BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỉ lệ bệnh
nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp bị
loãng xương là khá cao 40,2% nếu đo MĐX ở cổ
xương đùi và 31,4% đo MĐX ở cột sống thắt
lưng. Kết quả này có phần cao hơn các nghiên
cứu về tỉ lệ loãng xương nam giới ở một số
nghiên cứu trong nước cũng như trên thế
giới(1,6,8). Điều này có thể giải thích được là do
nghiên cứu này thực hiện trên các bệnh nhân
nhập viện có bệnh lý cơ xương khớp nên đây là
những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao.
Phân tích các yếu tố liên quan loãng xương thì ở
nhóm đối tượng nghiên cứu cho thấy việc sử
dụng corticoide kéo dài, giảm canxi máu, giảm
estradiol toàn phần ảnh hưởng rõ ràng đến
loãng xương.
Trong nghiên cứu này khi phân tích mối
tương quan giữa MĐX và nồng độ các hormone
sinh dục, kết quả cho thấy có mối tương quan
thuận, yếu giữa hormone sinh dục và MĐX.Hiện
nay các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn
đề này cũng cho các kết quả rất khác nhau.Vì
vậy cần có thêm các nghiên cứu với số lượng
bệnh nhân đủ lớn để xác định rõ hơn mối tương
quan này.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ
xương khớp bị loãng xương là khá cao 47,3%.
Các yếu tố liên quan đến loãng xương ở nhóm
bệnh nhân này là sử dụng corticoid kéo dài,
giảm canxi máu, giảm estradiol toàn phần.Mặc
dù tình trạng suy giảm hormone sinh dục ở đối
tượng nghiên cứu này là rất cao 45% (giảm
testosterone) và 10,7% (giảm estradiol) nhưng
mối tương quan giữa nồng độ testosterone và
nồng độ estradiol với mật độ xương ở cả hai vị
trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi là không
rõ ràng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan loãng xương ở bệnh nhân nam bằng hoặc trên 50 tuổi tại khoa nội khớp - Bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 202
TỈ LỆ LOÃNG XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN LOÃNG XƯƠNG
Ở BỆNH NHÂN NAM BẰNG HOẶC TRÊN 50 TUỔI
TẠI KHOA NỘI KHỚP - BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Châu Trần Phương Tuyến*, Lê Anh Thư*, Cao Thanh Ngọc**
TÓM TẮT
Mục tiêu:Xác định tỉ lệ loãng xương, các yếu tố liên quan loãng xương và mối tương quan giữa nồng độ
hormone sinh dục với mật độ xương ở bệnh nhân nam có bệnh lý cơ xương khớptừ 50 tuổi trở lên.
Phương pháp: 169 bệnh nhân nam từ 50 tuổi trở lên trong nghiên cứu tiến cứu, cắt ngangđược phỏng vấn
bằng bộ câu hỏi chuẩn thức tại khoa Nội Cơ Xương Khớp, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 4
năm 2014.
Kết quả:Tỉ lệ loãng xương chung là 47,3%, tại cột sống thắt lưng là 40,2% và tại cổ xương đùi là 31,4%.
Tuổi 60-69 chiếm đa số (34,4%), 55,6% có hút thuốc lá, 42,6%sử dụng corticosteroid kéo dài, 42,6%giảm canxi
máu toàn phần, 45% giảm testosterone TP và 24,9% uống rượu bia.Nồng độ testosterone toàn phần thấp (< 2
ng/ml) và nồng độ estradiol toàn phần thấp (< 20 pg/ml) tương quan thuận với mật độ xương cột sống thắt lưng
và cổ xương đùi.Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy bệnh nhân sử dụng corticosteroid kéo dài (OR=6,33,
KTC95%: 2,96-13,51, p<0,001), giảm canxi TP(OR=5,30, KTC95%: 2,48-11,33, p<0,001)và giảm estradiol
TP(OR=4,98, KTC95%: 1,22-20,23, p<0,05)liên quan đến loãng xương.
