Tỉ lệ bệnh da chung và từng loại bệnh da
- Tỉ lệ bệnh da chung: 88%. Tỉ lệ này tăng cao
vì trong mẫu đa số là phụ nữ và tỉ lệ có rạn da
liên quan thai kỳ cao.
- Tỉ lệ rạn da trong mẫu là 70%, trong đó rạn
da có liên quan thai kỳ là 73% trong số rạn da. Tỉ
lệ rạn da ở phụ nữ mang thai theo Lê Thái Vân
Thanh là 73,4%.
- Tỉ lệ dầy sừng lòng bàn chân là 30%, so với
Garcia-Hidalgo và cs là 35% và một nghiên cứu
ở Iraq là 47%. Trong mẫu này hơi thấp hơn có
thể vì đa số là béo phì độ 1.
- Tỉ lệ gai đen là 24%. Nghiên cứu ở Mê-hi-cô
là 29%, ở Iraq là 72%, ở phụ nữ Brazil đa sắc tộc
là 80,7%. Tỉ lệ trong các nghiên cứu khác nhau có
thể do màu da khác nhau.
- Tỉ lệ u da có cuống là 18%. Tỉ lệ này thấp
hơn nghiên cứu ở Mê-hi-cô (44%), hay ở Iraq
(58%). Tỉ lệ này trên người lớn béo phì Việt Nam
thì chưa thấy trước đây.
- Tỉ lệ sạm da là 18%. Tỉ lệ bệnh da này trên
đối tượng nguy cơ là mang thai ở Quận 4 là
24,2%. Có thể trong mẫu nghiên cứu có chứa
nguy cơ tìm ẩn như thuốc ngừa thai, rối loạn
chức năng gan, thiếu dinh dưỡng, tập thể dục
dưới trời nắng
- Tỉ lệ viêm kẽ là 12%, so với nghiên cứu ở
Iraq là 52%. Sự khác biệt có thể do thời tiết hay
sự quan tâm đến bệnh của đối tượng; hơn nữa,
mẫu chủ yếu là béo phì độ 1.
- Tỉ lệ mụn trứng cá là 9,09%. Trong mẫu
này, đa số ở lứa tuổi hết mụn trứng cá.
- Dãn tĩnh mạch chân chiếm 8,83%. Chúng
tôi không tìm thấy tỉ lệ bệnh này ở người lớn béo
phì Việt Nam trước đó.
- Rậm lông chiếm 9,09% trong 352 nữ.
Nghiên cứu ở Iraq, tỉ lệ này là 20% so với nhóm
không béo phì là 7,5%. Tỉ lệ trong mẫu thấp hơn
có thể do yếu tố chủng tộc.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan ở người lớn béo phì tại phòng khám béo phì viện YDHDT thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1
TỈ LỆ BỆNH DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI LỚN BÉO PHÌ
TẠI PHÒNG KHÁM BÉO PHÌ VIỆN YDHDT TPHCM
Lê Thành Khánh Hải* Nguyễn Tất Thắng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh da và một số yếu tố liên quan ở người lớn béo phì.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 385 đối tượng người lớn béo phì liên tục từ
tháng 10/2007 đến tháng 1/2008. Đối tượng được đo chỉ số nhân trắc và 282 người được lấy máu lúc đói xét
nghiệm glucose, triglyceride, cholesterol toàn phần, HDL, LDL.
Kết quả: Tỉ lệ biểu hiện da chung là 88%, trong đó rạn da 70%, dầy sừng lòng bàn chân 30%, gai đen 24%,
u da có cuống 18%, sạm da 18%, viêm kẽ 12%... Khi BMI tăng thì sẽ tăng tỉ lệ bị dầy sừng lòng bàn chân
(p=0,01), gai đen (p<0,001), viêm kẽ (p<0,001), và độ nặng gai đen càng tăng (p<0,001). Tỉ số tỉ suất hiện mắc
của dầy sừng lòng bàn chân và gai đen ở bệnh nhân ĐTĐ tương ứng là 1.74 (p=0.04) và 1.98 (p<0.001), sau khi
kiểm soát độ béo phì. Gai đen cũng nặng hơn ở nhóm có ĐTĐ so với nhóm không ĐTĐ (p=0,005). Ở nhóm u da
có cuống, mức cholesterol toàn phần cao hơn (p=0,02) và mức LDL cũng cao hơn (p=0,049). Mức HDL ở nhóm
gai đen thấp hơn (p=0,04).
