Yếu tố chiều cao thai phụ ≤ 145cm có liên
quan với TNCLS với [OR=5,3 (1,7-17,0)]. Khi đưa
vào mô hình phân tích đa biến, các yếu tố nhân
trắc học khác như cân nặng ≤ 45kg và BMI < 18,5
không còn liên quan nữa. Như vậy, dinh dưỡng
người phụ nữ trước khi mang thai rất quan
trọng ngay cả trước khi trưởng thành. Đứng về
khía cạnh dinh dưỡng, chiều cao thai phụ quá
thấp phần lớn bị suy dinh dưỡng từ nhỏ (suy
dinh dưỡng dạng còi cọc), tỉ lệ do vóc dáng nhỏ
di truyền thường từ bố mẹ thường không cao.
Tác giả Hoàng Văn Tiến (1998)(4) cũng đi đến kết
luận chiều cao thai phụ < 145cm có liên quan đến
sinh nhẹ cân. Như vậy ngoài cung cấp đủ dinh
dưỡng trong thời kỳ mang thai, cần có chế độ
dinh dưỡng tốt cho bé gái cho đến khi lập gia
đình để tránh bị suy dinh dưỡng.
Tăng cân trong thai kỳ ≤ 9kg làm tăng nguy
cơ sinh nhẹ cân với [OR=3,5 (1,5-8,0)]. Theo tác
giả Vũ Ngọc Ruẩn (2005)(10), trọng lượng cơ thể
tăng khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau: trẻ tuổi tăng trọng nhiều hơn người
nhiều tuổi, có thai lần đầu tăng trọng nhiều hơn
các lần sau, thai phụ có BMI thấp sẽ tăng trọng
nhiều hơn BMI cao. Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh
hưởng nhưng mức tăng trọng trung bình đòi hỏi
từ 11-12kg. Nếu tăng trọng dưới 9kg, dinh
dưỡng cần thiết cho thai nhi phải lấy từ nguồn
mô tồn trữ trong cơ thể mẹ. Nếu mẹ bị suy dinh
dưỡng hoặc nhẹ cân thì chắc chắn thai sẽ không
đủ dinh dưỡng để phát triển.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở huyện Củ Chi từ 09/2007 đến 02/2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 1
TỈ LỆ TRẺ SINH NHẸ CÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HUYỆN CỦ CHI TỪ 09/2007 ĐẾN 02/2008
Trần Thanh Nhàn*, Nguyễn Thị Từ Vân**, Nguyễn Quang Vinh***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trẻ nhẹ cân lúc sinh (TNCLS) trên tổng số trẻ sinh sống và các yếu tố liên quan ở
huyện Củ Chi từ tháng 09/2007 đến tháng 02/2008.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang.
Phương pháp: Từ danh sách 2.101 thai phụ có sẵn tại huyện Củ Chi từ tháng 07 đến tháng 08/2007, chúng
tôi chọn ngẫu nhiên hệ thống 600 thai phụ thỏa tiêu chuẩn đưa vào mẫu nghiên cứu. Các nữ hộ sinh cộng tác
thực hiện nghiên cứu đã được huấn luyện sẽ đến nhà sản phụ chăm sóc hậu sản sau khi sinh 1 tuần, kiểm tra lại
tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn bà mẹ theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Phép phân tích đơn
biến và hồi qui đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên có quan với TNCLS. Phép kiểm thống kê có ý
nghĩa với p < 0,05.
Kết quả: Có tất cả 590 cặp bà mẹ - trẻ sinh sống được đưa vào phân tích. Có 10 trường hợp không đưa vào
phân tích: 8 từ chối phỏng vấn vì lý do sức khỏe, 2 thai lưu 3 tháng giữa. Tỉ lệ TNCLS là 6,6% (39/590). Khi
phân tích đơn biến và đa biến, các yếu tố: gia đình thuộc hộ xóa đói giảm nghèo [OR=7,9 (2,6-24,2)], chiều cao
thai phụ ≤ 145cm [OR=5,3 (1,7-17,0)], tăng cân trong thai kỳ ≤ 9kg [OR=3,5 (1,5-8,0)] và sinh con lần đầu
[OR=2,5 (1,1-5,8)] có nguy cơ gây sinh nhẹ cân.
