- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN. Điều này sẽ trực tiếp tạo động lực cho các hộ sản xuất kinh doanh, đưa nghề truyền thống trở thành nguồn thu nhập quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân chứ không phải là “nghề phụ” chỉ để “kiếm thêm”. Muốn vậy cần phải tổ chức lại sản xuất, hình thành các mô hình liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, điểm tham quan du lịch, xuất khẩu,. Việc tổ chức sản xuất theo các mô hình hợp tác sẽ khắc phục tình trạng thiếu liên kết theo kiểu “đèn ai nấy rạng”, manh mún, tiêu thụ khó khăn, nguyên liệu tự lo,.
- Hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả hơn. Nếu không có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật thì các sản phẩm LN khó mà đứng vững trên thị trường. Trong đó, các nhà khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu, thử nghiệm những tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện địa phương và chuyển giao cho người dân.
- Kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia phát triển LN, nhất là với các dự án phát triển du lịch, xuất khẩu sản phẩm LN. Quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường ở các LN. Mỗi hộ sản xuất - kinh doanh, mỗi LN cần có phương án bảo vệ môi trường cho cơ sở của mình và cho cả làng. Song song đó, cần tuyên truyền du khách du lịch có trách nhiệm, giữ gìn điểm đến sạch đẹp.
1. Kết luận
Du lịch LN có vai trò quan trọng, không chỉ đối với kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao hình ảnh và niềm tự hào của nhân dân Đồng Tháp. Những LN trong tỉnh mang nét độc đáo riêng, là nơi lưu giữ, bảo tồn tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện tài năng của các nghệ nhân, mang bản sắc và tâm hồn của dân tộc. Chính vì vậy, cần trân trọng kế thừa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa LN. Phát triển du lịch LN là hướng đi mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch LN đã được khẳng định nhưng hoạt động khai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn đó. Việc nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng và đưa ra những giải pháp, phương hướng khai thác hợp lý sẽ giúp du lịch LN tỉnh Đồng Tháp có được vị trí nổi bật hơn. Nếu có sự hợp tác của cơ quan chức năng, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và bà con LN, trong tương lai không xa, du lịch LN sẽ sớm trở thành loại hình du lịch chủ đạo trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỀM NẲNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH LÀNG NGHỀ TỈNH ĐỒNG THÁP
Nguyễn Minh Triết Thạc sĩ - Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
, Trần Thị Huỳnh Nga Cử nhân - Cục Thuế TP cần Thơ
, Mai Võ Ngọc Thanh*” Thạc sĩ - Vìetraveỉ Chi nhánh cần Thơ
TÓM TẮT
Tỉnh Đồng Tháp có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với nhiều di tích lịch sử, vẫn hỏa, khu du lịch sinh thải,... Bên cạnh đó, nhiều làng nghề được xếp hạng là di sản văn hóa phỉ vật thể cấp quốc gia. Các sản phẩm làng nghề đa dạng, độc đảo, có sức hấp dẫn lớn với du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, phát triển du lịch làng nghề sẽ là thể mạnh nổi trội để tỉnh Đồng Tháp đa dạng các sản phẩm du lịch, thu hút thêm nhiều du khách. Tuy nhiên, thể mạnh này vẫn chưa được khai thác đúng mức. Bài viết phân tích tiềm năng và gợi ỷ giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch làng nghề.
Từ khóa: di sản văn hóa phi vật thể, du lịch làng nghề, phát triển du lịch.
ABSTRACT
Dong Thap province has rich tourism resources with a variety of historical and cultural relics, ecological tourist areas, etc. Moreover, many craft villages are ranked as the national intangible cultural heritage. The products in these villages have its own diversity and uniqueness, attract many domestic and international tourists. Therefore, developing craft village tourism is significantly advantageous for Dong Thap to diversify tourism products, attracting more visitors. However, the advantage of craft village tourism has yet to be properly exploited. This article examines the potentials and proposes solutions to sustainably develop craft village tourism.
