Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản
Ngoài những thay đổi tích cực trong cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm hướng
đến phát triển ngành hàng thủy sản nói chung và ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói
riêng, còn có những lợi thế như quy mô thị trường, hơn 150 thị trường lớn nhỏ với nhiều
mặt hàng thủy sản như nghêu, cá tra, mực; còn hơn 80 thị trường xuất khẩu tôm mà các
doanh nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Trà Vinh chưa khai thác; và lợi thế về thuế suất và
các lợi thế khác của hàng thủy sản xuất khẩu sang các nước trong khuôn khổ được quy
định tại các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định
Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Hiệp định CPTPP gồm có 11 nước thành
viên, có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 14/01/2019 sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất
khẩu mặt hàng thủy sản (đặc biệt tôm, bạch tuộc và cá ngừ) sang các thị trường lớn như
Nhật Bản, Canada, Mexico, New Zealand và Australia bởi theo cam kết CPTPP, thuế
nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản như tôm đông lạnh, tôm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh,
cá tra, cá ngừ đều giảm về 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Kế đến, Hiệp định
EVFTA đã được kí kết vào tháng 6/2019 và nếu theo lộ trình sẽ có hiệu lực vào quý 4
năm 2020. Theo thỏa thuận, đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được giảm hơn
70% thuế quan với thời gian để xóa thuế nhập khẩu còn lại là 7 năm. EU là thị trường
xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mĩ. Thị trường này luôn chiếm trên
15%-18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường. Hai
hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam được mở
rộng, tăng khả năng cạnh tranh bằng các mức thuế quan được cắt giảm so với các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp không phải là thành viên trong Hiệp định, tăng khả năng tiếp nhận
công nghệ và vốn từ các nước thành viên trong hiệp định để nâng cao giá trị gia tăng của
sản phẩm. Cuối cùng, với Hiệp định VJEPA, Nhật Bản đã hoàn thành lộ trình cắt giảm
thuế về 0% đối với hàng thủy sản của Việt Nam vào năm 2019. Đó là cơ hội để các doanh
nghiệp gia tăng sản lượng xuất khẩu thủy sản vào nước này. Nhìn chung, tiềm năng thị
trường xuất khẩu hàng thủy sản còn rất lớn, nhưng hàng thủy sản tỉnh Trà Vinh chưa
thâm nhập, vì thế các doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh cần chú trọng mở rộng thị trường xuất
khẩu mới, nhất là những thị trường trong EVFTA, CPTPP.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
94
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TỈNH TRÀ VINH
POTENTIAL FOR THE DEVELOPMENT OF SEAFOOD PROCESSING INDUSTRY
IN TRA VINH PROVINCE
ThS. Dương Thị Tuyết Anh1, TS. Ninh Thị Thu Thủy2
Tóm tắt: Bài viết mô tả thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản
của tỉnh Trà Vinh dựa trên các chỉ số về số lượng cơ sở sản xuất, giá trị sản xuất và thị
trường xuất khẩu. Đồng thời, các tiềm năng phát triển ngành cũng được khảo sát, phân tích
và đánh giá thông qua nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các cơ chế, chính
sách và thị trường xuất khẩu. Từ đó, những hạn chế của ngành chế biến thủy sản so với
tiềm năng phát triển hiện có của ngành tại địa phương cũng được phân tích và thảo luận.
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu có thể được sử dụng cho các đề án quy hoạch, phát
triển ngành công nghiệp thủy sản và các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan.
Từ khóa: chế biến thủy sản, phát triển công nghiệp, tiềm năng phát triển, tỉnh
Trà Vinh
Abstract: Based on indicators of the number of production establishments,
production value and the existing export markets, this paper aims to describe the
situation of the development of seafood processing industry in Tra Vinh Province. At the
same time, the potential of this industry development were also surveyed, analyzed and
evaluated through raw materials, infrastructure, human resources, policies and export
markets. Then, the limitations of seafood processing industry compared with the existing
development potential of this industry in the locality have been analyzed and discussed.
Results of the study could be used as a reference for planning development projects of the
seafood processing industry and related supporting industries.
Keywords: developed potential, industrial development, seafood processing, Tra
Vinh Province
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính phủ định hướng phát triển chế biến và thương mại thủy sản thông qua việc
tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu;
ưu tiên phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng; nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Đại học Đà Nẵng
DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.408
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
95
và bảo vệ môi trường [1]. Trước đó, chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam cũng đã
đề cập ưu tiên nâng cao tỉ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực [2].
