Thương mại biên giới của Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra

Kết luận Nhờ vào các chính sách, sáng kiến hợp tác kinh tế biên giới, tình hình thương mại, đầu tư, du lịch, di chuyển lao động giữa Việt Nam với ba nước láng giềng có chung đường biên giới nhìn chung có sự gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt - Trung. Tuy nhiên, với những hạn chế và khó khăn như đã phân tích ở trên, Chính phủ và các địa phương cần có các giải pháp đồng bộ và cụ thể để đồng thời vừa quản lý, vừa phát triển thương mại biên giới. Trước hết, cần có sự phối hợp chính sách với các nước có chung đường biên giới thông qua tăng cường cơ chế trao đổi chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách giữa các tỉnh biên giới, đặc biệt là chính sách về thương mại, du lịch, thuế, hải quan, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ các địa phương trong việc hài hòa hóa chính sách, tạo một hành lang pháp lý minh bạch hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Cần quan tâm hỗ trợ nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế cửa khẩu cho các tỉnh biên giới. Bên cạnh đó, cần đánh giá, rà soát về các nội dung của Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng, có các biện pháp tổ chức lại việc buôn bán biên giới tiểu ngạch, khuyến khích xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và thanh toán theo thông lệ quốc tế. Chính quyền địa phương và các hiệp hội doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt xây dựng các kênh thông tin thường xuyên và cập nhật về chính sách thương mại biên giới của các nước láng giềng.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thương mại biên giới của Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Khoa học Xã hội và Nhân văn 62(4) 4.2020 Mở đầu Hợp tác kinh tế biên giới là một xu hướng ngày càng phát triển với nhiều hình thức khác nhau [1]. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước Trung Quốc, Lào và Campuchia với tổng cộng chiều dài biên giới khoảng 4.654 km. Có thể thấy, quan điểm nhất quán của Việt Nam là phát triển kinh tế khu vực biên giới gắn với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững và thúc đẩy hợp tác kinh tế biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia; đồng thời việc phát triển kinh tế biên giới luôn phải đi kèm với yêu cầu đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng. Trong các hình thức hợp tác kinh tế biên giới, thương mại biên giới là hình thức lâu đời và phát triển Thương mại biên giới của Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra Nguyễn Anh Thu1*, Nguyễn Thị Minh Phương1, Nguyễn Thị Vũ Hà1, Bùi Bá Nghiêm2 1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương Ngày nhận bài 27/2/2020; ngày chuyển phản biện 2/3/2020; ngày nhận phản biện 29/3/2020; ngày chấp nhận đăng 31/3/2020 Tóm tắt: Hợp tác kinh tế biên giới, nhất là thương mại giữa các quốc gia láng giềng là một xu thế đang ngày càng tỏ rõ hiệu quả vì lợi ích chung của các bên tham gia, đặc biệt với các quốc gia có đường biên giới dài như Việt Nam. Bài viết chỉ ra rằng, hoạt động thương mại giữa Việt Nam với ba nước láng giềng có chung đường biên giới nhìn chung có sự gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt - Trung. Tuy nhiên, Chính phủ và các địa phương cần có các giải pháp cho các vấn đề lớn đặt ra, như vấn đề về cơ sở hạ tầng, các khó khăn trong phát triển cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương cũng như sự thống nhất, hài hoà về chính sách với quốc gia láng giềng. Từ khóa: hợp tác kinh tế biên giới, thương mại biên giới, Việt Nam. Chỉ số phân loại: 5.2 *Tác giả liên hệ: Email: thuna@vnu.edu.vn Vietnam’s border trade: Current situation and issues Anh Thu Nguyen1*, Thi Minh Phuong Nguyen1, Thi Vu Ha Nguyen1, Ba Nghiem Bui2 1University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi 2Import and Export Department, Ministry of Industry and Trade Received 27 February 2020; accepted 31 March 2020 Abstract: Border economic cooperation and border trade among neighboring countries in