Kết luận: Tỉ lệ TNCLS ở huyện Củ Chi vẫn còn cao so với con số thống kê của quốc gia. Cần tập trung các
chương trình sức khỏe cho các hộ gia đình xóa đói giảm nghèo, truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng
trước và trong khi mang thai để hạ thấp hơn nữa tỉ lệ TNCLS ở huyện Củ Chi.
ABSTRACT
THE PREVALENCE OF LOW BIRTH WEIGHT AND RELATED FACTORS IN CU CHI DISTRICT
BETWEEN SEP, 2007 AND FEB, 2008
Tran Thanh Nhan, Nguyen Thi Tu Van, Nguyen Quang Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 129 - 134
Objective: Determining the prevalence of low birth weight (LBW) and related factors in Cu Chi District
from Sep, 2007 to Feb, 2008.
Study design: Cross sectional study.
Methods: 600 enrolled pregnant women were randomly systematic chosen from the list of 2101 women who
got pregnant, lived in Cu Chi District from July, 2007 to Aug, 2008. Trained midwives interviewed recruited
women when they went to mother’s house one week after birth for post partum care. Univariate and multivariate
regression analysis were applied to find out factors which were related to LBW. Significant statistic will be defined
if p value is less than 0.05.
Results: Totally, 590 subjects were satisfactory for making analysis. 10 cases were not eligible for analysis. 8
of those felt tired and did not want to be interviewed. Two others got stillbirth in the secon d trimester. The LBW
prevalence is 6.6% (39/590). Factors including poor family [OR=7.9 (2.6-24.2)], height of pregnant woman is
below 145cm [OR=5.3 (1.7-17.0)], weight gain during pregnancy is below 9kg [OR=3.5 (1.5-8.0)] and having
* Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Củ Chi ** Bộ môn Sản Đại học Y Dược TP.HCM ***Bệnh viện Hạnh
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 2
first born child [OR=2.5 (1.1-5.8)] are related to LBW in univariate and multivariate analysis.
Conclusion: The prevalence of LBW is slightly higher in Cu Chi District than in Vietnam. Health program
should be focused on poor families. Nutrition should be concerned not only in pregnant period but also in
childhood and teenager to reduced LBW in Cu Chi District.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ nhẹ cân lúc sinh (TNCLS có cân nặng lúc
sinh <2500g theo định nghĩa của WHO) là một
vấn đề sức khỏe đáng quan tâm trong lĩnh vực
sản nhi hiện nay(2). Theo UNICEF (2001), trên
toàn thế giới có đến 18 triệu trẻ sinh nhẹ cân và
51,7% số này sinh ra ở các nước vùng Nam Á. Tỉ
lệ TNCLS ở vùng Đông Á-Thái Bình Dương vào
khoảng 9,5%(8). Riêng ở Việt Nam theo thống kê
của Bộ Y Tế, tỉ lệ này là 4,3%(2) và TTCSSKSS
TP.HCM năm 2006 là 7,17%(12).
Nhẹ cân lúc sinh là yếu tố quyết định ảnh
hưởng đến khả năng sống sót, phát triển thể chất
tâm thần và tình trạng sức khỏe lâu dài của trẻ.
Nguy cơ tử vong ở trẻ sinh nhẹ cân tăng gấp 20
lần so với trẻ đủ cân, tần suất mắc bệnh phổi
mãn tính, nhiễm khuẩn và các bệnh lý thông
thường khác cũng cao hơn ở trẻ sinh nhẹ cân.
Hậu quả làm tăng số ngày nằm viện và cần phải
có chế độ chăm sóc đặc biệt, do đó gây ra nhiều
tốn kém cho gia đình, xã hội trong năm đầu đời.