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đã thể hiện quan điểm tập trung phát triển ngành
công nghiệp chế biến với nội dung phát triển ngành chế biến thủy sản theo hướng hiện
đại, tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao tỉ trọng cơ cấu ngành chế biến
trong cơ cấu ngành công nghiệp và gia tăng tỉ trọng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ngành thủy sản là một ngành công nghiệp của địa phương, đóng góp đáng kể cho
nền kinh tế quốc gia về sản lượng, việc làm và kim ngạch xuất khẩu [3]. Phát triển công
nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu sản xuất [4] góp phần thúc đẩy nuôi
trồng thủy sản phát triển [5]. Nó cũng sẽ thúc đẩy sâu sắc việc sử dụng hiệu quả các
nguồn tài nguyên toàn cầu thông qua thương mại quốc tế [6]. Giá trị dinh dưỡng và văn
hóa tiêu dùng về sản phẩm thủy sản, sự đa dạng về các sản phẩm từ việc chế biến, bảo
quản thủ công đến các quy trình công nghiệp cũng cho thấy ngành chế biến thủy sản đã
và đang không ngừng phát triển, cải tiến liên tục, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát
triển [7-9].
Ở tỉnh Trà Vinh, ngành thủy sản nói chung, ngành công nghiệp chế biến thủy sản
nói riêng cũng được xác định là ngành mũi nhọn, định hướng xây dựng thành ngành sản
xuất hàng hóa lớn, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế ở các địa phương. Trên
cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã đề ra những mục tiêu cụ thể phát triển ngành
tại Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 24/3/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, sự phát triển
của ngành trong thời gian qua chưa xứng với tiềm năng của địa phương.
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Tổng quan nghiên cứu
Amaya Vega et al. [3] đã nghiên cứu xem xét tiềm năng kinh tế tác động đến chiến
lược phát triển của ngành thủy sản ở Ireland. Đánh giá này không những bao gồm hiệu
quả trực tiếp tiềm năng mà còn cả hiệu quả ước tính sự gia tăng hoạt động kinh tế trong
ngành thủy sản. Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản
78% có thể tạo ra tới 828 việc làm. Tương tự, sự gia tăng trong sản xuất, chế biến thủy
sản và hải sản có thể tạo ra tới 1.097 việc làm trong nền kinh tế và 874 việc làm tương
ứng. Zhengyong Yang et al. [6] cho rằng yếu tố góp phần chính vào việc nâng cao năng
lực chế biến thủy sản là số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng; các chính sách thuận lợi
từ cấp quốc gia, chính quyền địa phương, và lãi suất cho vay thấp hơn đối với ngành sẽ
khuyến khích đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất. Thêm vào đó, tổng sản lượng chế
biến, số lượng sản phẩm và năng lực của các doanh nghiệp tăng cũng góp phần phát triển
công nghiệp chế biến thủy sản. Phát triển ngành này dựa trên nguyên liệu, tiêu chuẩn hóa
hệ thống quản lí chất lượng về sản xuất, ứng dụng công nghệ chế biến để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng [10],... Bên cạnh đó, gia tăng sản lượng sản xuất, thị phần, nguồn
nguyên vật liệu góp phần mở rộng ngành chế biến thủy sản [11].
Các chuyên gia là đại diện các cơ quan, ngành Trung ương và địa phương cho rằng
kiểm soát tốt giá chi phí vật tư để không làm tăng chi phí đầu vào và giảm sức cạnh tranh,
ứng dụng hiệu quả công nghệ vào tái cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam ở tất cả các mặt
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
96
bao gồm chế biến thủy sản. Nâng cao giá trị gia tăng hàng thủy sản trên cơ sở phát triển
phải gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; điều chỉnh cơ cấu sản xuất chế
biến thông qua chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản; áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế; liên kết chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản
[1], [12] - [13]. Tổ chức lại sản xuất thủy sản trong nuôi trồng và khai thác thủy sản thông
qua phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ nuôi trồng hoặc khai thác, chế biến,
phân phối; ưu tiên triển khai mô hình liên kết chuỗi đối với tôm nuôi trồng và cá ngừ khai
thác [14].
