Tỉ lệ mắc lao và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của học viên nhiễm HIV

TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc lao và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của học viên nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2009 Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mẫu gồm 156 học viên nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2009. Tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật Ziehl-Neelsen và chụp Xquang phổi. Kết quả: Trong số 156 học viên nhiễm HIV có 21 trường hợp mắc lao chiếm tỉ lệ 13,5%. Trong các nội dung kiến thức về lao, kiến thức của học viên về lao còn giới hạn là biện pháp phòng ngừa (50%), triệu chứng biểu hiện nghi ngờ lao (44,9%); kiến thức thấp nhất là yếu tố thuận lợi nhiễm lao (28,9%). Về thái độ, có 69,9% học viên có thái độ chia xẻ khi mắc lao. Về thực hành, một số thực hành sai như tự ý mua thuốc điều trị lao chiếm tỉ lệ 24,4% và 33,3% học viên có thói quen khạc nhỗ bừa bãi. TỈ LỆ MẮC LAO VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH LAO CỦA HỌC VIÊN NHIỄM HIV

pdf31 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỉ lệ mắc lao và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của học viên nhiễm HIV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈ LỆ MẮC LAO VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH LAO CỦA HỌC VIÊN NHIỄM HIV TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc lao và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của học viên nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2009 Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mẫu gồm 156 học viên nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2009. Tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật Ziehl-Neelsen và chụp Xquang phổi. Kết quả: Trong số 156 học viên nhiễm HIV có 21 trường hợp mắc lao chiếm tỉ lệ 13,5%. Trong các nội dung kiến thức về lao, kiến thức của học viên về lao còn giới hạn là biện pháp phòng ngừa (50%), triệu chứng biểu hiện nghi ngờ lao (44,9%); kiến thức thấp nhất là yếu tố thuận lợi nhiễm lao (28,9%). Về thái độ, có 69,9% học viên có thái độ chia xẻ khi mắc lao. Về thực hành, một số thực hành sai như tự ý mua thuốc điều trị lao chiếm tỉ lệ 24,4% và 33,3% học viên có thói quen khạc nhỗ bừa bãi. Kết luận: Tỉ lệ mắc lao của học viên tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu cao. Kiến thức về bệnh lao một số măt còn hạn chế; về thái độ, một số học viên chưa chia sẽ về bệnh; về thực hành vẫn còn học viên tự ý mua thuốc và khạc nhỗ bừa bãi.. Từ khóa: Tỉ lệ mắc lao/HIV; kiến thức , thái độ, thực hành; Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ABSTRACT PREVALENCE OF TUBERCULOSIS AND KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE ABOUT TUBERCULOSIS AMONG HIV-INFECTED PATIENTS AT SOCIAL EDUCATION CENTER, BA RIA- VUNG TAU PROVINCE Nguyen Minh Luong, Truong Phi Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 181 - 187 Objective: To identify prevalence of tuberculosis and knowledge, attitude, practice about tuberculosis among HIV-infected patients at Social Education Center, Ba Ri a- Vung Tau Province. Method: We performed a cross-sectional study of the prevalence of tuberculosis among 156 HIV-infected patients at Social Educational Center, Ba Ria –Vung Tau Province. KAP survey was made by filling in the questionnaire, sputum samples were examined by Ziehl-Neelsen technique. Result: Among HIV-infected patients, 13,5% patients were infected tuberculosi. Most patients had good knowledge about tuberculosi but there were 50% patients know