Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định
của pháp luật về thuế tài sản ở Việt Nam
Thứ nhất, nhằm thể chế hóa quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách
tài chính đối với tài sản và thực hiện tái cơ
cấu nguồn thu ngân sách nhà nước
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về tiếp
tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc
đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại đã nêu: “Nghiên cứu ban
hành thuế bất động sản (đối tượng chịu thuế
phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất)”.
Tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày
18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương,
giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công
để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn,
bền vững đã đề ra một trong những giải pháp
thực hiện là: “Tập trung cơ cấu lại nguồn
thu, phù hợp với thông lệ quốc tế; khai
thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo
vệ môi trường”.
Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày
09/22/2016 của Quốc hội về kế hoạch tài
chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020
đề ra một trong các giải pháp là: “Nghiên
cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều
kiện thực tế của Việt Nam”.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuế tài sản và những vấn đề liên quan đến việc xây dựng luật thuế tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẾ TÀI SẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC XÂY DỰNG LUẬT THUẾ TÀI SẢN
Tóm tắt:
Thuế thu trên tài sản ở nước ta được hình thành từ rất lâu với một
số sắc thuế phổ biến như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một
sắc thuế mang tên Thuế Tài sản nhằm điều chỉnh các loại tài sản
có khả năng chịu thuế trên thực tế. Do vậy, việc nghiên cứu xây
dựng pháp luật thuế tài sản là vấn đề rất cần thiết, giúp đảm bảo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chống đầu cơ nhà đất và đảm
bảo công bằng xã hội.
Trần Thị Bé Duyên*
* Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, Học viên lớp Cao học Luật, Trường Đại học Cần Thơ
Abstract
Taxes on property in our country have been formed for a long
time with a number of common taxes such as tax on agricultural
land use, tax on non-agricultural land use. However, there has
not been a tax namely Property Tax for the taxable properties.
Therefore, the studies to develop a law on property tax is a crucial
necessary matter, helping to ensure revenue for the state budget,
to limit the housing speculation and to ensure social fairness.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: thuế tài sản, nhà ở, đầu cơ nhà
đất, công bằng xã hội, đất đai.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 05/08/2019
Biên tập : 16/08/2019
Duyệt bài : 22/08/2019
Article Infomation:
Keywords: property tax, housing, land
speculators, social fairness, lands.
Article History:
Received : 05 Aug. 2019
Edited : 16 Aug. 2019
Approved : 22 Aug. 2019
1. Khái niệm thuế tài sản
Thời điểm hiện nay, nước ta chưa có
luật về thuế tài sản điều chỉnh các loại tài
sản có khả năng chịu thuế. Do đó, khái niệm
thuế tài sản vẫn còn mang tính trừu tượng,
chưa được cụ thể hóa trong các văn bản quy
phạm pháp luật. Hiện nay, khi nhắc đến
1 Quách Đức Pháp và Dương Thị Ninh (2003), Thuế tài sản – Kinh nghiệm thế giới và hướng vận dụng tại Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 29.
2 Hoàng Văn Bằng, Cải cách thuế tài sản: Những vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 6/2009,
tr. 38.
“thuế tài sản”, vẫn có các quan điểm và cách
tiếp cận khác nhau. Có quan điểm cho rằng,
“thuế tài sản là tên gọi để chỉ tài sản làm
đối tượng đánh thuế”1. Quan điểm khác cho
rằng “thuế tài sản nhìn chung được hiểu là
loại thuế đánh trên giá trị quyền sở hữu hoặc
sử dụng các loại tài sản thuộc đối tượng
chịu thuế”2.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 19(395) T10/2019
Trong khi đó, trên thế giới, một số
nghiên cứu về thuế nhìn nhận “thuế tài sản”
chỉ là loại thuế hàng năm đánh vào giá trị
tài sản ròng của cá nhân hay pháp nhân và
là thuế đánh vào việc nắm giữ tài sản của cá
nhân hay pháp nhân3. Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa
về thuế tài sản như sau: “Thuế đánh vào tài
sản được định nghĩa là thuế định kỳ và không
định kỳ đối với việc sử dụng, quyền sở hữu
hoặc chuyển nhượng tài sản. Việc đánh thuế
này bao gồm thuế đối với bất động sản hoặc
tài sản ròng, thuế đối với việc thay đổi quyền
sở hữu tài sản thông qua: thừa kế hoặc quà
tặng và thuế đối với các giao dịch tài chính,
vốn”4. Theo Từ điển tiếng Anh (Cambridge
Dictionary), thuế tài sản (Property Tax) là
một loại thuế thu đối với các tòa nhà và đất
đai, được thu dựa trên cơ sở giá trị của nó5.
