Kết luận
1. Tỉ lệ nhân viên Bệnh viện Từ Dũ mắc hội chứng
chuyển hóa theo tiêu chuẩn Hội Đái tháo đường
quốc tế
Trong 264 nhân viên Bệnh Viện Từ Dũ có 12,9%
mắc hội chứng chuyển hóa.
Tỉ lệ nhân viên theo mức độ các yếu tố của hội
chứng chuyển hóa
Giảm HDL-C là 45,5%, trong đó, nữ giới là
37,5%; nam là 8,0%; ở nhóm tuổi 30 – 39 tuổi có tỉ
lệ 17,4% cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
Tăng triglycerid là 30,7%, trong đó, nữ giới có
tỉ lệ 18,6%; nam là 12,1%; ở nhóm tuổi 30 – 39 tuổi
có tỉ lệ 9,9% cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
Béo bụng là 26,5%, trong đó, nữ giới có tỉ lệ
20,4% so với nam là 6,1%; ở nhóm tuổi 40 – 49 tuổi
có tỉ lệ 8,7% cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
2. Một số yếu tố liên quan đến mắc hội chứng
chuyển hóa
Nam giới có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa
cao hơn nữ giới 3 lần. Nhân viên ≥ 50 tuổi có tỉ lệ
mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn nhân viên từ
20 – 29 tuổi. Nhân viên có tiền sử tăng huyết áp có
tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn nhân viên
không có tiền sử tăng huyết áp.
Sau khi kiểm soát bằng mô hình đa biến. Nhân
viên hút thuốc lá có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển
hóa cao gấp 2,91 lần so
với nhân viên không hút thuốc lá. Nhân viên có
tiền sử rối loạn lipid có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển
hóa gấp 4,5 lần so với nhân viên không có tiền sử
rối loạn lipid. Nhân viên ăn uống nhiều đường có
tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa gấp 2,35 lần so với
nhân viên ăn uống ít đường.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan của nhân viên bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập 13, số 02
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
79
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(02-PHỤ BẢN), 79-84, 2015
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Lê Ngọc Vân, email: ngocvan.bvtudu@yahoo.com
Ngày nhận bài (received): 20/03/2015. Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 15/04/2015. Ngày bài báo được chấp nhận đăng (accepted): 25/04/2015
Nguyễn Lê Ngọc Vân(1), Nguyễn Văn Tập(2)
(1) Bệnh viện Từ Dũ, (2) Đại học Y Dược TP.HCM
TỈ LỆ HIỆN MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa là một nhóm
các yếu tố nguy cơ gây bệnh nguy hiểm nhất: đái tháo
đường, tim mạch, tăng huyết áp. Hội chứng chuyển hóa
làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường nếu người bệnh
không thay đổi thói quen sống có hại để điều chỉnh tình
trạng đề kháng insulin và đường huyết cứ tiếp tục tăng
cao. Bệnh có thể ngăn ngừa được nếu phát hiện sớm,
điều trị sớm và dự phòng nghiêm ngặt. Vì công tác chăm
sóc sức khỏe nhân viên y tế, công tác dự phòng và điều
trị một số bệnh không lây cho cán bộ công nhân viên có
đặc thù nghề nghiệp riêng là điều cần thiết. Mục tiêu
nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhân viên Bệnh viện Từ Dũ
hiện mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
cắt ngang mô tả từ tháng 4/2014 đến tháng 1/2015 trên
264 nhân viên bệnh viện Từ Dũ đạt các tiêu chí đầu vào
cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: trong 264 nhân
viên Bệnh Viện Từ Dũ, tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa
theo tiêu chuẩn Hội Đái tháo đường quốc tế là 12,9%.
Giảm HDL-C là 45,5%, trong đó, nữ giới là 37,5%; nam là
8,0%; ở nhóm tuổi 30 – 39 tuổi có tỉ lệ 17,4% cao hơn các
nhóm tuổi còn lại. Tăng triglycerid là 30,7%, trong đó, nữ
giới có tỉ lệ 18,6%; nam là 12,1%; ở nhóm tuổi 30 – 39 tuổi
có tỉ lệ 9,9% cao hơn các nhóm tuổi còn lại. Béo bụng là
26,5%, trong đó, nữ giới có tỉ lệ 20,4% so với nam là 6,1%;
ở nhóm tuổi 40 – 49 tuổi có tỉ lệ 8,7% cao hơn các nhóm
tuổi còn lại. Nam giới có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa
cao hơn nữ giới 3 lần. Nhân viên ≥ 50 tuổi có tỉ lệ mắc
hội chứng chuyển hóa cao hơn nhân viên từ 20 – 29 tuổi.
