MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP
THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 04
1.1. Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy
học khác trong dạy học môn Giáo dục công dân . 04
1.1.1. Phương pháp thuyết trình . 04
1.1.2. Mối quan hệ của phương pháp thuyết trình với các phương pháp
dạy học khác trong dạy học môn Giáo dục công dân 06
1.2. Phương pháp dạy học tích cực 09
1.2.1. Tính tích cực học tập 09
1.2.2. Một số hình thức thuyết trình theo hướng tích cực .11
1.2.3. Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11 .12
1.3. Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân theo phương pháp thuyết
trình ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang .13
1.3.1. Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân theo phương pháp thuyết
trình ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu 13
1.3.2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp thuyết trình theo hướng tích
cực trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT chuyên
Thoại Ngọc Hầu 14
1.4. Quy trình tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn
Giáo dục công dân phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” 15
1.4.1. Quy trình thiết cho từng hình thức thuyết trình theo hướng tích cực . 15
1.4.2. Những chú ý khi thiết kế các hình thức thuyết trình 21
Chương 2. THỰC NGHIỆM QUY TRÌNH TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT
TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊNTHOẠI NGỌC HẦU 23
2.1. Kế hoạch thực nghiệm . 23
2.1.1. Mục đích thực nghiệm 23
2.1.2. Giả thuyết thực nghiệm . 23
2.1.3. Địa điểm và đối tượng thực nghiệm .23
2.2. Nội dung thực nghiệm 28
2.2.1. Nội dung khoa học cần thực nghiệm . 28
2.2.2. Thiết kế bài thực nghiệm .28
2.2.3. Tiêu chí đo đạc, đánh giá 36
2.3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực
hóa trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu . 36
2.3.1. Phân tích kết quả đầu ra .37
2.3.2. Phân tích mức chênh giữa kết quả đầu ra - đầu vào .42
2.3.3. Kết quả thăm dò nhận thức của học sinh sau thực nghiệm .42
KẾT LUẬN . 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC
59 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn giáo dục công dân phần công dân với các vấn đề chính trị - Xã hội ở trường thpt chuyên thoại ngọc hầu, tỉnh an giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong thiết kế từng hoạt động dạy học, lựa chọn phương tiện phù hợp.
Xác định đúng PPDH giúp người GV xây dựng chuẩn kế hoạch giảng dạy, đó
là điều kiện cần cho sự thành công của mỗi bài giảng.
Thứ hai, các hình thức thuyết trình có thể kết hợp hay chuyển hóa.
Khi lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung kiến thức, có những nội dung
kiến thức đòi hỏi phải kết hợp hai hay ba hình thức thuyết trình mới chuyển tải
hiệu quả nội dung kiến thức tới HS. Như thế ta gọi là hình thức thuyết trình có
thể kết hợp với nhau để dạy học một nội dung kiến thức nào đó.
Khi một hình thức thuyết trình được xác định là phù hợp để dạy học
một nội dung kiến thức nào đó tại một lớp học xác định. Nhưng nội dung kiến
thức đó dạy tại lớp học khác, HS có trình độ nhận thức và thói quen tiếp nhận,
phân tích kiến thức khác thì PPDH đã lựa chọn có thể thay đổi nên ta gọi là
hình thức thuyết trình có thể chuyển hóa. Điều này dễ hiểu vì khi trình độ
nhận thức của HS khác nhau thì PPDH cũng vì thế mà thay đổi. Hoặc tại các
thời điểm khác nhau, khi mà trình độ của người dạy và người học đã thay đổi
thì phương pháp dạy cũng sẽ khác đi.
-23-
Chương 2. THỰC NGHIỆM QUY TRÌNH TÍCH CỰC HÓA
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI”
Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
2.1. Kế hoạch thực nghiệm
2.1.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để khẳng định tính hiệu quả và khả thi
của việc vận dụng phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực trong dạy
học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT chuyên
Thoại Ngọc Hầu.
2.1.2. Giả thuyết thực nghiệm
Xuất phát từ giả thuyết cho rằng: PPTT giữ vai trò quan trọng trong dạy
học môn GDCD nhưng những hạn chế của nó đang ảnh hưởng đến hoạt động
dạy và học, nếu vận dụng các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực sẽ đạt
được yêu cầu, mục tiêu dạy học tích cực và có hiệu quả hơn so với PPDH
truyền thống.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đó.
2.1.3. Địa điểm và đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT chuyên Thoại
Ngọc Hầu - đơn vị đi đầu về truyền thống “Dạy tốt, học tốt” của tỉnh An
Giang cùng với cả nước trong việc đổi mới SGK lớp 10 (2006 – 2007) và
SGK lớp 11 (2007 – 2008). Bên cạnh đó chúng tôi đã có thời gian 2 tháng
thực tập giảng dạy làm cơ sở thực tiễn. Đó là những lý do chúng tôi lựa chọn
trường làm địa điểm thực nghiệm sư phạm.
Đối tượng thực nghiệm là HS lớp 11 trường THPT chuyên Thoại Ngọc
Hầu. Nghiệm thể được chọn một cách ngẫu nhiên ở bốn lớp bao gồm: 11T
(chuyên toán, 34 HS), 11H (chuyên hóa, 35 HS), 11V (chuyên văn, 33 HS) và
11A (chuyên anh văn, 32 HS). Nghiệm thể được chọn tương đối toàn diện gồm
hai lớp có thế mạnh về tự nhiên và hai lớp có thế mạnh về XH và nhân văn.
Để đảm bảo cho thực nghiệm được khách quan, chúng tôi tiến hành đo
kết quả học tập của HS ở đầu vào. Kết quả này, chúng tôi căn cứ vào điểm
những bài kiểm tra trước đó và cho hai nhóm này làm bài kiểm tra với thời
gian 45 phút cùng một đề. Đề kiểm tra được kết cấu theo ba phần là trắc
-24-
nghiệm, trả lời ngắn gọn và tự luận. Kết quả đầu vào thu được thể hiện ở bảng
2.1; 2.2; 2.3; 2.4 và minh họa qua biểu đồ 2.1; 2.2.
Qua các số liệu ở 4 bảng cho thấy, HS của bốn lớp có sự tương đồng
nhau về học lực. Điểm trung bình các bài kiểm tra của bốn lớp có sự chênh
lệch không đáng kể. Ở hai bài kiểm tra đầu vào của bốn lớp 11T, 11V, 11H,
11A, lần lượt là: 7.88, 7.89, 7.91, 7.71. Để khẳng định cho việc chọn nghiệm
thể là khách quan và có sự tương đương nhau về trình độ, chúng tôi tiếp tục
cho bốn lớp làm bài kiểm tra 45 phút và thu được kết quả ở bảng 3.4. Kết quả
bảng 3.3 và 3.4 cho chúng ta thấy việc chọn đối tượng thực nghiệm như vậy là
hợp lý và cho phép chúng tôi chọn nghiệm thể.
Chúng tôi chọn hai lớp 11T, 11V làm nhóm thực nghiệm và hai lớp
11H, 11A được chọn làm nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng có sự tương đồng về nhiều mặt, trong đó thể hiện rõ nhất ở kết quả các
bài kiểm tra. Ở hai bài kiểm tra trước đó nhóm thực nghiệm và đối chứng có
kết quả điểm trung bình lần lượt là 7.89 và 7.82. Ở bài kiểm tra đầu vào, điểm
trung bình của hai nhóm cũng không chênh lệch nhiều. Cụ thể nhóm thực
nghiệm là 7.88 và nhóm đối chứng 7.89. Với những kết quả đó có thể tiến
hành thực nghiệm được.
