Tiếp cận dự trên quyền trong việc xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người đồng tình, song tính và chuyển giới

Thực chất, Luật Thể dục, thể thao năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ nghiêm cấm hành vi gian lận giới tính trong thi đấu thể thao, chưa có quy định nghiêm cấm người đã chuyển giới được thi đấu thể thao. Có thể khi xây dựng các văn bản này, các nhà lập pháp chưa biết đến đối tượng người chuyển giới? Hiện nay, pháp luật Việt Nam cho phép chuyển giới, thừa nhận quyền của người chuyển giới thì có thể nghiên cứu, xem xét vấn đề tham gia thi đấu thể thao của họ cụ thể hơn (thi đấu theo giới tính mới/ nhiễm sắc thể/giải đấu riêng). Theo chúng tôi, nếu quy định tiến bộ nhất là cho thi đấu theo giới tính mới nhưng có lẽ đôi khi gây ra sự không công bằng (ví dụ chuyển giới từ nam sang nữ); còn quy định có thể khả dĩ nhất là thi đấu theo nhiễm sắc thể/có giải đấu riêng. + Trong tương lai xa hơn, có thể mở rộng phạm vi của vấn đề mang thai hộ. Hiện nay, việc mang thai hộ chỉ được thực hiện ở mức độ: một người họ hàng, thân thích cùng hàng có thể tiến hành mang thai hộ cho cặp vợ chồng đó. Tuy vậy, như đã nêu, người chuyển giới sau khi phẫu thuật sẽ không còn khả năng sinh sản. Sau này, pháp luật nên quy định trước khi họ phẫu thuật họ có thể gửi tinh trùng/trứng của mình vào ngân hàng lưu giữ. Sau khi phẫu thuật có thể nhờ người mang thai hộ (kết hợp trứng/tinh trùng của mình với tinh trùng/trứng được xin trong ngân hàng). Như vậy, người chuyển giới có thể có con đẻ của mình. Việc mở rộng phạm vi mang thai hộ như vậy sẽ thể hiện tính nhân văn rất lớn của pháp luật.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận dự trên quyền trong việc xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người đồng tình, song tính và chuyển giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Bài viết đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Trương Hồng Quang* Abstract: This article provides the assessments of the human rights-based approach in developing and enforcing the laws and regulations of the rights of homosexual, bisexual and transgender persons (LGBT) in Vietnam. Based on the assessments, it also provides proposals to improve the effectiveness of the appoach. Thông tin bài viết: Từ khóa: tiếp cận dựa trên quyền; đồng tính; song tính; chuyển giới; LGBT. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 11/01/2017 Biên tập: 12/02/2017 Duyệt bài: 26/02/2017 Article Infomation: Keywords: Human rights-based approach; homosexual; bisexual; transgender; LGBT. Article History: Received: 11 Jan. 2017 Edited: 12 Feb. 2017 Appproved: 26 Feb. 2017 * NCS, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. 1. Một số đánh giá về việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong quá trình xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người LGBT Trước hết, có thể hiểu khái quát một số khái niệm công cụ như sau: - Tiếp cận dựa trên quyền con người là phương pháp tiếp cận lấy các tiêu chuẩn về quyền con người làm cơ sở để xác định kết quả mong đợi và lấy các nguyên tắc về quyền con người làm điều kiện, khuôn khổ cho quá trình đạt được kết quả đó. Sử dụng các tiêu chuẩn và nguyên tắc về quyền con người làm cơ sở và mục tiêu cho hoạt động là đích mà cách tiếp cận dựa trên quyền con người hướng tới. Đây là một phương pháp CUÛA NGÖÔØI ÑOÀNG TÍNH, SONG TÍNH VAØ CHUYEÅN GIÔÙI TIEÁP CAÄN DÖÏA TREÂN QUYEÀN TRONG VIEÄC XAÂY DÖÏNG, THI HAØNH PHAÙP LUAÄT VEÀ QUYEÀN NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 23Số 14(342) T7/2017 khá mới mẻ, chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam (mặc dù nội dung của phương pháp ít nhiều đã được vận dụng trong quá trình nội luật hóa các Công ước quốc tế về Quyền con người, xây dựng, thi hành pháp luật về quyền con người); - Người đồng tính: người có tình cảm, cảm xúc với người có cùng giới tính sinh học với mình; - Người song tính: người có tình cảm, cảm xúc với cả người có cùng/khác giới tính sinh học với mình; - Người chuyển giới: người cảm nhận, mong muốn mình có giới tính sinh học khác giới tính sinh học khi sinh ra. Nhóm người LGBT được xem là những xu hướng tính dục, bản dạng giới bình thường trong một xã hội đa dạng hiện nay. Tuy nhiên, nhận thức về nhóm này chưa thực sự thống nhất xét dưới nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau. Tại Việt Nam, vấn đề quyền của nhóm người LGBT đã bắt đầu được đề cập trong quá trình xây dựng, thi hành pháp luật tại Việt Nam thời gian gần đây, đặc biệt là giai đoạn sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 20001, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 20052. Thời gian qua, vấn đề này đã có những đổi mới tích cực như: Hiến pháp năm 2013 đặt chương về Quyền con người, quyền công dân ở Chương II, trong đó có những quy định chung về quyền con người, quyền công dân như: các điều kiện hạn chế quyền con người, quyền bình đẳng mọi mặt trong đời sống xã hội; Luật HN&GĐ năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" của Luật HN&GĐ năm 2000 (khoản 5 Điều 10), thay vào đó là “không thừa nhận 1 Trong quá trình này đã có nhiều thảo luận sôi nổi về vấn đề quyền kết hôn của cặp đôi cùng giới. 2 Xem: Hồng Khánh (2006), Người chuyển đổi giới tính phải được thừa nhận, chuyen-doi-gioi-tinh-phai-duoc-thua-nhan-2072247.html, truy cập ngày 27/10/2006. 