Keywords: intangible cultural heritage, craft village tourism, tourism development.
Đặt vấn đề
Tỉnh Đồng Tháp là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hóa, du lịch về nguồn,... Tuy nhiên, các loại hình du lịch này thường trùng lắp với các địa phương khác trong vùng nên chưa tạo được sức hấp dẫn lớn với du khách. Thực tế đó đòi hỏi phải tìm hướng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để làm nổi bật hơn bức tranh du lịch của tỉnh. Theo đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh sẽ định hình cơ bản mô hình phát triển du lịch với các nét văn hóa truyền thống, lợi thế đặc trưng tại các tuyến điểm du lịch trọng điểm với từng định vị rõ ràng. Qua đó, tạo nên một bức tranh du lịch hoàn thiện với những nét riêng, không trùng lắp với các địa phương khác. Đến năm 2020, du lịch Đồng Tháp tổ chức đưa, đón và phục vụ 3,5 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt 900 - 1.000 tỷ đồng, vươn lên tốp đầu và là điểm đến hấp dẫn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ưu tiên lựa chọn của du khách trong và ngoài nước (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp, 2015).
Bên cạnh tài nguyên du lịch sinh thái, lễ hội thì du lịch làng nghề (LN) được xem là nguồn “tài nguyên” đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp. Mỗi LN đều có nét đặc sắc, truyền thống riêng mà không phải địa phương nào trong vùng cũng có được. Do đó, phát triển du lịch LN sẽ là hướng đi mới mang lại lợi ích lâu dài, tạo điểm nhấn không trùng lắp và phù hợp với đề án phát triển du lịch của tỉnh, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá địa phương. Bài viết này tập trung nghiên cứu tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển các LN, làng nghề truyền thống (LNTT) phục vụ du lịch ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển bền vững loại hình du lịch độc đáo này trong thời gian tới.
Một số khái niệm
Theo quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, LN, LNTT hên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ban hành kèm theo Quyết định số 60/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp thì LN là một hoặc nhiều cụm dân cư của khóm, ấp hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. LNTT là LN có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. LN được công nhận phải đạt 04 tiêu chí gồm: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động các ngành nghề nông thôn; (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà Nước; và (4) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường. LNTT phải đạt các tiêu chí LN và có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định. Đối với những LN chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí công nhận LN nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng được công nhận là LNTT.
Các LN, LNTT là nơi tôn vinh những sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Việc công nhận các LN, LNTT góp phần khuyến khích, động viên nhân dân địa phương tích cực tham gia sản xuất, nâng cao ý thức, trách nhiệm xây dựng, phát triển LN, LNTT; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho lao động nông thôn; động viên thợ thủ công có trình độ cao về tay nghề và kinh nghiệm trong sản xuất không ngừng nghiên cứu, sáng tác, phục hồi, phục chế các sản phẩm và du nhập nghề mới, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2016). Ngoài ra, các LN, LNTT được công nhận còn là địa chỉ thu hút du khách bởi những giá trị và tinh hoa văn hóa của nó.
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch LN tỉnh Đồng Tháp
Năm 2016, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp đón và phục vụ hơn 2,6 triệu lượt khách, đạt 115,78% kế hoạch năm, tăng 17,45% so với năm 2015, trong đó có 68.714 khách quốc tế (Báo Người lao động, 2017). Năm 2017, Đồng Tháp đón 3,3 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt 650 tỷ đồng, tăng 33,04% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 450 tỷ đồng (Báo Đồng Tháp, 2017). Đóng góp vào sự tăng trưởng đó không thể không kể đến du lịch LN. Những LN mang bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện những nét đặc trưng của con người mỗi vùng đất, kết hợp với các lễ hội, phong tục tập quán của từng địa phương có LN, LNTT làm tăng khả năng lựa chọn của du khách với những sản phẩm độc đáo, hợp sở thích và nhu cầu (đặc biệt là khách quốc tế) (Phạm Xuân Hậu và Trịnh Văn Anh, 2012).