preventive measure, 44,9% know the symptoms of tuberculosis. There were 69.9% patients shared with other about their disease . About 24.4% take medicine at store drug and 33.3% spit their sputum out. Conclusion: Prevalence of tuberculosis at Social Education Center is high. Although the study sample showed a satisfactory level of knowledge, attitude and pratice. However, the results demonstrated several misconceptions that need to be clarified. Uncertainties in symptoms and prognosis tuberculosis knowledge need to be educated. Keywords: prevalence of tuberculosis/hiv; knowledge, attitude, practice; Labor - Social Education Center, Ba Ria- Vung Tau Province ĐẶT VẤN ĐỀ Lao là một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp và cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới, đặc biệt là những nước kém phát triển (Error! Reference source not found.). Theo nhận định của Nunn P, toàn cầu có khoảng 13 triệu người nhiễm HIV mắc lao (Error! Reference source not found.). Trong năm 2007, có khoảng 1,37 triệu ca HIV mắc lao chiếm khoảng 15% các ca lao toàn cầu và khoảng 456.000 trường hợp nhiễm HIV mắc lao, tử vong chiếm 23% số ca tử vong do HIV/AIDS toàn cầu (Error! Reference source not found.). Tại Việt Nam, Bộ Y tế ước tính đến năm 2010 sẽ có hơn 311.500 người nhiễm HIV; 40% trong số đó cũng nhiễm vi khuẩn lao và nhiều người trong số họ sẽ phát triển thành bệnh lao (Error! Reference source not found.). Kết quả giám sát trọng điểm ở cơ sở chống lao tuyến tỉnh do Cục phòng chống HIV/AIDS thực hiện hàng năm cho thấy người nhiễm HIV mắc lao luôn gia tăng trong nhiều năm vừa qua. Năm 1994, tỉ lệ người HIV(+) có mắc lao là 0,4%; đến năm 2008 đã là 3,75% trong đó cao nhất là Hà Nội (11,50%); đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (10,2%) (Error! Reference source not found.). Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tỉ lệ mắc lao và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của những người nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2009” nhằm có số liệu khoa học để góp phần xây dựng chương trình phòng chống lao trong những người nhiễm HIV/AIDS đạt hiệu quả. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Học viên nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ học viên nhiễm HIV của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại thời điểm nghiên cứu. Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí đưa vào Toàn bộ học viên nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời điểm nghiên cứu (162) Tiêu chí loại ra: (06) - Học viên nhiễm HIV bị rối loạn tâm thần, câm điếc. - Học viên nhiễm HIV từ chối hợp tác với nhóm nghiên cứu. Thu thập dữ kiện - Phỏng vấn trực tiếp - Xét nghiệm đờm: bằng phương pháp Ziehl-Neelsen. - X quang phổi: chụp phim phổi thẳng 30cm x 40cm. Xử lý và phân tích số liệu Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.0 với ý nghĩa thống kê ở mức P ≤ 0,05. KẾT QUẢ Nghiên cứu 156 học viên nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kết quả như sau: Tỉ lệ mắc lao trong các học viên nhiễm HIV: Bảng 1: Phân bố tần số và tỉ lệ học viên được chẩn đoán hiện đang mắc lao phổi (n=156) Phân loại mắc lao phổi (n=21) AFB(+) AFB(-) Chẩn đoán Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Phân loại mắc lao phổi (n=21) AFB(+) AFB(-) Chẩn đoán Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Không 135 86,5 Có 21 13,5 11 52,4 10 47,6 Cộng 156 100 Nhận xét: Học viên hiện mắc lao chiếm tỉ lệ 13,5% (21/156) ; trong đó AFB(+) là 52,4% Kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh lao của mẫu nghiên cứu Kiến thức về bệnh