Hay ở một cách nhìn khác, “Thuế tài sản là
loại thuế được đánh trên quyền sở hữu của
tài sản. Chỉ đơn thuần sở hữu tài sản là điều
kiện quyết định cho người nộp thuế thực
hiện nghĩa vụ pháp lý đối với thuế tài sản”6.
Mặc dù có nhiều quan điểm, quan
niệm khác nhau về thuế tài sản, tuy nhiên,
chúng tôi cho rằng, thuế tài sản có thể hiểu
một cách khái quát là loại thuế thu trên tài
sản của các cá nhân, tổ chức.
2. Đặc điểm của thuế tài sản
2.1 Thuế tài sản là loại thuế trực thu, mang
tính không đối giá và không hoàn trả
trực tiếp
Thuế tài sản là sắc thuế trực thu đánh
vào các loại tài sản có khả năng chịu thuế
3 Phan Huy Hồng, Thuế tài sản: Quan niệm và xu hướng áp dụng, Tạp chí Khoa học pháp ly, số 14/2018, tr. 24.
4 OECD Data, Tax on Property: “Tax on property is defined as recurrent and non-recurrent taxes on the use, ownership
or transfer of property. These include taxes on immovable property or net wealth, taxes on the change of owner-
ship of property through inheritance or gift and taxes on financial and capital transactions”., https://data.oecd.org/tax/
tax-on-property.htm, [truy cập ngày 18/01/2019].
5 Theo Từ điển Cambridge Dictionary, “Property Tax is a tax on building and land that is based its value”.
6 The Property Tax [article] Tax Executive, Vol. 33, Issue 1 (October 1980), pp. 55-74 33 Tax Executive 55 (1980-1981),
“Property taxes are those taxes imposed on the ownership of property. Merely owning the property is the prereq-
uisite for taxpayer to be liable for property taxes”, https://heinonline.org/HOL/Page?public=true&handle=hein.jour-
nals/taxexe33&div=12&start_page=55&collection=journals&set_as_cursor=4&men_tab=srchresults , [truy cập ngày
19/01/2019].
của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
Những tài sản này được tạo ra từ thu nhập do
quá trình tích lũy của người dân ở một thời
điểm nhất định nên tài sản bao giờ cũng có
tính bao quát, phạm vi rộng hơn bao gồm cả
thu nhập; ngược lại, thu nhập chính là một
phần của tài sản nên tài sản và thu nhập có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, thuế
đánh vào tài sản cũng chính là đánh vào một
phần thu nhập của chủ thể, cho nên nó thuộc
loại thuế trực thu. Ngoài ra, tính trực thu của
thuế tài sản thể hiện ở sự đồng nhất với nhau
về mặt chủ thể, người chịu thuế cũng vừa
là người nộp thuế và trong trường hợp này
không thể xảy ra khả năng chuyển giao gánh
nặng nộp thuế sang cho một chủ thể khác.
Mặc khác, về bản chất kinh tế, thuế tài
sản là một phần thu nhập của người nộp thuế
đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN)
nên sẽ động viên tương đối dễ dàng khả
năng nộp thuế thực tế của người chịu thuế.
Ngoài ra, thuế tài sản mang tính không đối
giá và không hoàn trả trực tiếp.
Tính không đối giá thể hiện trong quá
trình thu nộp thuế, mỗi chủ thể sở hữu giá trị
tài sản ngang nhau thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế như nhau mà việc nộp thuế này không
phụ thuộc vào người nộp thuế đã nhận hoặc
sẽ nhận lợi ích gì từ phía nhà nước.
Tính không hoàn trả trực tiếp được
thể hiện trong quan hệ về thuế giữa cơ quan
thuế với đối tượng nộp thuế. Khi người nộp
thuế tài sản thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
vào NSNN thì điều này không đồng nghĩa
và cũng không đặt ra yêu cầu Nhà nước nhất
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
30 Số 19(395) T10/2019
thiết phải bồi hoàn trực tiếp cho họ những lợi
ích hoặc các sản phẩm tương xứng và ngang
tầm giá trị so với số thuế đã nộp. Cũng như
vậy, người nộp thuế không thể phản đối việc
thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ không
được hoặc ít được hưởng những lợi ích trực
tiếp từ Nhà nước7. Hay nói cách khác, người
nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước
phải hoàn trả vật chất trực tiếp thì họ mới
đóng thuế. Bởi lẽ, theo quy định pháp luật
về thuế, nộp thuế là nghĩa vụ luật định mà
các cá nhân, tổ chức phải nghiêm khắc tuân
thủ và thực hiện. Nghĩa vụ này được đảm
bảo thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của
Nhà nước8.