particular, are being proved to be increasingly effective for the mutual benefits of the participants, especially for the country with a long border like Vietnam. The study exhibited that the trade between Vietnam and three neighboring countries has developed rapidly, especially the trade between Vietnam and China. However, the Government and localities should have solutions for important issues like infrastructure and for difficulties in developing the local business community as well as the policy harmonisation with the neighboring countries. Keywords: border economic cooperation, border trade, Vietnam. Classification number: 5.2 2Khoa học Xã hội và Nhân văn 62(4) 4.2020 nhất. Hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam với các quốc gia láng giềng đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới Việt Nam [2]. Tuy nhiên, vẫn còn các vấn đề lớn đặt ra cần giải quyết liên quan đến sự phát triển bền vững của các hình thức hợp tác kinh tế biên giới nói chung và thương mại biên giới nói riêng. Bài viết này sẽ đánh giá thực trạng hợp tác thương mại biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng thông qua các số liệu về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu mặt hàng, qua đó đưa ra một số nhận định, đánh giá và hàm ý chính sách. Thực trạng hợp tác thương mại biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia Hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới trên đất liền ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới (bảng 1). Bảng 1 cho thấy trong giai đoạn 2011-2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới nhìn chung gia tăng qua các năm (trừ năm 2012 giảm 10,9%). Kim ngạch năm 2018 đạt hơn 31 tỷ USD, gấp hơn 2 lần kim ngạch năm 2011, đạt hơn 13,5 tỷ USD. Kim ngạch thương mại biên giới chiếm tỷ lệ cao, 27-40% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Xét về cán cân thương mại biên giới, Việt Nam thường xuyên xuất siêu qua biên giới với Lào và Campuchia với giá trị ngày càng tăng. Năm 2019, mức xuất siêu với Campuchia là hơn 3,4 tỷ USD và với Lào là gần 250 triệu USD. Đối với Trung Quốc, Việt Nam thường xuyên nhập siêu. Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc Hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc sôi động nhất trong ba tuyến biên giới với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, quy mô thương mại qua biên giới tương đối lớn. Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm tới 84,2% tổng kim ngạch biên mậu của Việt Nam. Trong khi đó, kim ngạch với Campuchia chỉ chiếm 11,6% và với Lào 4,2%. Kim ngạch thương mại qua biên giới Việt - Trung gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2011-2016 với kim ngạch năm 2016 đạt gần 24,5 tỷ USD, gấp hơn hai lần kim ngạch đạt được năm 2011 (hơn 10,3 tỷ USD). Đặc biệt năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng rất mạnh (87,8%). Năm 2018, kim ngạch thương mại biên giới Việt - Trung đạt 25,636 tỷ USD. Cụ thể, xuất nhập khẩu đạt 7,108 tỷ USD. Các phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan đạt 17,468 tỷ USD; mua bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới đạt 1,06 tỷ USD [3]. Tổng giá trị hàng hóa qua tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc gần mười năm trở lại đây tăng trưởng trung bình khoảng 32% và chiếm tỷ lệ 31,25% tổng kim ngạch thương mại song phương trong cùng giai đoạn, trong đó tập trung phần lớn qua các cửa khẩu thuộc địa bản các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai. Tuy nhiên, cán cân thanh toán trong thương mại biên giới với Trung Quốc thâm hụt trong thời gian dài là một vấn đề cần lưu ý đối với Việt Nam [5]. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu Việt - *Theo Thông báo số 2919/BCT-XNK ngày 16/4/2018 của Bộ Công thương về việc giải thể Ban chỉ đạo thương mại biên giới Trung ương, Ban chỉ đạo thương mại biên giới sẽ không có cấp Trung ương mà chỉ có cấp tỉnh do UBND thành lập (Ban chỉ đạo thương mại biên giới tỉnh). Bảng 1. Kim ngạch, tốc độ tăng và tỷ trọng thương mại hàng hóa qua biên giới của Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia giai đoạn 2011-2019. Đơn vị: triệu USD, % Nguồn: năm 2011-2016: tổng hợp của Thường trực Ban chỉ đạo thương mại biên giới (2017)*; năm 2017-2019: tổng hợp từ các báo cáo tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào, Việt Nam và Campuchia của Bộ Công thương. Năm Trung Quốc Lào Campuchia Tổng cộng Kim ngạch Tốc độ tăng Kim ngạch Tốc độ tăng Kim ngạch Tốc độ tăng Kim ngạch Tốc độ tăng Tỷ trọng 2011 10.352,8 29,9% 813,5 27,8% 2.389,4 22,1% 13.555,7 28,3% 35% 2012 8.662,1 -16,3% 1.075,4 32,2% 2.347,0 -1,8% 12.084,5 -10,9% 27% 2013 16.266,0 87,8% 1.259,0 17,1% 3.424,0 45,9% 20.949,0 73,4% 38% 2014 17.203,0 5,8% 1.512,0 20,1% 2.963,0 -13,5% 21.678,0 3,5% 34% 2015 24.067,1 39,9% 1.321,5 -12,6% 3.051,9 3,0% 28.440,5 31,2% 40% 2016 24.497,0 1,8% 1.201,2 -9,1% 3.387,6 11,0% 29.085,8 2,3% 34% 2017 _ _ 889,5 _ 3.801,1 _ _ _ _ 2018 25.636 [3] _ 1.031,9 _ 4.760,7 _ _ _ _ Ước 2019 19.431 (9 tháng đầu 2019) [4] _ 1.158,4 _ 5.228,3 _ _ _ _ 3Khoa học Xã hội và Nhân văn 62(4) 4.2020 Trung chủ yếu vẫn là các mặt hàng nông sản, bao gồm trái cây tươi, chiếm trên 50% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới. Bên cạnh đó là các mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ như cao su và các sản phẩm từ cao su, sắn lát và tinh bột sắn, thủy sản, bánh kẹo, cà phê, chè các loại Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc giúp tiêu thụ một lượng lớn nông sản của Việt Nam. Hiện thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, như sắn (chiếm 90%), gạo (40%), cao su (50%). Cơ cấu mặt hàng tạm nhập tái xuất chủ yếu là hàng đông lạnh, quặng các loại, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, nông sản, lâm sản, hóa chất và các mặt hàng khác. Cơ cấu mặt hàng kho ngoại quan chủ yếu là máy móc thiết bị, hàng đông lạnh. Cơ cấu hàng hóa trao đổi cư dân biên giới chủ yếu là hàng nông sản và tạp hóa. Ở chiều ngược lại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu qua biên giới với Trung Quốc những nhóm hàng chế biến, chế tạo như máy móc thiết bị, phụ tùng, sắt thép các loại, điện thoại các loại và linh kiện, hóa chất, sản phẩm từ chất dẻo... Việt Nam luôn thuộc nhóm đối tác thương mại lớn nhất của hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Cụ thể, Việt Nam liên tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Quảng Tây trong 17 năm qua. Số liệu thống kê thương mại biên giới giữa Quảng Tây với các tỉnh biên giới Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô thương mại chính ngạch. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Quảng Tây sang Việt Nam chỉ đạt 7 tỷ USD, năm 2012, con số này đạt 9,73 tỷ USD, tăng 28,4% và đóng góp 23,7% vào tổng kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc - Việt Nam. Năm 2013, con số này là 13,2 tỷ USD, tăng trưởng 36%. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu Quảng Tây - Việt Nam chỉ đạt mức 14 tỷ USD do những căng thẳng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD981. Nhưng khi quan hệ giữa hai nước được cải thiện, kim ngạch thương mại hai chiều Quảng Tây - Việt Nam lại tăng mạnh, lên tới 25 tỷ USD vào năm 2015, 24,64 tỷ USD năm 2016, chiếm tới 84,9% tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Quảng Tây và các nước ASEAN. Đối với Vân Nam, thương mại hai chiều với Việt Nam thường chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch thương mại với các nước ASEAN. Cùng với Myanmar và Lào, Việt Nam nằm trong nhóm ba đối tác thương mại lớn nhất của Vân Nam. Ở chiều ngược lại, theo số liệu của Cục Thống kê các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai là ba tỉnh có giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc và giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc. Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào Thương mại biên giới giữa Việt Nam với Lào cũng đạt được những tiến bộ nhất định mặc dù có xu hướng giảm sút trong một vài năm gần đây. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch hai chiều qua biên giới giữa Việt Nam và Lào từ năm 2011-2014 đều tăng trên 17%. Tuy nhiên, từ năm 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới có xu hướng sụt giảm, cụ thể năm 2015 còn hơn 1,3 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm 2014; và năm 2016 kim ngạch lại tiếp tục giảm xuống 1,2 tỷ USD, tương đương với mức giảm 9,1% so với năm trước đó. Mức giảm này còn tiếp tục trong năm 2017 nhưng sau đó đã được phục hồi vào năm 2018 và 2019. Cán cân thương mại qua biên giới giữa Lào và Việt Nam không ổn định, ở giai đoạn trước Việt Nam nhập siêu, song những năm gần đây thường xuất siêu, tuy nhiên giá trị còn chưa cao, trong khoảng 150-250 triệu USD/năm. Hàng hóa xuất khẩu qua biên giới từ Việt Nam sang Lào chủ yếu là xăng dầu các loại, sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng. Hàng hóa nhập khẩu qua biên giới từ Lào chủ yếu là phân bón các loại, quặng và khoáng sản. Có thể thấy, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu qua biên giới giữa hai bên chưa đa dạng và do đó thương mại biên giới phụ thuộc lớn vào sự biến động của các hàng hóa trao đổi này. Đây cũng là một nguyên nhân giúp lý giải sự sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới giữa hai bên trong một vài năm gần đây. Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Campuchia Hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia trong những năm qua đã có những bước phát triển tích cực. Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đạt gần 3,4 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia năm 2018 đã có bước tiến lớn, đạt 4,76 tỷ USD và ước thực hiện năm 2019 là 5,23 tỷ USD. Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn của Campuchia (chiếm 4,15% tổng giá trị xuất khẩu của Campuchia) và đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, chỉ sau Thái Lan. Kim ngạch trao đổi qua biên giới chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 90% trong tổng kim ngạch thương mại song phương. Đặc biệt, khác với trao đổi buôn bán qua biên giới với Trung Quốc, cán cân thương mại qua biên giới của Việt Nam với Campuchia thường xuyên ở tình trạng xuất siêu. Năm 2013, xuất siêu hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia đạt mức kỷ lục 2,4 tỷ USD, sau đó suy giảm xuống 1,5 tỷ USD năm 2016, rồi lại tăng lên và đạt mức 2,8 tỷ USD trong năm 2018. Năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục với giá trị lên đến hơn 3,4 tỷ USD. Các mặt hàng chính mà Việt Nam xuất khẩu qua biên giới sang Campuchia là sắt thép, xăng dầu, hàng dệt may, nguyên liệu dệt may, da giầy... Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm hạt điều, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ... Hàng hóa được tập trung trao đổi chủ yếu tại các cửa khẩu thuộc tỉnh An Giang và Tây Ninh, chiếm đến 95% kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh có chung biên giới với Campuchia. 4Khoa học Xã hội và Nhân văn 62(4) 4.2020 Một số đánh giá và vấn đề đặt ra Thương mại biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới nhìn chung có chiều hướng gia tăng qua các năm. Hoạt động thương mại ở khu vực biên giới diễn ra tương đối sôi động, trở thành động lực phát triển cho các tỉnh biên giới và cải thiện đời sống cho cư dân biên giới. Hợp tác kinh tế biên giới phát triển đi kèm với công tác an ninh - quốc phòng được giữ vững, ổn định, cơ bản đạt được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, hợp tác thương mại biên giới của Việt Nam với các nước làng giềng có chung đường biên giới vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Với Trung Quốc, quan hệ thương mại song phương hơn mười năm qua luôn ở trạng thái mất cân bằng lớn, có lợi cho Trung Quốc. Buôn bán tiểu ngạch còn chiếm tỷ trọng khá cao nên doanh nghiệp và cư dân Việt Nam nhiều lúc phải chịu thua thiệt. Công nghiệp phụ trợ chậm phát triển tại Việt Nam cũng góp phần khiến Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, gây mất cân đối cơ cấu kinh tế và thương mại. Bên cạnh đó, tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở tuyến biên giới phía Bắc ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho việc quản lý khu vực biên giới, làm hỗn loạn thị trường và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Một số hình thức gian lận thương mại trong quan hệ thương mại Việt - Trung xảy ra khá phổ biến như: hàng xuất nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam thường dùng thủ đoạn lập hợp đồng ngoại thương giả mạo hoặc thông đồng với doanh nghiệp nước ngoài ghi giá trên hợp đồng mua bán hàng nhập khẩu thấp để trốn thuế hoặc lợi dụng kẽ hở trong chính sách hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu. Việc thanh toán trong xuất nhập khẩu Việt - Trung qua ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước mặc dù đã có Hiệp định thanh toán và hợp tác do Chính phủ hai bên ký kết. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới vẫn hoành hành; hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới vẫn diễn ra thường xuyên. Sự phát triển nhanh của thương mại Việt - Trung đi cùng với sự tổ chức quản lý chưa chặt chẽ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam. Điều này đến từ ảnh hưởng của việc nhập khẩu các loại rau quả, thực phẩm tươi sống không qua kiểm dịch chặt chẽ từ Trung Quốc. Các loại rau quả, thực phẩm tươi sống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã đe dọa tới sức khỏe của người tiêu dùng. Việc vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ không kịp thời, làm ứ đọng hàng hóa, thối nát, gây ô nhiễm môi trường ở các khu vực chợ và cửa khẩu biên giới. Việc nhập lậu các loại hóa chất sử dụng cho nông nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật qua biên giới cũng ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái. Với Campuchia, các địa phương phía Campuchia nhìn chung phát triển kém, giao thông đi lại khó khăn và có khoảng cách phát triển khá chênh lệch với các địa phương của Việt Nam. Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng biên và hợp tác kinh tế biên giới còn nhiều hạn chế nên thực trạng hợp tác kinh tế biên giới giữa Việt Nam và Campuchia thấp hơn nhiều so với tiềm năng. Các cặp cửa khẩu quốc tế ở phía Campuchia có sự phát triển không đồng đều, giao thương tập trung chủ yếu qua các cửa khẩu với tỉnh Tây Ninh và An Giang của Việt Nam. Nhiều cặp cửa khẩu quốc tế tuy được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng nhưng chưa được đưa vào Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa hai Chính phủ, tạo ra rào cản cho việc xuất nhâp cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Quy mô hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ không ổn định. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới còn nghèo nàn, chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa hình thành các mặt hàng chủ lực. Nhiều mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn như máy móc, đồ điện gia dụng, hàng mỹ phẩm Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu nhưng lại được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch. Hạ tầng cơ sở cho hoạt động buôn bán tại các chợ cửa khẩu còn lạc hậu, nghèo nàn, đặc biệt là giao thông không thuận lợi, kho bãi thiếu đã hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa. Cùng với hoạt động thương mại qua các cửa khẩu, nạn buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra hết sức nghiêm trọng trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Chính sách di dân ra biên giới tuy bước đầu phát huy hiệu quả tích cực, nâng cao mật độ dân cư vùng biên nhưng do không có đất sản xuất, không nghề nghiệp ổn định nên đời sống của những người này gặp nhiều khó khăn, dẫn tới hiện tượng cư dân biên giới sau một thời gian sinh sống lại chuyển vào nội địa hoặc đi nơi khác lao động, thậm chí tham gia buôn lậu qua biên giới. Với Lào, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại biên giới giữa hai bên chưa bền vững, có nhiều giai đoạn sụt giảm, bấp bênh. Giá trị nhiều mặt hàng còn nhỏ, chưa có nhiều mặt hàng mang tính chủ lực, đột phá. Hàng hóa của Việt Nam xuất sang Lào chưa có tính cạnh tranh bằng hàng hóa của Thái Lan và Trung Quốc. Việt Nam cũng chưa