Lâm Văn Mẫn [15] đi sâu và làm rõ những mâu thuẫn cụ thể giữa phát triển kinh tế
thủy sản với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái; nhận diện những vấn đề xã hội
nảy sinh trong quá trình phát triển nghề cá ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể là nghiên
cứu tiềm năng, nguồn lợi, sản lượng thủy sản, thực trạng của các tàu đánh cá, các hợp tác
xã nghề cá, các hộ nuôi trồng, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra,
tác giả còn xem xét các yếu tố liên quan đến phát triển như nguồn lực lao động, vốn, khoa
học – công nghệ, tài nguyên môi trường, cơ chế chính sách và tổ chức quản lí. Về tình
hình chế biến thủy sản, tác giả đã nghiên cứu thực trạng về nguồn nguyên liệu, hệ thống
các cơ sở chế biến thủy sản, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, lao động thực trạng
chế biến và tình hình tiêu thụ thủy sản (kim ngạch xuất khẩu).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương [16] đã xác định năm nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu gồm thị trường xuất khẩu thủy
sản; điều kiện về các yếu tố sản xuất (nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, nguồn vốn
đầu tư, lao động trong chế biến thủy sản); bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu của
doanh nghiệp (đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thủy sản; chế biến thủy sản
xuất khẩu có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, số lượng và quy mô chế biến của
các doanh nghiệp trong ngành, khả năng, mô hình và phân cấp quản lí doanh nghiệp); các
ngành hỗ trợ và liên quan như khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở dịch vụ
phục vụ cho ngành thủy sản; hệ thống cơ chế chính sách trong phát triển kinh tế thủy sản.
2.2. Khái niệm
Phát triển công nghiệp được hiểu là mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế qua
tăng trưởng đa dạng sản xuất hàng hóa như là một phần tổng thể phát triển kinh tế xã hội
[17]; là cơ sở quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng đầu ra liên quan đến xúc tiến
xuất khẩu, mở cửa thương mại, tự do hoá kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh [18].
Sự phát triển của ngành công nghiệp chủ yếu là do việc mở rộng quy mô doanh nghiệp
[6]. Sự gia tăng sản lượng sản xuất, thị phần, nguồn nguyên vật liệu góp phần phát triển
ngành chế biến thủy sản [11]; tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp [19] - [20], [16], [6];
giá trị sản xuất của ngành công nghiệp [19] hay tăng trưởng về giá trị thủy sản xuất khẩu
[16], [21]. Bên cạnh đó, các chính sách khá thuận lợi từ cấp quốc gia đến chính quyền địa
phương.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
97
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng về số lượng cơ sở chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh
Cơ sở chế biến thủy sản gồm có doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
(hay còn gọi là cơ sở kinh tế cá thể) tham gia hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản
từ sơ chế đến chế biến xuất khẩu. Số lượng cơ sở chế biến có sự biến động qua các năm
từ 2013 đến 2018. Tăng trưởng dương vào năm 2013 (1,6%) và tiếp tục tăng thêm 4,8%
vào năm 2014. Tuy nhiên, tăng trưởng âm xuất hiện trong những năm 2015 (15,2%),
2016 (7,1%). Năm 2017, mức tăng trưởng bằng không, tức là tổng số lượng cơ sở không
đổi so với năm liền trước, mặc dù thực tế số doanh nghiệp giảm và số cơ sở kinh tế cá thể
tăng lên. Năm 2018 tăng 32,7% so với năm 2017. Sự gia tăng này xuất phát từ gia tăng
của cơ sở kinh tế cá thể)
Hình 1).