3 Trước đó, tại kỳ Kiểm định Định kỳ Phổ quát năm 2009, Việt Nam cũng từng chấp nhận khuyến nghị: “Tăng cường nỗ lực gia tăng nhận thức xã hội về những vai trò giới tích cực, đặc biệt hướng đến việc xóa bỏ những khác biệt do giới đang tồn tại trong giáo dục và thị trường lao động. Tiếp tục thực thi những nỗ lực lớn hơn để thúc đẩy quyền của những người dễ bị tổn thương về xã hội, bao gồm người khuyết tật (Khuyến nghị số 28, 29 của Bangladesh và Hàn Quốc)”. hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8); BLDS năm 2015 thừa nhận vấn đề chuyển đổi giới tính (của người chuyển giới); Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung thành tố “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” cũng đồng thời được đưa vào các điều về tội hiếp dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm,...; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định người đồng tính, người chuyển giới nếu bị tạm giữ, tạm giam thì có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng;... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau (nhận thức, năng lực cán bộ...) nên cách tiếp cận trong việc xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người LGBT vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Điều này được thể hiện qua một số nhận định dưới đây. 1.1 Chưa có sự tiếp cận đầy đủ với pháp luật quốc tế Việc xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người LGBT tại Việt Nam thời gian qua chưa có sự tiếp cận đầy đủ với pháp luật quốc tế (bao gồm nội dung các công ước, tuyên ngôn, nguyên tắc, tuyên bố, khuyến nghị,...) nên chưa thực sự dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế chung về quyền con người. Gần đây, Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Liên hiệp quốc (tháng 6/2014): “Tiếp tục thực thi các chính sách để xóa bỏ phân biệt đối xử đối với những người thuộc các nhóm yếu thế, bao gồm việc cung cấp cho họ tiếp cận với an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhà ở (số 143.86 của Serbia); Thông qua một luật chống lại phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới (số 143.88 của Chile)”3. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 24 Số 14(342) T7/2017 Có thể nhận thấy, dưới góc độ pháp luật quốc tế, các văn kiện quốc tế cũng như quan điểm của các tổ chức quốc tế hiện nay đã ghi nhận sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và bản dạng giới, chống lại các hành động phân biệt, kỳ thị. Vấn đề bảo vệ quyền của người LGBT đang thực sự dần trở thành một trong những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền được sống, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Ví dụ như hôn nhân cùng giới là một vấn đề về quyền công dân và là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều quốc gia phương Tây. Chấm dứt kỳ thị trong tiếp cận hôn nhân dân sự đã trở thành vấn đề bức bách ở nhiều quốc gia. Đây cũng chính là những điều mà pháp luật Việt Nam cần xem xét, cân nhắc đưa ra những thay đổi nhất định để hòa nhập với sự thay đổi trong quan niệm về nhân quyền với thế giới. Chúng ta cũng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, quyền của LGBT là vấn đề mới phát sinh trong xã hội và thực tế còn gây nhiều tranh luận trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các tiêu chuẩn, khuyến cáo, khuyến nghị mới là hết sức cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế về nhân quyền. 1.2 Việc đánh giá tình hình, nhu cầu về quyền của người LGBT trong quá trình xây dựng luật còn thiếu tính chủ động Mặc dù các cơ quan soạn thảo đã có sự tìm hiểu nhất định về thực trạng cộng đồng LGBT và nhu cầu của họ nhưng thực tế chủ 4 Có thể xem các phân tích về vấn đề này trong một số nghiên cứu: Trương Hồng Quang (2014), Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam với nhu cầu đổi mới hệ thống pháp luật, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội; Trương Hồng Quang (2013), "Một số kiến nghị bảo vệ quyền của người đồng tính tại Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11), tr. 21-29, 38; Trương Hồng Quang (2014), "Quyền kết hôn của người đồng tính", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (4), tr. 27-36;... yếu lấy thông tin từ các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực này. Các hoạt động của quá trình xây dựng luật có liên quan đến quyền của LGBT chưa có sự quan tâm thích đáng trong việc đánh giá thực trạng, nhu cầu của người LGBT. Ví dụ, Báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội của dự án BLDS không lựa chọn vấn đề nên hay không nên cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính để đánh giá, mặc dù đây là một trong những vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều trong dự thảo 1.3 Cách tiếp cận trong việc xây dựng luật về quyền chưa thực sự hợp lý Cách thức xây dựng luật vẫn theo thông lệ cũ: thường chỉ ghi nhận một vấn đề nào đó đã rõ ràng về lý luận cũng như thực tiễn nên hiếm khi chấp nhận những vấn đề mới, còn nhiều tranh cãi như quyền của người LGBT (mặc dù đã có những nghiên cứu chứng minh đây là những quyền tự nhiên và chính đáng). Bên cạnh đó, khi xem xét, đánh giá để ghi nhận một quyền nào đó của người LGBT, cơ quan lập pháp thường chỉ tập trung đánh giá xem nếu ghi nhận quyền đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến truyền thống, văn hóa, xã hội, kinh tế và ít khi đánh giá theo hướng ngược lại: nếu không ghi nhận quyền này thì người LGBT sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, nhu cầu thực tế của họ ra sao? Các cơ quan nhà nước sẽ gặp khó