Mặc dù không được bồi hoàn trực tiếp
bằng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể nhưng
có thể nói, một phần số thuế phải nộp của
người nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp
cho họ và phục vụ chung cho toàn xã hội
thông qua các dịch vụ công cộng của Nhà
nước như chương trình phúc lợi xã hội, cơ
sở hạ tầng, an ninh trật tự và một số hình
thức khác. Những giá trị phần dịch vụ này
không mang tính hoàn nguyên tuyệt đối vì
sự hoàn trả không có tính chất đối ứng mà
những lợi ích họ được hưởng phụ thuộc vào
tình hình kinh tế - xã hội, các mục tiêu mà
Nhà nước đề ra cũng như tình hình tài chính
của Nhà nước qua từng năm. Vì vậy, người
nộp thuế không được tự nguyện và có quyền
thỏa thuận về những lợi ích mà mình được
thụ hưởng khi nộp thuế tài sản.
2.2 Thuế tài sản là một khoản thu mang
tính chất bắt buộc nộp vào NSNN
Tính bắt buộc là đặc tính vốn có đối
với các loại thuế nói chung và thuế tài sản
nói riêng, thể hiện ở việc người nộp thuế
có nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho
Nhà nước khi có đủ điều kiện nhất định mà
7 Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu (2007), Giáo trình thuế, Nxb. Tài chính, Hà Nội, tr. 7.
8 Nguyễn Thị Thủy, Giáo trình Luật Thuế (tái bản có bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.21.
9 Phạm Thị Giang Thu (2014), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 11.
10 Quách Đức Pháp (1999), Thuế công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, tr. 5.
không phải là quan hệ thanh toán dù trong
hợp đồng hay ngoài hợp đồng9. Vì thế, hành
vi này không đi kèm song song hay mang
một nghĩa vụ đối ứng của cơ quan thuế đối
với người nộp thuế, pháp luật không quy
định rằng đối tượng nộp thuế có quyền yêu
cầu cơ quan nhà nước cung cấp một quyền
lợi nào khác hoặc hoàn trả những vật chất
nhất định cho họ ngay tại thời điểm thu
nộp thuế. Ngược lại, cơ quan thu thuế cũng
không phải thực hiện nghĩa vụ này, mà trong
quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, cơ
quan thuế có trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ
và áp dụng đúng quy định pháp luật về thuế
cùng với pháp luật có liên quan, thu đúng và
đủ số thuế phải nộp. Họ không được phép
lựa chọn thu hoặc không thu số tiền mà
người dân nộp vào NSNN, đặc biệt không
có sự phân biệt đối xử giữa các đối tượng
nộp thuế.
2.3 Thuế tài sản gắn liền với yếu tố
quyền lực
Nhà nước và thuế là hai phạm trù
luôn luôn gắn liền và tồn tại song hành cùng
nhau. Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng
với Nhà nước - một sản phẩm tất yếu của
sự phân công lao động xã hội10. Đối với các
sắc thuế nói chung, thuế tài sản nói riêng có
mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước và có sự
hỗ trợ lẫn nhau. Thuế tài sản ra đời sẽ cung
cấp các nguồn vốn, tiềm lực tài chính giúp
Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình, ngược lại, Nhà nước - bằng quyền lực
của mình, đảm bảo cho luật thuế tài sản thực
thi có hiệu quả.
2.4 Thuế tài sản mang tính chất là loại
thuế hỗ trợ cho thuế đánh trên thu nhập
Trong hệ thống thuế của một quốc gia,
thuế tài sản tồn tại bên cạnh thuế thu nhập,
thuế tiêu dùng nhằm bao quát được các khả
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 19(395) T10/2019
năng nộp thuế trong nền kinh tế11. Việt Nam
cũng không ngoại lệ, thuế tài sản khi được
xây dựng và ban hành sẽ là một trong ba bộ
phận cấu thành nên hệ thống thuế. Bên cạnh
các đặc điểm mà chúng tôi đã nêu, thuế tài
sản còn mang tính chất là loại thuế hỗ trợ
cho thuế đánh trên thu nhập.