Ngoài ra, TNCLS khi lớn lên còn gánh chịu
nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như:
suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường, bệnh tim
mạch, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ
do giảm chỉ số thông minh(6).
Có nhiều yếu tố liên quan với TNCLS xuất
hiện trước và trong khi mang thai, từ môi
trường, xã hội và dịch vụ chăm sóc y tế Các
yếu tố này thay đổi theo từng vùng, từng quốc
gia, nền kinh tế xã hội cũng như dịch vụ y tế.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ở châu
Á, thuộc vùng dịch tễ sinh nhẹ cân ở mức 9,5%.
Việc thực hiện nghiên cứu xác định tỉ lệ TNCLS
và các yếu tố liên quan theo từng vùng dân cư
của quốc gia là nguồn tham khảo quan trọng để
các nhà chính sách, chuyên môn soạn thảo các
chiến lược, chương trình can thiệp sức khỏe
trong từng cộng đồng dân cư. Củ Chi là một
huyện ngoại thành của TP.HCM có những điểm
tương đồng và khác biệt riêng về nhân khẩu,
kinh tế, xã hội học và dịch vụ chăm sóc y tế so
với nơi khác. Nói đến sinh nhẹ cân và các yếu tố
liên quan, hiện nay ở Củ Chi vẫn chưa có nghiên
cứu nào thực hiện.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang thực hiện ở
huyện Củ Chi trong vòng 7 tháng. Cỡ mẫu là 600
thai phụ được tính theo công thức sau:
n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu
Z: trị số phân phối chuẩn
α: sai lầm loại 1 = 0,05 ứng với khoảng tin
cậy 95%
Z 1- α/2 = 1,96
d: độ chính xác = 0,03
p: tỉ lệ TNCLS = 0,0733 theo thống kê
TTCSSKSS TP.HCM(12)
Mẫu tính theo công thức là: 290
Thực hiện cộng đồng nên nhân hệ số 2 cho
hiệu ứng thiết kế: 580
Dự phòng mất trường hợp sau sinh nên lấy
tròn thành 600.
Quy trình chọn mẫu được thực hiện theo các
bước sau:
NHS ở các TYT xã lập danh sách thai phụ
khám thai tại trạm có ngày dự sinh trong thời
gian thu thập số liệu kèm theo địa chỉ liên lạc.
Trong tháng 07 và 08/2007 có 2.101 thai phụ
được lập danh sách.
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống từ danh
sách thai phụ có sẵn. Cứ 1 nhóm 7 thai phụ chọn
2 theo số thứ tự rút thăm. Tiến hành cho đến khi
chọn đủ 600.
Danh sách 600 thai phụ này sẽ cung cấp cho
NHS đã được huấn luyện thu thập số liệu từng
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 3
xã để tiện theo dõi và tiến hành phỏng vấn sau
khi sinh.
Tỉ lệ TNCLS được tính theo dựa vào tổng
số trẻ sinh sống có cân nặng < 2.500g trên tổng
số trẻ sinh sống trong dân số nghiên cứu. Các
yếu tố liên quan sẽ được so sánh giữa các
nhóm sinh nhẹ cân và sinh đủ cân qua phép
kiểm Chi bình phương hoặc Fisher’s exact. Mô
hình phân tích hồi qui đa biến được ứng dùng
để tìm các mối liên quan chính với TNCLS và
đánh giá nguy cơ OR. Phép kiểm thống kê
được đánh giá có ý nghĩa khi p < 0,05. Chúng
tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và STATA
8.0 để xử lý và phân tích số liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 09/2007 đến tháng 02/2008 có tổng
cộng 590 số liệu thu thập qua phỏng vấn bà mẹ
được đưa vào phân tích. Trong 10 trường hợp
không phân tích có 8 bà mẹ (1,3%) từ chối không
trả lời phỏng vấn vì lý do sức khỏe, 2 trường hợp
(0,3%) thai lưu 3 tháng giữa.