Nhân viên có tiền sử tăng huyết áp có tỉ lệ mắc hội chứng
chuyển hóa cao hơn nhân viên không có tiền sử tăng
huyết áp. Sau khi kiểm soát bằng mô hình đa biến, nhân
viên hút thuốc lá có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao
gấp 2,91 lần so với nhân viên không hút thuốc lá. Nhân
viên có tiền sử rối loạn lipid có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển
hóa gấp 4,5 lần so với nhân viên không có tiền sử rối
loạn lipid. Nhân viên ăn uống nhiều đường có tỉ lệ mắc
hội chứng chuyển hóa gấp 2,35 lần so với nhân viên ăn
uống ít đường. Kết luận: trong 264 nhân viên Bệnh Viện
Từ Dũ, tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn
Hội Đái tháo đường quốc tế là 12,9% và yếu tố của hội
chứng chuyển hoá có tỉ lệ cao là chất béo có tỉ trọng cao
(cholesterol có lợi, triglycerid, béo bụng. Các yếu tố liên
quan đến mắc hội chứng chuyển hoá bao gồm giới tính,
nhóm tuổi, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử rối loạn lipid,
hút thuốc lá và ăn uống nhiều đường. Từ khóa: hội
chứng chuyển hóa, IDF, yếu tố liên quan.
Abstract
THEO PREVALENCE OF METABOLIC SYNDROME OF STAFF
TU DU HOSPITAL
Background: Metabolic syndrome is a group of risk
factors for the most dangerous pathogens: diabetes, heart
disease, hypertension. Metabolic syndrome increases the
risk of diabetes if the patient does not change the harmful
habits to adjust the status of insulin resistance and blood
sugar continues to rise. The disease can be prevented
if detected early, early treatment and prevention strict.
Because health care health workers, prevention and
treatment of non-communicable diseases to workers
and employees own particular profession is essential.
Objective: determine the prevalence of metabolic
syndrome of Tu Du Hospital staff and related factors.
Methods: cross-sectional descriptive study from
4/2014 to 1/2015, 264 Tu Du hospital staff to achieve
the input criteria for the study. Results: 264 employees
Tu Du Hospital, the prevalence of metabolic syndrome
according to International Diabetes Federation was
12.9%. Reduced HDL-C was 45.5%, of which 37.5% are
women; men was 8.0%; in the age group 30-39 years
old have a higher rate of 17.4% for the remaining age
groups. Increases in triglycerides was 30.7%, in which
female ratio 18.6%; 12.1% male; in the age group 30-39
years old have a higher rate of 9.9% for the remaining age
groups. Abdominal obesity was 26.5%, in which female
ratio of 20.4% compared with 6.1% for men; in the age
group 40-49 years old have a higher rate of 8.7% for the
remaining age groups. Men prevalence of metabolic
syndrome than women 3 times. Employees ≥ 50 years of
age with the prevalence of metabolic syndrome is higher
than staff from 20-29 years old. Employees with a history
NGUYỄN LÊ NGỌC VÂN, NGUYỄN VĂN TẬPNỘI TIẾT – VÔ SINH
Tập 13, số 02
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
80
1. Đặt vấn đề
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu
tố nguy cơ gây bệnh nguy hiểm nhất: đái tháo
đường, tim mạch, tăng huyết áp. Theo Tổ chức y
tế thế giới ước tính có khoảng 20-25% cộng đồng
người lớn trên toàn thế giới mắc hội chứng chuyển
hóa và có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch gấp 2
lần và đột quỵ gấp 3 lần, đái tháo đường gấp 5 lần
so với người không có hội chứng chuyển hóa. Tỉ
lệ mắc hội chứng chuyển hóa tăng dần theo tuổi,
tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc nhiều hơn. Tại
Mỹ tần số này là 23,7% điều chỉnh theo tuổi. Tần
số này tăng theo tuổi 20-29 tuổi 6,7%, 60-69 tuổi
43,5% và trên 70 tuổi 42,0% [7].
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa
trong cộng đồng ngày càng gia tăng. Nghiên cứu về
tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở đối tượng trong
lứa tuổi lao động, cho thấy 28,9% trên người trưởng
thành tại Hà nội theo tác giả Nguyễn Quốc Việt, theo
tác giả Nguyễn Viết Quỳnh Thư là 22% trên nhân
viên ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh [6] [4].
Bệnh có thể ngăn ngừa được nếu phát hiện
sớm, điều trị sớm và dự phòng nghiêm ngặt. Vì
công tác chăm sóc sức khỏe nhân viên y tế, công
tác dự phòng và điều trị một số bệnh không
lây cho cán bộ công nhân viên có đặc thù nghề
nghiệp riêng là điều cần thiết. Một trong những
bệnh viện có đặc thù nghề nghiệp riêng là bệnh
viện Từ Dũ - chuyên về sản phụ khoa với số lượng
đông đảo hơn hai ngàn người, trong đó có 84,9%
nữ giới, làm việc nhiều, vất vả, trực gác thường
xuyên, ăn nhiều thức ăn nhanh trong các tua trực
và ít có thời gian hoạt động giải trí. Trong ba năm
gần đây có nhiều trường hợp bị tai biến mạch máu
não trên nền cơ thể mắc bệnh tăng huyết áp, đái
tháo đường, rối loạn lipid máu, hậu quả ảnh hưởng
nặng nề đến sinh hoạt cá nhân và công việc.
of hypertension prevalence of metabolic syndrome is
higher than workers with no history of hypertension.