khăn gì khi giải quyết các hậu quả do việc không thừa nhận quyền đó gây ra? Những hạn chế này được thể hiện thông qua quá trình xem xét ghi nhận quyền kết hôn của cặp đôi cùng giới (khi sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000)4... NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 25Số 14(342) T7/2017 1.4 Các yếu tố văn hóa, truyền thống còn ảnh hưởng khá nhiều đến việc xây dựng luật về quyền của người LGBT Quá trình xây dựng pháp luật về quyền của người LGBT thời gian qua cho thấy, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi các yếu tố văn hóa, truyền thống. Có thể lấy ví dụ thông qua vấn đề xem xét hợp pháp hóa quan hệ sống chung của cặp đôi cùng giới trong quá trình sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000 được phân tích dưới đây. Quan điểm của xã hội Việt Nam bị chi phối bởi tư tưởng Nho giáo, do đó, người Việt luôn coi trọng việc xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống, “trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng” hay “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”. Đặc điểm này đã chi phối đáng kể đến các quan điểm của người dân Việt Nam đối với người đồng tính. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng không nên cổ vũ đồng tính, không nên cho cặp đôi đồng tính được phép kết hôn vì sẽ làm suy thoái hôn nhân, suy giảm nòi giống của xã hội. Một câu hỏi luôn được đặt ra khi xem xét chủ đề hôn nhân cùng giới tại Việt Nam, đó là liệu hôn nhân cùng giới có làm suy thoái đạo đức, thay đổi chuẩn mực truyền thống hay không? Hôn nhân cùng giới liệu sẽ làm suy thoái nòi giống, đi ngược lại giá trị của cuộc sống hay không? Từ trước đến nay, khái niệm kết hôn vẫn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HN&GĐ về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, còn gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này5. Từ đó, 5 Khoản 2, 5, Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014. 6 Xem: Định nghĩa gia đình, truy cập ngày 10/1/2013. khái niệm gia đình cũng được hiểu là của một cặp đôi dị tính6. Tuy nhiên, sự thay đổi hệ giá trị chức năng của gia đình đã và đang diễn ra ngay ở bản thân các gia đình dị tính (cặp đôi khác giới). Nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi giá trị gia đình lại nằm ở những biến động của đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa, và không liên quan gì đến liên kết hôn nhân dị tính hay đồng tính. Nếu sự phá vỡ những tiêu chí giá trị truyền thống có thể xảy ra ở cả các gia đình dị tính, thì việc dự báo rằng hôn nhân đồng tính làm xói mòn giá trị truyền thống gia đình, phải chăng là sự kết án khiên cưỡng? 1.5 Quan niệm về bình đẳng giới ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người LGBT Quan niệm về bình đẳng giới dường như đã được thống nhất ở nhiều góc độ và trong thực tế, các quốc gia, cơ quan, tổ chức chỉ còn xem xét vấn đề đấu tranh bình đẳng giới giữa nam và nữ được đến đâu, mức độ cao hay thấp. Bởi vậy, sự thể hiện của quan niệm về bình đẳng giới tại Việt Nam cũng không nằm ngoài những xu hướng chung. Tại Việt Nam hiện nay, bản chất của bình đẳng giới là sự tôn trọng, tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng phát triển, cùng nhau cống hiến nhiều nhất cho xã hội và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân. Theo chúng tôi, quan niệm này đúng nhưng dường như chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được xu hướng phát triển về giới hiện nay. Mặc dù thuật ngữ gender (giới tính) là khái niệm rộng, nhưng hiện tại chỉ mới được hiểu ở mức độ biological sex/ gender (giới tính sinh học) mà chưa có sự ghi nhận bình đẳng giữa những xu hướng tính dục, bản dạng giới khác nhau. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 26 Số 14(342) T7/2017 Không thể phủ nhận quan niệm bình đẳng giới là bình đẳng giữa nam và nữ rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, ngay trong chính giới nam hoặc nữ lại có những bất bình đẳng nhất định mà pháp luật Việt Nam còn đang bỏ ngỏ. Ví dụ, với một người đàn ông dị tính và một người đàn ông đồng tính thực sự còn khác nhau rất nhiều ở sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Hiến pháp và pháp luật không tỏ rõ thái độ thừa nhận hay cấm hiện tượng đồng tính và cũng không ghi nhận nguyên tắc cấm sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với các vấn đề về xu hướng tính dục. Như vậy, chưa tính đến các quyền khác như quyền kết hôn, quyền thừa kế, cho nhận con nuôi thì chỉ ở riêng khía cạnh không phân biệt đối xử ngay trong cùng một giới đã có sự khác nhau rõ rệt. Nếu không đề cập đến việc cấm phân biệt đối xử trong cùng một giới liệu có công bằng? Liệu có cơ sở để bảo vệ những đối tượng thiểu số trong xã hội vốn rất cần sự bảo hộ của Nhà nước? Cũng chính vì quan niệm bình đẳng giới bị bó hẹp như vậy nên trong thực tiễn hiện nay, người LGBT còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực (đời sống, việc làm,). Có lẽ, nếu không ghi nhận việc cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, bản dạng giới thì pháp luật sẽ ít nhiều mất đi giá trị xã hội vốn có của nó. Vì vậy, bình đẳng giới cần đề cập đến sự bình đẳng ngay trong một giới (giữa các bản dạng giới, xu hướng tính dục). Hiện nay, ở các nước tiến bộ thường có sự ghi nhận về bình đẳng giữa các xu hướng tính dục, bản dạng giới (ví dụ như cấm sự kỳ thị đồng tính), nghĩa là hướng đến sự bình đẳng ngay trong cùng một giới. Như vậy, quan niệm về bình đẳng giới