Tỉnh Đồng Tháp là địa phương có nhiều LN nhất ĐBSCL vói 44 LN được công nhận, kế tiếp là An Giang (20), Bến Tre (18), Vĩnh Long (17), Sóc Trăng, Tiền Giang (13), Bạc Liêu (8), ít nhất là Trà Vinh (3), các địa phương còn lại chưa có LN được công nhận (Mai Văn Nam, 2013). Các LN đã được công nhận của tỉnh Đồng Tháp khá đa dạng, gắn chặt với cuộc sống và nhu cầu của cư dân địa phương như đan đát lục bình (06 LN), đan lợp (03), đan cần xé (01), đan bội (04), đan giỏ xách (01), đan lưới (01), đan thúng, rổ (01), đóng xuồng, ghe (01), dệt chiếu (11), sản xuất chổi lông gà (01), se trân (01), dệt choàng (01), mê bồ (04), trồng hoa (01), LNTT sản xuất bột (04), sản xuất bột (03). Huyện Lấp Vò là địa phương có nhiều LN nhất với 15 LN đã được công nhận, huyện Châu Thành (04), Lai Vung (06), Hồng Ngự (01), Cao Lãnh (03), Thanh Bình (05), Tháp Mười (01), thành phố Cao Lãnh (04) và thành phố Sa Đéc (05). Trong đó, LN dệt chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò) và LN đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài (huyện Lai Vung) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có 58 khóm, ấp có nghề, LN (42 ấp có LN, 16 ấp có nghề). Số cơ sở tham gia LN toàn tỉnh là 7.738 cơ sở, chiếm 16,6% số hộ trên địa bàn có nghề, LN. Các sản phẩm của nghề truyền thống đa dạng với khoảng 24 loại hình khác nhau gồm những nhóm chính như đan đát, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,... Có khoảng 2% số hộ nông thôn tham gia, giải quyết việc làm ổn định cho trên 19.345 lao động, thu nhập bình quân từ 750.000 -1.000.000 đồng/người/tháng (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017).
Theo Ke hoạch bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, LN, LNTT giai đoạn 2017 - 2020, bên cạnh việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống như dệt chiếu, đan mê bồ, đóng xuồng ghe, hồng hoa kiểng, sản xuất bột,... tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục bồi dưỡng và công nhận 14 LN, LNTT đến năm 2020, cụ thể: đan lục bình (01 LN), sản xuất khô (02), đan lợp cua (01), sản xuất mắm (01), nuôi cá bè (01), làm bánh đa, bánh tráng (02), trồng nấm rơm (01), hồng và chế biến kiệu (01), làm nem (03) và hoa cỏ khô (01). Bên cạnh đó, phát triển thêm nghề mới như trồng nấm rơm ở các huyện có vùng lúa tập trung, nghề làm khô, mắm ở huyện Tam Nông, thị xã Hồng Ngự, nghiên cứu phát triển dịch vụ mua bán, kết hợp kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến xoài, nhãn. Các LN, LNTT trên địa bàn có nhiều tiềm năng để khai thác phục vụ du lịch như:
- LN dệt chiếu Định Yên: Nằm bên bờ sông Hậu, Định Yên, Định An là hai xã thuộc huyện Lấp Vò, nổi tiếng với nghề dệt chiếu thủ công. LN chiếu Định Yên có từ lâu đời, sản phẩm đạt chất lượng và mỹ thuật tốt. Người dệt chiếu rất chú trọng đến kỹ thuật, cẩn thận từ khâu đầu cho đến khâu cuối của quá trình dệt, trau chuốt từng sợi cói để sản phẩm thật hoàn hảo nên chiếu Định Yên được thị trường ưa chuộng do bền, đẹp và nhiều chủng loại. Đây là ưu điểm vượt trội tạo nên thế và lực để nghề chiếu Định Yên đứng vững trước những thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Năm 2013, LN dệt chiếu Định Yên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LN đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài: Nghề đóng ghe, xuồng ở rạch Bà Đài, xã Long Hậu, huyện Lai Vung được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào cuối năm 2014. LN này đã hải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, do ông Tổ nghề là cụ Phạm Văn Thuông khai sáng. Vào khoảng năm 1900, cụ đóng chiếc xuồng cui đầu tiên, sau đó truyền nghề lại cho nhiều người trong xóm. Từ đó, LN đóng ghe xuồng Bà Đài hình thành và phát triển cho đến nay.