After controlling by multivariate models. Staff smoking
prevalence of metabolic syndrome, higher than 2.91 times
the employees do not smoke. Employees with a history of
lipid disorders prevalence of metabolic syndrome than
4.5 times the employee does not have a history of lipid
disorders. Employees eating more sugar prevalence of
metabolic syndrome than 2.35 times the staff eating less
sugar. Conclusions: 264 employees at Tu Du Hospital,
the prevalence of metabolic syndrome according to
International Diabetes Federation was 12.9% and
factors of the metabolic syndrome have a high rate of
fat can lead high density (good cholesterol), triglycerides,
abdominal obesity. The factors related to the metabolic
syndrome, including gender, age, history of hypertension,
history of lipid disorders, smoking and eating more sugar.
Keyword: metabolic syndrome, IDF, related factors.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Tỉ lệ nhân viên Bệnh viện Từ Dũ hiện mắc hội chứng
chuyển hóa là bao nhiêu và yếu tố nào liên quan đến
mắc hội chứng chuyển hóa?
Mục tiêu chung
Xác định tỉ lệ nhân viên Bệnh viện Từ Dũ hiện mắc
hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ nhân viên Bệnh viện Từ Dũ hiện
mắc hội chứng chuyển hóa năm 2014
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến mắc hội chứng
chuyển hóa của nhân viên Bệnh viện Từ Dũ năm 2014
3. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 264 nhân viên
bệnh viện Từ Dũ. Dân số mục tiêu: tất cả nhân viên bệnh
viện Từ Dũ. Dân số chọn mẫu: Các nhân viên Bệnh viện
Từ Dũ được chọn là người đạt các tiêu chí đầu vào cho
nghiên cứu từ tháng 4/2014 đến tháng 1/2015.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các cán bộ nhân viên của bệnh viện Từ Dũ
Tiêu chuẩn loại trừ
Phụ nữ có thai, suy chức năng thận, suy chức năng
gan, suy giáp, đang dùng hormon thay thế, đang mắc
các bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính khác.
Phương pháp tiến hành: sau khi nhân viên được giải
thích mục tiêu nghiên cứu, nếu đồng ý sẽ ký vào bảng
đồng thuận tham gia nghiên cứu. Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi đã chuẩn bị trước (tham khảo theo bộ câu hỏi
của tổ chức y tế thế giới (WHO) và có hiệu chỉnh cho phù
hợp với đối tượng nghiên cứu). Do đối tượng nghiên cứu
tự trả lời. Sau đó, kết hợp với Phòng y tế cơ quan đo chiều
cao, cân nặng, vòng eo, đo huyết áp, tiếp theo, phối hợp
với khoa xét nghiệm thu thập kết quả máu: triglycerid
(TG), chất béo có tỉ trọng cao (HDL-C), đường huyết lúc
đói trong đợt khám sức khỏe định kỳ. Cuối cùng sẽ tập
Tập 13, số 02
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
81
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(02-PHỤ BẢN), 79-84, 2015
hợp tất cả các phiếu điều tra, kết quả cân, đo và sinh hóa
rồi làm sạch số liệu và hoàn tất việc thu thập.
Tiêu chẩn chẩn đoán: dựa vào định nghĩa mới về hội
chứng chuyển hoá (HCCH) của Hội Đái tháo đường quốc
tế (IDF) [7], một người được chẩn đoán HCCH phải có
- Béo phì trung tâm là yếu tố then chốt, xác định khi
vòng eo ≥ 90cm đối với nam và ≥ 80cm đối với nữ.
- Kèm theo bất kỳ 2 trong số 4 yếu tố sau
a. Biến số xác định huyết áp
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của IDF [7]: huyết
áp tâm thu (HATT) ≥ 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương (HATTr) ≥ 85mmHg hoặc đang dùng thuốc điều
trị tăng huyết áp (THA).
b. Biến số xác định tăng glucose máu đói:
Tiêu chuẩn xác định tăng đường máu đói khi xét
nghiệm máu tĩnh mạch trước đó 8 giờ không ăn (thường
lấy máu buổi sáng-qua đêm không ăn). Tăng đường
máu khi glucose máu đói ≥ 5,6 mmol/l (100mg/dl) - Tiêu
chuẩn IDF [7].
Hoặc nhân viên đã được chẩn đoán đái tháo đường
(ĐTĐ) típ 2.
c. Biến số xác định rối loạn lipid máu
- Tiêu chuẩn triglycerid ≥ 1,7mmol/l (150mg/dl).
- Tiêu chuẩn HDL-C: < 1,03mmol/l (40mg/dl) đối với
nam; < 1,29mmol/l (50mg/dl) đối với nữ.
Hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu [7].
Nếu phát hiện nhân viên mắc hội chứng chuyển hoá
sẽ được phòng y tế cơ quan tư vấn và điều trị thích hợp.
Các dữ kiện thu thập được mã hoá và phân tích bằng
phần mềm Stata 12.
4. Kết quả và bàn luận
1. Tỉ lệ nhân viên bệnh viện Từ Dũ hiện mắc hội
chứng chuyển hoá theo tiêu chuẩn Hội Đái tháo
đường quốc tế
Hội chứng chuyển hoá và các biến chứng rất nguy
hiểm của nó, do sự kết hợp các yếu tố như béo phì
bụng, huyết áp cao, đường máu đói cao, HDL-C giảm
và triglycerid cao. Trong 264 nhân viên Bệnh viện Từ
Dũ, tỉ lệ hiện mắc HCCH là 12,9%.