-25-
Bảng 2.1: Bảng phân phối tần suất và điểm trung bình hai bài kiểm tra 15 phút - kết quả đầu vào
Lớp N
ĐIỂM HAI BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
<6 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 X
11T 68 n 0 3 5 10 11 15 9 12 3
f 0 4.41 7.35 14.71 16.18 22.06 13.24 17.65 4.41 7.88
11V 66 n 0 2 6 8 12 16 7 12 3
f 0 3.03 9.09 12.12 18.18 24.24 10.61 18.18 4.55 7.89
11H 70 n 0 4 5 7 13 15 11 10 5
f 0 5.71 7.14 10.00 18.57 21.43 15.71 14.29 7.14 7.91
11A 64 n 0 5 6 8 14 12 10 6 3
f 0 7.81 9.38 12.50 21.88 18.75 15.63 9.38 4.69 7.71
Bảng 2.2: Bảng phân phối tần suất và điểm trung bình bài kiểm tra 45 phút - kết quả đầu vào
Lớp N
ĐIỂM BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT
<6 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 X
11T 34 n 0 1 3 5 9 3 5 4 4
f 0 2.94 8.82 14.71 16.18 22.06 13.24 17.65 4.41 7.90
11V 33 n 0 2 4 4 7 4 3 4 5
f 0 6.06 12.12 12.12 21.21 12.12 9.09 12.12 15.15 7.86
11H 35 n 0 3 2 6 8 5 2 3 6
f 0 8.57 5.71 17.14 22.86 14.29 5.71 8.57 17.14 7.83
11A 32 n 0 2 2 5 6 4 4 3 6
f 0 6.25 6.25 15.63 18.75 12.50 12.50 9.38 18.75 7.97
-25-
-26-
Bảng 2.3: Bảng phân phối tần suất và điểm trung bình hai bài kiểm tra 15 phút - kết quả đầu vào
NHÓM N
ĐIỂM HAI BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT- ĐẦU VÀO
<6 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5
X
THỰC
NGHIỆM 134
n 0 5 11 18 23 31 16 24 6
f 0 3.73 8.21 13.43 17.16 23.13 11.94 17.91 4.48 7.89
Tỷ lệ % mức độ 0 Trung bình 11.94 Khá 30.59 Giỏi 57.46
ĐỐI
CHỨNG 134
n 0 9 11 15 27 27 21 16 8
f 0 6.72 8.21 11.19 20.15 20.15 15.67 11.94 5.97 7.82
Tỷ lệ % mức độ 0 Trung bình 14.93 Khá 31.34 Giỏi 53.73
Bảng 2.4: Bảng phân phối tần suất và điểm trung bình bài kiểm tra 45 phút - kết quả đầu vào
NHÓM N
ĐIỂM BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT- ĐẦU VÀO
<6 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5
X
THỰC
NGHIỆM 67
n 0 3 7 9 16 7 8 8 9
f 0 4.48 10.45 13.43 23.88 10.45 11.94 11.94 13.43 7.88
Tỷ lệ % mức độ 0 Trung bình 14.93 Khá 37.31 Giỏi 47.76
ĐỐI
CHỨNG 67
n 0 5 4 11 14 9 6 6 12
f 0 7.46 5.97 16.42 20.90 13.43 8.96 8.96 17.91 7.89
Tỷ lệ % mức độ 0 Trung bình 13.43 Khá 37.32 Giỏi 49.26
-26-
-27-
Trong đó:
- N là số lượng HS
- X là điểm trung bình
- P là độ lệch chuẩn
- n là tần số
- f là tần suất
14.93 13.43
37.31 37.32
47.76 49.26
-
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Trung bình Khá Giỏi
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Biểu đồ 2.1. Phân phối tần suất hai bài kiểm tra 15 phút – kết quả đầu vào
11.94
14.93
30.59 31.34
57.46
53.73
-
10
20
30
40
50
60
Trung bình Khá Giỏi
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Biểu đồ 2.2. Phân phối tần suất bài kiểm tra 45 phút - kết quả đầu vào
2.2. Nội dung thực nghiệm
-28-
2.2.1. Nội dung khoa học cần thực nghiệm
Giả thuyết thực nghiệm có nêu, nếu vận dụng các hình thức thuyết trình
theo hướng tích cực sẽ đạt yêu cầu, mục tiêu dạy học tích cực môn GDCD,
nghĩa là phải tiến hành thực nghiệm cả 5 hình thức thuyết trình.
- Thuyết trình nêu vấn đề
- Thuyết trình thuật chuyện
- Thuyết trình mô tả phân tích
- Thuyết trình nêu vấn đề có tính giả thuyết
- Thuyết trình so sánh tổng hợp
Chúng tôi chọn nội dung “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
để tiến hành dạy thực nghiệm.
Đối với bài “Công dân với vấn đề dân số và giải quyết việc làm” ta có
thể thực nghiệm được cả 5 hình thức thuyết trình. Tuy nhiên, chúng ta không
nên quan niệm mỗi bài học phải sử dụng đủ cả 5 hình thức thuyết trình, hoặc
các hình thức thuyết trình được sử dụng là độc lập với nhau không có sự kết
hợp nào giữa chúng.
2.2.2. Thiết kế bài thực nghiệm
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM (1 TIẾT)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Nêu được tình hình DS, việc làm và mục tiêu, phương hướng cơ bản
của Đảng và Nhà nước ta để giải quyết vấn đề DS, việc làm.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách
DS và giải quyết việc làm.
2. Về kỹ năng:
- Biết tham gia tuyên truyền chính sách DS và giải quyết việc làm phù
hợp với khả năng bản thân mình.
- Biết đánh giá việc thực hiện chính sách DS của gia đình, cộng đồng
dân cư và thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở địa phương phù hợp với
lứa tuổi.
- Bước đầu biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3. Về thái độ:
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách DS và giải quyết việc làm; phê phán các
hiện tượng vi phạm chính sách DS ở nước ta.
- Có ý thức tích cực học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng việc làm trong
tương lai.
II. Phương pháp – hình thức tổ chức dạy học
1. Phương pháp:
-29-
Kết hợp PPTT, diễn giảng với các PPDH khác chẳng hạn như phương
pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan...
2. Hình thức tổ chức dạy học:
Học theo lớp, học theo nhóm, học cá nhân.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- SGK, SGV GDCD lớp 11.
- Biểu đồ về sự gia tăng DS Việt Nam qua các giai đoạn.
- Tranh ảnh phản ánh hậu quả của sự gia tăng DS quá nhanh, bảng
phụ...
IV. Hoạt động dạy học
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, sơ đồ HS (1 phút).
1) Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gọi 1 em HS.
Câu hỏi:
- Dân chủ trực tiếp là gì? Hãy nêu những hình thức phổ biến của dân
chủ trực tiếp ngày nay.
- Dân chủ gián tiếp là gì? Em hãy nêu ví dụ về những hình thức dân
chủ gián tiếp mà em biết.
2) Giới thiệu bài mới (1 phút):
Vấn đề DS hiện nay trên thế giới đã trở thành một trong những vấn đề toàn
cầu và là sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là những nước nghèo đang phát
triển. Ở nước ta, DS tăng nhanh là một áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết
việc làm. Vậy chúng ta nhận thức về thực trạng DS và việc làm như thế nào và
đề ra mục tiêu, phương hướng cơ bản nào để giải quyết tốt vấn đề trên? Chúng
ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
3) Dạy bài mới (Tìm hiểu đơn vị kiến thức bài học) (34 phút)
Phân
bố thời
gian
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
5 phút
1. Chính sách dân số (DS)
Dân số là số dân hiện có
trên thế giới hay trên một
quốc gia tại một thời điểm
nhất định.
DS hiện nay trên thế giới là
hơn 6.5 tỷ người.
Chính sách DS là những
chủ trương, biện pháp của
Đảng và Nhà nước nhằm
GV: Hãy cho biết DS là gì? DS trên thế giới hiện
nay là bao nhiêu?
HS: Lắng nghe và trả lời.
GV: Chính sách DS là gì?
HS : Trả lời cá nhân.
-30-
5 phút
định hướng và điều tiết quá
trình phát triển DS theo
những mục tiêu nhất định.