phải rộng hơn, không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ bình 7 Nguồn: Trương Hồng Quang (2012), "Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật), (3), tr. 25-34, 44. đẳng giữa nam và nữ. Các nước cũng thể hiện thái độ khác nhau đối với bình đẳng về xu hướng tính dục, ví dụ như có nước cấm sự kỳ thị nhưng có nước lại cấm hiện tượng đồng tính (44 quốc gia trên thế giới), cấm tuyên truyền về đồng tính (ví dụ như thành phố Saint Petersburg của Nga), xem đồng tính là tội phạm hình sự (ví dụ như ở Sudan, Yemen)7. Việc ghi nhận nguyên tắc cấm sự kỳ thị về xu hướng tính dục, bản dạng giới là điều hoàn toàn phù hợp với xu hướng nhân quyền hiện nay. Chính điều đó sẽ làm cho quan niệm về bình đẳng giới được toàn diện hơn nữa. 1.6 Pháp luật hiện hành về quyền của LGBT chưa đảm bảo được năng lực thực hiện quyền của các chủ thể có liên quan Thứ nhất, người LGBT Việt Nam hiện nay chưa được ghi nhận một số quyền cơ bản mặc dù thực tế cho thấy đây là nhu cầu chính đáng, nên gây khá nhiều hậu quả trong thực tiễn. Hiện nay, người LGBT tại Việt Nam chưa được ghi nhận một số quyền như sau: Quyền kết hôn/kết hợp dân sự giữa hai người cùng giới tính; Quyền nhận con nuôi chung của cặp đôi cùng giới; Quyền được nhờ người mang thai hộ cho cặp đôi LGBT; Các quyền sở hữu tài sản chung, đại diện cho nhau trong quá trình sống chung của cặp đôi cùng giới,... Thứ hai, một số quyền mặc dù được ghi nhận chung cho tất cả các công dân trong xã hội nhưng trong quá trình thực thi bộc lộ nhiều hạn chế đối với người LGBT. Ví dụ như quyền về hình ảnh, bí mật đời tư, quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự, quyền tiếp cận pháp luật, quyền được trợ giúp pháp lý (TGPL) miễn phí Ví dụ, vì hầu hết người NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 27Số 14(342) T7/2017 LGBT sống khép kín nên khó liệt kê được đầy đủ những vấn đề mà cộng đồng LGBT cần TGPL. Theo những quan sát, tìm hiểu và tham vấn một số người LGBT của chúng tôi, những vấn đề chính mà họ có thể gặp và cần sự trợ giúp pháp luật như: phẫu thuật chuyển giới và xác định lại giới tính khác nhau như thế nào? bồi thường thiệt hại về tổn thương danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng; các quy định về hôn nhân, gia đình, con nuôi; chế độ tài sản; đặc biệt là vấn đề phân biệt đối xử, kỳ thị; bạo lực gia đình Nếu coi khung pháp luật, chính sách là công cụ để thực hiện TGPL thì có một vấn đề dễ thấy là chúng ta đang thiếu công cụ để thực hiện TGPL đối với cộng đồng LGBT. Tính đến thời điểm hiện nay, các quy định pháp luật, chính sách đối với cộng đồng LGBT là một khoảng trống khá lớn tại Việt Nam. Vai trò của việc TGPL cho đối tượng LGBT không chỉ dừng lại ở việc trợ giúp những vấn đề, lĩnh vực cụ thể mà còn phải nhìn nhận trên phạm vi rộng hơn, bao gồm cả việc thúc đẩy xây dựng, sửa đổi pháp luật liên quan đến cộng đồng LGBT... Thứ ba, công tác thực thi pháp luật cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Chính vì thiếu kiến thức về LGBT, quyền LGBT cũng như áp dụng sai pháp luật nên trước đây đã có những trường hợp xử phạt/ngăn cản các đám cưới cùng giới (mặc dù pháp luật chỉ cấm đăng ký kết hôn cùng giới (Luật HN&GĐ năm 2000) và hiện nay là không thừa nhận hôn nhân cùng giới (Luật HN&GĐ năm 2014)). Ví dụ, đám cưới của hai người đồng tính nam tại Kiên Giang năm 2012 đã bị Ủy ban nhân dân xử phạt hành chính8. 8 Xem: Tiến Trình, Hồng Cúc (2012), Bị phạt vì tổ chức đám cưới đồng tính, nguồn: pages/20120528/bi-phat-vi-to-chuc-dam-cuoi-dong-tinh.aspx, truy cập ngày 29/5/2012. 9 Xem: Eric Hobsbawm (1992) (Birkbeck College), Terence Ranger (University of Oxford), The Invention of Tradition, Cambridge University Press. 2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người LGBT thời gian tới 2.1. Thay đổi cách tiếp cận trong việc xây dựng, thi hành pháp luật về quyền của người LGBT (1) Cần có cách tiếp cận dựa trên quyền một cách đúng đắn và toàn diện Thời gian tới không nên chỉ chú trọng việc ghi nhận quyền sẽ ảnh hưởng như thế nào đến xã hội. Ngược lại, cần xem xét nếu không ghi nhận quyền này thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chủ thể đó. Ví dụ như ở đây quyền của LGBT là những quyền đã được thừa nhận theo tiêu chuẩn quốc tế/nhiều quốc gia ghi nhận/đang xem xét ghi nhận. Bên cạnh đó, việc ghi nhận một quyền cần đi kèm theo các yếu tố đảm bảo chủ thể có quyền có khả năng thực hành quyền đó (2) Cần có sự đổi mới trong quan niệm về truyền thống, văn hóa Bản chất của yếu tố văn hóa, truyền thống mang tính bối cảnh, mang tính chính trị và vì vậy luôn biến đổi không ngừng. Chúng ta có thể tạo truyền thống mới và điều này diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi9. Chính vì vậy, không thể dùng truyền thống, văn hóa để biện minh cho sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người LGBT. Xã hội Việt Nam đang ngày càng tiếp cận với nền văn hóa hiện đại của thế giới nên chúng tôi cho rằng, thái độ của xã hội đối với cộng đồng LGBT sẽ dần tích cực hơn. Từ đó, những giá trị mới sẽ dần được định hình rõ nét trong xã hội cũng như đời sống pháp luật nước ta. Các nhà lập pháp cũng cần nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc độ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 28 Số 14(342) T7/2017 toàn diện và nhân văn hơn; tích cực hơn trong việc thừa nhận những yếu tố mới trong quá trình phát triển của quyền con người. (3) Đổi mới quan niệm về bình đẳng giới Đã đến lúc cần có sự