Hình 1. Tốc độ gia tăng số lượng cơ sở chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê Trà Vinh)
Số lượng doanh nghiệp qua các năm không có sự gia tăng đột phá. Cụ thể, số
lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2012 – 2016 trung bình là 07 doanh nghiệp nhưng đến giai đoạn 2017 – 2018
giảm xuống còn 05 doanh nghiệp với tốc độ tăng 14,29% vào năm 2013 so với năm 2012;
năm 2014 giảm 12,5% so với năm trước đó liền kề, tốc độ không tăng không giảm ở các
năm 2015, 2016 và rồi giảm mạnh vào năm 2017 (28,57%) bằng với tốc độ giảm so với
năm gốc (2012) (Hình 2). Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực chế biến thủy sản cả nước từ năm 2013 đến năm 2017 lần lượt là 5,7%, 2,0%, 1,6%,
1,0% và 11,5%. Tốc độ này cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013 – 2018
của cả nước (0,49% ). Tuy nhiên, năm 2018, số lượng doanh nghiệp chế biến thủy sản lại
tăng trưởng âm (12,1)%, trong khi số doanh nghiệp đang hoạt động trong nhóm công
nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,0%.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
98
Hình 2. Số lượng doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Trà Vinh và tốc độ gia tăng
(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê Trà Vinh, Cục Chế biến và Phát triển thị
trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Ngoài doanh nghiệp, cơ sở kinh tế cá thể cũng đóng vai trò quan trọng trong phát
triển công nghiệp chế biến thủy sản. Năm 2016, toàn tỉnh có 66.822 cơ sở kinh tế cá thể,
trong đó, 45 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Các cơ sở này đặt tập trung
trên địa bàn ba huyện, thị gồm huyện Cầu Ngang, thị xã Duyên Hải và huyện Trà Cú. Tốc
độ tăng trưởng về mặt số lượng được thể hiện qua Hình 3, năm 2013 không tăng so với
năm 2012, năm 2014 tăng 7,27% so với năm 2013, năm 2015 số lượng cơ sở hoạt động
giảm mạnh với tốc độ giảm 16,95% so với năm 2014 và 18,18% so với năm gốc (2012),
so với năm 2015, năm 2016 giảm 8,16% và giảm 7,27% so với 2012. Đến năm 2017, đạt
mức tăng 4,44% so với năm 2016. Số lượng cơ sở tiếp tục tăng vào năm 2018 từ 47 cơ sở
lên 64 cơ sở, tăng 36,2% so với năm trước liền kề, cao gấp hơn 02 lần so với tốc độ gia
tăng định gốc trong cùng kì (16,04%) và cao hơn tốc độ bình quân giai đoạn 2013 – 2018
(3,08%) rất nhiều lần.
Hình 3. Số cơ sở kinh tế cá thể hoạt động chế biến thủy sản tại Trà Vinh
và tốc độ gia tăng
(Nguồn: Cục Thống kê Trà Vinh và tính toán của nhóm tác giả)
Số lượng cơ sở kinh tế cá thể tham gia hoạt động chế biến chủ yếu ở các công
đoạn sơ chế, phân loại. Sản phẩm của các cơ sở cung ứng trên thị trường trong nước.
3.2. Kết quả nghiên cứu
Giá trị sản xuất của ngành chế biến thủy sản có xu hướng giảm liên tục từ 1.934 tỉ
đồng (năm 2013) xuống còn 1.071,1 tỉ đồng (năm 2016), năm 2017 khởi sắc trở lại nhờ
vào sự thúc đẩy trong xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, đặc biệt là tôm xuất khẩu vào thị
trường EU. Với thị trường này, tôm Việt Nam có lợi thế được hưởng GSP (dưới hình
thức giảm thuế cho hàng hóa) từ EU mà Thái Lan và Trung Quốc không có. Bên cạnh đó,
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
99
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng ban hành văn bản sửa đổi theo hướng tích
cực liên quan đến quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất
khẩu nhằm tháo bớt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như giảm bớt một
chỉ tiêu kiểm tra đối với mẫu vệ sinh công nghiệp, giảm tỉ lệ lấy mẫu đối với chỉ tiêu vi
sinh khi xét duyệt cơ sở vào danh sách ưu tiên, giảm thời gian nhận hồ sơ và thông báo
thẩm định tại cơ sở; giảm chỉ tiêu kiểm kháng sinh từ 25% xuống 20% của sản phẩm rủi
ro. Đến năm 2018, giá trị sản xuất của ngành đạt 1.359,6 tỉ đồng, với tốc độ tăng trưởng
25,1% so với năm liền trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp
trong cùng kì (12,1%) và cao hơn tốc độ gia tăng giá trị sản xuất của ngành trong phạm vi
cả nước (6,6%). Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp toàn tỉnh năm sau luôn cao hơn
năm trước theo giá so sánh năm 2010. Tuy nhiên, xét về chỉ số phát triển, năm sau phát
triển ít hơn năm trước (xem Bảng 1 và Hình 4).