Đặc điểm này có thể được minh chứng
qua thực tế hiện nay khi kinh tế Việt Nam đã
có sự tăng trưởng đáng kể so với thời kỳ đầu
hình thành hệ thống thuế thống nhất, nguồn
lực tài sản trong dân cư ngày càng gia tăng,
đồng thời, chênh lệch về giá trị tài sản sở
hữu giữa các chủ thể trong xã hội ngày càng
lớn12. Mặc khác, nguồn lực tài chính và thu
nhập của dân cư, đặc biệt là thu nhập từ von
không dễ dàng nhìn thấy được, thu nhập
của họ không chỉ được tạo lập từ một nguồn
duy nhất, mà sẽ hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau, bao gồm cả một số trường hợp
có thu nhập hợp pháp và không hợp pháp.
Do đó, cơ quan quản lý thuế không thể kiểm
soát được hết các nguồn thu của họ dẫn đến
dễ xảy ra tình trạng trốn thuế, gian lận về
thuế. Đồng thời, một số bộ phận dân cư có
những nguồn thu nhập ngầm, không phải kê
khai nộp thuế thu nhập cá nhân và họ dùng
nguồn tài chính này để mua sắm tài sản cất
giữ mà phổ biến là các loại bất động sản có
giá trị. Vấn đề này đã đặt ra không ít khó
khăn, thách thức cho cơ quan thu thuế, vừa
không thể kiểm soát hết các khoản thu nhập
của người nộp thuế, vừa mất đi một khoản
thu cho NSNN khi hiện nay pháp luật thuế
nước ta chưa có cơ chế điều chỉnh đối với
những hành vi này.
Chính vì vậy, Luật Thuế tài sản ra đời
sẽ bổ sung một số tài sản thuộc diện chịu
11 Nguyễn Chiến, Cơ sở thuế tài sản và những khoảng trống pháp lý cần lắp đầy,
-trao-doi/trao-doi-binh-luan/co-so-thue-tai-san-va-nhung-khoang-trong-phap-ly-can-lap-day-138098.html, [truy cập
ngày 11/02/2019].
12 Nguyễn Đình Chiến, Thuế tài sản và những khoảng trống cần lấp đầy, tlđd.
13 Nguyễn Thị Thủy, Giáo trình Luật Thuế (tái bản có bổ sung), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 23.
14 Bạch Dương, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tài sản với nhà trên 700 triệu, ôtô giá trên 1,5 tỷ,
bo-tai-chinh-de-xuat-danh-thue-tai-san-voi-nha-tren-700-trieu-oto-gia-tren-15-ty-20180413172632669.htm, truy cập
18/01/2019.
thuế mà không phải là đất đai nhằm đảm bảo
bao quát được các khả năng đóng góp của
người nộp thuế một cách đầy đủ nhất, đảm
bảo những chủ thể sở hữu tài sản được tạo
lập từ một số nguồn thu nhập ngầm hoặc thu
nhập không hợp pháp vẫn phải có nghĩa vụ
nộp thuế cho Nhà nước.
3. Vai trò thuế tài sản
3.1 Thuế tài sản đóng vai trò là nguồn thu
lớn và tương đối bền vững cho NSNN
Theo kinh nghiệm quốc tế, thuế tài sản
là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hệ
thống thuế của một quốc gia, luôn tồn tại
song hành cùng với thuế thu nhập và thuế
tiêu dùng nhằm bao quát được các khả năng
nộp thuế trong nền kinh tế và góp phần huy
động nguồn tài chính cho NSNN. Khi đó,
NSNN sẽ cung cấp các nguồn lực tài chính
nhằm đảm bảo cho bộ máy nhà nước đó
vận hành và thực hiện các chức năng xã
hội, kinh tế, an ninh quốc phòng của quốc
gia đó13. Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, kể cả những nước phát triển
và đang phát triển, thuế tài sản là một trong
các sắc thuế không thể thiếu, thể hiện vai
trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của
các quốc gia. Điển hình là ở các nước phát
triển, nguồn thu này chiếm tỷ lệ trung bình
3 - 4% so với tổng thu thuế, một số nước tỷ
lệ này lên đến 8% như Nhật Bản và xét trong
giai đoạn 2005 - 2013, tỷ lệ thu thuế tài sản
so với GDP ở các nước phát triển và một số
nước đang phát triển ở khu vực Châu Á là
khoảng 2% GDP14.