Kết quả của nghiên cứu thấp hơn khi so với một số
nước như Mỹ 38,5% [11], Thái lan 24% [8], Trung Quốc
19,8% [16]. Tại Việt Nam, kết quả của nghiên cứu đều
thấp hơn khi so với các nghiên cứu của Nguyễn Viết
Quỳnh Thư trên nhân viên y tế là 22% [4], nghiên cứu
của Hà Văn Phu trên nhân viên đại học Y Hà Nội với
tỉ lệ là 14% [3], nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt tại
Hà Nội là 28,9% [6]. Điều này cho thấy có thể nghiên
cứu khảo sát trên những cán bộ nhân viên công tác
trong ngành y tế, lại là một bệnh viện sản khoa có đặc
thù nghề nghiệp riêng với những tính chất công việc
khác với các nghiên cứu trên.
Yếu tố giảm HDL-C của HCCH có tỉ lệ cao (45,5%), tỉ
lệ giảm HDL-C ở nhóm tuổi 30 – 39 tuổi 17,4% cao hơn
các nhóm tuổi còn lại. Tỉ lệ tăng triglycerid (30,7%),
trong đó nhóm tuổi 30 – 39 tuổi 9,9% cao hơn các
nhóm tuổi còn lại và tỉ lệ béo bụng (26,5%), trong đó
nhóm tuổi 40 – 49 tuổi 8,7% cao hơn các nhóm tuổi
còn lại. Cả ba yếu tố trên, nữ giới có tỉ lệ cao hơn nam,
còn yếu tố tăng huyết áp và tăng đường huyết có tỉ lệ
thấp là 17,1% và 6,1%. Kết quả nghiên cứu phù hợp
với hầu hết các nghiên cứu dù là trên nhóm người
bình thường hoặc trên các nhóm bệnh nhân, có thể
liên quan đến hoạt động của nội tiết tố sinh dục và
cơ chế sinh lý tích lũy mỡ ở nữ luôn cao hơn nam [2].
Kết quả nghiên cứu tương tự trong nghiên cứu
NHANES (1999-2010) so sánh 2 cuộc điều tra (1999-
2000) và (2009-2010) theo tiêu chuẩn NCEP cho thấy
tỉ lệ tăng vòng eo (45,4% đến 56,1 %) [13]. Tương tự
tại Thái lan, nghiên cứu của Aekplakorn W cho thấy
yếu tố HCCH thường gặp là giảm HDL –C, tăng TG gặp
nhiều ở nam còn béo bụng, giảm HDL –C gặp nhiều
ở nữ [8],[9]. Kết quả nghiên cứu khác với nghiên cứu
tại Trung Quốc, các yếu tố thường gặp là tăng đường
huyết (54%) [16]. Kết quả nghiên cứu tương tự khi so
sánh tại Việt Nam, tỉ lệ các yếu tố thường gặp là tăng
TG (86,8%), béo bụng (36,9%) [6].
Tỉ lệ mắc HCCH kèm thêm 2 yếu tố khác ngoài
yếu tố béo bụng là 12,9%; 3 yếu tố là 5,3% và 4 yếu tố
là 2,3%. Kết quả nghiên cứu trên đối tượng có nghề
nghiệp đặc thù nên khi so sánh với nghiên cứu khác
không có đặc điểm tương đồng với nghiên cứu này
thấy kết quả thấp hơn như trên nhân viên phi công,
có 21,3% trường hợp đạt 3 tiêu chí và 5,9% trường hợp
đạt 4 tiêu chí theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III [5]. Nghiên
cứu tại Thái Lan cho thấy 15,9% trường hợp đạt 3 tiêu
chí và 8,3% đạt 4 tiêu chí, 2,4% đạt 5 tiêu chí [31].
2. Một số yếu tố liên quan đến mắc hội chứng
chuyển hoá theo tiêu chuẩn Hội Đái tháo đường
quốc tế của nhân viên bệnh viện Từ Dũ
2.1. Phân bố hội chứng chuyển hóa theo tuổi, giới,
nghề nghiệp, công việc trực
Bảng 1. Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa
và yếu tố dân số, kinh tế xã hội
2.1.1. Phân bố hội chứng chuyển hóa theo tuổi
Tỉ lệ nhân viên Bệnh viện Từ Dũ ở nhóm ≥ 50 tuổi
mắc HCCH cao hơn nhóm 20 – 29 tuổi là 42,1% so
với 2,8% với p< 0,01. Kết quả này cũng tương tự các
nghiên cứu khác. Theo NHANES (2003-2006) tỉ lệ mắc
HCCH tăng theo tuổi, cả nam và nữ ở nhóm tuổi 40-
khi so sánh với nghiên cứu người trưởng thành ở nội
thành Hà Nội, tỉ lệ HCCH ở nhóm nghề nghiệp tĩnh tại
cao hơn với tính chất nghề nghiệp nặng nhọc tương
ứng 84,3% so với 15,7%, nhưng khác kết quả của
nghiên cứu này là có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [6]. Tỉ
lệ nhân viên hiện mắc HCCH ở nhóm có tham gia trực
và không tham gia trực bệnh viện là gần như nhau.
