Tỉ lệ rối nhiễu tâm trí và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa y tế công cộng Đại học Y dược thành phố phố Hồ Chí Minh năm 2010

KẾT LUẬN–KIẾN NGHỊ Tỉ lệ RNTT ở sinh viên khoa YTCC là khá cao 58,74%, và các yếu tố liên quan đến tình trạng RNTT của sinh viên khoa là sự kiểm soát quá mức của bố mẹ (yếu tố gia đình); số lượng môn học, áp lực trước các kỳ thi (yếu tố nhà trường); biến cố buồn xảy ra trong vòng 30 ngày qua (yếu tố bản thân). Qua kết quả nghiên cứu, vấn đề RNTT ở sinh viên là một vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa, vì vậy chúng tôi kiến nghị khoa nên thành lập một phòng tư vấn tâm lý. Phòng tư vấn tâm lý này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên như làm công tác tham vấn tâm lý, công tác hòa giải, tiếp thu những ý kiến đóng góp từ sinh viên và giải đáp thắc mắc cho sinh viên bằng nhiều hình thức như tham vấn trực tiếp, hộp thư tham vấn hay tham vấn qua điện thoại.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ rối nhiễu tâm trí và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa y tế công cộng Đại học Y dược thành phố phố Hồ Chí Minh năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 62 TỈ LỆ RỐI NHIỄU TÂM TRÍ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 Trần Ngọc Đăng*, Đỗ Văn Dũng**, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh*** TÓM TẮT Bối cảnh: Có rất ít nghiên cứu về vấn đề rối nhiễu tâm trí (RNTT) của sinh viên các trường đại học/ cao đẳng ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ RNTT và các yếu tố liên quan đến RNTT của sinh viên chính quy khoa Y Tế Công Cộng (YTCC), Đại Học Y Dược TP.HCM (ĐHYD TP.HCM), Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ RNTT và các yếu tố liên quan ( bao gồm các yếu tố nhà trường, gia đình, bản thân) đến RNTT của sinh viên chính quy khoa YTCC ĐHYD TP.HCM. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 186 sinh viên hệ chính quy khoa YTCC. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm các đề mục về đặc tính dân số, bộ công cụ Self-Reporting Questionnaire 20 (SRQ20) và các phần về các yếu tố liên quan như nhà trường, gia đình, bản thân. Kết quả: Tỉ lệ RNTT của sinh viên toàn khoa là 58,47%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ RNTT ở nam và nữ, tuy nhiên sự khác biệt khá rõ ràng theo sinh viên các năm học. Tìm thấy một số yếu tố gia đình, nhà trường, bản thân liên quan đến RNTT. Kết luận: Tỉ lệ RNTT ở sinh viên khoa YTCC là khá cao, và có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng RNTT. Nghiên cứu này đã gióng lên một hồi chuông báo động về tình hình sức khỏe tâm thần của sinh viên, đã đến lúc cần phải có những nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên, đặc biệt là ở các quốc gia có tốc độ phát triển và biến đổi xã hội nhanh như Việt Nam. Từ khóa: Rối nhiễu tâm trí, SRQ20, sức khỏe tâm thần. ABSTRACT THE PREVALENCE OF PSYCHIATRIC DISTURBANCE AND RELATED FACTORS OF STUDENTS OF PUBLIC HEALTH FACULTY IN HO CHI MINH CITY THE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMARCY IN 2010 Tran Ngoc Dang, Do Van Dung, Huynh Ho Ngoc Quynh, * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 62 - 67 Background: There has been very little research about psychiatric disturbance of students of universities /colleges in Southeast Asia, especially Vietnam. This study was conducted to determine the prevalence of psychiatric disturbance and the relevant factors to psychiatric disturbance of undergraduate Bachelor of Public Health students in Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy (HCMC UMP), Vietnam. * Bộ môn Sức khỏe Môi trường, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Dân số-Thống kê Y học và Tin học, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh *** Bộ môn Tâm lý-Giáo dục Sức khỏe, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ: CN. Trần Ngọc Đăng ĐT: 0905851374 Email: ngocdang@ytecongcong.