LN trồng hoa kiểng Sa Đéc: Là một trong những làng hoa lớn nhất cả nước, hình thành hơn 100 năm. Làng hoa Sa Đéc có diện tích trên 400 hecta với khoảng 2.000 hộ làm nghề, được đầu tư mạnh mẽ để phát triển du lịch với nhiều dự án đã và đang triển khai như đường hoa, công viên hoa, làng hoa, chợ hoa.
LNTT sản xuất bột gạo Sa Đéc: Vùng đất Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp có vị trí cực kỳ quan trọng khi là cầu nối giữa hai vựa lúa gạo lớn nhất cả nước là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Trục kênh xáng Sa Đéc - Lấp Vò là 01 trong 03 hành lang kinh tế lúa gạo lớn nhất ĐBSCL, có khu vực xay xát, chế biến gạo tập trung lớn cho cả vùng. Do hội tụ nhiều yểu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lịch sử, nguồn nguyên liệu và con người,... tận dụng nguồn phụ phẩm tấm gạo mà nghề làm bột ở rạch Ngã Cạy, Ngã Bát, xã Tân Phú Đông dàn hình thành, theo dòng chảy của thời gian đã phát triển thành LNTT sản xuất bột gạo nổi tiếng. Trải qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử, Sa Đéc vẫn mang đậm dấu ấn của làng bột trong mỗi chặng đường phát triển, gắn chặt với điều kiện tự nhiên và cuộc sống của dân cư trong vùng.
- LN dệt choàng Long Khánh: Nằm ở ấp Long Tả, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, LN dệt choàng ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX. Ban đầu, người dân trồng dâu nuôi tằm để dệt vải cẩm Tự (vải Lãnh Mỹ A), các khâu đảo chỉ, nấu chỉ, quay chỉ, dệt,... đều thực hiện thủ công nên năng suất và hiệu quả không cao. Do đó, một số hộ dân học hỏi việc dệt khăn choàng rồi đem về Long Khánh A truyền lại cho các thế hệ con cháu. Từ đó, nghề dệt choàng phát triển mạnh mẽ, sản phẩm khăn choàng được khách hàng ưa chuộng.
Một số vấn đề đặt ra
Các LN tỉnh Đồng Tháp vừa phản ánh đặc trưng văn hóa LN Việt Nam nói chung vừa mang nét đặc sắc riêng của địa phương. Trên phương diện văn hóa, LN mang những đặc điểm như phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, đặc trưng của chế độ làng xã, bao gồm cả yếu tố dòng họ; Hầu hết các LN tồn tại đến ngày nay có từ lâu đời, gắn liền với lịch sử thăng trầm của dân tộc, dựa trên hai yếu tố cơ bản là vùng nguyên liệu và giao thông, đặc biệt là đường thủy; LN không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa “nghề” với “nghiệp” mà còn chứa đựng những yếu tố tinh thần đậm nét, phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác (Lê Thị Minh Lý, 2003). Tuy nhiên, việc phát triển các LN, LNTT gắn với phát triển du lịch thời gian qua ở tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều hạn chế như:
Các chương trình du lịch ở một so LN mới chỉ trong giai đoạn đầu triển khai như tham quan và tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại LN, kết hợp phát triển quà lưu niệm thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường. Thiếu tour du lịch đến các LN do du lịch LN chưa thực sự được xem là một mũi nhọn trong chiến lược phát triển du lịch.