Ở Việt Nam, thời gian vừa qua, thuế
thu trong quá trình sử dụng tài sản (thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng
đất nông nghiệp) chỉ chiếm khoảng 0,036%
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 19(395) T10/2019
GDP và mới chỉ điều tiết đối với đất15. Cũng
vì vậy, nước ta mất đi nguồn thu lớn từ việc
thu thuế đối với nhà ở và đây là một trong
những lý do dẫn đến thu thuế liên quan đến
tài sản hiện tại của nước ta chiếm tỷ lệ thấp
hơn so với các quốc gia khác.
3.2 Thuế tài sản góp phần chống đầu cơ
Khi điều kiện kinh tế, xã hội phát triển,
các tầng lớp dân cư có khả năng tích lũy lớn
lượng tài sản nhất là nhà ở không ngừng gia
tăng. Họ sở hữu với số lượng nhiều căn hộ
nhưng lại không có nhu cầu sử dụng và ở
một diễn biến khác theo chiều ngược lại,
người cần sử dụng thì không thể mua nhà
trực tiếp, làm giảm cơ hội tiếp cận tài sản
của họ vì giá nhà đất tăng cao gấp nhiều lần
so với giá trị thực tế. Từ đó xảy ra tình trạng
bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận nhà ở,
một quyền rất cơ bản của con người. Hay
nói cách khác, khi tài sản không được đưa
vào sử dụng tạo ra lợi nhuận mà chỉ sử dụng
để nhằm duy trì sự tồn tại của nó, có nghĩa
là không làm tăng thêm giá trị16. Bởi vậy,
chống đầu cơ bất động sản là một trong các
vai trò quan trọng, là vấn đề cấp bách và có
thể sử dụng công cụ thuế tài sản đánh trên
đối tượng chịu thuế là bất động sản như
công cụ chống lại thực trạng trên.
3.3 Thuế tài sản góp phần đảm bảo công
bằng xã hội
Đây vừa là vai trò cũng đồng thời là
mục tiêu của pháp luật thuế tài sản nhằm
đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá
nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
sản. Động viên về thuế để không tạo ra sự
bất hợp lý giữa người có nhiều tài sản và
người có ít tài sản17. Công bằng ở đây không
có nghĩa là mọi người sở hữu tài sản phải
nộp số thuế giống nhau. Tùy vào từng loại
15 Nguyễn Thị Thu Trung, Thuế tài sản: Cần thiết, nhưng phải phù hợp và đúng đối tượng,
cuu-trao-doi/thue-tai-san-can-thiet-nhung-phai-phu-hop-va-dung-doi-tuong-138229.html, truy cập ngày 18/01/2019.
16 Nguyễn Thị Lan Hương, Hoàn thiện pháp luật thuế tài sản ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 4/2009, tr. 41.
17 Nguyễn Thị Lan Hương, tlđd.
18 Phan Phương Nam, Vận dụng nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế tài sản, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
15/2018, tr. 37.
tài sản có thể chịu thuế và số lượng, giá trị
tài sản của mỗi chủ sở hữu mà số thuế phải
nộp cho NSNN là khác nhau.
Xét về mặt kinh tế học, công bằng xã
hội được thể hiện qua hai khía cạnh: công
bằng theo chiều ngang và công bằng theo
chiều dọc. Trong xã hội hiện nay có không
ít cá nhân sở hữu nhiều tài sản có giá trị
ngang nhau và đạt được một số lợi ích nhất
định từ sự an toàn đối với tài sản. Do vậy,
công bằng theo chiều ngang đòi hỏi các chủ
thể có điều kiện, hoàn cảnh như nhau thì sẽ
thực hiện nghĩa vụ thuế tài sản cho NSNN
giống nhau. Ngược lại hệ thống thuế công
bằng theo chiều dọc được hiểu là các chủ
thể có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì
thực hiện nghĩa vụ thuế khác nhau, người
có điều kiện hơn sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế
cao hơn người có điều kiện kém thuận lợi
hơn18. Đây là điều hợp lý, công bằng, phù
hợp với khả năng đóng góp cụ thể của từng
người. Mặt khác, những đối tượng được ưu
đãi, miễn giảm thuế khi có đầy đủ điều kiện
thì họ cũng được hưởng sự đối xử ưu đãi
tương ứng.
Vai trò thực thi công bằng xã hội được
thể hiện khá nõ nét trong từng loại thuế. Tính
công bằng xã hội trong pháp luật thuế tài sản
được hiểu là những định hướng cho việc xác
định nội dung, yêu cầu trong các quy định
pháp luật về thu thuế đối với tài sản nhằm
đảm bảo việc thu nộp thuế là hợp lý dựa trên
khả năng chi trả của người nộp thuế và cần
xem xét, cân nhắc, tính toán đến các yếu tố
hoàn cảnh, điều kiện của người nộp thuế.