Bảng 1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thủy sản
ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Giá trị sản
xuất công
nghiệp tỉnh
Trà Vinh
Tỉ
đồng
12.238,3 13.192,1 15.350,4 21.353,4 26.349,2 29.539,1
Giá trị sản
xuất ngành
chế biến
thủy sản
tỉnh Trà
Vinh
1.937,4 1.407,7 1.305,3 1.071,1 1.086,9 1.359,6
Tốc độ gia
tăng giá trị
sản xuất
ngành công
nghiệp tỉnh
Trà Vinh
% 7,3 7,8 16,4 39,1 23,4 12,1
Tốc độ gia
tăng giá trị
sản xuất
ngành chế
biến thủy
sản tỉnh Trà
Vinh
% (19,5) -27,3 -7,3 -17,9 1,5 25,1
Tốc độ gia
tăng giá trị
sản xuất
ngành chế
biến thủy
sản cả nước
% 16,2 (13,6) 7,3 16,5 6,6
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
100
Hình 4. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành chế biến thủy sản
(Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục Thống kê Trà Vinh, Cục Chế biến và Phát triển thị
trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
3.3. Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản
Thủy sản tỉnh Trà Vinh chủ yếu xuất khẩu vào ba thị trường chính gồm EU, Nhật
Bản và Bắc Mĩ. Tôm là mặt hàng xuất khẩu ít biến động về sản lượng và có xu hướng
tăng trong cơ cấu sản phẩm, đứng vị trí thứ nhất trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất
khẩu của tỉnh, chiếm hơn 50% về lượng, kế đến là cá và thủy sản đông lạnh khác. Giá trị
xuất khẩu thủy sản tăng từ 47,5 triệu USD năm 2016 lên đạt 60,71 triệu USD năm 2018,
đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lần lượt từ 11% đến 16,6%. Trong khi đó,
xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2018 đạt 8,8 tỉ USD, tăng 5,8% so với năm 2017 với
160 thị trường xuất khẩu. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu gồm: cá tra, tôm, cá ngừ, mực
và bạch tuộc, cua ghẹ và giáp xác. Tôm chiếm 18,63% lượng thủy sản xuất khẩu, đứng vị
trí thứ hai sau cá tra nhưng đem lại giá trị xuất khẩu lớn nhất, chiếm 41,1% tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tôm được xuất sang 89 thị trường, trong đó
10 thị trường lớn gồm Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia,
ASEAN, Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Sĩ với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 95,9%
tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. Hình 5 biểu diễn cơ cấu kim ngạch xuất khẩu
hàng thủy sản Việt Nam trên một số thị trường nổi bật vào những năm 2017, 2018.
Hình 5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam (giá trị)
(Nguồn: Bộ Công Thương, 2018)
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
101
4. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN CỦA
TỈNH TRÀ VINH
4.1. Tài nguyên
Tỉnh Trà Vinh có 7.918,7 ha diện tích đất mặt nước ven biển có khả năng khai thác,
nuôi trồng thủy sản (chỉ tiêu quan sát) tại các xã thuộc huyện Duyên Hải [22]. Trong tổng
diện tích đất của tỉnh, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 32.533 ha (diện tích nuôi tôm
26.035 ha, cá 4.507 ha và còn lại là nuôi thủy sản khác) [23]. Thềm lục địa từ cửa Cung
Hầu đến cửa Định An hiện có 661 loài thủy sản sinh sống, đa phần đều có giá trị kinh tế.
Ngoài khơi xa có nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá
chim, cá thu... với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 400 – 600
nghìn tấn/năm [22]. Tỉnh Trà Vinh có bãi tôm cửa Định An (huyện Trà Cú), diện tích
khoảng 20.000 ha. Đây là bãi tôm lớn nhất trong 05 bãi tôm ở dãy ven biển Đồng bằng
sông Cửu Long. Trữ lượng tôm biển ước tính tại hai bãi tôm chính (Cung Cầu và Định An)
từ 161 đến 416 kg/ha. Tôm càng đứng sau tôm biển về giá trị kinh tế, thủy vực tỉnh Trà
Vinh có 11 loài, trong đó có tôm càng xanh, tôm trứng, tép bò, tôm sông Ấn [24].