Đảng, Nhà nước ta coi
chính sách DS là một bộ
phận quan trọng trong
chiến lược phát triển đất
nước, là một yếu tố cơ bản
để nâng cao chất lượng
cuộc sống của từng người,
từng gia đình và toàn XH...
a. Tình hình dân số nước ta
GV: Tùy theo điều kiện tự nhiên, lực lượng lao
động của mỗi nước mà chính sách DS có sự khác
nhau. Có những nước thực hiện chính sách này
nhằm duy trì một DS ổn định (Đan Mạch, Thụy
Điển), có những nước khuyến khích việc tăng DS
(Đức, Malaixia), có những nước hạn chế tốc độ
tăng DS (Trung Quốc, Ấn Độ). Theo em nước ta
thuộc vào các nhóm nước nào?
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhìn chung ở các nước đang phát triển có tỉ lệ
DS tăng nhanh hơn so với các nước phát triển.
Chính vì vậy hiện nay vấn đề bùng nổ DS đã trở
thành vấn đề toàn cầu. Từ những vấn đề đó em hãy
cho biết quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
chính sách DS?
GV: Chia lớp thành 4 nhóm tiến hành thảo luận.
Nhóm 1: Với vốn hiểu biết của mình em có nhận
xét gì về tình hình DS ở nước ta hiện nay (về tốc
độ, mật độ DS, phân bố dân cư) sau khi xem bảng
số liệu và lý giải nguyên nhân của hiện tượng đó?
Nhóm 2: Tác động của vấn đề DS đối với đời sống
XH là như thế nào?
Nhóm 3: Mục tiêu DS nước ta đến năm 2010 là thế
nào? Liên hệ tỉnh An Giang.
Nhóm 4: Để đạt được mục tiêu chúng ta cần tập
trung vào những phương hướng nào? Trong các
phương hướng trên phương hướng nào là quan
trọng?
GV: Gợi ý.
* Nhóm 1 (Bảng 1) Tốc độ dân số ở nước ta.
Năm 1930 1940 1950 1965 1975 1990 1999 2006
Triệu người 17.2 21 23.4 35 41.5 60.1 76.3 84
-31-
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét và kết luận.
- Trước thế kỷ XX DS nước ta tăng chậm do nền
kinh tế lạc hậu, cuộc sống của người dân thường bị
thiên tai dịch bệnh, mặt khác nhân dân ta còn bị áp
bức đô hộ của phong kiến, thực dân.
- Từ 1950 DS nước ta tăng nhanh.
- Chỉ tính từ 1975 – 1990 DS tăng 18,6 triệu người,
trong khi đó cả châu Âu chỉ tăng 20 triệu người.
- Từ 1965 – 2006: trong vòng hơn 40 năm DS tăng
2,5 lần đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13
trong tổng số 200 nước trên thế giới.
- Tốc độ gia tăng tự nhiên cuối 2006: 1,4%.
(Bảng 2): Mật độ dân số.
Năm 1979 1989 1999 2000 2006
Người/Km2 159 195 231 242 254
HS: Trả lời cá nhân
GV: Nhận xét. Mật độ DS nước ta cũng rất cao
1999 mật độ DS nước ta là 231 người/km2, thế giới
là 44 người/km2. Theo Liên hiệp quốc để cuộc
sống thuận lợi bình quân trên 1 km2 chỉ nên có từ
35 đến 40 người. Như vây mật độ DS Việt Nam là
254 gấp khoảng 6,7 lần mật độ chuẩn.
(Bảng 3): Phân bố dân cư.
Vùng Dân số Diện tích đất
Đồng bằng 75% 30%
Miền núi 25% 70%
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét. DS phân bố chưa hợp lý.
- Khoảng 75% DS tập trung ở đồng bằng với mật
độ DS rất cao. Thái Bình: 1194 người/km2 trong
khi KonTum chỉ có 32 người/km2.
Hiện nay rất nhiều người đã di cư từ nông thôn
ra các thành phố lớn tìm việc làm trong các khu
chế xuất, khu công nghiệp. Dẫn đến tình trạng “đất
hẹp, người đông”, “đất rộng, người thưa”. Đó cũng
là lý do không khai thác hết tiềm năng kinh tế của
vùng núi cao, trung du.
* Nhóm 2:
-32-
5 phút b. Mục tiêu và phương
hướng cơ bản để thực
hiện chính sách DS
* Mục tiêu:
- Tiếp tục giảm tốc độ gia
tăng DS.
- Ổn định qui mô, cơ cấu
DS và phân bố dân cư hợp
lý.
- Nâng cao chất lượng DS
(thể chất, trí tuệ và tinh
thần) nhằm phát huy
nguồn nhân lực cho đất
nước.
1. Tăng cường công tác
lãnh đạo và quản lý.
2. Làm tốt công tác thông
tin, tuyên truyền, giáo dục,
huy động toàn XH tham
gia vào công tác DS, kế
hoạch hóa gia đình.
* Nhóm 3: Mục tiêu
Cụ thể (Theo ĐHĐBTQ lần thứ X) nước ta phấn
đấu thực hiện một số mục tiêu đến năm 2010 giảm
tỷ lệ tăng DS từ 1.4% (2006) xuống còn 1.14% tuổi
thọ trung bình 72 tuổi.
Ở An Giang đến 2010 DS nước ta 2.3 triệu người,
tỷ lệ tăng DS từ 1.36 % (2005) xuống 1.19 %, tuổi
thọ trung bình đạt 73 tuổi.
Như vậy, chính sách DS nước ta đặt ra nhiệm vụ
giải quyết một cách toàn diện vấn đề DS trên cơ sở
đặt con người vào vị trí trung tâm, coi nguồn lực
con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững.
* Nhóm 4: Để đạt mục tiêu trên chúng ta cần
tập trung vào những phương hướng nào?
Kế hoạch hóa gia đình (Theo Pháp lệnh DS 2003)
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con.
- Khoảng cách mỗi lần sinh nên cách nhau 5 năm.
Nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách
nhiệm, phù hợp với chuẩn mực XH.
Dân số tăng quá nhanh
Kinh tế, văn hóa kém phát triển
Năng suất lao động thấp
Bệnh tật nhiều
Thừa lao động, không có việc
làm Ô nhiễm môi trường
Mức sống thấp
Sức khỏe, thể lực kém
-33-
5 phút
3. Nâng cao sự hiểu biết
của người dân về vai trò
gia đình, bình đẳng giới,
sức khỏe sinh sản.
4. Nhà nước đầu tư đúng
mức, tranh thủ các nguồn
lực trong và ngoài nước.
2. Chính sách giải quyết
việc làm:
Giải quyết việc làm là một
chính sách XH cơ bản, là
yếu tố quyết định để phát
huy nhân tố con người, ổn
định và phát triển kinh tế,
làm lành mạnh XH đáp
ứng nguyện vọng chính
đáng và yêu cầu của nhân
dân, khuyến khích làm
giàu theo quy định của
pháp luật.
Sức khỏe sinh sản là sự thể hiện các trạng thái
về thể chất tinh thần và XH liên quan đến hoạt
động và chức năng sinh sản của mỗi người.
Sức khỏe sinh sản ở nước ta hiện nay bị tổn
thương và đứng trước những thách thức lớn. Số ca
nạo phá thai trong y tế Nhà nước: 2005 là 1.5 triệu
lượt người trong đó trẻ vị thành niên chiếm trên 20%.
GV: Trong các phương hướng trên phương
hướng 2 là quan trọng nhất. Bởi vì chỉ có tuyên
truyền, giáo dục thì mới nâng cao sự hiểu biết ...
GV: (Chuyển ý). Trên thế giới ngay cả với nhiều
nước giàu thì tình trạng thất nghiệp vẫn là vấn đề
nan giải. Nước ta là một nước nghèo, thiếu vốn,
trình độ khoa học công nghệ phát triển chưa cao,
DS tăng nhanh, quan niệm về việc làm còn lạc hậu
thì vấn đề giải quyết việc làm càng khó khăn. Đảng
và Nhà nước đã nhận thức được điều đó và tập
trung nổ lực để giải quyết.