Kết luận:Tỉ lệ loãng xương khá cao ở nhóm bệnhnhân nam từ 50 tuổi trở lên có bệnh lý cơ xương khớp, đặc
biệt là bệnh nhân sử dụng corticosteroid kéo dài, giảm canxi toàn phần và giảm estradiol toàn phần. Cần có kế
hoạch tầm soát và quản lý tất cả những yếu tố nguy cơ liên quan tình trạng loãng xương, nhằm giảm thiểu chi
phí điều trị bệnh loãng xương.
Từ khóa:loãng xương,coticosteroid, giảm canxi, hormone sinh dục.
ABSTRACT
PREVALENCE OF OSTEOPOROSIS AND ITS ASSOCIATED FACTORS
AMONG MALE PATIENTS 50 YEARS OLD AND OVER
AT THE DEPARTMENTOF RHEUMATOLOGY, CHO RAY HOSPITAL
Chau Tran Phuong Tuyen, Le Anh Thu, Cao Thanh Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 202 - 206
Objective: Determine the prevalence of osteoporosis, its associated factors and the relationship between sex
hormones and bone mineral density (BMD) in male patients 50 years old and over undergoing muscoskeletal
diseases.
Method:169 male patients 50 years old and over undergoing muscoskeletal diseaseswere included in
prospective, cross-sectional study at Department of Rheumatology, Cho Ray hospital from August 2013 to April
2014.
Results:Prevalence of overall osteoporosis,lumbar spine and femoral neck was 47.3%; 40.2% and 31.4%;
respectively. Male aged60-69 consistedthe highest ratio (34.4%), men reported smoking, drinking alcohol and
long-term corticosteroid use were 42.6%; 55.6% and 24.9%; respectively. Examination results showedthat
hypocalcemia andlow level of total testosterone were42.6%and45%; respectively.Low level of total testosterone (<
* Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy **Bộ môn Lão khoa, ĐHY D- Tp.HCM
Tác giả liên lạc:BS Châu Trần Phương Tuyến ĐT:0907686107 Email:tuyenchautran@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 203
2 ng/ml)and estradiol (< 20 pg/ml) showed positive correlation to bone mineral density at the femoral neck and
lumbar spine. In multivariate logistic regression analysis, long-term corticosteroid use(OR=6.33, 95%confidence
interval [CI]: 2.96-13.51, p<0.001), hypocalcemia (OR=5.30, 95% CI: 2.48-11.33, p<0.001) and low level of total
estradiol(OR=4.98, 95% CI: 1.22-20.23, p<0.05)were associated with osteoporosis.
Conclusion:The prevalence of osteoporosis in male patients 50 years old and over undergoing
musculoskeletal disease is relatively high, especially patients with long-term corticosteroid use, hypocalcemia and
low level of total estradiol.Finding shows that plan of screening all associated factors to osteoporosis is neccesary
and this can save the cost of osteoporosis treatment.
Keywords:osteoporosis, coticosteroid, hypocalcemia, sex hormones.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập niên gần đây cùng với sự
tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại tuổi thọ con
người ngày càng tăng cao nhưng điều này cũng
mang lại cho nhân loại những thách thức rất lớn
về sự gia tăng các bệnh lí thường gặp ở người
cao tuổi. Bên cạnh các bệnh tim mạch, hô hấp,
nội tiết-chuyển hóa, loãng xương được xếp vào
nhóm 10 bệnh có nhiều tác động nhất lên người
cao tuổi. Loãng xương làm giảm chất lượng cuộc
sống và tuổi thọ của người bệnh và trở thành
gánh nặng cho ngành y tế và tài chính quốc gia(7).
Trước đây loãng xương thường được xem là
bệnh của nữ giới.Tuy nhiên các nghiên cứu gần
đây thấy rằng loãng xương nam giới đang ngày
càng gia tăng. Ở Việt Nam hiện nay chưa có số
thống kê cụ thể về loãng xương nam nói riêng
nhưng dựa trên số liệu về dân số nước ta và các
nghiên cứu dịch tễ ở những nước lân cận như
Thái Lan cho thấy tỉ lệ gãy cổ xương đùi do
loãng xương ở đàn ông trên 60 tuổi là 99/100.000
dân. Qua đó ước tính số ca gãy cổ xương đùi ở
nam giới nước ta là 6.300 ca và sẽ tăng lên 17.000
ca vào năm 2030. Hệ quả gãy xương ở nam
thường nghiêm trọng hơn nữ, tỉ lệ tử vong trong
12 tháng đầu sau gãy cổ xương đùi ở nam là
33%, trong khi ở nữ chỉ có 17%(4).