Kết luận: Tỉ lệ bệnh da là 88%. Bệnh nhân béo phì có gai đen, dầy sừng lòng bàn chân, hay u da có cuống
nên tầm soát rối loạn chuyển hóa.
ABSTRACT
THE PREVALENCE OF SKIN DISEASES AND RELATED FACTORS IN ADULT OBESITY AT THE
OUT PATIENT OBESITY CLINIC OF THE TRADTIONAL MEDICAL INSTITUTE, HO CHI MINH
CITY
Le Thanh Khanh Hai, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 309 - 315
Objectives: To define the prevalence of skin diseases in obese adults and their related factors in adult obesity.
Methods: 385 obese adult consecutively admitted to an outpatient obesity clinic from October 2007 to
January 2008 participated in our cross-sectional study. Subjects were measured using anthropometry indicators
and 282 participants submitted to fasting plasma glucose, triglyceride, total cholesterol, HDL and LDL.
Results: The prevalence of skin diseases was 88%, including striae distensae 70%, plantar hyperkeratosis
30%, acanthosis nigricans 24%, skin tags 18%, melasma 18%, intertrigo 12%... A higher prevalence of plantar
hyperkeratosis (p=0.01), acanthosis nigricans (p<0.001), intertrigo (p<0.001) and more severe degree of
quantitative scale for acanthosis nigricans (p<0.001) was observed in the higher BMI group. The prevalence of
plantar hyperkeratosis and acanthosis nigricans in patients with diabetes mellitus was 1.74 (p=0.04) and 1.98
(p<0.001), respectively, after controlling for obese class. Acanthosis nigricans was also more severe in diabetes
mellitus group versus the one without diabetes mellitus (p=0.005). The mean total cholesterol and LDL levels
were higher in skin tags group than the one without skin tags (p=0.02 and p=0.049, respectively). In acanthosis
nigricans group, the mean HDL levels were lower than the group without acanthosis nigricans (p=0.04).
Conclusions: The prevalence of skin diseases was 88%. Obese patients with acanthosis nigricans, plantar
hyperkeratosis, or skin tags should be targeted for screening metabolic disturbances.
* Bệnh viện 115 ** Bộ Môn da Liễu ĐHYD TPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2
MỞ ĐẦU
Béo phì là vấn đề của toàn cầu. Trên thế giới
có nhiều nghiên cứu về gai đen ở người béo phì,
nhưng có quá ít nghiên cứu về nhiều biểu hiện
da trên người béo phì. Nghiên cứu ở Mê-hi-cô
trên 156 người lớn béo phì ghi nhận dầy sừng
lòng bàn chân là 35%, gai đen 29%, rạn da là
43%, u da có cuống là 44%, dầy sừng nang lông
là 21%(4). Một nghiên cứu tại Iraq trên 100 người
lớn béo phì, ghi nhận gai đen 72%, dầy sừng
lòng bàn chân 47%, u da có cuống 58%, rạn da
33%, viêm kẽ 52%, khô da 23%, rậm lông 20%(8).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định tỉ lệ
bệnh da trên người lớn béo phì tại Phòng khám
Béo Phì Viện YDHDT TPHCM, đồng thời tìm
các yếu tố liên quan đến bệnh da như các chỉ số
nhân trắc, đường huyết, lipid máu. Nghiên cứu
này nhằm mục đích biết được sự phân bố bệnh
da trên người lớn béo phì và bước đầu biết được
một số yếu tố liên quan đến các bệnh da này, từ
đó điều trị bệnh da hiệu quả hơn và có thể xem
một số biểu hiện da là chỉ điểm của rối loạn bên
trong cơ thể béo phì.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Rạn da: Bệnh sinh chính xác chưa được
giải thích, nhưng yếu tố cơ học, nội tiết tố, và
gen có thể giữ vai trò. Simkin và Arce thấy
mức adrenocorticosteroids cao hơn ở người
béo phì có rạn da so với béo phì không rạn da.