Cân nặng trẻ sơ sinh trung bình là 2.945 ±
368g, nhỏ nhất là 1.300g và lớn nhất là 4.000g.
Tỉ lệ TNCLS là 6,6% (39/590). Tỉ lệ trẻ nhẹ cân
nhóm 2.000-2.499g là 5,6% (33/590), nhóm
1.500-1.999g là 0,7% (4/590) và nhóm 1.000-
1.499 là 0,3% (2/590).
Trong nhóm 39 trường hợp sinh nhẹ cân, có
đến 69,2% (27/39) sinh đủ tháng. Số còn lại 30,8%
sinh nhẹ cân thiếu tháng.
Bảng 1. Đặc điểm chung các đối tượng tham gia
nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (Trung bình)
Tỉ lệ%
(± Độ lệch chuẩn)
< 18 13 2,2
18-35 555 94,1 Tuổi
> 35 22 3,7
Mù chữ 2 0,3
Cấp I 63 10,7
Cấp II 330 55,9
Cấp III, Cao
đẳng 187 31,7
Trình độ
học vấn
Đại học, sau đại
học 8 1,4
Nghề Công nhân 349 59,2
Đặc điểm Tần số (Trung bình)
Tỉ lệ%
(± Độ lệch chuẩn)
Nông dân 43 7,3
Buôn bán 28 4,7
Viên chức nhà
nước
16 2,7
Nghề khác 33 5,6
nghiệp
Nội trợ 121 20,5
Xóa đói giảm
nghèo 23 3,9 Kinh tế
gia đình Giàu hoặc khá
giả 567 96,1
Nhận xét: về đặc điểm chung, tuổi các bà
nhẹ tham gia nghiên cứu tập trung ở nhóm 18-
35 tuổi (94,1%). Tuổi trung bình của phụ nữ
tham gia nghiên cứu là 26 ± 4,9 tuổi. Tuổi nhỏ
nhất là 16 và lớn nhất là 41. Tỉ lệ phụ nữ có
trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỉ lệ cao nhất
(55,9%), kế đến là cấp 3, trung học chuyên
nghiệp (31,7%). Công nhân là nghề có tỉ lệ cao
nhất (59,2%). Tỉ lệ phụ nữ không đi làm
(20,5%). Có 3,9% đối tượng nghiên cứu thuộc
diện xóa đói giảm nghèo (Bảng 1).
Bảng 2. Các yếu tố liên quan với TNCLS khi phân
tích đơn biến
Cân nặng lúc sinh %
(Tần số) Yếu tố
Nhẹ cân Đủ cân
Giá trị
p
< 18 23,1(3) 76,9(10) Tuổi thai phụ
≥ 18 6,2(36) 93,8(541) 0,04
Nghèo 39,1(9) 60,9(14)
Kinh tế Giàu, khá
giả 5,3(30) 94,7(537)
0,00
≤ 45kg 10,5(29) 89,5(247) Trọng lượng
trước khi
mang thai > 45kg 3,2(10) 96,8(304)
0,00
≤ 145cm 25,0(6) 75,0(38,6) Chiều cao thai
phụ > 145cm 5,8(33) 94,2(533) 0,00
< 18,5 11,6(21) 88,4(160) BMI
≥ 18,5 4,4(18) 95,6(391) 0,00
≤ 9kg 10,4(30) 89,6(258) Tăng cân
trong suốt thai
kỳ > 9kg 3,0(9) 97,0(293)
0,00
≤ 36 tuần 48,0(12) 52,0(13) Tuổi thai lúc
sinh > 36 tuần 4,8(27) 95,2(538) 0,00
Thiếu chất 50,0(2) 50,0(2) Dinh dưỡng
khi mang thai Đủ chất 6,3(37) 93,7(549) 0,02
Lần 1 9,1(30) 90,9(298) Số lần sinh
Từ lần 2 3,4(9) 96,6(253) 0,00
Có 18,2(4) 81,8(18) Bệnh lúc
mang thai Không 5,8(35) 94,2(533) 0,05
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 4
Cân nặng lúc sinh %
(Tần số) Yếu tố
Nhẹ cân Đủ cân
Giá trị
p
Có 5,4(26) 94,6(419) Uống sữa khi
mang thai Không 9,0(13) 91,0(132) 0,19
Đủ 7,0(31) 93,0(415) Uống viên sắt
khi mang thai không đủ 4,2(8) 95,8(136) 0,56
Có 7,7(15) 92,3(179) Nghỉ ngơi