Loãng xương nam giới có liên quan đến các
nguyên nhân gây loãng xương thứ phát như: hút
thuốc lá, lạm dụng rượu bia, sử dụng
corticosteroid kéo dài, giảm canxi máu, giảm
nồng độ hormone sinh dụcDo vậy việc tầm
soát các yếu tố nguy cơ gây loãng xương thứ
phát ở nam giới rất quan trọng.
Hormone sinh dục đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển và duy trì khối lượng
xương. Ở nữ mối tương quan giữa mật độ
xương và sự suy giảm nồng độ estrogen sau tuổi
mãn kinh là rõ ràng. Ở nam giới, đặc biệt ở
nhóm trên 50 tuổi thì việc suy giảm hormone
sinh dụcđã được chứng minh tăng lên theo thời
gian; tuy nhiên mối tương quan giữa nồng độ
hormone sinh duc và mật độ xương trong các
nghiên cứu cho kết quả không nhất quán(2,9,10).
Chính vì những lí do đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục tiêu: xác định tỉ lệ
loãng xương, các yếu tố liên quan loãng xương
và tìm hiểu mối tương quan giữa hormone sinh
dục với mật độ xương ở bệnh nhân nam từ 50
tuổi trở lên có bệnh lí cơ xương khớp.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang
Chọn mẫu
Các bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi đang điều trị
tại khoa nội Cơ xương khớp, bệnh viện Chợ Rẫy
từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014.
Lấy mẫu thuận tiện, liên tục.
Các bệnh nhân được hỏi tiền sử, bệnh sử và
làm các xét nghiệm đánh giá các yếu tố liên quan
đến loãng xương bằng mẫu bệnh án nghiên cứu
thống nhất.
Một số định nghĩa biến số
Sử dụng corticosteroid kéo dài: tương
đươngprednisolone ≥ 5mg/ngày ≥ 3 tháng
Uống rượu bia: tương đương ≥ 3 đơn
vị/ngày.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 204
Hút thuốc lá: ≥ 100 điếu trong đời và 1 năm
nay hút mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng
Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán theo tiêu
chuẩn ARA 1987 hoặc ACR/EULAR 2010
- Đo nồng độ testosterone và estradiol toàn
phần bằng phương phápELISA
(electrochemiluminescence immunoassay) trên máy
Licence của Italy.
- Đo mật độ xương bằng phương pháp
DEXA (Dual energy X ray absorptionmetry) trên
máy Hologic ở hai vị trí cột sống thắt lưng và cổ
xương đùi.
- Đánh giá tình trạng suy giảm hormone sinh
dục dựa vào tiêu chuẩn nồng độ testosterone<
2ng/ml (200 ng/dL),estradiol < 20pg/ml(3)và chẩn
đoán loãng xương dựa vào tiêu chuẩn của WHO
1994 (Tscore ≤ -2,5 loãng xương;-2,5 < Tscore< -1,
thiếu xương; Tscore ≥ -1: bình thường)(5).
Phân tích thống kê
Biến số định lượng được trình bày dưới
dạng trung bình ± SD (nếu phân bố chuẩn) hoặc
trung vị kèm theo giá trị tối đa và giá trị tối
thiểu. Biến số định tính được trình bày dưới
dạng tỉ lệ phần trăm. So sánh giữa hai hay nhiều
nhóm biến số định tính bằng phép kiểmChi bình
phương.Tính hệ số tương quan giữa nồng độ
hormone sinh dục và mật độ xương. Giá trị
p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Các
phân tích trên được thực hiện bằng phần mềm
SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm nhóm nghiên cứu (n = 169)
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n=169)
Tuổi Tần số %
50 – 59 43 25,4
60 – 69 58 34,3
70 – 79 50 29,6
≥ 80 18 10,7
Tuổi TB của nhóm NC là 66,62 ± 9,67 tuổi
(50 - 92).