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 63 Objective: To determine the prevalence of psychiatric disturbance and the relevant factors to psychiatric disturbance (including school environmental factors, familial factors, individual characteristics) of undergraduate Bachelor of Public Health students HCMC UMP, Vietnam. Methods: A cross-sectional survey was conducted with a total of 186 students participated. The questionnaire included items on demographics, the Self-Reporting Questionnaire 20 (SRQ20-WHO )and relevant factors such as school environmental factors, familial factors and individual characteristics. Results: The prevalence of psychiatric disturbances is 58.47%, There was not significantly difference in the prevalence of psychiatric disturbance in men and women students, but the difference is quite clear by students of the school year. The study found many factors which related to psychiatric disturbance of public health students Conclusion: The prevalence of psychiatric disturbance in public health students is quite high, and there are many factors related to psychiatric disturbance . This study raises an alarm about mental health problems in Vietnamese students, it's time to require further efforts to improve mental health for students, especially in countries with growth and rapid social change like Vietnam. Keywords: Psychiatric disturbance, SRQ20. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, đối tượng thanh thiếu niên đặc biệt là sinh viên phải chịu nhiều áp lực về học tập, mưu sinh cùng với nhiều yêu cầu mới trong quan hệ gia đình, xã hội, nên thường hay có các biểu hiện rối nhiễu tâm trí. Theo thống kê của bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1, trong năm 2004 và 2005 số người đến đây khám vì các triệu chứng “không bình thường” về mặt tâm thần là gần 8.000 người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên(9). Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần (SKTT) của thanh niên, bao gồm cả nhóm sinh viên các trường đại học cao đẳng, được triển khai; đặc biệt là ở các quốc gia nói tiếng Anh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và ở VN nói riêng. Và do đó, so với các lĩnh vực khác của chăm sóc y tế, SKTT chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Trong báo cáo của WHO năm 2006 về chăm sóc SKTT ở Việt Nam, tác giả Trudy Harpham và Trần Tuấn nhận định rằng “Ở VN, những bằng chứng về gánh nặng bệnh tật do các vấn đề về sức khỏe tâm thần gây ra khá phức tạp và những nghiên cứu trên lĩnh vực này chưa được phát triển” (6, 8). Xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu về các vấn đề RNTT và các yếu tố liên quan (nhà trường, gia đình, bản thân) ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng sinh viên chính quy khoa YTCC ĐHYD TP.HCM và từ cơ sở của nghiên cứu này chúng tôi sẽ đưa ra những can thiệp, khuyến cáo sớm đối với những trường hợp có biểu hiện rối nhiễu tâm trí đồng thời kiến nghị thành lập một phòng tư vấn tâm lý dành cho sinh viên tại khoa YTCC, không chỉ phục vụ cho nhu cầu hỗ trợ tâm lý của sinh viên khoa mà còn có thể phục vụ nhu cầu cho nhiều sinh viên ở các khoa khác. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế NC: Cắt ngang mô tả Cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu: chọn mẫu toàn bộ 186 sinh viên hệ chính quy khoa YTCC Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: 02/2010 – 05/2010 Công cụ nghiên cứu: sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Trong đó có sử dụng bộ công cụ SRQ20 của WHO để sàng lọc RNTT, và một số thang đo có độ tin cậy cao nhằm xác định mối liên quan của các yếu tố gia đình, nhà trường, bản thân với RNTT như: thang đo mối quan hệ của sinh viên với ba mẹ (Parental Bonding Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 64 Instrument); thang đo sự gắn kết với nhà trường (School Conectedness); và một số câu hỏi về xung đột trong gia đình đã được chọn lọc từ nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ- Young Lives”(7). Bộ công cụ SRQ20 phiên bản tiếng việt đã được lượng giá tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Kim Bảo Giang và cộng sự cho thấy rằng SRQ rất phù hợp dùng để sàng lọc RNTT với đối tượng độ tuổi từ 18-24 với diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,96. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn ngưỡng định bệnh tối ưu là 8/9 (độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 77%)(3). Kiểm soát sai lệch chọn lựa và sai lệch thông tin: do chọn mẫu toàn bộ nên hạn chế tối đa sai lệch chọn lựa. Ngoài ra, việc tập huấn điều tra viên và nghiên cứu pilot được tiến hành trước đó cũng phần nào giúp hạn chế được sai lệch trong quá trình thu thập thông tin Phân tích và xử lý số liệu: Số liệu được nhập bằng Epi Data 3.02 và phân tích bằng Stata 10 và R-software Vấn đề Y đức: Nghiên cứu đảm bảo tính bí mật về mặt thông tin cho đối tượng tham gia nghiên cứu và chỉ tiến hành thu thập thông tin các đối tượng đã được giải thích rõ và đồng ý tham gia nghiên cứu. KẾT QUẢ Nghiên cứu được tiến hành trên 186 sinh viên cử nhân hệ chính quy khoa YTCC Đại Học Y Dược TPHCM, số sinh viên phản hồi là 183 sinh viên chiếm tỉ lệ khoảng 98,4%. Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu được thể hiện qua bảng 1 bên dưới. Theo đó sinh viên nữ chiếm đa số so với sinh viên nam, đa số sinh viên là dân tộc kinh, tại thời điểm nghiên cứu số lượng sinh viên phân bố tương đối đồng đểu giữa các năm học. Tỉ lệ RNTT ở sinh viên khoa YTCC là 58,47%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ RNTT ở nam và nữ. Tuy nhiên sự khác biệt là khá rõ ràng theo sinh viên các năm học. Theo đó, tỉ lệ RNTT cao nhất ở năm 2 và thấp nhất ở năm 4 (Bảng 2, 3). Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Đặc tính Tần số (người) Tỉ lệ (%) Giới tính Nữ 126 68,9 Nam 57 31,1 Dân tộc Kinh 175 95,6 Hoa 4 2,2 Chăm 2 1,1 Khác 2 1,1 Tôn giáo Không tôn giáo 118 64,5 Thiên Chúa 32 17,5 Phật giáo 28 15,3 Tin lành 3 1,6 Khác 2 1,1 Năm học (niên khóa) Năm 1 (2009-2013) 43 23,5 Năm 2 (2008-2012) 44 24,1 Năm 3 (2007-2011) 50 27,3 Năm 4 (2006-2010) 46 25,1 Bảng 2. Tỉ lệ RNTT theo giới và theo năm học của sinh viên Rối nhiễu tâm trí Có (%) Không (%) P value PR(KTC 95%) Giới tính Nam 73 (57,96) 53 (42,06) 0,828 Nữ 34 (59,65) 23 (40,35) Năm học (niên khóa) Năm 1 (2009-2013) 24 (55,81) 19 (44,19) <0,001 1 Năm 2 (2008-2012) 35 (79,55) 9 (20,45) 1,42 (1,05-1,93) Năm 3 (2007-2011) 32 (64) 18 (36) 1,14 (0,82-1,61) Năm 4 (2006-2010) 16 (34,78) 30 (65,22) 0,62 (0,39-1) Bảng 3 và 4 thể hiện các yếu tố gia đình có liên quan đến RNTT. Theo đó những sinh viên nào chịu áp lực quá lớn về sự kỳ vọng thành tích học tập từ phía gia đình có tỉ lệ RNTT cao gấp 1,53 lần so với những sinh viên không chịu áp lực học tập từ gia đình và ở nhóm sinh viên có RNTT thì điểm trung bình về sự kiểm soát quá mức của ba,mẹ cao hơn so với nhóm không có RNTT. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 65 Bảng 3. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với RNTT Rối nhiễu tâm trí Đặc tính gia đình Có (%) Không (%) P value PR(KTC 95%) Mâu thuẫn gia đình Có 39 (68,42) 18 (31,58) 0,06 Không 68 (53,97) 58 (46,03) Thu nhập trung bình hằng tháng của gia đình Ít 48 (61,54) 30 (38,46) 0,674 Trung bình 40 (57,97) 29 (42,03) Nhiều 19 (52,78) 17 (47,02) Áp lực học tập do gia đình đặt ra Có 49 (75,38) 49 (75,38) 0,001 1 Không 49 (75,38) 60 (50,85) 1,53 (1,22-1,93) Ba/mẹ nghiện rượu bia Có 1(65,63) 11 (34,38) 0,658 Không 83(56,83) 63 (43,15) Không biết 3 (60) 2 (40) Cảm nhận về hạnh phúc của gia đình Rất hạnh phúc 18 (52,94) 16 (47,06) 0,714 Hạnh phúc 67 (57,76) 49 (42,24) Không hạnh phúc 20 (66,67) 10 (33,33) Rất không hạnh phúc 2 (66,67) 10 (33,33) Bảng 4. Sự gắn kết với bố mẹ và RNTT Rối nhiễu tâm trí Điểm trung bình (KTC 95%) Có Không Giá trị T P value Quan tâm của mẹ 10,25 (9,60-10,90) 10,04 (9,32-0,76) -0,43 0,667 Kiểm soát của mẹ 5,18 (4,52-5,84) 