Tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da ở người nhiều tuổi tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già và tàn tật thạnh lộc thành phố Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu mô tả cắt ngang 236 là học viên nhiều tuổi (60 tuổi trở lên) tại TT Thạnh Lộc Tp HCM, từ tháng 2/2008 đến tháng 5/2008, chúng tôi xin rút ra những kết luận như sau: Một số đặc điểm dịch tễ học + Trong 4 nhóm tuổi: tỉ lệ cao nhất là nhóm 70 tuổi (34,8%), thấp nhất là nhóm 90 tuổi (3,8%), tuổi cao nhất là 96 tuổi, tuổi trung bình là 75. + Nữ có tỉ lệ cao gấp rưỡi nam (59,7%/40,3%). +Trình độ học vấn rất thấp đa số mù chữ và cấp I (77,5%), có học nghề 2,1%. +Tính chất nghề nghiệp: đa số là lao động ngoài trời (79,2%). Tỉ lệ mắc bệnh da tương đối cao 45,3%, Tỉ lệ từng bệnh da Ghẻ 32,7%; chàm 25,2%; do nấm 17,7%; u lành da 10,3%; dầy sừng tiết bã 4,7%, bạch biến 4,7%; ung thư da 1,9% Xét mối liên quan của từng nhóm bệnh da với tuổi, phái, trình độ học vấn, tính chất nghề nghiệp, nơi ở trong trại, thấy được như sau: - Bệnh ghẻ: có mối liên quan đến phái, bệnh ghẻ thường biểu hiện nặng (toàn thân 40%) và biến chứng 42,9% (nhiễm trùng 20%, chàm hóa 22,9%). - Bệnh chàm: có mối liên quan đến tuổi. - Nhiễm nấm ở da: có mối liên quan đến phái, nơi ở trong trại. - Nhóm bệnh da dạng sẩn: không có mối liên quan đến các yếu tố trên. - Nhóm bệnh da khác trong đó có bệnh ung thư da: có mối liên quan đến phái, nơi ở trong trại. Tình trạng da đồi mồi Tỉ lệ mắc khoảng ¼ số khám và có mối liên quan đến tính chất nghề nghiệp, nơi ở trong trại. Một số bệnh nội khoa -Tỉ lệ mắc bệnh: tăng men gan 11,4% chiếm tỉ lệ cao nhất, rối loạn lipit máu 7,2%, suy chức năng thận 4,2%, tiểu đường 0,9%. -Các bệnh nội khoa trên không có mối liên quan đến từng nhóm bệnh da.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da ở người nhiều tuổi tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già và tàn tật thạnh lộc thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 1 TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH DA Ở NGƯỜI NHIỀU TUỔI TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ NGƯỜI GIÀ VÀ TÀN TẬT THẠNH LỘC TP. HỒ CHÍ MINH Trần Việt Đệ*, Nguyễn Tất Thắng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc bệnh da và các yếu tố liên quan đến bệnh da ở người nhiều tuổi tại TT Thạnh Lộc Tp HCM. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang. Chúng tôi lấy toàn bộ trại viên của TT Thạnh Lộc có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, từ tháng 2/2008 đến tháng 5/2008 Kết quả: Tỉ lệ mắc bệnh da tương đối cao 45,3%, Tỉ lệ từng bệnh da: ghẻ 32,7%; chàm 25,2%; do nấm 17,7%; u lành da 10,3%; dầy sừng tiết bã 4,7%, bạch biến 4,7%; ung thư da 1,9% Bệnh ghẻ: có mối liên quan đến phái. Bệnh chàm: có mối liên quan đến tuổi. Nhiễm nấm ở da: có mối liên quan đến phái, nơi ở trong trại. Nhóm bệnh da dạng sẩn: không có mối liên quan đến các yếu tố trên. Nhóm bệnh da khác trong đó có bệnh ung thư da: có mối liên quan đến phái, nơi ở trong trại. Tình trạng da đồi mồi: có mối liên quan đến tính chất nghề nghiệp, nơi ở trong trại. Tỉ lệ mắc bệnh: tăng men gan 11,4% chiếm tỉ lệ cao nhất, rối loạn lipit máu 7,2%, suy chức năng thận 4,2%, tiểu đường 0,9%. Các bệnh nội khoa không có mối liên quan đến từng nhóm bệnh da. Kết luận: Tỉ lệ mắc bệnh da ở người nhiều tuổi 45,3%, bệnh ghẻ, nhiễm nấm ở da, ung thư da: có mối liên quan đến phái. Bệnh chàm: có mối liên quan đến tuổi, da đồi mồi có mối liên quan đến tính chất nghề