Chỉ số BMI trung bình của nhóm nghiên
cứu là 21,52 ± 2,67 kg/m2 (14,86 - 29,41).
Bảng 2: Các xét nghiệm sinh hóa (n=169)
Xét nghiệm
sinh hóa
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Trung
vị
Khoảng tứ
phân vị
Calcium
(mmol/l)
2,10 0,15 2,10 2,01 – 2,20
PTH (pg/ml) 36,99 16,23 36,70 23,70 –
47,45
Testosterone
(ng/ml)
2,44 1,57 2,22 1,34 – 3,42
Estradiol (pg/ml) 43,75 23,61 40,10 28,10 –
52,05
Bảng 3: Các yếu tố liên quan loãng xương (n=169)
Yếu tố Tần số %
Sử dụng corticoid 72 42,6
Hút thuốc lá 94 55,6
Uống rượu bia 42 24,9
Viêm khớp dạng thấp 16 9,5
Giảm canxi TP 72 42,6
Tăng PTH 26 15,4
Giảm testosterone TP 76 45
Giảm estradiol TP 18 10,7
Tỉ lệ loãng xương
Bảng 4: Tỉ lệ loãng xương tại các vị trí đo
Phân loại
CSTL CXĐ CHUNG
vị trí
Tscore ≤-2.5
(Loãng xương)
68 (40,2%) 53(31,4%) 80 (47,3%)
-2.5 < Tscore < -1
(Thiếu xương)
82 (48,5%) 98(58%) 59 (34,9%)
Tscore ≥ -1
(Bình thường)
19 (11,2%) 18(10,7%) 30 (17,8%)
Tỉ lệ LX tại CSTL là 40,2%; tại CXĐ là 31,4%;
LX chung là 47,3%
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và loãng
xương
Bảng 5: Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và loãng
xương (hồi qui đơn biến)
Biến số OR P KTC 95%
Tuổi
50-59
60-69
70-79
≥ 80
1
1,01
0,70
4,02
0,997
0,408
0,031
0,45-2,20
0,31-1,61
1,14-14,22
BMI
< 18,5
18,5-24,9
≥ 25
1
0,81
0,56
0,672
0,432
0,31-2,12
0,13-2,36
Sử dụng corticosteroid 5,07 0,000 2,62-9,82
Hút thuốc lá 2,54 0,004 1,35-4,76
Uống rượu bia 1,02 0,966 0,50-2,04
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 205
Biến số OR P KTC 95%
Viêm khớp dạng thấp 1,97 0,208 0,68-5,70
Giảm canxi TP 4,53 0,000 2,35-8,72
Giảm testosterone TP 2,40 0,006 1,29-4,47
Giảm estradiol TP 6,61 0,004 1,83-23,81
Tăng PTH máu 2,93 0,018 1,19-7,20
Các yếu tố liên quan LX có ý nghĩa thống kê:
tuổi ≥ 80, sử dụng corticosteroid, hút thuốc lá,
giảm canxi máu, giảm testosterone toàn phần,
giảm estradiol toàn phần, tăng PTH máu.
Bảng 6: Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và loãng
xương (hồi qui đa biến)
Biến số OR P KTC 95%
Sử dụng
corticosteroid
6,33 0,000 2,96-13,51
Giảm canxi TP 5,30 0,000 2,48-11,33
Giảm estradiol TP 4,98 0,025 1,22-20,23
Các yếu tố liên quan đến LX thực sự gồm: sử
dụng corticosteroid, giảm canxi toàn phần, giảm
estradiol toàn phần
Tương quan giữa nồng độ hormone sinh dục
và mật độ xương
Bảng 8:Tương quan giữa nồng độ hormone sinh dục
và MĐX
Tương quan Hệ số
tương
quan
P Phương trình hồi
quy
Mật độ xương
CSTL và
testosterone TP
0,27 0,001 MĐXCSTL = 0,73 +
0,03 x testosterone
Mật độ xương
CXĐ và
testosterone TP
0,20 0,009 MĐX CXĐ = 0,55 +
0,02 x testosterone
Mật độ xương
CSTL và estradiol
TP
0,21 0,005 MĐX CSTL = 0,73 +
0,002 x estradiol
Mật độ xương
CXĐ và estradiol
TP
0,15 0,048 MĐX CXĐ = 0,56 +
0,001 x estradiol
Có mối tương quan thuận, yếu giữa nồng độ
hormone sinh dục với MĐX ở nhóm đối tượng
nghiên cứu này.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỉ lệ bệnh
nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp bị
loãng xương là khá cao 40,2% nếu đo MĐX ở cổ
xương đùi và 31,4% đo MĐX ở cột sống thắt
lưng. Kết quả này có phần cao hơn các nghiên
cứu về tỉ lệ loãng xương nam giới ở một số
nghiên cứu trong nước cũng như trên thế
giới(1,6,8). Điều này có thể giải thích được là do
nghiên cứu này thực hiện trên các bệnh nhân
nhập viện có bệnh lý cơ xương khớp nên đây là
những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao.