Có thể gặp ở người mang thai, bệnh gan mãn
tính, hội chứng Marfan, hay do thoa
glucocorticoid kéo dài.
Dầy sừng lòng bàn chân: Dầy sừng lòng bàn
chân của người béo phì được mô tả bởi Garcia-
Hidalgo và cs năm 1999. Dầy sừng hình móng
ngựa nằm ở phần sau của lòng bàn chân là dấu
hiệu da thường thấy nhất ở người cân nặng trên
176% cân nặng bình thường, và có khuynh
hướng tuyến tính với BMI(10).
Gai đen: Gai đen có thể gặp trong béo phì,
trong nhiều hội chứng di truyền, rối loạn nội tiết
hay ác tính. Nhiều nghiên cứu thấy rằng tỉ lệ gai
đen tăng lên khi BMI tăng lên. Alberta S. Kong
và cs thấy rằng nhóm ĐTĐ loại 2 có tỉ lệ gai đen
cao hơn nhóm không có ĐTĐ(7). Tuy nhiên
Araujo và cs thấy rằng, giữa 2 nhóm có và không
có gai đen thì đường huyết lúc đói, mức insulin
máu lúc đói giống nhau; tần suất ĐTĐ và rối
loạn dung nạp glucose cũng không khác nhau(1).
Theo Burke và cs, giá trị trung bình của HDL
trong nhóm gai đen thấp hơn nhóm không gai
đen (p < 0,001), nhưng giá trị trung bình của TG
và cholesterol toàn phần thì không thay đổi giữa
2 nhóm(8). Có nghiên cứu thấy gai đen vị trí ở cổ
đến 99%, và nghiên cứu của Burke và cs là 93% ở
cổ. Burke chia gai đen ở cổ ra nhiều mức độ (8).
U da có cuống: Một nghiên cứu thấy rằng giá
trị trung bình của BMI trong nhóm u da có
cuống cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng(3),
nhưng Kahana và cs không thấy có sự tăng lên tỉ
lệ mới mắc béo phì trong dân số có biểu hiện này
so với dân số chung (6). Những người béo phì có
trên 3 u da có cuống thì có tỉ lệ cao bất thường
dung nạp glucose đến 46%, và tác giả kết luận
rằng có sự kết hợp giữa béo phì, nhiều sang
thương u da này và bất thường dung nạp
glucose(2). Nghiên cứu của Erdogan BS và cs cho
thấy giá trị trung bình của cholesterol toàn phần
trong nhóm u da này cao hơn so với nhóm
chứng(3). Theo MA Crook, trong 4 người có u da
có cuống thì tất cả đều tăng TG và tất cả đều
giảm HDL(9).
Viêm kẽ: Bệnh nhân béo phì có các nếp da
lớn hơn và đổ mồ hôi nhiều hơn khi quá nóng
do lớp mỡ dưới da dầy, vì vậy tăng lên độ ma
sát và ẩm. Người ta thấy có khuynh hướng
tuyến tính giữa độ nặng của béo phì và viêm
kẽ(3).