Nhận thức của người dân về bảo tồn, phát huy giá trị của LN chưa đúng mức. Do đó, công tác đào tạo nhằm nâng cao tay nghề và truyền nghề để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chưa được coi trọng. Sự tham gia phát triển du lịch của người dân chưa cao do họ chưa thấy hết những lợi ích đem lại.
Chưa quan tâm khai thác các sản phẩm lưu niệm từ LN. Chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã, kiểu dáng chưa thu hút, vấn đề đăng ký nhãn hiệu chưa được chú trọng. Việc giới thiệu, trình diễn nghề, những dịch vụ phục vụ khách tham quan tại các LN còn nghèo nàn, thiếu sức hút.
Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông đến các LN còn khó khăn. Môi trường sản xuất và sinh hoạt ở các LN còn nhiều bất cập như ô nhiễm rác thải, tiếng ồn, nguồn nước,...
Hộ làm nghề thiếu sự năng động trong khai thác thị trường, còn nặng tâm lý làm nghề chỉ để “kiếm thêm” nên thụ động trong khâu tiêu thụ theo kiểu “thuận mua vừa bán”; sự hợp tác giữa các doanh nghiệp tiêu thụ và người sản xuất còn hạn chế, thiếu tính bền chặt.
Một số hạn chế khác như thiếu vốn, nguyên liệu sản xuất, máy móc, công nghệ lạc hậu, chậm cải tiến mẫu mã theo thị hiếu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, sản phẩm giá thành cao, sức cạnh tranh thấp,...
Giải pháp phát triển du lịch LN tỉnh Đồng Tháp
Để phát triển du lịch LN bền vững, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp phải có giải pháp đồng bộ và hợp lý. Nhằm góp phần phát triển bền vững du lịch LN trên địa bàn, bài viết đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm LN, du lịch LN và những giá trị văn hóa LN trên các phương tiện truyền thông địa phương, các bộ ngành và tổ chức khác, đặc biệt là các trang web du lịch, hội chợ xúc tiến du lịch, các ấn phẩm, sách, tạp chí hướng dẫn du lịch. Bên cạnh đó, có thể tổ chức các buổi triển lãm, lễ hội nhằm tôn vinh giá trị nghề và LN.
Nâng cao nhận thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị LN cho cư dân địa phương. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch LN như cung cấp dịch vụ ăn uống với các món ăn đặc sản địa phương; hướng dẫn du khách tham quan, tìm hiểu về tổ nghề, trải nghiệm LN, hướng dẫn du khách tự tay làm các sản phẩm theo ý thích; sản xuất và bán quà lưu niệm LN; cung cấp dịch vụ lưu trú và các hình thức vui chơi giải trí cho du khách,... cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về lợi ích và trách nhiệm phát triển du lịch, về kỹ năng, nghiệp vụ, cách hướng dẫn, giao tiếp với du khách,... Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm du lịch thành công ở các LN của những địa phương khác.
Xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với LN. Kết hợp du lịch trải nghiệm LN với các loại hình du lịch khác như tham quan các di tích lịch sử, khu sinh thái, homestay, du lịch ẩm thực, quà tặng đặc sản,... sẽ làm chuyến tham quan LN thêm thu hút, hấp dẫn. Hỗ trợ, khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành khai thác các tour, tuyến tham quan, trải nghiệm LN.
Không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm LN, phát triển những sản phẩm đặc thù của địa phương đáp ứng đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của thị trường và du khách. Bên cạnh đó, cần chú trọng sáng tạo các sản phẩm quà lưu niệm thủ công truyền thống phục vụ khách du lịch.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và du lịch tại các LN, chú trọng phát triển hạ tầng giao thông để du khách đến với LN thuận tiện.
Hỗ trợ vốn cho các hộ dân LN đầu tư sản xuất và giữ nghề bằng các hình thức thích hợp như ưu tiên nguồn tín dụng cho các LN, ưu đãi lãi suất, cho vay tín chấp,...