nghiệp... ABSTRACT THE PREVALENCE OF SKIN DISEASES RELATED FACTORS IN OLD-AGED PERSONS AT THANH LOC CENTER OF NURSING AND SUPPORTING OLD-AGED AND HANDICAPPED PERSONS, HO CHI MINH CITY. Tran Viet De, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 293 - 300 Objective: To define the Prevalence of skin diseases and related factors in old-aged persons at Thanh Loc Center of HCMC. Methods: Cross-sectional description. We take all internees of Thanh Loc Center with their age ranges of 60 and above, from February 2008 to May 2008. Results: The Prevalence of skin diseases is 45.3%, including: Scabies 32.7%; Eczema 25.2%; Fungal infections: 17.6%; Benign skin tumors: 10.3%; seborrheic keratosis 4.7%, vitiligo: 4.7%; skin cancer 1.9%... Scabies: with relation to genders, - Eczema: related to ages. – Fungal infection: related to genders, accommodation in the camp.- Group of skin diseases in form of papules: not related to the above factors – Other group of skin diseases in which there is skin cancer: related to genders, accommodation. in the camp Condition of solar lentigine: related to the occupational nature, accommodation in the camp – Prevalence of increased liver enzyme: 11.4% taking up the highest prevalence, disordered blood lipid 7.2%, renal failure: 4.2%, diabetes 0.9%.- Diseases of internal medicine have no relationship to individual group of skin diseases. Conclusion: The Prevalence of skin diseases in old aged persons is 45.3%, Scabies, Fungal infections, skin cancers: have a relationship to genders – Eczema: related to ages, solar lentigine related to occupational nature.... * Trung tâm Da liễu Tiền Giang ** Bộ Môn Da Liễu ĐHYD TPHCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 2 MỞ ĐẦU Theo qui luật tiến hóa của tạo hóa: “sinh, lão, bệnh, tử”, con người cũng không đi ngoài qui luật đó. Tuổi càng cao các cơ quan trong cơ thể ngày càng già đi, không phát triển và thoái hóa dần(8), cộng vào đó khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc, sử dụng các chất hóa học càng nhiều vào đời sống, tình trạng khai thác quá mức thiên nhiên của con người, làm cho họ ngày càng chịu tác động xấu của các chất hóa học trong thực phẩm, khí hậu, môi trường bị ô nhiễm đến sức khỏe, trong đó da là cơ quan chịu tác động trực tiếp nhiều nhất và rõ ràng nhất. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này, nhằm tìm hiểu về tỉ lệ biểu hiện bệnh da và ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến bệnh da ở người nhiều tuổi tại tại Trung Tâm Thạnh Lộc Tp HCM, mong muốn góp phần nêu một số biện pháp phòng chống nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả phục vụ, giúp chất lượng cuộc sống của người nhiều tuổi được tốt đẹp hơn, để họ càng thấy đỡ bị lo âu vì bệnh hoạn và tuổi tác ngày càng chồng chất. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ mắc bệnh da và các yếu tố liên quan đến bệnh da ở người nhiều tuổi tại TT Thạnh Lộc Tp HCM. Mục tiêu chuyên biệt - Xác định tỉ lệ mắc bệnh da chung ở người nhiều tuổi. - Xác định tỉ lệ hiện mắc của từng loại bệnh da. - Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh da ở người nhiều tuổi như tuổi, phái, trình độ học vấn, tính chất nghề nghiệp (trước 60 tuổi), nơi ở trong trại, tình trạng lão hóa da, một số bệnh nội khoa (tiểu đường, tăng men gan, rối loạn lipit máu, suy chức năng thận). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Tất cả người nhiều tuổi là trại viên của các trại và trung tâm nuôi dưỡng người nhiều tuổi ở Tp HCM. Dân số chọn mẫu Người nhiều tuổi là trại viên của TT Thạnh Lộc thuộc Sở LĐ-TB-XH Tp HCM. Cỡ mẫu Chúng tôi lấy toàn bộ trại viên của TT Thạnh Lộc có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn đưa vào Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả người nhiều tuổi là trại viên của TT Thạnh Lộc. Được khám và làm các xét nghiệm sinh hóa như đường huyết, men gan (SGOT, SGPT), lipit máu (Triglyceride, Cholesterol, HDL- Cholesterol, LDL-Cholesterol), chức năng thận (Creatinine, độ thanh lọc Creatinine). Tiêu chuẩn loại trừ Mắc bệnh tâm thần. Mất tri thức hoàn toàn. Không hợp tác Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Chẩn đoán bệnh da chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, riêng bệnh da do nấm thì cạo sang thương tìm nấm; ung thư da cắt thương tổn sinh thiết dương tính. Các trường hợp nghi ngờ: hội chẩn Bộ môn Da Liễu Trường ĐHYD Tp HCM, Xử lý dữ kiện Các số liệu được thu thập sẽ được kiểm tra lại, mã hóa và nhập vào máy vi tính bằng chương trình SPSS 10.0 for Window. Mối liên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 3 quan và mức độ liên quan giữa các yếu tố được kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương (χ2); tỉ số số chênh OR và khoảng tin cậy 95% của OR. Y đức Nghiên cứu này không vi phạm y đức. Tất cả các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu đều được hỏi ý kiến và nếu đồng ý mới tiến hành nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Một số đặc điểm dịch tễ học Tuổi Khảo sát 236 trường hợp, tuổi trung bình là 75, cao nhất là 96 tuổi. Số lượng nhiều nhất ở nhóm tuổi 70 và có số lượng ít nhất là nhóm tuổi 90. Tỉ lệ phân ra theo phái: nữ nhiều hơn nam (59,7/ 40,3). Bảng 1: Phân bố phái theo tuổi. Tuổi 60-69 n = 72 70-79 n = 82 80-89 n = 73 ≥ 90 n = 9 Tổng cộng n = 236 Nam 44 61,11% 28 34,15% 21 28,77% 2 22,22% 95 40,3% Nữ 28 38,89% 54 65,85% 52 71,23% 7 77,78% 141 59,7% - Nam có số lượng tập trung ở nhóm tuổi 60 và càng lớn tuổi tỉ lệ càng giảm dần. - Nữ tập trung ở nhóm tuổi 70, 80 và càng lớn tuổi tỉ lệ càng tăng dần (ngược lại với nam). Phân bố theo trình độ học vấn Trình độ học vấn rất thấp chủ yếu là cấp 1 và mù chữ (cao nhất là cấp 1 gần 50%, kế đến là mù chữ). Nhóm học cấp 3 và có học nghề chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ 11% (học nghề 2,1%). Phân bố phái theo trình độ học vấn - Nam có số lượng học cấp 1 cao nhất, hơn 50% số nam nghiên cứu (51/95) và tỉ lệ học vấn càng cao càng tăng dần. - Nữ số lượng học cấp 1 và mù chữ cao như nhau, chiếm đa số nhóm nữ nghiên cứu và tỉ lệ học vấn càng cao thì giảm dần (ngược với nam). Phân bố phái theo tính chất nghề nghiệp lúc trẻ (<60t) Đa số là lao động ngoài trời (79,2%), nữ có tỉ lệ lao động ngoài trời cao hơn nam (58,5%/ 41,5%). Bảng 2: Phân bố nơi ở trong trại. Tên trại Tàn tật nữ n=15 Già nữ n=51 Liệt nữ n=59 Trạm xá nữ n=13 Tàn tật nam n=28 Già nam n=50 Liệt nam n=20 Tổng cộng Số lượng 15 51 59 13 28 50 20 236 Tỉ lệ % 6,3 21,6 25 5,5 11,9 21,2 8,5 100 Tỉ lệ nhóm già nữ và già nam như nhau và đông nhất là nhóm liệt nữ 25%, trong khi nhóm tàn tật nữ, trạm xá nữ ít nhất và trạm xá nam không có người nào. Tỉ lệ mắc bệnh da Tỉ lệ mắc bệnh da khoảng 45% số nghiên cứu. Tỉ lệ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ mắc bệnh giữa 2 phái không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ mắc bệnh giữa các trình độ học vấn không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm lao động ngoài trời chiếm tỉ lệ cao hơn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ mắc bệnh chung giữa các trại không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ từng bệnh trong số bệnh da chung và số được khám: Bảng 3: Các bệnh da phát hiện trong nghiên cứu. Bệnh n =107 Số được khám n = 236 Ghẻ 35(32,7%) 35(14,8%) Nhiễm nấm ở da: 19(17,7%) 19(8%) +Nấm da 9(8,4%) 9(3,8%) +Lang ben 4(3,7%) 4(1,7%) +Nấm móng 6(5,6%) 6(2,5%) Chàm 27(25,2%) 27(11,4%) Bạch biến 5(4,7%) 5(2,1%) U lành: 11(10,3%) 11(4,7%) +Skin tag 4(3,7%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 4 Bệnh n =107 Số được khám n = 236 +U bã đậu 2(1,9%) +U hắc tố 2(1,9%) +U xơ thần kinh 1(0,9%) +U mỡ 1(0,9%) +U tuyến mồ hôi 1(0,9%) Ung thư da 2(1,9%) 2(0,8%) Xuất huyết dưới da 1(0,9%) 1(0,4%) Da dạng sẩn: 7(6,5%) 7(3%) Lichen thoái hóa dạng bột 1(0,9%) 1(0,4%) Sẹo lồi 1(0,9%) 1(0,4%) Dầy sừng tiết bã 5(4,7%) 5(2,1%) χ2 = 236 P = 0,000 < 0,05 Tỉ lệ mắc từng bệnh theo tỉ lệ mắc bệnh chung khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 4: Phân bố từng bệnh da theo tuổi. Tuổi 60 – 69 n = 38 70 – 79 n = 35 ≥ 80 n = 34 Tổng cộng n = 107 Giá trị P Ghẻ 12 31,6% 12 34,3% 11 32,4% 35 32,7% 0,85 Nấm da 2 (5,3%) 5 (14,3%) 2 (5,9%) 9 (8,4%) Lang ben 1 (2,6%) 3 (8,6%) 4 (3,7%) Nấm móng 4 (10,5%) 1 (2,9%) 1 (2,9%) 6 (5,6%) 0,18 Chàm 16 42,1% 6 17,1% 5 14,7% 27 25,2% 0,003 Bạch biến 1 2,6% 2 5,7% 2 5,9% 5 4,7% U lành 2 5,3% 3 8,6% 6 17,6% 11 10,3% Ung thư da 2 5,9% 2 1,9% Xuất huyết dưới da 1 2,9% 1 0,9% 0,08 Lichen thoái hóa dạng bột 1 2,9% 1 0,9% Sẹo lồi 1 2,9% 1 0,9% Dầy sừng tiết bã 1 2,9% 4 11,8% 5 4,7% 0,18 χ2 = 23,080; P = 0,01 < 0,05 Trong các nhóm bệnh so sánh với nhóm tuổi chỉ có bệnh chàm liên quan có ý nghĩa thống kê (p =0,003), còn các nhóm bệnh khác như ghẻ, nhiễm nấm, nhóm sang thương dạng sẩn và nhóm bệnh khác thì liên quan không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ bệnh ghẻ, nhiễm nấm và nhóm bệnh khác có liên quan với phái, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. χ2 = 26,251; P = 0,000 < 0,05. Bệnh dầy sừng tiết bã đều cả 2 phái. Các nhóm bệnh da không liên quan có ý nghĩa thống kê với trình độ học vấn. Riêng bệnh dầy sừng tiết bã tập trung ở nhóm 70 tuổi (4 cas). Các nhóm bệnh da không liên quan có ý nghĩa thống kê với tính chất nghề nghiệp. Bệnh ghẻ chủ yếu tập trung ở 3 trại: trạm xá nữ, liêt nữ, liệt nam.-Bệnh nấm tập trung ở trại già nam, tàn tật nam.-U lành da tập trung già nữ. Ghẻ khắp người chiếm tỉ lệ cao (40%); ở kẽ các ngón tay, lòng bàn tay chiếm tỉ lệ thấp nhất (25,7%).- Các vị trí khác như đùi, mông, thân người có tỉ lệ khoảng 40%. Phân bố biến chứng của bệnh ghẻ theo tuổi và phái.: Bệnh ghẻ có biến chứng 42,9%, trong đó biến chứng bội nhiễm 20%, chàm hóa 20,9%. Phân bố vị trí của bệnh dầy sừng tiết bã: Tất cả đều có sang thương ở mặt, ngoài ra có 1 trường hợp sang thương ở bụng là vùng không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời (nữ). Tình trạng da đồi mồi Tình trạng da đồi mồi giữa các nhóm tuổi không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tình trạng da đồi mồi giữa 2 phái không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tình trạng da đồi mồi giữa các trình độ học vấn không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Phân bố tình trạng da đồi mồi theo nghề. Liên quan giữa tình trạng da đồi mồi và tính chất nghề nghiệp (Lao động trong nhà, Lao động ngoài trời) khác biệt có ý nghĩa thống kê χ2 = 5,429; P = 0,02 <0,05 OR = 0,45; CI 95% (0,228 - 0,890) Phân bố tình trạng da đồi mồi theo trại. Tình trạng da đồi mồi liên quan có