đổi mới quan niệm về bình đẳng giới như đã nêu ở phần trên, theo đó phải là sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và bản dạng giới. Cũng có thể có ý kiến cho rằng, đề xuất này là không cần thiết vì Hiến pháp đã ghi nhận mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong bối cảnh xã hội và nhận thức ngày càng phát triển, mở rộng, việc hoàn thiện quan niệm về bình đẳng giới là hợp lý. Quy định của Hiến pháp cũng cần được cụ thể hoá, làm sâu sắc và phù hợp với đời sống hơn nữa10. Dưới góc độ tâm lý xã hội, cũng có thể có ý kiến cho rằng nếu đưa vấn đề bình đẳng trong cùng một giới thì dễ gây ra tâm lý bị tổn thương cho bản thân những người LGBT. Tuy vậy, điều đó chỉ xảy ra khi đồng tính, song tính hay chuyển giới là những giới tính khác biệt, còn thực chất như đã nêu ở trên, họ chỉ khác nhau ở xu hướng tính dục, bản dạng giới. 2.2 Đổi mới một số lĩnh vực pháp luật về quyền của người LGBT11 (1) Thừa nhận một hình thức pháp lý về quyền sống chung của cặp đôi cùng giới Qua nghiên cứu cho thấy, việc ban 10 Xem: Trương Hồng Quang (2014), Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam với nhu cầu đổi mới hệ thống pháp luật, Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 11 Đối với các quyền khác có thể tham khảo một số nghiên cứu của chúng tôi: "Các vấn đề xã hội và pháp lý về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật), số tháng 6/2013; "Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 21, tháng 11/2013; "Một số kiến nghị bảo vệ quyền của người đồng tính tại Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 11/2013; Tìm hiểu một số vấn đề dưới góc độ pháp lý về đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay, Sách tham khảo, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tháng 11/2013; "Quyền kết hôn của người đồng tính", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 4, tháng 2/2014; Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam với nhu cầu đổi mới hệ thống pháp luật, Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014; "Các quy định về quyền nhân thân trong Dự thảo BLDS (sửa đổi)", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2015; 12 Tuy câu chữ khác nhau nhưng thực chất đều chưa thừa nhận quyền kết hôn của một cặp đôi cùng giới. hành các quy định mới trong luật pháp ở Việt Nam để hợp pháp hóa quan hệ sống chung của người đồng tính là thực sự rất cần thiết. Điều này sẽ có tác dụng góp phần ổn định xã hội, đáp ứng nhu cầu của người đồng tính được sống chung (có sự bảo hộ của Nhà nước), làm cho người đồng tính sống có trách nhiệm với bản thân và đời sống chung hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia vẫn còn khá nặng nề trong việc gìn giữ quan niệm phổ biến, truyền thống về hôn nhân, gia đình và thực sự khó để thay đổi ngay trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, mối quan hệ đồng giới, các nghiên cứu về quan điểm liên quan đến hôn nhân cùng giới vẫn chưa thực sự rõ nét và người đồng tính chưa thực sự là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội Việt Nam. Chính vì vậy, dù Luật HN&GĐ mới được ban hành năm năm 2014 nhưng chúng tôi vẫn đề nghị thời gian tới nên công nhận hình thức sống chung có đăng ký (kết hợp dân sự) đối với cặp đôi đồng tính tại Việt Nam. Đây có thể là một bước đệm để tạo điều kiện xem xét, đánh giá thêm mối quan hệ đồng giới trước khi công nhận hôn nhân bình đẳng đối với cặp đôi đồng tính trong thời gian tới. Như đã nêu, khuyến nghị này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc không quy định cấm nhưng cũng quy định không thừa nhận gây sự hiểu nhầm nhất định12. Nhiều người cho rằng NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 29Số 14(342) T7/2017 quy định như vậy là nửa vời. Quy định của Luật HN&GĐ hiện hành không thực sự đáp ứng yêu cầu đang đặt ra của xã hội về nhu cầu sống chung có đăng ký của người đồng tính, từ đó liên quan đến các quyền về nhân thân, tài sản, con cái. Nếu không hợp pháp hóa quan hệ sống chung của người đồng tính dưới hình thức có đăng ký sẽ dễ gây bất ổn trong xã hội và thực thi pháp luật. Việc không công nhận quan hệ sống chung có đăng ký của cặp đôi đồng tính cũng dễ dẫn đến sự kỳ thị trong xã hội và sự cẩu thả trong hoạt động thi hành pháp luật. Hơn nữa, không công nhận mối quan hệ sống chung có đăng ký sẽ tiếp tục khiến cho nhiều người đồng tính vì sức ép từ gia đình, vì sự kỳ thị mà phải cưới người dị tính. Và do vậy, mục đích và nguyên tắc của hôn nhân sẽ không thực sự được đảm bảo. Việc cho phép sống chung có đăng ký sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước xem xét, đánh giá quan hệ đồng giới một cách chính xác, có cơ sở hơn so với việc chỉ đưa ra quy định giải quyết hậu quả do việc sống chung không có đăng ký. Nếu không tạo cơ hội cho người đồng tính chứng minh sự bền vững trong việc sống chung thì xã hội khó đạt được tính căn bản bền vững, giá trị xã hội của pháp luật cũng khó được đảm bảo và phát huy. Sự thừa nhận của pháp luật sẽ cho phép họ chung sống công khai, được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trong mối quan hệ và đẩy lùi một cách cơ bản những định kiến, kỳ thị của xã hội, tạo điều kiện cho họ sống tốt và cống hiến cho xã hội. Quan hệ sống chung có đăng ký cũng không làm ảnh hưởng đến chế định hôn nhân truyền thống, chưa gây xáo trộn lớn trong đời sống 13 Xem: Nguyễn Thị Thu Nam (2012), Hôn nhân cùng giới tốt cho gia đình và xã hội, nguồn: truy cập ngày 31/10/2012. 