Dãn tĩnh mạch chân: Tỉ lệ của dãn tĩnh mạch
chân thay đổi rộng từ 2-56% ở đàn ông và từ 1-
60% ở phụ nữ. Béo phì là yếu tố nguy cơ đã
được nhận biết cho sự tiến triển của suy tĩnh
mạch mạn tính, nhưng mối liên quan giữa béo
phì và dãn tĩnh mạch chân còn đang bàn cãi. Suy
tĩnh mạch mạn tính có thể gây ra chàm ứ đọng,
xơ hóa da-mỡ và loét chân. Ngoài ra, suy tĩnh
mạch mạn tính có các yếu tố nguy cơ khác như
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3
di truyền, thuốc ngừa thai, mang thai, phẫu
thuật, chế độ ăn, tuổi, giới tính, số lần mang
thai(3).
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh da và một
số yếu tố liên quan ở người lớn béo phì tại
Phòng khám Béo Phì Viện YDHDT TPHCM.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh da chung ở
người lớn béo phì.
Xác định tỉ lệ hiện mắc của từng loại bệnh da
ở người lớn béo phì.
Xác định tỉ lệ các yếu tố liên quan như tuổi,
giới, độ béo phì, phần trăm mỡ cơ thể tăng, vòng
bụng tăng, WHR tăng, đái tháo đường, TG,
cholesterol toàn phần, HDL, LDL máu
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Người lớn đến khám béo phì liên tục tại
Phòng khám Béo Phì Viện YDHDT TPHCM từ
01/10/2007 đến 03/2008.
Tiêu chí đưa vào
Người béo phì (BMI > 25), tuổi > 18.
Tiêu chí loại trừ
Có dị tật ảnh hưởng đến hình dáng cơ thể.
Phụ nữ đang mang thai.
Phụ nữ sau sanh không quá 12 tháng.
Tiền căn mắc bệnh suy gan, suy thận, suy
tim.
Không hợp tác.
Cách thu thập số liệu
Thời gian đối tượng ăn lần cuối đến lúc lấy
số liệu ít nhất 2 giờ.
Chiều cao được đo bằng thước treo tường.
BMI và phần trăm mỡ cơ thể được đo bằng cân
phân tích mỡ OMRON (model HBF-356).Vòng
bụng được đo ngang rốn, cuối kỳ thở ra.
Những đối tượng khi đi khám mà chưa ăn
sáng (lần ăn cuối từ ngày hôm trước), và không
uống nước vị ngọt sẽ được tham vấn lấy máu xét
nghiệm (nếu đối tượng đồng ý). Đối tượng được
lấy máu ngay tại Khoa Xét Nghiệm Viện
YDHDT TPHCM với kỹ thuật viên lâu năm
trong nghề. Các xét nghiệm được làm là đường
huyết lúc đói, triglyceride, cholesterol, LDL,
HDL. Máu được xét nghiệm bởi máy sinh hóa tự
động Hitachi 717 của Mỹ, và dùng hệ thống
kiểm tra chất lượng của Mỹ do công ty BioRad
cung cấp (kiểm tra qua sơ đồ Levey-Jerning).
Biến số độc lập
Chỉ số khối cơ thể BMI:
25 < BMI < 29,9: béo phì độ 1.
30 < BMI < 34,9: béo phì độ 2.
35 < BMI < 39,9: béo phì độ 3.
40 < BMI: béo phì độ 4.
Phần trăm mỡ cơ thể: Là biến nhị giá: tăng
hay không tăng.
Tăng khi > 30% ở nữ hay >25% ở nam.
Vòng bụng: là biến nhị giá: tăng hay không
tăng:
Tăng khi >90 cm ở nam hay > 80cm ở nữ.
Tiêu chuẩn xác định bị đái tháo đường
Khi xét nghiệm đường huyết lúc đói (máu
huyết tương tĩnh mạch) ≥7 mmol/l thì tạm thời
chẩn đoán là đái tháo đường. Trong trường hợp
đối tượng có tiền căn đái tháo đường và đang
được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết cũng
được chẩn đoán là đái tháo đường.
TG, cholesterol, HDL, LDL: là biến định
lượng, liên tục (mmol/l).
Biến phụ thuộc: là các bệnh da, có 2 giá trị:
có, không.