ý nghĩa thống kê với các trại. χ2 = 16,197; P = 0,013 < 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 5 Tình trạng da đồi mồi không liên quan có ý nghĩa thống kê với các nhóm bệnh da. Hầu hết da đồi mồi xảy ra ở mặt (91,4%), kế đó là mặt duỗi cẳng tay, cổ, mu bàn tay và ít nhất là ngực, lưng bụng (5,2%). Liên quan bệnh da với các bệnh nội khoa Số lượng, tỉ lệ một số bệnh nội khoa mắc phải khi xét nghiệm máu: Tỉ lệ mắc bệnh nội khoa.: Tỉ lệ men gan tăng chiếm cao nhất 11,4% và thấp nhất là bệnh tiểu đường 0,9%. Bệnh tiểu đường phát hiện 2 trường hợp: trong đó chỉ 1 bệnh có mắc bệnh da. 27 trường hợp tăng men gan có 10 bệnh da trong đó 1 bệnh ghẻ, 1 bệnh nấm, 3 bệnh chàm, 5 bệnh da khác. 17 trường hợp rối loạn lipit máu có 7 bệnh da trong đó 3 bệnh ghẻ, 1 bệnh nấm, 1 bệnh chàm. 10 trường hợp suy chức năng thận, có 4 không mắc bệnh da, 3 bệnh chàm và 3 bệnh ghẻ. BÀN LUẬN Một số đặc điểm dịch tễ học Tuổi Trong 236 trại viên nghiên cứu gồm 4 nhóm tuổi (nhóm 60, 70, 80, 90 tuổi), nhóm tuổi 70 có tỉ lệ cao nhất (34,8%), nhóm tuổi 60, 80 tỉ lệ gần bằng nhau (khoảng 30%), nhóm tuổi thấp nhất là 90 (3,8%) và tuổi cao nhất là 96. Tuổi trung bình là 75, cao hơn tuổi thọ trung bình của người Việt Nam (71 tuổi của Tổng Cục thống kê Việt Nam 2006); phù hợp với nghiên cứu của tác giả Basak Yalcin và cộng sự ở Thổ Nhĩ Kỳ (71,3 ± 5,4 tuổi), tác giả Derek Richard Smith và cộng sự ở Tp Đài bắc-Đài Loan (76,2 tuổi). Phái Trong nhóm nghiên cứu tỉ lệ nữ (59,7%) cao hơn nam (40,3%) phù hợp với Tổng Cục thống kê dân số thì người Việt Nam ở tuổi 60 trở lên tỉ lệ nữ cao hơn nam khoảng 10-20% và nghiên cứu của tác giả Derek Richard Smith thì nữ 64,6%, nam 35,4%; tác giả Basak Yalcin thì nữ 44,7%, nam 55,3%. Và tỉ lệ phái theo tuổi thì nam, tuổi càng lớn càng giảm dần, còn nữ thì ngược lại tuổi càng cao tỉ lệ càng tăng Trình độ học vấn Đa số đối tượng trong nghiên cứu có trình độ học vấn rất thấp, tỉ lệ cấp I và mù chữ là 77.5%, có học nghề chỉ 2,1% (Bảng 3); và nếu phân bố trình độ học vấn theo phái thì tỉ lệ nam có trình độ học vấn cao hơn nữ, tỉ lệ mù chữ ở nam 20,5% còn nữ đến 79,5% (nữ gấp gần 4 lần nam) Tính chất nghề nghiệp Tỉ lệ nghề nghiệp ở tuổi trước 60 phần lớn là lao động chân tay và lao động ngoài trời (79,2%) (Bảng 5), nữ chiếm tỉ lệ cao hơn (58,5%). Phân bố ở các trại Phân bố nơi ở các cụ không đồng đều, 3 trại có số lượng đông nhất là liệt nữ, già nữ, già nam (mỗi nơi tỉ lệ hơn 20%) chiếm đa số các trại còn lại, ít nhất là trạm xá nữ (5,5%) và trạm xá nam không có cụ nào (Bảng 6). Điều này ảnh hưởng đến các bệnh lây nhiễm. Tỉ lệ mắc bệnh da + Tỉ lệ mắc bệnh da của đối tượng nghiên cứu là 45,3% cao gấp đôi một số tác giả như: Thống kê của BVDL Tp HCM là 20-25% dân số (2). Nguyễn Thị Duyên nghiên cứu trên dân số cộng đồng một số tỉnh miền bắc, miền trung như Hải Phòng 11,77%, Tuyên Quang 20,65%, Quảng Trị 18,4% (4). Robert William là 15% dân số nước Anh(9). + Tỉ lệ mắc bệnh da theo từng nhóm tuổi như nhau khoảng 30% (chia theo 3 nhóm tuổi 60, 70 và 80 trở lên). Theo tác giả Basak Yalcin thì tỉ lệ mắc bệnh da tập trung chủ yếu ở nhóm 65-74 tuổi (75,4%), còn nhóm ≥ 85 tuổi tỉ lệ rất ít khoảng 3% và nhóm còn lại 75-84 khoảng 20%. Tỉ lệ mắc từng bệnh da + Qua nghiên cứu thì tỉ lệ bệnh ghẻ chiếm 32,7%; kế đó là bệnh chàm 25,2%, nhiễm nấm ở da 17,7%, u lành da 10,3%, bạch biến 4,7%, dầy sừng tiết bã 4,7%, có 2 trường hợp ung thư da Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 6 (ung thư tế bào đáy). Qua đó, chúng ta thấy được bệnh