phát huy được thế mạnh của Lào như một thị trường trung chuyển để mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác. Nạn buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra khá phức tạp. Đời sống vật chất và tinh thần của đa số đồng bào các dân tộc các địa phương của Lào còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Giao thông đi lại giữa hai bên và trong khu vực biên giới của hai nước rất khó khăn, ngoại trừ một vài khu vực cửa khẩu đông dân cư. Có thể thấy một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy hiệu quả thương mại biên giới là: (i) điều kiện phát triển 5Khoa học Xã hội và Nhân văn 62(4) 4.2020 kinh tế ở khu vực biên giới không thuận lợi (địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, cư dân biên giới chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số dân trí thấp, đời sống khó khăn; địa bàn rộng, đường biên giới dài, có nhiều lối mở qua lại nên khó kiểm soát...); (ii) cơ sở hạ tầng cứng và mềm cho phát triển kinh tế tại khu vực biên giới gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các tỉnh biên giới giáp Việt Nam của Lào và Campuchia; (iii) doanh nghiệp hoạt động tại khu vực biên giới hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm triển khai hoạt động kinh doanh còn hạn chế; (iv) thiếu sự đồng bộ, hài hoà về chính sách giữa Việt Nam và các nước láng giềng nhằm phát triển và quản lý thương mại biên giới. Kết luận Nhờ vào các chính sách, sáng kiến hợp tác kinh tế biên giới, tình hình thương mại, đầu tư, du lịch, di chuyển lao động giữa Việt Nam với ba nước láng giềng có chung đường biên giới nhìn chung có sự gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt - Trung. Tuy nhiên, với những hạn chế và khó khăn như đã phân tích ở trên, Chính phủ và các địa phương cần có các giải pháp đồng bộ và cụ thể để đồng thời vừa quản lý, vừa phát triển thương mại biên giới. Trước hết, cần có sự phối hợp chính sách với các nước có chung đường biên giới thông qua tăng cường cơ chế trao đổi chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách giữa các tỉnh biên giới, đặc biệt là chính sách về thương mại, du lịch, thuế, hải quan, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ các địa phương trong việc hài hòa hóa chính sách, tạo một hành lang pháp lý minh bạch hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Cần quan tâm hỗ trợ nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế cửa khẩu cho các tỉnh biên giới. Bên cạnh đó, cần đánh giá, rà soát về các nội dung của Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng, có các biện pháp tổ chức lại việc buôn bán biên giới tiểu ngạch, khuyến khích xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và thanh toán theo thông lệ quốc tế. Chính quyền địa phương và các hiệp hội doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt xây dựng các kênh thông tin thường xuyên và cập nhật về chính sách thương mại biên giới của các nước láng giềng. LỜI CẢM ƠN Bài viết nằm trong khuôn khổ đề tài KX.01.09/16-20: “Luận cứ khoa học cho sự hình thành và phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới ở Việt Nam”. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ và Chương trình KX.01/16-20. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Anh Thu và Nguyễn Thị Thanh Mai (2017), “Mô hình khu hợp tác kinh tế biên giới và một số gợi mở”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, 6(2017), tr.38-51. [2] Nguyễn Anh Thu và Vũ Thanh Hương (2018), “Sự phát triển của các Khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 7(220), tr. 30-38. [3]v bien-gioi-viet-trung-xay-dung-dinh-huong-dai-han-308390.html. [4] mai-bien-gioi-viet-trung-trien-khai-hang-loat-giai-phap-314701. html. [5] Nguyễn Trường Giang (2017), Hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc): Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Mô hình khu kinh tế xuyên biên giới: Thực trạng và triển vọng, Cao Bằng, 10/10/2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuong_mai_bien_gioi_cua_viet_nam_thuc_trang_va_mot_so_van_d.pdf
Tài liệu liên quan