Nguồn nguyên liệu thủy sản rất lớn với tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi
trồng hằng năm trong giai đoạn 2016 – 2018 từ 172.237 tấn (năm 2016) và tăng lên mức
200.613 tấn vào năm 2018. Trong khi đó, tỉ trọng tổng sản phẩm chế biến trên tổng sản
lượng năm 2016 chiếm 5,45% và có xu hướng tăng lên năm 2018, chiếm 6,3% (xem
Bảng 2). Từ đó cho thấy, nguồn nguyên liệu thủy sản còn rất lớn, chiếm hơn 90%.
Bảng 2. Tổng sản lượng thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 – 2018
Các chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Khai thác (tấn) 80.004 75.444 68.838 73.773 78.227
Nuôi trồng (tấn) 97.272 91.899 103.399 116.687 122.386
Tổng sản lượng thủy sản (tấn) 177.276 167.343 172.237 190.460 200.613
Tổng sản phẩm chế biến (tấn) 25.520 17.668 9.384 8.167 12.684
Tỉ trọng (%) 14,40 10,56 5,45 4,29 6,32
(Nguồn: Cục Thống kê Trà Vinh và tính toán của nhóm tác giả)
4.2. Cơ sở hạ tầng
Tỉnh Trà Vinh có hạ tầng giao thông gồm có đường bộ và đường thủy. Đường bộ
có ba tuyến quốc lộ (53, 54, và 60) nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận.
Tuyến giao thông trên sông Cổ Chiên và sông Hậu là tuyến giao thông đường thủy quan
trọng của quốc gia, không hạn chế những phương tiện vận tải có trọng tải lớn hoạt động.
Dự án “Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu” có khả năng tiếp nhận tàu có
trọng tải đến 20.000 tấn, giao lưu đến cảng Cái Cui (thành phố Cần Thơ). Dự án này đã
hình thành nhiều tuyến hàng hải trực tiếp từ các cảng thượng nguồn sông Hậu, vận tải
hàng hóa đi và đến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển đời
sống kinh tế, xã hội của khu vực, mở ra triển vọng mới cho tỉnh Trà Vinh và các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây đang hướng tới là cửa ngõ chính của vùng để thông
thương với quốc tế, không phải qua các cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài cảng
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
102
sông ở Long Đức, cảng biển ở Duyên Hải, còn có khu bến cảng Định An sẽ được phát
triển từ bến Cá – nơi có khả năng neo đậu 1.000 tàu thuyền đánh cá, hằng năm tiếp nhận
hơn 25.000 tấn hải sản và 50.000 tấn hàng hóa khác.
Bên cạnh đó, với định hướng phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế
biến lương thực – thực phẩm, chế biến thủy – hải sản, các khu công nghiệp được quy
hoạch [22] như Khu kinh tế Định An với tổng diện tích 39.020 ha, Khu công nghiệp Cầu
Quan 130,33 ha (giai đoạn 1), Khu công nghiệp Cổ Chiên 200 ha, Khu công nghiệp Long
Đức 120,6 ha và quy hoạch các khu công nghiệp và kho tàng với diện tích 3.156,3 ha
gồm 03 khu công nghiệp: Định An 591 ha, Đôn Xuân – Đôn Châu 934 ha, Ngũ Lạc 396
ha và 02 khu dịch vụ, phụ trợ: khu dịch vụ công nghiệp 305 ha, khu kho ngoại quan
(logistics) 101 ha.
4.3. Nguồn nhân lực
Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Trà Vinh là 1.049.809 người, trong đó lực
lượng lao động ước tính khoảng 619.341 người, luôn có xu hướng tăng lên hằng năm và
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động đang làm việc; tỉ lệ thất nghiệp 3%, tỉ lệ
thiếu việc làm 1,3% [25]. Thêm vào đó, tỉnh Trà Vinh có một trường đại học và một trường
cao đẳng nghề cung ứng nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề góp phần cho sự phát triển
của ngành nói riêng và của tỉnh nói chung.