Kết quả phản ánh đúng tình hình thực tế vì những
nhân viên không tham gia trực bệnh viện một phần
lý do vì không đảm bảo sức khoẻ, họ đã có sẵn các
bệnh lý mãn tính nên khi so sánh với nhóm tham gia
trực bệnh viện – nhóm làm việc thường xuyên căng
thẳng sẽ có kết quả gần như nhau.
2.2. Phân bố hội chứng chuyển hóa theo tiền
sử gia đình tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử
tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
2.2.1. Phân bố hội chứng chuyển hóa theo tiền sử
gia đình tăng huyết áp, đái tháo đường
Sự liên quan giữa người mắc HCCH và tiền sử gia
đình mắc tăng huyết áp không có ý nghĩa thống kê;
Sự liên quan giữa người mắc HCCH và tiền sử gia đình
mắc đái tháo đường không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả cho thấy có thể do sai lệch của bộ câu hỏi
hoặc do người trả lời mang tính chủ quan nên chưa
phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Trên 1.552 bệnh
nhân ở Qatari, năm 2012, cho thấy tỉ lệ mắc HCCH
tăng cao ở nhóm bệnh nhân có tiền sử gia đình đái
tháo đường hơn không có (tương ứng 46,7% so với
33,8%) và theo nghiên cứu của Zhao Y trên 2990
người Trung Quốc thấy các yếu tố liên quan đến mắc
HCCH là tiền sử gia đình có tăng huyết áp, ít vận động
thể lực [10],[23].
2.2.2. Phân bố hội chứng chuyển hóa theo tiền sử
tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
Nhân viên có tiền sử tăng huyết áp có tỉ lệ mắc
HCCH cao hơn những nhân viên không có tiền sử
NGUYỄN LÊ NGỌC VÂN, NGUYỄN VĂN TẬPNỘI TIẾT – VÔ SINH
Tập 13, số 02
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
82
Yếu tố Có HCCH n(%) Không n(%) PR p
Nhóm tuổi
20 – 29 2 (2,8) 69 (97,2) 1
30 – 39 9 (11,1) 72 (88,9) 3,94 0,07
40 –49 7 (9,5) 67 (90,5) 3,36 0,12
≥ 50 16 (42,1) 22 (57,9) 14,95 <0,01
Giới tính
Nam 13 (28,9) 32 (71,1) 3,01 <0,01
Nữ 21 (9,6) 198 (90,4)
Nghề nghiệp
Bác sĩ 8 (13,3) 42 (86,7) 1
Nhs 14 (9,7) 138 (90,3) 0,72 0,43
Ktv 2 (10,5) 23 (89,5) 0,79 0,75
Hộ lý 5 (23,8) 20 (76,2) 1,79 0,25
Khác 5 (26,3) 7 (73,7) 1,97 1,18
Công việc trực
Không 4 (13,3) 26 (86,7)
Có 30 (12,8) 204 (87,2) 0,96 0,93*
*Kiểm định fisher exact
Bảng 1. Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và yếu tố dân số, kinh tế xã hội
Yếu tố Có HCCH n(%) Không n(%) PR p
Tiền sử gia đình có THA
Không 13 (10,1) 115 (89,9)
Có 21 (15,4) 115 (84,6) 1,52 0,24
Tiền sử gia đình có ĐTĐ
Không 25 (12,8) 171 (87,2)
Có 9 (13,2) 59 (86,8) 1,04 0,92
Tiền sử bản thân có rối loạn lipid
Không 26 (10,4) 224 (89,6)
Có 8 (57,1) 6 (42,9) 5,49 <0,01*
Tiền sử bản thân có THA
Không 24 (10,2) 212 (89,8)
Có 10 (35,7) 18 (64,3) 3,51 0,01*
*Kiểm định fisher exact
Bảng 2. Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và yếu tố tiền sử (n=264)
59 tuổi gấp 3 lần so với nhóm tuổi 20-39 tuổi [11]. Tại
Việt Nam, tỉ lệ mắc HCCH tăng tỉ lệ thuận với tuổi như
nghiên cứu trên người trưởng thành ở nội thành Hà
Nội, nhóm tuổi trên 50 mắc cao hơn nhiều nhóm tuổi
dưới 50 tuổi, tỉ lệ lần lượt là 66% và 34% [6]. Tương
tự trên nhân viên trường đại học Y Hà Nội, tỉ lệ mắc
HCCH tập trung ở độ tuổi trên 45 tuổi [3].