4,04 (3,27-4.81) -2, 22 0,027 Quan tâm của ba 8,63 (7,94-9,31) 8,92 (8,05-9,79) 0,53 0,53 Kiểm soát của ba 4,70 (4-5,4) 3,22 (2,43-4,01) -2,75 0,0064 Bảng 5 và 6 thể hiện mối liên quan giữa các yếu tố nhà trường và RNTT. Theo đó các yếu tố số lượng môn học, áp lực trước các kỳ thi là có liên quan có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ RNTT. Yếu tố xếp loại học lực học kỳ qua của sinh viên mặc dù giá trị p-value<0,05 (kiểm định chi2) tuy nhiên sự khác biệt về tỉ lệ RNTT giữa các thành phần (Giỏi, Khá, Trung Bình Khá, Trung Bình) lại không có ý nghĩa thống kê vì khoảng tin cậy có chứa giá trị 1. Bảng 5 thể hiện điểm trung bình về mối quan hệ với bạn bè ở nhóm không RNTT thấp hơn (tốt hơn) so với nhóm có RNTT, trong khi đó không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa điểm trung bình mối quan hệ với giảng viên, nhân viên khoa và sự gắn kết khoa của sinh viên với RNTT. Bảng 5. Mối liên quan giữa RNTT và sự gắn kết với nơi học (khoa) của sinh viên Rối nhiễu tâm trí Điểm trung bình (KTC 95%) Có Không Giá trị T P value Mối quan hệ với giảng viên, nhân viên khoa 22,47 (21,66-23,28) 23,31 (22,26-24,37) 1,29 0,199 Mối quan hệ với bạn bè 1,24 (20,72-21,76) 22,03 (21,45-22,60) 1,98 0,049 Sự gắn kết với khoa 12,50 (11,96-13,05) 12,00 (11,41-12,59) -1,23 0,221 Bảng 6. Mối liên quan giữa RNTT và việc học tập của sinh viên Rối nhiễu tâm trí P value PR(KTC 95%) Có (%) Không (%) Số lượng môn học Rất nhiều 44 (75,86) 14 (24,14) 0,005 1 Nhiều 44 (75,86) 38 (48,1) 0,68 (0,53-0,88) Bình thường 22 (47,83) 24 (52,17) 0,63 (0,45-0,88) Ít 00 (00) 00 (00) Áp lực trước các kỳ thi Rất nhiều 32 (82,05) 7 (17,95) <0,001 1 Nhiều 54 (60) 36 (40) 0,73 (0,58-0,91) Bình thường/Ít 21 (38,89) 33 (61,11) 0,47 (0,33-0,68) Mức độ thức khuya học bài Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 66 Rối nhiễu tâm trí P value PR(KTC 95%) Có (%) Không (%) Chưa bao giờ 2 (50) 2 (50) 0,249 Hiếm khi/ thỉnh thoảng 41 (51,9) 38 (48,1) Thường xuyên 64 (64) 36 (36) Áp lực thi lại Có 57 (64,04) 32 (35,96) 0,136 Không 50 (53,19) 44 (46,81) Xếp loại học lực học kỳ qua Giỏi 2 (33,33) 4 (66,67) 1 Khá 18 (41,86) 25 (58,14) 0,003 1,25 (0,38-4,1) Trung bình khá 48 (66,67) 24 (33,33) 2 (0,63-6,27) Trung bình 39 (67,24) 19 (32,76) 2,02 (0,64-6,34) Bảng 7 thể hiện mối liên quan giữa RNTT và các yếu tố bản thân. Theo đó chỉ có yếu tố biến cố buồn xảy ra trong vòng 30 ngày qua là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với RNTT. Bảng 7. Mối liên quan giữa RNTT và các yếu tố bản thân Rối nhiễu tâm trí Yếu tó Bản Thân Có (%) Không (%) P value PR (KTC 95%) Luyện tập thể thao Không tập/Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Luôn luôn Sử dụng rượu bia (30 ngày qua) Chưa bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Hút thuốc lá (30 ngày qua) Chưa bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Bệnh phải nhập viện (30 ngày qua) Có Không Biến cố buồn xảy ra trong 30 ngày qua Có Không 37(67,27) 43(52,44) 25 (62,5) 2 (33,33) 72 (60) 14 (50) 19(61,29) 2 (50) 104(59,09) 0 (00) 2 (40) 1 (50) 3 (75) 104 (58,1) 74 (74,75) 33 (39,29) 18(32,73) 39(47,56) 15 (37,5) 4 (66,67) 48 (40) 14 (50) 12(38,71) 2 (50) 72(40,91) 0 (00) 3 (60) 1 (50) 1 (25) 75 (41,9) 25(25,25) 51(60,71) 0,186 0,726* 0,829* 0,643* <0,001 1 1,9(1,42- 2,54) *Kiểm định Fisher BÀN LUẬN Nghiên cứu đã xác định được tỉ lệ RNTT của sinh viên hệ chính quy khoa YTCC là 58,47%, tỉ lệ này là cao hơn so với một số nghiên cứu nước ngoài trên đối tượng tượng thanh niên (bao gồm cả các nhóm sinh viên đại học và cao đẳng) cùng sử dụng bộ công cụ SRQ20 của WHO cho tỉ lệ RNTT dao động từ 17-35% (tùy thuộc vào ngưỡng định bệnh) (4) . Một nghiên cứu khác của Trần Nguyễn Vân Như cho tỉ lệ stress bệnh lý ở sinh viên khoa YTCC năm 2006 là 18% (5), tỉ lệ này so với tỉ lệ RNTT là thấp hơn khá nhiều, điều này có thể là do khái niệm RNTT là một cách nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm thần theo hướng dự phòng, với RNTT phạm vi đề cập đến số đông hơn, biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ hơn và như vậy nhiều khả năng tỉ lệ RNTT (trong dân số) sẽ cao hơn so với tỉ lệ stress hay tỉ lệ mắc các dạng rối loạn tâm thần khác (tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ). Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan mạnh giữa tình trạng RNTT và việc gia đình tạo áp lực (kỳ vọng) học tập quá lớn lên sinh viên, điều này cũng tương tự với nghiên cứu của Hồ Hữu Tính về thực trạng stress ở học sinh THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết (1). Tại Việt Nam, có nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng chỉ có con đường học vấn mới giúp cuộc sống con người bớt khổ, và thành đạt. Chính vì vậy họ dành hết sự yêu thương, quan tâm tạo mọi điều kiện cho việc học của con cái, điều này vô tình cũng tạo nên một áp lực quá lớn cho những đứa con. Theo nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh thì có mối Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 67 liên quan giữa sự quan tâm của bố (thiếu sự quan tâm) với tình trạng Trầm Cảm của sinh viên YTCC và sinh viên Điều Dưỡng(2). Còn trong nghiên cứu này thì không tìm thấy mối liên quan giữa sự quan tâm của bố mẹ đến tình trạng RNTT, nhưng có mối liên quan giữa sự kiểm soát của bố mẹ (kiểm soát quá mức) đến tình trạng RNTT. Có lẽ nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh quan tâm đến vấn đề Trầm Cảm còn nghiên cứu này quan tâm tới Rối Nhiễu Tâm Trí, mà mỗi dạng rối loạn tâm thần có những đặc tính khác nhau cho nên dẫn đến sự khác nhau trong mối quan hệ với sự gắn kết với bố mẹ. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Tỉ lệ RNTT ở sinh viên khoa YTCC là khá cao 58,74%, và các yếu tố liên quan đến tình trạng RNTT của sinh viên khoa là sự kiểm soát quá mức của bố mẹ (yếu tố gia đình); số lượng môn học, áp lực trước các kỳ thi (yếu tố nhà trường); biến cố buồn xảy ra trong vòng 30 ngày qua (yếu tố bản thân). Qua kết quả nghiên cứu, vấn đề RNTT ở sinh viên là một vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa, vì vậy chúng tôi kiến nghị khoa nên thành lập một phòng tư vấn tâm lý. Phòng tư vấn tâm lý này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên như làm công tác tham vấn tâm lý, công tác hòa giải, tiếp thu những ý kiến đóng góp từ sinh viên và giải đáp thắc mắc cho sinh viên bằng nhiều hình thức như tham vấn trực tiếp, hộp thư tham vấn hay tham vấn qua điện thoại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ, H.T. (2009). Thực trạng stress lo âu và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết in Khoa Y Tế Công Cộng. Đại Học Y Dược TPHCM. p. 86 2. Huynh, H.N.Q. and M. Dunne (2009), Exploring the mental health of Public Health and Nursing students in Ho Chi Minh city, Viet Nam. Queensland University of Technology. p. 104 3. Kim, B.G., et al. (2006), The vietnamese version of the self reporting questionnaire 20 (srq-20) in detecting mental disorders in rural Vietnam: a validation study. International Journal of Social Psychiatry. 52: p. 175 4. Letícia Marín-LeónI, et al. (2007), Social inequality and common mental disorders. Revista Brasileira de Psiquiatria. p.29. 5. Trần, N.V.N. (2006), Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược TPHCM , Đại Học Y Dược TPHCM. 6. Tran, T., T. Harpham, and N. Huong (2004), Validity and Reliability of the Self Reporting Questionnaire 20 items in Viet Nam. Hong Kong J Psychiatry. 14(3): p. 15-18. 7. Trung Tâm Nghiên Cứu và Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng (2008), Những cuộc đời trẻ thơ (Yong Lives). 8. World Health Organization, H. Trudy, and T. Tran (2006), From research evidence to policy: mental health care in Viet Nam. 9. Ykhoa net Mắc tâm thần vì học. 07.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfti_le_roi_nhieu_tam_tri_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_sinh_vie.pdf
Tài liệu liên quan