da nhiễm trùng (ghẻ, nấm) chiếm 50% số mắc bệnh da, đặc biệt là bệnh ghẻ chiếm cao nhất, so với tác giả Robert A. Norman 14,1%, tác giả Derek Richard Smith nghiên cứu ở phía nam thành phố Đài Bắc (Đài Loan) là 3,3%; thì tỉ lệ bệnh ghẻ của nghiên cứu này cao hơn nhiều, thời gian mắc bệnh khá lâu đa số trên 6 tháng, Trong 8 trường hợp là ghẻ chàm hóa có đến 6 trường hợp (75%) là phái nam và ngược lại với ghẻ chàm hóa thì ghẻ bội nhiễm lại gặp ở nữ là đa số 6/7 trường hợp (85,7%); cả 2 biến chứng trên đều gặp ở nhóm tuổi 60, 70. Bệnh ghẻ phân bố theo từng nhóm tuổi có tỉ lệ tương đương nhau khoảng 30% + Bệnh da do nhiễm nấm: Trong nghiên cứu phát hiện 19 trường hợp chiếm tỉ lệ 17,7% bệnh da (trong đó nấm da 8,4%, lang ben 3,7%, nấm móng 5,6%), tỉ lệ có cao hơn tác giả Basak Yalcin (14,8%) nhưng không nhiều (khoảng 3%), theo thống kê của BVDL Tp HCM năm 2007(2) là 3% thì cao hơn nhiều, riêng nghiên cứu của tác giả Derek Richard Smith thì tỉ lệ mắc bệnh da do nấm là 61,6% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài ra, một số nghiên cứu nhiễm nấm chân trên người nhiều tuổi ở cộng đồng như Beauregard S.(3) 17,7%, Siragusa(10) 10,5%. Trong 9 trường hợp bị nấm da, vị trí chủ yếu là ở bẹn, mông (8 trường hợp chiếm 88,9%), 1 trường hợp thương tổn khắp người (bệnh nhân bị chấn thương cột sống lưng, liệt không đi đứng được phải nằm 1 chỗ) và 9 bệnh trên đều là nam (P=0,000). Điều này phù hợp với y văn về vị trí và nam nhiều hơn nữ. So về tuổi tác thì ở nhóm tuổi 70 mắc bệnh hơn 50% (5/9 trường hợp), điều này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Basak Yalcin và tác giả Buxton PK là tuổi tác có vai trò trong bệnh nấm da, tỉ lệ nhiễm nấm ở người già trên thế giới đang gia tăng. So sánh với tuổi, nhiễm nấm ở da không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,19). Các trường hợp bệnh lang ben (4 trường hợp), nam cũng chiếm tỉ lệ nhiều hơn (P=0,000) và vị trí thương tổn cũng như mô tả trong y văn là chủ yếu lưng và ngực. Riêng đối với nữ có 3 trường hợp nhiễm nấm, đã có 2 trường hợp bị nấm móng: lý do nữ tiếp xúc với nước thường xuyên hơn. Và nấm móng có 6 trường hợp đều là móng tay và đa số là ở nhóm tuổi 60. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (P = 0,000). So với nơi ở thì chủ yếu tập trung ở các trại nam chiếm 84,2% số nhiễm nấm (p = 0,01) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đối với xét nghiệm cạo sang thương soi tươi tìm nấm, chúng tôi tiến hành cạo 100% các trường hợp được chẩn đoán là nhiễm nấm, thì chỉ phát hiện dương tính 26,8% (5/19 trường hợp); trong đó nấm da 33,3% (3/9 trường hợp), lang ben 25% (1/4 trường hợp), nấm móng 16,7% (1/6 trường hợp), so với nghiên cứu của Derek Richard Smith thì xét nghiệm dương tính đến 62,4%. do gần đây bệnh nhân có dùng thuốc kháng nấm (bôi hoặc uống) + Bệnh da nhiễm vi trùng(6,12) xảy ra trên nền bệnh ghẻ (biến chứng của bệnh ghẻ) với tỉ lệ là 7,5% (8/107) bệnh da phát hiện, điều này có thể nói điều kiện vệ sinh da bình thường ở đây tương đối tốt, chỉ xảy ra khi da bị tổn thương là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập. Có tỉ lệ tương đương với tác giả Basak Yalcin. + Bệnh chàm là bệnh chiếm tỉ lệ cao thứ 2 (25,2%) sau bệnh ghẻ. Và tỉ lệ này cao hơn 1 số tác giả như thống kê tỉ lệ bệnh đến khám tại BVDL Tp HCM năm 2007 là 24,2%, Robert William 20% số bệnh nhân đến khám, Basak Yalcin 20,4%, Đặng Thị Tốn 10% dân số,. Sự liên quan giữa bệnh chàm với tuổi, thì tuổi càng nhỏ tỉ lệ bệnh càng cao, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,003) có