GV: Hãy nêu quan niệm của Đảng ta về chính sách
giải quyết việc làm.
HS: Trả lời theo sách giáo khoa.
GV: (Kết luận). Khi việc làm được giải quyết thì
con người sẽ không ngừng nổ lực, cố gắng phát
huy năng lực của mình để tạo ra năng suất lao động
cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất
và tinh thần được nâng cao thì lúc đó sẽ đáp ứng
nguyện vọng chính đáng của người dân, làm lành
mạnh XH, tránh nhiều tệ nạn XH do thất nghiệp
gây ra.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm tiến hành thảo luận.
* Nhóm 1: Các em có nhận xét gì về tình hình việc
làm ở nước ta hiện nay? Tại sao tình trạng thiếu
việc làm vẫn là vấn đề bức xúc ở thành thị và nông
thôn?
* Nhóm 2: Mục tiêu của chính sách giải quyết việc
làm ở nước ta đến năm 2010?
* Nhóm 3: Để thực hiện chính sách giải quyết việc
làm cần có những giải pháp như thế nào?
-34-
5 phút
5 phút
Tình hình việc làm ở
nước ta hiện nay:
- Dân số trong độ tuổi lao
động ngày càng tăng.
- Thiếu việc làm ở thành
thị và nông thôn (là vấn đề
bức xúc lớn).
- Tình trạng thất nghiệp.
- Thu nhập thấp.
- Chất lượng nguồn nhân
lực thấp.
- Số sinh viên tốt nghiệp
có việc làm ít.
b. Mục tiêu và phương
hướng cơ bản của chính
sách giải quyết việc làm.
* Mục tiêu:
- Tập trung sức giải quyết
việc làm ở thành thị và
nông thôn.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Tăng tỷ lệ người lao
động đã qua đào tạo nghề.
- Phát triển nguồn nhân
lực.
* Nhóm 4: Hãy nêu trách nhiệm của công dân đối
với chính sách DS và giải quyết việc làm.
HS: Thảo luận trong 3 phút và trình bày.
GV: Nhận xét và kết luận.
* Nhóm 1:
- Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay:
+ Năm 2000 chiếm khoảng 55 %
+ Năm 2005 chiếm khoảng 59.1%
Dự đoán + Năm 2010 chiếm khoảng 60.7 %
Mỗi năm có khoảng 1.3 triệu thanh niên bước vào
độ tuổi lao động.
- Lao động chưa có việc làm tồn đọng qua các năm
còn lớn từ 1 1.5%.
- Năm 2005 thất nghiệp ở thành thị 5.31%.
- Thu nhập bình quân đầu người 10 triệu
đồng/năm/người # 640 USD.
- Năm 2004, 22.5% lao động đã qua đào tạo, trong
đó, số được đào tạo nghề là 13.3%. Đội ngũ trí
thức hiện nay 1.8 triệu người, trong đó 16 nghìn
thạc sĩ, 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học.
- Điểm yếu cơ bản là chưa tạo ra đội ngũ lao động
có trình độ tay nghề cao. Chính vì vậy, chỉ có 60
70% số sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm,
trong đó khoảng 1/3 không làm đúng nghề; hơn
nữa khả năng thực hành tin học và ngoại ngữ còn
rất yếu.
* Nhóm 2: Mục tiêu của chính sách giải quyết việc
làm:
GV: Theo ĐHĐBTQ lần thứ X, trong năm 2006
-2010 tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%; hoàn thành
phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đạt 200 sinh
viên/10.000 dân; lao động đã qua đào tạo chiếm
40% tổng số lao động XH; GDP bình quân đầu
người khoảng 1050 -1100 USD.
Ở An Giang: đến năm 2010 tạo việc làm cho
-35-
4 phút
- Mở rộng thị trường lao
động.
* Phương hướng:
- Thúc đẩy phát triển sản
xuất và dịch vụ.
- Khuyến khích làm giàu
theo pháp luật.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao
động.
- Sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn trong chương
trình mục tiêu quốc gia để
giải quyết việc làm.
3. Trách nhiệm của công
dân đối với chính sách
dân số và giải quyết việc
làm.
- Chấp hành chính sách
DS, pháp luật về DS.
- Chấp hành chính sách
giải quyết việc làm và
pháp luật về lao động.
- Động viên người thân
trong gia đình và những
người khác cùng chấp
hành...
- Có ý chí vươn lên nắm
bắt khoa học kỹ thuật tiên
tiến, định hướng nghề
nghiệp đúng đắn...
150.000 lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt
30%; GDP là 17.3 triệu đồng; 10.000 lao động làm
việc ở nước ngoài.
* Nhóm 3:
Trong các phương hướng trên, phương hướng quan
trọng nhất là Nhà nước và nhân dân sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu
quốc gia để giải quyết việc làm. Đến nay đã có 150
trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu
việc làm. Các hội chợ việc làm, phiên chợ việc
làm, tháng việc làm, điểm hẹn việc làm... được tổ
chức thường xuyên.
* Nhóm 4: Hãy trình bày trách nhiệm của công dân
đối với chính sách DS và giải quyết việc làm.
4) Củng cố kiến thức:(3 phút)
GV: Tổ chức trò chơi “nhanh tay nhanh mắt”
Câu 1: Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến DS?
a. Kinh tế, XH b. Ý thức của người dân c. Dân trí
thấp
d. Phong tục tập quán e. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu?
a. Trên 5.5 tỷ b. Trên 6.5 tỷ c. Trên 7.5 tỷ
-36-
Câu 3: Dân số nước ta đứng thứ mấy ở Đông Nam Á và đứng thứ bao
nhiêu trên thế giới?
a. 2-13 b. 3-13 c. 2-12 d. 3-12
Câu 4: Pháp lệnh DS ban hành ngày 09/01/2003 và có hiệu lực thi hành
ngày 01/05/2003 đúng hay sai?
GV: Em chọn ngành nghề gì để tạo dựng cho tương lai có nghề nghiệp
vững chắc?
5) Dặn dò:(1 phút)
- Làm bài 1,3,4,5 trong SGK.
- Sưu tầm một số tranh ảnh, ca dao, tục ngữ quan niệm lạc hậu về DS.
- Xem trước bài 12.
2.2.3. Tiêu chí đo đạc, đánh giá
Để kết quả thực nghiệm được chính xác, khách quan, chúng tôi xây
dựng các tiêu chí đo như sau:
Về mặt định lượng, chúng tôi xây dựng thang điểm 10 cho các bài kiểm
tra đầu vào và đầu ra được làm tròn đến số 0.5. Đề kiểm tra được kết cấu
thành nhiều phần gồm: trắc nghiệm khách quan, trả lời ngắn ngọn và tự luận.
Về mặt định tính, một mặt chúng tôi dựa vào sự quan sát diễn biến của
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng; mặt khác, chúng tôi tiến hành điều tra
XH học (phát phiếu điều tra và trò chuyện trực tiếp) trước, trong và sau thực
nghiệm để nắm chắc hơn về sự thay đổi trong nhận thức và hành động của HS
khi GV vận dụng PPTT theo hướng tích cực trong dạy học phần “Công dân
với các vấn đề chính trị - xã hội”.
2.3. Đánh giá hiệu quả của việc tích cực hóa phương pháp thuyết trình
trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở
trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành quan sát diễn biến
của hai nhóm và thu được một số kết quả sau:
Ở nhóm thực nghiệm, HS có nhiều biến đổi. Các em đã tích cực tham
gia vào quá trình học tập hơn trước. Phần lớn HS nhóm thực nghiệm có sự
tranh luận sôi nổi, hào hứng các vấn đề được đưa ra. Các em đã không chỉ trả
lời các câu hỏi do GV đưa ra mà còn tự đặt ra các câu hỏi, các vấn đề còn thắc
mắc. Ở nhóm đối chứng, HS không có sự thay đổi gì đáng kể về thái độ học
tập. Điều này thể hiện rất rõ ở kết quả bài kiểm tra đầu ra của cả hai nhóm.