trước khi sanh Không 5,8(24) 94,2(372)
0,44
Trai 6,0(18) 94,0(283) Giới tính trẻ Gái 7,3(21) 92,7(268) 0,53
Nhận xét: Khi phân tích đơn biến để tìm các
yếu tố liên quan với TNCLS, các yếu tố bao gồm:
tuổi thai phụ khi mang thai lần này < 18, kinh tế
gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo, trọng
lượng cơ thể trước khi mang thai ≤ 45kg, chiều
cao ≤ 145cm, BMI < 18,5, tăng cân trong thai kỳ ≤
9kg, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng khi có thai, sinh
con lần đầu tiên, mắc bệnh trong lúc mang thai,
tuổi thai <37 tuần có liên quan đến TNCLS với
p<0,05. Các yếu tố khác không trình bày trong
bảng: trình độ học vấn, số lần khám thai, khoảng
cách 2 lần sinh, thời gian làm việc khi mang thai
không liên quan với TNCLS.
Bảng 3. Các yếu tố liên quan với TNCLS khi phân
tích đa biến
Logit estimates Number of obs = 590
LR chi2(10) = 64,61
Prob > chi2 = 0,0000
Log likelihood = -11,32 Pseudo R2 = 0,2249
TNCLS OR z P>|z| KTC 95%
Mẹ < 18 tuổi 3,32 1,46 0,143 0,67 16,54
Kinh tế nghèo 7,96 3,66 0,000 2,62 24,17
Cân nặng trước khi mang
thai ≤ 45kg 1,49 0,77 0,439 0,54 4,1
Chiều cao ≤ 145cm 5,34 2,83 0,005 1,68 17,04
BMI < 18,5 1,96 1,39 0,163 0,76 5,07
Tăng cân ≤ 9kg 3,52 2,99 0,003 1,54 8,04
Dinh dưỡng thiếu chất 1,44 0,23 0,82 0,06 33,4
Sinh con lần 1 2,49 2,13 0,033 1,08 5,75
Mắc bệnh khi mang thai 2,33 1,11 0,269 0,52 10,39
Nhận xét: Khi đưa vào mô hình phân tích
đa biến chỉ các yếu tố: gia đình thuộc hộ xóa
đói giảm nghèo làm tăng nguy cơ TNCLS với
[OR=7,9 (2,6-24,2)], chiều cao thai phụ ≤ 145cm
làm tăng nguy cơ TNCLS với [OR=5,3 (1,7-
17,0)], tăng cân trong thai kỳ ≤ 9kg làm tăng
nguy cơ TNCLS với [OR=3,5 (1,5-8,0)] và sinh
con lần đầu làm tăng nguy cơ TNCLS với
[OR=2,5 (1,1-5,8)]. Các yếu tố khác như: tuổi
mẹ, cân nặng trước khi mang thai, BMI, dinh
dưỡng khi mang thai, mắc bệnh khi mang thai
không còn liên quan với TNCLS.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ TNCLS trong nghiên cứu chúng tôi là
6,6% thấp hơn con số do UNICEF ước tính cho
Việt Nam vào năm 2000 là 9%(9). Điều này có thể
giải thích trong khoảng thời gian từ năm 2000
đến nay, nền kinh tế Việt Nam có những thay
đổi mới, đời sống người dân khá hơn và chất
lượng dịch vụ y tế được cải thiện hơn. Tuy nhiên
nếu đem so sánh với số thống kê của Bộ Y tế
công bố năm 2006(3) là 4,3% thì tỉ lệ TNCLS ở
huyện Củ Chi vẫn còn hơi cao (Bảng 4). Tổng số
sinh ở huyện Củ Chi năm 2007 là 4.100, ước tính
theo kết quả nghiên cứu sẽ có 271 trường hợp
sinh nhẹ cân. Với tỉ lệ tử vong sơ sinh ở trẻ sinh
nhẹ cân vào khoảng 1% thì mỗi năm sẽ có 2-3
trường hợp tử vong sơ sinh.