lao của mẫu nghiên cứu (n=156) Bảng 2: Kiến thức về bệnh lao của mẫu nghiên cứu (n=156) Kiến thức Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Đúng Không đúng Tần số (%) Tần số (%) Do vi khuẩn lao gây ra 112 71,8 Không biết 40 25,6 Nguyên nhân của bệnh lao Nguyên nhân khác 04 2,6 112 (71,8) 44 (28,2) Lây truyền 126 80,8 Di truyền 17 10,9 Phân biệt bệnh Không biết 13 8,3 126 (80,8) 30 (19,2 Đường hô hấp 122 78,2 Đường lây nhiễm bệnh Đường ăn uống 10 6,4 122 (78,2) 34 (21,8) Kiến thức Đúng Không đúng Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số (%) Tần số (%) Đường máu 08 5,1 lao Không biết 16 10,3 Lao động quá sức 45 28,9 Cơ thể suy yếu, suy dinh dưỡng 95 60,9 Nghèo đói 35 22,4 Yếu tố thuận lợi làm con người dễ mắc bệnh lao Nơi cư trú chật hẹp, ẩm thấp 39 25,0 45 (28,9) 111 (71,1) Kiến thức Đúng Không đúng Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số (%) Tần số (%) Người nghiện rượu 50 32,0 Người nhiễm HIV 98 62,8 Không biết 23 14,8 Triệu chứng biểu hiện nghi ngờ lao Ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần 123 78,9 70 (44,9) 86 (55,1) Kiến thức Đúng Không đúng Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số (%) Tần số (%) Sốt nhẹ về buổi chiều 102 65,4 Sút cân 72 46,1 Đau tức ngực 50 32,1 Khó thở 26 16,7 Triệu chứng biểu hiện nghi ngờ lao Không biết 28 18 Có 121 77,6 Khả năng Không 35 22,4 121 (77,6) 35 (22,4) Kiến thức Đúng Không đúng Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số (%) Tần số (%) Không 127 81,4 chữa khỏi bệnh lao Không 19 12,2 Có 105 67,3 Khả năng phòng ngừa bệnh lao Không 51 32,7 105 (67,3) 51 (32,7) Các Ăn uống đảm bảo đủ 53 33,9 78 78 Kiến thức Đúng Không đúng Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số (%) Tần số (%) dinh dưỡng Vệ sinh môi trường 47 30,1 Sinh hoạt lành mạnh 16 10,3 Phát hiện người bệnh, điều trị khỏi 22 14,1 Tiêm ngừa bệnh lao 91 58,3 biện pháp phòng tránh bệnh lao Không khạc 46 29,5 (50,0) (50,0) Kiến thức Đúng Không đúng Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số (%) Tần số (%) nhổ bừa bãi Không biết 23 14,7 Nhận xét: Trong các kiến thức về bệnh lao, học viên có kiến thức thấp về yếu tố thuận lợi làm con người dễ mắc bệnh lao (28,9%), triệu chứng biểu hiện nghi ngờ lao (44,9%), các biện pháp phòng tránh bệnh lao (50%) Các nguồn thông tin tiếp cận: Bảng 3: Phân bố tần số các nguồn thông tin tiếp cận của mẫu nghiên cứu (n=156) Có Không Nguồn thông tin Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Truyền hình (tivi) 100 64,1 56 35,9 Truyền thanh (radio) 51 32,7 105 67,3 Báo, tạp chí 43 27,6 113 72,4 Tranh ảnh, pano 62 39,7 94 60,3 Cán bộ y tế, cộng tác viên 95 60,9 61 39,1 Bạn bè, người thân 43 27,6 113 72,4 Nhận xét: Nguồn thông tin tiếp cận cung cấp kiến thức về bệnh lao trong mẫu nghiên cứu chiếm đa số là phương tiện truyền hình (64,1%); kế đến là từ cán bộ y tế (60,9%) Thái độ về bệnh lao của mẫu nghiên cứu (n=156) Bảng 4. Thái độ về bệnh lao của mẫu nghiên cứu (n=156) Tỉ lệ Thái độ Đúng Không đúng Nội dung Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%) Có 143 91,7 Không 05 3,2 Khả năng bản thân có thể bị mắc lao Không biết 08 5,1 143 (91,7) 13 (8,3) Người thân trong gia đình 91 58,3 Cán bộ y tế 102 65,4 Sự chia xẻ khi mắc lao Bạn bè 80 51,3 109 (69,9) 47 (30,1) thân thiết Giữ bí mật 09 5,8 Khác 01 0,6 Đồng ý 153 98,1 Đồng ý khám và theo dõi tại các cơ sở y tế nhà nước khi có triệu chứng lao Không đồng ý 03 1,9 153 (98,1) 03 (1,9) Cơ sở y 137 87,2 tế nhà nước Cơ sở y tế tư nhân 02 1,3 Điều trị thuốc Đông y 06 3,9 Nơi điều trị khi mắc lao Tự điều trị (mua thuốc uống) 11 7,0 137 (87,2) 19 (12,8) Nhận