Phân tích các yếu tố liên quan loãng xương thì ở
nhóm đối tượng nghiên cứu cho thấy việc sử
dụng corticoide kéo dài, giảm canxi máu, giảm
estradiol toàn phần ảnh hưởng rõ ràng đến
loãng xương.
Trong nghiên cứu này khi phân tích mối
tương quan giữa MĐX và nồng độ các hormone
sinh dục, kết quả cho thấy có mối tương quan
thuận, yếu giữa hormone sinh dục và MĐX.Hiện
nay các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn
đề này cũng cho các kết quả rất khác nhau.Vì
vậy cần có thêm các nghiên cứu với số lượng
bệnh nhân đủ lớn để xác định rõ hơn mối tương
quan này.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ
xương khớp bị loãng xương là khá cao 47,3%.
Các yếu tố liên quan đến loãng xương ở nhóm
bệnh nhân này là sử dụng corticoid kéo dài,
giảm canxi máu, giảm estradiol toàn phần.Mặc
dù tình trạng suy giảm hormone sinh dục ở đối
tượng nghiên cứu này là rất cao 45% (giảm
testosterone) và 10,7% (giảm estradiol) nhưng
mối tương quan giữa nồng độ testosterone và
nồng độ estradiol với mật độ xương ở cả hai vị
trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi là không
rõ ràng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agrawal NK, Sharma B (2013), "Prevalence of osteoporosis in
otherwise healthy Indian males aged 50 years and
above",Arch Osteoporos, 8 (1-2), pp.116.
2. Fink HA, et al (2006), "Association of testosterone and
estradiol deficiency with osteoporosis and rapid bone loss in
older men",J Clin Endocrinol Metab, 91 (10), pp.3908.
3. Lieberman (2001), "Initial outcomes and efficacy of
kyphoplasty in the treatment of painful osteoporotic vertebral
compression fractures",Spine,(26), pp.1631-1637.
4. National Osteoporosis Foundation (2013), Clinician's Guide to
Prevention and Treatment of Osteoporosis, www.nof.org.
5. Pongchaiyakul C, et al (2006), "Prevalence of osteoporosis in
Thai men",J Med Assoc Thai, 89 (2),pp.9-160.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 206
6. Reiner Bartl (2009), "Osteoporosis: Dianogsis, prevention,
Therapy", Spinger- Berlin, pp.1-43.
7. Sadat-Ali M (2006), "Osteoporosis among male Saudi Arabs: a
pilot study",Ann Saudi Med, 26 (6),pp.4-450.
8. Szulc P (2001), "Bioavailable Estradiol May Be an Important
Determinant of Osteoporosis in Men: The MINOS
Study",JCEM, 86 (1),pp.9-192.
9. Trần Thị Tô Châu (2012), "Nghiên cứu mật độ xương ở nam
giới bằng phương pháp đo hấp thụ tia x năng lượng kép ",
Luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
10. Van den Beld A, et al. (2000), "Measures of bioavailable serum
testosterone and estradiol and their relationships with muscle
strength, bone density, and body composition in elderly
men",J Clin Endocrinol Metab, 85 (9),pp.82-3276.
Ngày nhận bài báo: 27/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_loang_xuong_va_cac_yeu_to_lien_quan_loang_xuong_o_benh.pdf