Chàm thể tạng: chẩn đoán theo tiêu chuẩn
của William.
Dãn tĩnh mạch chân: giai đoạn C2 theo CEAP
của suy tĩnh mạch mạn tính.
Gai đen: gồm có sang thương ở cổ và ngoài
cổ. Nếu ở cổ, chúng tôi sẽ chia độ gai đen theo
thang đo Burke.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4
Rậm lông: tính theo thang điểm Ferriman-
Gallwey. Nếu trên 6 điểm, gọi là rậm lông.
Dầy sừng lòng bàn chân: đánh giá dựa vào
sự quan tâm đến bệnh của bệnh nhân và khám
lâm sàng.
Da vẩy cá: không phân biệt da vẩy cá bẩm
sinh hay mắc phải.
Rạn da: để đánh giá rạn da có liên quan đến
thai kỳ hay không, chúng tôi hỏi bệnh nhân.
Viêm nang lông, viêm kẽ, dày sừng nang
lông, sạm da, u da có cuống . chẩn đoán dựa
vào lâm sàng.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm STATA 10.0.
Số thống kê mô tả: đo tần số, tỉ lệ nếu là biến
nhị giá hay thứ tự; đo số trung bình và độ lệch
chuẩn nếu là biến định lượng liên tục.
Tìm mối liên hệ giữa hai biến nhị giá thì
dùng chi bình phương và tính PR với khoảng tin
cậy 95%; giữa biến nhị giá và thứ tự hay hai biến
thứ tự thì dùng chi bình phương khuynh hướng;
và giữa biến định lượng với biến nhị giá thì
dùng t-test.
KẾT QUẢ- BÀN LUẬN:
Có 385 đối tượng người lớn béo phì tham gia
vào nghiên cứu, được đo chỉ số nhân trắc và
khám da. Trong đó có 282 người được làm xét
nghiệm đường và lipid máu lúc đói (số còn lại
không làm xét nghiệm vì không nhịn đói đủ thời
gian hay sợ lấy máu).
Đặc điểm của mẫu
- Đối tượng từ 18-78 tuổi, tập trung chủ yếu
20-50 tuổi. Nữ chiếm đến 91,43%.
- Mẫu chủ yếu là béo phì độ 1 (71,17%), độ 2
là 23,9%, độ 3 là 3,64%, độ 4 là 1,3%.
- Phần trăm mỡ cơ thể tăng: chiếm 97,66%;
vòng bụng tăng chiếm 95,84%.
- Trong 282 người được xét nghiệm, có 8,16%
tạm thời bị ĐTĐ.
Chúng tôi thấy mẫu này chỉ có thể đại diện
cho dân số người lớn béo phì tại Phòng Khám
Béo Phì Viện YDHDT TPHCM.
Tỉ lệ bệnh da chung và từng loại bệnh da
- Tỉ lệ bệnh da chung: 88%. Tỉ lệ này tăng cao
vì trong mẫu đa số là phụ nữ và tỉ lệ có rạn da
liên quan thai kỳ cao.
- Tỉ lệ rạn da trong mẫu là 70%, trong đó rạn
da có liên quan thai kỳ là 73% trong số rạn da. Tỉ
lệ rạn da ở phụ nữ mang thai theo Lê Thái Vân
Thanh là 73,4%.
- Tỉ lệ dầy sừng lòng bàn chân là 30%, so với
Garcia-Hidalgo và cs là 35% và một nghiên cứu
ở Iraq là 47%. Trong mẫu này hơi thấp hơn có
thể vì đa số là béo phì độ 1.
- Tỉ lệ gai đen là 24%. Nghiên cứu ở Mê-hi-cô
là 29%, ở Iraq là 72%, ở phụ nữ Brazil đa sắc tộc
là 80,7%. Tỉ lệ trong các nghiên cứu khác nhau có
thể do màu da khác nhau.