2.1.2. Phân bố hội chứng chuyển hóa theo giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nhân viên Bệnh
viện Từ Dũ ở giới nam có tỉ lệ mắc HCCH cao hơn nữ là
(trong 45 nam có 28,9% so với 219 nữ có 9,6%) với p <
0,01. Kết quả nghiên cứu trên cán bộ nhân viên ngành
y chuyên về sản khoa, việc chọn mẫu không cân xứng
giữa tỉ lệ nam:nữ, trong đó tỉ lệ nữ có tới 83% (tỉ lệ nữ
nhân viên Bệnh viện Từ Dũ là 84,9%), điều này dẫn
đến kết quả có sự lệch khác với các nghiên cứu trong
và ngoài nước. Ở Thái lan và Ấn Độ, phụ nữ mắc HCCH
cao hơn ở nam giới tương ứng 31,6% so với 16,4%
và 31,2% so với 26,5% [8],[14],[19]. Kết quả khác với
nghiên cứu người trưởng thành ở nội thành Hà Nội, tỉ
lệ mắc HCCH ở nữ là 76,1% cao hơn nam mắc là 23,9%
(p<0,01) [6], trong nghiên cứu trên nhân viên y tế của
Nguyễn Viết Quỳnh Thư, tỉ lệ mắc HCCH ở nữ là 24,5%
cao hơn nam mắc là 14,4% [4].
2.1.3. Phân bố hội chứng chuyển hóa theo nghề
nghiệp, công việc trực bệnh viện
Sự liên quan giữa người mắc HCCH và nghề
nghiệp, công việc trực bệnh viện không có ý nghĩa
thống kê. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ nhân viên hiện mắc HCCH ở nhóm nghề nghiệp
khác như làm công việc hành chánh là 26,3% cao
hơn nhóm bác sĩ với PR = 1,97. Kết quả này gần giống
Tập 13, số 02
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
83
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(02-PHỤ BẢN), 79-84, 2015
tăng huyết áp, sự liên quan này có ý nghĩa thống
kê (p < 0,01).
Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu ở
250 bệnh nhân tăng huyết áp ở Nnewi phía đông
nam Nigeria, năm 2012, tỉ lệ mắc HCCH là 31,2%
[18]. Nghiên cứu của Đặng Trang Huyên và cộng
sự năm 2013 trên 346 bệnh nhân tăng huyết áp
lớn tuổi tại Nghệ An, tỉ lệ mắc HCCH là 60,9% [1].
Những nhân viên có tiền sử mắc rối loạn lipid
có tỉ lệ mắc HCCH cao hơn nhóm còn lại, sự liên
quan này có ý nghĩa thống kê (p <0,01). Kết quả
phù hợp với nghiên cứu của Grundy GM, tỉ lệ mắc
HCCH trên người lớn Ai Cập có tiền sử rối loạn lipid
là 41,8% [12].
2.3. Phân bố hội chứng chuyển hóa theo hành
vi ăn uống, vận động thể lực, hút thuốc lá
Sau khi kiểm soát bằng mô hình đa biến. Sự liên
quan giữa hút thuốc lá và mắc HCCH có ý nghĩa
thống kê. Nhân viên hút thuốc lá có tỉ lệ mắc HCCH
bằng 2,91 lần so với nhân viên không hút thuốc
lá. Kết quả phù hợp nghiên cứu của Wang JW trên
3.710 nam và 6.344 nữ tuổi từ 18-92 tuổi tại Bắc
Kinh cho thấy tỉ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm
đang hút thuốc và ngừng hút thuốc giảm nguy cơ
HCCH [20].
Sự liên quan giữa ăn uống đường và mắc
HCCH có ý nghĩa thống kê. Nhân viên ăn uống
nhiều đường có tỉ lệ mắc HCCH bằng 2,35 lần so
với ăn uống ít đường. Kết quả phù hợp với nghiên
cứu đoàn hệ từ các nghiên cứu (nghiên cứu của
đái tháo đường gồm 310.819 người, trong đó có
15.043 trường hợp đái tháo đường và nghiên cứu
của HCCH gồm 19.431 người tham gia và 5.803
trường hợp mắc HCCH) cho thấy có mối liên quan
giữa mắc HCCH, đái tháo đường và sử dụng nhiều
thức uống có đường [17].
Nhân viên lạm dụng rượu/bia và thức uống có
cồn khác có tỉ lệ mắc HCCH bằng 1,04 lần so với
nhân viên không lạm dụng rượu/bia và thức uống
có cồn khác, sự liên quan này không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả khác với nghiên cứu trên thế
giới có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn để thấy sự liên
quan rõ rệt. So với nghiên cứu trên 2.538 người
Yếu tố PR KTC (95%) P
Tiền sử bản thân rối loạn lipid 4,5 2,17 – 9,34 < 0,01
Hút thuốc lá 2,91 1,45 – 5,84 0,03
Lạm dụng uống rượu, bia và thức uống có cồn 1,04 0,21 – 5,02 0,96
Ăn mỡ động vật 1,1 0,42 – 2,93 0,84
Ăn uống đường 2,35 1,03 – 5,33 0,04
Bảng 3. Mô hình đa biến giữa hội chứng chuyển hóa và các yếu tố (n=264)
Mông Cổ từ 20 tuổi cho thấy có mối liên quan giữa
uống rượu và nguy cơ mắc HCCH [22].