lẽ nhóm tuổi này năng động hơn nên có điều kiện tiếp xúc với các yếu tố vật lý và môi trường, + U lành da có 11 trường hợp, chiếm tỉ lệ 10,3%, (tạm xếp trong nghiên cứu này) gồm các bệnh skin tag(11), u hắc tố, u bã đậu, u tuyến mồ hôi, u xơ thần kinh(9) và u mỡ; trong đó skin tag chiếm tỉ lệ cao nhất 36,4% trong u lành da + Dầy sừng tiết bã(7) (gồm dầy sừng tiết bã, sẹo lồi, lichen thoái hóa dạng bột) có tỉ lệ 4,7% cao nhất trong nhóm và đứng sau ghẻ, chàm, nhiễm nấm và bằng với bạch biến, tỉ lệ này cao Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 7 hơn nhiều nghiên cứu của Basak Yalcin có nhóm bệnh da do ánh sáng mặt trời chỉ có 1,4%; có lẽ cơ địa của người Việt Nam dễ nhạy cảm ánh sáng nên mắc bệnh nhiều hơn. Trong nghiên cứu này bệnh chỉ gặp ở nhóm tuổi 70 và 80 trở lên và tỉ lệ tăng theo tuổi (nhóm tuổi trên 80 tăng gấp 4 lần nhóm tuổi 70), điều này phù hợp với y văn và nghiên cứu của Basak Yalcin là bệnh tăng dần cho tuổi (65-74t: 1,3%; 75-84t: 1,6% và ≥ 85t: 3,9%). + Ung thư da có 2 trường hợp chiếm tỉ lệ 0,8% bệnh da, đều là ung thư tế bào đáy (có sinh thiết và điều trị tại BVDL Tp HCM), ở tuổi 80 trở lên, 1 nam, 1 nữ và cả 2 đều lao động ngoài trời. So với nghiên cứu của Derek Richard Smith (0,3%) thì tỉ lệ mắc bệnh trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn, nhưng lại thấp hơn tác giả Beauregard S. + Bệnh bạch biến trong nghiên cứu phát hiện 5 trường hợp chiếm tỉ lệ 4,7% bệnh da, trong khi một số nghiên cứu của các tác giả khác như Basak Yalcin, Derek Richard Smith, Beauregard S thì không thấy đề cập và thống kê. Tình trạng da đồi mồi + Tình trạng da đồi mồi có tỉ lệ 24,6% tổng số được khám (58/236). Vị trí ở mặt 91,4%, cổ 44,8%, mặt duỗi cẳng tay 60,3%, mu bàn tay 39,6%, các vị trí khác tỉ lệ dưới 25%. Như vậy rất phù hợp với y văn, vị trí chủ yếu của sang thương tập trung vùng hở, tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. + Đối với tình trạng da đồi mồi với tính chất nghề nghiệp có tỉ lệ lao động trong nhà cao hơn lao động ngoài trời, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,02). Điều này có thể được giải thích tình trạng da đồi mồi ngoài sự tác động chủ yếu của ánh sáng mặt trời, còn có sự đóng góp của yếu tố cơ địa của từng cá nhân người bệnh. Liên quan đến các bệnh nội khoa Qua xét nghiệm máu của 236 cụ trong nghiên cứu, phát hiện tỉ lệ các bệnh nội khoa như sau: tiểu đường 0,9%, tăng men gan 11,4%, rối loạn lipit máu 7,2%, suy chức năng thận 4,2%. Tỉ lệ tăng men gan cao nhất và tiểu đường là ít nhất. Tăng men gan có 27 trường hợp, nam 9, nữ 18, phân bố theo nhóm tuổi: 60: 9, 70: 16, 80: 2. Đặc biệt có 2 trường hợp kết hợp cả rối loạn lipit máu, trong đó 1 mắc bệnh da (skin tag) và 1 không mắc bệnh da. Trong các trường hợp tăng men gan có 10 mắc bệnh da: bệnh chàm 3. Suy chức năng thận có 10 trường hợp, nam 3, nữ 7; có 6 trường hợp bệnh da: ghẻ 3, chàm 3, đều có triệu chứng chung là ngứa, Vì số liệu quá ít nên không thể xét mối liên quan của từng nhóm bệnh da với bệnh tiểu đường, tăng men gan, rối loạn lipit máu và suy chức năng thận. **Nghiên cứu của chúng tôi không gặp một số bệnh da khác có thể gặp ở người nhiều tuổi mà y văn có đề cập đến như các bệnh bóng nước, vẩy nến, rụng tóc, hội chứng cận tân sinh, đỏ da toàn thân là những bệnh đáng được chú ý. Nhiều bệnh có nguồn gốc từ các cơ quan khác nhưng lại biểu hiện khu trú trên da(5). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu mô tả cắt ngang 236 là học viên nhiều tuổi (60 tuổi trở lên) tại TT Thạnh Lộc Tp HCM, từ tháng 2/2008 đến tháng 5/2008, chúng tôi xin rút ra những kết luận như sau: Một số đặc điểm dịch tễ học + Trong 4 nhóm tuổi: tỉ lệ cao nhất là nhóm 70 tuổi (34,8%), thấp nhất là nhóm 90 tuổi (3,8%), tuổi cao nhất là 96 tuổi, tuổi trung bình là 75. + Nữ có tỉ lệ cao gấp rưỡi nam (59,7%/40,3%). +Trình độ học vấn rất thấp đa số mù chữ và cấp I (77,5%), có học nghề 2,1%. +Tính chất nghề nghiệp: đa số là lao động ngoài trời (79,2%). Tỉ lệ mắc bệnh da tương đối cao 45,3%, Tỉ lệ từng bệnh da Ghẻ 32,7%; chàm 25,2%; do nấm 17,7%; u lành da 10,3%; dầy sừng tiết bã 4,7%, bạch biến 4,7%; ung thư da 1,9% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 8 Xét mối liên quan của từng nhóm bệnh da với tuổi, phái, trình độ học vấn, tính chất nghề nghiệp, nơi ở trong trại, thấy được như sau: - Bệnh ghẻ: có mối liên quan đến phái, bệnh ghẻ thường biểu hiện nặng (toàn thân 40%) và biến chứng 42,9% (nhiễm trùng 20%, chàm hóa 22,9%). - Bệnh chàm: có mối liên quan đến tuổi. - Nhiễm nấm ở da: có mối liên quan đến phái, nơi ở trong trại. - Nhóm bệnh da dạng sẩn: không có mối liên quan đến các yếu tố trên. - Nhóm bệnh da khác trong đó có bệnh ung thư da: có mối liên quan đến phái, nơi ở trong trại. Tình trạng da đồi mồi Tỉ lệ mắc khoảng ¼ số khám và có mối liên quan đến tính chất nghề nghiệp, nơi ở trong trại. Một số bệnh nội khoa -Tỉ lệ mắc bệnh: tăng men gan 11,4% chiếm tỉ lệ cao nhất, rối loạn lipit máu 7,2%, suy chức năng thận 4,2%, tiểu đường 0,9%. -Các bệnh nội khoa trên không có mối liên quan đến từng nhóm bệnh da. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arndt KA. (2007), “Skin tag”, Manual of dermatologic therapeutics, Lippincott William & Wilkins, Seventh edition: p 211-212. 2. Báo cáo tổng kết công tác da liễu năm 2007 của BVDL TpHCM. 3. Beauregard S et al (1987), “A survey of skin problems and skin care regimens in the elderly”, Arch Dermatol, vol 123: p 1638-1643. 4. Bộ môn da liễu-Học viện Quân Y (2001), “Biến đổi thượng bì ở người già”, Giáo trình bệnh da và hoa liễu (Giáo trình dùng cho đào tạo sau Đại học), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân: tr 54-56. 5. Huynh Tri Huu, Norman RA. (2004), “Scabies and pediculosis”, Dermatologic clinics of North America, Elsevier saunder, vol 22: p 7-11. 6. Kemna ME, Elewski BE (1996), “A US epidemiologic survey of superficial fungal diseases”, J Am Acad Dermatol, vol 35: p 539-542. 7. Listermick R and Charrow J (2008), “The neurofibromatoses”, Fitzpatrick’s dermatology in general medicine, McGraw-Hill, Seventh edition: p 1331-1338. 8. Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Cảnh Cầu, Trương Mộc Lợi, Bùi Khánh Duy (1990), “Bệnh da người già”, Bệnh ngoài da và hoa liễu, tập 2, Nhà xuất bản Y học: tr 234-238. 9. Norman RA. (2003), “Xerosis and pruritus in the elderly: recognition and management”, Dermatologic therapy, Blackwell Publishing, vol 16: p 254-259. 10. Siragusa M, Schepis C, Palazzo R, et al (1999), “Skin pathology findings in a cohort of 1500 adult and elderly subjects”, Int J Dermatol, vol 38: p 361-366. 11. Weinberg JM. & Scheinfeld NS. (2003), “Cutaneous infection in the elderly: diagnosis and management”, Dermatologic therapy, Blackwell Publishing, vol 16: p 195-205. 12. White GM., Cox NH. (2002), “Bacterial infections”, Disease of the skin, W. B. Saunders: chapter 20. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_hien_mac_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_benh_da_o_nguoi_n.pdf