Bảng 4. So sánh tỉ lệ TNCLS với các nghiên cứu khác
Nghiên cứu Dân số nghiên
cứu
Tỉ lệ TNCLS
(%)
UNICEF(2004) (9) Việt Nam 9,00
Bộ Y tế (2006) (2) Việt Nam 4,30
TTSKSS TP.HCM (2007) (7) TP. HCM 7,33
Đinh Phương Hòa (2004)
(3) Tỉnh phía Bắc 7,30
Trần Thanh Nhàn (2007) Củ Chi 6,61
Khi phân tích 39 trường hợp TNCLS, nhóm
cân nặng 1.000-1.499g (0,3%); 1.500-1.999g (0,7%),
2.000-2.499g (5,6%). Như vậy sinh nhẹ cân tập
trung vào nhóm trọng lượng 2.000-2.499g nhiều
nhất, không có trường hợp nào sinh cực nhẹ cân.
Ở nhóm TNCLS, có đến 69,2% (27/39) sinh đủ
tháng hay nói cách khác là thai chậm phát triển
trong tử cung, chỉ 1/3 còn lại là do sinh non
tháng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
tác giả Arifeen (1997)(1), đại học John Hopkins.
Đây là điểm cần chú ý khi đề xuất hướng can
thiệp vì thai chậm phát triển trong tử cung có
tiên lượng xấu hơn về phát triển thể chất so với
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 5
thai non tháng nếu cả hai đều sống sót được sau
những năm đầu đời.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy kinh
tế gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo có
liên quan đến sinh nhẹ cân (p<0,05). Tỉ lệ sinh
nhẹ cân ở gia đình xóa đói giảm nghèo là 39,1%
cao gấp 7 lần các gia đình khác (Bảng 3). Điều
này chứng tỏ có một tỉ lệ gia đình xóa đói giảm
nghèo mặc dù đã được trợ vốn làm ăn và cung
cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí nhưng vẫn
chưa thật sự thoát nghèo. Tác giả Paker (1994)(6)
cũng di đến kết luận tương tự, tỉ lệ sinh non và
sinh nhẹ cân cao ở nhóm dân số nghèo khó. Vì
vậy, các chương trình sức khỏe cần tập trung
vào đối tượng này để làm giảm tỉ lệ TNCLS
trong tương lai.
Yếu tố chiều cao thai phụ ≤ 145cm có liên
quan với TNCLS với [OR=5,3 (1,7-17,0)]. Khi đưa
vào mô hình phân tích đa biến, các yếu tố nhân
trắc học khác như cân nặng ≤ 45kg và BMI < 18,5
không còn liên quan nữa. Như vậy, dinh dưỡng
người phụ nữ trước khi mang thai rất quan
trọng ngay cả trước khi trưởng thành. Đứng về
khía cạnh dinh dưỡng, chiều cao thai phụ quá
thấp phần lớn bị suy dinh dưỡng từ nhỏ (suy
dinh dưỡng dạng còi cọc), tỉ lệ do vóc dáng nhỏ
di truyền thường từ bố mẹ thường không cao.
Tác giả Hoàng Văn Tiến (1998)(4) cũng đi đến kết
luận chiều cao thai phụ < 145cm có liên quan đến
sinh nhẹ cân. Như vậy ngoài cung cấp đủ dinh
dưỡng trong thời kỳ mang thai, cần có chế độ
dinh dưỡng tốt cho bé gái cho đến khi lập gia
đình để tránh bị suy dinh dưỡng.
Tăng cân trong thai kỳ ≤ 9kg làm tăng nguy
cơ sinh nhẹ cân với [OR=3,5 (1,5-8,0)]. Theo tác
giả Vũ Ngọc Ruẩn (2005)(10), trọng lượng cơ thể
tăng khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau: trẻ tuổi tăng trọng nhiều hơn người
nhiều tuổi, có thai lần đầu tăng trọng nhiều hơn
các lần sau, thai phụ có BMI thấp sẽ tăng trọng
nhiều hơn BMI cao. Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh
hưởng nhưng mức tăng trọng trung bình đòi hỏi
từ 11-12kg. Nếu tăng trọng dưới 9kg, dinh
dưỡng cần thiết cho thai nhi phải lấy từ nguồn
mô tồn trữ trong cơ thể mẹ. Nếu mẹ bị suy dinh
dưỡng hoặc nhẹ cân thì chắc chắn thai sẽ không
đủ dinh dưỡng để phát triển.
Yếu tố mang thai lần đầu có liên quan đến
sinh nhẹ cân với [OR=2,5 (1,1-5,8)]. Kết quả này
cũng phù hợp với tác giả Hoàng Văn Tiến ở Sóc
Sơn(4), tỉ lệ sinh nhẹ cân ở các bà mẹ sinh lần 1 là
24% so với các bà mẹ sinh 2 lần trở lên là 15,5%.
Tác giả Elina Hypponen (2004)(5) cũng đi đến kết
luận tương tự nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm
ra cơ chế cụ thể giải thích cho hiện tượng này.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ TNCLS ở huyện Củ Chi năm 2007 là
6,6%. Cần chú ý tạo điều kiện nâng thêm thu
nhập cho gia đình thuộc diện xóa đói giảm
nghèo. Truyền thông giáo dục sức khỏe dinh
dưỡng đầy đủ cho người phụ nữ trước khi lập
gia đình, khi mang thai để hạ thấp hơn nữa tỉ
lệ TNCLS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arifeen SE (1997). “Birth weight, intrauterine growth
retardation and prematurity: a prospective study of infant
growth and survival in the slums of Dhaka, Bangladesh”,
Doctor of Public Health dissertation, Johns Hopkins
University, Baltimore.
2. Bộ Y Tế – Vụ sức khỏe sinh sản (2006). Tổng kết công tác chăm
sóc sức khỏe sinh sản năm 2006 và phương hướng năm 2007, tr 8-
16.
3. Đinh Phương Hòa (2000). “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối
với trẻ thấp cân và tử vong chu sinh ở một số vùng miền Bắc
Việt Nam”, Đại học Y Hà Nội, tr.9;98-109;122-145.
4. Hoàng Văn Tiến (1998). Các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
thấp cân ở huện Sóc Sơn Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
5. Hypponen E, Power C (2004). “An intergenerational study of
birthweight: investigating the birth order effect”, BJOG: an
International Journal of Obstetrics and Gynaecology, Vol 111,
pp. 377 – 379.
6. Parker JD et al (1994). “Associations between measures of
socioeconomic status and low birthweight, small gestational
age and premature delivery in the United States”, Annals of
Epidemiology, Vol 4, pp. 271-278.
7. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM (2006-2007).
Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế
hoạch hóa gia đình và công tác phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em, tr. 2-3.
8. Unicef (2001). Low birthweight _ Reduction of Low Birthweight
Rate to less than 10%, Graph leaflet.
9. United Nations Children’s Fund and World Health
Organization (2004). Low Birthweight: Country, regional and
global estimates, New York.
10. Vũ Ngọc Ruẩn (2005). Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai,
Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM, tr.329-46.
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 6
11. World Health Organization (1992). International statistical
classification of diseases and related health problems, 10th revision,
Geneva.
12. World Health Organization (1992). Low Birth Weight: A
tabulation of available information, WHO/MCH/92.2, World
Health Organization, Geneva, and UNICEF, New York
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 7
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_le_tre_sinh_nhe_can_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_huyen_cu_ch.pdf