4.4. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ sự phát triển của ngành
Các chính sách về phát triển doanh nghiệp đã được Nhà nước ban hành đồng bộ từ
Trung ương đến địa phương. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 đã đưa ra những
nhóm giải pháp rất cụ thể về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp đổi mới, sáng tạo. Tiếp đó, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ
năm 2018 đã chính thức tạo hành lang pháp lí cho hệ thống pháp luật về hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp. Cùng với Trung ương, tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà
Vinh đã ban hành đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2017 – 2020, kế hoạch
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 – 2020. Nhằm
kiểm tra, chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan trong tỉnh, ngày 13/4/2018, Ủy ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Công văn số 1252/ UBND-KT về việc chuyển đổi hộ
kinh doanh lên doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năm 2018, các bộ ngành liên quan và Hiệp
hội ngành hàng thủy sản trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách
cũng như các văn bản khác liên quan để quản lí khai thác, nuôi trồng và phát triển bền
vững ngành thủy sản xuất khẩu. Cụ thể gồm: Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16/01/2018
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn
chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo
quy định đến năm 2025; Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm
2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày
04/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các
lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về; Thông tư số 06/2018/TT-
BNNPTNT ngày 21/6/2018 sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9
năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về chứng nhận sản
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
103
phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp
giai đoạn 2017 – 2020 (theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017), theo đó,
nuôi trồng thủy sản có chứng nhận với các sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, nhuyễn thể...),
phát triển một số sản phẩm nuôi có tiềm năng (cá quả, rô phi, thác lác...), phát triển nuôi
biển (tôm hùm, cá biển, rong biển...). Ngoài ra, các bộ, ngành cũng đã ban hành một số
chính sách nhằm hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu thủy sản gồm: (i) Quyết định số
2600/QĐ-BCT ngày 23/7/2018 của Bộ Công Thương phê duyệt Đề án chuyên đề “Hỗ trợ
doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu sản phẩm tôm
Việt Nam”; (ii) Quyết định số 4430/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/11/2018 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành
động quốc gia phát triển ngành tôm đến năm 2025.
4.5. Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản
Ngoài những thay đổi tích cực trong cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm hướng
đến phát triển ngành hàng thủy sản nói chung và ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói
riêng, còn có những lợi thế như quy mô thị trường, hơn 150 thị trường lớn nhỏ với nhiều
mặt hàng thủy sản như nghêu, cá tra, mực; còn hơn 80 thị trường xuất khẩu tôm mà các
doanh nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Trà Vinh chưa khai thác; và lợi thế về thuế suất và
các lợi thế khác của hàng thủy sản xuất khẩu sang các nước trong khuôn khổ được quy
định tại các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định
Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Hiệp định CPTPP gồm có 11 nước thành
viên, có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 14/01/2019 sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất
khẩu mặt hàng thủy sản (đặc biệt tôm, bạch tuộc và cá ngừ) sang các thị trường lớn như
Nhật Bản, Canada, Mexico, New Zealand và Australia bởi theo cam kết CPTPP, thuế
nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản như tôm đông lạnh, tôm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh,
cá tra, cá ngừ đều giảm về 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Kế đến, Hiệp định
EVFTA đã được kí kết vào tháng 6/2019 và nếu theo lộ trình sẽ có hiệu lực vào quý 4
năm 2020. Theo thỏa thuận, đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được giảm hơn
70% thuế quan với thời gian để xóa thuế nhập khẩu còn lại là 7 năm. EU là thị trường
xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mĩ. Thị trường này luôn chiếm trên
15%-18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường. Hai
hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam được mở
rộng, tăng khả năng cạnh tranh bằng các mức thuế quan được cắt giảm so với các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp không phải là thành viên trong Hiệp định, tăng khả năng tiếp nhận
công nghệ và vốn từ các nước thành viên trong hiệp định để nâng cao giá trị gia tăng của
sản phẩm. Cuối cùng, với Hiệp định VJEPA, Nhật Bản đã hoàn thành lộ trình cắt giảm
thuế về 0% đối với hàng thủy sản của Việt Nam vào năm 2019. Đó là cơ hội để các doanh
nghiệp gia tăng sản lượng xuất khẩu thủy sản vào nước này. Nhìn chung, tiềm năng thị
trường xuất khẩu hàng thủy sản còn rất lớn, nhưng hàng thủy sản tỉnh Trà Vinh chưa
thâm nhập, vì thế các doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh cần chú trọng mở rộng thị trường xuất
khẩu mới, nhất là những thị trường trong EVFTA, CPTPP.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
104
5. KẾT LUẬN
Bài viết đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2013 – 2018. Từ các số liệu thống kê cho thấy số lượng cơ sở chế biến có tăng
nhưng chủ yếu là cơ sở kinh tế cá thể hoạt động với quy mô chế biến nhỏ, phương thức
chế biến thủ công. Mặc dù vậy, sản lượng được tạo ra của ngành đã có sự chuyển biến
tích cực vào năm 2018, tăng 55,3% so với năm 2017. Điều này kéo theo giá trị sản xuất
công nghiệp của ngành năm 2018 tăng 25,1%. Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản của
tỉnh được duy trì ở các thị trường cũ, chủ yếu là thị trường EU, Mĩ và Nhật Bản. Ngành
này đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương từ 11% đến 16,6%. Tuy nhiên,
kết quả chế biến thủy sản tỉnh Trà Vinh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng về tài
nguyên, cơ sở hạ tầng cùng với những cơ chế, chính sách và tiềm năng thị trường xuất
khẩu thủy sản hiện có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thủ tướng Chính phủ. Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; 2013.