Sau mỗi tiết giảng, chúng tôi tiến hành cho cả hai nhóm làm bài kiểm
tra 15 phút để củng cố kiến thức, kiểm tra trình độ nhận thức, khả năng tiếp
thu bài học của mỗi nhóm. Và cuối cùng, cả hai nhóm được kiểm tra đầu ra
bằng bài kiểm tra 45 phút. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5.
-37-
Bảng 2.5: Thống kê kết quả kiểm tra đầu ra
Nội
dung
HAI BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT
NHÓM THỰC
NGHIỆM
NHÓM ĐỐI
CHỨNG
NHÓM THỰC
NGHIỆM
NHÓM ĐỐI
CHỨNG
Điểm Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
9.5 6 4.48 4 2.99 9 9 5 7.46
9.0 28 20.90 15 11.19 10 14.93 6 8.96
8.5 25 18.66 25 18.66 10 14.93 7 10.45
8.0 29 21.64 30 22.39 14 20.90 7 10.45
7.5 19 14.18 28 20.90 12 17.91 17 25.37
7.0 15 11.19 15 11.19 7 10.45 15 22.39
6.5 8 8.97 10 7.46 4 5.97 5 7.46
6.0 4 2.99 7 5.22 1 1.49 5 7.46
<6.0 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
2.3.1. Phân tích kết quả đầu ra
Kết quả kiểm tra đầu ra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được
thể hiện ở các bảng 2.5, bảng 2.6 và bảng 2.7.
Nhìn vào kết quả kiểm tra đầu ra cho thấy điểm trung bình của HS
nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng ở cả hai loại bài kiểm tra. Điểm
trung bình ở hai bài kiểm tra 15 phút là 8.04 so với 7.82 ở nhóm đối chứng;
nhóm thực nghiệm có tỷ lệ điểm 8 đến 9.5 chiếm tỷ lệ khá cao (65.68%) so
với 55.23% của nhóm đối chứng. Điểm 9 cũng xuất hiện nhiều hơn (20.90%)
và điểm 6 cũng có xu hướng thu hẹp lại. Qua đó cho thấy HS nhóm thực
nghiệm bước đầu đã chịu sự tác động của việc tích cực hóa PPTT. Điều này
tiếp tục được khẳng định chắc chắn hơn ở bài kiểm tra 45 phút. Điểm trung
bình của nhóm thực nghiệm tăng lên đạt mức 8.11, trong khi đó điểm trung
-38-
bình của nhóm đối chứng không những không tăng mà còn giảm xuống chỉ
còn 7.64. Từ đó cho thấy, diễn biến theo quá trình thực nghiệm đã có nhiều
biến đổi. Sự phân hóa HS ở nhóm thực nghiệm diễn ra mạnh hơn, độ lệch
chuẩn từ 87.0± đến 92.0± . Điều này nói lên rằng: PPDH hiện đại rất có hiệu
quả đối với những HS tích cực, có khả năng tư duy khá, còn những HS thụ
động, nếu không chịu cố gắng sẽ bị tụt hậu so với tập thể. Đối với nhóm đối
chứng sự phân hóa HS đã không diễn ra mà còn tạo sự giảm dần HS giỏi, độ
lệch chuẩn từ 85.0± xuống 81.0± . Chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm
tăng dần đã nói lên: Nhận thức của người học từng bước sâu sắc hơn, kỹ năng
vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết tình huống bài học cũng như
liên hệ thực tiễn tốt hơn so với lớp đối chứng... Điều này không chỉ thể hiện
qua bảng phân phối tần suất mà con thể hiện qua điểm trung bình của bài kiểm
tra 45 phút. Đa số HS nhóm thực nghiệm đạt mức giỏi với các điểm từ 8 đến
9.5 (chiếm 64.19%). Tỷ lệ HS đạt trung bình với các điểm từ 6 đến 6.5 giảm
còn 7.46% so với ban đầu là 14.93%. Trong khi đó nhóm đối chứng tỷ lệ điểm
giỏi cũng giảm đi tương đối còn 37.32% so với ban đầu là 49.26%; điểm khá
lại có xu hướng tăng là 47.76% so với ban đầu là 37.32%, điểm trung bình
không thay đổi nhiều 14.92% so với ban đầu là 13.43%.
-39-
Bảng 2.6: Phân phối tần suất, độ lệch chuẩn và điểm trung bình hai bài kiểm tra 15 phút - kết quả đầu ra
NHÓM N
ĐIỂM HAI BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT- ĐẦU RA
<6 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5
X P
THỰC
NGHIỆM 134
n 0 4 8 15 19 29 25 28 6 134
f 0 2.99 5.97 11.19 14.18 21.64 18.66 20.90 4.48 8.04 87.0±
Tỷ lệ % mức độ 0 Trung bình 8.96 Khá 25.37 Giỏi 65.68
ĐỐI
CHỨNG 134
n 0 7 10 15 28 30 25 15 4 134
f 0 5.22 7.46 11.19 20.90 22.39 18.66 11.19 2.99 7.82 85.0±
Tỷ lệ % mức độ 0 Trung bình 12.68 Khá 32.09 Giỏi 55.23
Bảng 2.7: Phân phối tần suất, độ lệch chuẩn và điểm trung bình bài kiểm tra 45 phút – kết quả đầu ra
NHÓM N
ĐIỂM BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT- ĐẦU RA
<6 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5
X P
THỰC
NGHIỆM 67
n 0 1 4 7 12 14 10 10 9 67
f 0 1.49 5.97 10.45 17.91 20.90 14.93 14.93 13.43 8.11 92.0±
Tỷ lệ % mức độ 0 Trung bình 7.46 Khá 28.36 Giỏi 64.19
ĐỐI
CHỨNG 67
n 0 5 5 15 17 7 7 6 5 67
f 0 7.46 7.46 22.39 25.37 10.45 10.45 8.96 7.46 7.64 81.0±
Tỷ lệ % mức độ 0 Trung bình 14.92 Khá 47.76 Giỏi 37.32
-39-
-40-
8.96
12.69
25.37
30.09
65.67
55.73
-
10
20
30
40
50
60
70
Trung bình Khá Giỏi
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Biểu đồ 2.3. Phân phối tần suất hai bài kiểm tra 15 phút - kết quả đầu ra
Biểu đồ 2.4.Phân phối tần suất bài kiểm tra 45 phút - kết quả đầu ra
7.46
14.92
28.36
47.76
64.19
37.32
-
10
20
30
40
50
60
70
Trung bình Khá Giỏi
Nhóm TN
Nhóm ĐC
-41-
Bảng 2.8. So sánh mức chênh giữa đầu ra – đầu vào của hai bài kiểm tra 15 phút
Nhóm N
ĐIỂM HAI BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
<6
(%)
6
(%)
6.5
(%)
7
(%)
7.5
(%)
8
(%)
8.5
(%)
9
(%)
9.5
(%)
X
THỰC
NGHIỆM
134 0 -0.74 -2.24 -2.24 -2.98 -1.49 +6.72 +2.99 0 +0.14
ĐỐI
CHỨNG
134 0 -1.5 -0.75 0 +0.75 +2.24 +2.99 -0.75 -2.98 +0.01
Bảng 2.9. So sánh mức chênh giữa đầu ra – đầu vào của bài kiểm tra 45 phút
Nhóm N
ĐIỂM HAI BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
<6
(%)
6
(%)
6.5
(%)
7
(%)
7.5
(%)
8
(%)
8.5
(%)
9
(%)
9.5
(%)
X
THỰC
NGHIỆM
67 0 -2.99 -7.48 -2.98 -5.97 10.45 +2.99 +2.99 0 +0.21
ĐỐI
CHỨNG
67 0 0 1.49 5.97 +4.47 -2.98 +1.49 0 -10.45 -0.26
-41-
-42-
2.3.2. Phân tích mức chênh giữa kết quả đầu ra - đầu vào
Mức chênh là hiệu số giữa kết quả đầu ra so với kết quả đầu vào. Nó biểu
hiện mức độ tăng trưởng của HS sau thực nghiệm. Hiệu số đó nếu dương tính
càng cao thì mức độ biến đổi theo hướng tích cực càng cao. Để miêu tả được sự
biến đổi theo thời gian của quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh kết
quả kiểm tra đầu ra và đầu vào ở hai loại bài kiểm tra 15 phút và 45 phút. Mức
chênh giữa kết quả đầu ra – đầu vào được trình bày ở bảng 2.8 và 2.9.