14 Xem: Nguyễn Thị Thu Nam, Hôn nhân cùng giới tốt cho gia đình và xã hội, tlđd. xã hội Việt Nam. Việc quy định sống chung có đăng ký (kết hợp dân sự này) phải được hiểu là áp dụng cho cặp đôi gồm hai người cùng giới tính (hai người đồng tính, song tính hoặc cũng có thể là người chuyển giới đã phẫu thuật và đăng ký sống chung với người cùng có cùng giới tính sau khi phẫu thuật). Một số quan điểm lo ngại việc hợp pháp hóa quan hệ sống chung (đặc biệt là quan hệ hôn nhân) sẽ ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Quan ngại này thực sự không hoàn toàn đúng đắn. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã cho thấy điều ngược lại: hôn nhân cùng giới tốt cho gia đình và xã hội. Thực tế ở các nước thừa nhận quan hệ đồng giới như Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy... đã chứng minh điều này13. Hôn nhân đồng giới không ảnh hưởng đến quan niệm xã hội về tầm quan trọng của hôn nhân truyền thống. Hôn nhân đồng giới có tính bình đẳng tương đối cao vì hai người ít có sự phân công lao động hay trách nhiệm theo giới. Nghiên cứu tiến hành trong ba năm ở Vermont, Mỹ về chất lượng cuộc sống lứa đôi của các cặp đồng tính sống chung có đăng ký và các cặp kết hôn truyền thống cho thấy, các cặp đồng tính sống chung có đăng ký có mối quan hệ hài hòa hơn, gần gũi nhau và ít xảy ra xung đột hơn so với các cặp kết hôn giữa nam và nữ14. Quan sát ở các nước Bắc Âu cho thấy, sau khi thông qua luật cho phép những người đồng giới đăng ký chung sống, sự gắn bó của các cá nhân có tính lâu dài bởi đăng ký sống chung đồng nghĩa với cam kết hành vi chung thủy và do đó giảm lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Sau 5 năm kể từ khi luật kết hôn đồng giới được thông qua NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 30 Số 14(342) T7/2017 tại Canada, nghiên cứu trên một nhóm quần thể đăng ký kết hôn đầu tiên cũng chỉ ra, các cặp đôi này có chỉ số thỏa mãn với cuộc sống chung tăng lên, lòng tự tin tăng lên và sự kỳ thị giảm đáng kể15. Điều quan trọng là sự thay đổi này không chỉ diễn ra ở các cặp đăng ký sống chung mà còn cho cả cộng đồng những người đồng giới nói chung. Như vậy, các quy định luật pháp cho kết hôn đồng giới có ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe cộng đồng và chi phí hiệu quả đối với các vấn đề liên quan phúc lợi xã hội. (2) Hiện thực hóa quyền chuyển đổi giới tính của người chuyển giới Mặc dù BLDS năm 2015 đã chính thức thừa nhận vấn đề chuyển đổi giới tính nhưng theo chúng tôi, có một số vấn đề cần quan tâm như sau: - Nếu so với các quyền khác trong Mục Quyền nhân thân thì các quyền khác đều được ghi nhận là “quyền” trong tên Điều luật. Trong khi đó, chỉ duy nhất vấn đề chuyển đổi giới tính tại Điều 37 là chưa kèm theo từ “quyền”. Bản thân nội dung Điều 37 cũng chưa rõ ràng và mới chỉ quy định chung là “thực hiện theo quy định của luật”. Đánh giá một cách khách quan, quy định mới này dù tiến bộ nhưng vẫn chưa có sự dứt khoát. Điều này khá dễ hiểu bởi theo chúng tôi, Ban soạn thảo cũng như các cơ quan có liên quan cũng đã cố gắng nhưng đây vẫn là một vấn đề khá mới trong thực tiễn lập pháp của Việt Nam. - BLDS năm 2015 đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Chính phủ đang tổ chức soạn thảo văn bản luật để hướng dẫn chi tiết Điều 37 của Bộ luật này. Văn bản này sẽ phải quy định các vấn đề về điều kiện, quy trình, thủ tục chuyển đổi giới tính cụ thể. Bên cạnh đó, quy định của Điều 37 15 Xem: Nguyễn Thị Thu Nam, Hôn nhân cùng giới tốt cho gia đình và xã hội, tlđd. 16 Xem: Vũ Ngân (2015), Cần xây dựng pháp luật về chuyển đổi giới tính trước khi BLDS sửa đổi năm 2015 có hiệu lực, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (moj.gov.vn), truy cập ngày 18/12/2015. Bộ luật này cũng sẽ tác động đến các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan (nghĩa vụ quân sự, thể thao,). - Trong các đạo luật quy định chi tiết và các văn bản pháp luật có liên quan, một số vấn đề sẽ phải làm rõ hơn về quan điểm như sau: + Có phải chuyển đổi giới tính 100% (hoàn toàn) thì mới được công nhận? Ví dụ một người chỉ phẫu thuật một phần ngực thì người đó có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ hay không? Hiện nay, ở một số quốc gia trên thế giới (Argentina, Hàn Quốc, Canada, Đài Loan) là chỉ cần giấy xác nhận tâm lý về giới tính và sử dụng hóc-môn liên tục ít nhất 12 tháng là có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ cá nhân16. + Tình trạng hôn nhân của người muốn chuyển đổi giới tính phải đang độc thân? Pháp luật các nước trên thế giới có cách xử lý khác nhau về quan hệ này khi thừa nhận quyền của người chuyển giới. Có nước đặt ra yêu cầu người đó phải đang độc thân, không có quan hệ hôn nhân thì mới được chuyển giới (nếu đúng là người chuyển giới thực sự). Có nước không yêu cầu chưa kết hôn nhưng sau đó quan hệ giữa hai người họ sẽ chuyển thành hôn nhân cùng giới (nếu luật đã công nhận hôn nhân cùng giới) hoặc kết hợp dân sự (một hình thức kết đôi khác bên cạnh hôn nhân - nếu luật đã ghi nhận hình thức này). Đối với Việt Nam, hiện nay chỉ thừa nhận quyền kết hôn dị tính, nếu thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính thì có thể đặt ra yêu cầu là người đó đang độc thân, hiện tại không có quan hệ hôn nhân hoặc nếu không đặt ra yêu cầu này thì sau khi chuyển giới bắt buộc phải hủy quan hệ hôn nhân trước đó do không phù hợp với pháp luật hiện hành. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 31Số 14(342) T7/2017 + Để đảm bảo “phong trào chuyển giới” không diễn ra như e ngại của nhiều người (dù trên thực tế không ai lại bỏ ra hàng trăm triệu và chịu đau đớn do phẫu thuật chỉ vì theo phong trào), chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới xây dựng một quy trình tư vấn tâm lý và pháp lý giúp người chuyển giới hiểu bản thân và chuẩn bị cho cuộc sống với giới tính mới của họ. Ví dụ, người chuyển giới cần được tư vấn về tâm lý để họ thực sự xác định đúng nhu cầu chuyển giới của mình, có thời gian sống thử với giới tính mong muốn trước khi được kê đơn sử dụng hóc-môn. Hầu hết các bác sỹ phẫu thuật chuyển đổi giới tính đều có yêu cầu rất nghiêm khắc và theo quy trình trước khi đồng ý phẫu thuật cho bệnh nhân17. Nhiều bác sỹ phẫu thuật đòi hỏi phải có hai giấy xác nhận đánh giá của bác sỹ tâm lý/tâm thần có hiểu biết về vấn đề giới tính trước khi đồng ý cho phẫu thuật. Các bản đánh giá này phải khai rằng cá nhân đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cho phẫu thuật giới tính. Ngay cả khi đã có thư giới thiệu từ chuyên môn tư vấn tâm lý sinh học, bác sỹ phẫu thuật vẫn có cuộc họp mặt nói chuyện thêm và đánh giá trước ngày phẫu thuật để đảm bảo người chuyển giới chắc chắn việc phẫu thuật là hoàn toàn cần thiết cho họ, vì một khi đã phẫu thuật là không thể thay đổi trở lại tình trạng như trước khi phẫu thuật Việc chuyển đổi giới tính là một quá trình rất cá nhân của người chuyển giới. Phát hiện và hỗ trợ chuyên môn tâm lý giúp họ biết được quá trình chuyển giới rõ ràng, cũng như ngăn chặn chuyện chuyển giới không có sơ sở của người không phải là người chuyển giới. Sau đó, dịch vụ phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu mới được cung cấp và thực hiện nếu các điều kiện được thỏa mãn. 17 Xem: truy cập ngày 26/4/2015 18 Nguồn: Đại diện người chuyển giới trong quân đội của 18 nước họp tại Mỹ, chuyen-gioi-trong-quan-doi-cua-18-nuoc-hop-tai-my/c/15109883.epi, truy cập ngày 24/10/2014. + Tác động đến pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Hiện nay có khoảng 18 nước trên thế giới quy định người chuyển giới có quyền tham gia quân đội18. Tại Việt Nam hiện nay, người chuyển giới nữ (nam giới cho rằng mình mang giới tính nữ) vẫn phải đi khám nghĩa vụ quân sự nếu có yêu cầu và vẫn phải thực hiện nghĩa vụ này nếu như đủ điều kiện (thực tế cho thấy một số trường hợp người chuyển giới đã và đang tham gia thực hiện nghĩa vụ này). Bản thân cơ quan xét tuyển có thể loại người chuyển giới vì nhiều lý do khác nhau như: trông bề ngoài ẻo lả, mặc quần áo, trang điểm như nữ giới. Một số ý kiến cho rằng, Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng ngày 17/10/2011 hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự đang quy định người chuyển giới là một bệnh lý nên họ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thực tế, theo mục số 144, Phụ lục số 1 của Thông tư liên tịch này thì nếu một người không có dương vật sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Có thể khi xây dựng văn bản này, các nhà soạn thảo chỉ mới đề cập đến đối tượng liên giới tính (không có dấu hiệu sinh học rõ là nam hay nữ) để liệt kê trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định này thì một người chuyển giới từ nam sang nữ, đã phẫu thuật, dù pháp luật chưa công nhận thì họ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu được yêu cầu vì hiện tại họ không còn dương vật. Câu chuyện quan trọng là nếu một người chuyển giới từ nữ sang nam, pháp luật thừa nhận thì họ có phải là một đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Điều này do các nhà lập pháp quyết định bởi trên thế giới, không phải nước nào cũng quy định họ có quyền/phải thực hiện nghĩa vụ quân sự sau khi thực hiện chuyển giới hợp pháp. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 32 Số 14(342) T7/2017 + Trong lĩnh vực thể thao, trên thế giới cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Một số quốc gia không cho phép người chuyển giới thi đấu. Tại Olympic thì người chuyển giới thi đấu theo giới tính mới, nếu đã phẫu thuật và đã dùng hóc-môn trong 2 năm. Một số môn/giải đấu riêng yêu cầu xét nghiệm nhiễm sắc thể và phải thi đấu theo nhiễm sắc thể XX/XY (người chuyển giới sau khi phẫu thuật thì không thay đổi nhiễm sắc thể). Gần đây, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) cũng đã bắt đầu cho phép các cầu thủ chuyển giới thi đấu theo giới tính mới của mình. Năm 2015, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) khẳng định sẽ không cho những người chuyển giới tham gia giải Vô địch quốc gia nữ dù FIFA đã từng công nhận và động viên những cầu thủ chuyển giới19. Lý do được đưa ra là để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng của giải đấu, đồng thời giúp bóng đá nữ Việt Nam phát triển. Thực chất, Luật Thể dục, thể thao năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ nghiêm cấm hành vi gian lận giới tính trong thi đấu thể thao, chưa có quy định nghiêm cấm người đã chuyển giới được thi đấu thể thao. Có thể khi xây dựng các văn bản này, các nhà lập pháp chưa biết đến đối tượng người chuyển giới? Hiện nay, pháp luật Việt Nam cho phép chuyển giới, thừa nhận quyền của người chuyển giới thì có thể nghiên cứu, xem xét vấn đề tham gia thi đấu thể thao của họ cụ thể hơn (thi đấu theo giới tính mới/ nhiễm sắc thể/giải đấu riêng). Theo chúng tôi, nếu quy định tiến bộ nhất là cho thi đấu theo giới tính mới nhưng có lẽ đôi khi gây ra sự không công bằng (ví dụ chuyển giới từ nam sang nữ); còn quy định có thể khả dĩ nhất là thi đấu theo nhiễm sắc thể/có giải đấu riêng. + Trong tương lai xa hơn, có thể mở 19 Xem: VFF “cấm cửa” cầu thủ chuyển giới, bld, truy cập ngày 30/01/2015. rộng phạm vi của vấn đề mang thai hộ. Hiện nay, việc mang thai hộ chỉ được thực hiện ở mức độ: một người họ hàng, thân thích cùng hàng có thể tiến hành mang thai hộ cho cặp vợ chồng đó. Tuy vậy, như đã nêu, người chuyển giới sau khi phẫu thuật sẽ không còn khả năng sinh sản. Sau này, pháp luật nên quy định trước khi họ phẫu thuật họ có thể gửi tinh trùng/trứng của mình vào ngân hàng lưu giữ. Sau khi phẫu thuật có thể nhờ người mang thai hộ (kết hợp trứng/tinh trùng của mình với tinh trùng/trứng được xin trong ngân hàng). Như vậy, người chuyển giới có thể có con đẻ của mình. Việc mở rộng phạm vi mang thai hộ như vậy sẽ thể hiện tính nhân văn rất lớn của pháp luật. - Cần chỉ định một số cơ sở y tế có thẩm quyền thực hiện các thủ tục y khoa liên quan đến chuyển đổi giới tính của người chuyển giới. Các cơ sở y tế này cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác, nhất là về kỹ thuật phẫu thuật (trong đó, chuyển giới từ nữ sang nam sẽ phức tạp hơn so với trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ). Các cơ sở y tế này có thể kế thừa từ các cơ sở y tế đang thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính cho người liên giới tính hiện nay. Bên cạnh hai vấn đề nêu trên, cần quan tâm đến một số vấn đề khác như: Quyền về con cái và mang thai hộ của cặp đôi LGBT; Quyền tiếp cận pháp luật, được TGPL; Tích cực nâng cao kiến thức về quyền con người, quyền của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, LGBT; Phương pháp thực hành quyền con người cho các tầng lớp xã hội; Cần có những biện pháp tuyên truyền phù hợp đối với mỗi đối tượng, môi trường khác nhau; Đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, tích cực thúc đẩy sự tham gia của công chúng vào quá trình xây dựng, thi hành pháp luật;... NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 33Số 14(342) T7/2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Hồng Quang (2014), Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam với nhu cầu đổi mới hệ thống pháp luật, Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2. Hồng Khánh (2006), Người chuyển đổi giới tính phải được thừa nhận, su/nguoi-chuyen-doi-gioi-tinh-phai-duoc-thua-nhan-2072247.html, truy cập ngày 27/10/2006. 3. Nguyễn Thị Thu Nam (2012), Hôn nhân cùng giới tốt cho gia đình và xã hội, nguồn: com.vn/xa-hoi/phap-luat/hon-nhan-dong-gioi-tot-cho-gia-dinh-va-xa-hoi/a78291.html, truy cập ngày 31/10/2012. 4. Tiến Trình, Hồng Cúc, Bị phạt vì tổ chức đám cưới đồng tính, nguồn: pages/20120528/bi-phat-vi-to-chuc-dam-cuoi-dong-tinh.aspx, truy cập ngày 29/5/2012. 5. Định nghĩa gia đình, truy cập ngày 10/1/2013. 6. truy cập ngày 26/4/2015. 7. VFF “cấm cửa” cầu thủ chuyển giới, gioi-292864.bld, truy cập ngày 30/1/2015. 8. Eric Hobsbawm (Birkbeck College), Terence Ranger (University of Oxford), The Invention of Tradition, Cambridge University Press, 1992./. đe dọa lớn nhất đối với pháp nhân là sự mất mát lợi nhuận. Thứ năm, giống với nhiều nước, BLHS năm 2015 quy định biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn. Biện pháp này được hiểu là việc hạn chế hoạt động của pháp nhân trong một khoảng thời gian nhất định, thường được áp dụng để xử lý các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động hoặc pháp luật về môi trường do pháp nhân thực hiện và gây ra hậu quả. Do biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn ít nhiều có ảnh hưởng đến người lao động làm việc trong pháp nhân (giảm lương, mất lương, không có việc làm trong thời gian pháp nhân bị đình chỉ hoạt động), nên trong quá trình áp dụng biện pháp này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và cần tính đến hiệu quả của việc áp dụng biện pháp này. Thứ sáu, khác với pháp luật hình sự nhiều nước, BLHS năm 2015 không quy định về biện pháp công bố các quyết định hoặc lệnh công khai là biện pháp trừng phạt đối với hoạt động tội phạm của pháp nhân. Thực tiễn của nhiều nước cho thấy, các biện pháp này cũng có tác dụng răn đe quan trọng bởi vì các thiệt hại ngẫu nhiên nếu được công khai sẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của pháp nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này có thể kéo theo những thiệt hại khác như: đóng cửa cơ sở sản xuất, kinh doanh đình trệ, gây ảnh hưởng tới người lao động. Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh BLHS năm 2015 với pháp luật hình sự một số nước, có thể khẳng định được rằng, xu thế xác định TNHS của pháp nhân là xu thế tất yếu và ngày càng được nhiều nước ủng hộ. Việc nghiên cứu hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp cũng giúp để củng cố và làm rõ nhận định rằng, pháp nhân phạm tội vẫn có thể bị xử lý hình sự bằng bất kỳ biện pháp nào, thậm chí cả biện pháp được hiểu như là tước đi quyền sống, quyền tự do như đối với cá nhân phạm tội. Dù mới lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 2015, chế định TNHS của pháp nhân, về cơ bản, vẫn đáp ứng và theo kịp pháp luật hình sự các nước trên thế giới (Tiếp theo trang 64) HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP ... NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 34 Số 14(342) T7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiep_can_du_tren_quyen_trong_viec_xay_dung_thi_hanh_phap_lua.pdf
Tài liệu liên quan