[2] Thủ tướng Chính phủ. Phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; 2014.
[3] Amaya Vega, Ana Corina Millerb, and Cathal O’Donoghued. Economic impacts of
seafood production growth targets in Ireland. Marine Policy; 2014. 47: p. 39-45.
[4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quyết định số 2310/QĐ-BNN-CB ngày
04/10/2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến
năm 2020, 2011.
[5] Ronald D. Zweig, et al. Việt Nam: Nghiên cứu ngành Thủy sản; 2005.
[6] Zhengyong Yang, et al. China's aquatic product processing industry: Policy
evolution and economic performance. Trends in Food Science & Technology; 2016.
58: p. 149-154.
[7] Taboada Gómez, M.C., et al. Towards sustainable systems configurations:
application to an existing fish and seafood canning industry. Journal of Cleaner
Production; 2016. 129: p. 374-383.
[8] Vilavert, L., et al. Health risk/benefit information for consumers of fish and
shellfish: FishChoice, a new online tool. Food and Chemical Toxicology; 2017; 104:
p. 79-84.
[9] Thapa, N.. Ethnic fermented and preserved fish products of India and Nepal. Journal
of Ethnic Foods; 2016. 3(1): p. 69-77.
[10] Xichang Wang, Jingjing Zhang, and and Jiechun Deng. Progress on Processing and
Utilization of Aquatic Products in China. Fisheries for Global Welfare and
Environment, 5th World Fisheries Congress 2008; 2008. p. 289–295.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
105
[11] Trond Bjørndal, et al. Fish processing in Portugal: An industry in expansion. Marine
Policy; 2016. 72: p. 94-106.
[12] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quyết định phê duyệt Đề án nâng cao
GTGT hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch; 2014.
[13] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quyết định ban hành kế hoạch hành động
thực hiện đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và
giảm tổn thất sau thu hoạch; 2014.
[14] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quyết định ban hành Chương trình hành
động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững”; 2014.
[15] Lâm Văn Mẫn. Phát triển bền vững ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long
[Luận án Tiến sĩ]. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; 2015.
[16] Nguyễn Thị Thu Hương. Phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản theo định
hướng xuất khẩu tại Đà Nẵng [Luận án Tiến sĩ]. Đại học Đà Nẵng; 2008.
[17] United Nations. Industrial Development for the 21st Century. New York; 2007.
[18] M Kniivilä. Industrial Development for the 21st Century: Sustainable Development
Perspectives, ed. U. NATIONS; 2007.
[19] Nguyễn Thanh Trúc. Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk [Luận án Tiến sĩ]. Đại học Đà Nẵng; 2015.
[20] Trần Văn Hùng. Phát triển ngành công nghiệp gỗ vùng Đông Nam Bộ [Luận án Tiến
sĩ]. Trường Đại học Kinh tế- Luật; 2016.
[21] Nguyễn Thị Kim Anh. Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp
chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa [Luận án Tiến sĩ]. Trường Đại học
Kinh tế Quốc Dân; 2002.
[22] Thủ tướng chính phủ. Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020; 2011.
[23] Cục Thống kê Trà Vinh. Niên giám thống kê Trà Vinh năm 2018. Nhà Xuất bản
Thanh niên; 2018.
[24] Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều kiện tự nhiên tỉnh Trà Vinh.
Truy cập từ: https://goo.gl/w9Yutz [Ngày truy cập: 20/3/2018].
[25] Cục Thống kê Trà Vinh. Báo cáo tình tình kinh tế, xã hội năm 2017; 2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiem_nang_phat_trien_cong_nghiep_che_bien_thuy_san_tinh_tra.pdf