- Tỉ lệ u da có cuống là 18%. Tỉ lệ này thấp
hơn nghiên cứu ở Mê-hi-cô (44%), hay ở Iraq
(58%). Tỉ lệ này trên người lớn béo phì Việt Nam
thì chưa thấy trước đây.
- Tỉ lệ sạm da là 18%. Tỉ lệ bệnh da này trên
đối tượng nguy cơ là mang thai ở Quận 4 là
24,2%. Có thể trong mẫu nghiên cứu có chứa
nguy cơ tìm ẩn như thuốc ngừa thai, rối loạn
chức năng gan, thiếu dinh dưỡng, tập thể dục
dưới trời nắng
- Tỉ lệ viêm kẽ là 12%, so với nghiên cứu ở
Iraq là 52%. Sự khác biệt có thể do thời tiết hay
sự quan tâm đến bệnh của đối tượng; hơn nữa,
mẫu chủ yếu là béo phì độ 1.
- Tỉ lệ mụn trứng cá là 9,09%. Trong mẫu
này, đa số ở lứa tuổi hết mụn trứng cá.
- Dãn tĩnh mạch chân chiếm 8,83%. Chúng
tôi không tìm thấy tỉ lệ bệnh này ở người lớn béo
phì Việt Nam trước đó.
- Rậm lông chiếm 9,09% trong 352 nữ.
Nghiên cứu ở Iraq, tỉ lệ này là 20% so với nhóm
không béo phì là 7,5%. Tỉ lệ trong mẫu thấp hơn
có thể do yếu tố chủng tộc.
- Tỉ lệ viêm nang lông trong mẫu là 7,53%.
Chúng tôi không tìm thấy tỉ lệ bệnh này trong
dân số chung hay dân số béo phì. Trong nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5
cứu này đã phát hiện nhiều viêm nang lông
nông mà đối tượng không than phiền về nó.
- Tỉ lệ của các biểu hiện khác như chàm thể
tạng 3,12%; dầy sừng nang lông 3,12%; da vẩy cá
2,6%; các loại chàm khác 2,3%; xanthelasma
1,03%; rôm sảy 0,78%; viêm tuyến mồ hôi mưng
mủ 0,78%; á sừng 0,78%; bạch biến 0,5% và
những biểu hiện khác với tỉ lệ 0,26% là chai chân,
lichen amyloid, mụn cóc, nấm bàn chân, nấm
móng, rụng tóc, sẹo lồi, u tuyến mồ hôi, vẩy nến,
viêm da tiết bã.
Các yếu tố liên quan đến một số bệnh da
Tuổi với một số bệnh da và độ nặng gai đen
Bảng 1: Mối liên quan giữa tuổi với một số bệnh da:
Tuổi
Bệnh da 18-19
(n=21)
20-29
(n=81)
30-39
(n=99)
40-49
(n=111)
50-59
(n=60)
> 60
(n=13)
P
U da có
cuống 1 4 12 26 20 8 0,00
Sạm da 0 4 19 31 12 2 0,00
Mụn
trứng cá 9 20 5 1 0 0 0,00
Dãn tĩnh
mạch
chân
0 3 7 12 9 3 0,04
Rậm lông 9 (n=18)
14
(n=71)
6
(n=93)
3
(n=105)
0
(n=53)
0
(n=12) 0,00
Viêm
nang
lông
5 7 9 5 3 0 0,04
Nhận xét: u da có cuống và dãn tĩnh mạch
chân có khuynh hướng gặp nhiều khi tuổi càng
lớn; phù hợp với y văn. Trong nghiên cứu này,
tuổi càng lớn có khuynh hướng sạm da càng cao.
Bảng 2: Mối liên quan giữa tuổi với độ nặng gai đen
Gai đen
Tuổi Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng
18-19 13 0 1 6 1 21
20-29 56 2 10 4 7 79
30-39 74 5 4 10 4 97
40-49 93 3 5 7 2 110
50-59 47 0 4 5 2 58
> 60 10 0 1 0 0 11
Tổng 293 10 25 32 16 376
χ2 (20) = 31,97; p = 0,04
Nhận xét: Tuổi càng nhỏ, có khuynh hướng
gai đen càng nặng. Không tìm thấy trong y văn
về khuynh hướng này.