xét: Trong các thái độ về bệnh lao, đa số bệnh nhân ít chia xẻ khi mắc bệnh (69,9%) Thực hành về bệnh lao của mẫu nghiên cứu: (n=156) Bảng 5: Thực hành về bệnh lao của mẫu nghiên cứu (n=156) Nội dung Tỉ lệ Thực hành Đúng Không đúng Tần số (%) Tần số (%) Có thể 116 74,4 Không thể 32 20,5 Sinh hoạt bình thường khi điều trị lao Không biết 08 5,1 116 (74,4) 40 (25,6) Có 16 10,3 Không 127 81,4 Dấu cộng đồng khi gia đình có người mắc lao Tùy hoàn cảnh và đối tượng 13 8,3 140 (89,7) 16 (10,3) Thực hành Đúng Không đúng Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số (%) Tần số (%) Có 38 24,4 Không 108 69,2 Tự mua thuốc điều trị bệnh lao Không biết 10 6,4 108 (69,2) 48 (30,8) Khạc bất cứ nơi nào thuận tiện nhất. 52 33,3 Xử trí khi khạc đờm dù chưa xác định Khạc vào khăn giấy, hộp 114 73,1 106 (67,9) 50 (32,1) Thực hành Đúng Không đúng Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) Tần số (%) Tần số (%) giấy, lon rồi gói kín đem chôn hoặc đốt mắc bệnh lao Không trả lời 02 1,3 Nhận xét: Về thực hành, vẫn còn bệnh nhân dấu bệnh (10,3%), tự mua thuốc điều trị (24,4%) và khạc nhổ bừa bải (33,3%) BÀN LUẬN Tỉ lệ mắc lao phổi trong học viên nhiễm HIV Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy trong số 156 học viên nhiễm HIV có 21 học viên mắc lao chiếm tỉ lệ 13,5% (21/156) (bảng 1). Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ mắc lao ở những học viên tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Thanh Hóa là 7,8% (Error! Reference source not found.), Hòa Bình là 6% (Error! Reference source not found.) và Trung tâm giáo dục dạy nghề Bình Triệu và Trường Phụ nữ mới Thủ Đức TP.Hồ Chí Minh (2,74%) (Error! Reference source not found.). So với các nghiên cứu trên thì học viên tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tỉ lệ mắc lao cao. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về tỉ lệ mắc lao trong bệnh nhân nhiễm HIV đã cho biết tại Thái Lan tỉ lệ mắc lao trong những người nhiễm HIV là 60% (Error! Reference source not found.), tại Kampuchia là 24% (Error! Reference source not found.). Tỉ lệ mắc lao trong người nhiễm HIV trong từng nghiên cứu có khác nhau, sự khác biệt này có thể do tỉ lệ mắc lao trong cộng đồng ở từng nơi hay bệnh nhân HIV đã được điều trị với thuốc kháng vi rút. Trong số này có 52,4% (11/21) có AFB (+) đây là nguồn lây trong khu vực này. Vì vậy trong chiến lược phòng chống lao quốc gia, Nhà nước cần có những chiến lược phòng chống lao không những ở cộng đồng mà phải tiếp tục quan tâm đặc biệt đến bệnh nhân nhiễm HIV và ở những trung tâm giáo dục lao động xã hội. Kiến thức, thái độ, thực hành đúng về bệnh lao ở học viên nhiễm HIV Kiến thức của học viên nhiễm HIV về bệnh lao: - Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh lao (bảng 2): Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số học viên nhiễm HIV có 71,8% biết nguyên nhân bệnh lao do vi trùng lao gây ra. Tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ trong nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 53% biết bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra (Error! Reference source not found.). - Kiến thức về bệnh lao là bệnh lây truyền (bảng 2): Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các nội dung kiến thức về bệnh lao, tỉ lệ học viên biết bệnh lao là bệnh lây truyền chiếm tỉ lệ cao (80,8%). Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ trong các nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 86% biết bệnh lao lây truyền (Error! Reference source not found.). - Kiến thức về đường lây truyền bệnh lao (bảng 2): Nghiên cứu cho thấy trong 156 học viên có 78,2% biết bệnh lao lây qua đường hô hấp, có 6,4% cho rằng bệnh lây qua đường ăn uống và 5,1% lây qua đường máu. Có đến 10,3% không biết về đường lây truyền bệnh lao. Tỉ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 82% biết đường lây chính của bệnh lao là đường hô hấp - Kiến thức về yếu tố thuận lợi nhiễm lao (bảng 2): Trong số 156 học viên, tỉ lệ có kiến thức đúng về yếu tố thuận lợi nhiễm lao là 28,9% (45/156), trong đó đa số học viên biết những yếu tố thuận lợi để người dễ nhiễm lao là nhiễm HIV 62,8% (98/156) còn trong nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 64,4% biết người có HIV rất dễ mắc lao (Error! Reference source not found.); biết cơ thể suy yếu, suy dinh dưỡng 60,9% (95/156). Các yếu tố thuận lợi ít được biết là nghiện rượu 32% (50/156), biết nơi cư trú chật hẹp ẩm thấp 25% (39/156). Như vậy, kiến thức đúng về yếu tố thuận lợi trong các học viên thấp. - Kiến thức về triệu chứng biểu hiện nghi ngờ bệnh lao (bảng 2): Về kiến thức triệu chứng biểu hiện nghi ngờ bệnh lao, kiến thức đúng chiếm tỉ lệ 44,9% (70/156), đa số học viên biết ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần chiếm đa số (78,9%); kế đến là sốt nhẹ về buổi chiều (65,4%); học viên không biết các triệu chứng nghi ngờ lao chiếm tỉ lệ 18%. Tỉ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 83,2% biết triệu chứng quan trọng nhất của bệnh lao phổi (triệu chứng ho kéo dài trên 2 tuần) (Error! Reference source not found.); - Kiến thức đúng về khả năng chữa khỏi bệnh lao (bảng 2): Về khả năng chữa khỏi bệnh lao, có 77,6% (121/156) học viên có kiến thức đúng cao hơn so với nghiên cứu của Wang và cs tại các làng quê Yangzhong – Trung Quốc chỉ có 73,6% cho rằng lao là bệnh điều trị được (Error! Reference source not found.) và nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 88,6% biết bệnh lao có thể chữa khỏi (Error! Reference source not found.). - Kiến thức về khả năng phòng ngừa bệnh lao (bảng 2): Về khả năng phòng ngừa bệnh lao, 67,3% (105/156) học viên đều biết bệnh lao phòng ngừa được. Tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 85,7% biết bệnh lao có thể phòng được (Error! Reference source not found.). - Kiến thức đúng về biện pháp phòng chống (bảng 2): Học viên có kiến thức đúng chiếm tỉ lệ 50% (78/156). Trong các biện pháp phòng ngừa, học viên đều biết rất ít sinh hoạt lành mạnh 10,3% (16/156), phát hiện và điều trị người bệnh là những biện pháp phòng ngừa 14,1% (22/156). Tỉ lệ học viên biết tiêm ngừa để phòng ngừa bệnh lao chiếm tỉ lệ cao hơn 58,3% (91/156), còn trong nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết 82,4% chọn tiêm phòng là cách phòng lao và 20,8% biết phát hiện và điều trị sớm cho bệnh nhân lao là một cách phòng bệnh (Error! Reference source not found.). Qua nghiên cứu kiến thức của học viên, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số học viên có kiến thức liên quan đến bệnh lao. Tuy nhiên, kiến thức học viên còn hạn chế như các biện pháp phòng ngừa (50%), triệu chứng biểu hiện nghi ngờ bệnh lao (44,9%). Kiến thức thấp nhất là yếu tố thuận lợi nhiễm lao (28,9%). Như vậy, để nâng cao kiến thức về bệnh lao cần có những chương trình giáo dục truyền thông về bệnh lao. Nghiên cứu của Teix cho biết trong những người đã từng tham dự nghe các bài giảng về lao, tỉ lệ trả lời đúng tăng từ 42,1% đến 61,6% (Error! Reference source not found.). Nguồn thông tin: Nguồn thông tin tiếp cận cung cấp kiến thức về bệnh lao trong mẫu nghiên cứu chiếm đa số là phương tiện truyền thông gồm truyền hình (64,1%) và truyền thanh (32,7%) kế đến là từ cán bộ y tế (60,9%); ảnh, pano 