Cần có chính sách tôn vinh những nghệ nhân, thợ giỏi lành nghề. Hỗ trợ dạy nghề, học nghề, truyền nghề để thế hệ sau kế thừa và phát huy hơn nữa giá trị LN. Ngoài ra, cần tổ chức các khóa tập huấn để trang bị cho các hộ sản xuất kinh doanh kiến thức về chính sách liên quan đến phát triển LN, phát triển du lịch,... để người dân nắm rõ và thực hiện.
Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN. Điều này sẽ trực tiếp tạo động lực cho các hộ sản xuất kinh doanh, đưa nghề truyền thống trở thành nguồn thu nhập quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân chứ không phải là “nghề phụ” chỉ để “kiếm thêm”. Muốn vậy cần phải tổ chức lại sản xuất, hình thành các mô hình liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, điểm tham quan du lịch, xuất khẩu,... Việc tổ chức sản xuất theo các mô hình hợp tác sẽ khắc phục tình trạng thiếu liên kết theo kiểu “đèn ai nấy rạng”, manh mún, tiêu thụ khó khăn, nguyên liệu tự lo,...
Hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả hơn. Nếu không có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật thì các sản phẩm LN khó mà đứng vững trên thị trường. Trong đó, các nhà khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu, thử nghiệm những tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện địa phương và chuyển giao cho người dân.
Kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia phát triển LN, nhất là với các dự án phát triển du lịch, xuất khẩu sản phẩm LN. Quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường ở các LN. Mỗi hộ sản xuất - kinh doanh, mỗi LN cần có phương án bảo vệ môi trường cho cơ sở của mình và cho cả làng. Song song đó, cần tuyên truyền du khách du lịch có trách nhiệm, giữ gìn điểm đến sạch đẹp.
Kết luận
Du lịch LN có vai trò quan trọng, không chỉ đối với kinh tế mà còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao hình ảnh và niềm tự hào của nhân dân Đồng Tháp. Những LN trong tỉnh mang nét độc đáo riêng, là nơi lưu giữ, bảo tồn tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện tài năng của các nghệ nhân, mang bản sắc và tâm hồn của dân tộc. Chính vì vậy, cần trân trọng kế thừa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa LN. Phát triển du lịch LN là hướng đi mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch LN đã được khẳng định nhưng hoạt động khai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn đó. Việc nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng và đưa ra những giải pháp, phương hướng khai thác hợp lý sẽ giúp du lịch LN tỉnh Đồng Tháp có được vị trí nổi bật hơn. Nếu có sự hợp tác của cơ quan chức năng, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và bà con LN, trong tương lai không xa, du lịch LN sẽ sớm trở thành loại hình du lịch chủ đạo trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Đồng Tháp (2017), Đồng Tháp đón 3,3 triệu lượt du khách. Truy cập từ newsdetails/1D3FE18EF9C/Dong_Thap_ don_3_3_trieu_luot_du_khach.aspx, ngày 02/12/2018.
Báo Người lao động (2017), Đồng Tháp phát huy tiềm năng du lịch. Truy cập ngày 02/12/2018 từ https://nld.com.vn/ du-lich/dong-thap-phat-huy-tiem-nang-du- lich-20170607181953 855.htm.
Lê Thị Minh Lý (2003), “LN và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể”, Tạp chí Văn hóa, (Số 4), tr. 68-71.
Mai Văn Nam (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển LN kết hợp du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Nghiên cứu kinh tế, Số 422.
Phạm Xuân Hậu và Trịnh Văn Anh (2012), “Giải pháp phát triển LNTT ở Việt Nam phục vụ du lịch”, Tạp chỉ Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 35 năm 2012.
UBND tỉnh Đồng Tháp (2016), “Quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, LN, LNTT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, Số 60/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2016.
UBND tỉnh Đồng Tháp (2017), "Kế hoạch Bảo tồn và phát triển nghề truyền thong, LN, LNTT giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ”, số 04/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2017.
Ngày nhận bài: 3/12/2018
Ngày gửi phản biện: 11/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiem_nang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_lang_nghe_tinh_don.docx
- 40731_129121_1_pb_9698 (1)_2164569.pdf