trình tiện ích mang
tính chất công cộng phục vụ nhu cầu thiết
yếu cho người dân.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định xử lý
trách nhiệm của nhà đầu tư khi không đầu
tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội của khu tái định cư; khuyến
khích việc đầu tư xây dựng khu tái định cư
gắn kết với khu vực dự án thương mại để
người được bố trí tái định cư có thể được
hưởng các tiện ích từ dự án thương mại và
có điều kiện sống "tốt hơn hoặc bằng nơi ở
cũ". Đây cũng là điều kiện quan trọng để các
hộ dân thuộc diện giải tỏa trắng nhà ở, đất ở
chấp thuận chủ trương quy hoạch, nhận tiền
bồi thường, sớm di dời, bàn giao mặt bằng
cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án
theo đúng tiến độ■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
58 Số 1(377) T1/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_xay_dung_va_chat_luong_khu_tai_dinh_cu_nhin_tu_th.pdf