Quan sát bảng 2.8, ta thấy điểm trung bình ở bài kiểm tra 15 phút của
HS nhóm thực nghiệm có mức chênh cao hơn so với nhóm đối chứng (+0.14
so với +0.01). Ở loại bài kiểm tra 45 phút mức chênh của nhóm thực nghiệm
là +0.21, trong khi đó, ở nhóm đối chứng điểm trung bình bài kiểm tra 45 phút
không những không tăng mà còn giảm sút đáng kể (-0.26). Ở thang điểm, mức
chênh của nhóm thực nghiệm có giá trị dương tính cao ở các điểm giỏi, ngược
lại nhóm đối chứng lại có mức chênh có giá trị dương tính cao ở điểm trung
bình. Điều đó chứng tỏ, HS nhóm thực nghiệm có sự biến đổi rất nhiều theo
thời gian thực nghiệm so với nhóm đối chứng.
Với những kết quả đã phân tích ở trên cho thấy HS nhóm thực nghiệm
có sự biến đổi nhiều và ngày càng tăng theo quá trình thực nghiệm, còn HS
nhóm đối chứng có sự biến đổi nhưng không đáng kể, thậm chí còn có sự suy
giảm ở một số loại bài kiểm tra. Điều đó đã khẳng định tính đúng đắn khi cho
rằng nếu dạy học môn GDCD theo hướng tích cực hóa PPTT sẽ đạt được yêu
cầu, mục tiêu dạy học tích cực và có hiệu quả hơn so với PPTT truyền thống.
2.3.3. Kết quả thăm dò nhận thức của HS sau thực nghiệm
Để tiếp tục kiểm chứng các kết quả đã thực nghiệm, chúng tôi tiến hành
thăm dò ý kiến của HS của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng nhằm kiểm
tra mức độ ảnh hưởng của PPTT theo hướng tích cực trong dạy học môn
GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” và thu được kết quả
ở bảng 2.10.
-43-
Bảng 2.10. Kết quả thăm dò nhận thức của HS sau thực nghiệm
NỘI DUNG
CÂU HỎI
PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
SỐ Ý KIẾN
TRẢ LỜI
TN ĐC
1. Bạn nhận thức
về môn GDCD
như thế nào?
- Là môn học thiết thực, cần thiết. 57 12
- Là môn học: học cũng được và không học cũng được. 7 24
- Là môn học không thiết thực, không cần thiết 3 31
2. Trong quá trình
học tập môn
GDCD, thái độ
học tập của em
như thế nào?
- Rất hứng thú 21 2
- Hứng thú 23 7
- Ít hứng thú 5 19
- Bình thường như các môn học khác 15 18
- Chán 3 21
3. Phương pháp tổ
chức dạy học của
GV phù hợp
không?
- Hoàn toàn không đồng ý 0 0
- Không đồng ý 0 0
- Phân vân 5 32
- Đồng ý 10 20
- Hoàn toàn đồng ý 52 15
4. Cách học môn
GDCD của em ở
lớp như thế nào?
- Ghi chép theo thầy đọc 7 19
- Ghi chép theo thầy giảng 5 22
- Ghi chép theo bảng lớp 6 18
- Nghe giảng làm theo yêu cầu của GV 25 7
- Đánh dấu SGK 24 6
5. Cách học môn
GDCD của em ở
nhà như thế nào?
- Học thuộc lòng theo vỡ ghi 5 32
- Trả lời câu hỏi làm bài tập theo SGK 31 6
- Đọc hiểu 15 14
- Đọc lướt 16 15
- Không đọc 0 0
6. Theo em hình
thức thi, kiểm tra
môn GDCD như
thế nào là phù hợp
với phương pháp
dạy hiện nay?
- Thi tự luận 3 2
- Thi vấn đáp 7 5
- Thi viết trả lời ngắn gọn 11 17
- Thi trắc nghiệm 9 25
- Kết hợp cả trắc nghiệm, trả lời ngắn gọn và tự luận 37 18
Quan sát kết quả điều tra ở bảng 2.10, chúng ta thấy nhận thức của HS đối
với môn GDCD ở nhóm đối chứng vẫn không có sự thay đổi. Phần đông vẫn cho
rằng đây là môn học không cần thiết, học cũng được mà không học cũng được. Ở
nhóm thực nghiệm, HS đã có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và thái độ đối với
môn học. Hầu hết các em cho rằng đây là môn học thiết thực, cần thiết. Vì nhận
-44-
thức đúng đắn như vậy nên đã tạo cho lớp thực nghiệm hứng thú khi học môn
học này. Ngược lại, ở nhóm đối chứng do không nhận thức được tầm quan trọng
của bộ môn nên đa phần là HS ít hứng thú, chán nản đối với môn học.
Với câu hỏi phương pháp tổ chức dạy học của GV có phù hợp không,
đa số HS, cả lớp thực nghiệm và đối chứng đều có quan điểm cho rằng
phương pháp tổ chức dạy học của GV là phù hợp. Nhưng rất nhiều HS lớp
thực nghiệm có ý kiến “hoàn toàn đồng ý”, điều này nói lên tâm lý thỏa mãn,
phấn khởi của HS sau mỗi bài học.
Ở câu hỏi cách học môn GDCD của em ở lớp như thế nào, đây là câu hỏi
thu nhiều thông tin đa chiều, nhưng có thể nhận xét rằng cách học của lớp thực
nghiệm bao gồm nhiều hoạt động: Nghe, nhìn, ghi chép, đối chiếu SGK, vận dụng
kiến thức, thảo luận, trình bày quan điểm... Mức độ hoạt động và tính chủ động
hoạt động của HS cao hơn so với lớp đối chứng. Còn cách học của lớp đối chứng
chủ yếu là nghe, nhìn, ghi chép, hiểu theo lời giảng của GV. Do đó tính chủ động
hoạt động của HS thấp, phụ thuộc nhiều vào hướng truyền giảng của GV, HS ít sử
dụng tài liệu khác ngoài việc ghi chép.
Đối với câu hỏi cách học môn GDCD của em ở nhà như thế nào cho
phép ta nhận định về hệ quả của từng PPDH. Ở nhóm thực nghiệm, HS chủ
yếu trả lời câu hỏi, làm bài tập SGK, điều đó phản ánh tính hoạt động độc lập,
chủ động tìm kiếm và giải quyết tình huống bài học đặt ra. Đối với nhóm đối
chứng HS chủ yếu học thuộc lòng theo vở ghi phản ánh kiểu học tái hiện của
kiểu dạy thông báo.
Về câu hỏi hình thức thi, kiểm tra môn GDCD như thế nào là phù hợp
với phương pháp dạy hiện nay. Phần lớn HS nhóm thực nghiệm cho là nên kết
hợp cả trắc nghiệm, trả lời ngắn gọn và tự luận. Còn nhóm đối chứng lại chủ
yếu chọn hình thức trắc nghiệm cho bài kiểm tra và thi học kỳ. Đó cũng là một
kết quả dễ chấp nhận khi HS nhóm đối chứng chưa nhận thức đúng đắn về môn
học và vai trò của môn GDCD.
Như vậy, qua phân tích kết quả thống kê ý kiến của HS ở các lớp thực
nghiệm và đối chứng, có thể thấy rằng PPDH ở lớp thực nghiệm ưu việt hơn
PPDH ở lớp đối chứng, đã làm cho HS tích cực và yêu thích môn học.