Nhân viên ăn nhiều mỡ có tỉ lệ mắc HCCH bằng
1,1 lần so với nhân viên ăn ít mỡ, sự liên quan này
không có ý nghĩa thống kê. Sự liên quan giữa mắc
HCCH với các yếu tố ăn rau quả, ăn mặn không
có ý nghĩa thống kê. Kết quả khác với nghiên cứu
trên thế giới có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn để thấy
sự liên quan rõ rệt. Nghiên cứu tại Indonesia, tỉ lệ
mắc cao ở nhóm sử dụng ít rau, nhiều muối [21].
Nghiên cứu đoàn hệ đã chỉ ra rằng axit béo chuyển
hóa trong chế độ ăn uống thúc đẩy béo bụng và
tăng cân. Ngoài ra, tiêu thụ chất béo chuyển hóa
có thể được liên kết với sự phát triển của kháng
insulin và bệnh đái tháo đường típ 2 [15].
Sự liên quan giữa vận động thể lực và mắc
HCCH không có ý nghĩa thống kê. Kết quả khác
với nghiên cứu trên thế giới có thể do người trả
lời bộ câu hỏi mang tính chủ quan và cỡ mẫu chưa
đủ lớn nên khác với nghiên cứu tại Trung Quốc,
Indonesia cho thấy mối liên quan giữa vận động
thể lực vừa – mạnh, chẳng hạn như đi bộ ≥ 30
phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần làm giảm
mắc HCCH ở cả nam và nữ [21],[23].
5. Kết luận
1. Tỉ lệ nhân viên Bệnh viện Từ Dũ mắc hội chứng
chuyển hóa theo tiêu chuẩn Hội Đái tháo đường
quốc tế
Trong 264 nhân viên Bệnh Viện Từ Dũ có 12,9%
mắc hội chứng chuyển hóa.
Tỉ lệ nhân viên theo mức độ các yếu tố của hội
chứng chuyển hóa
Giảm HDL-C là 45,5%, trong đó, nữ giới là
37,5%; nam là 8,0%; ở nhóm tuổi 30 – 39 tuổi có tỉ
lệ 17,4% cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
Tăng triglycerid là 30,7%, trong đó, nữ giới có
tỉ lệ 18,6%; nam là 12,1%; ở nhóm tuổi 30 – 39 tuổi
có tỉ lệ 9,9% cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
Béo bụng là 26,5%, trong đó, nữ giới có tỉ lệ
20,4% so với nam là 6,1%; ở nhóm tuổi 40 – 49 tuổi
có tỉ lệ 8,7% cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
2. Một số yếu tố liên quan đến mắc hội chứng
chuyển hóa
Nam giới có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa
cao hơn nữ giới 3 lần. Nhân viên ≥ 50 tuổi có tỉ lệ
mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn nhân viên từ
20 – 29 tuổi. Nhân viên có tiền sử tăng huyết áp có
tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn nhân viên
không có tiền sử tăng huyết áp.
NGUYỄN LÊ NGỌC VÂN, NGUYỄN VĂN TẬPNỘI TIẾT – VÔ SINH
Tập 13, số 02
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
84
Sau khi kiểm soát bằng mô hình đa biến. Nhân
viên hút thuốc lá có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển
hóa cao gấp 2,91 lần so
với nhân viên không hút thuốc lá. Nhân viên có
tiền sử rối loạn lipid có tỉ lệ mắc hội chứng chuyển
hóa gấp 4,5 lần so với nhân viên không có tiền sử
rối loạn lipid. Nhân viên ăn uống nhiều đường có
tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa gấp 2,35 lần so với
nhân viên ăn uống ít đường.
Kiến nghị
Nhân viên của phòng y tế cơ quan cần tư vấn
cách phòng và điều trị cho nhân viên mắc hội
chứng chuyển hóa sau đợt khám sức khoẻ.
Trong đợt khám sức khỏe định kỳ, nhân viên Bệnh
viện Từ Dũ cần được làm thêm đo vòng eo, các xét
nghiệm sinh hóa: chất béo có tỉ trọng cao (cholesterol
có lợi) và triglycerid để sớm phát hiện mắc hội chứng
chuyển hóa.
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Trang Huyên, Hoàng Nghĩa Nam, Nguyễn Trung
Kiên (2013), "Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh
nhân cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Nghệ An". Tạp chí Y
dược học quân sự(số 5).
2. Nguyễn Thy Khuê (2007), Nội tiết học đại cương. Nhà
xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 503 - 508.
3. Hà Văn Phu, Phạm Thiện Ngọc, Nguyễn Thị Hoa (2008),
"Nghiên cứu một số thông số hoá sinh máu liên quan đến
hội chứng chuyển hoá ở cán bộ, nhân viên trường Đại học
Y Hà Nội tham gia khám sức khoẻ định kỳ năm". Tạp chí
Nghiên cứu Y học, tập 56(số 8), tr. 104-111.
4. Nguyễn Viết Quỳnh Thư, Lâm Vĩnh Niên, Trang Mộng
Hải Yên, Lê Huy Hùng, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn, Nguyễn
Văn Chuyển (tháng 12 năm 2008), "Tỉ lệ hội chứng chuyển
hóa và các yếu tố liên quan ở nhân viên ngành y tế TP.HCM".
Tạp chí DD&TP, tập 4(số 3+4), tr.58.