Giới với một số bệnh da và độ nặng gai đen
Bảng 3: Mối liên quan giữa giới và một số biểu hiện
da
Giới tính
Bệnh da Nữ
(n = 352)
Nam
(n = 33)
P PR (KTC 95%)
Rạn da 259 10 0,00 0,41
Sạm da 68 0 0,01 0
Viêm nang lông 23 6 0,02 2,78
Nhận xét: Tỉ lệ rạn da nam ít hơn nữ, có thể
vì nữ có rạn da liên quan đến thai kỳ. Nữ có tỉ lệ
sạm da nhiều hơn nam; điều này phù hợp với y
văn. Tuy nhiên, nam tỉ lệ viêm nang lông nhiều
hơn nữ thì chưa được ghi nhận trước đây.
Bảng 4: Mối liên quan giữa giới tính và độ nặng gai
đen
Gai Đen
Giới Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng
Nữ 272 10 24 26 12 344
Nam 21 0 1 6 4 32
Tổng 293 10 25 32 16 376
χ2 (4) = 12,1587; p = 0, 02
Nhận xét: Nữ có khuynh hướng mắc gai đen
độ nhẹ hơn nam (chưa có trong y văn).
BMI với một số bệnh da và độ nặng gai đen
Bảng 5: Mối liên quan giữa BMI và một số biểu hiện
da
Béo phì
Bệnh da Độ 1
(n=274)
Độ 2
(n=92)
Độ 3
(n=14)
Độ 4
(n=5)
P
Dầy sừng lòng
bàn chân 71 35 9 2 0,01
Gai đen 40 38 7 3 0,00
Viêm kẽ 20 20 3 2 0,00
Nhận xét: Tỉ lệ mắc tăng lên khi BMI tăng là
dầy sừng lòng bàn chân, gai đen, viêm kẽ (phù
hợp với y văn).
Bảng 6: Mối liên quan giữa mức độ béo phì và mức
độ gai đen
Gai đen
Béo phì Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng
Độ 1 232 8 14 12 3 269
Độ 2 52 2 11 15 8 88
Độ 3 7 0 0 2 5 14
Độ 4 2 0 0 3 0 5
Tổng 293 10 25 32 16 376
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6
χ2 (12) = 88,69; p < 0,001
Nhận xét: Càng béo phì, thì mức độ gai đen
càng nặng, phù hợp với Burke và cs.
Phần trăm mỡ cơ thể với một số bệnh da và độ
nặng gai đen
Bảng 7: Mối liên quan giữa mỡ cơ thể và một số biểu
hiện da.
Phần trăm mỡ cơ thể
Bệnh da Không tăng
(n = 9)
Tăng
(n = 376)
P PR (KTC 95%)
Mụn trứng cá 3 32 0,01 0,26
Nhận xét: khi phần trăm mỡ cơ thể tăng thì ít
bị mụn trứng cá (p = 0,01), có thể do mụn trứng
cá tập trung ở nhóm tuổi nhỏ.
ĐTĐ với một số bệnh da và độ nặng gai đen
Bảng 9: Mối liên quan giữa đái tháo đường và một số
biểu hiện da.
Đái tháo đường
Bệnh da Không
(n = 259)
Có
(n = 23)
P PR (KTC 95%)
Dầy sừng lòng
bàn chân 71 11 0,04 1,74
Gai đen 50 11 0,00 2,48
Sau khi phân tầng theo độ béo phì, mối quan
hệ giữa đái tháo đường và dầy sừng lòng bàn
chân có PR là 1,74; trong khi giữa đái tháo
đường và gai đen có PR hiệu chỉnh là 1,98 (KTC
95%=1,26-3,13).