-45-
KẾT LUẬN
Phương pháp thuyết trình là một trong những PPDH truyền thống được
sử dụng từ lâu ở các trường sư phạm. Đối với môn GDCD ở trường THPT,
PPTT giữ vai trò quan trọng. Trong tương lai, PPTT vẫn còn được sử dụng
như một PPDH không thể thiếu của môn GDCD. Bởi vì trong giảng dạy, GV
giúp HS lĩnh hội được những kiến thức cơ bản, hiện đại, thiết thực, trừu tượng
vào việc luận giải những tri thức trừu tượng, khái quát bằng những ngôn từ
trong sáng, tường minh đi vào lòng người. Khi thuyết giảng, GV đã góp phần
kích thích tư duy, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ và phát triển tư duy
cho HS. Nhưng thuyết trình truyền thống là PPDH mang đặc điểm thông báo –
tái hiện, GV chuẩn bị đầy đủ tri thức cần thiết của bài học, thông báo, thuyết
trình cho HS hiểu, ghi nhớ. Đây là dấu hiệu dạy học thụ động cần phải khắc
phục. Để dạy học đáp ứng được xu hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực,
chúng tôi đề xuất giải pháp để khắc phục là tích cực hóa PPTT bằng cách kết
hợp PPTT truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
môn GDCD. Việc kết hợp như vậy sẽ gạt bỏ những mặt hạn chế, kế thừa và
phát huy những yếu tố tích cực vốn có của PPTT. Giải pháp tích cực hóa
PPTT cho chúng ta các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực đó là thuyết
trình nêu vấn đề, thuyết trình thuật chuyện, thuyết trình mô tả phân tích, thuyết
trình nêu vấn đề có tính giả thuyết, thuyết trình so sánh tổng hợp.
Tính tích cực của các hình thức thuyết trình trên đây thể hiện ở chỗ:
Một là, kiểu thuyết trình giảng giải có tính chất thông báo một chiều
gần như đã loại bỏ. Thay thế vào đó là kiểu thuyết trình có tính chất giải quyết
vấn đề dưới các hình thức là trình bày nêu vấn đề, nêu vấn đề có tính giả
thuyết, so sánh tổng hợp. Với các hình thức thuyết trình này, GV đã đặt HS
trước những bài toán nhận thức. Bằng những câu hỏi, những yêu cầu, những
lời gợi ý, GV kích thích tâm lý cá nhân của HS, làm nảy sinh ở họ ham muốn
giải quyết vấn đề mà GV nêu ra. Và như vậy, tính tích cực ở cả hai khâu dạy
và học được hình thành và phát triển.
Hai là, trong quá trình thuyết trình, GV đã đưa vào bài giảng những sự
kiện kinh tế, chính trị - xã hội hay những câu chuyện, tác phẩm văn học, điện
ảnh... phản ánh các sự kiện kinh tế, chính trị - xã hội nổi bật hoặc GV có thể
sử dụng các sơ đồ, biểu mẫu, mô hình, số liệu thống kê nhằm rút ra tính quy
-46-
luật của các sự kiện, hiện tượng trong đời sống XH. GV vừa thực hành làm
mẫu, vừa hướng dẫn, rèn luyện cho HS từng bước nắm vững cách thức, kỹ
năng thực hiện việc liên hệ lý luận với thực tiễn, thực tiễn với lý luận. Dạy học
như vậy chắc chắn không thể cho là dạy học thụ động.
Qua thực nghiệm các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực trong
dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” đã cho
phép chúng tôi khẳng định đây là PPDH tích cực. Tính tích cực của PPTT đã
thể hiện rõ trong cả hoạt động dạy lẫn hoạt động học. Tuy nhiên khi vận dụng
phải tuân thủ các quy trình từ thiết kế các hình thức thuyết trình đến thiết kế
hoàn chỉnh bài giảng, thực hiện bài giảng trên lớp, cũng như quy trình kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của HS.
Tích cực hóa PPTT trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính
trị - xã hội” môn GDCD là đề tài có ý nghĩa thực tiễn và lý luận. Nó cho ta
hướng tiếp cận lý luận dạy học tích cực, cũng đồng thời giải quyết nhiệm vụ
đổi mới PPDH. Thực nghiệm sư phạm đã giúp chúng ta khẳng định giá trị tích
cực của các hình thức thuyết trình trong đề tài. Trong tương lai hướng nghiên
cứu này tiếp tục được hoàn thiện, PPTT theo hướng tích cực sẽ trở nên hợp lý
hơn và được sử dụng rộng rãi trong dạy học môn GDCD.
-47-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ
2005 -2010, An Giang, 3/2006.
2. Mai Văn Bính (chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình
sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục công dân, NXB Giáo dục, 2007.
3. Mai Văn Bính (chủ biên), Giáo dục công dân 11 sách GV, NXB Giáo dục, 2007.
4. Mai Văn Bính (chủ biên), Giáo dục công dân 11, NXB Giáo dục, 2007.
5. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), Lý luận giáo dục học Việt Nam, NXB Đại
học sư phạm, 2005.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị
Quốc gia, 2006.
7. Nguyễn Thị Cúc, Giáo dục học 2 (Lí luận dạy học – Lí luận giáo dục), An
Giang, 2005.
8. Nguyễn Trọng Di, Phương pháp giáo dục tích cực- Bàn về điểm xuất phát,
Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7/1996
9. Hồ Thanh Diện – Vũ Xuân Vinh, Bài tập tình huống Giáo dục công dân
11, NXB Đại học sư phạm, 2007.
10. Hồ Thanh Diện, Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB Hà Nội, 2007.
11.Lê Thanh Hùng, Tâm lý học đại cương , An Giang, 2002.
12.Nguyễn Kỳ, Phương pháp giáo dục tích cực, Tạp chí nghiên cứu giáo dục,
số 242/1993.
13.V.I.Lênin, Toàn tập, tập 23, NXB Tiến bộ, Hà Nội, 1980.
14.Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB
Đại học sư phạm Hà Nội, 2005.
15.Lê Đức Ngọc, Giáo dục đại học phương dạy và học, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
16.Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục, 1987.
-48-
17.Trần Đình Phụng, Phương pháp phát triển năng lực tư duy lý luận trong
dạy học triết học cho sinh viên trường Đại học An Giang, Luận văn thạc sĩ
khoa học, Hà Nội, 2007.
18. Đỗ Văn Thông, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, An Giang, 2005.
19.Đỗ Văn Thông, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Lưu hành nội
bộ), An Giang, 2004.
20.Phí Văn Thức, Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân ở trường THPT,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
21.Đỗ Công Tuất, Giáo dục học đại cương 1 (Tài liệu dùng cho sinh viên Đại
học sư phạm), An Giang, 2005.
22.Từ điển Triết học, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1975.
23.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006.
24.Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội, 2000.
25.Phạm Viết Vượng, Biến chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí
giáo dục, số 25/2002.
PHỤ LỤC
Phụ lục I: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH
Số phiếu:...............
Nhằm tìm hiểu một số biện pháp tích cực hóa phương pháp trong dạy
học và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân,
đề nghị các em vui lòng giúp đỡ chúng tôi bằng cách đánh dấu (x) vào ô bên
phải những câu trả lời phù hợp với mình.
Xin cảm ơn ý kiến đóng góp của các em!
Câu 1: Em nhận thức về môn GDCD như thế nào? (chỉ chọn một phương án)
- Là môn học thiết thực, cần thiết......................................................................
- Là môn học: học cũng được và không học cũng được....................................
- Là môn học không thiết thực, không cần thiết................................................
Câu 2: Trong quá trình học tập môn GDCD, thái độ học tập của em như thế
nào? (chỉ chọn một phương án)
- Rất hứng thú....................................................................................................
- Hứng thú..........................................................................................................
- Ít hứng thú.......................................................................................................
- Bình thường như các môn học khác................................................................
- Chán................................................................................................................
Câu 3: Cách học môn GDCD của em ở lớp như thế nào?