3.4 Thuế tài sản là công cụ quan
trọng để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Ngày nay, các sắc thuế nói chung và
thuế tài sản nói riêng không chỉ có vai trò
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 19(395) T10/2019
là nguồn thu quan trọng cho NSNN mà còn
góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà
nước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền
kinh tế bằng nhiều biện pháp và công cụ
khác nhau trong đó thuế được xem là công
cụ sắc bén và hữu hiệu nhất. Nhà nước sử
dụng các sắc thuế như một bàn tay vô hình
để quản lý điều tiết vĩ mô kinh tế và thông
qua hệ thống pháp luật về thuế, Nhà nước
thể hiện ý chí của mình, điều hành mọi hoạt
động kinh tế xã hội một cách gián tiếp góp
phần thực hiện công bằng xã hội. Cụ thể hơn,
với tài sản, Nhà nước có thể làm thay đổi
hoặc can thiệp gián tiếp vào các hành vi sở
hữu, sử dụng tài sản, quyết định đầu tư của
các tổ chức cá nhân nhằm đạt được các mục
tiêu của Nhà nước mà không cần sử dụng
các biện pháp mệnh lệnh hành chính. Chẳng
hạn, việc quy định các đối tượng chịu thuế
hay không chịu thuế, mức thuế suất khác
nhau đối với từng loại tài sản đều sẽ ảnh
hưởng đến cơ hội tiếp cận tài sản của một số
tầng lớp dân cư trong xã hội, quá trình phân
phối của cải và nhu cầu thúc đẩy hoạt động
sản xuất kinh doanh. Qua đó có thể làm thay
đổi luồng chu chuyển vốn từ một số người
giàu có sang cho người nghèo, đảm bảo nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước để phục vụ cho
các vấn đề an sinh xã hội, an ninh trật tự và
dịch vụ chung cho cộng đồng. Vì vậy, có thể
thấy trên thực tế, giữa thu thuế nói chung và
thuế tài sản nói riêng với quản lý nền kinh tế
xã hội luôn song hành cùng nhau, sẽ không
thể thu được thuế tài sản nếu chưa thực hiện
tốt công tác quản lý kinh tế xã hội của Nhà
nước và ngược lại.
4. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định
của pháp luật về thuế tài sản ở Việt Nam
Thứ nhất, nhằm thể chế hóa quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách
tài chính đối với tài sản và thực hiện tái cơ
cấu nguồn thu ngân sách nhà nước19.
19 Bộ Tài chính, Tờ trình về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản ngày 17/04/2018.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về tiếp
tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc
đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại đã nêu: “Nghiên cứu ban
hành thuế bất động sản (đối tượng chịu thuế
phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất)”.
Tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày
18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương,
giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công
để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn,
bền vững đã đề ra một trong những giải pháp
thực hiện là: “Tập trung cơ cấu lại nguồn
thu, phù hợp với thông lệ quốc tế; khai
thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo
vệ môi trường”.
Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày
09/22/2016 của Quốc hội về kế hoạch tài
chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020
đề ra một trong các giải pháp là: “Nghiên
cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều
kiện thực tế của Việt Nam”.
Các nghị quyết trên cho thấy vai trò
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
đối với các chính sách thuế của nước ta trong
giai đoạn phát triển đất nước theo hướng
công nghiệp hiện đại. Đảng lãnh đạo thông
qua việc đề ra những chủ trương, đường lối
chính sách và hoạt động của Đảng phải dựa
trên khuôn khổ pháp luật, vậy nên để những
chủ trương này đi vào thực tiễn thì với vai
trò quản lý của mình, Nhà nước sẽ cụ thể
hóa bằng những biện pháp cụ thể trong đó
có việc thực hiện ban hành các chính sách
pháp luật.
Thứ hai, góp phần xây dựng hệ thống
thuế đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế
Thuế tài sản là khái niệm ra đời rất
sớm và phổ biến ở hầu hết các nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, đến thời điểm hiện tại tuy
chưa có sắc thuế nào mang tên thuế tài sản
nhưng trên thực tế, dựa vào cơ sở lý luận về
(Xem tiếp trang 47)
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 19(395) T10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thue_tai_san_va_nhung_van_de_lien_quan_den_viec_xay_dung_lua.pdf