Bảng 10: Mối liên quan giữa đái tháo đường và độ
nặng gai đen
Gai đen
ĐTĐ Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng
Không 205 3 15 21 8 252
Có 12 2 2 5 2 23
Tổng 217 5 17 26 10 275
χ2(4) = 14,83; p = 0,005
Nhận xét: Có đái tháo đường thì khuynh
hướng gai đen càng nặng. Theo Burke, insulin
máu lúc đói và đường huyết lúc đói càng tăng
khi gai đen càng nặng.
Lipid máu với một số bệnh da
Mức trung bình của triglyceride ở nhóm
không rậm lông (1,67+1,10) cao hơn nhóm rậm
lông (1,15+0,64) (p=0,03), có thể do rậm lông tập
trung nhiều ở phụ nữ trẻ.
Mức trung bình của cholesterol toàn phần ở
nhóm u da có cuống (5,43+0,95) cao hơn nhóm
không có (5,07+1,00) (p=0,02), phù hợp với
Erdogan và cs.
Mức trung bình của HDL trong nhóm gai
đen (1,26+0,31) thấp hơn nhóm không gai đen
(1,39+0,46) (p=0,04), Burke và cs cũng thấy vậy,
nhưng Araujo và cs thấy không khác nhau.
Mức trung bình của LDL trong nhóm u da có
cuống (3,25+0,80) cao hơn nhóm không có
(2,99+0,91) (p=0,049), mà trong nghiên cứu của
Erdogan thì không có sự khác biệt.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ bệnh da chung đến 88%, trong đó tỉ lệ
sạm da rất đáng chú ý: 18%. Dầy sừng lòng bàn
chân, gai đen có liên quan đến đái tháo đường.
Gai đen và u da có cuống có liên quan đến rối
loạn lipid máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Araujo LMB., Porto MV., Netto EM., Ursich MJ. (2000),
“Association of acanthosis nigricans with race and metabolic
disturbances in obese women”, Braaz J Med Biol Res, 35 (1): pp.
59-64.
2. Bhargava P., Mathur D. (1996), “Acrochordon, diabetes and
associations”, Indian J Dermatol Venereol Leprol, 62: pp. 226-8.
3. Erdogan BS., Aktan S., Rota S., Ergin S., Evliyaoglu D. (2005),
“Skin tags and atherosclerotic risk factors”, J Dermatol, 32 (5):
pp. 371-5.
4. Garcia-Hidalgo L., Orozco-Topete R., Gonzalez-Barranco J.,
Villa A.R., Dalman J.J., Ortiz-Pedroza G. (1999), “Dermatoses
in 156 obese adults”, Obesity Research, 7: pp. 299-302.
5. Jawien A. (2003), “The Influence of Environmental Factors in
Chronic Venous Insufficiency”, Angiology, 54 Suppl 1: pp. S19-
31.
6. Kahana M., Grossman E., Feinstein A., Ronnen M., Cohen M.,
Millet MS. (1987), “Skin tags: a cutaneous marker for diabetes
mellitus”, Acta Derm Venereol, 67 (2): pp. 175-7.
7. Kong AS. Williams RL. Smith M et al (2007), “Acanthosis
nigricans and Diabetes risk factors: Prevalence in young
persons seen in southwestern US primary care practices”,
Annals of Family Medicine, 5: pp. 202-8.
8. Sharquie KE., Al-Rawi JR., Al-Tamimi FF. (2005), “The
frequency of skin diseases in obese children and adult Iraqi
population”, Saudi Med, 26 (11): pp. 1835-7.
9. Twomey P, Crook M. (2002), “Skin tags and the atherogenic
lipid profile”, Journal of Clinical Pathology, 55: pp. 639.
10. Yoshipovitch G, DeVore A, Dawn A (2007), “Obesity and the
skin: Skin physiology and skin manifestations of obesity”, J
Am Acad Dermatol, 56: pp. 901-16.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_benh_da_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_lon_beo_phi_ta.pdf