(chỉ chọn một phương án)
- Ghi chép theo thầy đọc....................................................................................
- Ghi chép theo thầy giảng.................................................................................
- Ghi chép theo bảng lớp...................................................................................
- Nghe giảng làm theo yêu cầu của GV.............................................................
- Đánh dấu sách giáo khoa.................................................................................
Câu 4: Cách học môn GDCD của em ở nhà như thế nào?
(chỉ chọn một phương án)
- Học thuộc lòng theo vỡ ghi.............................................................................
- Trả lời câu hỏi làm bài tập theo SGK..............................................................
- Đọc hiểu..........................................................................................................
- Đọc lướt...........................................................................................................
- Không đọc.......................................................................................................
Câu 5: Theo em hình thức thi, kiểm tra môn GDCD như thế nào là phù hợp
với phương pháp dạy hiện nay?
- Thi tự luận.......................................................................................................
- Thi vấn đáp......................................................................................................
- Thi viết trả lời ngắn gọn..................................................................................
- Thi trắc nghiệm...............................................................................................
- Kết hợp cả trắc nghiệm, trả lời ngắn gọn và tự luận.......................................
Câu 6: Những nguyên nhân sau, nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng
học tập môn GDCD, đề nghị đánh dấu (x) vào cột đồng ý hay không đồng ý và
xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết trong mỗi nhóm nguyên nhân theo mức độ
quan trọng giảm dần vào cột thứ tự quan trọng:
Nguyên nhân Đồng ý
Không
đồng ý
Thứ tự
quan
trọng
A. Nguyên nhân chủ quan
Chưa nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa môn GDCD.
Không hứng thú môn GDCD
Thiếu phương pháp học tập.
Do năng lực học tập còn hạn chế
Nội dung môn học khó, trừu tượng
Không sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
Nguyên nhân khác (nêu cụ thể):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..............................................................................................................
Phụ lục II: ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
Môn: Giáo dục công dân 11
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất (3 điểm)
Câu 1. Dân số Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
a. Trên 81 triệu người
b. Trên 82 triệu người
c. Trên 83 triệu người
d. Trên 84 triệu người
Câu 2. Dân số nước ta đứng thứ mấy ở Đông Nam Á và đứng thứ bao
nhiêu trên thế giới?
a. 2-13 b. 3-13 c. 2-12 d. 3-12
Câu 3. Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến dân số?
a. Kinh tế, xã hội b. Ý thức của người dân c. Dân trí
thấp
d. Phong tục tập quán e. Tất cả các phương án trên
II. TRẢ LỜI NGẮN GỌN (3điểm)
Câu 1. Hãy giải thích và nêu thái độ của mình đối với quan niệm “Trời sinh
voi sinh cỏ”.
Câu 2. Trình bày phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.
Câu 3. Nêu ba câu ca dao, tục ngữ có quan niệm lạc hậu về dân số.
III. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Nêu tình hình và mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta.
Em có suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân
số và giải quyết việc làm?
Phụ lục III. BẢNG THỐNG KÊ TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Bảng thống kê trưng cầu ý kiến học sinh về thực trạng dạy học môn Giáo
dục công dân theo phương pháp thuyết trình
Câu
hỏi
Nội dung câu hỏi Phương án lựa chọn Số ý
kiến
Tỷ
lệ %
Ghi
chú
01
Bạn nhận thức về
môn GDCD như
thế nào?
- Là môn học thiết thực, cần thiết. 9 6,7
- Là môn học: học cũng được và
không học cũng được.
95 70,9
- Là môn học không thiết thực,
không cần thiết
30 22,4
02
Trong quá trình
học tập môn
GDCD, thái độ
học tập của em
như thế nào?
- Rất hứng thú 12 8,9
- Hứng thú 32 23,8
- Ít hứng thú 45 33,5
- Bình thường như các môn học khác 30 22,3
- Chán 15 11,2
03
Cách học môn
GDCD của em ở
lớp như thế nào?
- Ghi chép theo thầy đọc 55 41
- Ghi chép theo thầy giảng 43 32
- Ghi chép theo bảng lớp 28 20,9
- Nghe giảng làm theo yêu cầu của
GV
3 2,23
- Đánh dấu sách giáo khoa 5 3,7
04
Cách học môn
GDCD của em ở
nhà như thế nào?
- Học thuộc lòng theo vở ghi 54 40,3
- Trả lời câu hỏi làm bài tập theo
SGK
15 11,1
- Đọc hiểu 35 26,1
- Đọc lướt 26 19,4
- Không đọc 4 2,9
05
Theo em hình
thức thi, kiểm tra
môn GDCD như
thế nào là phù hợp
với phương pháp
dạy hiện nay?
- Thi tự luận 90 67,1
- Thi vấn đáp 0 0
- Thi viết trả lời ngắn gọn 9 6,7
- Thi trắc nghiệm 35 26,1
- Kết hợp cả trắc nghiệm, trả lời ngắn
gọn và tự luận
0 0
06
Những nguyên
nhân sau, nguyên
nhân nào ảnh
hưởng đến chất
lượng học tập
môn GDCD?
- Chưa nhận thức đúng vai trò và ý
nghĩa của môn GDCD
67 50
- Không hứng thú học môn GDCD 50 37,3
- Thiếu phương pháp học tập 100 75
- Do năng lực học tập hạn chế 40 30
- Do nội dung môn học khó, trừu tượng 87 65
-1-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ
2005 -2010, An Giang, 3/2006.
2. Mai Văn Bính (chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình sách giáo khoa lớp 11 môn Giáo dục công dân, NXB Giáo dục, 2007.
3. Mai Văn Bính (chủ biên), Giáo dục công dân 11 sách giáo viên, NXB Giáo
dục, 2007.
4. Mai Văn Bính (chủ biên), Giáo dục công dân 11, NXB Giáo dục, 2007
5. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), Lý luận giáo dục học Việt Nam, NXB Đại
học sư phạm, 2005.
6. Bộ giáo dục và đào tạo – Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị
Quốc gia, 2006.
7. Nguyễn Thị Cúc, Giáo dục học 2 (Lí luận dạy học – Lí luận giáo dục), An
Giang, 2005.
8. Nguyễn Trọng Di, Phương pháp giáo dục tích cực- Bàn về điểm xuất phát,
Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7/1996
9. Hồ Thanh Diện – Vũ Xuân Vinh, Bài tập tình huống Giáo dục công dân 11,
NXB Đại học sư phạm, 2007.
10. Hồ Thanh Diện, Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB Hà Nội,
2007.
11. Lê Thanh Hùng, Tâm lý học đại cương , An Giang, 2002.
12. Nguyễn Kỳ, Phương pháp giáo dục tích cực, Tạp chí nghiên cứu giáo dục,
số 242/1993.
13. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 23, NXB Tiến bộ, Hà Nội, 1980.
15. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2005.
16. Lê Đức Ngọc, Giáo dục đại học phương dạy và học, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
-2-
17. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục, 1987.
18. Trần Đình Phụng, Giáo dục giá trị nhân văn cho học sinh THPT qua dạy
môn GDCD, Khóa luận tốt nghiệp, Huế, 2000.
19. Trần Đình Phụng, Phương pháp phát triển năng lực tư duy lý luận trong
dạy học triết học cho sinh viên trường Đại học An Giang, Luận văn thạc sĩ
khoa học, Hà Nội, 2007.
20. Đỗ Văn Thông, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, An Giang, 2005.
21. Đỗ Văn Thông, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Lưu hành nội
bộ), An Giang, 2004.
22. Phí Văn Thức, Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân ở trường THPT,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
23. Đỗ Công Tuất, Giáo dục học đại cương 1 (Tài liệu dùng cho sinh viên Đại
học sư phạm), An Giang, 2005.
24. Từ điển Triết học, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1975.
25. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006.
26. Phạm Viết Vượng, Biến chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí
giáo dục, số 25/2002.
27. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội, 2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khotailieu.com_SS219171.pdf