5. Lưu Cảnh Toàn, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Minh Phương
(2013), "Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa ở Phi công quân sự
trên 35 tuổi". Tạp chí y dược học quân sự(số 3), tr. 1-5.
6. Nguyễn Quốc Việt, Tạ Văn Bình, Đoàn Thái Hưng,
Nguyễn Thu Hiền (2012), "Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa
tại một số khu vực nội thành Hà Nội (theo tiêu chuẩn IDF -
2005)". Tạp chí Y học thực hành(số 6), tr. 129-132.
7. Federation, I. D. (2005). The IDF consensus worlwide
definition of the metabolic syndrome.
8. Aekplakorn W, Chongsuvivatwong V, Tatsanavivat P,
Suriyawongpaisal P (2011 Sep), "Prevalence of metabolic
syndrome defined by the International Diabetes Federation
and National Cholesterol Education Program criteria among
Thai adults". Asia Pac J Public Health, 23(5), pp. 792-800.
9. Aekplakorn W, Kessomboon P, Sangthong R,
Chariyalertsak S, Putwatana P, Inthawong R, et al. (2011 Nov
10), "Urban and rural variation in clustering of metabolic
syndrome components in the Thai population: results from
the fourth National Health Examination Survey 2009". BMC
Public Health, 11, pp.854.
10. Bener A, Darwish S, Al-Hamaq AO, Yousafzai MT,
Nasralla EA ( 2014 Mar), "The potential impact of family
history of metabolic syndrome and risk of type 2 diabetes
mellitus: In a highly endogamous population". Indian J
Endocrinol Metab, 18(2), pp. 202-209.
11. Ervin R.B. (May 5, 2009). Prevalence of Metabolic
Syndrome Among Adults 20 years of Age and Over, by Sex, Age,
Race and Ethnicity, and Body Mass Index: United States, 2003
-2006. National health statistics reports. National center for
health statistics, from
12. Grundy SM (2008), " Brief Reviews Metabolic
Syndrome Pandemic". Arteriosclerosis, Thrombosis, and
Vascular Biology., 28, pp. 629-636.
13. Hiram Beltrán-Sánchez, Michael O. Harhay, Meera M.
Harhay, Sean McElligott (2013), "Prevalence and Trends of
Metabolic Syndrome in the Adult U.S. Population, 1999–2010
". J Am Coll Cardiol, 62(8), pp. 697-703.
14. Kaykhaei M, Hashemi M, Narouie B, Shikhzadeh
A, Jahantigh M, Shirzaei E, et al. (2012), "Prevalence of
metabolic syndrome in adult population from zahedan,
southeast iran". Iran J Public Health, 41(2), pp. 70-76.
15. Kochan Z, Karbowska J, Babicz-Zielińska E (2010 Dec
27), "Dietary trans-fatty acids and metabolic syndrome".
Postepy Hig Med Dosw (Online), 64, pp. 650-658.
16. Li YQ, Zhao LQ, Liu XY, Wang HL, Wang XH, Li B, et al. (2013
Sep), "Prevalence and distribution of metabolic syndrome in a
southern Chinese population. Relation to exercise, smoking,
and educational level". Saudi Med J, 34(9), pp. 929-936.
17. Malik VS, Popkin BM, Bray GA, Després JP, Willett
WC, Hu FB (2010 Nov), "Sugar-sweetened beverages and
risk of metabolic syndrome and type 2 diabetes: a meta-
analysis". Diabetes Care, 33(11), pp. 2477-2483.
18. Osuji, C. U., Omejua, E. G (2012), "Prevalence and
characteristics of the metabolic syndrome among newly
diagnosed hypertensive patients ". Indian J Endocrinol
Metab, 16 Suppl 1, pp. 104-109.
19. Pemminati S, Prabha Adhikari MR, Pathak R,
Pai MR (2010 Nov), "Prevalence of metabolic syndrome
(METS) using IDF 2005 guidelines in a semi urban south
Indian(Boloor Diabetes Study) population of Mangalore". J
Assoc Physicians India, 58, pp. 674-677.
20. Wang JW, Hu DY, Sun YH, Wang JH, Xie J (2011 Mar
29), "Gender difference in association between smoking
and metabolic risks among community adults". Zhonghua
Yi Xue Za Zhi, 91(12), pp. 805-809.
21. Yohanis A. Tomastola, Ahmad Husain Asdie,
Martalena Br. Purba. (2011). Association of risky food intake
and physical activity with the occurrence of metabolic
syndrome components in religious leaders at Manado
Municipality. Gadjah Mada, Yogyakarta.
22. Zhang M, Zhao J, Tong W, Wang A, Huang G, Zhang Y
(2011 Sep), "Associations between metabolic syndrome and
its components and alcohol drinking". Exp Clin Endocrinol
Diabetes, 119(8), pp. 509-512.
23. Zhao Y, Yan H, Yang R, Li Q, Dang S, Wang Y (2014 Mar
10), "Prevalence and determinants of metabolic syndrome
among adults in a rural area of Northwest China". PLoS
One, 9(3), e91578.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ti_le_hien_mac_hoi_chung_chuyen_hoa_va_cac_yeu_to_lien_quan.pdf