39,7%, (bảng 3). Nghiên cứu của Hoa HP và cs ở các vùng nông thôn Việt Nam cho biết nguồn thông tin gồm truyền hình (64,6%); bạn bè, người thân (42,7%) (Error! Reference source not found.) Thái độ của học viên nhiễm HIV về bệnh lao: (bảng 4) - Khả năng bản thân có thể bị mắc lao: Đa số học viên đều nghĩ rằng bản thân đều có thể mắc lao 143/156 (91,7%). Tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 64,9% cho rằng một ngày nào đó họ có thể mắc lao (Error! Reference source not found.). - Sự chia xẻ khi mắc lao: Thái độ chia xẻ khi mắc lao là thái độ đúng, có 69,9% (109/156) học viên có thái độ chia xẻ khi mắc lao. Đối tượng học viên chia sẻ khi mắc lao đa số là cán bộ y tế (65,4%); kế đến là người thân (58,3%); bàn bè (51,3%). Chỉ có 5,8% giữ bí mật. - Đồng ý khám và theo dõi tại các cơ sở y tế nhà nước khi có triệu chứng lao: Hầu hết học viên xác định đồng ý đến cơ sở y tế nhà nước để khám và theo dõi lao khi có triệu chứng lao (98,1%). Tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 95,5% sẽ đến cơ sở y tế nhà nước để khám và điều trị nếu nghĩ mình mắc lao (Error! Reference source not found.). - Học viên chọn cơ sở y tế nhà nước để điều trị lao chiếm đa số (87,2%). Tỉ lệ này phù hợp với một khảo sát của CTCL TP. Hồ Chí Minh năm 2008 cho biết trong số 15.000 (88,2%) bệnh nhân lao đăng ký điều trị trong hệ thống y tế công có ít nhất 2.000 (11,8%) bệnh nhân điều trị tư (Error! Reference source not found.). Thực hành của học viên nhiễm HIV về bệnh lao: (bảng 5): - Sinh hoạt bình thường khi điều trị lao: Đa số học viên cho rằng người đang điều trị bệnh lao có thể sinh hoạt bình thường 74,4% (116/156). Tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết có 65,8% cho rằng bệnh nhân lao có thể sinh hoạt bình thường (Error! Reference source not found.). - Dấu cộng đồng khi gia đình có người mắc lao: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh lao, học viên không dấu mọi người chiếm tỉ lệ cao 81,4% (127/156). Trong nghiên cứu của Hoa NP và cs, những bệnh nhân điều trị lao từ một tháng trở lên ở 42 quận huyện miền Bắc và Trung Việt Nam hơn 50% bệnh nhân sợ cộng đồng biết mình mắc bệnh lao (Error! Reference source not found.). - Tự mua thuốc điều trị bệnh lao: Không tự ý mua thuốc điều trị lao chiếm đa số 69,2% (108/156). - Xử trí khi khạc đờm dù chưa xác định mắc bệnh lao: Trong số 156 học viên, tỉ lệ thực hành đúng chiếm đa số (71,8%) (bảng 8), trong đó hành vi xử trí khạc đờm vào khăn giấy, hộp giấy, lon rồi đem chôn hoặc đốt chiếm tỉ lệ cao 73,1% (114/156). Tuy nhiên, vẫn còn 33,3% (52/156) học viên có thói quen khạc nhổ không hợp vệ sinh. Kết quả trên là hiệu quả của chương trình giáo dục bệnh lao trong nhân dân đã tác động đến học viên tại Trung tâm trong thời gian qua. Chương trình giáo dục truyền thông đã chứng minh tạo được hiệu quả lớn về kiến thức về bệnh lao. Về thái độ, hầu hết học viên xác định đồng ý đến cơ sở y tế nhà nước để khám và theo dõi lao khi có triệu chứng lao (98,1%). Tuy nhiên, kiến thức về yếu tố nguy cơ vẫn còn hạn chế, chỉ có 28,9% học viên nhận biết đúng về nguy cơ này (bảng 2). Về thực hành, vẫn còn 33,3% học viên có thói quen khạc nhổ bừa bãi (bảng 5). KẾT LUẬN Tỉ lệ học viên mắc lao tại tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu cao. Về kiến thức, đa số học viên có kiến thức về bệnh lao, nhưng còn một số lĩnh vực bị han chế như biện pháp dự phòng và triệu chứng nghi ngờ lao. Về thái độ một số học viên chưa chia sẽ về bệnh; về thực hành vẫn còn tự ý mua thuốc và khạc nhỗ nơi công cộng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf145_7761.pdf
Tài liệu liên quan